Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận hệ thống thông tin đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.55 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1997, Việt Nam đã có internet và cũng trong năm này, tạp chí
Quê Hương điện tử - tạp chí của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, trực
thuộc Bộ Ngoại giao trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta. Kể từ thời
điểm đó cho đến nay, hệ thống các tờ báo mạng điện tử của chúng ta đã phát
triển khá mạnh, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Báo mạng điện tử với ưu thế về đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh,
video, chữ, bảng biểu...) ngày càng trở nên hấp dẫn với công chúng, nhất là
những người trẻ. Bên cạnh đó còn phải kể đến khả năng cập nhật thông tin
một cách nhanh chóng với dung lượng không hạn chế, tính tương tác cao đã
khiến loại hình này có một lợi thế cạnh tranh mà các loại hình báo chí truyền
thống không thể có được.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, một
số tờ báo đã có những biểu hiện chệch hướng, chạy theo thị hiếu tầm thường
của một bộ phận công chúng, đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, bạo
lực, mê tín dị đoan hoặc những chuyện vụn vặt, gây ảnh hưởng xấu đến dư
luận.
Vnexpress, Vietnamnet và VnMedia là 3 tờ báo điện tử có uy tín và có
lượng người truy cập khá lớn. Dù vậy 3 tờ báo này vẫn không tránh khỏi có
những biểu hiện chệch hướng. Ba biểu hiện rõ nét nhất đó là: chuyện về
nhữn người nổi tiếng, chuyện phòng the và lạm dụng những hình ảnh, video
thiếu tính định hướng, giáo dục. Dù là bởi nguyên nhân nào (thu hút quảng
cáo, trình độ phóng viên kém, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tờ báo...) thì
những biểu hiện chệch hướng này cũng rất đáng báo động. Việc chỉ ra rõ
1


những biểu hiện và phân tích hệ quả do những biểu hiện chệch hướng đó gây
ra là điều rất cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Tiểu luận tiến hành khảo sát trên 3 tờ báo điện tử Vnexpress,
Vietnamnet và VnMedia nhằm chỉ ra rõ những biểu hiện của thực trạng chạy
theo thị hiếu tầm thường của chúng. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp
kiến nghị nhằm khắc phục thực trạng này.
Trên cơ sở mục đích đó, tiểu luận có 3 nhiệm vụ cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu tổng quan về sự phát triển của báo mạng điện
tử ở Việt Nam, giới thiệu định hướng phát triển báo điện tử ở Việt Nam (chỉ
thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử của Ban bí thư Trung
ương Đảng), khái quát về xu hướng thương mại hóa báo chí và thực trạng
chạy theo thị hiếu tầm thường của một số tờ báo hiện nay.
Nhiệm vụ 2: chỉ rõ những biểu hiện chạy theo thị hiếu tầm thường
trên 3 mảng nội dung: khai thác chuyện về những người nổi tiếng, chuyện
phòng the và lạm dụng những hình ảnh, video thiếu tính giáo dục, tính định
hướng.
Nhiệm vụ 3: Đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục thực
trạng này.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung, 3 tờ báo Vnexpress, Vietnamnet và VnMedia là đối
tượng nghiên cứu của nhiều công trình (Độ tin cậy của thông tin trên báo
mạng điện tử Việt Nam - Khảo sát Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí điện tử
- Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo mạng điện tử của Hoàng
Thu Oanh ; Nâng cao chất lượng thông tin văn hóa trên báo mạng điện tử
Vnexpress - Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo mạng điện tử
của Nguyễn Tuấn Đức...)
2


Vấn đề về thông tin giật gân câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường
cũng đã được nhiều tác giả bàn đến nhưng chủ yếu tập trung ở loại hình báo
in.

Việc nghiên cứu về xu hướng chạy theo thị hiếu tầm thường của các
tờ báo mạng, đặc biệt là phân tích rõ 3 mảng nội dung: khai thác chuyện về
những người nổi tiếng, chuyện phòng the và lạm dụng những hình ảnh,
video thiếu tính giáo dục, tính định hướng thì đây là tài liệu đầu tiên.
4. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận đó là xu hướng chạy theo thị hiếu
tầm thường của một số tờ báo mạng (khảo sát tại 3 tờ Vnexpress,
Vietnamnet và VnMedia)
Đối tượng khảo sát: các tin, bài đề cập về chuyện người nổi tiếng và
chuyện phòng the cũng như các hình ảnh, đoạn video được sử dụng trên 3 tờ
báo trên.
Phạm vi khảo sát: Các tin bài, hình ảnh, đoạn video có liên quan được
đăng tải trong tháng 7 năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực báo chí; dựa trên đường lối, chính sách, các
quan điểm của nhà nước về lĩnh vực báo chí, nhất là lĩnh vực báo mạng điện
tử.
Phương pháp công cụ: Phương pháp khảo sát thông kê, phân tích tổng
hợp, so sánh, đánh giá, phân tích nội dung và hình thức văn bản.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề xác định
những biểu hiện của xu hướng chạy theo thị hiếu tầm thường trên những tờ
báo điện tử hiện nay. Kết quả này cũng sẽ góp phần nhỏ bé vào hệ thống lý
3


luận của báo mạng điện tử, nhất là trong mảng nội dung lý luận có liên quan
đến xu hướng thương mại hóa và chống thương mại hóa báo chí.
Những kết luận được rút ra trong tiểu luận này cũng có thẻ là tài liệu

tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên hiện đang công tác tại 3 cơ
quan báo chí kể trên. Những kiến nghị ở trong tiểu luận này có thể là một
nguồn tham khảo dành cho lãnh đạo các cơ quan báo mạng điện tử khác.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. 1. Khái quát về sự ra đời của báo mạng điện tử ở Việt Nam
Năm 1992, thế giới có tờ báo mạng điện tử đầu tiên là tờ Chicago
Tribune. Kể từ thời điểm đó báo mạng điện tử đã có sự phát triển nhanh
chóng. Năm 1997, Việt Nam đã có internet và cũng trong năm này, tạp chí
quê hương điện tử - tạp chí của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, trực
thuộc Bộ Ngoại giao trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta. Tạp chí
Quê hương chính thức lên mạng vào đêm giao thừa Tết Đinh Sửu
(06/02/1997). Hiện nay tạp chí quê hương đang hoạt động theo giấy phép
thiết lập website trên internet số 399/GP-BVHTT ngày 26 tháng 12 năm
2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ thông tin và truyền thông).
Tạp chí Quê Hương ra đời là sự kiện có ý nghĩa mở đường, đánh dấu
môt bước ngoặt quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây, hệ thống
các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam có thêm một thành viên
mới, một loại hình báo chí mới.
Điều 3, luật báo chí (Luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại
kỳ hợp thứ 5 quốc hội khóa X từ ngày 4 tháng 5 đến 12 tháng 6 năm 1999)
quy định "Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông
tin máy tính". Và cũng xuất phát từ cách gọi này mà văn bản pháp lý Bộ Văn
hóa Thông tin cấp cho tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam được gọi là
"Giấy phép hoạt động báo điện tử".
Sau khi tạp chí Quê Hương chính thức lên mạng, một loạt tờ báo điện
tử khác lần lượt ra đời như tờ Nhân dân điện tử (ngày 11 tháng 3 năm 1999

chính thức hoạt động. Ngày 02 tháng 9 năm 2001, báo điện tử Việt Nam net
chính thức ra đời. Sau đó các tờ Lao Động, Vnexpress… Đáng chú ý,
5


Vnexpress là tờ báo chính thức được cấp giấy phép hoạt động báo chí, trở
thành tờ báo trực tuyến độc lập đầu tiên của Việt Nam. Năm 2006:
VnExpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử được truy cập nhiều nhất
trên thế giới.
1.2. Định hướng phát triển báo điện tử ở Việt Nam
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 52-CT/TW về
phát triển và quản lý báo điện tử. Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày 30-7-2005.
Chỉ thị này nêu rõ:
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn
nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Nước ta bắt đầu
nghiên cứu và chính thức tham gia mạng thông tin toàn cầu từ những năm 90
của thế kỷ trước. Mấy năm gần dây, hệ thống thông tin đại chúng ở nước ta
có thêm loại hình báo chí mới là báo điện tử.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí
truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát
hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi
ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng
thụ văn hóa của nhân dân...
Nhằm đưa hệ thống báo điện tử phát triển nhanh, vững chắc và có
hiệu quả, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa
phương, các cơ quan báo điện tử và cơ quan báo chí có báo điện tử thực hiện
tốt một số vấn đề sau:

a. Về chủ trương đối với báo điện tử

6


Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác động của mạng
thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội. Đổi
mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối
với báo chí điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và
công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sằc bén về
tính định hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao, thực sự
là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu
quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực
quản lý; đảm bảo an ninh, an toàn, kết hợp hài hòa với việc phát triển các
loại hình báo chí và các phương tiện thông tin khác.
b. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm không ngừng nâng
cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và
nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên về vị trí, tầm quan trọng và
tính hai mặt của Internet và báo điện tử, để khai thác, sử dụng có hiệu quả
mặt tích cực, đồng thời phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực.
* Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các
mạng thông tin điện tử.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính
sách phát triển, quản lý báo điện tử và mạng Internet.
Nâng cao năng lực quản lý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo
chí, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Phân định
rõ báo điện tử và trang tin điện tử, chấn chỉnh tình trạng các trang thông tin

điện tử hoạt động như một tờ báo điện tử. Kiên quyết khắc phục hoạt động
dịch vụ Internet trái phép, ngăn chặn các trang tin điện tử phản động, đồi
7


trụy, xâm phạm đời tư, làm tha hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục;
phòng chống các hoạt động lừa đảo, phá hoại kinh tế trên mạng thông tin
điện tử.
Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên miền,
bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng.
* Tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ quan
báo chí, cơ quan chủ quản báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, trước
hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập và phó tổng
biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phòng viên báo
chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng
viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báo điện tử có phẩm chất chính trị
vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
kiên quyết thay thế những người không đủ phẩm chất, năng lực. Xây dựng
các khoa, bộ môn báo điện tử với hệ thống giáo trình và cán bộ giảng dạy có
chất lượng ở các cơ sở đào tạo về báo chí. Quan tâm làm tốt công tác xây
dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong các cơ quan báo điện tử, các cơ quan báo
chí có báo điện tử, các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện tử.
* Có kế hoạch đầu tư để các báo điện tử được trang bị kỹ thuật công
nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đầu tư lắp ráp, sản xuất máy
tính và phần mềm máy tính, phát triển các dịch vụ đa phương tiện phù hợp
với điều kiện của nước ta để phổ cập và mở rộng diện hoạt động của báo
điện tử tới các tầng lớp nhân dân, nhất là đến nhân dân ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
* Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài về
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo điện tử.


8


1.3 . Về khái niệm thị hiếu tầm thường và vấn đề thương mại hóa
báo chí
Khái niệm “thương mại hóa báo chí”
Khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng trong Chỉ thị 22 của Bộ
Chính trị ( Khóa VII ) ngày 17-10-1997 và từ đó được dùng khá phổ biến
trong nhiều phát biểu cũng như văn bản. Nội hàm của thuật ngữ “thương mại
hóa” trong Chỉ thị 22 được diễn đạt: “Một bộ phận báo chí, xuất bản bị
khuynh hướng thương mại và thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm
thường, đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan
hoặc những chuyện vụn vặt”. Như vậy, khái niệm thương mại hóa ở đây
nhằm chỉ khuynh hướng tầm thường hóa, hạ thấp chức năng chính trị, giáo
dục, văn hóa của báo chí để chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận
công chúng ( bộ phận này nhiều khi không nhỏ ) có trình độ chính trị, văn
hóa ở mức trung bình hoặc dưới trung bình để bán được nhiều báo, thu hút
được nhiều người nghe, người xem từ đó bán được nhiều quảng cáo, thu
được nhiều tiền vì lợi ích cục bộ của một số ít người.
Ngay sau khi khái niệm “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí
được sử dụng và ngay hiện nay vẫn có một số người tỏ ý không đồng tình,
cho rằng dù là hàng hóa đặc biệt nhưng đã coi báo chí là hàng hóa thì
“thương mại hóa” nó, tức là tăng lượng tiêu thụ, mở rộng thị phần là điều
cần khuyến khích, không nên ngăn cản, cấm đoán. Theo ý kiến này, báo, đài
càng hấp dẫn, càng có nhiều công chúng thì công tác tuyên truyền càng hiệu
quả. Vì vậy, cần phải “pha loãng” nồng độ chính trị, nồng độ văn hóa, gia
tăng các yếu tố giải trí, thông tin gần với nhu cầu của đa số công chúng để
vừa có nhiều người tiếp cận với các thông tin cần tuyên truyền, vừa kinh
doanh “hàng hóa báo chí” có hiệu quả. Thực ra, những ý kiến này đã nhầm

lẫn hai khái niệm “thương mại hóa” và “xã hội hóa” báo chí. Trong khi
9


chúng ta chống khuynh hướng thương mại hóa tức là khuynh hướng đặt lợi
nhuận lên vị trí hàng đầu thì lại rất cần khuyến khích “xã hội hóa” báo chí.
Đó là việc báo chí tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng,
văn hóa; thỏa mãn nhu cầu thông tin, giải trí; làm tốt chức năng diễn đàn tin
cậy của nhân dân từ đó có uy tín với công chúng, được nhiều người mua,
nhiều người nghe, người xem do vậy có lãi, vừa phát triển từ báo vừa nâng
cao được đời sống của người làm báo. Thực ra, nhiều người cũng hiểu điều
đó nhưng làm được điều đó là rất khó trong khi “thương mại hóa” như cách
làm báo kể trên và còn có thể kể thêm cả việc tranh giành thông tin, nói sai
sự thật, vi phạm bí mật đời tư của công dân, tạo nên những vụ bê bối giả tạo
để câu khách... “dễ” hơn rất nhiều. Cho nên bênh vực cho khuynh hướng xa
rời tôn chỉ mục đích, lảng tránh những vấn đề quan trọng của đất nước, sa đà
vào cách thông tin, cách làm báo lỗi thời để câu khách chỉ chứng tỏ đấy là
những nhà báo thiếu bản lĩnh và ít tài năng.
Khái niệm thị hiếu tầm thường trong hoạt động báo chí thường được
đi kèm với khái niệm thương mại hóa báo chí. Theo Đại từ điển tiếng việt
(Nguyễn Như Ý chủ biên Nxb Văn hóa thông tin 1998), "thị hiếu" là sự ưa
thích của số đông, trong một thời gian nhất định còn "tầm thường" là xoàng,
quá thường, không có gì đáng nói. Theo khái niệm trong chỉ thị 22 thì việc
chạy theo thị hiếu tầm thường có thể được hiểu là việc thường xuyên có xu
hướng đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan
hoặc những chuyện vụn vặt... Trong tiểu luận này, chúng tôi giới hạn khái
niệm chạy theo thị hiếu tầm thường ở các báo điện tử theo ba mảng nội dung
đó là chuyện về người nổi tiếng; chuyện phòng the; tận dụng khai thác
những đoạn video, hình ảnh thiếu tính định hướng, giáo dục. Việc khảo sát
tiến hành chủ yếu trên 3 tờ báo điện tử là Vnexpress, Vietnamnet và

VnMedia. Mỗi tờ báo khảo sát 1 chuyên trang. Với Vnexpress là chuyên
10


trang Ngoisao.net, với Vietnamnet là chuyên trang tin tức online
() và với báo điện tử VnMedia là chuyên
trang MediaPlus ( />
11


CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG CHẠY THEO
THỊ HIẾU TẦM THƯỜNG
2. 1. Chuyện về những người nổi tiếng
Đây là một mảng đề tài thu hút khá nhiều công chúng theo dõi. Đơn
giản là người ta muốn thỏa mãn trí tò mò, để biết xem người nổi tiếng họ có
làm điều gì khác lạ hay không, có điều gì bất thường trong cuộc sống, công
việc của họ hay không. Nếu như báo in bị hạn chế bởi khuôn khổ của tờ báo,
về hạn chế của giấy in nên mảng đề tài này không thể mạnh như của báo
mạng. Những bức ảnh nhiều mầu sắc, kèm những chú thích có phần hơi tâng
bốc khiến độc giả càng thêm tò mò. Dễ thấy một điều là hiện giờ các tờ báo
điện tử đang lạm dụng điều này. Bàn về điều này, mới đây tờ Tuổi trẻ TP Hồ
Chí Minh (ngày 11 và 12 tháng 7 năm 2009) đã có 2 bài viết rất đáng chú ý
bàn về chuyện các tờ báo mạng đã tận dụng và thích chuyện lăngxê những
ngôi sao "thích tạo nên chuyện giật gân hơn là chuyện nâng cao trình độ
chuyên môn của mình" như thế nào. Các tên viết tắt dùng trong bài là tên
của các cô gái được lăng xê mà chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu hết
Bài báo viết:
"Người ta dễ thấy nhan nhản các tít bài kiểu như : “H. lộ ảnh nóng”,
“T. váy ngắn chân dài trên phố”, “V. lộ ảnh và clip sex”, “L. nổi loạn trong
bộ ảnh mới”, “A. xuất hiện sau sự cố ảnh nóng”....

Chẳng biết từ bao giờ những thông tin đó đã che lấp gần như hoàn
toàn các thông tin văn hóa, nghệ thuật chính thống, nghiêm túc khác trên
một số tờ báo điện tử. Chỉ biết ngày nay một cô gái vô danh, tuổi mười chín
đôi mươi, có thể thành “sao” của làng giải trí trong chớp mắt chỉ với vài
bức ảnh “nóng” hay vài ba vụ xìcăngđan tình ái là điều có thật. Ai cũng
12


quen mặt, thuộc tên dù không biết chính xác “sao” ấy đang cống hiến cho
loại hình nghệ thuật nào hay đã có một sản phẩm nghệ thuật thực thụ nào.
Có dạo cư dân mạng xôn xao về Thủy "Top", cô gái này nổi tiếng chỉ
vì một lý do duy nhất, hình như có “vòng một lớn nhất VN” . Thoạt đầu cô
chỉ xuất hiện với gương mặt xinh xắn, phục trang giản dị để “kể khổ” về cái
sự “quá khổ” của mình. Nhưng sau đó, trước nhiều ý kiến vào ra, để chứng
minh cho cái sự... to của mình, Thủy trưng ra hàng loạt bức ảnh mát mẻ để
lộ vòng một “gợi cảm”. Loạt ảnh sau luôn “mát” hơn loạt ảnh trước. Cứ
liên tục thế trong nhiều tháng liền và “dập cú chót” bằng việc Thủy xuất
hiện trước công chúng trong “bộ cánh kiếm hiệp” mỏng manh. Nhưng chính
những hình ảnh bắt mắt đó đã giúp nàng có được một vài vai diễn trong
phim truyền hình. Thừa thắng xông lên, nàng đi hát và hiện là một trong
những người mẫu quảng cáo đắt hàng, gương mặt nghệ sĩ khách mời trong
các sự kiện lớn nhỏ khắp cả nước.
Thật ra Thủy không phải là trường hợp đầu tiên hay cá biệt nổi tiếng
bằng những xìcăngđan tự tạo. Trước cô là “đàn chị” Phi Thanh Vân giỏi
giang trong việc gầy dựng danh tiếng và hình tượng trên mạng trước khi
“ra thị trường”. Vân cho biết cô đã từ người mẫu hạng C thành một ngôi
sao giải trí vì luôn... nói thẳng và nói thật.
Sự thật đầu tiên cô chọn để nói là: “Tôi là người đẹp dao kéo” (trong
khi những người đẹp khác thì luôn giấu nhẹm chuyện giải phẫu thẩm mỹ của
mình), chỉ rõ những nơi mình đã “sửa sang” và trải lòng về nỗi đau của một

cô gái “trời bắt xấu”. Sau này, cũng chính Vân đã thừa nhận phát ngôn gây
sốc đó là chiếc lò xo giúp cô bật lên hàng sao.
Không thể phủ nhận những nỗ lực cũng như khả năng nắm bắt cơ hội
của cô để có được các vai diễn ấn tượng trên truyền hình trong khoảng thời
gian sau này, nhưng để tên và hình ảnh của mình tràn ngập các phương tiện
13


truyền thông đại chúng, Vân cũng có nhiều chiêu đến độ những “mỹ từ”
như nữ hoàng xìcăngđan, cô gái lắm chiêu, ngôi sao gây sốc... đều thuộc về
cô. Gia nhập đội ngũ “người đẹp hát”, cô lại vừa tung ra album đầu tay với
hình ảnh sốc không kém các phát ngôn của mình: diện bikini lên bìa đĩa!"
Một chiêu hữu hiệu khác mà một số báo điện tử triệt để khai thác đó
chính là khai thác chuyện tình cảm của những người nổi tiếng. Một tin đồn
là người nổi tiếng A có trục trặc trong tình duyên thì y như rằng một loạt báo
đăng các bài phỏng vấn, những bài viết để bàn ngay chuyện nay, mổ xẻ nó ra
cứ như nó là một sự kiện quan trọng mà ai cũng phải biết.
Sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
Trong chuyên trang MediaPlus của báo điện tử VnMedia (Cơ quan
chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 6813 Giấy phép của Bộ
Văn hoá Thông tin số 238/GP-BVHTT ngày 6/8/2003 Tổng biên tập: Võ
Quốc Trường), ta dễ dàng bắt gặp lại "điệp khúc" người nổi tiếng A thổ lộ về
chuyện tình duyên, về quan điểm yêu, về tin đồn có cặp với đại gia hay
không…Hãy xem mục "Chuyện của sao" có những tin gì:
 Á hậu Ngọc Oanh đang chờ ngày lên xe hoa
 Mai Thu Huyền: “Tôi ở hiền nên đã gặp lành”
 Đức Trí: Mối tình với Hồ Ngọc Hà mãi là mối tình đẹp
 Thủy Tiên: "Tôi chưa bao giờ yêu đơn phương"
 Hoa hậu Bình Phương: “Đức Tiến từng dọa… giết tôi”
 Phi Thanh Vân: "Tôi thèm một cô công chúa lắm rồi"

 Sao đến 'mở hàng' cho Ốc Thanh Vân
 Ca sĩ Thu Phương sinh con thứ 3 tại Mỹ
Phần cuối của trang này ta thấy một loạt các tin tương tự như thế được
liệt kê:
14




NSƯT Trọng Trinh: Đào hoa và trắc trở (12/07/2009)



Diva Trần Tuệ Lâm hạ sinh con trai đầu lòng (10/07/2009)



Ông bà nội từng "đuổi" mẹ tôi đi bước nữa... (10/07/2009)



Anh Thư: “Thuỳ Dung đã ra dáng một hoa hậu” (10/07/2009)



Khánh Huyền hài lòng với cuộc sống mới (09/07/2009)



Đạo diễn Lê Hoàng: Mai Khôi chỉ xinh đẹp là giỏi! (09/07/2009)




Mẹ Kasim Hoàng Vũ: 1 lần đánh con, ngàn lần day dứt (09/07/2009)



Thân Thúy Hà: Hạnh phúc khi được làm mẹ (09/07/2009)



Hoàng Bách từng xao xuyến trước người khác ngoài vợ (09/07/2009)



Hải Yến: Chân ngắn như tôi thì làm gì có "đại gia" (09/07/2009)



Siêu mẫu Hải Anh: Tôi luôn muốn làm tất cả để vợ vui (08/07/2009)



"Bống" Hồng Nhung: "Yêu" để hát đắm say hơn (08/07/2009)



Vũ Cẩm Nhung: Nếu thượng đế không cho tôi làm mẹ... (08/07/2009)




Kim Hiền: Không muốn làm ông xã đau lòng vì những pha "nhạy
cảm" (08/07/2009)



Yến Ngọc: “Scandals” là đòn bẩy của những kẻ cơ hội (08/07/2009)
Còn trong mục "Chát với sao" của chuyên trang này thì một kịch bản

cũ vẫn lặp lại. Vẫn là những cuộc phỏng vấn vô bổ được tích góp từ nhiều
nguồn khác nhau bàn về chuyện yêu, chuyện làm tròn trách nhiệm, chuyện
có cặp kè hay không. Chuyện làm sao để rèn luyện và trưởng thành trong
nghề nghiệp thì hầu như không bàn đến nhưng những chuyện nhảm nhí sau
cánh gà thì lại được đưa lên đầy rẫy.
 Thuỷ Top: Từ "hotgirl" đến "Bussiness girl"
 Siêu mẫu Hoàng Long cặp với đại gia lấy tiền mua giải?
 Khánh Phương: Trái tim tôi vẫn có hình bóng của tình đầu
 Vũ Hoàng Điệp: Đi thi thì phải đoạt giải
15


 Thủy Tiên yêu Quốc Bảo vì ... anh biết nói tiếng Anh
 Mỹ Uyên: "Đôi khi tôi quên mất mình là phái yếu"
Báo điện tử Vietnamnet (Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền
thông Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008 Tổng biên tập:
Nguyễn Anh Tuấn - Tòa soạn: 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng có
chuyên trang Net life cũng với một mục đích và những tin bài tương tự như
của báo VnMedia. Hiện giờ chuyên mục Net life đã không còn, được gộp
chung


với

những

chuyên

mục

khác

tại

chuyên

trang

Chỉ cần chọn vào chuyên mục Văn hóa,
xem chuyên đề "Người nổi tiếng" hoặc 'Tiêu điểm"

NSƯT Thu Quế: Chồng cũng bõ để tôi hi sinh
"Thực ra tôi thấy anh Cường là người chồng đáng tin cậy, nhưng con gái yêu bằng tai, con trai
yêu bằng mắt, không có gì là tuyệt đối. Điều sâu xa nhất tôi quý ở chồng là có trách nhiệm với
gia đình, thương yêu vợ con".

Hoa hậu - Đại gia: "Trong chăn mới biết chăn có rận"
Nhìn những cuộc hôn nhân hoa hậu - đại gia đẹp tới mức lý tưởng ấy, ai cũng nghĩ rằng người
trong cuộc phải hạnh phúc và sung sướng lắm, nhưng sự thực không phải lúc nào cũng vậy.

16



Thanh Hằng: Nếu "chân ngắn" tôi cũng sẽ mạnh mẽ...
Có giai thoại, trong một buổi tập thời trang, Thanh Hằng là người duy nhất cười ha hả khi đọc
một truyện cười ý nhị. Còn tất cả người khác vẫn đang ngơ ngác hỏi "tại sao?" (Có thể đến đêm
họ sẽ cười).

Tăng Bảo Quyên: Bạn trai không ghen những cảnh "hot"
“Là người trong nghề nên anh ấy rất am hiểu, để có những khoảnh khắc đẹp, lãng mạn và nồng
nàn trên phim, đoàn phim phải làm rất cực khổ…”.

Còn ở chuyên mục giải trí văn hóa của Vnexpress, Ngoisao.net, thì
chủ đề này được khai thác tối đa và tô đậm hơn rất nhiều. Mục Hậu trường
( là nơi để người đọc có thể tìm
hiểu đủ chuyện về những người nổi tiếng. Mọi thứ vẫn không có gì khác,
nghệ sĩ này nghĩ gì về sex, về gia đình, khoe cơ thể trong trang phục của
hãng này, hãng khác…
Miss Hong Kong 2008 bị

Thái Hà nổi bật với váy dạ

khiển trách
Edelweiss Cheung không

hội
Các fan Trung Quốc thi

được phép trao vương

nhau 'pose' ảnh với đại


miện cho người kế nhiệm.

diện Việt Nam.

17


Suri bắt

Bà bầu Thanh Thúy béo

đầu thích

vẫn sành điệu
Dù tăng cân khá nhiều

mặc quần
Cô bé 3

nhưng diễn viên xinh đẹp

tuổi vứt

đắt show hơn từ khi mang

xó những

thai.

chiếc đầm

điệu đà để
diện quần
bó khỏe
khoắn.

Hoàng Điệp hóa 'nàng tiên

Chương Tử Di khen ngợi

cá'
Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế

'người tình'
Người đẹp cho biết cô quý

đã trở lại với vai trò người

mến So Ji Sub vì anh rất

mẫu thời trang.

đáng yêu.

18


Sao quảng

HH Panama giành giải


cáo đắt giá trang phục dân tộc
Đại diện Trung Mỹ giành
xứ Hàn
Song Hye chiến thắng thuyết phục
Kyo,

với trang phục ấn tượng.

Kwon
Sang Woo
là những
nghệ sĩ
hàng đầu
trong lĩnh
vực này.

Vương

Tin đồn George Clooney

Diễm

là gay
Chẳng những không bênh

được
chồng yêu
chiều
'Tình cách


vực bạn mình, Brad Pitt
còn 'thêm dầu vào lửa'.

cách'
hưởng
cuộc sống
xa hoa và
hạnh
phúc.

Vấn đề đưa ra những câu chuyện về người nổi tiếng trên các tờ báo
điện tử hiện nay cần phải chấn chỉnh. Tại sao lại như thế? Báo điện tử, nhất
lại là những chuyên trang được gắn với tên gọi "giải trí, thư giãn", đang gây
ra nhiều hiện tượng đáng lo ngại. Những người trẻ không tài năng, chỉ dựa

19


vào ngoại hình và những câu chuyện giật gân nghiễm nhiên trở thành tâm
điểm của sự chú ý của những người hiếu kì. Hiện tượng "sao tự bơm" mà bài
báo trên tờ Tuổi trẻ nêu ra thật đáng lo ngại. Những người làm trong ngành
văn hóa nghệ thuật lại thành danh theo một cách phản văn hóa. Một hệ lụy
khác là những khiến không ít "hot boy, hot girl" (biệt danh mà các tờ báo
này gán cho một số nhân vật) lầm tưởng ở khả năng của bản thân và chỉ lo
chăm chút cho những phát ngôn gây sốc trên báo chí. Kéo theo đó là sự
thiếu định hướng thông tin khi đề cập về mảng nội dung này khiến nhiều bạn
trẻ lầm tưởng về sự nổi tiếng. Trào lưu chụp ảnh nude, ảnh mát mẻ nở rộ
trên thế giới mạng có nguyên nhân một phần là bởi sự tung hô, nhào nặn của
các tờ báo điện tử với những chủ nhân của các bức ảnh đó. Nó tạo nên một
làn sóng tiêu cực, đua đòi trong giới trẻ. Người ta đã đặt ra câu hỏi, với một

bộ phận giới trẻ ngày nay, phải chăng chỉ biết hướng tới những giá trị ảo phù
phiếm, tôn thờ chuẩn mực cao nhất là thứ danh xưng hão huyền mang danh
“hot boy”, “hot girl”?
Bên cạnh đó, sự thiếu chắt lọc trong nội dung thông tin ở những tờ
báo điện tử đã khiến các chuyên mục giải trí như một mớ thông tin hỗn độn,
vụn vặt. Những ngôi sao mới nổi trong lĩnh vực giải trí văn hóa, chưa thấy
có nhiều cống hiến cho nghệ thuật nhưng những chuyện đồn thổi về cuộc
sống riêng tư đã đầy rẫy trên báo. Điều đáng lo ngại là các tờ báo mạng lại
thường xuyên khai thác lẫn nhau những nội dung như thế này khiến người
đọc truy cập vào trang nào cũng thấy nhan nhản những mẩu chuyện có nội
dung y hệt nhau.
2.2. Chuyện phòng the:
Ngày nay, trên những tờ báo mạng, chuyện phòng phe đã trở thành
mảng đề tải thu hút sự chú ý của khá nhiều độc giả. Nếu như trước đây nó
chỉ là câu chuyện tế nhị được trình bày trong những mục hỏi - đáp trên một
20


số tờ báo in thì giờ đây mọi thứ đã được phơi bày cả trên mặt báo. Các tờ
báo tích cực sưu tầm các bài viết từ mạng internet hoặc xào xáo một nội
dung ra khoảng vài bài có nội dung về chuyện này. Trong số 3 tờ báo mạng
được khảo sát, tờ Vnexpress với chuyên mục Ngôi sao có thể coi là dẫn đầu
về mức độ đề cập đến chuyện phòng the. Mục Tâm tình trên
chuyên mục này chỉ làm nhiệm vụ duy nhất đó là nói về
chuyện "yêu" của các cặp vợ chồng.
Điểm khiến nàng thổn thức
Một nụ hôn lướt qua phần eo chắc chắn sẽ khiến trái tim nàng rạo
rực.
7 điều chàng không 'cởi mở' với nàng
Khi nàng nói muốn ngồi xuống và nói chuyện thì tức là có chuyện

nghiêm trọng rồi đấy.
5 lĩnh vực các đôi có thể lệch gu
Người tiêu hoang và người tiết kiệm vẫn có sức hút với nhau.
Phát giác sự thiếu trung thực của nàng
Cô ấy không từ chối bất kỳ yêu cầu nào và sẵn sàng 'hết bến' với
bạn.
6 điều bạn chưa biết về 'cậu bé'
Thời gian trung bình chàng ở trên đỉnh vinh quang là 6 giây, phụ
nữ là 23 giây.
5 thắc mắc của teen về chuyện ấy
Quan hệ trước kỳ kinh hai ngày, sau đó có 'đèn đỏ' mà cô bé cứ lo
mình có thai.
Trả lời thắc mắc về 'kích cỡ' của chàng
Nên chọn cách nói dối lịch thiệp để tránh làm chàng tự ái.
'Đá' bạn tình sau một đêm không hài lòng
Anh ấy khó chịu khi thấy tôi không thể hiện sự nhiệt tình trên
giường.

21


Ở tờ VnMedia có chuyên mục Thế hệ @, cũng bàn luận về chuyện
phòng the nhưng ở mức độ ít hơn thay vào đó là những câu chuyện dạng tự
sự, mang tính chất giãi bày nhiều hơn.
Ở tờ VietNamnet, trong trang thông tin giải trí Tin tức online, mục
Yêu và sống cũng cung cấp những thông tin liên quan đến tình yêu, chuyện
gia đình nhưng ở mức độ phù hợp, không quá nặng chuyện phòng the.
Mảng thông tin về chuyện phòng the đang được nhiều báo điện tử
khai thác và lạm dụng quá mức khiến nó trở nên dung tục, mất hết tính giáo
dục. Sự thiếu trách nhiệm của những tờ báo điện tử kể trên đã gây ra những

bức xúc trong dư luận.
Ngoài việc đưa tít giật gân để gây sự tò mò thì nội dung của các bài
báo lại chứng tỏ sự hào hứng, thích thú của người viết, của toà soạn về
những chuyện phòng the dung tục. Những báo điện tử này liên tục cho đăng
tải rất nhiều nội dung xoay quanh vấn đề giới tính với thời lượng đậm đặc
các bài về tình dục, chuyện thầm kín lứa đôi, chuyện phòng the... Ví dụ như
kiểu : Đoán ý nàng trên giường ngủ, Khi sex uể oải như nhai rơm, Đặc thù
tình dục ở nam và nữ, Để chuyện ấy trở nên mãn ý, Những nỗ lực của đàn
ông khi chưa có Viagra, Bí mật về cách ứng xử phòng the nam giới, Vì sao
nàng ngủ sau chuyện ấy, Cẩm nang tình dục cổ đại, Lên đỉnh giả, gây lãnh
cảm thật, Thời điểm nên dừng chuyện ấy, Nói tục dễ bị liệt dương, Tình dục
tự kiềm chế, Đàn ông có bạn đời vẫn tìm đi chơi sex, Khi chàng không thể
lên đỉnh, Những thời điểm nàng muốn, Màu sắc chuyện ấy, Vắng hơi chàng,
Nhân tố ảnh hưởng đến chuyện yêu...
Nội dung bài viết thường ở dạng nóng bỏng và tả thực: "Hãy ôm nàng
cho đến khi ngạt thở, nói không ra hơi... và tại sao lại hôn vào làn môi nàng
khi nụ hôn đã được chứng minh là sự kích thích số một đối với phụ nữ...";
22


"Hãy đẩy cảm xúc đang lên của nàng bằng hàng loạt nụ hôn "mọi nơi, mọi
chỗ"..."
Ngoisao.net còn lộ liễu hơn với bài viết :
Điểm khiến nàng thổn thức
( />
Không chỉ có “tam giác mật” hay đôi gò bồng đảo khiến nàng nàng
dễ bị kích động nhất mà toàn bộ cơ thể cô ấy được xem như một nơi đem lại
nhiều khoái cảm bất ngờ. Khi kết hợp đụng chạm nhiều nơi trong màn dạo
đầu và khi ân ái bạn sẽ đem lại cho nàng một đêm đầy say đắm.
Dưới đây là 9 điểm nàng thích được động chạm nhất:

……
8. Chân
Phụ nữ lại coi việc hôn chân là hành động cực kỳ lãng mạn và gây
hưng phấn mạnh mẽ. Chẳng chị em nào lại rụt chân lại nếu người đàn ông
họ yêu ngỏ ý đặt môi lên. Đi kèm với nụ hôn nếu có thêm vài động tác
massage lòng bàn chân thì càng tuyệt.
9. Bên trong đùi
Hãy biến bạn trở thành một "ngọn gió Lào" khi thôi thúc sự si mê tình
ái trong nàng bằng việc khám phá vùng đùi non mơn mởn.
….
Rõ ràng, việc miêu tả quá chi tiết tỉ mỉ đã khiến các bài viết có nội
dung về giới tính mất đi giá trị giáo dục. Lợi bất cập hại. Lối viết và dịch thô
thiển, mang tính câu khách nhiều hơn là giáo dục gây ra những sự kích thích
thiếu lành mạnh, đánh vào nhu cầu tầm thường của một bộ phận độc giả đặc biệt là những độc giả trẻ.
2.3. Lạm dụng những bức ảnh, đoạn video thiếu tính định hướng,
giáo dục
23


Việc sử dụng các bức ảnh, các đoạn video để minh họa một cách sinh
động cho nội dung bài viết có thể coi là một lợi thế tuyệt đối của các tờ báo
mạng. Vấn đề nằm ở chỗ, việc đăng tải những hình ảnh, những đoạn video
này thường sử dụng nguồn từ nước ngoài hoặc trích lại từ những nguồn mở
trên internet. Chúng ta vẫn chưa làm tốt việc kiểm duyệt những tờ báo mạng
kể trên về việc lạm dụng những bức ảnh, đoạn video có nội dung thiếu tính
giáo dục, định hướng nhằm tăng lượng người truy cập.
Bằng chứng là trong các cuộc giao ban báo chí, các tờ báo in luôn là
đối tượng bị soi xét kĩ nhất.
Các báo điện tử hăng hái đua nhau đăng tải những bức ảnh, những
đoạn video "mát mẻ " bởi không khó để gỡ những bức ảnh, những đoạn

video đó nếu có yêu cầu. Hơn nữa việc sử dụng hình ảnh mát mẻ này có khi
chỉ nằm ở dạng liên kết (links) nên rất khó kiểm soát.
Tờ Vnexpress, trong tiểu mục Âm nhạc thuộc chuyên mục Văn hóa,
đăng tải một đoạn video quay một vũ nữ múa cột nóng bỏng trong đêm
nhạc Thủy "Top". Đoạn video trên mang yếu tố kích thích không lành mạnh
và không hiểu sao nó vẫn tồn tại kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2009.
/>
24


Còn ở tở VnMedia, nhiều chuyên mục sử dụng những bức ảnh được lấy lại
từ trên mạng rất tùy tiện, thiếu chọn lọc. Những bức ảnh này chắc chắn
không một tờ báo in nào dám đưa lên mặt báo.
( />
Còn đối với chuyên trang thông tin giải trí tổng hợp Tin tức online của
Việt nam net, nếu người đọc truy cập vào chuyên mục Thời trang hay mục
photo thì đầy rẫy những bức ảnh nóng bỏng của các cô người mẫu, diễn viên
trong và ngoài nước. Đó là những hình ảnh mà bình thường chúng ta có thẻ
bắt gặp trên những tạp chí mang thuần chất giải trí.
25


×