Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty cao su Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.12 KB, 57 trang )

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TỔNG
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

TP Hồ Chí Minh, Tháng 03/2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.................3
1.1. Khái quát chung về Quản trị nguồn nhân lực.....................................................3
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................3
1.1.2. Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực.............................................................4
1.1.3. Vai trò của Quản trị nguồn nhân lực.................................................................4
1.2. Ảnh hưởng của môi trường đối với quản lý nguồn nhân lực.............................4
1.2.1. Môi trường bên trong.........................................................................................5
1.2.3. Môi trường tác nghiệp........................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.....................................................................7
2.1. Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.........................................7
2.1.1. Thông tin chung..................................................................................................7
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty........................................7
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty..............................................................9


2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý..........................................................................................9
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua.........16
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty hiện nay...............................17
2.5.1. Thuận lợi...........................................................................................................17
Page 2


2.5.2. Khó khăn...........................................................................................................18
2.6. Đánh giá chung về tình hình lao động của Tổng Công ty trong thời gian qua19
2.7. Phân tích và đánh giá tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân
sự.................................................................................................................................. 23
2.7.1. Tình hình phân tích công việc..........................................................................23
2.7.2. Tình hình tuyển dụng.......................................................................................26
2.7.3. Bố trí nhân sự....................................................................................................32
2.8. Phân tích và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực............33
2.8.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.............................................................33
2.8.2. Đánh giá công tác đào tạo................................................................................34
2.9. Phân tích và đánh giá công tác sử dụng và duy trì nguồn nhân lực................36
2.9.1. Tình hình trả công lao động.............................................................................36
2.9.2. Về điều kiện làm việc........................................................................................40
2.9.3. Về các chế độ thưởng, phụ cấp, phúc lợi.........................................................41
2.10. Đánh giá chung về mức độ hài lòng thỏa mãn của người lao động................43
2.11. Kết quả, hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty.......................45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................49
3.1. Nhận xét chung....................................................................................................49
3.2. Một số kiến nghị...................................................................................................50
KẾT LUẬN.................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................I

Page 3



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám đốc

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBCS

Chế biến cao su

CKVT

Cơ khí vận tải


CPTL

Chi phí tiền lương

ĐMSL

Định mức sản lượng

ĐMSL SĐ

Định mức sản lượng sửa đổi

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

HĐTV

Hội đồng thành viên

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KTCS

Kĩ thuật cao su

LĐTL


Lao động tiền lương

NSLĐ

Năng suất lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLCL

Quản lý chất lượng

QTNS

Quản trị nhân sự

TCCB

Tổ chức cán bộ

TCKT

Tài chính kế toán

TCLĐ

Tổ chức lao động


TLBQ

Tiền lương bình quân

TTTH

Tính toán tổng hợp

TTVH

Trung tân văn hóa

XDCB

Xây dựng cơ bản

XNK

Xuất-Nhập khẩu

Dương Thị Kim Yến

Page i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.4.1. Kết quả kinh doanh năm 2015 - 2016
Bảng 2.6.1. Kết cấu lao động năm 2015 - 2016
Bảng 2.6.2. Tình hình biến động năm 2015 - 2016

Bảng 2.7.2.1. Số lượng lao động tuyển mới năm 2015 - 2016
Bảng 2.8.2.1. Báo cáo thực hiện đào tạo qua 2 năm 2015 - 2016
Bảng 2.9.1.1. Sự biến động của quỹ lương và tiền lương bình quân
Bảng 2.10.1. Số lượng lao động nghỉ việc trong năm 2015 - 2016
Bảng 2.11.1. Doanh thu - Lợi nhuận và chi phí tiền lương năm 2015 - 2016
Bảng 2.11.2. Năng suất lao động toàn Tổng công ty năm 2015 - 2016

Page ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty
Hình 2.7.3.1. Đánh giá về mức độ hợp lý của công việc so với năng lực của người lao
động
Hình 2.8.2.1. Đánh giá của người lao động về chính sách đào tạo
Hình 2.9.1.1. Đánh giá của người lao động về mức lương hiện tại
Hình 2.9.2.1. Đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc
Hình 2.9.2.2. Đánh giá của người lao động về thời gian làm việc

Page iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa
của Đảng ta, trong những năm gần đây và trong tương lai Việt Nam đã có tốc độ phát
triển cao, hòa nhập với các nước đang phát triển trong khu vực đang phát triển năng
động nhất hiện nay của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cùng với tốc độ phát triển
đó phải có tính thống nhất các thành tựu về công nghệ và tổ chức xã hội.
Thực tế cho thấy rằng một Doanh nghiệp, một Công ty dù có nhiều khả năng về tài

chính, thiết bị hiện đại, vị trí thuận lợi nhưng vẫn có thể thất bại nếu không biết quản lý
và khai thác con người. Thông qua cách quản trị nhân viên, các chính sách đối với
nguồn tài nguyên nhân sự, người ta thấy năng lực lãnh đạo, tương lai phát triển, cũng
như một bầu không khí lao động và tính cộng đồng trong Công ty. Đây là điểm quyết
định sự thành bại của bất kỳ Công ty nào.
Quản lý tốt nguồn nhân lực là một vấn đề mang tính sống còn đối với các doanh
nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông trường cao su với lực lượng lao
động lớn, trình độ khác nhau thì công tác quản trị nguồn nhân lực tốt là điều rất cần
thiết.
Với những vấn đề nêu trên và được sự cho phép của ban lãnh đạo Tổng công ty
cao su Đồng Nai cùng sự giúp đỡ của cô Phạm Thị Nhiên, giảng viên khoa Kinh tế
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực
trạng công tác Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty cao su Đồng Nai” làm đề
tài báo cáo tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực, qua đó có những kiến nghị nhằm cải
thiện bộ máy nhân sự nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Tổng Công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được tiến hành thực hiện tại Tổng công ty cao su Đồng Nai
Dương Thị Kim Yến

Page 1


Thời gian: Thời gian thực tập từ tháng 1 đến cuối tháng 3 năm 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp so sánh


NỘI DUNG
Page 2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Một số khái niệm
- Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này
bao gồm cả thể lực và trí lực.
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của một tổ chức là bao gồm tất cả những người lao động làm việc
trong tổ chức đó.
Hay nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá nhân
có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
- Quản trị nguồn nhân lực:
Quản trị nhân sự là công việc khó khăn hơn nhiều so với quản trị các yếu tố khác
của quá trình sản xuất kinh doanh do chính bản chất của con người. Người lao động có
năng lực và đặc điểm cá nhân khác nhau, có nhận thức và đánh giá khác nhau đối với
các quyết định quản trị hành vi của họ có thể thay đổi tùy thuộc vào chính bản thân họ
và sự tác động của môi trường xung quanh. Quản trị là những tác động có mục đích, có
tổ chức của chủ thể quản lý đối với các khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu cao
nhất của tổ chức.
Quản trị nhân sự là việc hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các hoạt
động của con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Theo
Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động
hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi thuận lợi
cho người lao động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng
viễn cảnh của tổ chức.
Còn tác giả Trần Kim Dung thì cho rằng: Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các
triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì

con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Như vậy, giữa hai khái niệm quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực vừa có
điểm tương đồng, vừa có những điểm khác nhau. Đối tượng quản lý đều là con người
Page 3


nhưng cách thức, phương tiện sử dụng để tác động có thể khác nhau tùy vào những
mục tiêu cụ thể.
1.1.2. Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nhân sự sẽ giúp cho nhà quản trị đạt đƣợc mục đích, kết quả thông qua
người khác. Quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người
trong các tổ chức ở tầm vi mô có hai mục tiêu cơ bản:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng
cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được
phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm
việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của Quản trị nguồn nhân lực
Về mặt kinh tế:
Quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng
của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp về nguồn nhân lực.
Về mặt xã hội:
Quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân văn về quyền lợi của người
lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối
quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giảm
bớt những mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp.
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NGUỒN
NHÂN LỰC
1.2.1. Môi trường bên trong

Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội bộ) bao gồm tất cả các yếu tố nội tại trong
doanh nghiệp như: bầu không khí văn hóa doanh nghiệp, nguồn nhân lực, yếu tố tài
chính, maketing, trình độ công nghệ kỹ thuật, khả năng nghiên cứu và phát triển. Phân
tích kỹ môi trường bên trong giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được các ưu
Page 4


điểm cũng như nhược điểm của mình. Qua đó, tìm ra các biện pháp để phát huy được
các điểm mạnh và khắc phục, hạn chế những điểm yếu của bản thân doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Môi
trường bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
a. Môi trường vĩ mô:
Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là chủ yếu nghiên cứu, xem xét
những thuận lợi và khó khăn do môi trường bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các tác động đến môi trường vĩ mô nhưcác yếu tố
về kinh tế, pháp luật của Nhà nước, yếu tố văn hóa - xã hội, tự nhiên, môi trường công
nghệ.
* Yếu tố kinh tế:
Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến môi trường vĩ mô gồm: Chu kỳ kinh tế
chung, nguồn cung cấp tiền, GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp,
chính sách tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán.
* Môi trường công nghệ:
Công nghệ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố công nghệ là các chi phí, đầu tư cho công nghệ
nghiên cứu và phát triển khoa học cho nền kinh tế, cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chú trọng tới yếu tố này hơn để giảm bớt chi phí
về quản lý, nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng doanh thu
nhằm đạt đƣợc mục tiêu cao nhất của tổ chức đó là tối đa hóa lợi nhuận.
* Môi trường Văn hóa - Xã hội:
Bao gồm các quan điểm sống, mức sống, phong cách sống, phong tục tập quán ở

mỗi nơi, trình độ văn hóa, sở thích, độ tuổi lao động. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn
đến công tác quản trị nguồn nhân lực. Những biến đổi trong các yếu tố xã hội bên cạnh
những lợi thế còn tạo ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp tuy nhiên sự biến
động này rất khó kiểm soát.
* Môi trường tự nhiên:
Page 5


Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Sự ô nhiễm môi trường, năng lượng, tài nguyên. Các
yếu tố này có thể làm đảo lộn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp do vậy nó có vị trí rất quan trọng trong các quyết sách của nhà quản trị.
* Các yếu tố về chính trị, pháp luật của nhà nước:
Hệ thống pháp luật bao gồm các chính sách, quy chế, luật lệ, chế độ đãi ngộ và các
thủ tục khác của nhà nước. Các doanh nghiệp đều được cạnh tranh công bằng, kinh
doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, được sự bảo trợ của nhà nước trong
nền kinh tế quốc dân.
* Môi trường quốc tế:
Khu vực hóa, toàn cầu hóa đang là một xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp,
mọi ngành đều phải hướng tới theo chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích môi
trường quốc tế để chỉ ra được các cơ hội và đe dọa ở phương diện quốc tế đối với các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, môi trường quốc tế sẽ phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt hơn
do sự khác biệt về xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế.
1.2.3. Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp là môi trường kinh doanh của một ngành, một lĩnh vực cụ
thể nào đó mà ở đó doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố thuộc môi
trường tác nghiệp bao gồm: đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ
tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
2.1.1. Thông tin chung
Page 6


Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TỔNG
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DONG NAI RUBBER CORPORATION
Tên Công ty viết tắt: DONARUCO
Địa chỉ trụ sở chính: Ấp Trung Tâm, Xã Xuân Lập, Thị xã Long Khánh, Tỉnh
Đồng Nai
Điện thoại: (84) 061.3724444 / 061.3724333
Fax:

(84) 061.3724123

Email:
Website: www.donaruco.com
Vốn Điều Lệ: 999.710.800.000 đồng.
Mã số thuế: 3600259465
Văn Phòng Đại Diện Tại TP. HCM
Số 39, đường Bến Vân Đồn, P.12, Q.4, T.P Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : (84) 08.39400345
Fax : (84) 08.39400874
Email :
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Công Ty Cao Su Đồng Nai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền cao su thuộc 4 công ty tư bản Pháp gồm:
+ Công ty đồn điền cao su Đồng Nai thành lập năm 1908 có 3 đồn điền là: Trảng
Bom, Cây Gáo, Túc trưng.

+ Công ty những đồn điền đất đỏ thành lập năm 1910, có 2 đồn điền: Bình Sơn và
Cẩm Mỹ.
+ Công ty đồn điền cao su Xuân Lộc thành lập năm 1911. Công ty này chỉ có một
đồn điền ở Hàng Gòn nay là thị xã Long Khánh.
+ Công ty Đồn điền cao su Đông Dương thành lập 1935 có 6 đồn điền: An Lộc,
Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành.
Page 7


Tổng diện tích cao su lúc tiếp quản là 21.054 ha, trong đó vườn cây khai thác là
15.572 ha nhưng hơn 70% vườn cây cao su già cỗi do thực dân Pháp vơ vét mủ mà
không đầu tư nên vườn cây sơ xác, kiệt sức. Mặt khác, do chiến tranh tàn phá nặng nề
nên năng suất bình quân chỉ đạt 550 kg/ha/năm. Lực lượng lao động 5.131 người, hơn
70% là nữ, nhưng hầu hết đã lớn tuổi. Phương tiện cơ giới bị tản mác, thất lạc; thiết bị
máy móc, vật tư, hàng hóa nhiên liệu còn lại không đáng kể; 4 nhà máy chế biến mủ
được xây dựng từ năm 1926 nên đã quá cũ kỹ, lạc hậu chỉ đạt khoảng 50% công suất
thiết kế, với công nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu là sản xuất mủ tờ, mủ Crep. Nói chung
Công ty cao su Đồng Nai lúc đó ở trạng thái 3 kiệt: vườn cây cao su kiệt, kiệt năng
lực,kiệt sức lao động và vật tư nông nghiệp.
Qua 10 năm đầu (1975-1985) khôi phục, ổn định và phát triển. Công ty thành lập
17 nông trường cao su trực thuộc, phát triển diện tích cao su lên 55.781 ha, trong đó
26.523 ha khai thác, còn lại là vườn cây XDCB.
Tháng 8/1994 Công ty cao su đồng Nai tách 4 nông trường là Hòa Bình, Bình Ba,
Xà Bang, Cù Bị có tổng diện tích 13.599 ha cao su để bàn giao cho tỉnh Bà Rịa-Vũng
tàu thành lập Công ty cao su Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 30/10/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2006/QĐTTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và theo đó
Công ty cao su Đồng Nai chuyển đổi thành Tổng Công ty cao su Đồng Nai là công ty
con của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con, với loại hình Công ty TNHH một thành viên, do Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn.
Đến nay Tổng Công ty cao su Đồng nai có 13 nông trường: An Lộc, Bình Lộc,

Hàng Gòn, Ông Quế, Cẩm Mỹ, Cẩm Đường, An Viễn, Bình Sơn, Thái Hiệp Thành,
Long Thành, Trảng Bom, Dầu Giây, Túc Trưng; 4 nhà máy chế biến: An Lộc, Xuân
Lập, Cẩm Mỹ, Long Thành; 2 xí nghiệp; 1 trung tâm văn hóa. Diện tích vườn cây
34.266,72 ha, trong đó diện tích vườn cây khai thác 24.789,83 ha, vườn cây xây dựng
cơ bản 9.476,89 ha.
2.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY
Page 8


- Trồng trọt, chăm sóc và khai thác mủ cao su thiên nhiên.
- Chế biến và kinh doanh các loại cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và
tiêu chuẩn quốc tế.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa.
- Chế biến gia công sửa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, dân dụng công nghiệp.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước.
Ngoài nghiệm vụ sản xuất chính Tổng Công ty còn là 1 đơn vị có đặc điểm riêng
(giống như 1 xã hội thu nhỏ) như đảm bảo đời sống, việc làm cho dân cư trong khu
vực, giải quyết các công trình phúc lợi công cộng, xây dựng hệ thống hạ tầng.
Từ ngày thành lập đến nay, Tổng Công ty giúp cho các khu dân cư có điều kiện
sống tốt hơn như mở mang đường xá, trường học, nhà trẻ-mẫu giáo, bệnh viện, trạm y
tế, lưới điện thắp sáng và sinh hoạt.
2.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ

Page 9


TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
KIỂM SOÁT VIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN


THÀNH VIÊN HĐTV

THÀNH VIÊN HĐTV

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC CÔNG TY CON

CTy CP
CSĐN
Kratie

CTy CP
CS BẢO
LÂM

CTy
TNHH
Địa Ốc
Cao Su

CTy CP
CB GỖ
Cao Su

CTy CP
KCN
LONG
KHÁNH


CTy CP
KCN
DẦU
GIÂY

CTy CP
XÂY
DỰNG
CSĐN

CTy
CP CS
HÀNG
GÒN

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
KHĐT

VĂN

PHÒNG

Phòng
KTCS

Phòng
XNK



nghiệp
CKVT


nghiệp
CBCS

BỆNH
VIỆN

KS
Hồng
Hạnh

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phòng
QLCL

Phòng
TCLĐ

Phòng
LĐTL

Phòng
XDCB


Phòng
TCKT

Phòng
TTBVQS

Phòng
TCCB

CÁC GIÁM ĐỐC NÔNG TRƯỜNG

NT
Hàng
Gòn

NT
An
Lộc

NT
Bình
Lộc

NT
Dầu
Giây

NT
Túc
Trưng


NT
Trảng
Bom

NT
Long
Thành

NT
Bình
Sơn

NT
An
Viễn

NT
Thái
Hiệp
Thành

Page 10

NT
Ông
Quế

NT
Cẩm

Mỹ

NT
Cẩm
Đường


Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo, phòng ban và các đơn vị phụ thuộc


Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Tổng Công ty, có quyền quyết định

và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trên cơ sở luật
doanh nghiệp Nhà nước quy định.


Phó Tổng Giám đốc:là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc Công ty, chịu

trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về lĩnh vực mình phụ trách.


Các phòng ban

a) Phòng hành chánh quản trị (văn phòng)
Tổ chức các hội nghị do BGĐ Tổng Công ty triệu tập, quản lý thống nhất công tác
hành chính.
Quản lý nhà khách, hội trường; tổ chức tiếp đón, bố trí ăn ở cho các đoàn khách
đến tham quan và làm việc.
Quản lý sử dụng và điều hành xe đi công tác của các phòng ban chức năng.
Tổ chức hệ thống báo cáo lưu trữ số liệu đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản

lý.
Tổ chức quản lý các công trình phục vụ tập thể, mua sắm trang thiết bị phục vụ
cho công tác sinh hoạt, học tập trong Tổng Công ty.
b) Phòng tổ chức lao động
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng chế độ
lao động tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo luật
định.
Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại;
hướng dẫn và thực hiện các chế độ chính sách tiền lương cho người lao động
Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo định kỳ về biến động lao động, tiến độ thưc
hiện quỹ lương, chất lượng cán bộ.
Nghiên cứu xây dựng các đề án tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. Sắp
xếp, bố trí và phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với từng thời kỳ khảo sát thực tế trình
độ chuyên môn, kĩ thuật của cán bộ công nhân viên trong tổng công ty, hằng năm phân
tích đánh giá để có hướng đào tạo phù hợp.
Page 11


c) Phòng kế hoạch đầu tư
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty trong công tác xây dựng chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch
giá thành sản phẩm, phối hợp cùng các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch khai
thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, lập kế hoạch đầu tư XDCB.
Kiểm tra theo dõi tình hình xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến mủ cao su.
Lập kế hoạch mua sắm và trang cấp cho các đơn vị cơ sở và vật tư, hàng hóa,
trang thiết bị, nguyên nhiên liệu, phân bón hóa chất phục vụ cho khai thác và chế biến
mủ cao su.
Tham gia quản lý và hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế kĩ thuật đã được
BGĐ Tổng Công ty phê duyệt. Tham gia cùng hội đồng đấu thầu, đấu giá, thanh lý tài
sản của Tổng Công ty với tư cách là thành viên.

d) Phòng tài chính kế toán
Tham mưu cho BGĐ Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám
Đốc về lĩnh vực tổ chức bộ máy kế toán, phân tích đánh giá tài sản kinh doanh và sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Hạch toán chi tiêu giá thành sản phẩm từ khâu trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm cao su, chỉ tiêu tài chính trong toàn Tổng công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán để theo dõi công nợ, đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố
định, vật tư tiền mặt thủ quỹ.
Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực tài chính, đề xuất biện
pháp quản lý để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn. Đảm bảo cân đối
nguồn vốn trong quá trình hoạt động của Tổng công ty, thực hiện đúng quy định và các
khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước như thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh Nghiệp,
thuế đất và các loại thuế khác.
e) Phòng kĩ thuật cao su
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công Ty vể xây dựng kĩ thuật về giống cây, quy định
kĩ thuật chăm sóc và khai thác sản lượng mủ cao su thiên nhiên.

Page 12


Nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
vào sản xuất. Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các nông
trường thực hiện đúng qui trình kĩ thuật.
f) Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty xây dựng các đề án bảo vệ cơ sở vật chất của
Tổng Công ty.
Thiết lập kế hoạch công tác PCCC đảm bảo an toàn để sản xuất.
Quản lý các loại vũ khí, khí tài được trang bị. Tổ chức xây dựng lực lượng Dân
quân tự vệ đã được biên chế nhằm bảo vệ tài sản, an ninh, chính trị, trật tự an toàn
trong toàn Tổng Công ty theo pháp lệnh tự vệ. Phối hợp cùng với địa phương trên địa

bàn nhằm bảo vệ tốt an ninh chính trị, trật tự toàn xã hội.
g) Phòng quản lý chất lượng
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về lĩnh vực bảo đảm chất lượng sản phẩm và
chỉ tiêu kĩ thuật sản phẩm.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất,
kiểm tra phân hạnh thành phẩm trên cơ sở đo đạc và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
của từng lô thành phẩm. Cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho các lô hàng đạt tiêu chuẩn kĩ
thuật. Tổ chức xây dựng quy trình, quy phạm thuộc lĩnh vực QLCL.
Nghiên cứu cải tiến sản xuất, hệ thống QLCL theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001
phiên bản 2008 từ vườn cây về nhà máy, kể cả bao bì đóng gói cho đến lúc tiêu thụ sản
phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
h) Phòng xuất-nhập khẩu
Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Theo dõi
tình hình biến động giá cả thị trường từ đó có chiến lược kinh doanh thích hợp trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm phù hợp theo từng thời điểm.
Quản lý và theo dõi các phương thức thanh toán các hợp đồng XNK, hợp đồng ủy
thác XNK.

Page 13


Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong việc tiêu thụ sản phẩm như đơn đặt
hàng và nhận hàng theo đúng mẫu mã, quy cách phẩm chất, số lượng và thời gian theo
yêu cầu của khách hàng đặt mua.
i) Phòng xây dựng cơ bản
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về lĩnh vực công tác chuyên môn, về lĩnh vực
đầu tư XDCB trong nội bộ Tổng Công ty như nhà xưởng, cầu cống, đường khép hộc
lô.
Tổ chức quản lý kiểm tra trong đầu tư XDCB như: quản lý kĩ thuật và tiến độ thi
công, quản lý khảo sát và thiết kế, lập các dự toán công trình theo đúng quy định về

quản lý đầu tư XDCB. Theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện, chấp hành chế
độ chính sách,… từng tháng, quý, năm cho BGĐ Tổng Công ty biết kịp thời.


Các đơn vị phụ thuộc

a) Xí nghiệp cơ khí vận tải
Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là vận chuyển vật tư, hàng hóa từ các nhà cung cấp
về kho vật tư Tổng Công ty và vận chuyển giao hàng về các Nông trường theo kế
hoạch của Tổng Công ty.
Vận chuyển sản phẩm mủ cao su giao cho khách hàng tại các cảng biển theo yêu
cầu của khách hàng
Thiết kế, bảo trì, duy tu sửa chữa hệ thống điện sản xuất cũng như hệ thống điện
sinh hoạt trong Tổng Công ty
Gia công sửa chữa các thiệt bị và sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
b) Xí nghiệp chế biến
Chế biến từng chủng loại sản phẩm mủ cao su thiên nhiên theo kế hoạch sản xuất.
Tiếp nhận mủ cao su từ các Nông trường đưa về, phân chất hàm lượng DRC trước khi
đưa vào sản xuất.
c) Các Nông trường trực thuộc

Page 14


Hoàn thành kế hoạch của công ty giao. Tái canh trồng mới, chăm sóc vườn cây
xây dựng cơ bản và tiêu chuẩn khai thác sản lượng mủ cao su thiên nhiên theo chỉ tiêu
kế hoạch được công ty giao hàng năm
d) Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai
Khám và điều trị bệnh cho CBCNV và gia thuộc trong toàn bộ Tổng Công ty theo

đúng chức năng phân cấp chuyên môn.
Tổ chức phòng dịch, tiêm chủng phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra trên địa
bàn như bệnh sốt xuất huyết, bệnh thủy đậu,…
Định kì hàng năm tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV trong toàn Tổng Công ty.
e) Trung tâm văn hóa Suối Tre
Tổ chức vui chơi giải trí cho CBCNV trong Tổng Công ty và mọi người dân khi
có nhu cầu.
Tổ chức bố trí hội trường, lo ăn uống cho CBCNV trong Tổng Công ty Khi Tổng
Công ty tổ chức đại hội, hội nghị, học tập các chỉ thị nghị quyết.
Tổ chức ăn uống, lo chỗ nghỉ cho các đoàn khách đến thăm và làm việc tại Tổng
Công ty theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty.
f) Khách sạn Hồng Hạnh (Đà Lạt)
Hàng năm nhân dịp lễ tết Tổng Công ty tổ chức cho CBCNV nghỉ mát tham quan
du lịch Đà Lạt. Khách sạn có nhiệm vụ tổ chức nơi ăn chốn ở cũng như hướng dẫn cho
đoàn đến tham quan nghỉ mát.
Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch.

Page 15


2.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.4.1 Kết quả kinh doanh năm 2015 - 2016
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Tổng chi phí
3.Vốn
4.Lợi nhuận trước
thuế
5.Hiệu quả

Tỷ suất LN/DT
Tỷ suất LN/CP
Tỷ suất LN/Vốn

ĐVT
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Lần
Lần
Lần

Chênh lệch

%

2015

2016

1.822.426

2.542.640

720.214


39,52

1.253.411

1.476.041

222.630

17,76

1.056.667

1.228.152

171.485

16,23

569.015

1.066.599

497.584

87,45

0,31
0,45
0,54


0,42
0,72
0,87

0,11
0,27
0,33

34,35
59,17
61,27
(Nguồn: TTTH)

Nhận xét: Qua bảng 2.1 cho thấy vốn kinh doanh của Tổng Công ty trong năm
2016 tăng lên 171.485 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với 16,23%. Đây là phần
vốn được bổ sung từ lợi nhuận năm 2015 nhằm mục đích phát triển nguồn vốn và mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thành lập các công ty con như Công ty TNHH
MTV Địa ốc Cao Su Đồng Nai, tăng đầu tư vào các công ty liên kết. Từ đó làm cho
doanh thu năm 2016 tăng lên 2.542.640 triệu đồng hơn năm 2015 là 720.214 triệu
đồng, tương ứng 39,52%; ngoài ra nhờ giá cao su trong những năm gần đây tăng cao,
giá bán bình quân năm 2015 là 35.000đ/kg, năm 2016 là 61.700đ/kg, góp phần làm
tăng doanh thu . Trong khi đó về tổng chi phí thì năm 2016 là 1.476.041 triệu đồng
tăng 222.630 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng là 17,76%. Cho thấy, tốc độ tăng
doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng chi phí, dẫn đến lợi nhuận tăng lên rất cao từ
569.015 triệu đồng lên 1.066.599 triệu đồng tăng 497.583 triệu đồng tương ứng
87,45%. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng tăng
Page 16



trưởng mạnh tạo đà đi lên cho Tổng Công ty trong xu hướng biến động của thị truờng
hiện nay.
Tỷ suất LN/DT năm 2015 là 0,31 và năm 2016 là 0,42 tăng 34,35%. Trong năm
2015 thì cứ 1 đồng DT có được chỉ tích lũy được 0,31 đồng lợi nhuận nhưng năm 2016
thì tích lũy được 0,42 đồng lợi nhuận.
Đáng quan tâm là tỷ suất LN/CP của Tổng Công ty trong năm 2016 tăng mạnh so
với năm 2015 là 59,17%. Cụ thể năm 2015 thì 1 đồng CP chỉ tạo ra được 0,45 đồng
LN, nhưng năm 2016 thì 1 đồng CP lại tạo ra 0,72 đồng LN. Cho thấy, Tổng Công ty
có cách thức trong việc tiết kiệm, giảm thiểu CP, từ đó tạo lợi thế cho hoạt động
SXKD.
Tỷ suất LN/Vốn trong năm 2015 là 0,54 có nghĩa cứ 1 đồng vốn bỏ ra mang về
0,54 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2016 chỉ tiêu này là 0,87 tăng 61,27%, 1 đồng vốn
lúc này mang về 0,87 đồng lợi nhuận. Đứng về phía các Công ty nhà nước thì chỉ tiêu
tỷ suất LN/ Vốn là chỉ tiêu khá quan trọng, vì chỉ tiêu này thể hiện được mức hiệu quả
của nguồn vốn nhà nước. Với chỉ tiêu LN/Vốn tăng cao, cho thấy Tổng Công ty ngày
càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước.
Tóm lại, trong năm 2016 các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh đều tăng so với
năm 2015, đặc biệt là các chỉ tiêu kết quả. Như vậy trải qua 1 năm hoạt động tình hình
kinh doanh của Tổng công ty ngày càng phát triển, bảo đảm vị thế vững chắc cho hoạt
động kinh doanh của Nhà nước.
2.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỔNG CÔNG TY HIỆN
NAY
2.5.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp của Tập đoàn Cao su Việt
Nam, ban lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai.
Tổng Công ty tồn tại từ lâu, có nguồn vốn lớn và có vị thế vững chắc trên thị
trường. Hầu hết các Nông trường trực thuộc được định hình tương đối ổn định về diện
tích, cơ cấu.

Page 17



Giá bán mủ cao su có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây, kích
thích hoạt động sản xuất của Tổng Công ty trong lĩnh vực cao su.
Thời tiết trong những tháng năm gần đây thuận lợi mùa mưa đến sớm góp phần
giảm tỷ lệ bệnh rụng lá phấn trắng và bộ lá ổn định sớm hơn so với dự kiến giúp vườn
cây ổn định khi đi vào khai thác chính thức.
2.5.2. Khó khăn
Diện tích khai thác là 26.432 ha, trong đó có những vườn cây già trên 20 năm chỉ
khai thác được ở cành nhánh cao trên 5m dẫn đến năng suất thấp và hao phí công lao
động. Vườn cây nhóm III và vườn cây giống PB325 chiếm diện tích 14.921ha
(56,45%), năng suất bình quân chỉ đạt 1,2 tấn cùng với cơ cấu giống không đồng bộ.
Thêm vào đó là vườn cây mở mới ít trong khi lại phải thanh lý vườn cây quá tuổi với
diện tích khá lớn.
Diện tích đất mà Tổng Công ty quản lý sử dụng có vị trí địa lý thuận lợi, nhất là
phục vụ lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ nên đã có nhiều dự án được quy hoạch với tổng
diện tích đất canh tác bị quy hoạch là 6.600 ha, chiếm tới 24,95% diện tích khai thác.
Đặc biệt những dự án Quốc gia mang tính cấp bách nằm trên vườn cây đang trong thời
kỳ sung sức, năng suất cao nhưng không triển khai được kế hoạch cạo tận thu. Ngoài ra
tiến độ thi công của một số dự án còn chậm chạp, Tổng Công ty tiến hành triển khai
cạo tận thu trên 5 năm đã hết vỏ cạo nhưng dự án vẫn chưa thực hiện.
Với đặc thù của ngành cao su, người lao động và gia thuộc gắn bó lâu đời đối với
cây cao su nên việc sắp xếp lại lao động cho phù hợp với nhu cầu sản xuất trong tình
hình hiện nay cũng như những năm qua gặp không ít khó khăn, diện tích cao su mỗi
năm mỗi thu hẹp để xây dựng các dự án, các KCN, số lao động dôi dư sau sắp xếp chỉ
giải quyết được một phần nhỏ và cái khó khăn lớn nhất là giải quyết công ăn việc làm
cho con em người lao động khi vào tuổi trưởng thành. Đây là sức ép rất lớn đối với
Tổng Công ty
Việc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ bằng cách báo trước 45 ngày
nhằm hưởng trợ cấp thôi việc (mặc dù đa phần trong số lao động đó chỉ còn vài ba


Page 18


tháng là đủ điều kiện nghỉ hưu) gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết chế độ cho
người lao động và phải thu tuyển lao động mới chưa có kinh nghiệm trong khai thác.
Giá mủ thị trường tăng cao, phát sinh nhiều tụ điểm thu mua mủ trái phép, tiêu cực
ngoài xã hội phát sinh nhiều và lôi cuốn một số công nhân lấy cắp mủ, cùng với việc
chấp hành không nghiêm chỉnh kĩ thuật và giao nộp sản phẩm.
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAO CỦA TỔNG CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN QUA
Lao động trong Tổng Công ty rất lớn, có cơ cấu thành phần đa dạng và phân bổ
trên địa bàn rộng lớn. Trong những năm gần đây thì số lượng lao động có xu hướng
giảm.
Bảng 2.6.1 cho thấy trong năm 2016 số lượng lao động giảm so với năm 2015, từ
14.411 người năm 2015 còn 14.262 người năm 2016, giảm 149 người tương ứng với
1,03%. Nguyên nhân chủ yếu là do hết hạn hợp đồng đối với người lao động mà phần
lớn là hợp đồng từ 3-12 tháng, ngoài ra còn do ảnh hưởng bởi Luật Bảo hiểm Xã Hội:
người lao động khi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm; bị suy giảm khả năng lao động
từ 61%; hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương
hưu; khi nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi. Điều này làm cho người lao động trong Tổng
Công ty xin nghỉ hưu trước tuổi, để nhận trợ cấp nghỉ việc, mặc dù người lao động vẫn
còn có thể làm việc tới tuổi nghỉ hưu. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác
quản lý của Tổng Công ty vì Tổng Công ty quản lý một lực lao động rất lớn.
Phân theo giới tính thì lực lượng lao động phần lớn là lao động nam, năm 2015 lao
động nam là 8.317 người chiếm 57,71% và năm 2016 số lao động nam tăng lên 8.458
người tăng 141 người so với năm 2015. Nhưng đối với lao động nữ thì lại giảm xuống
290 người. Vì công việc trong lĩnh vực cao su khá nặng nhọc, đòi hỏi người lao động
phải có sức khỏe tốt để dậy sớm khai thác mủ cao su và làm việc liên tục nhất là trong
những mùa cao điểm, mặt khác cây cao su là 1 loại cây độc ảnh hưởng tới sức khỏe của

người lao động nếu làm việc trong thời gian dài, cho nên công việc này phù hợp với lao
động nam hơn là nữ, nhưng không phải vậy mà không thu hút lao động nữ tham gia.

Page 19


×