Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.95 KB, 20 trang )

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA MÁC TRONG QUYỂN 1, QUYỂN HAI BỘ TƯ
BẢN VÀO VIẾT TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

MỞ ĐẦU
C.Mác, Ph.Ăngghen đã tiến hành cách mạng sâu sắc cả trong triết học, kinh
tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Học thuyết của các ông đã được Lênnin
phát triển lên tầm cao mới. Những công trình nghiên cứu của C.Mác, Ph.Ăngghen
và Lênin, đặc biệt là bộ Tư bản đã đóng góp cho nhân loại một kho tàng kiến thức
đồ sộ mà một trong nhiều đóng góp quan trọng đó là phương pháp luận nghiên cứu
khoa học mácxít. Đây cũng là các công trình chứa đựng sự mẫu mực về vận dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học vào luận giải những vấn đề kinh tế - xã hội
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cho đến nay phương pháp luận
mácxít vẫn được xem là phương pháp luận khoa học nhất, vì nó nó có thể áp dụng
vào nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực tự nhiên mà cả trong xã hội và tư duy.
Đặc biệt sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của Mác trong bộ Tư
bản vẫn được cả nhân loại tiến bộ, đặc biệt là những người cộng sản trân trọng, coi
đó là cẩm nang cho việc luận giải các vấn đề kinh tế chính trị. Ở nước ta, Đảng
khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, vì thế nắm vững phương pháp luận mácxít trở
thành yêu cầu quan trọng và cấp thiết.
Xây dựng thành công luận án trong đó có phần tổng quan là nhiệm vụ quan
trọng “số 1” của nghiên cứu sinh nói chung và nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh
tế chính trị nói riêng. Để hoàn thành nhiệm vụ này, vươn tới “đỉnh cao sán lạn”
đòi hỏi nghiên cứu sinh không chỉ ở sự “lao tâm, khổ tứ”, không sợ “chùn chân
mỏi gối” trên những “chặng đường gập ghềnh của khoa học” mà còn cần hiểu và
vận dụng đúng phương pháp nghiên cứu khoa học. Muốn có được điều này thiết
nghĩ mỗi nghiên cứu sinh cần trở về với bộ Tư bản để biết, để học ở Mác phương
pháp luận khoa học cũng như cách vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào hoạt
động nghiên cứu khoa học nói chung và trong luận giải các vấn đề kinh tế chính trị
nói riêng.




1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA MÁC TRONG QUYỂN MỘT, QUYỂN HAI BỘ TƯ BẢN
1.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học của Mác
trong quyển một bộ Tư bản
Bộ tư bản của Mác không chỉ là một tác phẩm kinh tế mà còn là một tác
phẩm triết học lớn, trong đó các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng
một cách điêu luyện. Lênnin đã từng viết: “Mác không để lại cho chúng ta “Lôgic
học” (với chữ (L viết hoa), những đã để lại cho chúng ta lôgíc của “Tư bản” và cần
phải vận dụng đầy đủ nhất lôgíc đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta nghiên cứu.
Trong “Tư bản” Mác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức(không
cần ba từ: đó cùng là một cái duy nhất của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học
duy nhất” Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr29, tr 359 - 360 . Những điều trên thật đúng với
những gì mà chúng ta cảm nhận khi nghiên cứu bộ Tư bản, đặc biệt là từ chương I
đến chương IX. Khi viết bộ Tư bản, Mác đã khắc phục phép siêu hình của các nhà
kinh tế tiến bộ và cả những mặt hạn chế của phép biện chứng của Hêghen. Bộ Tư
bản là một kiểu mẫu nổi bật về sự thống nhất không thể phân chia của phép biện
chứng và sự giải thích thế giới theo quan điểm duy vật. Lần đầu tiên những vấn đề
kinh tế chính trị được giải quyết dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Khác với các học giả tư sản khác khi nghiên cứu xã hội tư bản Mác đã bắt
đầu bằng việc phân tích hàng hóa. Tại sao lại bắt đầu nghiên cứu từ việc phát sinh
hàng hóa? Theo Mác, hàng hóa là tế bào của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nếu
vạch được những mâu thuẫn bên trong hàng hóa với tư cách là tế bào của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa thì theo đó những bản chất của xã hội này sẽ được bộc lộ rõ ra
theo một lô gisc nội tại. Việc lựa chọn hàng hóa làm điểm xuất phát cho quá trình
nghiên cứu tư bản là một sự lựa chọn chính xác và Mác đã thành công trong vấn đề
này. Khi đã lựa chọn được điểm khởi đầu đó, Mác đã vận dụng tài tình phép biện
chứng để dần dần lột tả được những bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Mác đã phân đôi “hàng hóa” thành hai mặt đối lập nhau: giá trị sử dụng và

giá trị. Nếu xét về tổng thể toàn bộ quá trình nghiên cứu, ta thấy tiến trình tư duy
của Mác đã đi từ hiện tượng đến bản chất, từ cái chung đến cái riêng, từ hình thức
đến nội dung… Điều đó đã thể hiện thể hiện qua việc Mác đã biến đổi khái niệm
“hàng hóa”, coi đó như một hiện tượng chứa đựng bản chất của xã hội tư bản chủ


nghĩa, chứa đựng sự đối kháng kinh tế giữa nhà tư bản và những người làm thuê…
Nhưng xét từng bộ phận của quá trình nghiên cứu, thì ta lại thấy tiến trình tư duy
của Mác đi theo một con đường ngược lại, từ cái riêng đến cái chung, từ nội dung
đến hình thức…Điều này được thể hiện qua việc Mác đã coi hàng hóa vừa là
nguồn gốc vừa là sản phẩm của tư bản, hoặc qua việc đi từ giá trị sử dụng đến giá
trị trao đổi…
Sau khi phân đôi “hàng hóa” (theo chiều ngang) thành giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi, rồi đi sâu vào các mối liên hệ bên trong của từng mặt đó, Mác lại tiếp
tục phân đôi giá trị theo chiều dọc thành hai mặt: thực thể của giá trị và hình thái
của giá trị. Sự phân đôi của giá trị đạt đến độ chín muồi nhất là ở sự xuất hiện tiền
tệ và ở việc coi tiền tệ là hình thái biến hóa của hàng hóa thành cực đối lập với nó.
Sự đối lập giữa tiền tệ và hàng hóa thể hiện ra ở chỗ: tiền tệ không biểu hiện hoặc
không thực hiện trực tiếp giá trị sử dụng của nó trong sản xuất hay trong tiêu dùng
mà chỉ biểu hiện hoặc thực hiện giá trị sử dụng của nó trong trao đổi. Như vậy đến
đây sự phân đôi giá trị sử dụng, mà theo đó, giá trị sử dụng tồn tại dưới hai hình
thức vật chất đối lập nhau: hàng hóa thông thường và hàng hóa tiền tệ khi sản xuất
hàng hóa đã ở vào một trình độ phát triển cao hơn, biểu hiện ra như một chỉnh thể
thống nhất bởi hai mặt đối lập tương ứng với hai lĩnh vực đối lập nhau: sản xuất
hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
Sự phân tích lý luận giá trị hàng hóa tất yếu phải thông qua phân tích lý luận
về tiền tệ. Vì “Tiền tệ là sự kết tinh chói lọi của giá trị hàng hóa”. Qua phân tích sự
phát triển của các hình thái giá trị, Mác đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất của tiền tệ.
Luận điểm “tiền là hàng hóa đặc biệt là chính xác, khoa học và mang tính thực tiễn
cao.

Như vậy trong khi nghiên cứu giá trị, Mác đã vận dụng hoàn hảo phép biện
chứng bằng các thao tác: phân tích gắn liền với tổng hợp, diễn dịch gắn liền với
quy nạp, lập luận lô gíc gắn liền với lịch sử… Với những thao tác như vậy, Mác đã
làm cho các quy luật cơ bản của phép biện chứng biểu hiện rõ rệt thông qua sự
phát triển của các khái niệm. Mâu thuẫn trong lao động giữa lao động cụ thể và lao
động trừu tượng đã phát sing ra hàng hóa, mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị
phát sing ra tiền tệ, mà tiền tệ là biểu hiện tổng hợp của tất cả các hình thái giá trị
trước nó. Quá trình phát sinh, hình thành như vậy là biểu hiện của những quy luật:
Những sự phát triển dần về lượng dẫn đến sự thay đổi nhảy vọt về chất của sự vật


và ngược lại (quy luật lượng chất); Sự thay đổi nhảy vọt về chất lại biểu hiện thông
qua sự thay thế một hình thức cũ bằng một hình thức mới, cao hơn của sự vật (quy
luật phủ định).
Về mặt phương pháp nghiên cứu, ở đây, khi nghiên cứu sự biến đỏi của tiền
tệ thành tư bản, Mác cũng vận dụng hoàn hảo phép biện chứng bằng các thao tác
trên. Điều đó cho thấy rằng trên cơ sở phân đôi thế giới hàng hóa thành hai cực đối
lập nhau: hàng hóa và tiền tệ, Mác đã phân đôi chủ thể sản xuất thành hai giai cấp:
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
- Phương pháp nghiên cứu giá trị thặng dư của Mác:
Phương pháp Mác sử dụng để nghiên cứu giá trị thặng dư trong xã hội tư
bản là phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đó là phương pháp loại bỏ khỏi
qusw trình nghiên cứu những cái đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại
những nhân tố nào đó để làm rõ bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế ;
từ bản chất cấp một chuyển sang bản chất cấp cao hơn, nêu lên thành phạm trù,
quy luật biểu hiện bản chất ấy. Nếu không có những phạm trù, quy luật này thì
không thể nhận thức đúng đắn những biểu hiện cụ thể trong xã hội tư bản.
Ý nghĩa của trừu tượng hóa khoa học là: “khi phân tích những hình thái kinh
tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được.
Sức trừu tượng hóa phải thay thế cả hai cái đó”1 Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr 16

Phương pháp trừu tượng hóa của Mác đã giải quyết hai vấn đề cơ bản là:
Giới hạn của sự trừu tượng hóa: cái gì có thể trừu tượng hóa, cái gì không thể trừu
tượng hóa; Không nên đi quá xa giới hạn nhất định.
Chính nhờ phương pháp trừu tượng hóa khoa học mà Mác đã xây dựng học
thuyết giá trị thặng dư, một trong những học thuyết vĩ đại nhất trong lịch sử tư
tưởng kinh tế.
Khi chuyển từ việc nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản sang
việc nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, tư duy của Mác đã vận động theo tiến
trình từ hiện tượng đến bản chất. Về mặt hiện tượng, giá trị thặng dư được tạo ra từ
trao đổi hoặc lưu thông. Nhưng về bản chất, giá trị thặng dư lại được tạo ra từ sản
xuất, từ việc bóc lột những người làm thuê. Nhà tư bản đã dùng hai phương pháp


bóc lột giá trị thặng dư là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và phương
pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Tóm lại, bằng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, Mác đã phát hiện và
xây dựng nên học thuyết về giá trị thặng dư, từ đó làm sáng tỏ hàng loạt khái niệm
khoa học kinh tế như: lợi nhuận, địa tô, tiền lượng giá cả… Toàn bộ học thuyết
kinh tế của Mác là bộ cẩm nang vô giá cho việc xây dựng cơ chế hoạt động chung
của tất cả các nước đang phát triển kinh tế. Và trên thực tế nhiều nhà tư sản đã áp
dụng nó để xây dựng các chính sách của họ. Trong tác phẩm Kinh tế học nổi tiếng
của mình P.Samenlson và W. Nordhaus đều thừa nhận những luận điểm khoa học
của Mác. Họ coi Mác là người “khổng lồ về tri thức” kinh tế, mặc dù học đứng trên
lập trường tư tưởng đối lập với Mác.
Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác thể hiện không chỉ ở sự phát hiện
những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản đương thời mà còn ở những phương
pháp nghiên cứu khoa học rất chính xác và có thể vận dụng cho mọi thời đại.
* Phương pháp nghiên cứu của Mác từ chương X đến chương XX
Bắt đầu từ chương X phần thứ 4 và kết thúc ở chương XX phần thức 6, Mác
đi sâu phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và tiền công. Trong toàn bộ

phần này, Mác nghiên cứu quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân và những người
sản xuất với nhau. Mác bắt đầu bằng cách phân tích sự phân chia lợi ích giữa nhà
tư sản và công nhân làm thuê và những người sản xuất với nhau. Hay nói chính xác
Mác phân tích quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Đặc
biệt Mác dành một phần lớn thời gian để nghiên cứu về lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội.
Nếu như ở những chương trước, Mác sử dụng chủ yếu phương pháp phân
tích và phương pháp lô gíc để tìm ra hệ bản chất của các khái niệm và các hiện
tượng kinh tế, thì ở các chương này, phương pháp nghiên cứu của Mác lại thể hiện
ở giác độ lịch sử, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi
tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát
hiện bản chất và quy luật của đối tượng.


Mọi sự vật hiện tượng của tự nhiên, xã hội đều có lịch sử của mình tức là có
nguồn gốc phát sinh vận động phát triển và tiêu vong. Quy trình phát triển lịch sử
biểu hiện toàn bộ tính cụ thể của nó, với mọi sự thay đổi những bước quanh co,
những cái ngẫu nhiên, những cái tất yếu, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, trong hoàn
cảnh khác nhau và trong một trật tự thời gian nhất định. Đi theo dấu vết của lịch sử
chúng ta sẽ có bức tranh trung thực về bản thân đối tượng nghiên cứ.
Với phương pháp này, Mác đã phân tích từ giá trị thặng dư tương đối đến
hiệp tác, phân công lao động xã hội và phân công lao động trong công trường thủ
công đến tiểu công, ở đây chủ yếu Mác đưa ra những cứ liệu lịch sử để chứng minh
cho những luận điểm khoa học của mình. Bằng những cứ liệu lịch sử chuẩn xác,
Mác đã phân tích thực chất quan hệ của tư bản và lao động. Ông không chỉ làm rõ
thêm một số khái niệm như giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư siêu ngạch,
tiền công… mà thông qua làm rõ các khái niệm này, Mác đã vạch trần thêm bản
chất bóc lột vừa tinh vi vừa thô bạo của chế độ làm thuê tư bản chủ nghĩa. Với
những tư liệu lịch sử, những nhận xét của chính các học giả tư sản tiến bộ, Mác đã

chỉ ra các xu hướng chung, tất yếu của tư bản và những biểu hiện các xu hướng đó.
* Phương pháp nghiên cứu của Mác từ chương XXI đến XXV (phần thứ
bảy)
Sau khi vạch rõ bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng
việc phân tích những mâu thuẫn cũng như những mối lien hệ nội tại của nó ở các
chương trên, Mác bắt tay vào xem xét cách thức cũng như xua hướng phát triển
của phương thức sản xuất này.
Theo Mác phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển bằng cách tư
bản hóa một bộ phận của giá trị thặng dư hay biến một bộ phận của giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm. Để phát hiện ra điều này, cũng để phát hiện ra cách thức
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mác đã vận dụng quy luật
lượng chất vào nghiên cứu, vì quy luật này chỉ ra cách thức phát triển của sự vật.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư với quy mô ngày càng lớn. Tư bản hóa giá trị thặng dư theo quy mô ấy
chính là tích lũy tư bản. Mác bắt đầu nghiên cứu quá trình này bắt đầu bằng nghiên
cứu quá trình tái sản xuất giản đơn. Theo Mác quá trình tái sản xuất tư bản chủ


nghĩa là một hình thái đặc biệt của quá trình tái sản xuất giản đơn. Tái sản xuất
giản đơn vừa là cơ sở lôgíc vừa là cơ sở lịch sử của quá trình tái sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Ở đây phép biện chứng được sử dụng một cách rất hoàn hảo. Từ quá
trình chuyển hóa từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, mác
đã phát hiện ra quy luật tích lũy tư bản chủ nghĩa đang chi phối các hiện tượng
trong lúc chúng đang nằm trong mối quan hệ qua lại mà ông quan sát được khi
nghiên cứu. Đối với Mác, điều quan trọng hơn cả là quy luật biến hóa của các hiện
tượng, quy luật phát triển của chúng, tức là sự chuyển hóa từ một hình thái này
sang một hình thái khác; từ một trật tự này sang một trật tự khác.
Mác cho rằng, sản xuất hàng hóa giản đơn phải phát triển đến một trình độ
nào đó mới có thể phát sinh nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là lượng phải tích
được tích lũy đến một mức độ nào đó mới có thể làm cho chất thay đổi. Sự thay

đổi về chất của sản xuất hàng hóa thể hiện ở chỗ: Nếu trước kia sản xuất hàng hóa
giản đơn xuất hiện chỉ dựa trên hai điều kiện đơn thuần là: sự phân công lao động
xã hội và chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất, thì bây giờ nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa ngoài hai điều kiện trên, còn cần phải có thêm hai điều kiện nữa: Một là,
toàn bộ hay hầu hết tư liệu sản xuất xã hội (biểu hiện thành tiền tệ) phải tập trung
trong tay một số ít người để họ chỉ đạo hoặc chi phối quá trình sản xuất xã hội; hai
là, phải có đông đảo những người vô sản mà muốn sống được họ phải đi làm thuê,
phải đem bán sức lao động của mình cho một số ít kẻ có tiền của. Những điều kiện
như thế không chỉ để phân biệt nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với sản xuất giản đơn
mà còn nói lên quan hệ đối kháng giữa tư bản và người công nhân trong nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tiếp tục xã hội hóa
quá trình sản xuất ở trình độ cao hơn. Từ đây trở đi quan hệ này sự thống trị hoặc
tri phối quán trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thực ra, trong quá trình sản
xuất hàng hóa giản đơn, quá trình xã hội hóa cũng đã được thực hiện - tức là hàng
hóa sản xuất ra không phải cho người sản xuât ra nó mà cho người trao đổi. Nhưng
trong tái sản xuất hàng hóa giản đơn, người sản xuất còn chi phối những sản phẩm
của mình một cách độc lập hơn. Mặc dù là sản xuất giá trị tiêu dùng cho người
khác, những toàn bộ giá trị thặng dư sản xuất ra, người sản xuất đã tiêu dùng cho
chính mình. Đến sản xuất tư bản chủ nghĩa thì quá trình xã hội hóa đã đạt đến một
trình độ cao hơn về chất. Ở đây Mác đã phát hiện ra một quy luật tự nhiên, một quy
luật kinh tế là sự phân chia giá trị thặng dư thành sản phẩm tiêu dùng cho cá nhân
nhà tư bản và phần chia cho tích lũy tư bản là do những điều kiện kinh tế cụ thể


quy định chứ không hề phụ thuộc vào ý chí của bất cứ nhà tư bản nào. Thoạt nhìn
vào hiện tượng, chúng ta dễ nhầm tưởng rằng việc phân chia giá trị thặng dư thành
hai phần như vậy hết thảy đều theo ý chí của nhà tư bản. Trên thực tế bản thân nhà
tư bản cũng bị các quy luật kinh tế tự nhiên chi phối. Chính vì quá trình xã hội hóa
cao như vậy nên sự chi phối của quy luật kinh tế khách quan trong sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa càng mạnh mẽ hơn, “gang thép” hơn. Vì vậy ý thức đóng vai

trò phụ thuộc trong nền văn minh. Sự nghiên cứu các quy luật kinh tế ít có thể dựa
vào một hình thái ý thức hay một kết quả của ý thức. Đây là một biểu hiện rất sinh
động của quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội. Tuy nhiên ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối so với tồn tại
xã hội.
1.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học của Mác trong quyển thứ hai, bộ
Tư bản
Ở quyển thứ nhất, bộ Tư bản, Mác đặt tên là “Quá trình sản xuất của tư bản”
còn ở quyển thứ hai là “Quá trình lưu thông của Tư bản. Thật vậy, trong quyển thứ
hai, quá trình sản xuất được bổ sung bằng quá trình lưu thông của tư bản, những ở
đây không nghiên cứu quá trình lưu thông hàng hóa giản đơn mà là quá trình lưu
thông tư bản. Qúa trình lưu thông hàng hóa giản đơn thực chất đã được nghiên cứu
ở quyển thứ nhất. Còn quyển thứ ba là “Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa”, tập trung khảo sát sự lưu thông của quá trình vào sản xuất tư bản trong sự
vận động cụ thể biện chứng của nó.
Nếu ở quyển thứ nhất, bộ Tư bản, Mác đã sử dụng nhiều phương pháp phân
tích và phương pháp trừu tượng hóa tức la chia các đối tượng nghiên cứu thành
những đối tượng độc lập để nghiên cứu, thì ở quyển thứ hai, Mác đã sử dụng nhiều
phương pháp tổng hợp và cụ thể hóa để khảo sát sự vận động của sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong chỉnh thể của nó. Khi nghiên cứu toàn bộ Tư bản ta thấy việc kết
hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của Mác rất hợp lý. Khi đối tượng
nghiên cứu và lôgíc nghiên cứu cần đề cập đến loại hình phương pháp nào thì Mác
đã sử dụng triệt để phương pháp đó. Ở quyển thứ nhất cần tách đối tượng nghiên
cứu thành những bộ phận nhỏ và nghiên cứu từng bộ phận ấy một cách riêng lẻ,
Mác đã bắt đầu từ hàng hóa và phát hiện ra tính hai mặt của quá trình lao động và
từ đó khám phá ra bản chất của các khái niệm tiếp theo như tiền tệ, lợi nhuận, giá
trị thặng dư… Ở quyển thứ hai, Mác đã đặt tư bản trong sự vận động cụ thể của nó.


Ở đây, sản xuất tư bản chủ nghĩa không bị khảo sát tách rời giữa các khái niệm mà

trong tổng thể sự vận động cụ thể của nó. Như vậy các cặp phương pháp nghiên
cứu được sử dụng nặng hơn về phía ngược lại với phương thức ở quyển thứ nhất.
Trong cặp phương pháp phân tích - tổng hợp ở quyển thứ nhất nặng về phân tích
thì ở quyển thứ hai nặng về tổng hợp. Trong cặp phương pháp trừu tượng hóa - cụ
thể hóa thì ở quyển thứ nhất nặng về trừu tượng hóa, quyển thứ hai nặng về cụ thể
hóa, tức là Mác đặt sản xuất tư bản chủ nghĩa trọng sự vận động cụ thể của nó.
Trong quyển thứ nhất cặp phương pháp lôgíc - lịch sử được sử dụng thiên về
phương pháp lôgíc thì ở quyển thứ hai nặng hơn về phân tích lịch sử. Trong cặp
phương pháp quy nạp - diễn dịch thì ở quyển thứ nhất sử dụng nhiều phương pháp
quy nạp, còn ở quyển thứ hai Mác sử dụng nhiều phương pháp diễ dịch. Tuy vậy, ở
quyển thứ hai, Mác vẫn sử dụng nhiều phương pháp diễn dịch. Ví dụ ở quyển hai,
Mác đã phân tích vòng chu chuyển của tư bản trong sự vận động tổng thể của nó,
những với một điều kiện là những nhân tố bên trong của nó đã được khám phá - cái
hộp denđã được mở và nghiên cứu kỹ. Bây giờ là lúc đóng cái hộp đen ấy lại để
quan sát bề ngoài của cái hộp đen, tức là những biểu hiện bên ngoài của nó. Với
phương pháp này, Mác đã khắc phục được những khiếm khuyết của những học giả
kinh tế trước ông.
Tóm lại ở quyển thứ hai, Mác đã sử dụng phương pháp luận riêng của mình
để phanh phui cái bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế đồng thời quan sát
các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất. Mác đã khảo sát nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong sự vận động tổng thể của nó. Nếu như ở quyển thứ nhất, Mác đã
phân tích các khái niệm trong trạng thái tĩnh, trong điều kiện tách rời, không liên
kết thì ở quyển thứ hai, bộ Tư bản chúng lại nằm trong sự vận động thống nhất,
biện chứng của nó. Ở quyển thứ nhất, cần thiết phải nghiên cứu các đối tượng
trong trạng thái tĩnh và tách rời tương đối với các đối tượng khác, thì ở quyển thứ
hai, rõ ràng Mác lại đặt các sự vật, hiện tượng trong sự vận động biện chứng của
chúng. Ở đây nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được tái hiện không phải ở những
khái niệm rời rạc, bất động khô cứng mà trong sự vận động, trong sự sinh sôi nảy
nở. Chính từ cách nghiên cứu hợp lý đó mà Mác không những chỉ ra được những
mặt hạn chế, những thiếu sót trong học thuyết kinh tế của A.Smít và Đ. Ricácđô,

mà còn chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến những sai lầm mà các nhà kinh điển của
kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đã vấp phải. Việc nghiên cứu quyển thứ hai của
bộ Tư bản bắt đầu từ từ sự giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất và lưu thông. Thực


chất giá trị thặng dư chỉ có thể được sản xuất trong lĩnh vực sản xuất, nhưng tư bản
lại bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực lưu thông. Bắt đầu từ hình thái tiền tệ của tư
bản, nhà tư bản ứng tiền ra để mua hàng hóa sức lao động và tư liệu lao động. Sau
đó nhà tư bản mới đi vào lĩnh vực sản xuất và ở đó người ta mới thấy sự xuất hiện
quá trình sản xuất, mới tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Sự vận động của thực tiễn
như vậy dễ làm cho người ta hiểu sai là lợi nhuận, giá trị thặng dư được tạo ra
trong lĩnh vực lưu thông chứ không phải trong lĩnh vực sản xuất.
* Rút ra một số kinh nghiệm về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
như sau:
Từ nghiên cứu quyển một và quyển hai bộ Tư bản có thể rút ra một số kinh
nghiệm hay ý nghĩa về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học đó
là:
Một là, để tìm hiểu bản chất của các hiện tượng xã hội thì ngoài việc nghiên
cứu rất nghiêm túc các hiện tượng, các số liệu, các dữ liệu, một nhân tố không thể
thiếu là đó là phải có công nghệ và phương pháp luận hợp lý. Phương pháp luận sai
thì không bao giờ cho được những kết quả khả quan. Bản chất của việc nghiên cứu
khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận
động của đối tượng như là một phương tiện để khám phá ra chính đối tượng đó.
Phương pháp là những quy luật bản chất, nội tại của vận động nhận thức khoa học
được chúng ta sử dụng một cách có ý thức để đạt được những thành tựu tiếp cận
chân lý đầy đủ hơn, nhanh chóng hơn, đúng đắn hơn. Phương pháp nghiên cứu
khoa học là những quy luật nội tại của tư duy với tư cách là sự phản ánh chủ quan
của thế giới khách quan.
Hai là, khi nghiên cứu một hoặc nhiều hiện tượng xã hội thì phải sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng phương pháp này hay

phương pháp khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác là tùy theo yêu cầu của đối
tượng và giai đoạn nghiên cứu. Ở đây quan hệ giữa chủ thể nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là quan hệ biện chứng. Mỗi đối tượng
nghiên cứu đòi hỏi những phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Việc sử
dụng các phương pháp không phải theo ý chí chủ quan của người nghiên cứu. Tuy
nhiên, phương pháp nghiên cứu lại do người nghiên cứu phát hiện và sử dụng, do


đó, người nghiên cứu muốn đạt được kết quả tốt phải tiếp cận nghiên cứu đối
tượng một cách cụ thể và phải tìm cho ra những phương pháp tiếp cận hợp lý.
Ba là, những cặp phương pháp như phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, lôgíc - lịch sử…, thường được kết hợp với nhau để nghiên cứu một đối
tượng, một sự vật hay hiện tượng. Khi đã sưr dụng phương pháp phân tích, quy nạp
hay lôgíc … thì sau đó phải sử dụng phương pháp đối ngẫu như tổng hợp, diễn
dịch hay lịch sử. Sự phối hợp giữa các phương pháp đối ngẫu như vậy giúp chúng
ta thấy rõ bản chất hiện tượng của các sự vật, thấy được mâu thuẫn giữa bản chất
và hiện tượng và từ đó tìm ra được những nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng
xã hội. Nếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích mà không tổng hợp thì chúng ta
chỉ thấy được cây mà không thấy rừng. Nếu chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp mà
không phân tích thì chỉ cho ta những nét đặc trưng khái quát nhất của sự vật và đôi
khi còn mắc những nhận thức sai lầm.
Bốn là, Phương pháp nghiên cứu khoa học vừa là công cụ vừa là sản phẩm
của hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như quá trình sản xuất vừa sản xuất ra tư
liệu tiêu dùng vừa sản xuất ra công cụ sản xuất. Hoạt động khoa học có mục tiêu là
tìm ra tri thức mới và nghiên cứu để tìm ra phương pháp mới. Phương pháp nghiên
cứu khoa học là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời là công
cụ “sản xuất” trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, công cụ càng sắc bén thì năng
suất lao động ngày càng cao và chất lượng sản phẩm càng tốt. Vì vậy một nội dung
rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay là phải tìm ra được những
phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với hoạt động này ở nước ta. Đây là

một lĩnh vực còn trống rất nhiều trong các ngành khoa học của Việt Nam nói chung
và khoa học xã hội nhân văn nói riêng.
2. Vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa
học của Mác trong quyển một và quyển hai Bộ tư bản vào viết tổng quan tình
hình nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề về tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tổng quan tài liệu là bài viết tổng hợp một cách đầy đủ nhất có thể được
những hiểu biết về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích toàn bộ mọi mặt các tài


liệu và công trình nghiên cứu liên quan. Trong phần tài liệu tham khảo có thể dẫn
hàng vài trăm tài liệu.
Mục đích của tổng quan tình hình nghiên cứu là tổng hợp những tiến bộ
khoa học gần đây trong một chủ đề cụ thể. Nhìn chung, phần tổng quan tóm tắt
hiện trạng kiến thức của chủ đề để cung cấp kiến thức về chủ đề này cho người đọc
bằng cách thảo luận những phát hiện được trình bày trong các tài liệu nghiên cứu
gần đây. Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau như:
- Trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã
được thực hiện;
- Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các
nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm
- Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện;
- Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo;
- Tổng hợp kiến thức về một vấn đề đang được quan tâm.
Tổng quan tình hình nghiên cứu không đơn thuần là một báo cáo về một số
tài liệu mà bạn tham khảo được, nó là một báo cáo đánh giá tổng hợp các kết quả
từ một số tài liệu chính để tạo ra một lập luận chặt chẽ về một chủ đề. Một khía
cạnh quan trọng của phần tiểu luận tổng quan là cung cấp bằng chứng nghiên cứu
cho một quan điểm cụ thể trong một lĩnh vực nghiên cứu. Do đó, một trọng tâm
lớn của phần tổng quan tình hình nghiên cứu là cần mô tả về các số liệu để hỗ trợ

hay bác bỏ quan điểm đó. Mặc dù bạn không phải tiến hành một thí nghiệm thực
sự nhưng bạn cần xem bài viết như đang trình bày kết quả nghiên cứu của mình.
Do vậy, bạn cần đọc các tài liệu nghiên cứu trên cùng một chủ đề và đưa ra nhận
định, kết luận riêng của bạn về ý nghĩa khoa học đạt được của các bài báo đó. Lưu
ý, phần tổng quan không phải là bài tổng hợp lại từ các báo cáo chuyên đề. Đây là


một bài viết tổng hợp về các nội dung nghiên cứu có liên quan đến luận án Tiến sĩ
và có quan điểm khoa học riêng của Nghiên cứu sinh.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án do nghiên
cứu sinh thực hiện. Dung lượng phần tổng quan được trình bày trong khoảng từ 05
đến 07 trang trên khổ giấy A4. Kết cấu phần tổng quan gồm: mở đầu, nội dung, kết
luận. Trong phần mở đầu của tiểu luận tổng quan trình bày các nội dung: sự cần
thiết và ý nghĩa của tiểu luận tổng quan; mục đích, phương pháp tiến hành. Phần
nội dung đi sâu làm rõ: tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước có liên quan
đến đề tài luận án, trong đó tập trung vào:
- Hệ thống hóa tất cả các công trình, bài viết đã được công bố, kể cả các luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ (kể cả trong và ngoài nước) liên quan mật thiết đến đề
tài luận án hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong luận án;
- Phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công
của các công trình này trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án
hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong luận án; những quan
điểm, luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu đã được sử dụng trong những công trình nghiên cứu này;
- Phân tích, đánh giá và nêu rõ những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài
luận án mà trong các công trình nói trên đã đề cập, nhưng chưa được giải quyết
một cách triệt để hoặc còn đang có ý kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp
tục nghiên cứu;
- Lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung luận án mà tác giả cần
và sẽ tập trung giải quyết.

2.2. Nội dung vận dụng
Tổng quan nghiên cứu là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối
với một công trình nghiên cứu như luận án Kinh tế chính trị. Các nghiên cứu quy


mô như niên luận, khóa luận, luận văn, luận án ... bắt buộc có chương tổng quan tài
liệu. Chương này đưa ra bức tranh khái quát các cơ sở lý luận, các kết quả nghiên
cứu đã được công bố liên quan đến đề tài đang thực hiện. Nghiên cứu tổng quan
tình hình nghiên cứ giai đoạn đầu có thể giúp nhà nghiên cứu dựa vào đó để lựa
chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây
dựng những giả thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình.
Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đối trong viết tổng quan tình hình
nghiên cứu của luận án Kinh tế chính trị. Các quy tắc này có thể thay đổi tuỳ cấp
độ nghiên cứu cũng như tuỳ người hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của
luận án kinh tế chính trị. Mỗi nhà khoa học lại chịu những áp lực hành chính, quy
định chuyên môn, thói quen nghiên cứu trong đơn vị và chuyên ngành kinh tế của
mình. Việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị của
Mác sẽ giúp người làm công tác nghiên cứu có thể xây dựng một tổng quan tình
hình nghiên cứu luận án kinh tế chính trị đạt hiệu quả :
- Xác định chủ đề quan tâm: là nội dung đề cập chính xuyên suốt đề tài,
thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu: là các mục tiêu lớn, bao quát được
chủ đề nghiên cứu của đề tài.
- Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ: không phải
chọn tất cả các tài liệu đã có mà cần có tiêu chuẩn cụ thể, Ví dụ: tác giả một bài
tổng quan về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì tập trung vào các tài
liệu bàn xung quanh về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó có sự lựa chọn
phân loại tài liệu cần quan tâm
Các yêu cầu về tài liệu tham khảo cần quan tâm để phục vụ cho viết tổng
quan tình hình nghiên cứu của luận án kinh tế chính trị là: tầm tham khảo đủ rộng

để bao quát phạm vi của đề tài; mức độ tham khảo đủ sâu, tương ứng với yêu cầu
của cấp độ nghiên cứu; thông tin tương đối cập nhật để đánh giá vấn đề khách


quan, kịp thời, không bị lạc hậu với dòng thông tin chuyên ngành; thông tin có
chọn lọc sao cho phù hợp với luận án kinh tế chính trị.
Các trình tự này cũng mang tính tương đối, vì có thể có những đề tài xuất
phát từ những ý tưởng mới, sau đó mới thu thập tài liệu, triển khai thực hiện. Và
cũng có thể có đề tài diễn ra theo hướng ngược lại, sau khi đã tích luỹ một lượng
thông tin, tài liệu đủ lớn để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc làm nảy sinh ý tưởng
về đề tài nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau
Tài liệu có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí
khoa học chuyên ngành kinh tế, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí kinh
tế, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, internet…).
Ngày nay, Internet và công nghệ tin học ứng dụng đã tạo ra nhiều phương thức tìm
kiếm, xử lý tài liệu tham khảo hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn so với
phương cách tìm kiếm truyền thống. Các công cụ tìm kiếm trên mạng có ở khắp
mọi nơi, các trang web, các bộ cơ sở dữ liệu, trong lòng các phần mềm … Hiện
nay, toàn cầu chỉ có EndNote, References, Cited là phần mềm chuyên dụng quản lý
tài liệu tham khảo. Hiểu và thực hành các nội dung dưới đây sẽ giúp nhà nghiên
cứu tìm kiếm và xử lý tài liệu tham khảo bằng Internet thuận tiện và hiệu quả. Phần
mềm EndNote là một công cụ tìm kiếm trực tuyến. Nó cung cấp một cơ sở dữ liệu
thư mục bằng một đường tìm kiếm đơn giản trên mạng và giúp lấy trực tiếp các tài
liệu tra cứu trong EndNote. (EndNote cũng có thể nhập các file dữ liệu lưu trữ từ
các dạng khác qua mạng, từ CD-ROMs, và từ các cơ sở dữ liệu thư viện). Làm chủ
EndNote thật đơn giản. Bạn ngồi tại nhà truy cập website của một cơ quan nào đó,
hoặc vào mục thư viện, bạn sẽ có hướng dẫn sử dụng chi tiết. Cán bộ thư viện
phòng NET hướng dẫn trực tiếp và cụ thể hơn, hãy đến các thư viện, bạn sẽ được
trợ giúp. Ngoài ra có các công cụ hỗ trợ tìm kiếm đắc lực khác như Google search,

Yahoo search, References, Cited, word 2007 quản lý tài liệu tham khảo, ...


Chúng ta có thể lựa chọn các nguồn tài liệu ưu tiên theo thứ tự sau:
+ Bắt đầu bằng tổng hợp rộng về tài liệu nghiên cứu như các tổng quan được
tìm thấy trong sách giáo khoa, các bài tạp chí hay các tổng hợp các tóm tắt;
+ Chuyển tới các bài báo tạp chí. Bắt đầu với các nghiên cứu gần nhất về
chủ đề và lùi dần theo thời gian. Lần theo sách tham khảo ở cuối các bài báo để
khảo sát rộng hơn các nghiên cứu;
+ Chuyển sang các sách liên quan đến chủ đề;
+ Tìm kiếm các bài viết dự hội thảo về chủ đề;
+ Tìm kiếm các tóm tắt của các luận văn, luận án hiện có ở các trường đại học.
- Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để nắm được
ý chính, có sự phân tích, đánh giá và tổng họp các ý kiến, quan điểm khác nhau, từ
đó có cách nhìn toàn diện
- Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu giữ những tài
liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục
đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,…)
- Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung liên quan
và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân. Người nghiên cứu cần
ghi lại các thông tin cơ bản để phục vụ cho việc tổng quan tài liệu. Một ghi chép
tóm tắt tốt phải gồm các điểm sau:
+ Ghi chú các vấn đề được nhấn mạnh;
+ Nói rõ mục đích trung tâm hay trọng điểm của nghiên cứu;
+ Ghi ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể và người tham gia;
+ Tổng quan các kết quả chính liên quan đến nghiên cứu;
+ Chỉ rõ các thiếu sót/sai lầm (về lý thuyết/phương pháp luận/kỹ thuật ...)
trong nghiên cứu.
- Viết tổng quan tình hình nghiên cứu



Thời gian để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu luận án kinh tế chính
trị khá dài, chiếm khoảng 30% thời gian thực hiện nghiên cứu. Tác giả phải tìm đọc,
sàng lọc và xử lý nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy phải thiết kế nội dung của
phần tổng quan tình hình nghiên cứu theo hướng phù hợp với qui mô, cấp độ và nội
dung của công trình nghiên cứu của luận án kinh tế chính trị.
Cần xây dựng trước các đề mục cho chương tổng quan tình hình nghiên cứu.
Dựa trên mục tiêu đề ra, tổng quan được trình bày theo chủ đề, chia ra nhiều chủ
đề nhỏ, sắp xếp theo trình tự lôgíc và có mối liên hệ với nhau. Tác giả cần bám sát
mục tiêu đã đề ra và cần làm rõ cơ sở lý luận của nghiên cứu (cơ sở lý thuyết). Các
kết luận và khuyến nghị phải căn cứ trên những kết quả thu được, có phân tích
thông tin, có đối chiếu với mục tiêu đã vạch ra.
Tổng quan cầu trình bày khái quát hiện trạng của vấn đề nghiên cứu qua
thông tin thông báo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan. Việc trình
bày này hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần là liệt kê, điểm tài liệu theo một trình
tự nào đó, mà cần phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này
trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành. Tác giả cần đưa ra những nhận
xét bình luận của bản thân đối với những thông tin thu thập được, có thể đưa ra
những quan điểm đối lập. Phân tích phương pháp luận và giá trị của các kết quả
thu được trong các công trình khác nhau được sử dụng trong bài. Trình bày tóm tắt
trong những đoạn cuối của bài tổng quan những số liệu và kết quả có giá trị nhất và
gợi ý những hướng nghiên cứu cho các công trình trong tương lai. Xem xét cụ thể
các hướng nghiên cứu nào, vấn đề đặc trưng của mỗi hướng là gì, các kết quả đã
đạt được, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của các hướng nghiên cứu đó. Ví dụ: Một
chuyên đề nghiên cứu về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế thì trong phần tổng quan phải nêu được các quan
điểm đề cập đến nâng cao sức cạnh tranh đã tồn tại, ưu nhược điểm cơ bản của
từng quan điểm, đưa ra quan điểm cá nhân dự kiến nghiên cứu đã được áp dụng ở



đâu chưa kết quả như thế nào? Vạch rõ vấn đề đã được nghiên cứu đến đâu, những
gì còn chưa được xem xét, còn bỏ ngỏ, nếu có thể thì chỉ ra nguyên nhân của hiện
trạng vấn đề. Phải nêu quan điểm riêng của mình về vấn đề được xem xét (có thể
tán thành, theo quan điểm của tác giả này hay tác giả khác để tiếp tục giải quyết
vấn đề được chọn nghiên cứu, đưa ra cách tiếp cận, giải quyết vấn đề hoàn toàn
khác, hay khác một phần...).
- Đọc lại phần tổng quan đã viết, sửa chữa và hoàn thành tài liệu tổng quan:
Trong bước này, người viết có thể phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc
đọc thêm những tài liệu liên quan để có thêm thông tin hoặc làm rõ thêm thông tin
quan trọng. Viết tổng quan tài liệu không phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ
là một quá trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều mức độ và
mục đích khác nhau. Khi mới bắt đầu giúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các
nguồn tài nguyên hỗ trợ, đặt vấn đề nghiên cứu. Khi đang nghiên cứu giúp củng cố
các luận cứ, luận chứng, bổ sung các đánh giá phê bình khoa học. Khi kết thúc
nghiên cứu giúp tạo hình mẫu, tiêu chuẩn để soạn thảo và trình bày kết quả nghiên
cứu.
KẾT LUẬN
Bộ tư bản của Mác không chỉ là tác phẩm kinh điển mang tính cách mạng
sâu sắc mà còn là tác phẩm chứa sự mẫu mực về việc sử dụng phương pháp luận
và phương pháp khoa học. Càng đọc tác phẩm chúng ta càng thấy được vai trò của
phương pháp nghiên cứu khoa học. Chính từ phương pháp nghiên cứu đúng mà bộ
Tư bản của Mác không chỉ là “cuốn sách gối đầu” của những người cộng sản mà
còn là tác phẩm buộc chính giai cấp tư sản trước đây và bây giờ phải tìm về nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn sẽ là kim chỉ nam, là bí quyết để
chúng ta khám phá ra được những chân lý sâu xa của tự nhiên, của xã hội và tư duy
con người. Điều này càng thôi thúc chúng ta cố gắng đi sâu tìm hiểu những vấn đề
về phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và cách sử dụng phương
pháp nghiên cứu khoa học của Mác nói riêng.



Việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị vào
xây dựng phần tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh
phải nắm vững và vận dựng nhuần nhuyễn phương pháp luận cũng như phương
pháp nghiên cứu khoa học của Mác, đặc biệt phương pháp của Mác trong Bộ tư
bản. Khi viết phần tổng quan vấn đề nghiên cứu cần sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp tiếp cận lịch sử và nhất
là việc sưu tầm, phân tích và tổng hợp tư liệu. Hay nói cách khác yêu cầu hàng đầu
của viết phần tổng quan liên quan đến đề tài là đi sâu phân tích, đánh giá đúng các
công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài. Tránh liệt kê đơn thuần
các công trình khoa học đã biết, mà phải phân tích, đánh giá khách quan các tài
liệu, các kết quả nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu sinh phải sử dụng thuần thục
các thao tác phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu và bằng các suy luận
khoa học để có cái nhìn toàn diện. Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu thực tiễn để thu thập các số liệu, dữ liệu; sử dụng các phương pháp
toán thống kê để xử lý số liệu, từ đó rút ra được các kết luận khách quan, chính
xác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Học viện Chính trị quân sự (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Đào tạo
sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự – Hội nhập và phát triển”, Hà tây.
3. Tài liệu tham khảo nước ngoài (1974), Phương pháp của Bộ “Tư bản” và
những vấn đề kinh tế chính trị học về chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.
4. Thái Doãn Tước (2011), Đề tài khoa học: Nâng cao chất lượng luận văn
thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị ở Học viện Chính trị, Hà Nội.


5. Trần Xuân Sầm (2000), Tìm hiểu phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu khoa học qua một số tác phẩm kinh điển mácxít, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.




×