BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ MINH PHƯỢNG
HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ MINH PHƯỢNG
HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Vương Thị Thu Hiền
2. PGS. TS Hoàng Văn Bằng
HÀ NỘI - 2019
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Lê Thị Minh Phượng
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................vi
DANH MỤC BẢNG...........................................................viii
DANH MỤC HÌNH..............................................................ix
MỞ ĐẦU...........................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP..............................................10
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước...........................................................10
1.1.1. Nghiên cứu về chính sách thuế, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp....10
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý thuế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp..........13
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài...........................................................16
1.2.1. Nghiên cứu về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp..........................16
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp...............................18
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu..........................................................................19
1.4. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu............................................................20
Kết luận chương 1..................................................................................................20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP..........................................................................22
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................................22
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp........................22
2.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp..................................................24
2.2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................26
2.2.1. Khái niệm chính sách thuế, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp......26
2.2.2. Nguyên tắc và phương pháp thiết lập chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp...............................................................................................................29
2.2.3. Nội dung chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp..................................32
2.3. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp..............................................................34
3
2.3.1. Khái niệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp......................................34
2.3.2. Đặc điểm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................37
2.3.3. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp........................................38
2.3.4. Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp....................................39
2.3.5. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................41
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp..............................44
2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp......44
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp...........45
2.5. Xu hướng cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp ở các nước và bài học cho Việt Nam...............................50
2.5.1. Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................50
2.5.2. Về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp..................................................54
2.5.3. Bài học rút ra cho Việt Nam...................................................................57
2.6. Đánh giá tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................60
2.6.1. Cơ sở lý thuyết về đánh giá tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp...60
2.6.2. Xây dựng mô hình đánh giá tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp. .65
Kết luận chương 2..................................................................................................73
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM....................................................................74
3.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018.............................74
3.2. Thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2000 - 2018. .79
3.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2000 - 2018.......83
3.4. Đánh giá thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn
2000 - 2018.............................................................................................................88
3.4.1. Kết quả đạt được.....................................................................................88
3.4.2. Nguyên nhân của kết quả.....................................................................100
3.4.3. Hạn chế.................................................................................................103
3.4.4. Nguyên nhân của hạn chế.....................................................................117
4
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn
2000 - 2018...........................................................................................................119
3.5.1. Kết quả đạt được...................................................................................119
3.5.2. Hạn chế.................................................................................................124
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.....................................................................130
Kết luận chương 3................................................................................................131
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM................................133
4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu hoàn thiện
thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.............................................................133
4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.......................................................................133
4.1.2. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu hoàn thiện thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam..........................................................................................136
4.2. Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp..........................139
4.2.1. Mục tiêu hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp.................................139
4.2.2. Yêu cầu đối với hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp......................141
4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam giai
đoạn
2020 - 2025..................................................................................145
4.3.1. Về phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp.................................145
4.3.2. Về khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp.............................................................................................................146
4.3.3. Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................149
4.3.4. Về ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp..............................151
4.3.5. Về chuyển giá.......................................................................................153
4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn
2020 - 2025...........................................................................................................156
4.4.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kê khai, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.............................................................................................................157
5
4.4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh
nghiệp.............................................................................................................160
4.4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế thu
nhập doanh nghiệp..........................................................................................164
4.5. Giải pháp điều kiện.......................................................................................167
4.5.1. Cải cách dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế và thực hiện “phân đoạn người
nộp thuế”........................................................................................................167
4.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp..................................................................................................169
4.5.3. Tăng cường sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế....169
4.5.4. Phát triển dịch vụ thuế, đặc biệt là dịch vụ thuế tư...............................170
Kết luận chương 4................................................................................................174
KẾT LUẬN.....................................................................175
CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CQT
DN
DNNV
Nguyên văn
CQT
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
V
FDI
GSO
GTGT
GDT
IRS
KH&C
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Giá trị gia tăng
Tổng Cục Thuế
Dịch vụ doanh thu nội địa
Khoa học và Công nghệ
N
KT-XH
MOF
NNT
NHNN
NSNN
TTHC
TTĐB
TNCN
TNDN
TSCĐ
Kinh tế - xã hội
Bộ tài chính
NNT
Ngân hàng nhà nước
Ngân sách nhà nước
Thủ tục hành chính
Tiêu thụ đặc biệt
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết
tắt
APA
Ý nghĩa đầy đủ
Cụm từ tiếng Anh viết đầy
đủ
Cơ chế thỏa thuận trước về phương Advance Pricing Agreement
7
DB
EU
IMF
OECD
OTP
WB
WTO
LTO
VAR
VECM
pháp xác định giá tính thuế
Báo cáo môi trường kinh doanh
Liên minh Châu Âu
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Mật khẩu dùng một lần
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
Văn phòng quản lý người nộp thuế
Véc tơ tự hồi quy
Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ
Doing Business
European Union
International Monetary Fund
Organization for Economic
One Time Password
World Bank
World Trade Organization
Large Taxpayer Office
Vector autoregression
Vector Error Correction Model
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hệ số co giãn của thuế TNDN.................................................................95
Bảng 3.2: Bảng biến số thể hiện số người được đóng bảo hiểm xã hội...................97
Bảng 3.3: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế thu nhập doanh nghiệp 2009 - 2018......98
Bảng 3.4: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn năm 2016..................110
9
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thuế thu nhập doanh nghiệp....................................................................63
Hình 3.1: Số lượng DN đăng ký thành lập và ngừng hoạt động giai đoạn 2011-2017....78
Hình 3.3: Các tồn tại trong thanh tra, kiểm tra.......................................................125
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế rất quan trọng trong hệ thống thuế
của các quốc gia. Thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ quan trọng trên phương
diện là công cụ tạo số thu lớn cho ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ rất hữu
hiệu để nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều chỉnh hành vi của các
doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Một chính sách
thuế thu nhập doanh nghiệp tốt và được tổ chức quản lý tốt có tác động quan trọng
đến sự phát triển của nền kinh tế.
Từ khi được áp dụng tại Việt Nam năm 1999 thay thế cho thuế lợi tức, chính
sách thuế TNDN đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và ngày càng phù hợp với
thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số thu từ thuế TNDN luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng số thu từ thuế. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế, của
khoa học - công nghệ đã dẫn đến nhiều lĩnh vực, hình thức kinh doanh mới ra đời,
chính sách thuế TNDN cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để phù hợp
với tình hình mới. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài là có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn.
Về lí luận, mặc dù là sắc thuế khá lâu đời và đã được nghiên cứu khá kỹ
lưỡng bởi nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở nhiều quốc gia trên thế giới, song
trước những thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội quốc tế những năm gần đây,
có nhiều vấn đề đặt ra về lý luận trong chính sách và quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp vẫn còn gây tranh cãi. Một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện như: Cạnh
tranh về thuế thu nhập doanh nghiệp với “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất tiếp tục
như thế nào? Hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nào là thực sự hiệu quả
với những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia? Chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp nên thay đổi như thế nào để phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế số và các
giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới?…
Vai trò của thuế TNDN là rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó có tác
động gián tiếp hoặc trực tiếp tới các chủ thể trong kinh tế. Do đó, việc điều tiết và
2
sử dụng thuế TNDN một cách hiệu quả và hợp lý đối với từng giai đoạn phát triển
của mỗi quốc gia là rất quan trọng. Do đó, việc đánh giá những tác động hay ảnh
hưởng của thuế TNDN tới các chủ thể trong nền kinh tế có vai trò quan trọng và là
cơ sở khoa học được dùng để tham khảo khi áp dụng một mức thuế suất. Như vậy,
vẫn có khoảng trống về lý luận cho các nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Thời
gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất
cập cần được đánh giá đúng các nguyên nhân của các hạn chế đó. Những thay đổi
trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian qua ở Việt Nam có tác động
như thế nào đến thu ngân sách và nền kinh tế cũng chưa được nghiên cứu thấu đáo
về định lượng. Điều này đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu về thực tiễn chính sách thuế
và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, tìm ra giải pháp hoàn
thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hơn thế nữa, công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói
riêng cũng ngày càng được cải tiến, đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn tăng cường
kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các gian lận thuế TNDN. Tuy nhiên, xét về
tổng thể chính sách thuế TNDN và quản lý thuế TNDN cũng còn có những hạn chế,
bất cập, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Đặc biệt trong các năm gần đây
hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết khá phổ biến,
điều này không những gây thất thu NSNN, mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu có liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp và đã có nhiều kết quả nghiên cứu quan
trọng được công bố, song vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi, cần tiếp tục củng cố
luận cứ lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, sau 20 năm triển khai áp dụng với nhiều
lần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc
tế, tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế,
của thương mại điện tử, đã xuất hiện nhiều hình thức, loại hình sản xuất, kinh
3
doanh, giao dịch xuyên biên giới, thuế TNDN hiện hành vẫn chưa điều chỉnh và bao
quát được về vấn đề ưu đãi thuế, về thuế suất và chuyển giá.
Trong bối cảnh, tình hình nói trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận
án với mong muốn tìm kiếm một số giải pháp có luận cứ khoa học, phù hợp với
thực tiễn và thiết thực gắn với nội dung hoàn thiện thuế TNDN ở Việt nam thời gian
tới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế TNDN và chính sách thuế TNDN
kịp thời phù hợp đúng đắn, phát huy vai trò của chính sách thuế trong huy động
nguồn thu cũng như điều tiết, thúc đẩy sự phát triển KT-XH Việt Nam. Với ý nghĩa
như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án là cấp thiết, có tính thời sự cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách
thuế TNDN và quản lý thuế TNDN trên cơ sở các luận cứ khoa học, phù hợp với
thực tiễn thuế TNDN ở Việt Nam hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
thuế TNDN; đảm bảo cho thuế TNDN huy động được nguồn thu cho NSNN cũng
như góp phần điều tiết, thúc đẩy sự phát triển KT-XH Việt Nam giai đoạn 2020
-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
Một là, làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách thuế TNDN và quản lý thuế
TNDN để làm luận cứ cho việc đánh giá thực trạng thuế TNDN ở Việt Nam hiện
nay cũng như tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn
2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hai là, nghiên cứu cơ sở lý thuyết và xây dựng các mô hình để phân tích,
đánh giá tác động của thuế suất và những thay đổi của chính sách thuế TNDN đối
sự phát triển nền kinh tế.
Ba là, tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng thuế TNDN ở
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018; làm rõ những kết quả đạt được, những điểm còn
hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Bốn là, định hướng và đề xuất các giải pháp quan trọng để hoàn thiện thuế
4
TNDN ở Việt Nam trên cả hai phương diện là hoàn thiện chính sách thuế TNDN và
hoàn thiện quản lý thuế TNDN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, tác giả thực hiện nội dung nghiên
cứu tập trung vào trả lời các câu hỏi sau:
(1) Mô hình và phương pháp nào nên được sử dụng để đánh giá kết quả thực
hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo độ tin cậy cao?
(2) Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong chính sách thuế
TNDN và quản lý thuế TNDN ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2018?
(3) Giải pháp nào cho hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam giai
đoạn 2020 - 2025?
(4) Giải pháp nào để tăng cường quản lý thuế TNDN ở Việt Nam 2020 - 2025?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính sách thuế TNDN và quản lý thuế TNDN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về chủ thể quản lý thuế TNDN: Cơ quan quản lý thuế các cấp và
quản lý thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh
nghiệp; không bao gồm: (i) NNT là hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức sự nghiệp,
lực lượng vũ trang không hoạt động theo Luật doanh nghiệp; (ii) Hoạt động quản lý
thuế của cơ quan Hải quan;
- Về nội dung: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các sản phẩm khoa học có liên
quan, luận án tập trung làm rõ khung lý thuyết về chính sách thuế TNDN và quản lý
thuế TNDN. Luận án nghiên cứu các nội dung về chính sách thuế TNDN và quản lý
thuế TNDN. Vì vậy, luận án tập trung làm rõ các nội dung cụ thể đã đánh giá sâu
sắc và toàn diện thực trạng về chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp và quản lý
thuế TNDN tại Việt Nam thời gian qua và hiện tại; Làm rõ tác động tích cực của sắc
thuế này đối với nền kinh tế. Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án đã xây dựng mô
5
hình đánh giá tác động của thuế TNDN để phân tích dữ liệu và đánh giá tác động
của thuế TNDN đến doanh thu của doanh nghiệp nộp thuế, đến lao động, năng suất
lao động; đến lợi nhuận; đến tăng trưởng kinh tế; đến chính số thu về thuế TNDN.
- Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu: Thuế TNDN ở Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2018, cụ thể: Chính sách thuế TNDN và quản lý thuế TNDN ở Việt
Nam qua ba giai đoạn: (i) 2000 - 2006; (ii) 2007 - 2011; (iii) 2012 - 2016, dự báo
cho giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Số liệu thứ cấp khai thác chủ
yếu từ Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Số liệu sơ cấp
do tác giả tổng kết từ các báo cáo của cơ quan thuế như Cục thuế Hà Nội và Tổng
Cục Thuế.
5. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Số liệu nghiên cứu
Các số liệu trong luận án bao gồm các số liệu vĩ mô về nền kinh tế Việt
Nam, các số liệu vi mô của doanh nghiệp điều tra hàng năm của Tổng cục Thống
kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Số liệu sử dụng để phân tích đánh giá tác động của thuế TNDN: tiếp cận vĩ mô
Tác giả sử dụng số liệu theo quý từ năm 2000 đến năm 2018. Nguồn số liệu
được thu thập chủ yếu từ Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Số liệu sử dụng để phân tích và đánh giá tác động của thuế TNDN: Tiếp cận
vi mô
Trong phần này, tác giả sử dụng bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng
cục thống kê (GSO), Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2000 đến năm 2018. Đây là bộ
số liệu được Tổng cục thống kê thực hiện điều tra hàng năm và bắt đầu điều tra từ
năm 2001. Mục đích của điều tra này là thu thập các thông tin cơ bản phục vụ công
tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp,
hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp). Bộ số liệu mới nhất đến thời điểm thực hiện
luận án là bộ số liệu điều tra năm 2018, điều tra tình hình phát triển và hoạt động
6
của doanh nghiệp năm 2018. Để xem xét được tác động của chính sách thuế TNDN,
tác giả sử dụng toàn bộ dữ liệu bắt đầu từ năm 2001 đến 2018.
Trong bộ số liệu, tác giả thực hiện lọa bỏ đi những quan sát do lỗi sai số
thống kê như một số các biến như vốn, số lao động, tuổi doanh nghiệp mang dấu âm
hoặc câu trả lời không hoàn chỉnh hoặc doanh nghiệp chưa khai mã số thuế.
Mô tả biến
Ký hiệu
Ý nghĩa
biến
GDP
K
L
TAXCOP
TAXOTH
Tổng sản phẩm trong nước
Tích lũy tài sản cố định
Lao động
Thuế TNDN
Thuế khác, được tính bằng tổng thu thuế trừ đi thuế
FDI
GC
CPI
TNDN
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chi tiêu chính phủ
Chỉ số lạm phát
Nguồn
thu thập
GSO
GSO
GSO
MOF
GSO
GSO
GSO
Trong đó:
- GDP: Tổng sản phẩm trong nước, được thu thập từ GSO với qui định năm
gốc là năm 2010. Để chuỗi dừng ở dạng sai phân lô ga bậc nhất, tác giả thực hiện loại
bỏ tính mùa vụ của chuỗi theo phương pháp san mũ mùa vụ nhân của Holt-Winter, vì
chuỗi số liệu GDP có tính mùa vụ nhân. Đơn vị: tỷ đồng
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): được thu thập từ GSO và lấy lại gốc về năm
2010, đơn vị %.
- Các biến số TAXCOP và TAXOTH được thu thập từ MOF và được chuyển
về giá so sánh bằng cách chia cho giảm phát của GDP
- GC được thu thập từ GSO và lấy lại gốc về năm 2010. Đơn vị: tỷ đồng.
- FDI được thu thập từ GSO và lấy lại gốc về năm 2010. Đơn vị: tỷ đồng.
Mô tả thống kê các biến xem thêm ở phụ lục 2
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được luận án sử dụng bao gồm:
7
Phương pháp so sánh thống kê: được sử dụng để thu thập số liệu, tóm tắt,
trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối
tượng nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp phân tích: là phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân
tích và tổng hợp các vấn đề lý thuyết lý luận về thuế TNDN.
Phương pháp định lượng: sử dụng để mô hình hóa mối tác động của thuế
TNDN tới các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, tác giả sử dụng mô hình kinh tế
lượng để đánh giá tác động của thuế TNDN ở khía cạnh vĩ mô và vi mô để thấy
được vai trò và sự ảnh hưởng của thuế TNDN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Từ kết quả thực nghiệm tác giả sẽ đưa ra khuyến nghị chính sách và
cách thức nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN.
Các phần mềm được sử dụng khi phân tích dữ liệu trong luận án gồm: phần
mềm Eview 10 và Stata 14.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản
về chính sách thuế và quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đó là những vấn đề về
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp thiết lập chính sách Thuế Thu nhập
doanh nghiệp, quản lý thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế và
quản lý thuế TNDN. Đây là những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá
và hoàn thiện chính sách thuế và quản lý sắc thuế này tại Việt Nam.
Thứ hai, tham khảo và tổng kết được những xu hướng chính trong cải cách
thuế TNDN ở các nước trên thế giới và những bài học rút ra cho Việt Nam; tập trung
vào những kết luận quan trọng về: rõ ràng, đơn giản và minh bạch hóa các khoản
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cắt giảm một số chi phí như khấu
hao, trả lãi vay...; Điều chỉnh giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông; thu
hẹp lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi thuế, chỉ tập trung vào các ngành nghề mũi nhọn và
địa bàn khó khăn; tìm giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế;
8
Thứ ba, luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình đánh giá
tác động của thuế TNDN để phân tích dữ liệu và đánh giá tác động của thuế TNDN
đến doanh thu của doanh nghiệp nộp thuế, đến lao động, năng suất lao động; đến lợi
nhuận; đến tăng trưởng kinh tế; đến chính số thu về thuế TNDN và tổng số thuế nói
chung bằng phương pháp định lượng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hai khía
cạnh là tiếp cận vĩ mô (vận dụng nghiên cứu của Mansouri, Fossu &Magnus và
Sakyi) và tiếp cận vi mô (vận dụng mô hình hàm sản xuất hai nhân tố của Varian và
Fuss & McFaden và mô hình hàm sản xuất công nghệ Cobb-Douglas)..
Thứ tư; luận án đã đánh giá khá sâu sắc và toàn diện thực trạng về chính sách
thuế Thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế TNDN tại Việt Nam giai đoạn 2000 2018; Làm rõ tác động tích cực của sắc thuế này đối với nền kinh tế. Đặc biệt, Luận
án đã chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong những nội dung cụ
thể của chính sách thuế và quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, Luận án có giá trị tham khảo tốt trong giảng dạy và nghiên cứu về
chính sách thuế TNDN và quản lý thuế TNDN và các lý thuyết căn bản về mô hình
đánh giá tác động của thuế suất và những thay đổi của chính sách thuế TNDN.
Đồng thời, các luận giải và đề xuất trong luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong nghiên cứu xây dựng và triển khai thực
hiện các chương trình cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, luận án đã đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
thu nhập doanh nghiệp và bốn nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp và ba giải pháp điều kiện. Các giải pháp tập trung vào giải quyết
những vấn đề quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp và giải quyết những hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế của thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Trong đó, một số giải pháp được luận giải thấu đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn, là
các đề xuất mới có giá trị thực tiễn như: sửa đổi quy định về chi phí được trừ; sửa
đổi, bổ sung quy định về ưu đãi thu nhập; hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra
thuế thu nhập doanh nghiệp…
9
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở
Việt Nam.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Nghiên cứu về chính sách thuế, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1. Luận án tiến sĩ kinh tế
Trong thời gian qua có nhiều công trình trong nước nghiên cứu về chính sách
thuế và chính sách thuế TNDN dưới dạng luận án, luận văn, các công trình nghiên
cứu khoa học hoặc các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
Một số nghiên cứu cho đến nay có thể được tập hợp và được phân loại như sau:
1. Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2003 của NCS Nguyễn Văn Hiệu - NCS của
Học viện Tài chính về đề tài: “Các giải pháp hoàn thiện cải cách hệ thống thuế ở
Việt Nam”. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong giai
đoạn 1999 - 2002, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế ở
Việt Nam trong thời gian tới. Tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp nghiên cứu sinh
tham khảo cách phân tích những luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc định
hướng hoàn thiện chính sách thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng.
2. Luận án tiến sĩ về “Chính sách thuế với việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Xuân Trường (2006). Đóng góp của đề tài về mặt lý
luận là đã hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm những vấn đề lý luận cơ
bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và việc sử dụng chính sách thuế nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Dưới góc độ nghiên cứu lý
luận, đây là một tài liệu tốt cho các nhà nghiên cứu.
3. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Sơn năm 2007 với đề tài “Hoàn
thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế”. Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thuế thu nhập trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, luận án đã góp phần vào việc định hướng hoàn thiện hệ thống
11
chính sách thuế ở nước ta nhằm hướng tới mục tiêu cải cách và hội nhập kinh tế
theo đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
4. Luận án tiến sĩ về “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong
điều kiện gia nhập WTO” của tác giả Vương Thị Thu Hiền thực hiện năm 2008.
Luận án đã phân tích và đánh giá những hạn chế của hệ thống chính sách thuế hiện
hành khi gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hệ thống
chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, trong đó có kiến giải về
chính sách thuế TNDN.
5. Cao Anh Tuấn (2010), “Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện
Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO”, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế
thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên của WTO. Luận
án đã đánh giá thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập hiện nay, như thuế TNDN, áp
dụng các phương pháp đánh giá tác động của quá trình điều chỉnh thuế thu nhập của
Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong đó
thuế TNDN.
6. Luận án của La Xuân Đào (2012) về “Chính sách thuế đối với phát triển
kinh tế ở Việt Nam” thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ chí Minh. Luận án chỉ ra được các mối quan hệ giữa thực thi chính
sách thuế với phát triển kinh tế, vai trò của cải cách thuế đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế; phân tích được thực trạng tác động của chính sách thuế đến phát triển
kinh tế Việt Nam thời gian qua; đề xuất được một số giải pháp chung về hoàn thiện
chính sách thuế nhằm ổn định tăng trưởng và phát triển bền vững về kinh tế Việt
Nam thời gian tới.
7. Phạm Xuân Hòa (2013) Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Luận án đã xây dựng khung nghiên cứu gánh nặng do thuế
TNDN (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) tạo ra cho doanh nghiệp. Số thuế
12
TNDN phải nộp phụ thuộc vào thu nhập tính thuế và thuế suất. Đây là tài liệu tham
khảo ý nghĩa cho nghiên cứu về chính sách thuế TNDN của tác giả.
8. Luận án Tiến sĩ kinh tế của Dương Ngọc Quang (2015) về đề tài “ Hoàn
thiện thuế TNDN nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam”, Học viện Tài
chính, Hà Nội. Luận án nghiên cứu tác động của thuế TNDN đối với việc thúc đẩy
tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu xem xét ở góc độ vĩ mô, do vậy
hạn chế của luận án là chưa chỉ ra hướng nghiên cứu ở góc độ vi mô là phân tích tác
động của thuế TNDN tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, mặc dù tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc nhưng các
kênh tác động của thuế TNDN trong mô hình là khá hạn chế và chủ yếu là các
phương trình dạng đệ qui.
9. Đề tài luận án tiến sĩ “Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam” Ngô Văn Khương (2016), bảo vệ tại Học viện Tài chính. Luận án
đã đã phân tích các tác động của chính sách thuế đối với nền kinh tế, phân tích vai
trò của chính sách thuế đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của
một quốc gia. Đồng thời luận án đã đưa ra các giải pháp đột phá để tái cấu trúc nền
kinh tế, từ việc tái cấu trúc nền kinh tế sẽ tạo ra sự tăng trưởng rất mạnh cảu GDP,
từ đó sẽ tái cấu trúc nguồn thu từ thuế, giảm bội chi NSNN và đưa nền kinh tế Việt
Nam thực sự phát triển bền vững.
10. Bùi Thị Mến (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện chính sách thuế
đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, Luận án
đã đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính trong giai đoạn
2009 - 2016 trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế
đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam.
1.1.1.2. Đề tài khoa học
(1). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Định hướng cải cách thuế TNDN
nhằm thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và thu ngân sách nhà nước ” năm 2010 của
TS. Nguyễn Ngọc Tuyến. Nội dung đề tài đã sử dụng phương pháp định tính kết
hợp với nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô
13
để nghiên cứu tác động của cái cách thuế TNDN tới nền kinh tế. Với kết quả hai
phương án dự báo thay đổi thuế suất (i) tăng thuế từ 25% lên 27% và (ii) giảm thuế
suất từ 25% xuống 23%, đề tài đã có những kết luận quan trọng về tác động của
thay đổi thuế suất tới cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu thu NSNN.
(2). Đề tài nghiên cứu cấp Học viện năm 2011, Chính sách thuế TNDN ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế do TS. Vương Thị Thu Hiền làm
chủ nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế TNDN và hội nhập
kinh tế quốc tế; đánh giá thực trạng của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chính
sách thuế TNDN của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
(3). Nguyễn Thị Thanh Hoài, Hoàng Thị Giang (2013), Chính sách thuế trực
thu với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ. Đề tài đã tổng hợp và trình bày những nội dung lý luận về phát triển bền vững
và vai trò của chính sách thuế trực thu đối với sự phát triển bền vững của một quốc
gia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế trực thu
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý thuế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học cấp Bộ,
luận án Tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp về quản lý thuế TNDN. Đã có một số công trình
khoa học của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao học
nghiên cứu có liên quan với vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, các công trình khoa học này cũng vẫn có những nội dung liên quan liên quan
đến quản lý thuế TNDN hay chính sách thuế TNDN nhưng chưa được đề cập hoặc
phân tích kỹ. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó, tác
giả tiếp tục phát triển, bổ sung, cập nhật và có hướng nghiên cứu mới trong Luận án
của mình . Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây:
1.1.2.1. Luận án tiến sĩ
(1) Lê Duy Thành (2007): Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập
kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã đề cập
14
và phân tích những nội dung lý luận về quản lý thuế và tác động của hội nhập kinh
tế đến quản lý thuế. Để đảm bảo được hiệu quả quản lý thuế, việc thực hiện công
tác quản lý thu thuế chính xác, đầy đủ, kịp thời, chống thất thu thuế, hạn chế đến
mức thấp nhất các hiện tượng không tuân thủ, gian lận, trốn thuế của NNT được coi
là giải pháp cơ bản.
(2) Nguyễn Thị Lan (2009), Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp hạn chế
việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Tài chính đã hệ thống hóa lý luận về các hành vi trốn
thuế, tránh thuế của các công ty đa quốc gia. Tác giả cũng phân tích, đánh giá thực
trạng và nhấn mạnh rằng các công ty đa quốc gia là các đối tượng nộp thuế có nguy
cơ trốn thuế và tránh thuế rất cao; hiện tượng lợi dụng việc định giá chuyển giao để
trốn, tránh thuế là khá phổ biến. Nghiên cứu đã đề xuất biện pháp đổi mới công tác
thanh tra thuế đối với các công ty đa quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm,
tập trung áp dụng cơ chế APA trong định giá chuyển giao giữa công ty ở Việt Nam với
công ty liên kết.
(3) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): Hoàn thiện quản lý thuế của Nhà nước
nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội),
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án chỉ ra Các tiến
bộ cơ bản như quan điểm đã thay đổi từ doanh nghiệp là đối tượng cai trị của CQT
trở thành trung tâm của hệ thống thuế, đã xuất hiện quan điểm đảm bảo quyền lợi
cho doanh nghiệp. Những hạn chế cũng được chỉ ra như sự kém thỏa mãn của
doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý thuế của CQT như thời gian qua và thái độ
phục vụ của cán bộ hỗ trợ; sự phức tạp về thủ tục kê khai, hoàn thuế; hạn chế về tính
chính xác của nội dung thanh tra và kết luận thanh tra.
(4) Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010) về đề tài: “Quản
lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
thuế đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Luận án chỉ rõ vấn đề nổi
cộm hiện nay là vấn đề hóa đơn, từ đó làm nảy sinh các vấn đề khác như trốn thuế,