Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Luận văn thạc sỹ - Bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.74 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ššš

HOÀNG THU HẰNG

BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ššš

HOÀNG THU HẰNG

BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀNG OANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Mọi số liệu sử dụng trong


luận văn là những thông tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Hoàng Thu Hằng

LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên TS.
Nguyễn Hoàng Oanh – Giảng viên khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt
quá trình tôi làm nghiên cứu này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô trong Khoa
Kinh tế học, các thầy cô Khoa Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
cùng đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và cho tôi những lời góp ý chân thành để tác
giả có thể hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên
cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè để luận
văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Hoàng Thu Hằng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀBÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP VÀ
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Bình đẳng giới 4
1.1.1. Một số khái niệm 4
1.1.2. Các thước đo đánh giá bình đẳng giới 8
1.2. Bình đẳng giới về thu nhập 10
1.2.1. Một số khái niệm 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới về thu nhập11
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập trong nước và
quốc tế
13
1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế 13
1.3.2. Các nghiên cứu về Việt Nam
17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014 24
2.1. Tổng quan luật pháp, chính sách và quy định về tiền lương/thu nhập24
2.1.1. Luật pháp quốc tế 24
2.1.2. Luật pháp, chính sách quốc gia 28
2.2. Thực trạng bình đẳng giới trong thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2012-2014 31

2.2.1. Sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động giai đoạn
2012-2014 31
2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
33
2.2.3. Tình hình việc làm
35
2.2.4. Thất nghiệp và thiếu việc làm 38


2.3. Xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam 39
2.3.1. Chỉ số khoảng cách giới (GGI) 39
2.3.2. Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) 39
2.4. Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập qua số liệu thống kê quốc gia 40
2.4.1. Thu nhập bình quân tháng theo giới
40
2.4.2. Thu nhập bình quân tháng theo giới và khu vực thành thị-nông thôn41
2.4.3. Thu nhập bình quân tháng theo giới và trình độ CMKT
41
2.4.4. Thu nhập bình quân tháng theo giới và nhóm tuổi
42
2.4.5. Thu nhập bình quân tháng theo giới và nghề nghiệp 43
2.4.6. Thu nhập bình quân tháng theo giới và 03 nhóm ngành kinh tể chính 44
2.4.7. Thu nhập bình quân tháng theo giới và khu vực kinh tế
45
2.4.8. Thu nhập bình quân tháng theo giới và vùng kinh tế 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2012-2014 48
3.1. Xây dựng mô hình

48
3.1.1. Phương pháp phân rã thành phần
48
3.1.2. Mô hình hồi quy 50
3.2. Mô tả biến số 51
3.3. Số liệu 53
3.3.1. Nguồn số liệu
53
3.3.2. Mô tả thống kê
53
3.4. Kết quả ước lượng và phân tích kết quả 55
3.4.1 Kết quả hồi quy 55
3.4.2. Kết quả phân rã Blinder-Oaxaca 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
66
4.1. Kết luận 66
4.2. Khuyến nghị 67
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH
BĐG
CEDAW
CHXHCN
CMKT

DTTS
GDI
GDP
GEM
GII
HDI
ILO
ILSSA
LFS
LLLĐ
NCFAW
NQ
TCTK
TW
UNDP
UN Women
VHLSS
WB
WEF

An sinh xã hội
Bình đẳng giới
Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chuyên môn kỹ thuật
Dân tộc thiểu số
Chỉ số phát triển giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số vai trò giới
Chỉ số bất bình đẳng giới

Chỉ số phát triển con người
Tổ chức lao động quốc tế
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Điều tra lao động – việc làm
Lực lượng lao động
Ủy ban Quốc gia vì Sự tiến bộ của Phụ nữ
Nghị quyết
Tổng cục thống kê
Trung ương
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ
Điều tra mức sống hộ gia đình
Ngân hàng thế giới
Diễn đàn kinh tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. So sánh, phân biệt hai khái niệm GIỚI và GIỚI TÍNH 5
Bảng 2. Khoảng cách giới trong tham gia lực lượng lao động, 2012-2014
31
Bảng 3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên theo
giới tính, thành thị/nông thôn, vùng và thành phố lớn, giai đoạn 2012-2014
33
Bảng 4. Khoảng cách giới về trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2014 35
Bảng 5. Lao động có việc làm theo giới tính, 2012-2014

35

Bảng 6. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo theo giới tính, 2012-2014
36

Bảng 7. Chỉ số khoảng cách giới (GGI) của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
39
Bảng 8. Thu nhập bình quân tháng theo giới tính, 2012-2014

41

Bảng 9. Khoảng cách giới về thu nhập theo thành thị-nông thôn, 201441
Bảng 10. Khoảng cách giới về thu nhập theo trình độ CMKT, 2014
Bảng 11. Khoảng cách giới về thu nhập theo nghề nghiệp, 2014

42

44

Bảng 12. Khoảng cách giới về thu nhập theo3 nhóm ngành kinh tế, 2014
45
Bảng 13. Tỷ lệ thu nhập bình quân tháng của nữ/nam theo khu vực kinh tế
45
Bảng 14. Khoảng cách giới về thu nhập theo vùng kinh tế, 2014 46
Bảng 15. Các biến sử dụng trong mô hình

52

Bảng 16. Một số thống kê cơ bản của các biến số

54

Bảng 17. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của
nam và nữ 58
Bảng 18. Kết quả phân rã khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ, 2012-2014

61
Bảng 19. Đóng góp các yếu tố vào sự thay đổi khoảng cách thu nhập của nam và nữ


năm 2012 và 2014 62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính
2014 32
Biểu đồ 2. Tỉ lệ lực lượng lao động qua đào tạo theo giới tính, 2012-2014 34
Biểu đồ 3. Phân bố lao động đang làm việc theo ngành và giới tính, 2014 37
Biểu đồ 4. Phân bố lao động theo vị thế làm việc và giới tính, 2014 38
Biểu đồ 5. Các chỉ số thành phần của GII Việt Nam, 2014 40
Biểu đồ 6. Thu nhập bình quân tháng theo giới và nhóm tuổi, 2014

43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ššš

HOÀNG THU HẰNG

BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI, 2017



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1.

Bối cảnh chung và sự cần thiết của nghiên cứu

Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể về bình đẳng giới, tăng quyền năng và sự
tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao
động, việc làm. Tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động ngày một gia tăng và luôn
duy trì ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của nữ là 67,6%, tỷ lệ này đã tăng lên và đạt 73,2% vào
năm 2014. Sự tham gia của nữ giới vào thị trường lao động góp phần quan trọng vào
phát triển kinh tế, xã hội và tác động dẫn đến những thay đổi tích cực hơn trong thu
nhập của người lao động trên thị trường lao động. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập
theo giới vẫn tồn tại mặc dù đã có xu hướng giảm theo thời gian. Theo báo cáo xu
hướng năm 2014 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2004 tiền lương bình
quân của lao động nữ ở mức chỉ bằng 80% tiền lương bình quân của lao động nam và
tỷ lệ này đã tăng lên ở mức khoảng 90% trong năm 2014.
Sự đa dạng về biến động thu hẹp hoặc giãn cách thu nhập theo giới đã được
phát hiện và nghiên cứu ở nhiều quốc gia và là chủ đề gây ra nhiều tranh luận trên thế
giới. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập. Các
nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam đã đưa ra nguyên nhân khác
nhau về khoảng cách thu nhập theo giới, trong đó có lý do đặc điểm của các công
việc phụ nữ hoặc nam giới thường làm. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả trong những
ngành nghề mà chủ yếu chỉ có phụ nữ tham gia như ngành y tế, công tác xã hội và
bán hàng, phụ nữ vẫn có mức thu nhập từ lương thấp hơn nam giới, điều này không
thể giải thích bằng đặc điểm việc làm, mà còn có những nguyên nhân khác dẫn đến
khoảng cách tiền lương theo giới, trong đó một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân

phân biệt đối xử với lao động nữ vẫn là nguyên nhân chính làm tăng khoảng cách thu
nhập giữa nam và nữ trên thị trường lao động, tuy nhiên các bằng chứng đưa ra còn
khá mờ nhạt, thiếu sức thuyết phục.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn
2012-2014” sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc đánh giá thực trạng bình đẳng về
thu nhập của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động ở Việt Nam, từ đó tìm ra
biện pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy giới yếu thế hơn (hoặc nam giới hoặc phụ


ii
nữ) trong tiếp cận nguồn lực và mục tiêu cuối cùng là nhằm tạo cơ hội công bằng cho
cả nam giới và phụ nữ trong việc đảm bảo thu nhập, làm động lực, mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội từ gia đình ra ngoài xã hội. Vì vậy việc đưa ra một nghiên cứu về bình
đẳng thu nhập giữa phụ nữ và nam giới trong hộ gia đình là thật sự cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu chính là xác định các yếu tố tác động
đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ, và từ đó xác định các yếu tố chủ
yếu dẫn đến chênh lệch thu nhập giữa 2 giới ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bình đẳng giới về thu nhập
- Xác định và phát hiện những khoảng trống trong chính sách, quy định về
thu nhập/thu nhập có liên quan đến việc hình thành hoặc là nguyên nhân tác động
đến thu nhập theo giới trên thị trường lao động;
- Xem xét thực trạng thu nhập của lao động nam và lao động nữ, xác định
khoảng cách thu nhập theo giới và xu hướng giãn cách thu nhập theo giới trên thị
trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014;
- Xác định các yếu tố tác động đến sự thay đổi về khoảng cách thu nhập của
lao động nữ và nam ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014;
- Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng giới về thu
nhập trên thị trường lao động quốc gia.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giới và bình đẳng giới, thu nhập
Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới về thu nhập
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn, pham vi nghiên cứu là các hộ gia đình trên lãnh thổ Việt
Nam tham gia cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 và năm 2014, có suy
rộng ra cả nước.
Thời gian nghiên cứu của luận văn là giai đoạn 2012-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
 Tổng quan tài liệu: Rà soát các chính sách, quy định hiện hành về lao động,


iii
việc làm, thu nhập, bình đẳng giới; các nghiên cứu sẵn có về thu nhập và bình đẳng
giới về thu nhập trong nước và quốc tế, các báo cáo của các cơ quan chức năng có
liên quan đến thu nhập của người lao động. Phương pháp này dùng để nghiên cứu
những lý thuyết cần thiết về bình đẳng giới, bình đẳng giới về thu nhập và các tài liệu
sẵn có liên quan đến để phục vụ nghiên cứu. Đây là bước xây dựng cơ sở lý luận cho
nghiên cứu cũng như để có một bức tranh tổng thể về vấn đề từ những tài liệu sẵn có.
 Phương pháp rà soát, phân tích tài liệu, thống kê mô tả số liệu thứ cấpvề
thực trạng bình đẳng giới về thu nhậpvà phân tích định lượng bằng mô hình để đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của phụ nữ và nam giới: Đây là phương pháp
quan trọng được sử dụng trong luận văn này. Các nguồn dữ liệu có thể sử dụng để
phân tích bao gồm: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, Điều tra lao động- việc
làm hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện giai đoạn 2004-2014 và hệ thống các
dữ liệu thứ cấp khác của Tổng cục Thống kê.
5. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm bốn chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bình đẳng giới về thu nhập và tổng quan nghiên cứu
Chương này giải thích một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến bình đẳng
giới như: giới, giới tính, vai trò giới, định kiến giới, hậu quả của định kiến giới,
phân biệt đối xử giới, bình đẳng giới, vấn đề giới, khoảng cách giới, mục tiêu bình
đẳng giới, phân tích giới và bình đẳng giới trong thu nhập; các khía cạnh của bình
đẳng giới; các thước đo đánh giá bình đẳng giới; nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng
đến bình đẳng giới về thu nhập. Chương này còn đưa ra một số nghiên cứu trước về
bình đẳng giới về thu nhập trong và ngoài nước.
Chương 2. Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam
giai đoạn 2012-2014
Chương này trình bày thực trạng về:
- Luật pháp, chính sách và quy định về tiền lương/ thu nhập trong và ngoài
nước bao gồm:
 Luật pháp quốc tế bao gồm: Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước số 100 của ILO về trả công
bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (ICESCR)
 Luật pháp, chính sách quốc gia: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về


iv
bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
- Thực trạng bình đẳng giới trong thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2012-2014 bao gồm: Sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động
giai đoạn 2012-2014; Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động; Tình
hình việc làm; Thất nghiệp và thiếu việc làm
- Xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam: thông qua chỉ số khoảng cách giới
(GGI) và chỉ số bất bình đẳng giới (GII). Theo kết quả xếp hạng của Diễn đàn kinh tế

thế giới năm 2014, GGI của Việt Nam đạt 0.6915 điểm1, xếp hạng 76 trên tổng số 142
quốc gia tham gia xếp hạng.Theo xếp hạng theo các chỉ số thành phần của chỉ số bất
bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ hạng khá cao về bình đẳng giới trong lĩnh vực
kinh tế, xếp hạng 41/142 quốc gia (đạt 0.726 điểm); lĩnh vực sức khỏe và sự sống
còn, xếp hạng 87/142 (đạt 0.944 điểm); trong lĩnh vực chính trị xếp hạng 87/142 (đạt
0.124 điểm); trong lĩnh vực giáo dục, xếp hạng 97/142 (đạt 0.972 điểm).
- Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập qua số liệu thống kê quốc gia: phần
nàyđưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng bình đẳng giới về thu nhậpở Việt Namgiai
đoạn 2012 - 2014thông quaviệc tính toánmức chênh lệch tuyệt đốigiữanam và nữ
theo dữ liệu điều tra lao động - việc làm. Luận văn phân tích thực trạng thu nhập
bình quân tháng của nữ và nam theo thành thị - nông thôn, trình độ CMKT, nhóm
tuổi, nghề nghiệp, nhóm ngành kinh tế, khu vực kinh tế, vùng kinh tế,…Thu nhập
bình quân của nữ luôn thấp hơn nam trong giai đoạn 2012-2014. Mức chênh lệch
thu nhập giữa nữ và nam có xu hướng ngày càng thu hẹp trong giai đoạn này. Sự
khác biệt về thu nhập theo giới tính là kết quả của những khác biệt giữa lao động
nữ và lao động nam về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành
nghề, lĩnh vực làm việc, vị thế trong việc làm,… và một số định kiến giới còn tồn
tại trong lĩnh vực lao động.

1

Điểm từ 0 đến 1, đạt điểm cao nhất là 1 thể hiện mức độ bình đẳng giới tốt nhất.


v
Chương 3. Kiểm chứng định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến bình
đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Chương này sẽ xây dựng và ước lượng các mô hình phân tích sự khác biệt thu
nhập giữa phụ nữ và nam giới.
Kết quả phân rã Oaxaca chỉ ra rằng sự thay đổi trong khoảng cách thu nhập

theo giới xảy ra chủ yếu là do sự phân khúc về thị trường lao động. Các yếu tố như
tiếp cận việc làm, giáo dục, nơi làm việc có xu hướng tạo ra công bằng giữa nam và
nữ. Kết quả cho thấy nhóm các yếu tố này (E) đã làm giảm khoảng cách thu nhập.
Tuy nhiên, do vẫn tồn tại sự định kiến của xã hội, của các đơn vị sử dụng lao động
cho rằng lao động nam có năng suất lao động nữ nên thu nhập bình quân của lao
động nam cao hơn.
Nếu chỉ xét trên khía cạnh nguồn lực, nữ giới có ưu thế hơn nam giới về thu
nhập. Khi nam giới và nữ giới có những đặc điểm tương đồng về nguồn lực, khi
không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được thu nhập cao hơn nam giới. Tuy
nhiên, do định kiến xã hội quá lớn, nên khi xét đến tác động của tất cả các yếu tố
đến khoảng cách thu nhập, người phụ nữ vẫn bị chịu thiệt thòi trên thị trường lao
động. Lao động nữ dù có đặc điểm về nguồn lực tốt hơn nam giới thì họ vẫn có mức
thu nhập thấp hơn nam giới.
Các yếu tố làm giảm khoảng cách thu nhập theo giới bao gồm: số năm kinh
nghiệm, khu vực thành thị-nông thôn, trình độ học vấn, ngành kinh tế, nghề kinh tế.
Các yếu tố làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới là dân tộc, di cư...
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị
Phần này đưa ra những kết luận chính trong bài và đề xuất các chính sách đề
làm giảm khoảng cách thu nhập giữa nữ và nam, nhằm đảm bảo bình đẳng giới về
thu nhập trên thị trường lao động quốc gia.
Các kết luận thu được
Trên cơ sở phân tích thực trạng khoảng cách thu nhập theo giới qua số liệu điều
tra, thống kê quốc gia, qua việc ứng dụng mô hình phân rã thu nhập Blinder-Oaxaca
và kiểm chứng có thể đi đến một số kết luận dưới đây về khoảng cách thu nhập theo
giới ở Việt Nam, cụ thể:


vi
Thứ nhất, Việt Nam đã có hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định về
lao động việc làm và trả công bình đẳng khá toàn diện và ưu việt, tuy nhiên chính

sách vẫn có những tác động tiêu cực nhất định tạo ra khoảng cách thu nhập theo giới.
Bên cạnh đó, việc triển khai chính sách trên thực tế còn nhiều hạn chế, bất cập, chính
sách chưa bao phủ được thị trường lao động phi chính thức,… nên hiệu quả chính
sách còn hạn chế, đồng thời còn gián tiếp tác động đến gia tăng khoảng cách thu nhập
theo giới.
Tổng quan các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định lượng đều cho thấy,
những quan niệm, định kiến giới vẫn đóng góp lớn vào việc gia tăng khoảng cách thu
nhập theo giới.Quan điểm “trọng nam khinh nữ” dẫn đến hạn chế các cơ hội học tập,
đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động nữ, tiếp cận với việc làm có thu nhập tốt của
lao động nữ,…, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập
theo giới.
Kết quả phân rã Oaxaca chỉ ra rằng khoảng cách thu nhập theo giới chủ yếu là
do sự phân khúc về thị trường lao động. Các yếu tố như tiếp cận việc làm, giáo dục,
nơi làm việc có xu hướng tạo ra công bằng giữa nam và nữ, do vậy nhóm các yếu tố
này (E) đã làm giảm khoảng cách thu nhập.Tuy nhiên do vẫn tồn tại sự định kiến
của xã hội, của các nhà sử dụng lao động cho rằng lao động nam có năng suất lao
động nữ nên thu nhập bình quân của lao động nam cao hơn. Kết quả ước lượng
cũng chỉ ra dấu hiệu tốt đối với những người có trình độ, người có trình độ càng cao
thì được trả lương càng lớn và sự bất bình đẳng của xã hội trong thu nhập đối vời
người lao động nam và nữ có trình độ cũng có xu hướng được thu hẹp.
Nếu chỉ xét trên khía cạnh nguồn lực, nữ giới có ưu thế hơn nam giới về tiền
công. Khi nam giới và nữ giới có những đặc điểm tương đồng về nguồn lực, khi
không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được thu nhập cao hơn nam giới. Tuy
nhiên, do định kiến xã hội quá lớn, nên khi xét đến tác động của tất cả các yếu tố
đến khoảng cách thu nhập, người phụ nữ vẫn bị chịu thiệt thòi trên thị trường lao
động. Lao động nữ dù có đặc điểm về nguồn lực tốt hơn nam giới thì họ vẫn có thu
nhập thấp hơn nam giới.
Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định những quan niệm truyền thống và
những định kiến xã hội đối với phụ nữ đã hạn chế các cơ hội để phụ nữ tiếp cận
giáo dục và đào tạo, lựa chọn ngành nghề, khu vực làm việc. Sự phân công lao động

theo giới trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động, vị trí công việc


vii
trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt làm ảnh hưởng
lớn đến sự chênh lệch trong thu nhập.
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính cũng như định lượng, đề tài xin đưa ra
một số khuyến nghị về chính sách như sau:
 Nhóm chính sách làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ
Thứ nhất, Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền chính
sách pháp luật lao động cho các chủ doanh nghiệp và người lao động để họ nghiêm
túc thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời cần tăng cường thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ để đảm bảo thực thi
quyền của lao động nữ tại nơi làm việc. Các phân biệt đối xử đối với lao động nữ vì
lý do thai sản hoặc tình trạng hôn nhân cần bị xử phạt theo pháp luật.
Thứ hai, Đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cần chú ý tới cơ cấu lao động
theo giới hợp lý. Cần có các chính sách tích cực nhằm khuyến khích phụ nữ tham
gia nhiều hơn vào các lĩnh vực và khắc phục các trở ngại để thăng tiến trong nghề
nghiệp (lao động nữ có thể tham gia vào ngành xây dựng, công nghiệp sẽ đóng góp
tích cực làm giảm sự chênh lệch về thu nhập).
Thứ ba, Cần tạo môi trường bình đẳng trong tiếp cận nghề nghiệp của nam và
nữ, tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc làm ở tất cả các khu vực như ….
 Nhóm chính sách làm tăng cơ hội phát triển cho phụ nữ
Thứ nhất, Tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, . Trong
giai đoạn qua, công tác giáo dục ở nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc
trong việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em gái, đến nay ở tất cả
các cấp học phổ thông, tỷ lệ trẻ em gái đi học luôn cao hơn so với trẻ em trai là những
điểm sáng quan trọng để giảm khoảng cách giới trong tương lai gần. Tuy nhiên tỷ lệ
này không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, nhất là ở những vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn; ngoài ra còn một vấn đề rất đáng quan tâm là tỷ lệ nữ giới

theo học các cấp trình độ cao (đại học và sau đại học) luôn thấp hơn đáng kể so với
nam giới. Do vậy, cần tập trung tăng khả năng tiếp cận với giáo dục đối với trẻ em gái
các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và nâng cao tỷ lệ nữ giới tham gia giáo dục ở
các cấp học bậc cao.
Thứ hai, Nâng cao tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo nghề thông qua thực hiện
các chương trình dạy nghề, đặc biệt là Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
giai đoạn 2011-2015 theo quyết định số 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê


viii
duyệt. Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, gắn với tạo việc làm đối
với lao động nữ giúp phụ nữ được tiếp cận với những ngành nghề hiện nam giới đang
chiếm chủ đạo. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề nên thực thi Luật Giáo dục và
Dạy nghề mới được thông qua (năm 2014) và các Nghị định có liên quan để hiện đại
hóa chương trình và phương thức tổ chức.
Thứ hba, Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, yếu tố kinh nghiệm có
ảnh hưởng tích cực làm giảm mức độ chênh lệch giữa lương nam và nữ. Hay nói
một cách khác ở độ tuổi lao động càng cao thường tích luỹ được càng nhiều kinh
nghiệm, khoảng cách mức lương giữa nam và nữ ngày càng được thu hẹp. Điều này
càng ủng hộ cho quan điểm kiến nghị chính sách về tuổi về hưu giữa nam và nữ nên
đồng nhất, hay kéo dài thời gian lao động của nữ giới nhằm tăng cơ hội tăng mức
lương cho nữ giới.
Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, nhiều nội dung trong nghiên cứu phải dựa vào các nguồn số liệu, tài
liệu thứ cấp, sơ cấp. Tuy nhiên, nhiều số liệu, tư liệu không được phân tách theo giới
tính, vì vậy khó khăn trong việc tính toán, phân tích.
Thứ hai, việc sử dụng các bộ số liệu điều tra quốc gia như điều tra mức sống hộ
gia đình (VHLSS), điều tra lao động – việc làm (LFS) của Tổng cục Thống kê để phân
tích trong báo cáo cũng phần nào còn hạn chế do thông tin về thu nhập và thu nhập của
người lao động chưa được đầy đủ, chính xác. Do chỉ có nhóm lao động làm công ăn

lương có thể bóc tách thu nhập theo cá nhân, còn lao động hộ gia đình và tự làm chỉ có
số liệu thu nhập chung của cả hộ gia đình. Vì vậy, số liệu đưa ra chỉ cho phép so sánh
chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ trong nhóm lao động làm công ăn lương.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ššš

HOÀNG THU HẰNG

BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀNG OANH

HÀ NỘI - 2017


1

MỞ ĐẦU
1.

Bối cảnh chung và sự cần thiết của nghiên cứu

Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể về bình đẳng giới, tăng quyền năng và sự
tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao

động, việc làm. Tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động ngày một gia tăng và luôn
duy trì ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của nữ là 67,6%, tỷ lệ này đã tăng lên và đạt 73,2% vào
năm 2014. Sự tham gia của nữ giới vào thị trường lao động góp phần quan trọng vào
phát triển kinh tế, xã hội và tác động dẫn đến những thay đổi tích cực hơn trong thu
nhập của người lao động trên thị trường lao động. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập
theo giới vẫn tồn tại mặc dù đã có xu hướng giảm theo thời gian. Theo báo cáo xu
hướng năm 2014 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2004 tiền lương bình
quân của lao động nữ ở mức chỉ bằng 80% tiền lương bình quân của lao động nam và
tỷ lệ này đã tăng lên ở mức khoảng 90% trong năm 2014.
Sự đa dạng về biến động thu hẹp hoặc giãn cách thu nhập theo giới đã được
phát hiện và nghiên cứu ở nhiều quốc gia và là chủ đề gây ra nhiều tranh luận trên thế
giới. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập. Các
nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam đã đưa ra nguyên nhân khác
nhau về khoảng cách thu nhập theo giới, trong đó có lý do đặc điểm của các công
việc phụ nữ hoặc nam giới thường làm. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả trong những
ngành nghề mà chủ yếu chỉ có phụ nữ tham gia như ngành y tế, công tác xã hội và
bán hàng, phụ nữ vẫn có mức thu nhập từ lương thấp hơn nam giới, điều này không
thể giải thích bằng đặc điểm việc làm, mà còn có những nguyên nhân khác dẫn đến
khoảng cách tiền lương theo giới, trong đó một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân
phân biệt đối xử với lao động nữ vẫn là nguyên nhân chính làm tăng khoảng cách thu
nhập giữa nam và nữ trên thị trường lao động, tuy nhiên các bằng chứng đưa ra còn
khá mờ nhạt, thiếu sức thuyết phục.


2
Vì vậy, việc nghiên cứu “Bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai
đoạn 2012-2014” sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc đánh giá thực trạng bình
đẳngvề thu nhập của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động ở Việt Nam,
từ đó tìm ra biện pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy giới yếu thế hơn (hoặc nam

giới hoặc phụ nữ) trong tiếp cận nguồn lực và mục tiêu cuối cùng là nhằm tạo cơ
hội công bằng cho cả nam giới và phụ nữ trong việc đảm bảothu nhập, làm động
lực, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ gia đình ra ngoài xã hội.Vì vậy việc đưa
ra một nghiên cứu về bình đẳngthu nhậpgiữa phụ nữ và nam giớitrong hộ gia
đình là thật sự cần thiết.
1.

Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu chínhlà xác định các yếu tố tác động
đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ, và từ đó xác định các yếu tố chủ
yếu dẫn đến chênh lệch thu nhập giữa 2 giới ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bình đẳng giới về thu nhập
- Xác định và phát hiện những khoảng trống trong chính sách, quy định về
thu nhập/thu nhập có liên quan đến việc hình thành hoặc là nguyên nhân tác động
đến thu nhập theo giới trên thị trường lao động;
- Xem xét thực trạng thu nhập của lao động nam và lao động nữ, xác định
khoảng cách thu nhập theo giới và xu hướng giãn cách thu nhập theo giới trên thị
trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014;
- Xác định các yếu tố tác động đến sự thay đổi về khoảng cáchthu nhập của
lao động nữ và nam ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014;
- Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằmđảm bảo bình đẳng giới về thu
nhập trên thị trường lao động quốc gia.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giới và bình đẳng giới, thu nhập
Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới về thu nhập



3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn, pham vi nghiên cứu là các hộ gia đình trên lãnh thổ Việt
Nam tham gia cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 và năm 2014, có suy
rộng ra cả nước.
Thời gian nghiên cứu của luận văn là giai đoạn 2012-2014.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
 Tổng quan tài liệu: Rà soát các chính sách, quy định hiện hành về lao động,
việc làm, thu nhập, bình đẳng giới; các nghiên cứu sẵn có về thu nhập và bình đẳng
giới về thu nhập trong nước và quốc tế, các báo cáo của các cơ quan chức năng có
liên quan đến thu nhập của người lao động. Phương pháp này dùng để nghiên cứu
những lý thuyết cần thiết về bình đẳng giới, bình đẳng giới về thu nhập và các tài liệu
sẵn có liên quan đến để phục vụ nghiên cứu. Đây là bước xây dựng cơ sở lý luận cho
nghiên cứu cũng như để có một bức tranh tổng thể về vấn đề từ những tài liệu sẵn có.
 Phương pháp rà soát, phân tích tài liệu, thống kê mô tả số liệu thứ cấpvề
thực trạng bình đẳng giới về thu nhậpvà phân tích định lượng bằng mô hình để đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của phụ nữ và nam giới: Đây là phương pháp
quan trọng được sử dụng trong luận văn này. Các nguồn dữ liệu có thể sử dụng để
phân tích bao gồm: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, Điều tra lao động- việc
làm hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện giai đoạn 2004-2014 và hệ thống các
dữ liệu thứ cấp khác của Tổng cục Thống kê.
2. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, nhiều nội dung trong nghiên cứu phải dựa vào các nguồn số liệu, tài
liệu thứ cấp, sơ cấp. Tuy nhiên, nhiều số liệu, tư liệu không được phân tách theo giới
tính, vì vậy khó khăn trong việc tính toán, phân tích.
Thứ hai, việc sử dụng các bộ số liệu điều tra quốc gia như điều tra mức sống hộ
gia đình (VHLSS), điều tra lao động – việc làm (LFS) của Tổng cục Thống kê để phân
tích trong báo cáo cũng phần nào còn hạn chế do thông tin về thu nhập và thu nhập của

người lao động chưa được đầy đủ, chính xác.Do chỉ có nhóm lao động làm công ăn
lương có thể bóc tách thu nhập theo cá nhân, còn lao động hộ gia đình và tự làm chỉ có
số liệu thu nhập chung của cả hộ gia đình. Vì vậy, số liệu đưa ra chỉ cho phép so sánh
chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ trong nhóm lao động làm công ăn lương.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀBÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP
VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Bình đẳng giới
1.1.1. Một số khái niệm
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ
xã hội2.
Cụ thể hơn, giới đề cập đến những khác biệt và các mối quan hệ xã hội
giữa nam giới và phụ nữ có được do học hỏi, có thể thay đổi theo thời gian và có
những biến đổi to lớn cả trong và giữa các xã hội và nền văn hóa. Những khác
biệt và các mối quan hệ này được xây dựng và được học hỏi qua quá trình xã
hội hóa. Chúng xác định điều gì được cho là phù hợp đối với các thành viên của
mỗi giới. Những khác biệt và các mối quan hệ này được đặc trưng theo bối cảnh
và có thể điều chỉnh.
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ3. Những khác biệt sinh học
phổ biến giữa nam giới và phụ nữ thường được xác định khi sinh ra.
Như vậy, giới tính khác biệt với giới là giới tính đề cập đến những đặc trưng
về thể chất của cơ thể, trong khi giới đề cập đến những vai trò và các mối quan hệ
được hình thành mang tính xã hội của nam giới và phụ nữ. Phân chia giới tính và
giới không giống nhau.

2

3

Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới


5
Bảng 1. So sánh, phân biệt hai khái niệm GIỚI và GIỚI TÍNH
GIỚI TÍNH
GIỚI
 Sự khác biệt về mặt SINH HỌC  Sự khác biệt về mặt XÃ HỘI giữa phụ
giữa phụ nữ và nam giới

nữ và nam giới

 BẨM SINH: Từ khi sinh ra, giới  Do được DẠY DỖ, GIÁO DỤC mà
tính của mỗi người đã được xác
định là trai hay gái – nam hay nữ

nên.
Ví dụ, trong gia đình, trẻ em gái thường
được dạy là phải biết đi chợ, nấu cơm,
trông em,… trong khi đó trẻ em trai

 KHÔNG THỂ THAY ĐỔI
Ví dụ, chỉ có phụ nữ mới có thể mang
bầu, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ,
nam giới mới có tinh trùng. Dù ngày
nay có một số người phẫu thuật chuyển
giới nhưng các đặc điểm nói trên vẫn

không thể thay đổi được.
 ĐỒNG NHẤT
Phụ nữ ở mọi nơi đều giống nhau về
đặc điểm giới tính: có thể mang bầu,
sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ. Tương
tự, nam giới ở mọi nơi đều có tinh
trùng để thụ thai.

thường không phải làm các công việc
này. Từ đó hình thành trong xã hội suy
nghĩ nội trợ là công việc của phụ nữ, còn
nam giới phải kiếm tiền nuôi gia đình.
 CÓ THỂ THAY ĐỔI.
Ví dụ, trước kia phụ nữ thường ít tham
gia hoạt động xã hội, chính trị. Hiện nay,
phụ nữ giữ các vị trí quan trọng như phó
chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, nhà
ngoại giao….;
 ĐA DẠNG
Khác nhau giữa các vùng miền, các xã
hội và nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, ở
hầu hết các quốc gia, chỉ có phụ nữ mặc
váy, tuy nhiên ở một số quốc gia, cả nam
giới và phụ nữ đều mặc váy, ví dụ
Scotland.

Tóm lại, hiểu rõ khái niệm GIỚI và GIỚI TÍNH giúp chúng ta xác định rằng,
đặc điểm GIỚI do xã hội quy định, là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng giữa



×