Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng Pascal để viết phần mềm trắc nghiệm nhằm khơi gợi đam mê học lập trình cho học sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.22 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội ngày nay, hẳn con người không còn cảm thấy lạ lẫm khi nhắc đến
những chú robot có khả năng làm việc nhà, những hệ thống máy bán hàng tự động,
hay những trò chơi game được lập trình giúp con người giải trí,… tất cả những ứng
dụng trên đều được tạo ra sau một quá trình học tập nghiên cứu không ngừng nghỉ của
các chuyên gia sáng chế, các nhà lập trình tài ba. Trong một tương lai không xa các
ứng dụng sẽ còn được phát triển nhiều về số lượng và chất lượng giúp cải thiện cuộc
sống của loài người. Việc đưa bộ môn lập trình vào giảng dạy trong nhà trường
THPT là một nhu cầu tất yếu và thực sự cần thiết, đón đầu những yêu cầu của thực
tiễn trong kỉ nguyên thông tin, trong xã hội tự động hóa. Học lập trình góp phần phát
triển tuy duy sáng tạo, rèn luyện tính cẩn thận tính chính xác cho người học; đồng thời
việc học lập trình ngay từ THPT góp phần phát hiện tài năng, định hướng nghề nghiệp
cho HS trước khi lựa chọn ngành nghề, bổ sung nguồn nhân lực tin học cho một xã
hội công nghệ thông tin.
Trong rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình thì Pascal là loại ngôn ngữ được đánh giá
là ngôn ngữ nền tảng của các ngôn ngữ khác. Pascal là ngôn ngữ lập trình do Niklaus
Wirth – giáo sư điện toán trường Đại học kĩ thuật Zurich (Thụy Sĩ) sáng chế và được
phát triển vào năm 1970. Đây là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc đơn giản, rõ ràng, cấu
trúc chặt chẽ. Do đó Pascal được nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam lựa
chọn đưa vào chương trình giảng dạy Tin học ở trường THPT và Đại học như một
môn học đại cương.
Khi học bất cứ một môn học nào cũng cần có và nên có đam mê. Đối với một
học khô khan, đòi hỏi tư duy và tính chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy như môn
lập trình thì sẽ thật khó nhớ, khó tiếp thu nếu không có niềm đam mê.
“Học đi đôi với hành.” Với bất cứ môn học nào, người học cũng luôn mong
muốn được thực hành, thực nghiệm sau những kiến thức mà mình lĩnh hội được. Đối
với Tin học lập trình, người học mong muốn được tận mắt nhìn và thao tác với những
ứng dụng mà chương trình học có thể tạo ra, hay mong muốn được tự mình sáng tạo
viết nên những phần mềm ứng dụng vào thực tiễn.
Từ những lí do trên tôi đã mày mò nghiên cứu viết thành công phần mềm trắc
nghiệm được viết hoàn toàn bằng NNLT Pascal. Tôi cũng đã cố gắng chỉ sử dụng


những kiến thức cơ bản được giới thiệu ở sgk để HS thấy gần gũi, dễ hiểu, qua đây
các em có thể nhận thấy rằng chỉ cần cố gắng bản thân các em cũng có thể tự tạo ra
được những phần mềm tương tự như vậy, các em có thể chứng tỏ khả năng của mình,
1


từ đó các em sẽ thêm yêu thích môn học này, ham học hỏi, sáng tạo và chiếm lĩnh tri
thức.
Bằng một số kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình nghiên cứu phần mềm tôi
xin trình bày thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal
để viết phần mềm trắc nghiệm nhằm khơi gợi đam mê học lập trình cho học sinh
lớp 11”. Hi vọng đề tài này sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS lớp 11 và là một tài liệu
tham khảo để cho các em HS yêu thích lập trình nghiên cứu.

2


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại NNLT thì việc tạo ra các phần mềm
ứng dụng ngày càng dễ dàng hơn, nhiều tính năng hơn, đặc biệt là giao diện đẹp
mắt hơn
Thực tế cho thấy, Pascal là loại NNLT chỉ thường được sử dụng để dạy học
lập trình căn bản, đại cương, bởi loại ngôn ngữ này được đánh giá là có tính sư
phạm cao, gần gũi, trong sáng. Còn nếu dùng ngôn ngữ này để lập trình ứng
dụng thì có vẻ không khả thi, và thực tế rất ít được sử dụng. … Tuy nhiên cái gì
cũng phải có điểm khởi đầu của nó. Và việc học Pascal là một lựa chọn thông
minh khi muốn bắt tay vào học lập trình. Cú pháp của câu lệnh Pascal thường rõ
ràng, gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. Khi tìm hiều về NNLT, Pascal sẽ là công
cụ giúp người học triển khai thuật toán một cách tường minh và gần gũi nhất.

II. Thực trạng
Có một thực tế là HS rất thích thú khi được trải nghiệm cùng chiếc máy
tính, hào hứng khi biết sẽ được học về NNLT – ngôn ngữ để viết nên các
chương trình chạy được trên máy tính và ứng dụng vào đời sống. Nhưng khi bắt
tay vào học nội dung chương trình tin học 11 thì đa phần các em lại thấy rất nản.
Điều này cũng dễ hiểu bởi môn học lập trình cho đến nay vẫn được xem là môn
học khó đòi hỏi phải nhớ một số từ khóa bằng tiếng anh, phải tư duy thuật toán,
nhớ chính xác cú pháp lệnh đến từng dấu chấm, dấu phẩy… Việc không hiểu
bản chất lệnh, không nắm kiến thức bài học lâu dần sẽ làm HS hổng những kiến
thức căn bản, và rồi HS sẽ thấy nản, dẫn đến thấy sợ môn học lập trình này là
điều khó tránh khỏi
Vậy nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo hứng thú cho HS trong khi học
lập trình. Theo tôi thay vì bắt HS nhớ những đoạn lệnh khô khan, vô hồn thì ta
nên gắn kết các đoạn lệnh lại vào những chương trình cụ thể có tính ứng dụng
trong thực tế. Khi HS được tận mắt chứng kiến, tận tay thao tác với những ứng
dụng đó HS sẽ mong muốn được tìm hiểu cái cốt lõi tạo nên ứng dụng – đó
chính là code của phần mềm. Từ đó HS sẽ hiểu hơn bản chất, vai trò của việc
3


lập trình trong quá trình tạo phần mềm, dễ nhớ, dễ tiếp thu hơn những kiến thức
lập trình mà mình lĩnh hội được.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Để khơi gợi đam mê cho HS, và để chứng tỏ khả năng có thể làm được
NNLT của Pascal, tôi đã viết một phần mềm trắc nghiệm. Vì mục đích chính
của tôi là để tạo đam mê, kích thích sáng tạo cho HS nên tôi chỉ sử dụng kiến
thức căn bản trong SGK Tin 11. Do đó phần mềm này có thể chưa đáp ứng được
những yêu cầu về mĩ thuật, tuy nhiên nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu
mà một phần mềm trắc nghiệm cần có (như trộn đề, nhận xét đúng sai, chấm
điểm…)

Sau đây tôi xin giới thiệu một vài nét chính về phần mềm:
1. Giao diện phần mềm trắc nghiệm

H1: In ra lời giới thiệu và thông báo cho phép GV nhập số câu hỏi

H2: Sau khi GV nhập số câu hỏi, phần mềm thông báo nhập tên HS

4


H3: Sau khi nhập tên, câu hỏi 1 được in ra, cho phép HS lựa chọn dáp án

H4: Sau khi HS lựa chọn phương án phần mềm đưa ra nhận xét

5


H5: Thông báo và cho phép nhập lại nếu HS lựa chọn sai yêu cầu

H6: Tổng kết, cho điểm và lưu lại kết quả vào tệp
2. Tính năng
- Phần mềm cho phép GV chọn số câu hỏi kiểm tra để phù hợp với thời gian và
đối tượng cần kiểm tra.
- Khả năng trộn đề linh hoạt: sau khi chọn số câu hỏi Chương trình sẽ tự động
chọn ra các câu hỏi một cách ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi được lưu trong tệp
“hoi.txt”;

6



- Phần mềm sẽ in ra thông báo và cho phép nhập lại nếu thí sinh lựa chọn phương
án sai quy định (đáp án câu hỏi trắc nghiệm là A, B, C hoặc D)
- Sau khi trả lời hết các câu hỏi , chương trình sẽ tổng hợp các câu hỏi đúng và
đưa ra số điểm tương ứng với thang điểm tối da 10
- Phần mềm cho phép lưu lại thông tin : điểm số, số câu trả lời đúng/ tổng số câu,
và tên HS vào tệp <tên HS>. Txt
- GV có thể thay đổi nội dung ngân hàng đề bằng cách thay đổi nội dung của tệp
“hoi.txt” hoặc thay đổi đường dẫn đến tệp mới chứa câu hỏi (xem hướng dẫn sử dụng)
- Phần mềm được đóng gói (bao gồm file setup, file chứa câu hỏi, và file chứa
đáp án) với dung lượng khá nhẹ. GV có thể copy sử dụng được trên nhiều loại máy
tính mà không cần cài đặt phần mềm Pascal.
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
3.1 Để kiểm tra trắc nghiệm, GV kích vào tệp chạy Tracnghiem.exe; giao diện
phần mềm xuất hiện

+ GV nhập số câu hỏi và tên thí sính
+ Nội dung các câu hỏi sẽ lần lượt xuất hiện , thí sinh lựa chọn một trong 4
phương án A, B, C, D (không phân biệt chữ hoa chữ thường)
+ Sau mỗi phương án mà thí sinh chọn, phần mềm sẽ đưa ra nhận xét đúng/ sai
+ Sau khi trả lời hết số câu hỏi, phần mềm sẽ thông báo kết quả (bao gồm tổng
hợp số câu đúng và tự động chấm điểm), kết quả được lưu vào tệp <tên HS>. Txt
VD: Tên HS được nhập là: “le thi ha” thì kết quả kiểm tra được lưu vào tệp “le
thi ha.txt”
3.2 Để xem lại kết quả thi, GV mở tệp <tên HS>.txt xem nội dung
3.3 Để thay đổi nội dung câu hỏi GV mở tệp <hoi>.txt và chỉnh sửa; để thay đổi
đáp án GV mở tệp <dap>.txt để chỉnh sửa.
3.4. Để thay đổi bộ câu hỏi khác (tệp cũ không bị mất đi mà giữ lại để sử dụng
cho lần khác) GV thực hiện
7



+ Mở code của phần mềm bằng cách nháy đúp vào file Tracnghiem.pas
+ Thay đổi dòng lệnh Assign(f, ‘hoi.txt’); thành tên mới
VD: Assign (Assign, ‘cau hoitienganh.inp’); với ‘cauhoitienganh.inp’ là tên tệp
chứa ngân hàng câu hỏi cần sử dụng.
Đồng thời thay đổi dòng lệnh Assign(f1, ‘dap.txt’) thanh dòng lệnh
Assign (f1, ‘dapantienganh.inp’); với ‘dapantienganh.inp’ là tên tệp chứa đáp án
tương ứng.
*Để sử dụng tính năng thay đổi câu hỏi 3.3 và 3.4 cần chú ý:
- Phải cài đặt (hoặc copy) phần mềm Pascal trong máy tính (có thể sử dụng
Turbo Pascal 7.0 hoặc free Pascal)
- Phải có file chứa code chương trinh, đuôi pas: tức file tracnghiem.pas ở trên
- Nhấn lệnh Ctrl +F9 để chạy lại chương trình sau khi thay đổi tệp
- Để chương trình nhận biết điểm bắt đầu và kết thúc của 1 câu hỏi trắc nghiệm,
trước mỗi câu hỏi lưu trong tệp “hoi.txt” cần gõ kí tự # (xem nội dung file hoi.txt)
4. Các thành phần chính
4.1 Code phần mềm (nội dung file tracnghiem.pas)
Program Tu_viet_PM_trac_nghiem;
uses crt;
var a:array[1..100]of byte; dd,d,K,i,n,j,x:byte;
s,c,ten, da:string; G,f,f1:text; diem:real; ch:char;
{-------------------------------------------------------------}
Procedure gioithieu;
begin
for i:=1 to 80 do Write('*');
write('*');
for i:=2 to 10 do write(' ');
Write(' Tao phan mem trac nghiem bang ngon ngu Pascal. Tai sao khong?');
gotoxy(80,2); write('*');
writeln;

for i:=1 to 80 do write('*');
end;
{--------------------------------------------------------------}
BEGIN
clrscr;
8


gioithieu;
Write( 'GIAO VIEN NHAP SO CAU HOI CAN KIEM TRA:'); READLN(X);
WRITE('HOC SINH NHAP TEN:');READLN(TEN);
assign(f1,ten+'.txt');rewrite(f1);
for i:=1 to 20 do write(' ');
writeln('MOI BAN TRA LOI ',X,' CAU HOI SAU:');
{--------------lay ngau nhien cac cau hoi:}
randomize;
for i:=1 to x do
a[i]:= random(19)+1;
for j:=1 to i-1 do
if a[i]= a[j] then a[i]:=random(19)+1;
assign(f,'hoi.txt');
ASSIGN(G,'DAP.TXT');
for i:=1 to x do
begin
{in cau thu i}
str(a[i], c);
writeln;
write('cau', i,':');
reset(f);
while not eof(f) do

begin
readln(f, s);
if s='#'+c then
begin
readln(f, s);
while s[1]<>'#' do begin writeln(s); readln(f, s); end;
break;
end;
end;
9


{----------xu li cau i-------------------------}
write ( 'Moi chon dap an:');readln(ch);
repeat
if (upcase(ch)<>'A') and (upcase(ch)<>'B') and (upcase(ch)<> 'C') and
(upcase(ch)<>'D') then
begin
write( '----------ban chi duoc chon A, B, C, D');
write ('----------moi chon lai');
readln(ch);
end;
until (upcase(ch)= 'A') or (upcase(ch)='B') or (upcase(ch)= 'C') or
(upcase(ch)='D');
{----------so sanh cau tra loi voi dap an------}
reset(g);
for k:=1 to a[i] do readLN(g, da);
dd:=length(da);
if( UPCASE(ch)= UPCASE(da[dd])) then begin write(' -> chuc mung ban da tra
loi dung');d:=d+1; end

ELSE WRITE(' -> rat tiec ban da tra loi sai');
WRITELN;
end; close(f); close(g);
Writeln('*********************************************************');
writeln('ban tra loi dung', d,' cau trong tong so', x ,'cau hoi ');
diem:= (10/x *d);
writeln('ban duoc', round(diem):6, ' diem');
{ghi KQ veo tep}
writeln(f1,'ban' ,Ten, ':');
writeln(f1,' Ban da tra loi dung', d,' cau trong tong so', x ,'cau hoi ');
writeln(f1,'ban duoc', round( diem):6, ' diem');
close(f1);

10


write('Thong tin diem cua ban da duoc luu lai. ban hay mo tep ', ten,'.txt', 'de xem
nhe');
readln;
END.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, nội dung code phần mềm đã được tôi phân chia
thành nhiều modun nhỏ, mỗi modun thường làm một nhiệm vụ, được tôi chú giải kèm
theo.
4.2 File ngân hàng câu hỏi: hoi.txt
Sau đây tôi đưa ra ví dụ về một ngân hàng đề được dùng để kiểm tra sau chương
V, VI sgk tin 11.
Lưu ý: Để đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc một câu hỏi tôi dùng kí từ # trước
mỗi câu hỏi.
#1
Khai bao Ham trong Pascal bat dau bang tu khoa?

a. Program
b. Function
c. Var
d. Procedure
#2
Trong Pascal de khai bao bien tep f1 va f2 ta viet?
a. Var f1, f2: tep;
b. Var F1, f2: text;
c. Var f1; f2: text;
d. var f1+f2: text;
#3
Chuong trinh con co may loai?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
#4
Chuong trinh con Thu tuc bat dau bang tu khoa
a. Program
b. Function
c. Var
11


d. Procedure
#5
De khai bao bien tep trong van ban ta su dung cu phap?
a. Var <ten tep>: text;
b. Var <ten bien tep>:text;
c. Var <ten tep>: string;

d. Var <ten bien tep>:<ten tep>;
#6
Chuong trinh con duoc ket thuc bang?
a. End
b. End.
c. End;
d. End!
#7
Cau truc chuong trinh con gom ?
a. Phan dau
b. Phan khai bao
c. Phan than
d. ca a, b va c
#8
Bien duoc khai nao trong chuong trinh con duoc goi la:
a. Bien toan cuc
b. Bien cuc bo
c. Tham so hinh thuc
d. Tham so thuc su
#9
Cau lenh cho phep mo tep F1 de doc co dang?
a. Rewrite(F1)
b. Reset(F1);
c. Readln(F1);
d. Readln(F1, <danh sach bien>);
#10
Bien duoc khai bao trong chuong trinh chinh duoc goi la?
a. Bien toan cuc
b. Bien cuc bo
12



c. Tham so hinh thuc
d. Tham so thuc su
#11
De gan bien tep F1 cho tep DL.txt ta su dung cu phap?
a. F1:= 'DL.txt';
b. 'DL.txt := F1;
c. Assign(f1, 'DL.TXT');
d. Assign('DL.TXT', f1);
#12
Thu tuc Close(f) co y nghia?
a. Dong tep f1
b. Mo tep f1 de doc du lieu
c. Mo tep f1 de ghi du lieu
d. Khai bao bien tep
#13
Vi tri con tro tep sau thu tuc Reset?
a. Nam o dau tep
b. Nam o cuoi tep
c. Nam o giua tep
d. Nam ngau nhien o bat ki vi tri nao
#14
Ham eof(F)cho gia tri true thi con tro tep nam o vi tri nao
a. Dau dong
b. Dau tep
c. Cuoi dong
d. Cuoi tep
#15
Trong Pascal, de dong tep ta dung thu tuc?

a. Close(<ten bien tep>);
b. Close(< ten tep>);
c. Stop (<ten bien tep>);
d. Exit(<ten bien tep>);
#16
Var G :text; co y nghia gi?
a. Dong tep G
13


b. Khai bao tep G
c. Gan bien tep
d. Mo tep
#17
Thu tuc Assign(<ten bien tep>, <ten tep>); co y nghia?
a. Dong tep
b. Khai bao tep
c. Gan bien tep
d. Mo tep
#18
Ham EOLN(G) cho gia tri true thi con tro tep nam o vi tri nao
a. Dau dong
b. Dau tep
c. Cuoi dong
d. Cuoi tep
#19
Trong Pascal, mo tep de ghi ta dung thu tuc?
a. Rewrite(<ten bien tep>);
b. Write(< ten tep>);
c. Reset (<ten bien tep>);

d. Readln(<ten bien tep>);
#20
Trong Pascal, de doc du lieu trong tep ta dung thu tuc?
a. Rewrite(<ten bien tep>, <danh sach bien>);
b. Write(< ten bien tep>,c. Reset (<ten bien tep>,<danh sach bien>);
d. Read(<ten bien tep>,<danh sach bien>);
d. Quang Linh
4.3 Đáp án lưu vào File : dap.txt
1b
2b
3b
4b
5a
6c
14


7a
8a
9b
10b
11a
12b
13b
14a
15a
16b
17a
18a

20a
*Để thuận tiện cho việc sử dụng, sau khi viết xong phần mềm tôi đã xuất thành
tệp chạy exe
B1. Chọn Compile -> Detination Disk
B2. Compile ->Build
Tệp xuất ra có tên tracnghiem.exe
Do đó người sử dụng chỉ cần kích đúp vào tệp chạy này để giao tiếp với phần
mềm mà không cần quan tâm đến mã nguồn.
IV. Vận dụng vào thực tiễn dạy học
Với mục đích khơi gợi đam mê học lập trình cho HS bằng việc sử dụng chính
NNLT Pascal để viết một ứng dụng thực tiễn nên phần mềm Trắc nghiệm trên và mã
nguồn của nó được tôi lồng ghép trong khá nhiều bài học của chương trình tin học 11.
Cụ thể:
*Trong tiết 3 -Bài tập (trước khi chuyển sang chương II: Chương trình đơn giản)
tôi dành một phần thời lượng nhỏ cuối tiết để củng cố kiến thức của bài 1 và 2 bằng
chính phần mềm trắc nghiệm mà tôi đã viết. HS được thao tác ứng dụng cụ thể với
phần mềm này. Sau đó tôi giới thiệu sơ bộ về mã nguồn của chương trình và loại ngôn
ngữ xây dựng nên phần mềm chính là ngôn ngữ Pascal. Đồng thời yêu cầu HS tự đọc
tham khảo Bài đọc thêm số 2: Ngôn ngữ Pascal.
Tác dụng: HS tận mắt được nhìn thấy một ứng dụng của ngôn ngữ Pascal và khả
năng có thể làm được của Pascal, HS sẽ dễ dàng cảm thấy hứng thú hơn khi bắt tay
vào học các bài học ở chương kế tiếp.
15


*Trong bài 3 khi giới thiệu về Cấu trúc chương trình tôi đã trình chiếu mã nguồn
của phần mềm trắc nghiệm trên yêu cầu chỉ ra cấu trúc của chương trình (gồm 2 phần
phần khai báo và phần thân).
Tác dụng: củng cố kiến thức của bài học số 3
*Trong tiết bài tập và thực hành (tiết 15) tôi yêu cầu HS vận dụng kiến thức về

cấu trúc lặp in ra lời giới thiệu của phần mềm trắc nghiệm
Tác dụng: Việc giao cho HS viết một modul nhỏ trong phần mềm sẽ giúp HS
hứng thú, và thấy khả năng có thể làm được của chính mình. Đồng thời giúp HS củng
cố kiến thức về phần cấu trúc lặp, một số hàm thủ tục vào ra cơ bản
*Sau phần học lí thuyết tệp, trong bài tập và thực hành 39 tôi yêu cầu HS đưa ra
cách thức để chương trình có khả năng đọc từng câu hỏi và đáp án tương ứng
Qua đây HS có thể ôn tập củng cố các kiến thức: gắn biến tệp, mở tệp, đọc tệp, ghi
tệp, đóng tệp, câu lệnh lặp, rẽ nhánh.
*Trong bài tập và thực hành tiết 45 tôi đặt vấn đề để HS sử dụng kiến thức
chương trình con để viết lại mã nguồn phần mềm sao cho chương trình gọn gàng khoa
học hơn.

16


C. KẾT QUẢ
1. Kết quả áp dụng SKKN trong thực tiễn giảng dạy
Năm học 2013- 2014 tôi được phân công giảng dạy 4 lớp khối 11 của trường tôi
đó là các lớp 11B1, 11B2, 11B3, 11B4. Đề tài SKKN “Sử dụng ngôn ngữ lập trình
Pascal để viết phần mềm trắc nghiệm nhằm khơi gợi đam mê học lập trình cho học
sinh lớp 11” đã được tôi áp dụng ở 2 lớp 11B4, 11B1. Sau 1 năm nghiên cứu và triển
khai tôi nhận thấy các lớp được áp dụng đề tài (nhóm 1) đã có nhiều kết quả khả quan
hơn so với các lớp không được áp dụng đề tài (nhóm 2)
Cụ thể như sau
- Về nhận thức
+ HS nhóm 1 thường hay đặt ra các câu hỏi tình huống liên quan đến bài học
nhiều hơn, điều này chứng tỏ các em có hứng thú hơn trong học tập. Tự tin hơn khi
phát biểu xây dựng bài.
+HS nhóm 1 dễ dàng làm các bài tập lập trình hơn, Các em cũng thấy được khả
năng có thể viết các phần mềm ứng dụng của Pascal – loại NNLT mà các em đang

được học, đồng thời hiểu cách bố trí xây dụng, cài phần mềm trong một ứng dụng, rèn
luyện kĩ năng lập trình, và các phầm chất của người lập trình (tính sáng tạo, cần cù,
chính xác…) thông qua các đoạn lệnh.
+HS nhóm 1 thường quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực CNTT đặc biệt là các
ngành nghề đòi hỏi khả năng lập trình. Đề tài cũng đã gợi mở cho các em thấy một
loại hình ngành nghề (nghề lập trình viên) và phương hướng phát triển của ngành
CNTT, qua đó giúp các em có thêm một lựa chọn định hướng cho việc chọn ngành
nghề sau này.
- Về điểm số
Trong phạm vi các lớp mà minh giảng dạy, kết quả điểm tổng kết cả năm môn
Tin được tôi tính toán và thể hiện lại trong bảng sau:
Lớp

11B1(Áp dụng
SKKN)
11B4 (Áp
dụng SKKN)
Tổng
11B2

Giỏi
8-10 điểm

Khá
6.5-6.9 điểm

TB
5- 6.4 điểm

Yếu

3.5–4.9điểm

Kém
0-3.4 điểm

%

SL

%

SL

%

0

0%

0

0%

0

0%

69.77%

8


18.60%

3

6.98

0

0%

47.95
40.48%

8
24

10.96%
57.14%

3
1

4.11
2.38%

0
0

0%

0%

Tổng
Số
HS

SL

%

SL

%

SL

30

25

83.33

5

16.67%

43

2


4.65%

30

73
42

27
0

36.99%
0%

35
17

17


(không áp
dụng SKKN
11B3
(không áp
dụng KKN)
Tổng

39

1


2.56%

21

53.83%

16

41.03%

1

2.56%

0

0%

81

1

1.23%

38

46.91%

40


49.38%

2

2.47%

0

0%

Qua bảng kết quả trên dễ nhận thấy: Tỉ lệ HS khá giỏi ở các lớp 11B1, 11B4 là
các lớp được áp dụng phương pháp mới có sử dụng phần mềm ứng dụng của Pascal
để khơi gợi đam mê có tỉ lệ cao hơn hẳn so với các lớp 11B2, 11B3. Đó là kết quả của
quá trình tìm hiểu, học hỏi, dựa trên niềm say mê học lập trình của chính các em.
2. Hướng phát triển của đề tài
Qua thực tế giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân, trên tinh thần tìm tòi học
hỏi, người viết đã phần nào có được sự thành công trong việc xây dựng một phương
thức mới để khơi gợi đam mê học tập cho HS và đưa tin học lập trình gần hơn với
cuộc sống bằng cách sử dụng tin học để lập trình ứng dụng. Do đó đề tài có khả năng
nhân rộng để bạn bè đồng nghiệp tham khảo khi dạy học về ngôn ngữ lập trình.
Như đã nói ở trên, mục đích chính của tôi là vận dụng những kiến thức cơ bản
của SGK để xây dựng phần mềm nên phần mềm chưa có giao diện đẹp mắt (do chưa
sử dụng đồ họa và phông chữ tiếng việt). Nhưng phần mềm trên sẽ có thể được sử
dụng là công cụ dạy học cho môn Tin và các môn học khác trong nhà trường nếu hoàn
thiện hai yêu cầu trên.
Ngoài ra phần mềm trên sẽ là một tài liệu tham khảo cho cho HS để nghiên cứu
phát triển có tính ứng dụng khác như phần mềm chơi game, phần mềm giải toán, mô
phỏng âm thanh… phục vụ cho nhu cầu học tập và giải trí.

18



D. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trong một xã hội tự động hóa như hiện nay, việc tạo ra những phần mềm,
máy tự động để phục vụ cho đời sống của con người là một vấn đề tất yếu. Để
làm được điều này cần thiết phải có một bộ phận người lập trình. Đào tạo lập
trình cho HS ngay từ trên ghế nhà trường THPT là một hướng đi đúng đắn của
Bộ giáo dục, đón đầu những yêu cầu của thực tiễn, góp phần thực hiện một
phương diện của yêu cầu hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.
Cũng giống như các môn học khác, khi các em đã thực sự hiểu và yêu thích
bộ môn Tin học lập trình các em sẽ tìm thấy niềm vui, sự đam mê khi tìm hiểu
và khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong bộ môn tưởng chừng khô khan
này.
Với mục đích khơi gợi đam mê học lập trình, kích thích khả năng sáng tạo cho
HS lớp 11, tôi đã cố gắng chỉ sử dụng những kiến thức cơ bản nhất có trong nội dung
chương trình tin học 11 để viết một phần mềm cụ thể có thể ứng dụng trong dạy học.
Do thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn chỉnh.
2. Đề xuất
Do bộ môn Tin học có tính đặc thù riêng, không giống với bất cứ một môn học
nào, tôi mong muốn được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, Ban giám hiệu nhà
trường cho phép GV bộ môn được linh hoạt hơn về thời lượng và nội dung giảng dạy.
Trên cơ sở đảm bảo những kiến thức cơ bản mà chương trình học yêu cầu, tôi mong
muốn được dành một phần thời lượng để giới thiệu một số phần mềm có tính ứng
dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, đó có thể là những phần mềm chơi
game, giải toán… do GV hoặc do chính các em HS viết ra.
Tôi cũng mong muốn Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa hàng năm sẽ tổ chức
một cuộc thi sáng tạo Tin học trẻ cho cả GV và HS. Đây sẽ là sân chơi thú vị cho GV
và HS, tạo động lực, hứng thú và ham thích tìm hiểu Tin học; đồng thời thông qua

cuộc thi chúng ta có thể sẽ phát hiện thêm nhiều sáng kiến Tin học hay, nhiều gương
mặt tài năng trong nhà trường THPT.

19


Những đề xuất trên có thế còn mang tính chủ quan của tôi, tuy nhiên tôi rất mong
muốn được các cấp có thẩm quyền xem xét và mong nhận được góp ý chia sẻ của các
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Dung

20



×