Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHỔNG HỮU LỰC

QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHỔNG HỮU LỰC

QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

Cán bộ hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Cán bộ hƣớng dẫn 2: PGS. TS. Mạc Văn Tiến



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những nội dung đã viết trong luận án này là do tôi tự học
hỏi, nghiên cứu và tích lũy trong suốt quá trình công tác của bản thân. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác nếu có đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Luận án này đến nay chƣa đƣợc bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận án
tiến sĩ nào ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ
phƣơng tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì tôi đã cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Khổng Hữu Lực

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy lớp Nghiên cứu sinh
khóa QH - 2014 - S chuyên ngành Quản lí Giáo dục đã trang bị cho tôi hệ thống
kiến thức để nâng cao năng lực công tác của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Đức Ngọc, PGS.TS. Mạc Văn
Tiến, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học, PĐT
trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn UBND Thành phố Hà Nội, Ban Giám hiệu, cùng toàn thể

cán bộ giáo viên, công nhân viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Do thời gian học tập cũng như điều kiện nghiên cứu của Học viên còn gặp
nhiều khó khăn, chắc chắn luận án vẫn còn những hạn chế, sơ suất. Tác giả rất
mong nhận được những góp ý của Quý thầy cô, của đồng nghiệp để luận án
được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Tác giả rất mong muốn có cơ hội
được tiếp tục triển khai đề tài này với quy mô lớn hơn, đóng góp nhiều hơn cho
công tác Quản lý Đào tạo nghề Công nghệ thông tin tại các trường Cao đẳng
nghề trong cả nước.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ

Khổng Hữu Lực

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................................... vi
Danh mục các bảng................................................................................................... vii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 6

1.1.1. Những nghiên cứu về QL QTĐT nghề, nội dung QL QTĐT nghề CNTT ...... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về chất lƣợng, ĐBCL đào tạo .......................................... 10
1.1.3. Quản lí ĐTN của một số nƣớc trên thế giới theo tiếp cận ĐBCL .................. 17
1.1.4. Những nhận xét qua nghiên cứu tổng quan .................................................... 30
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 31
1.2.1. Đào tạo nghề và quản lí QTĐT nghề ............................................................ 31
1.2.2. Chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng ................................................................. 33
1.3. Một số mô hình ĐBCL ...................................................................................... 41
1.3.1. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) - SEAMEO .. 41
1.3.2. Mô hình CIPO ................................................................................................ 42
1.3.3. Mô hình ĐBCL các trƣờng đại học khối ASEAN (AUN) ............................. 43
1.3.4. Mô hình ISO 9001: 2000 ................................................................................ 46
1.3.5. Mô hình QL chất lƣợng tổng thể (Total Quality Management - TQM)......... 47
1.4. Nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ ............................................ 48
1.4.1. Đầu vào ........................................................................................................... 48
1.4.2. Quá trình đào tạo ............................................................................................ 57
1.4.3. Đầu ra ............................................................................................................. 61
1.5. Quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL .................................. 63
1.5.1. Xây dựng khung tham chiếu quản lý QTĐT .................................................. 63
1.5.2. Xây dựng các thủ tục quy trình quản lý QTĐT .............................................. 64

iii


1.5.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL .......................................... 66
1.5.4. Thực hiện các hoạt động đánh giá .................................................................. 67
1.5.5. Thực hiện hoạt động kiểm soát sản phẩm không phù hợp và cải tiến hệ thống.. 69
1.5.6. Kiểm định chƣơng trình đào tạo (đánh giá ngoài) ........................................ 71
1.5.7. Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo .............................................................. 72
1.6. Bối cảnh ............................................................................................................ 73

1.6.1. Cơ chế chính sách ........................................................................................... 73
1.6.2. Ảnh hƣởng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) ...................................... 74
1.6.3. Mối quan hệ giữa dạy nghề và doanh nghiệp ................................................. 75
1.6.4. Các chủ thể quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ ..................................... 75
1.7. Mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL .................. 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 77
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG ....................................................................................................... 78
2.1. Đào tạo nghề CNTT trình độ cao đẳng ............................................................. 78
2.1.1. Vị trí, vai trò của đào tạo nghề trong hệ thống GDQD .................................. 78
2.1.2. Vị trí, vai trò của đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ trong hệ thống ĐTN ...... 79
2.2. Quy mô đào tạo nhân lực nghề CNTT trình độ CĐ .......................................... 81
2.3. Khảo sát thực trạng ............................................................................................ 82
2.3.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng .................................................................... 82
2.3.2. Thực trạng quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ ...................................... 85
2.3.3. Thực trạng quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL ......... 100
2.3.4. Thực trạng tác động của các yếu tố Bối cảnh .............................................. 108
2.3.5. Đánh giá chung kết quả khảo sát .................................................................. 110
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 115
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG ..................................................................................................... 116
3.1. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng giải pháp ................................................ 116
3.1.1. Đảm bảo tính logic, hệ thống ....................................................................... 116
3.1.2. Đảm bảo tính cấp thiết và khả thi ................................................................. 117

iv



3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .............................................................. 117
3.1.4. Đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả .................................................................. 117
3.2. Giải pháp quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL ................ 117
3.2.1. Xây dựng khung tham chiếu quản lí QTĐT ............................................... 117
3.2.2. Xây dựng các bộ thủ tục quy trình (TTQT) thực hiện nội dung công việc theo
khung tham chiếu.................................................................................................... 135
3.2.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL ........................................ 138
3.3.4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá CL giảng dạy qua từng môn học/mô đun ... 144
3.2.5. Tổ chức tự kiểm định (tự đánh giá) chƣơng trình đào tạo............................ 145
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng của hoạt động thanh tra ............................................. 148
3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp ..................... 151
3.3.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 151
3.3.2. Đối tƣợng khảo sát........................................................................................ 151
3.3.3. Phạm vi khảo sát ........................................................................................... 151
3.3.4. Phƣơng pháp khảo sát................................................................................... 151
3.3.5. Xử lý số liệu khảo sát ................................................................................... 151
3.3.6. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các giải pháp ......... 152
3.4. Thử nghiệm một số giải pháp .......................................................................... 153
3.4.1. Mục đích thử nghiệm.................................................................................... 153
3.4.2. Đối tƣợng thử nghiệm .................................................................................. 153
3.4.3. Phạm vi thử nghiệm...................................................................................... 153
3.4.4. Nội dung thử nghiệm .................................................................................... 154
3.4.5. Thời gian thử nghiệm ................................................................................... 154
3.4.6. Phƣơng pháp thử nghiệm.............................................................................. 154
3.4.7. Phƣơng pháp đánh giá .................................................................................. 154
3.4.8. Tiến trình thử nghiệm ................................................................................... 155
3.4.9. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................... 155
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ............................ 163

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 164
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 172

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
1 BGH

Viết đầy đủ
Ban Giám hiệu

2

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã Hội

3



Cao đẳng

4

CĐN


Cao đẳng nghề

5

CL

Chất lƣợng

6

CNH

Công nghiệp hóa

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8

CSDN

Cơ sở dạy nghề

9

CSSX


Cơ sở sản xuất

10

CTĐT

Chƣơng trình đào tạo

11

DN

Dạy nghề

12
13

DoN
ĐH

Doanh nghiệp
Đại học

14

ĐT

Đào tạo

15


ĐTN

Đào tạo nghề

16

ĐBCL

Đảm bảo chất lƣợng

17

GV

Giáo viên

18

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

19

KĐCL

Kiểm định chất lƣợng

20


HĐH

Hiện đại hóa

21
22

HSSV
QL

Học sinh sinh viên
Quản lí

23

QLCL

Quản lý chất lƣợng

24

QTĐT

Quá trình đào tạo

25

NV


Nhân viên

26

PĐT

Phòng Đào tạo

27

SDLĐ

Sử dụng lao động

28

SV

Sinh viên

29

TCDN

Tổng cục dạy nghề

30

TKB


Thời khóa biểu

31

TTQT

Thủ tục quy trình

32

THPT

Trung học Phổ thông

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng tham chiếu quản lí QTĐT nghề theo tiếp cận ĐBCL giữa
Scotland và Việt Nam
Bảng tham chiếu quản lí QTĐT nghề tiếp cận ĐBCL giữa Úc
và Việt Nam

Bảng các lĩnh vực và các nghề đào tạo trình độ CĐ

2.2

Số lƣợng tuyển sinh đào tạo nghề CNTT

81

2.3

Quy mô khảo sát thực trạng

83

1.1
1.2

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Khung tham chiếu QL QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp
cận ĐBCL
Danh mục các TTQT thực hiện nội dung công việc theo khung
tham chiếu
Bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

giải pháp
Kết quả thử nghiệm bộ TTQT thi kết thúc môn học/mô đun
môn học
Kết quả thử nghiệm giải pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá
chất lƣợng giảng dạy qua từng môn học/mô đun

22
25
80

118
136
138
152
156
156

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu
đồ/sơ đồ
1.1

Tên biểu đồ - sơ đồ

Trang

Sơ đồ các cấp độ QL chất lƣợng (Sallis 1993)

40


1.2

Sơ đồ mô hình CIPO

43

1.3

Sơ đồ ĐBCL cấp Trƣờng - AUN

44

1.4

Sơ đồ ĐBCL bên trong - AUN

45

1.5

Sơ đồ ĐBCL cấp chƣơng trình - AUN

45

Sơ đồ mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL
Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

76
85


2.3

Biểu đồ đánh giá về QL công tác tuyển sinh
Biểu đồ đánh giá về việc xây dựng chuẩn đầu ra theo đặc thù
của nghề CNTT
Biểu đồ đánh giá về việc xây dựng chƣơng trình đào tạo

2.4

Biểu đồ đánh giá về hoạt động bổ sung, chỉnh sửa CTĐT

87

2.5

Biểu đồ đánh giá về việc biên soạn giáo trình

87

1.6
2.1
2.1
2.2

vii

78

86
86



2.6

Biểu đồ đánh giá về việc bổ sung, chỉnh sửa giáo trình

88

2.7

Biểu đồ đánh giá về QL nhà giáo, cán bộ QL, nhân viên

88

2.8

Biểu đồ đánh giá về QL phần mềm và ngôn ngữ lập trình

89

2.9

Biểu đồ đánh giá về QL vật tƣ, mô hình thiết bị, dụng cụ lắp
ráp và sửa chữa phần cứng

90

2.10

Biểu đồ đánh giá về QL CSVC, đƣờng truyền


91

2.11

Biểu đồ đánh giá về xây dựng kế hoạch ĐT và TKB

91

2.12

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động thực hiện tiến độ giảng dạy

92

2.13

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động giảng dạy

93

2.14

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động học tập

94

2.15

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động thi kết thúc môn/mô đun


95

2.16

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động thực tập kết hợp sản xuất

96

2.17

97

2.19

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động thi tốt nghiệp
Biểu đồ đánh giá về QL định hƣớng việc làm và theo dõi SV
tốt nghiệp
Biểu đồ đánh giá về QL các ý kiến phản hồi của ngƣời học

2.20

Biểu đồ đánh giá về QL các ý kiến phản hồi của ngƣời SDLĐ

99

2.21

Biểu đồ đánh giá về xây dựng khung tham chiếu


100

2.22

Biểu đồ đánh giá về xây dựng các thủ tục quy trình

101

2.23

Biểu đồ đánh giá về xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động
ĐBCL
Biểu đồ đánh giá về QL việc đánh giá nội bộ

101

2.18

2.24
2.25

98
99

102
103

2.28

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động tự kiểm định (tự đánh giá)

Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động thanh tra, kiểm tra đào tạo
cấp trƣờng
Biểu đồ đánh giá QL hoạt động kiểm soát sản phẩm không phù
hợp
Biểu đồ đánh giá về QL hoạt động cải tiến hệ thống ĐBCL

2.29

Biểu đồ đánh giá về việc QL hoạt động khắc phục

106

2.30

Biểu đồ đánh giá về việc QL hoạt động phòng ngừa

106

2.31

Biểu đồ đánh giá về kiểm định chƣơng trình đào tạo

107

2.32

Biểu đồ đánh giá về thanh tra và kiểm tra công tác ĐT

108


2.26
2.27

viii

104
105
105


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lí chất lƣợng là một phƣơng thức quản lí mới đã thành công trong quản
lí sản xuất, kinh doanh và dịch vụ bắt đầu đƣợc vận hành trong quản lí giáo dục.
Bản chất của quản lí chất lƣợng là một phƣơng thức quản lí bằng các quy trình, các
quy trình này có thể đƣợc xây dựng từ các công việc cụ thể trong từng chƣơng trình
đào tạo, từng cơ sở đào tạo hoặc từ các bộ chuẩn. Phƣơng thức này sẽ khắc phục
những hạn chế trong quản lí truyền thống mà các nhà quản lí giáo giáo thƣờng sử
dụng thông qua các chức năng quản lí nhƣ: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và kiểm tra [23]. Quản lí chất lƣợng giúp cho đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói
riêng khắc phục đƣợc những yếu điểm về nguồn nhân lực qua đào tạo của nƣớc ta
hiện nay, góp phần vào thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Thực tiễn trên thế giới đang chứng minh xu thế phát triển nền kinh tế thị
trƣờng gắn với xu hƣớng phát triển một số ngành đặc thù, đƣợc gọi là ngành công
nghiệp tri thức. Đây là những ngành sản xuất, dịch vụ dựa vào tri thức, có hàm
lƣợng tri thức cao, trong đó có hai ngành đƣợc coi là “chiếc máy cái” chính là giáo
dục đào tạo và công nghệ thông tin [24].
Công nghệ thông tin đƣợc coi là ngành công nghiệp tri thức cơ bản dùng làm
nguồn cho những ngành tri thức trong các lĩnh vực cụ thể khác tạo nên cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. CNTT ra đời và phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nhiều

kỹ sƣ máy tính và các nhà quản lý mạng. Thông tin trở thành một nhân tố quan
trọng của nền kinh tế hiện đại và luôn thay đổi với tính đa diện, vì vậy càng đỏi hỏi
nhiều hơn những chuyên gia xử lý, phân tích, quản lý, .... Chúng ta nên khắc phục
tình trạng đào tạo một cách ồ ạt nhƣng chất lƣợng thấp nhƣ hiện nay về ngành
CNTT. Mỗi năm các trƣờng ĐH và CĐ cung cấp cho thị trƣờng lao động khoảng
110.000 kỹ sƣ CNTT nhƣng thực tế chỉ 10% trong số đó phục vụ tốt cho ngành này
[24]. Các CSDN chiếm một tỉ trọng rất lớn trong các con số ĐT ở trên nhƣng chất
lƣợng vẫn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động. Chính
vì vậy ngành dạy nghề luôn nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
ĐT, có nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra, đáng chú ý hơn cả là việc quản lý quá trình đào

1


tạo và cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau về cách thức quản lý đào tạo, nhƣng đa
phần chúng ta vẫn quản lý QTĐT theo cách truyền thống, tiếp cận kiểm soát chất
lƣợng, chỉ quan tâm đến khâu thanh tra kiểm tra, không chú trọng đến việc kiểm
soát quá trình nên chất lƣợng ĐT nghề còn thấp, còn bị lỗi là điều đƣơng nhiên .
Xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Quản lí quá
trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất
lượng” để làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các
giải pháp quản lý quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL nhằm
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng
nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3. Nhi m vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ
CĐ và quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL;
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT

trình độ CĐ và việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL trong và
ngoài nƣớc;
Khảo sát, đánh giá thực trạng về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT,
việc quản lí chất lƣợng ĐT nghề CNTT trình độ CĐ tại một số cơ sở ĐT nghề tại
Việt Nam;
Đƣa ra các giải pháp, các nhóm giải pháp nhằm ĐBCL và nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ;
Tổ chức thử nghiệm đánh giá một số giải pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣ ng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ
trong cơ sở đào tạo nghề tại Việt Nam.
Đối tƣợng nghiên cứu: Các nội dung về ĐT nghề CNTT trình độ CĐ và cách
thức quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL.

2


5. Câu hỏi nghiên cứu
Có những nghiên cứu nào về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình
độ CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo một phƣơng mới, phƣơng thức quản lí
chất lƣợng?
Những nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, phƣơng thức quản
lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL là gì?
Kinh nghiệm quản lí QTĐT, quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận
ĐBCL của một số nƣớc trên thế giới nhƣ thế nào?
Thực trạng nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, việc quản lí
QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo tiếp cận ĐBCL hiện nay ở Việt Nam nhƣ thế
nào? Đâu là nguyên nhân của các bất cập, hạn chế, những tồn tại là gì, …?
Cần có những giải pháp nào để ĐBCL trong đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ
đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong bối cảnh hiện nay?

6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo khung lí
thuyết xây dựng, trên cơ sở các nội dung về quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ
và việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL thông qua các nội dung nhƣ:
khung tham chiếu; áp dụng các thủ tục quy trình; đánh giá và cải tiến hệ thống
ĐBCL; … thì đảm bảo rằng nhân lực nghề CNTT sẽ đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng của
xã hội và cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiểm định chất lƣợng
trong dạy nghề do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành.
7. Những luận điểm bảo v
Xây dựng khung lí thuyết để tổ chức quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ
tiếp cận ĐBCL dựa trên cơ sở lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm quốc tế về quản lí
QTĐT nghề CNTT theo tiếp cận ĐBCL
Các hoạt động quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ hiện nay đã đƣợc triển
khai phần nào theo khung lý thuyết đƣợc xây dựng nhƣng thực tế còn nhiều bất cập.
Bổ sung và hoàn thiện các giải pháp quản lí để ĐBCL đào tạo nghề CNTT
trình độ CĐ đáp ứng nhu xã hội trong bối cảnh mà nguồn nhân lực CNTT tiếp cận
nền công nghiệp 4.0 hiện nay ở Việt Nam đang thiếu và đang yếu là rất cần thiết.

3


Các giải pháp về ĐBCL do kết quả nghiên cứu của luận án là có hiệu quả cao
trong quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu và khảo sát việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ
đƣợc tiến hành ở một số CSDN trên địa bàn ba miền (Bắc - Trung - Nam) và thử
nghiệm một số giải pháp tại trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
9. Những đóng góp mới của luận án
Về m t lý luận:
- Hệ thống hóa lí luận về quản lí chất lƣợng trong đào tạo, vận dụng vào việc

quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL.
- Xây dựng mô hình ĐBCL, khung tham chiếu quản lí QTĐT, đặc biệt là
khung lý thuyết về quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL.
Về m t thực ti n:
- Đã phân tích, đánh giá thực trạng các nội dung QTĐT nghề CNTT trình độ
CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL trong bối cảnh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp quản lí QTĐT nghề, quản lí QTĐT nghề CNTT
trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong đào tạo
nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực về lĩnh vực CNTT để tiếp cận nền công nghiệp
4.0 hiện nay.
- Tổ chức thử nghiệm thành công một số giải pháp về QL QTĐT nghề CNTT
trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL tại trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
10. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa liên quan đến lý luận quản lí, quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ;
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, tổng
kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia;
Các phƣơng pháp bổ trợ: Thu thập và xử lý thông tin, định lƣợng, định tính,
thống kê và phân tích thống kê.

4


11. Cấu tr c luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung khoa học luận án
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của Quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ
CĐ tiếp cận ĐBCL
Chƣơng 2: Thực trạng việc Quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ
CĐ tiếp cận ĐBCL

Chƣơng 3: Các giải pháp quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ
tiếp cận ĐBCL

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nhân lực về CNTT đã chi phối hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội,
những thành tựu của nó đã và đang góp phần tạo ra những nhân tố năng động mới
trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin và trở thành công cụ
phổ biến. Để có đƣợc nguồn nhân lực CNTT Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định
hƣớng đến năm 2020. Trong đó BLĐTBXH chủ trì triển khai nhiệm vụ: Đào tạo
nghề về CNTT, điện tử, viễn thông với mục tiêu đào tạo khoảng 100.000 ngƣời có
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề về CNTT, điện tử, viễn thông.
Nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ
nguồn nhân lực có trình độ cao, nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình
đổi mới giáo dục và ĐT, đặc biệt là đổi mới GDNN. Đổi mới cơ bản và toàn diện
đào tạo nhân lực CNTT theo hƣớng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo
đƣợc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của
đất nƣớc, của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy, trong giai đoạn vừa qua không chỉ ở trên thế giới mà ngay tại Việt
Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề CNTT
nói riêng.
1.1.1. Những nghiên cứu về Quản lý quá trình đào tạo nghề, nội dung quản lí
QTĐT nghề CNTT

1.1.1.1. Trong nước
Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu, bài báo viết liên quan hoặc
đề cập đến công tác quản lý đào tạo nghề, điển hình là:
Công trình nghiên cứu của tác giả Mạc Văn Tiến và Đỗ Minh Cƣơng “Phát
triển lao động kỹ thuật Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” đề cập đến một số nội dung
đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc nhƣ: đổi mới

6


chƣơng trình giảng dạy, tăng cƣờng thiết bị cho đào tạo, nâng cao chất lƣợng giáo
viên dạy nghề, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào
tạo tại các CSDN [84].
Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc về “Thực trạng và giải pháp đào tạo
lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do Nguyễn Minh Đƣờng làm
chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá tác đào tạo lao động kỹ thuật, phân tích các mặt
mạnh, mặt yếu so với nhu cầu xã hội trong bối cảnh đất nƣớc đang chuyển mình
sang nền kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt đề tài còn đã
đƣa ra một số giải pháp trong trong đào tạo nghề nhằm phát triển đồng bộ đội ngũ
lao động kỹ thuật [34].
Tác giả Phan Văn Kha (2007) về “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền
kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam” đã đƣa ra các hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà
trƣờng với thị trƣờng lao động đem lại lợi ích cho nhà trƣờng, ngƣời học và cả xã
hội. Cũng nhƣ các quan điểm về vai trò của đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao chất
lƣợng trong đào tạo nguồn nhân lực [51]
Tại hội thảo khoa học về Chính sách và các giải pháp phát triển nhân lực
trình độ cao của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ CNH & HĐH, tổ chức tại Hà Nội
năm 2003. Tác giả Vũ Đình Cƣờng, trong bài viết về “Đổi mới phƣơng thức và
phƣơng pháp đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật Thủ đô Hà Nội” đã phân tích vấn

đề đổi mới phƣơng pháp đào tạo cần đƣợc hoàn thiện cả trên bình diện lý luận và
triển khai ứng dụng thực tế ở các cơ sở đào tạo tại Hà Nội [19]
Tác giả Trần Khánh Đức trong cuốn “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
trong thế ký XXI” đã khái quát toàn bộ những vấn đề về khoa học giáo dục, phân
tích những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của các hoạt động
quản lý, nghiên cứu, đào tạo, và giảng dạy trong hệ thống các cơ sở đào tạo [30].
Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức (2002) về
“Phát triển nhân lực công nghệ ƣu tiên ở nƣớc ta trong thời kỳ CNH, HĐH” các tác
giả cũng nêu bật vai trò quan trọng của quá trình quản lý đào tạo và phân tích các
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ ƣu tiên ở

7


nƣớc ta nhƣ: CNTT, Công nghệ Sinh học [36],…
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát đó, trong những
năm gần đây có nhiều luận án tiến sĩ đã đề cập đến những vấn đề trong công tác
quản lí QTĐT và quản lí chất lƣợng đào tạo nghề và nghề CNTT, điển hình nhƣ:
Nguyễn Văn Hùng (2016), “Quản lý quá trình đào tạo của trƣờng cao đẳng
nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng”, Luận án tiến sĩ QLGD, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam, Luận án: Xây dựng khung lý luận làm tiền đề nghiên cứu thực
trạng và đề xuất các giải pháp QLĐT của trƣờng CĐN theo tiếp cận ĐBCL
Nguyễn Tuyết Lan (2015), “Quản lý liên kết đào tạo giữa trƣờng cao đẳng
nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực”, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, Luận án: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
đề xuất biện pháp quản lý liên kết ĐT giữa trƣờng CĐN với DN ở tỉnh Vĩnh Phúc
góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội và quá trình CNH,
HĐH đất nƣớc, hội nhập quốc tế.
Nguyễn Hồng Tây (2014), “Quản lý phát triển các trƣờng cao đẳng nghề
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Viện Khoa

học Giáo dục Việt Nam, Luận án: Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các giải
pháp quản lý phát triển các Trƣờng CĐN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung theo cách tiếp cận cung - cầu nhân lực, QL theo mục
tiêu (MBO) và QL dựa trên nhà trƣờng (SBM) [82].
Nguyễn Thị Hằng (2013), “Quản lý đào tạo nghề ở các trƣờng dạy nghề theo
hƣớng đáp ứng nhu cầu xã hội”, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Giáo dục, Luận
án: Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề ở các trƣờng DN
theo hƣớng đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu XH nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam [37].
Phan Chính Thức (2003), “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần
đáp ứng nhu cầu nhân cho sự nghiệp CNH, HĐH”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, theo tác giả Đào tạo nghề là quá trình phát triển
một cách có hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng tìm đƣợc việc làm, tự
tạo việc làm. Trong quá trình đào tạo cần hình thành: kiến thức, kỹ năng, thái độ và

8


khả năng tự tìm việc, tự tạo việc làm và tự trao dồi chuyên môn để có thể thích ứng
với thay đổi của khoa học công nghệ [86].
Nhiều tài liệu giáo trình về quản lí đào tạo nghề đã đƣợc biên soạn và phát
hành nhƣ: Năm 1999, Trƣờng Đào tạo Cán bộ Công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh
giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”; Tác giả Nguyễn Minh Đƣờng
(2001) với “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân
lực [33]; Kỷ yếu hội thảo của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội với “ Giáo dục
nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” (2005) của Nguyễn Viết Sự [72]... Tất cả
những công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến chất lƣợng dạy nghề nói chung và
nghề CNTT nói riêng trong những năm qua và các tác giả cũng đã đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề CNTT trong thời gian tới phục vụ
sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc.

1.1.1.2. Ngoài nước
Ở Cộng hòa Liên bang Đức: Vấn đề quản lý quá trình đào tạo nghề nghiệp
đã đƣợc nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về lao động, kỹ
thuật và kinh tế trong hoạt động dạy nghề của Cộng hòa Liên bang Đức. Các công
trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức đào
tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên phát triển thành những con
ngƣời trƣởng thành trong cuộc sống lao động - xã hội [101].
Ở Trung Quốc, quán triệt quan điểm “Ba trong một” - Đào tạo, sản xuất, dịch
vụ. Trong vấn đề đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, các
trƣờng dạy nghề luôn gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ, góp phần
đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề [101].
Ở Mỹ đào tạo công nhân kỹ thuật đƣợc chú trọng và tiến hành ngay từ cấp
THPT phân ban, các trƣờng dạy nghề cấp trung học và các cơ sở đào tạo nghề sau
THPT. Học sinh tốt nghiệp đƣợc cấp bằng chứng nhận, chứng chỉ công nhân lành
nghề và có quyền đƣợc đi học tiếp theo [101].
Đến nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều bố trí hệ thống giáo dục kỹ thuật
và dạy nghề bên cạnh bậc phổ thông và đào tạo bậc cao đẳng, đại học. Do sớm có
hệ thống đào tạo nghề nên các nƣớc tƣ bản phát triển đã tích lũy đƣợc nhiều kinh

9


nghiệm trong quá trình đào tạo cũng nhƣ quản lý đào tạo nghề liên tục đƣợc hoàn
thiện, đổi mới để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức, ở Pháp, Nga,
Hoa Kỳ [52], cho thấy, QLĐT trên cơ sở dựa vào ý kiến của Hội đồng chuyên trách
về ĐT, sức mạnh của Hội đồng quốc gia sẽ tạo ra sự thống nhất trên cơ sở thảo luận
kỹ lƣỡng các vấn đề liên quan đến QLĐT của cơ sở ĐT họ phụ trách: Việc tự chủ
và căn cứ theo chuẩn chung là cách quản lý đào tạo đáng đƣợc lƣu tâm, tạo sự năng
động, hƣớng tới chất lƣợng của các cơ sở đào tạo nhằm đạt yêu cầu của các cấp

quản lý và thực tiễn xã hội, ở Nga tập trung tại một cơ quan chuyên trách, chịu ảnh
hƣởng của Hội đồng quốc gia có sự tham gia trực tiếp của các chủ thể tại các cơ sở
đào tạo nhằm đảm bảo tính dân chủ và có các chính sách trong quản lý đào tạo đƣợc
phù hợp; Các trƣờng đào tạo đều hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học
thuật, coi trọng tự do học thuật trong quản lý đào tạo, có sự kết hợp giữa Ban Quản
trị nhà trƣờng với giới chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo nhƣng có
nguyên tắc, có khảo sát thƣờng xuyên và chi phối các nguồn lực đầu tƣ cho cơ sở
đào tạo một cách có căn cứ, tạo chiều sâu và hiệu ứng kép trong quản lý đào tạo.
1.1.2. Những nghiên cứu về chất lượng, ĐBCL đào tạo
1.1.2.1. Trong nước
Hoạt động ĐBCL du nhập vào Việt Nam vào thời điểm trƣớc năm 1995 với
sự ra đời của Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo
dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCL chất lƣợng giáo dục. Tháng 1/2002,
Phòng Kiểm định chất lƣợng đào tạo nằm trong Vụ Đại học (nay là Vụ Đại học và
Sau đại học) đƣợc thành lập. Tiếp sau đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng
giáo dục đã đƣợc thành lập. Các hoạt động đánh giá, đảm bảo và KĐCL đã bắt đầu
đƣợc chú ý, tiếp theo sự ra đời của Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng đào tạo và
Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Khảo thí và
Đánh giá chất lƣợng giáo dục, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc
thành lập và đƣa vào hoạt động.
Theo Tài liệu bồi dƣỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý dạy nghề cho thấy [15,

10


tr250]: Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 03 cách thức ĐBCL chủ yếu đó là:
Đánh giá, kiểm toán và kiểm định đƣợc áp dụng ở các mức độ khác nhau tại khu
vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng
Theo tác giả Nguyễn Minh Đƣờng về “Quản lý chất lƣợng cơ sở giáo dục”,

trong lĩnh vực dạy nghề thì ĐBCL là quá trình kiểm định các điều kiện ĐBCL đào
tạo nhƣ chƣơng trình, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tổ chức quá trình
dạy học, tài chính [35].
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) về “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị
trƣờng lao động”, một hệ thống ĐBCL đào tạo phải đáp ứng 3 yêu cầu: Xác định rõ
các nội dung cần quản lý (khung tham chiếu); Các thủ tục qui trình thực hiện nội
dung cần quản lý; Có những tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số để đối chiếu kết quả đạt
đƣợc [88].
Tác giả Nguyễn Xuân Vinh về “Các giải pháp chiến lƣợc phát triển ĐTN cấp
tỉnh”, cho rằng: ĐTN là một quá trình gồm: Đầu vào, QTĐT và đầu ra [90].
Chất lƣợng ĐT và QLCL đã có nhiều nghiên cứu và công bố. Một số công
trình tiêu biểu nhƣ “Một số vấn đề quản lý nhà trƣờng” của tác giả Đặng Quốc Bảo;
“Chất lƣợng giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu
Châu. Mới đây nhất tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên) trong sách “Quản lí chất
lƣợng trong giáo dục”(2016) cho ta thấy một cách nhìn mới về quản lí chất lƣợng,
một phƣơng thức quản lý không nhằm vào chất lƣợng của một sản phẩm đơn lẻ, mà
nhằm tới việc xây dựng một hệ thống quản lí trên cơ sở các quy trình thực hiện tất
cả các công việc trong nhà trƣờng để những sản phẩm của quá trình đào tạo đều đạt
chất lƣợng [20],[23].
Theo tác giả Trần Khánh Đức trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2.000
(B2000-52-TĐ 44) về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ĐBCL đào tạo đại học
và trung học chuyên nghiệp” đã xây dựng cơ sở lý luận về ĐBCL trong ĐT, nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình tổng thể quá trình đào tạo và bộ tiêu
chí đánh giá chất lƣợng đào tạo theo tiêu chuẩn của ISO và TQM [28].

11


Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát ở trên, còn có nhiều
luận án tiến sĩ đã đề cập đến những vấn đề cụ thể trong công tác quản lí QTĐT, đặc

biệt là công tác ĐBCL và quản lí chất lƣợng ĐT, các luận án điển hình nhƣ:
Bùi Thị Hƣơng (2011), “Quản lý chất lƣợng chƣơng trình đào tạo cử nhân
chất lƣợng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lƣợng tổng
thể”, Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án: Hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về quản lý chất lƣợng chƣơng trình đào tạo nói chung; Đề
xuất một số biện pháp vận dụng một số đặc trƣng cơ bản của TQM vào quản
lý chất lƣợng; khuyến nghị với các cơ quan quản lý về đào tạo cơ chế và chính
sách phù hợp để trƣờng đại học có thể từng bƣớc đƣa triết lý TQM vào quản lí chất
lƣợng chƣơng trình đào tạo của trƣờng mình [46].
Sái Công Hồng (2013), “Quản lý chƣơng trình đào tạo đại học ngành Quản
trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của
mạng lƣới các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á (AUN)”, Trƣờng Đại học Giáo
dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án: Xây dựng khung lý thuyết quản lý
chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận IQA; đề xuất, triển khai một số nhóm giải pháp
theo tiếp cận ĐBCL của AUN để quản lý hiệu quả chƣơng trình đào tạo [49].
Trần Linh Quân (2013) trong luận án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm
bảo chất lƣợng ở các trƣờng cao đẳng”, đã xác định đƣợc nội dung, điều kiện để
ĐBCL trong trƣờng Cao đẳng chuyên nghiệp nói chung và trƣờng CĐ có đào tạo
giáo viên nói riêng ở Việt Nam; đề xuất hệ thống ĐBCL và một số các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo cho các trƣờng CĐ ở Việt Nam; giúp cho các
nhà quản lí các trƣờng CĐ ở Việt Nam có một hình dung toàn cảnh về vấn đề
ĐBCL và hƣớng giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng ĐT [69].
Vũ Duy Hiển (2013), trong luận án “Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa
làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng”, đã đề xuất đƣợc một số giải
pháp quản lý quá trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận ĐBCL
nhằm cải thiện và nâng cao CL. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cho cán
bộ quản lý, GV, nhân viên của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo Đại học vừa
làm vừa học tƣ liệu tham khảo có giá trị để có thể vận dụng phù hợp cho quản lý

12



quá trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn
nhân lực [39].
Theo Tác giả và Phạm Vũ Quốc Bình về “ĐBCL trong các CSDN trong bối
cảnh hiện nay”, hoạt động đảm bảo chất lƣợng tại các cơ sở dạy nghề là vấn đề còn
rất mới ở Việt Nam, không phải lãnh đạo cơ sở dạy nghề nào cũng nhận thức đầy đủ
về ý nghĩa, vai trò của hoạt động này. Do vậy, trong bối cảnh cảnh hiện nay để nâng
cao chất lƣợng trong dạy nghề, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động thì chúng ta cần
phải: Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng trong các cơ sở dạy nghề; tăng cƣờng
công tác tự kiểm định và đánh giá ngoài đối với các cơ sở đào tạo nghề; xây dựng
bộ công cụ đánh giá chất lƣợng đào tạo qua từng môn học/mô đun; sử dụng sổ ghi
đầu bài; thƣờng xuyên dự giờ của GV trong năm học; quản lý, xử lý các thông tin
phản hồi của ngƣời học và các doanh nghiệp sử dụng lao động một cách tức thời;
thành lập các tổ chức đánh giá ngoài một cách độc lập.
Một nội dung nữa về ĐBCL đó là vấn đề về KĐCL dạy nghề, điều 73 của
Luật dạy nghề đã chỉ rõ [66]: Kiểm định CL dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức
độ thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy nghề đối với CSDN. Theo định
về quy trình kiểm định chất lƣợng dạy nghề [8] thì kiểm định CL dạy nghề là hoạt
động đánh giá của đoàn kiểm định chất lƣợng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề
thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chƣơng
trình, nội dung dạy nghề của CSDN hoặc chƣơng trình dạy nghề, căn cứ vào hệ
thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CL dạy nghề do BLĐTB&XH ban hành.
Trên cơ sở của Luật dạy nghề BLĐTBXH đã cụ thể hóa bằng các quyết định
quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL dạy nghề đối với trƣờng trung cấp
nghề, cao đẳng nghề [9][10] và quyết định của Tổng Cục trƣởng Tổng cục Dạy
nghề về việc Phê duyệt hệ thống tiêu chí, chỉ số và hƣớng dẫn đánh giá các chỉ số
kiểm định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo áp dụng trong triển khai thí điểm kiểm
định chất lƣợng chƣơng trình đào tạo năm 2015 [78].
1.1.2.2. Ngoài nước

Trong vòng chục năm trở lại đây, số lƣợng các quốc gia thực hiện ĐBCL
nhƣ một cách thức đánh giá chất lƣợng đào tạo đã tăng đáng kể. Hoạt động ĐBCL

13


trở thành công cụ đƣợc sử dụng hết sức rộng rãi để đánh giá và nâng cao chất
lƣợng giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng, ngƣời học và các nhà tuyển
dụng có những thông tin quan trọng về chất lƣợng của một cơ sở đào tạo cụ thể và
thông tin tƣơng đối toàn diện về CL của cả hệ thống giáo dục đào tạo [17].
Ở khu vực Đông Nam Á: Việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lƣợng của
AUN (ASEAN University Nework - AUN: mạng lƣới các trƣờng đại học Đông
Nam Á) đƣợc khởi xƣớng từ năm 1998 bởi Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng quản trị
AUN (AUN-BOT), Giáo sƣ Tiến sĩ Vanchai Sirichana. Cuộc họp lần thứ IV của
Hội đồng quản trị AUN tổ chức tháng 6 năm 1998 đã đánh giá hệ thống đảm bảo
chất lƣợng của AUN là vấn đề quan trọng hàng đầu cần ƣu tiên phát triển. Thông
qua hệ thống ĐBCL của AUN không còn biên giới học thuật giữa các trƣờng đại
học thành viên, hệ thống và chuẩn mực giáo dục đại học đƣợc hài hoà [1].
Ở Châu Âu: Năm 2003, tại Berlin đại diện các quốc gia Châu Âu đã ra các
quyết định quan trọng về ĐBCL. Các Bộ trƣởng nhận ra rằng: “Trách nhiệm chính
trong việc ĐBCL ở các trƣờng đại học nằm ở chính các Trƣờng”. Các Bộ trƣởng
kêu gọi các thành nƣớc thành viên, kết hợp lại nhằm mục đích để đi tới một bộ
thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và hƣớng dẫn về ĐBCL và để tìm ra các biện
pháp đảm bảo một hệ thống đánh giá chính xác cho các tổ chức, cơ quan [99]
Dự án Malta EQAVET (ĐBCL cho giáo dục và đào tạo dạy nghề Châu Âu)
[94], dự án đƣợc tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu trong khuôn khổ của Giáo dục - Nghe
nhìn và cơ quan điều hành văn hóa cùng chƣơng trình Lifelong Learning.
Nội dung đƣợc của nghiên cứu này đƣợc chia làm 3 phần chính:
- Phần đầu tiên cung cấp thông tin cơ bản về ĐBCL và sự phát triển liên
quan ở cấp độ quốc gia và Châu Âu. Nó giới thiệu khái niệm về EQAVET;

- Phần thứ hai giới thiệu các chỉ tiêu đảm bảo chất lƣợng trƣớc đây đƣợc coi
là thích hợp cho Malta bởi các đối tác dự án EQAVET. Nó mô tả cách các tổ chức
VET (giáo dục và đào tạo dạy nghề) có thể sử dụng các chỉ tiêu này để thực hiện
một bài tập kiểm kê cho hệ thống đảm bảo chất lƣợng hiện có của họ. Đây là bƣớc
đầu tiên hƣớng tới triển khai thực hiện đảm bảo chất lƣợng;
- Phần thứ ba là phần quan trọng nhất của hƣớng dẫn này. Nó mô tả chu kỳ

14


chất lƣợng và tập trung vào việc làm thế nào các chỉ tiêu có thể đƣợc sử dụng cho
cả việc thực hiện và phát triển của hệ thống đảm bảo chất lƣợng của bạn. Nó nhấn
mạnh các khối xây dựng, khối cơ sở mà trên đó một hệ thống đảm bảo chất lƣợng
hiệu quả có thể đƣợc triển khai trong cơ quan VET.
Theo nghiên cứu của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã
hội, tổ chức Lao động Quốc tế thì [15]:
- Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 3 cách thức ĐBCL chủ yếu, đó là:
đánh giá, kiểm toán và kiểm định. Ngoài ra, tại một số trƣờng ĐH dân lập của Châu
Á, có xu hƣớng “maketing” việc thực hiện đánh giá chất lƣợng theo chứng chỉ ISO 9000 vốn đƣợc áp dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất, công nghiệp. Các
trƣờng này cho rằng hệ thống chứng chỉ chất lƣợng ISO giúp nhà trƣờng đo lƣờng
đƣợc CL đầu vào và QTĐT. Tuy nhiên, hiện nay ở Châu Á chƣa có một hệ thống
ĐBCL nào kết hợp hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn ISO vào quá trình thực hiện
ĐBCL quốc gia. Mỗi một cách thức ĐBCL: đánh giá, kiểm toán và kiệm định đƣợc
áp dụng ở các mức độ khác nhau tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng.
Đánh giá chất lượng là đánh giá các hoạt động dạy - học và các sản phẩm
đầu ra trên cơ sở xem xét chi tiết cấu trúc chƣơng trình giảng dạy, hiệu quả đào tạo
của nhà trƣờng. Đánh giá chất lƣợng đƣợc sử dụng để xác định liệu nhà trƣờng hay
chƣơng trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung hay không (CHEA,
2001). Đánh giá sẽ tập trung vào câu hỏi “Kết quả các hoạt động nhƣ thế nào?” (tức
là tập trung vào kết quả đầu ra). Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng, Ấn Độ

và Trung Quốc là 2 nƣớc đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá (theo hình thức xếp
hạng các cơ sở đào tạo ở Ấn Độ hoặc xếp hạng giáo viên ở Trung Quốc) kết hợp
cùng với quá trình kiểm định.
Kiểm toán chất lượng: Trong lĩnh vực chất lƣợng giáo dục đào tạo hệ đại
học, kiểm toán chất lƣợng đƣợc hiểu là một quá trình kiểm tra nhà trƣờng có hay
không có một quy trình BĐCL cho các hoạt động đào tạo và các hoạt động liên
quan? Quy trình đó có đƣợc thực hiện không và thực hiện có hiệu quả nhƣ thế nào?
(AUQA, 2001). Kiểm toán chất lƣợng thƣờng hay đặt câu hỏi “Bạn đã thực hiện
những gì mình tuyên bố tốt đến mức độ nào? Vì vậy mà hiện nay quá trình kiểm

15


×