Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

N kể với bạn trai là H về mâu thuẫn với bạn cùng thuê phòng trọ là D và cho rằng D đã xúc phạm đến N và H. Để giải quyết mâu thuẫn nên khoảng 21 giờ, H đến phòng trọ của D, cố tình ở lại chơi khuya với mục đích là chờ mọi người xung quanh ngủ hết mới hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.94 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI
N kể với bạn trai là H về mâu thuẫn với bạn cùng thuê phòng trọ là D và
cho rằng D đã xúc phạm đến N và H. Để giải quyết mâu thuẫn nên khoảng 21
giờ, H đến phòng trọ của D, cố tình ở lại chơi khuya với mục đích là chờ mọi
người xung quanh ngủ hết mới hành động.
Đến khoảng 1 giờ sáng, H bất ngờ bóp cổ, đập đầu D nhiều lần vào tường
đến khi thấy D bất tỉnh thì H mới thôi. H bế D đặt lên giường và đắp chăn kín.
Khoảng 3 giờ sáng, bà S là chủ nhà thấy cửa phòng trọ không khóa và nghe
thấy có tiếng kêu cứu nên gọi mọi người xung quanh đến và đưa D đi cấp
cứu. D bị tổn hại 45% sức khỏe . Sau khi tiến hành điều tra, công an đã bắt
giữ H. H khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. H bị truy cứu TNHS về tội giết
người theo Khoản 1 Điều 93.
Câu hỏi:
1. Từ các dữ liệu đã cho, hãy xác định hình thức lỗi của H? (2 điểm)
2. N có bị coi là đồng phạm với H không? Tại sao? (1 điểm)
3. Giả định H đang có án tích về tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS)
nay lại phạm tội giết người theo tình huống nêu trên thì H phạm tội có tình
tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. (2 điểm)
4. Giả định H là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thì
H có phải chịu TNHS về tội giết người trong tình huống nêu trên không? Nếu
có, H sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là như thế nào? (2 điểm)

1


BÀI LÀM
1. Từ các dữ liệu đã cho, hãy xác định hình thức lỗi của H?
H phạm lỗi cố ý gián tiếp, vì:
Lỗi về nội dung: một người bi coi là có lỗi khi tực hiện hành vi gây hại
cho xã hội nếu đó là kết quả do chủ thể tự lựa chon và quyết đinh trong khi có
đủ điều kiện về khách quan và chủ quan để lựa chon và quyết định một xử sự


khác không gây hại cho xã hội.
Lỗi về hình thức: là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội. Thể hiện dưới hinh thức cố ý và vô ý.
Trong tình huống nêu trên, H thực hiện hành vi khi có đầy đủ khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi, ý thức và nhận thấy trước hậu quả xảy ra.
Như vậy, hình thức lỗi của H là lỗi cố ý.
Điều 9 BLHS 1999 sửa đổi 2009: Cố ý phạm tội chia làm 2 loại
 Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội từ
hành vi của mình và thấy trước hậu quả tất yếu của hành vi đó.
+ Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả sảy ra.
 Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra.

2


+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội từ
hành vi của mình, thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội.
+ Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm
cho xã hội xảy ra nhưng có thái độ bỏ mặc.
Áp dụng tình huống: Đối với trường hợp của H trong tình huống này:
+ Về lý trí: Vì sau khi nghe N (là người yêu của H) kể về mâu thuẫn giữa
N và D nên H đến phòng trọ của D, ở lại chơi khuya nhằm mục đích chờ mọi
người ngủ hết rồi hành động cho dễ dàng. H dùng tay bóp cổ và đập đầu D

nhiều lần liên tiếp vào tường chứng tỏ H nhận thức được rõ tính chất nguy
hiểm của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó sẽ làm nguy
hiểm đến sức khỏe, tính mạng của D.
+ Về ý chí: sau khi dùng tay bóp cổ và đập đầu D nhiều lần vào tường,
thấy D bất tỉnh H mới thôi. Mặt khác, ngay sau khi dừng lại, H đã bế D đặt
nằm lên giường và đắp kín chăn lại. Hành động bế D và đắp kín chăn chứng
tỏ H có ý để mặc cho D, nhận thấy D có thể nguy hiểm đến tính mạng tuy
không mong muốn D sẽ chết nhưng cố ý để D nằm lại trong tình trạng bất
tỉnh mà bỏ đi thì có thể sẽ có người đến cứu D hoặc D sẽ chết. Với H thì D
thế nào cũng được.
Từ những phân tích trên, ta kết luận, hình thức lỗi của H khi phạm tội là
lỗi: Cố ý gián tiếp.
2. N có bị coi là đồng phạm với H không? Tại sao?
N và H có thể là đồng phạm hoặc không là đồng phạm, vì:
Theo Điều 20 BLHS: Đồng phạm

3


Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là
những người đồng phạm.
Một người bị coi là đồng phạm khi thỏa mãn những dấu hiệu sau:
 Những dấu hiệu về mặt khách quan gồm:
Tội phạm phải có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện
của chủ thể của tội phạm. Đó là có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Những người này phải cùng thực hiện tội phạm cố ý. Có nghĩa là người
đồng phạm phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm, tổ chức việc thực hiện

tội phạm, giúp sức, xúi giục. người tham gia vào vụ đông phạm đềucó hành vi
nguy hiểm cho xã hội. hành vi của mỗi người có sự liên kết thống nhất với
nhau, là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung.
 Những dấu hiệu về mặt chủ quan gồm:
+ Dấu hiệu lỗi:
Về lí trí: Mỗi người đều nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với
mình. Bên cạnh đó, mỗi người đồng phạm còn thấy trước được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm
mà họ tham gia thực hiện.
Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung
và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

4


+ Dấu hiệu mục đích: đồng phạm cùng mục đích trong trường hợp đồng
phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc, có thể là cùng hoặc biết và
tiếp nhận mục đích của nhau.
Áp dụng tình huống:
 Trường hợp 1: N và H không được coi là đồng phạm
Về mặt khách quan : mặc dù N và H thỏa mãn số người được quy định để
bị coi là đồng phạm và có đủ điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự cũng
như đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, H và N không cùng
thực hiện hành vi giết D. Và N không tham gia vào bốn hành vi (trực tiếp thực
hiện tội phạm, tổ chức thực hiện tội phạm, xúi giục thực hiện tội phạm, giúp
sức thực hiện tội phạm).
Về mặt chủ quan : N không có ý định hay có hành vi cố ý giết D. N không
biết được H lại có ý định giết D chỉ sau vài lời nói tố cáo D nói xúc phạm N
và H. N nói chỉ đơn giản là kể lại cho bạn trai mình biết hành động của D.

 Trường hợp 2: N và H được coi là đồng phạm
Về mặt chủ quan: Ta xét thấy có thể N kể với H chuyện D nói xấu mình và
cả hai đều cho rằng D đáng ghét và có ý không tốt với mình nên cả hai nảy
sinh ra ý định đánh D cho bõ tức. Ta thấy TH này khác vơi TH không phải
đồng phạm ở chỗ N biết hành vi của H là nguy hiểm cho xã hôi và đều có
chung mục đích là cho D một bài học nhớ đời, cứ đánh D cho bo tức cong D
có chết không thì do số của D.
Về mặt khách quan: N và H đều đủ điều kiện chủ thế của tội phạm và theo
từng điều kiện thì N có thể là:

5


Người tổ chức: N quá tức tối vì D là bạn cùng phòng mà lại nói xấu mình
nên đã lập ra kế hoạch để trả thù, từ thời gian, cách thức, địa điểm đều do N
đề ra và bảo H làm theo đúng lời mình.
Người xúi giục: N kể cho H về D như bình thường, sau đó vì thù hằn gì D
nên cố ý nịnh nọt, kích động H lợi dụng việc này để trả thù riêng…
Người giúp sức: biết H sẽ đập đầu D sẽ gây ra tiếng động nên tối đó N tìm
đủ lý do để mọi người về muộn hơn tạo điều kiện cho H xử lý D như: mời
mọi người đi hát hay ăn đêm…
Vì vậy N và H có phải là đồng phạm hay không phải xem xét kỹ các tình
tiết cụ thể đã xảy ra.
3. Giả định H đang có án tích về tội cướp giật tài sản (Điều 136
BLHS) nay lại phạm tội giết người theo tình huống nêu trên thì H phạm
tội có tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
H phạm tội có tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, tùy vào việc H
đang có án tích về tội cướp giật tài sản mà mức cao nhất của khung hình phạt
theo từng khoản của Điều 136 BLHS.
Điều 49 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại
phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng
do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
6


Áp dụng tình huống:
H bị truy cứu TNHS vì tội giết người có tính chất côn đồ theo khoản 1
Điều 93 BLHS vì hành vi giết người là D với lý do nhỏ nhặt là xích mích với
bạn gái N của H. Mức cao nhất của khung hình phạt với tội danh của H là tử
hình như vậy thì tội phạm mà H thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
 Trường hợp 1: Tái phạm nguy hiểm
Theo khoản 2, 3, 4 Điều 136 ta thấy mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội cướp giật tài sản lần lượt là mười năm, mười lăm năm và chung thân;
đây là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Kết hợp với
điểm a, khoản 2 Điều 49, H chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý thì đây là tái phạm nguy hiểm.
 Trường hợp 2: Tái phạm
Khi H đã bị kết án vì tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng do cướp giật tài
sản và chưa được xóa án tích, đồng thời H lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
do cố ý nên trong TH này H có hành vi tái phạm.
4. Giả định H là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
thì H có phải chịu TNHS về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Nếu có, H sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là như thế nào?
H phải chịu TNHS về tội giết người và mức chịu hình phạt cao nhất áp

dụng theo điều 74 BLHS.
Điều 12 BLHS quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.

7


2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Các quy định này thể hiện thái độ đối của Nhà nước đối với người chưa
thành niên phạm tội đồng thời thể hiện yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể
chất cũng như về tâm- sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ
còn bị hạn chế, thiếu những điều kiên và bản lĩnh tự lập. Khả năng tự kiềm
chế chưa cao. Do vậy mà họ dễ bị kích động, lôi kéo dũ dỗ vào việc thực hiện
tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích
cho xã hội.
Xuất phát từ những đặc điểm tâm lí và yêu cầu của việc phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên phạm tội, Bộ luật hình sự đã đưa ra những
nguyên tắc đặc thù về xử lí người chưa thành niên phạm tội
Điều 69 BLHS: Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có
ích cho xã hội…
2. …
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và
áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết…
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp
tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên
8


phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã
thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người
chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội…
Điều 71 BLHS: Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Điều 74 BLHS: Tù có thời hạn
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức
phạt tù là điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức
phạt tù mà điều luật quy định.
Áp dụng tình huống:
Hành vi của H bị truy cứu vì tội giết người theo Khoản 1 Điều 93 Bộ luật
hình sự và khung hình phạt cao nhất đối với hành vi này là bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Do vậy thuộc vào loại tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, theo điều 12 BLHS H từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách

nhiệm hình sự vì tội cố ý giết người theo Khoản 1 Điều 93 (tội đặc biệt
nghiêm trọng)

9


Đối với các hình thức được áp dung cho H: H phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng do phạm tội giết người tại khoản 1 Điều 93. Xét về mức độ nguy hiểm
cho xã hội thì hành vi cố ý của H có mức độ nguy hại cho xã hội đặc biệt
nghiêm trọng do đã xâm phạm đến tính mạng con người (được luật HS bảo vệ
đầu tiên) nên các hình phạt cảnh cáo và phạt tiền…đều không được áp dụng.
Riêng đối với phạt tiền thì chỉ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới
18 tuổi nếu có thu nhập hoặc tài sản riêng theo Điều 72 BLHS. Vì vậy trường
hợp của H áp dụng tù có thời hạn theo Điều 74 BLHS.
Mức hình phạt cao nhất theo Điều 74 BLHS:
Do trường hợp của H chưa rõ độ tuổi phạm tội là bao nhiêu tuổi nên có 2
trường hợp:
 Trường hợp 1: H từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Theo như quy định tại
khoản 1 điều 74 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất đối với hành vi cố
ý giết người của H là 18 năm tù.
 Trường hợp 2: H từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Mức hình phạt cao nhất
đối với hành vi giết người của H là không quá 12 năm tù.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, ngoài yếu tố độ tuổi . Toàn án cũng có
thể xem xét các yếu tố giảm nhẹ hình phạt khác cho người phạm tội (có thể
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt). Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự được quy định tại điều 46 bộ luật hình sự hoặc các tình tiết khác Tòa
xem là hợp lý.
Trong quá trình làm bài tuy đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài của chúng
em được hoàn chỉnh hơn!

Em xin trân thành cảm ơn !

10



×