Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

1. Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc( MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO 2. Lựa chọn một tranh chấp liên quan đến Điều 1 của GATT và phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.85 KB, 6 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh mẽ
vào nền kinh tế khu vực, cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Để có thể tiến hành từng bước hội nhập vững
chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp lí tiến
bộ , theo kịp với tình hình thực tiễn quốc tế. Xét trong lĩnh vực thương mại quốc
tế, các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống các nguyên
tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong hệ thống các nguyên
tắc đó nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc cơ bản nhất. Để hiểu
thêm về nguyên tắc này, tiểu luận xin đi sâu vào khai thác đề tài “ 1. Phân tích
nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc( MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa theo quy định của WTO 2. Lựa chọn một tranh chấp liên quan đến Điều 1 của
GATT và phân tích”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
1. Nguồn gốc của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
Đối xử tối huệ quốc được biết đến ngay từ thế kỷ 13 nhưng mãi đến thế kỷ 19,
20, đối xử tối huệ quốc mới xuất hiện một cách thường xuyên trong nhiều hiệp ước
khác nhau, đặc biệt là trong các hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải (FCN
treaties), tiền thân của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) hiện nay. Sau chiến
tranh thế giới thứ II, quy chế MFN được đưa ra bàn thảo trong quá trình đàm phán
Hiến chương Havana để thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO). Dù Hiến
chương sau cùng không phát huy hiệu lực nhưng việc đưa điều khoản MFN vào
trong nhiều hiệp định song phương và đa phương đã trở thành thực tiễn chung
được thừa nhận. Từ đây, đối xử tối huệ quốc đã trở thành một thành tố quan trọng,


không thể thiếu trong các hiệp định đầu tư quốc tế.Thừa nhận vai trò trọng yếu của
quy chế tối huệ quốc trong bối cảnh thương mại quốc tế nói chung và đầu tư nói


riêng, năm 1964 Uỷ ban Luật quốc tế (ILC) đã bắt đầu tiến hành một dự án kéo dài
nhiều năm chuẩn bị cho việc soạn dự thảo điều luật về quy chế tối huệ quốc. Tuy
rằng sau cùng, chưa có công ước nào về MFN chính thức được ra đời nhưng
những nghiên cứu của Uỷ ban Luật quốc tế đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản được
áp dụng trong việc giải thích điều khoản MFN và cho thấy sự quan tâm từ rất sớm
của các quốc gia trên thế giới với vấn đề.
2. Nguyên tắc MFN trong lĩnh vực hàng hóa.
a).Cơ sở pháp lí
Điều I:Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
“1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có
liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để
thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ
thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới
mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt
đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ
một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được
áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác
ngay lập tức và một cách không điều kiện.”
b) Nội dung của nguyên tắc
Trong điều kiện thương mại thông thường thành viên của WTO phải ngay lập
tức và vô điều kiện dành những ưu đãi có lợi nhất cho sản phẩm tương tự của các
đối tác khác trong điều kiện thương mại thông thường:
- Những biện pháp được áp dụng trong MFN là biện pháp tại cửa khẩu đối với
các loại thuế quan, các loại thuế và phí liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài
ra còn có biện pháp nội địa


- Trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO ban hội thẩm đã đưa ra một
số tiêu chí để xác định sản phẩm tương tự đó là : đặc tính của từng sản
phẩm, mục đích sử dụng, và có được phân loại như nhau trong cửa khẩu

thuế quan hay không.
- Ngay lập tức và vô điều kiện nó được thể hiện qua án lệ liên quan đến hệ
thống bán hàng tiêu dùng của Bỉ.
c) Ngoại lệ
Ngoại lệ chung: Tất cả các nguyên tắc trong tự do hóa thương mại theo điều 20.
Ngoại lệ riêng:
Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt: chỉ áp dụng trong lĩnh vực thuế quan, được
quy định tại phụ lục 1 hiệp định GATT, là chế độ mang tính lịch sử. Không được
phép tăng chênh lệch khi WTO hình thành.
Hội nhập kinh tế khu vực: căn cứ theo điều 20 của GATT, xây dựng theo hai
mô hình đó là đồng minh thuế quan và mậu dịch tự do. Điều kiện đó là thành lập
theo lộ trình trong khoảng thời gian xác định. Không được phép tăng chênh lệch
với các nước ngoài khối sau khi hoạt động liên kết. Các nước phát triển đơn
phương tự nguyện dành cho các nước đang pháp triển.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, chế độ ưu đãi đặc biệt và khác biệt
d) Ý nghĩa của nguyên tắc.
Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng
quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ
thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với
sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.
II. Tình huống.
1. Sự kiện.
Richland muốn tăng xuất khẩu bia vàng, bia đặc biệt và bia không cồn sang
Newland. Newland áp dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu bia vào Newland


nhưng sau khi trở thành thành viên WTO, Newland đã thay hạn ngạch bằng thuế
quan advalorem. Đối với bia đặc biệt, Newland quy định: miễn thuế quan cho bia
đặc biệt nhập khẩu từ Hoa Kỳ và thuế quan 30% cho bia đặc biệt từ các quốc gia
khác (trong đó có Richland).

2. Phân tích
Thứ nhất: phải xác định có tồn tại hay không một ưu đãi thương mại dành cho
bia đặc biệt đến từ Hoa Kỳ. Theo điều I.1 GATT 1994, ưu đãi thương mại được
hiểu là bất kỳ lợi thế nào và được hiểu rất rộng, có thể là thuế nhập khẩu xuất
khẩu, thủ tục hải quan, thuế nội địa, các quy định trong nước liên quan đến việc
bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm. Theo các sự kiện
trong tình huống cho thấy, ưu đãi thương mại ở đây được áp dụng dưới hình thức
thuế quan, thông qua việc Newland miễn thuế quan cho bia đặc biệt nhập khẩu từ
Hoa Kỳ và các nhà máy bia nhỏ.
Thứ hai: bia đặc biệt từ Hoa Kỳ có phải là sản phẩm tương tự với bia đặc biệt
từ Richland hay không? Việc xác định các sản phẩm liên quan có phải sản phẩm
tương tự nhau sẽ được xác định qua từng vụ việc cụ thể và giải thích qua các án lệ
của GATT/WTO, vì GATT không hề định nghĩa về sản phẩm tương tự cũng như
tiêu chí xác định sản phẩm tương tự. Theo nhiều án lệ, các tiêu chí được sử dụng
bao gồm đặc tính vật lý của sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, công dụng sử dụng cuối
cùng và phân loại sản phẩm trong danh mục thuế quan. Tương tự không có nghĩa
là giống hệt. Định nghĩa về tương tự được ví giống như đàn acordion, kéo vào hay
mở ra tùy thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau khi các điều luật khác nhau của các
hiệp định WTO được áp dụng. Japan - Alcoholic Beverages II, AB Report, đoạn H
1 (a). Bia đặc biệt từ Hoa Kỳ và từRichland là hai sản phẩm tương tự thậm chí là
giống hệt, vì chúng được đưa vào cùng một phân loại thuế quan trong Biểu thuế
quan của New land.
Thứ 3: ưu đãi thuế quan dành cho Hoa Kì có ngay lập tức và vô điều kiện dành
cho Richland hay không? Ngay lập tức và vô điều kiện tức là việc một quốc gia
dành ưu đãi thương mại cho quốc gia khác là hoặc không là thành viên của WTO


mà không áp đặt thêm hoặc duy trì điều kiện bổ sung nào đối với việc dành ưu đãi
đó và cũng không trì hoãn việc dành ưu đãi đó. Biểu thuế quan cho thấy, việc
Newland miễn thuế quan cho bia đặc biệt nhập khẩu từ Hoa Kỳ nhưng giữ mức

30% cho bia nhập khẩu từ các quốc gia khác trong đó có Richland. Như vậy, ưu
đãi này dành cho Hoa Kỳ không được áp dụng một cách ngay lập tức và vô điều
kiện cho Richland.
Từ các phân tích trên, có thể kết luận việc Newland áp thuế quan ad valorem
30% đối với bia đặc biệt nhưng lại miễn thuế quan cho loại bia đặc biệt nhập khẩu
từ Hoa Kỳ là sự vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc ở Điều I.1 GATT 1994.

KẾT LUẬN
MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hàng hóa
(GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệp định,
không cho phép đối xử đặc biệt hơn hoặc kém giữa các nước tham gia GATT.
Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét về bản chất
MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhất cho bất kỳ một
nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO. Do
đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử và nguyên tắc
này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại .Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ
quốc thường là điều khoản quy định về MFN. Thể hiện rõ ở điều I của GATS. Căn
cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bên ký kết khác
phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc
trong phạm vi áp dụng do WTO quy định.1Đây là một nguyên tắc quan trọng đối
với các nước phát triển vì nó đêm lại cho họ những lợi thế tương tự mà nước phát
triển có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán bên ngoài WTO. Không có
MFN thì bất cứ nhân nhượng nào đạt được cơ sở song phương hay nhiều bên sẽ
không tự động dành cho các nước phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao trình Luật thương mại quốc tế 2017, Nhà xuất bản công an nhân dân.
2. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994.

3. />4. .../binhluanvethuctien



×