Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.91 KB, 18 trang )

HỌC PHẦN

THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

CHỦ ĐỀ 04

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

BÁO CÁO NHÓM 06

CLASS 43K**.*
DANANG UNIVERSITY OF ECONOMICS


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN ........................................................................ 3

I.

1.

Định nghĩa công ty cổ phần..................................................................................................... 3

2.

Cổ phiếu .................................................................................................................................. 3

II. PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU .............................................................................................................. 4
1.


Đối với cổ phiếu phổ thông ..................................................................................................... 5

2.

Đối với cổ phiếu ưu đãi ........................................................................................................... 5

III. THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN.................................................................................................. 7
1.

Khái niệm ................................................................................................................................ 7

2.

Phân loại thị trường cổ phiếu .................................................................................................. 7

IV. THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN SƠ CẤP .................................................................................. 8
1.

Khái niệm ................................................................................................................................ 8

2.

Đặc điểm ................................................................................................................................. 8

3.

Phương pháp phát hành chứng khoán ..................................................................................... 8

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN THỨ CẤP .............................................................................. 9


V.

1.

Khái niệm ................................................................................................................................ 9

2.

Vai trò...................................................................................................................................... 9

3.

Đặc điểm ................................................................................................................................. 9

4.

Cơ cấu ..................................................................................................................................... 9

VI. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .......................................... 10
CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................... 10

A.
1.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange-HOSE) ................. 10

2.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Ha Noi Stock Exchange- HNX)................................... 11


B.

CÁCH THỨC GIAO DỊCH CỦA SÀN GIAO DỊCH CK VIỆT NAM.............................. 12
1.

Sàn HNX thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội ............................................................. 12

2.

Sàn Hose thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh ................................................... 13

3.

Sàn Upcom (thuộc Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội)...................................................... 16

TƯ LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 18

2|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

I.
1.

Định nghĩa công ty cổ phần
Công ty cổ phần (Joint stock company) là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được

chia thành nhiều phần bằng nhau, trong đó thành viên góp vốn kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm

trong phạm vi phần vốn góp của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
+

Cổ phần (shares): Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
được phát hành nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

+

Cổ tức (dividends): là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một
công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu.

+

Cổ đông (shareholders): là người nắm giữ cổ phần. Các cổ đông có thể là cá nhân
hoặc tổ chức, và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình.

❖ Thuận lợi và bất lợi của công ty cổ phần:
Thuận lợi
-

Bất lợi

Mức độ rủi ro của thành viên góp vốn -

Việc quản lý, điều hành công ty phức tạp.

thấp, do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn -

Chi phí thành lâp tốn kém.


trong phạm vi số vốn đã góp.

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính

-

-

Cơ cấu vốn linh hoạt.

bị hạn chế do phải công khai và báo cáo

-

Khả năng huy động vốn rất cao thông qua

với các cổ đông hàng kỳ.

việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

-

Mức thuế tương đối cao vì bị đánh thuế 2

-

Chuyển nhượng vốn dễ dàng.

lần (lần 1 đánh vào lợi nhuận công ty, lần


-

Tiềm năng sản xuất lớn.

2 vào lợi nhuận sau khi đã chia cổ tức cho

-

Hoạt động quản trị chuyên nghiệp hơn so

cổ đông).

với loại hình doanh nghiệp khác.
-

Đóng góp lớn cho xã hội, đặc biệt ở khía
cạnh nghiên cứu và phát triển.

2.

-

Khả năng thay đổi lĩnh vực hoạt động kinh
doanh không linh hoạt.

-

Quyền Giám đốc của công ty bị hạn chế.


Cổ phiếu
a.

Khái niệm:

Cổ phiếu (stocks) là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ phiếu cho phép cổ đông xác lập quyền sở hữu đối với tài sản và nguồn vốn của công
ty dựa trên tỷ lệ sở hữu.
3|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

Đặc điểm

b.
-

Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt tương đối dễ dàng.
Tính thanh khoản cổ phiếu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán.
-

Có tính lưu thông: giúp chủ sở hữu thực hiện nhiều hoạt động như thừa kế, chuyển nhượng,
tặng để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.


-

Tính tư bản giả: có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá
trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị cổ phiếu.

-

Tính rủi ro cao: phụ thuộc vào thông tin tình hình phát triển, giá trị CP luôn biến động.
PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU

II.

-

Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường

Cổ phiếu đang lưu hành (Outstanding stock): số cổ phiếu đang nằm trong tay cổ đông

của công ty
-

Cổ phiếu ngân quỹ (Treasury stock): cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ

thị trường chứng khoán. Việc công ty mua ngược lại cổ phiếu từ thị trường mở sẽ làm giảm số
lượng cổ phiếu lưu hành. Cổ phiếu này không có quyền bầu cử và nhận cổ tức. Công ty có thể
giữ cổ phiếu vô hạn, hủy hoặc bán ra.


Căn cứ vào việc phát hành vốn điều lệ


-

Cố phiếu sơ cấp (Primary stock): được phát hành lần đầu tiên ra công chúng

-

Cổ phiếu thứ cấp (Secondary stock): lưu hành sau khi đã phát hành cổ phiếu sơ cấp.


-

Căn cứ vào hình thức cổ phiếu

Cổ phiếu ghi danh (Registered stock): cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu.

Nhược điểm: việc chuyển nhượng phức tạp, phải dăng ký tại cơ quan phát hành và phải được
Hội đồng Quản trị cho phép.
-

Cổ phiếu vô danh (Bearer stock): cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Được tự do

chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.

-

Căn cứ vào quyền cổ đông:

Cổ phiếu phổ thông (Common stock): là loại cổ phiếu cơ bản, cho phép cổ đông được


hưởng quyền lợi thông thường trong công ty. Được phát hành ra đầu tiên và thu hồi về cuối
cùng.

4|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock): là dạng chứng khoán lai, vừa có đặc điểm của chứng

khoán nợ và chứng khoán vốn. Người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với
cổ phiếu thường.
❖ Đối với cổ phiếu phổ thông
-

Cổ tức: không ổn định và không được đảm bảo, được xác định tùy thuộc vào kết quả kinh
doanh của công ty.

-

Quyền lợi của người nắm giữ cố phiếu
✓ Người nắm giữ cổ phiếu này được gọi là cổ đông phổ thông.
✓ Được quyền biểu quyết trong Hội đồng cổ đông và tham gia vào các hoạt động quản
lý công ty.
✓ Trách nhiệm hữu hạn: cổ đông phổ thông sẽ không bị mất nhiều hơn vốn đầu tư ban
đầu của họ.
✓ Có quyền ưu tiên thấp nhất trong trường hợp công ty phá sản (là người cuối cùng
hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý)


-

Phương thức biểu quyết
+ Bầu phiếu tập trung: số phiếu được gán cho mỗi cổ đông bằng với só cổ phần mà
cổ đông nắm giữ nhân với số thành viên ban quản trị được bầu.
+ Bỏ phiếu bằng ủy quyền: cho phép cổ đông biểu quyết bằng cách bỏ phiếu vắng
mặt.
❖ Đối với cổ phiếu ưu đãi

-

Cổ tức: ổn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá, được chi trả hằng quý.

-

Quyền lợi của người nắm giữ cổ phiếu
✓ Không được quyền tham gia biểu quyết trong Hội đồng cổ đông (trừ cổ phiếu ưu
đãi biểu quyết).
✓ Không được tham gia bầu cử và ứng cử trong Hội đồng Quản trị.
✓ Được ưu tiên nhận tiền thanh lý tài sản trước cổ đông phổ thông trong trường hợp
công ty phá sản.

-

Phân loại cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức
cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng
năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết
5|Trang



Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ
tức thưởng được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: có quyền biểu quyết cao hơn so với cổ phiếu phổ
thông. Chỉ có 2 đối tượng được nắm giữ: Tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm
giữ và Sáng lập viên (hiệu lực trong 3 năm đầu)
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi
nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu
ưu đãi hoàn lại.
+ Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi: được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông ở một mức giá nhất định (tỷ lệ chuyển đổi). Tỷ lệ chuyển đổi được thiết lập
bởi công ty theo thoả thuận trước từ khi phát hành. Cổ tức cố định => Cổ đông được
bảo đảm trong thời điểm khó khăn, nhưng không hưởng lợi từ việc tăng cổ tức hoặc
giá cổ phiếu trong thời kỳ thịnh vượng.
Căn cứ vào chính sách chia cổ tức khác nhau, cổ phiếu ưu đãi có thể phân thành:
+ Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (Cumulative preferred stock): loại cổ phiếu có tính chất
đảm bảo thanh toán cổ tức. Khi công ty gặp khó khan, không thanh toán được hoặc
chỉ thanh toán một phần cổ tức, thì số chưa thanh toán đó được tích lũy hoặc cộng
dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước khi công cố trả cổ tức cho cổ đông thông
thường.
+ Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (Noncumulative preferred stock): loại cổ phiếu
ưu đãi mà khi công ty gặp khó khăn không trả được cổ tức trong năm tài chính, thì
cổ đông ưu đãi đó cũng mất quyền nhận số cổ tức trong năm đó.
+ Cổ phiếu ưu đãi tham dự (Participating preferred stock): ngoài khoảng cổ tức ưu
đãi theo quy định, cổ đông nắm giữ sẽ được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo
quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao
+ Cổ phiếu ưu đãi không tham dự (Nonparticipating preferred stock): cổ đông nắm
giữ chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định theo quy định, ngoài ra không được
hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào.

.

6|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
III.
1.

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

Khái niệm
Thị trường vốn cổ phần (Equity security market / Stock market) là thị trường giao dịch

chứng khoán công ty (cổ phiếu) và các hợp đồng phái sinh ở giá thỏa thuận. Cổ phiếu là vô thời
hạn vì chúng không xác định cụ thể ngày mãn hạn. Người sở hữu cổ phiếu chỉ có thể lấy lại
tiền bằng cách bán lại cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp hoặc khi công ty tuyên bố phá sản.
2.

Phân loại thị trường cổ phiếu
• Căn cứ vào cấp độ giao dịch:

-

Thị trường cổ phiếu sơ cấp: là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán

mới phát hành.
-

Thị trường cổ phiếu thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên


thị trường thị sơ cấp.
• Căn cứ vào phương thức tổ chức:
-

Thị trường cổ phiếu niêm yết: là cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết trên các

sàn giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư sẽ bỏ đồng vốn của mình để mua cổ phần của một công
ty và thu về lợi nhuận khi cổ phiếu đó tăng giá.
-

Thị trường OTC: không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán, hoạt

động giao dịch diễn ra tại quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán thông
qua sử dụng mạng thông tin dữ liệu
-

Thị trường Upcom: thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức,

giao dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường, mà trung tâm là các công ty chứng
khoán
-

Thị trường “chợ đen”: là thị trường bất hợp pháp hình thành khi chính phủ cố định giá

ở mức tối thiểu hoặc tối đa, thường xuất hiện khi chính phủ áp dụng chính sách phân phối (hàng
hóa, ngoại tệ).
• Căn cứ vào tính chất giao dịch:
-


Thị trường môi giới: là thị trường có những người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách

hàng, có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân, thông qua việc tư vấn, thực hiện các giao dịch, thu
thập và thẩm định thông tin về thị trường cổ phiếu trong hoặc ngoài nước, chứng khoán và trái
phiếu chính phủ; trên cơ sở đó đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng.
-

Thị trường tự doanh: là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế và quy định

của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản, trong đó
7|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
nhà nước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thể được sử dụng, định giá giá
cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào cơ chế sở hữu tư nhân.
Thị trường đấu giá: là thị trường chứng khoán được bán hay mua với giá hợp lý nhất

-

bằng đấu giá cạnh tranh, các mức giá được thiết lập bởi nhà môi giới, hành động như các đại lý
của bên mua và bên bán, cũng như các nhà kinh doanh hành động vì quyền lợi của chính họ.
THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN SƠ CẤP

IV.
1.

Khái niệm
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát


hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành.

2.
-

Đặc điểm
Là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Là thị trường hoạt

động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.
-

Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị
trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
-

Tham gia vào thị trường sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà

bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành).
-

Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường

thứ cấp.

3.

Phương pháp phát hành chứng khoán



-

Theo đợt phát hành

Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): là việc tổ chức phát hành chứng

khoán lần đầu tiên sau khi tổ chức phát hành đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của
UBCKNN
-

Phát hành cổ phiếu theo thời vụ (SEO): là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng

thêm vốn của tổ chức phát hành đó qua việc tổ chức phát hành các đợt chứng khoán tiếp theo
đã phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp.

-

Theo đối tượng mua bán chứng khoán

Phát hành ra công chúng: là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công

chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất
8|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định. Những
công ty phát hành chứng khoán ra công chúng được gọi là các công ty đại chúng.
Phát hành đặc quyền mua trước: là việc chào bán chứng khoán mới cho cổ đông hiện


-

hữu, những người mua cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu hiện tại của họ.
Phát hành riêng lẻ: là quá trình trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số

-

người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện (khối
lượng phát hành) hạn chế. Việc phát hành thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty,
không phải là đối tượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và không được bán ra công
chúng.

V.
1.

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN THỨ CẤP

Khái niệm
Thị trường cổ phần thứ cấp là thị trường chứng khoán được mua bán sau khi được phát

hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản
tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.

2.
-

Vai trò
Cung cấp thanh khoản cho người mua chứng khoán (Thị trường thứ cấp đảm bảo khả


năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra
khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư
từ khu vực này sang khu vực khác.)
-

Cung cấp cơ chế giá liên tục (Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ không thể mua

các chứng khoán phát hành mới tại thị trường này với giá cao hơn giá mà họ nghĩ sẽ có thể bán
được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành được mua bán với giá cao
tại thị trường thứ cấp thì nhà phát hành càng có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc phát hành
các chứng khoán mới tại thị trường sơ cấp.)

3.

Đặc điểm

-

Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo.

-

Thị trường có tính liên tục.

-

Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trường sơ cấp.

-


Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện

chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và tiền cho nhau.

4.

Cơ cấu
9|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Dựa theo tính chất tổ chức của thị trường, có thể chia thị trường chứng khoán thứ cấp thành:
Thị trường chứng khoán tập trung (thị trường chứng khoán có tổ chức): thực hiện mua

-

bán các loại chứng khoán niêm yết được tổ chức một cách chặt chẽ. Việc giao dịch chủ yếu
được thực hiện theo phương thức khớp lệnh tập trung.
+ Điều kiện niêm yết: Lượng cổ phiếu phát hành tối thiểu và mức thu nhập, dòng
tiền, doanh thu tối thiểu trong khoảng thời gian gần.
+ Hình thái điển hình của Thị trường chứng khoán tập trung là các Sở Giao dịch
Chứng khoán (Stock exchange). Sàn chứng khoán New York (NYSE) cho đến
nay là sàn lớn nhất với hai nhóm thành viên:
➔ Môi giới tại sàn là môi giới ăn hoa hồng hoặc môi giới độc lập.
➔ Các chuyên gia có thể khớp nối lệnh mua và bán.
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC - over the counter market): là thị trường

-

giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết được các Công ty chứng khoán thực hiện qua mạng

thông tin.

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

VI.

A.
1.

CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange-HOSE)
a.

Thành lập

Ngày 11/07/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 11/05/2007, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg chuyển Trung tâm thành Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HOSE hoạt động theo mô hình là Công ty TNHH một thành viên với 100% vốn chủ sở
hữu thuộc Bộ Tài chính với số vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng.
b.

Chức năng

-

Tổ chức hoạt động niêm yết, giao dịch chứng khoán, đấu giá chứng khoán


-

Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng

khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và nhà đầu tư tham gia
-

Giải quyết hoặc làm đầu mối giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao

dịch chứng khoán
10 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật,

thông tin, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức.
c.

Nhiệm vụ

-

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước

-

Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và giám sát hoạt động giao dịch, tổ chức đấu


giá chứng khoán
-

Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và sản

xuất kinh doanh 5 năm, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Ha Noi Stock Exchange- HNX)
a.

Thành lập

Ngày 24/06/2009, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được ra mắt theo Quyết định số
01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao
dịch chứng khoán Hà Nội .
HNX hoạt động theo mô hình là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện
là Bộ tài chính) làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
b.
-

Chức năng

Tổ chức hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán, đấu giá chứng

khoán, đấu thầu trái phiếu
-


Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng

khoán của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên giao dịch chứng khoán
phái sinh, thành viên đấu thầu, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và hoạt động giao
dịch của nhà đầu tư tham gia
-

Giải quyết hoặc làm đầu mối giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao

dịch chứng khoán của thành viên giao dịch
-

Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật,

thông tin, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức.

c.

Nhiệm vụ

-

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước

-

Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và giám sát hoạt động giao dịch, tổ chức đấu

giá chứng khoán, đấu thầu trái phiếu


11 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và sản

-

xuất kinh doanh 5 năm, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

B.
1.

CÁCH THỨC GIAO DỊCH CỦA SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sàn HNX thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
a.

Loại chứng khoán giao dịch

Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu đã được đăng ký niêm yết tại SGDCK Hà Nội.
b.

Đơn vị giao dịch:

-

Đối với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ ETF/ trái phiếu

-


Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 5,000 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF.

-

Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch tối thiểu đối với thỏa thuận trái phiếu: 01 trái

phiếu.
-

Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, trái

phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
-

Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong ngày giao dịch

đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch
25 ngày cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.
c.

Đơn vị yết giá giao dịch

-

Giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, trái phiếu: 100 đồng

-

Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, trái phiếu: 1 đồng


-

Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF: 1 đồng

-

Đối với giao dịch thỏa thuận: không quy định
d.

Phương thức giao dịch

HNX áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận.
e.

Thời gian giao dịch

Từ 9:00 đến 15:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định
của Bộ Luật Lao Động hoặc theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Thời gian

8:45-9:00

Phiên giao dịch
Phiên khớp lệnh định kỳ mở
cửa

Loại lệnh sử dụng
LO, ATO (được hủy/ sửa lệnh)


12 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

9:00-11:30

Phiên khớp lệnh liên tục

11:30-13:00

Tạm dừng giữa phiên

13:00-14:30

Phiên khớp lệnh liên tục

14:30-14:45

14:45-15:00

LO, MOK, MAK, MTL (được
hủy/ sửa lệnh)

LO, MOK, MAK, MTL (được
hủy/ sửa lệnh)

Phiên khớp lệnh định kỳ

LO, ATC (không được hủy/ sửa


đóng cửa

lệnh)

Phiên thỏa thuận sau giờ

PLO (không được hủy/ sửa
lệnh)

Bảng 1: Thời gian các phiên khớp lệnh sàn HNX
Biên độ dao động giá:

f.
-

-

Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: ± 10% so với giá tham chiếu


Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)



Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF giao dịch ngày đầu tiên hoặc ngày đầu tiên giao

dịch trở lại sau khi bị tạm ngưng giao dịch trên 25 ngày là ± 30% so với giá tham chiếu

-

Đối với trường hợp trả cổ tức/ thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong

ngày giao dịch không hưởng quyền là ± 30% so với giá tham chiếu.
-

Đối với trái phiếu: không quy định
g.

Hình thức thanh toán:

-

Cổ phiếu: Thanh toán đa phương, thời gian thanh toán T+3

-

Trái phiếu: Thanh toán trực tiếp, thời gian thanh toán T+1

(T: ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận)
h.

Giá tham chiếu:

Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó.

2. Sàn Hose thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
a.


Loại chứng khoán giao dịch

Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu đã được đăng ký niêm yết tại SGDCK TP.
HCM
13 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
b.

Đơn vị giao dịch

Giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF.

-

Khối lượng tối đa của một lệnh đặt là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ
ETF.
Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ

-

quỹ ETF trở lên.
-

Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.

-

Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 09 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp


giữa người đầu tư với công ty chứng khoán, giá thực hiện được xác định bằng 90% giá tham
chiếu của ngày ký kết Hợp đồng
c.
-

Đơn vị yết giá giao dịch

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng
Mức Giá

Đơn Vị Yết Giá

< 10,000 đồng

10 đồng

10,000 – 49,950

50 đồng

>= 50,000

100 đồng

-

Chứng chỉ quỹ ETF: áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá

-


Không quy định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận và giao dịch trái phiếu.
d.

Phương thức giao dịch

Tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức giao
dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận, cụ thể như sau:
+

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch theo phương thức
khớp lệnh và thỏa thuận.

+

Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận.

e.

Thời gian giao dịch
Phiên giao dịch

Giờ Giao
Dịch

Loại lệnh sử dụng

14 | T r a n g



Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF
Khớp lệnh định kỳ mở cửa và thỏa
thuận

9:00-9:15

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9:15-11:30

Nghỉ giữa phiên

11:30-13:00

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13:00-14:30

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa
thuận
Giao dịch thỏa thuận

14:30-14:45

LO, ATO (không được hủy/ sửa
lệnh)
LO, MP (được hủy/ sửa lệnh)

LO, MP (được hủy/ sửa lệnh)

LO, ATC (không được hủy/ sửa
lệnh)

14:45-15:00

Trái phiếu
Giao dịch thỏa thuận

9:00-11:30

Nghỉ giữa phiên

11:30-13:00

Giao dịch thỏa thuận

13:00-15:00

Biên độ dao động giá

f.
-

Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

đóng, chứng chỉ quỹ ETF là ± 7%


Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)




Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động)

-

Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

-

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày

giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong ±20% giá giao dịch dự kiến.
-

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau

khi tạm dừng giao dịch trên 25 ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là
±20% so với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên được giao dịch trở lại.
g.

Quy định về thời gian thanh toán:

-

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: Bù trừ đa phương, thời gian thanh toán T+3

-

Trái phiếu: Bù trừ đa phương, thời gian thanh toán T+1

15 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
3.

Sàn Upcom (thuộc Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội)

Hệ thống giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch UPCOM (Unlisted Public Company
Market) là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm
yết được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
a.

Loại chứng khoán giao dịch

Cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi của công ty đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán
b.

Đơn vị giao dịch

-

Đối với lô chẵn: 100 cổ phiếu/trái phiếu

-

Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu được thực hiện theo cả hai

phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

-

Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.

-

Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong ngày giao dịch

đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch
25 ngày cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên
tục.
c.

Đơn vị yết giá

-

Đơn vị yết giá đối với cổ phiếu: 100 đồng

-

Không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu và giao dịch thỏa thuận
d.

Phương thức giao dịch

Phương thức khớp lệnh liên tục và phương thức thỏa thuận
e.

Phương Thức Giao Dịch


Giờ Giao Dịch

Lệnh sử dụng

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9:00-11:30

LO (được hủy/ sửa lệnh)

Nghỉ giữa phiên

11:30-13:00

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13:00-15:00

f.
-

Thời gian Giao dịch:

LO (được hủy/ sửa lệnh)

Biên độ dao động giá:

Đối với cổ phiếu: ± 15%
16 | T r a n g



Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ phiếu không

-

có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao
động giá được áp dụng là ± 40% so với giá tham chiếu.
Đối với trái phiếu: không quy định.

-

g.

Hình thức thanh toán:

-

Cổ phiếu: Bù trừ đa phương, thời gian thanh toán T+3

-

Trái phiếu: Thanh toán trực tiếp, thời gian thanh toán T+3
h.

Giá tham phiếu:

Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức
khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Chú thích:


LO: Lệnh giới hạn



MOK: Lệnh được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy toàn bộ lệnh



MAK: Lệnh được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy phần còn lại của lệnh



MTL: Lệnh được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ chuyển phần còn lại thành lệnh
giới hạn.



ATC : Lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.



ATO: Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa.



MP: Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá cao nhất hiện có
trên thị trường


17 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TƯ LIỆU THAM KHẢO
❖ Phần I
/>Slide bài giảng chương 4
❖ Phần II
/>Giáo trình Financial Markets and Institution 11th – Mandura
❖ Phần III
/>
❖ Phần IV
/> />A9ng_kho%C3%A1n_s%C6%A1_c%E1%BA%A5p
/> />❖ Phần V
/>❖ Phần VI

/>k

/>
18 | T r a n g



×