Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN 2015 2016 hieu CT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.81 KB, 8 trang )

1. Tên sáng kiến
“Nâng cao kết quả học tập của học sinh qua việc sử dụng phương pháp đàm thoại
trong dạy học môn Địa lý lớp 7”
2. Mô tả ý tưởng
a) Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng
- Hiện trạng: Hiện nay, trong các môn học ở nhà trường THCS, đặc biệt với bộ
môn địa lý lớp7, vẫn còn hiện tượng một số giáo viên vẫn dạy theo cách dạy từ những
năm trước: vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình quá nhiều, dạy theo kiểu đọc chép
làm cho giờ học nặng nề, đơn điệu, người học sẽ rất thụ động và không thể khắc sâu
được kiến thức bài học, khiến cho học sinh nhàm chán không thích học bộ môn.
- Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
+ Một bộ phận lớn giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ
từ những năm trước. Dạy học theo kiểu đọc chép, nhồi nhét kiến thức khiến cho học sinh
tiếp thu bài một cách thụ động.
+ Một số giáo viên chưa chịu khó đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong giảng
dạy, lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn nên lên lớp chủ yếu nói lại những điều người
khác đã nói . Sách hướng dẫn là tài liệu tham khảo tốt nó không thể thay thế cho việc tự
tìm hiểu mà người dạy phải tự khám phá và suy nghĩ bằng trí óc của mình để biến những
kiến thức trong sách tham khảo thành kiến thức của chính mình
+ Trong giờ dạy, giáo viên chưa lấy học sinh làm trung tâm
+ Giáo viên còn nặng về thuyết trình.
+ Nguyên nhân tác động để giải quyết hiện trạng đó là do giáo viên chưa lấy học
sinh làm trung tâm trong các giờ dạy học nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động
của học sinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho không khí các giờ học còn trầm lặng,
không sôi nổi.


b) Ý tưởng
Thực tế hoạt động dạy học của mỗi giáo viên, ở mỗi trường học trong quá trình đổi
mới không giống nhau về hình thức và nhịp độ tiến triển. Sự khác nhau phụ thuộc vào
điều kiện, khả năng của từng trường, của từng giáo viên. Như vậy, đổi mới thực sự có


những hình thức và nội dung khác nhau. Tuy nhiên người thực hiện đổi mới cần đảm bảo
rằng những yếu tố chính của nội dung đổi mới phải được thực hiện trong tiến trình đổi
mới mà yếu tố chính ấy hiện nay, như đã nói ở trên chính là “Dạy và học theo hướng tích
cực”.
Nếu chỉ quan niệm rằng: Đổi mới phương pháp dạy học là chỉ cần thay cách dạy
đọc chép bằng đàm thoại hay đối thoại, có nghĩa là người giáo viên chỉ cần hỏi thật nhiều
trong một tiết dạy là mới, hay chỉ cần dùng máy chiếu cho HS xem các tư liệu cần thiết
như đoạn video, ảnh động ,...và coi đó là đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi một quan
niệm đều có không ít những hạt nhân hợp lí . Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những
điểm tích cực tạo nên sức mạnh riêng cũng như giới hạn nhất định của nó. Vấn đề người
giáo viên phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn đề đạt
được mục đích đã xác định. Trong một tiết học có thể dùng nhiều phương pháp những
phải biết dùng phương pháp ấy vào lúc nào và dùng như thế nào theo định hướng nào?
Một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay phải kể đến Phương
pháp đàm thoại
Như chúng ta đã biết mỗi phương pháp dạy học đều gắn chặt với nội dung.Vậy nên
muốn để phương pháp dạy học ấy đạt được kết quả thì trước hết người dạy phải tìm hiểu
và nắm chắc nội dung bài giảng, bởi muốn giảng tốt một nội dung nào đó thì người dạy
phải hiểu thật rõ về phần kiến thức ấy, phải hiểu và biết nhiều hơn cả những nội dung mà
người giáo viên dự định sẽ truyền đạt cho học sinh. Từ đó, người dạy sẽ giúp cho người
học có cách thức cách khám phá, cách tiếp nhận những nội dung, kiến thức dự định
truyền đạt cho học sinh bằng một hệ thống câu hỏi và trả lời lô rích, từ đó rất dễ dàng để
học sinh tiếp thu kiến thức . Thực sự phương pháp đàm thoại là một phương pháp không
lấy gì làm khó khăn đối với mỗi người giáo viên thực sự tâm huyết với bộ môn học này.


Sử dụng phương pháp đàm thoại, xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn mực nhằm phát
huy năng lực cảm thụ, sáng tạo của học sinh.
Phát huy tính tích cực, chủ động của các em.
Làm cho giờ học sôi nổi, học sinh có hứng thú khi học môn địa lý.

Với phương pháp này, người giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, công nhận
sự tham gia của học sinh vào việc xác định nội dung của bài.
Người thầy cần biết đặt ra những câu hỏi. đặc biệt là câu hỏi mở để khuyến khích
học sinh suy nghĩ, nghe học sinh trả lời một cách tin cậy và thân ái. Cần huy động mọi đối
tượng học sinh ở các trình độ khác nhau ở trong lớp tham gia vào việc trả lời câu hỏi và
đóng góp ý kiến
Khuyến khích học sinh tìm hiểu câu hỏi của chủ đề mà không đưa ra trước câu trả
lời đã có sẵn
Khuyến khích học sinh đưa ra những kết luận khác nhau
Cũng có thể sử dụng không gian lớp học một cách sáng tạo để tổ chức cho học
sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi mang tính chất tập thể một cách có hiệu quả.
3. Nội dung công việc
+ Giáo viên đầu tư thời gian, chuẩn bị bài một cách chu đáo.
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp đối
tượng, phù hợp với nội dung mà bài yêu cầu.
+ Vận dụng sáng tạo các phương tiện dạy học để kích thích học sinh trong học
tập và khơi gợi những ý tưởng sáng tạo của các em.
+ Trong giờ học, giáo viên có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi tạo tâm lí tốt
cho học sinh và gây hứng thú học cho các em.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh: Hai lớp 7C và 7A
+ Lớp có ứng dụng nghiên cứu đề tài: Lớp 7A


+ Lớp không có ứng dụng nghiên cứu đề tài: lớp 7C
TT

Lớp


Tổng số

Nam

Nữ

Dân tộc

Kết quả môn địa lý

HS
G: 19
1

7A

46

K: 24
TB: 3
G: 13

2

7C

46

K: 26
TB: 7


4.2: Thiết kế:
- Kết quả kiểm tra trước tác động:
Môn
Kết quả môn địa lý Giỏi: 15
4.3. Quy trình nghiên cứu

Kiểm tra trước tác động
K: 26
TB: 5

a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- Phương tiện:
+ Bài soạn
+ Bảng phụ
+ Tranh ảnh
+ Máy chiếu
+ vv....
- Sự phối hợp để hoàn thành nội dung đề tài:
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách chu đáo.
+ Yêu cầu học sinh có thể tự chuẩn bị một số phương tiện phục vụ
cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp (bảng nhóm, tranh ảnh sưu tầm,...)
b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Môn địa lý 7


4.4. Triển khai thực hiện
Phương pháp đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi .
Học sinh sẽ trả lời hay trao đổi với giáo viên hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp
với nhau . Qua đó, HS sẽ củng cố, ôn tập kiên thức cũ và tiếp thu kiến thức mới . Trong hệ

thống câu hỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có các câu hỏi phụ để gợi ý khi học sinh gặp
khó khăn.
Đàm thoại có hai dạng chính là:
+ Đàm thoại tái hiện: Các câu hỏi, vấn đề do giáo viên đặt ra đòi hỏi học sinh
nhớ, tái hiện lại kiến thức , kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết được. Loại này chủ yếu
dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi, GV luôn đóng
vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của học sinh . Hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai
trò chỉ đạo định hướng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự lô gic của câu hỏi góp phần
hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của nội dung kiến thức.
Muốn nâng cao hiệu quả của phương pháp vấn đáp tìm tòi GV cần đầu tư nâng cao
chất ượng của các câu hỏi . Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về nhận thức (chỉ đòi
hỏi tái hiện kiến thức) Tăng dần những câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi
có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi cũng như đòi hỏi
cả sự phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa kiên thức)
Loại câu hỏi thứ hai có tác dụng kích thích tư duy tích cực của học sinh. Tuy
nhiên cũng không nên xem thường loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích lũy kiến thức đến
một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo.
5. Kết quả đạt được
- Phân tích kết quả:
- Với nhóm thực nghiệm (7C) Trước khi tác động phương pháp đàm thoại thì kết
quả bài kiểm tra còn chưa cao (G: 15; K: 26;TB: 5) . Khi sử dụng phương pháp đàm thoại


khiến cho giờ học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú hơn. Phương pháp này đã giúp cho các
em phát huy tốt năng lực tư duy và có sự tích cực, chủ động khi tiếp thu bài giảng. Sau các
giờ học, các em đều hiểu và nắm chắc được nội dung của bài học. Kết quả bài kiểm tra
cũng cao hơn (G: 19; K:24; TB: 3).
- So sánh các kết quả: Qua kết quả của hai lớp - Lớp 7A có tác động phương pháp
đàm thoại khi dạy học còn lớp 7C không tác động phương pháp đàm thoại, ta thấy: Kết

quả của lớp 7A và 7C kiểm tra trước khi tác động kết quả gần như nhau về số bài giỏi,
khá, trung bình, thậm chí số bài đạt loại khá và TB của lớp 7C còn nhiều hơn. Nhưng sau
khi tác động phương pháp đàm thoại thì lớp 7A kết quả đã cao hơn (Từ G: 15; K: 26;TB: 3
-> G: 19; K:24; TB: 3). Còn lớp 7C không tác động phương pháp đàm thoại thì kết quả
gần như không thay đổi là mấy (từ G: 13;K: 26;TB: 7 -> G: 13; K: 25 ;TB: 8).
- Bàn luận kết quả: Thông qua các kết quả trên của hai lớp, ta thấy nếu trong
giảng dạy môn địa lý nói chung và môn địa lý 7 nói riêng nếu người giáo viên biết áp
dụng phương pháp đàm thoại trong các giờ học thì giờ học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú
học bài hơn. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này còn phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh khiến cho giờ dạy đạt hiệu quả cao và kết quả học cao hơn.
6. Kết luận khuyến nghị:
6.1. Kết luận:
Thực tế hiện nay đòi hỏi người giáo viên không những phải có sự đổi mới về
phương pháp dạy học mà còn phải biết sáng tạo và sử dụng phương pháp dạy học một
cách phù hợp có hiệu quả vào tất cả các tiết học. Phương pháp đàm thoại trong dạy học
địa lý hiện nay là phương pháp có nhiều ưu điểm, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của
học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Làm cho giờ học sôi nổi, học sinh
có hứng thú khi học. Đặc biệt mang lại kết quả học tập cao. Tiếp tục vận dụng phương
pháp đàm thoại trong tất cả các giờ học địa lý 7 trên lớp một cách hiệu quả.

6.2. Khuyến nghị:
- Với Ban giám hiệu nhà trường:


+ Cần có thêm những phương tiện dạy học hiện đại để cho các giáo viên trong tổ
có thể thực hiện được khi thời khóa biểu có sự trùng lặp.
+ Cần mua thêm các loại sách tham khảo cho bộ môn địa lý để giáo viên có điều
kiện nghiên cứu học tập và vận dụng vào bài giảng của mình.
+ Nên tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số trường
bạn (ngoài tỉnh) để rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế được tốt hơn.

- Với giáo viên: Luôn tự nâng cao, bổ xung kiến thức cho bản thân. Nên lựa chọn
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bài và với đặc trưng bộ môn không nên dạy
theo kiểu truyền thống chỉ thuyết trình khiến cho học sinh thụ động khi tiếp thu bài học.
+Với học sinh: Cần có sách vở bộ môn đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, có thái độ nghiêm
túc khi tiếp thu bài giảng , cần phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia vào trả lời
câu hỏi của GV trên lớp.
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CƠ SỞ

NGƯỜI VIẾT

.......................................................................
.
.......................................................................
.
.......................................................................
.
.......................................................................
.
.......................................................................
.
CHỦ TỊCH HĐKH CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Thanh Hiếu


Nguyễn Viết Bắc




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×