SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Dầu Giây
Mã số:…………………
SẢN PHẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường THPT Dầu
Giây năm học 2015 - 2016"
• Mô hình
Người thực hiện: Lê Thanh Hưng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:……………………
Sản phẩm đính kèm:
• Phần mềm • Phim ảnh • Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
Năm học 2015 - 2016
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
-
Họ và tên : Lê Thanh Hưng
Ngày sinh : 22 – 12 – 1975
(Nam)
Trang 1
-
Địa chỉ: 809 ấp Trần Cao Vân – Bàu Hàm II – Thống Nhất – Đồng Nai
Điện thoại: 061 3762552 DĐ: 0907659537
Email:
Chức vụ: P.BT Đảng bộ - BT chi bộ 1 – P.Hiệu Trưởng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên nghành đào tạo: Anh văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Anh văn
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “công tác tổ chức
-
kiểm tra hoạt động sư phạm tổ chuyên môn ở trường THPT Dầu Giây
năm học 2013-2014”
Số năm kinh nghiệm: 17 năm
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công tác quản lý sẽ không có hiệu quả nếu không có kiểm tra. Do đó, trong
quá trình thực hiện mục tiêu, kiểm tra là bước không thể thiếu đối với người quản
lý. Kiểm tra đóng nhiều vai trò trong quá trình quản lý như: nâng cao trách nhiệm
cấp dưới; phát hiện sai sót, lệch lạc để điều chỉnh kịp thời; phát hiện những gương
tốt, kinh nghiệm tốt; phát hiện những khả năng, tiềm lực của đơn vị chưa được tận
dụng; Có thể nói, kiểm tra là chức năng xuyên suốt quá trình quản lý và là chức
năng của mọi cấp quản lý, kể cả đối với nhà quản lý ở cơ sở giáo dục như trong
trường học.
Trang 2
Kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích
nguyên nhân của các ưu, nhược điểm; đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu
điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó, giúp cho việc động viên, khen
thưởng được chính xác hơn đồng thời khuyến khích cái tốt, phát hiện ra những lệch
lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là một trong
các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà truờng.
Trong trường phổ thông, nhiệm vụ trung tâm của hiệu trưởng là quản lý hoạt
động dạy học - một hoạt động được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên
lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản
có tính chất quyết định kết quả đào tạo giáo dục của nhà trường. Do tầm quan
trọng này, hiệu trưởng cần phải có biện pháp quản lý tốt giờ dạy trên lớp của giáo
viên trong nhà trường. Và công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một
trong những biện pháp rất cần thiết và quan trọng trong quá trình quản lý của hiệu
trưởng nhằm nâng cao chât lượng dạy học.
Qua nghiên cứu về công tác quản lý nhà trường, đặc biệt là nội dung kiểm
tra nội bộ trường học tôi muốn vận dụng những kiến thức tiếp thu được để phân
tích, đánh giá thực trạng của trường mình; đồng thời tìm ra một số các biện pháp
phù hợp để tổ chức tốt hơn công tác kiểm tra nội bộ nhà trường nói chung và kiểm
tra giờ dạy trên lớp của giáo viên nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của
trường. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : " Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên ở trường THPT Dầu Giây năm học 2015 - 2016" làm đề tài nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Phân tích thực trạng công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở
trường THPT Dầu Giây năm học 2015-2016.
Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến cải tiến công tác kiểm tra giờ
dạy trên của giáo viên trong nhà trường.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một trong những nội dung của
kiểm tra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra hoạt động sư phạm nói riêng, nên
cũng tuân theo các nguyên tắc, nhiệm vụ của hai hoạt động kiểm tra trên.
-
1. Nguyên tắc kiểm tra:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản
sau:
Kiểm tra phải chính xác, khách quan: Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra.
Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra.
- Kiểm tra phải có hiệu quả: Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc
thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đến hiệu quả giáo
dục trong kiểm tra.
- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời: Kiểm tra là một chức năng quản lý, là
công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên.
Trang 3
- Kiểm tra phải công khai: Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải
động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra.
2. Nhiệm vụ kiểm tra:
- Kiểm tra: Xem xét việc tuân thủ các qui định, qui chế và hướng dẫn của các
cấp quản lý liên quan đến hoạt động dạy học.
- Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo
qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại lao động của giáo viên tại
thời điểm kiểm tra.
- Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên khắc phục những
hạn chế trong lao động sư phạm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như cải thiện
kết quả học tập của của học sinh.
- Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các định hướng
mới nhằm hoàn thiện dần giờ dạy trên lớp của giáo viên, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
-
-
-
-
-
3. Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một trong bốn nội dung kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên. Đó là kiểm tra trình độ nghiệp vụ (tay nghề) của
giáo viên. Cụ thể, nội dung của kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là xem xét
và đánh giá hai mặt:
Trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua
việc giảng dạy.
Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua việc dự giờ.
4. Phương pháp và hình thức kiểm tra:
Dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo
viên; cụ thể là kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Có thể dự giờ dưới nhiều
hình thức:
Dự giờ có báo trước: Nhằm xem xét năng lực cao nhất mà giáo viên sau khi đã có
điều kiện chuẩn bị, thể hiện trong giờ lên lớp.
Dự giờ đột xuất: Hiệu trưởng dự giờ theo kế hoạch của bản thân. Hình thức này
cho phép xác định rõ người giáo viên đã chuẩn bị bài dạy như thế nào, lớp học đã
hoạt động ra sao trong hoàn cảnh bình thường.
Dự giờ theo đề tài: Hiệu trưởng dự một chu trình các bài giảng về một chương hay
một phần của chương của một giáo viên nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện hệ
thống làm việc của giáo viên đó. Hình thức này cho phép xác định mặt mạnh, mặt
yếu của giáo viên, đưa ra lời khuyên đối với giáo viên để hoàn thiện tay nghề sư
phạm.
Dự các giờ lên lớp song song: Hiệu trưởng có thể dự các giờ lên lớp của hai hay
nhiều giáo viên dạy cùng khối về một đề tài (một bài). Khi dự giờ nên có mặt của
giáo viên có giờ song song để so sánh.
Ngoài phương pháp dự giờ, quan sát, có thể sử dụng phương pháp phân tích tài
liệu, sản phẩm hoạt động của giáo viên gồm hồ sơ sổ sách chuyên môn (giáo án, sổ
điểm, kế hoạch giảng dạy, ...) và đồ dùng dạy học tự làm; phương pháp trao đổi,
Trang 4
lắng nghe ý kiến của các cá nhân và bộ phận có liên quan (tổ chuyên môn, phụ
huynh, giáo viên khác, học sinh, ...).
5. Qui trình kiểm tra:
Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng
quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều
chỉnh.
5.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
- Kế hoạch kiểm tra của trường là bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học,
đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính
khả thi.
- Kế hoạch kiểm tra cần được niêm yết ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi
rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, bộ phận và cá
nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm tính ổn định
tương đối của kế hoạch.
- Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học.
- Hiệu trưởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra sau:
+ Kế hoạch kiểm tra năm học: Nội dung chính theo trình tự thời gian từ
tháng 9 đến tháng 8 năm sau.
+ Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung cụ thể dựa theo kế hoạch kiểm tra cả
năm.
+ Kế hoạch kiểm tra tuần: Nội dung có thể được ghi chi tiết cho từng ngày
trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.
5.2 Tổ chức kiểm tra:
- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Do tính đa dạng của các môn học và hiệu
trưởng cũng không có nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra giờ dạy trên lớp của
giáo viên trong nhà trường nên hiệu trưởng phải lôi cuốn nhiều thành viên vào việc
kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học,
tính dân chủ.
* Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:
+ Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là
hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng chuyên môn.
+ Thành viên trong ban kiểm tra là những người thông thạo chuyên môn
nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.
+ Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được
giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra cần xác định cơ chế kiểm tra. Có 2
loại cơ chế: Cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp:
+ Cơ chế trực tiếp: Trong cơ chế này, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp
kiểm tra cá nhân, bộ phận cấp dưới. Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lượng kiểm
tra đông người làm việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn
vị vì:
Trang 5
-
Phù hợp với đơn vị có qui mô nhỏ và lực lượng kiểm tra tổ chuyên môn
chưa đủ mạnh;
Mất thời giạn;
Vô hiệu hóa tổ chuyên môn;
Không chuyển hóa vào tự kiểm tra.
GV, CNV, HS
+ Cơ chế gián tiếp: cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của mình,
lực lượng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác
suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra cấp dưới. Cơ chế gián tiếp nếu
thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ bên ngoài vào tự kiểm tra bên
trong. Đây là xu hướng mới trong kiểm tra hiện nay vì:
- Phù hợp với đơn vị có qui mô lớn và lực lượng kiểm tra tổ chuyên môn đủ
mạnh;
- Tiết kiệm thời gian;
- Tăng quyền hạn và trách nhiệm cho tổ chuyên môn;
- Tạo điều kiện chuyển hóa vào tự kiểm tra.
GV, CNV, HS
-
-
Phân cấp kiểm tra: Phân cấp trong kiểm tra phải phù hợp với phân cấp trong quản
lý. Trong nhà trường có:
+ Kiểm tra cấp trường;
+ Kiểm tra cấp tổ chuyên môn;
+ Tự kiểm tra của các giáo viên trong trường.
Xây dựng chuẩn kiểm tra: Trong kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên cần có
chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố định tính và định lượng. Những
cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra gồm:
+ Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp qui, hướng dẫn, chế độ
chính sách có liên quan;
+ Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn;
Trang 6
-
-
-
+ Đặc điểm tình hình nhà trường.
Xây dựng chế độ kiểm tra: Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan
trọng trong kiểm tra nội bộ trường học. Hiệu trưởng cần qui định thể thức làm việc,
nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc
mỗi kiểm tra viên.
5.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra:
Kiểm tra là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý nhà trường. Chỉ đạo
công tác kiểm tra đòi hỏi hiệu trưởng cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
Ra quyết định về kiểm tra (Quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội dung,
phương pháp, hình thức kiểm tra,...);
Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ kiểm
tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy;
Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với nội dung kiểm
tra;
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;
Huấn luyện cán bộ, giáo viên và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự
kiểm tra. Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà
trường.
Dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên,
hiệu trưởng là người tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nên cần chỉ đạo lực
lượng kiểm tra thực hiện tốt qui trình dự giờ, gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị dự giờ:
+ Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ;
+ Tổ chức lực lượng kiểm tra;
+ Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra lần trước;
+ Nghiên cứu nội dung các chương, bài dạy của giáo viên; mục đích yêu cầu
của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng hình thành cho học sinh; các đồ dùng,
phương tiện dạy học cần thiết
+ Xem xét trình độ học sinh;
+ Phác thảo nội dung quan sát;
+ Xác định nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau
giờ lên lớp (nếu cần);
+ Chuẩn bị các biểu mẫu;
+ Thông báo cho giáo viên;
2. Quan sát giờ dạy trên lớp:
+ Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy;
+ Ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các
mối quan hệ trong hoạt động dạy học;
+ Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy.
Trang 7
3. Phân tích giờ dạy của giáo viên:
+ Căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy
theo những tiêu chí khoa học, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên;
+ Phân tích kết quả học tập của học sinh;
+ Dự kiến nội dung cuộc trao đổi: sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo
viên, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi;
+ Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ.
Trong phân tích giờ dạy cần có sự hội ý, thống nhất giữa những người dự giờ.
4. Trao đổi với giáo viên:
+ Giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự
đánh giá giờ dạy của mình;
+ Nêu nhận xét ưu, nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy;
+ Cùng giáo viên tìm ra phương án nâng cao chất lượng giờ dạy;
+ Nêu những lời khuyên cụ thể, sát thực, khả thi;
+ Đánh giá xếp loại giờ dạy: căn cứ tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức: Giỏi, khá,
trung bình và chưa đạt yêu cầu.
5. Lưu hồ sơ:
Hồ sơ kiểm tra cần đảm bảo yêu cầu:
+ Tính chính xác, khách quan
+ Tính toàn diện
+ Rõ ràng, cụ thể
+ Tính nhân văn.
* Qui trình dự giờ đươc diễn ra theo trình tự các bước sau:
5.4. Tổng kết, điều chỉnh:
Sau khi kiểm tra, hiệu trưởng cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng
đợt, từng học kỳ và tổng kết năm học. Cần lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm
tra bằng hồ sơ kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra cần bảo đảm các yêu cầu: tính chính xác,
khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIỜ DẠY
TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT DẦU GIÂY NĂM HỌC
2015 - 20016:
Trang 8
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường THPT Dầu Giây là một trong ba trường trọng điểm của Huyện
Thống Nhất. Trường được thành lập vào năm 1996. Hiện nay, trường được xây
dựng mới khang trang, tọa lạc tại trung tâm hành chính Huyện với diện tích gần 2
hecta, có hàng rào xung quanh.
1.1 Cơ sở vật chất:
- Khu hiệu bộ gồm: các phòng làm việc của hiệu trưởng, hiệu phó, hành
chánh, kế toán, in ấn; phòng làm việc của các đoàn thể, 1 phòng truyền thống,
phòng nghỉ cho giáo viên, 1 phòng họp chủ nhiệm.
- Các phòng chức năng: 1 phòng Lý, 1 phòng Hóa, 1 phòng Sinh, 2 phòng
nghe- nhìn, 2 phòng vi tính, 1 phòng giáo án điện tử, 1 phòng đồ dùng dạy học.
Số phòng học: 34. Ngoài ra, trường còn có 1 hội trường lớn, 1 thư viện đạt chuẩn.
1.2 Tình hình học sinh:
- Tổng số học sinh: 1395 em với số lớp là 37 (Khối 10: 12lớp, khối 11:13
lớp, khối 12: 12 lớp).
- Học sinh học theo 1 chương trình SGK ban cơ bản.
1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
- Năm học 2015-2016, toàn trường có 96 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Lãnh đạo nhà trường gồm: hiệu trưởng, 3 phó hiệu trưởng.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn chia ra làm 8 tổ: Toán-Tin, Lý-Kỹ thuật công
nghiệp, Hóa, Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp, Văn, Sử-Địa-Giáo dục công dân, Ngoại
ngữ, Thể dục. Ngoài ra, còn có 1 tổ hành chánh.Tổng cộng có 9 tổ.
- 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (đại học). Trong đó, có
5 giáo viên vượt chuẩn (thạc sĩ), 01 đang làm luận văn tiến sĩ.
1.4 Chất lượng dạy học:
Đa số giáo viên trong nhà trường có thâm niên công tác, giỏi chuyên môn,
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục. Vì thể, tạo nên đội ngũ giáo viên
cốt cán của trường đủ mạnh được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và rất tín
nhiệm.
Các tổ trưởng chuyên môn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có nhiều
kinh nghiệm, được sự tín nhiệm của giáo viên nên điều hành tốt hoạt động của tổ
và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Phong trào thao giảng, hội giảng trong nhà trường được tổ chức thường
xuyên. Đây là cơ hội để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhờ đó,
chất lượng dạy học được nâng lên.
Nhìn chung, Với đặc điểm tình hình về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán
bộ, giáo viên, học sinh và nề nếp dạy học trong trường THPT Dầu Giây tạo nhiều
thuận lợi cho hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên; đồng
thời cũng có nhiều khó khăn đòi hỏi hiệu trưởng cần phải quan tâm và có biện
pháp giải quyết để cho công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao hơn và
nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo của nhà trường.
2. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên
ở trường THPT Dầu Giây năm học 2015-2016:
2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Trang 9
-
-
-
* Thực trạng:
Vào đầu năm học, hiệu trưởng dự thảo Nhiệm vụ-kế hoạch năm học 2015
-2016 của trường; trong đó, có nội dung về giảng dạy với yêu cầu giáo viên cần
phải thực hiện các việc sau đây:
Giáo viên phải soạn bài và có giáo án đầy đủ khi lên lớp, nhất là các giáo viên trẻ
phải soạn giáo án mới, giáo viên dạy lâu năm giáo án phải bổ sung cập nhật kiến
thức mới.
Cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học
tập. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy; tham gia dự giờ thăm lớp;
tự học, tự rèn luyện để nâng cao chất lượng giảng dạy; v.v...
• chỉ tiêu cụ thể đối với giáo viên:
Dự giờ: Giáo viên hết tập sự: 2 tiết/tháng, giáo viên đang tập sự 2 tiết/tuần.
Hội giảng: 50% số gv/học kỳ/ tổ.
Mỗi tổ có ít nhất 2 giáo viên (mỗi nhóm có ít nhất 1 giáo viên) tham gia dự thi
Giáo viên dạỵ giỏi cấp trường/ năm.
Mỗi giáo viên trong tổ được tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán dự 2 tiết /
1HK làm cơ sở đánh giá công chức cuối năm.
Dự thảo này được đưa về các tổ để thảo luận và đóng góp ý kiến. Sau đó,
được thông qua trong Hội nghị Cán bộ công chức của trường và chính thức trở
thành nhiệm vụ kế hoạch năm học 2015-2016 mà toàn thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên cần phải phấn đấu hoàn thành trong suốt năm học. Kế hoạch năm học
được cụ thể hóa bằng các kế hoạch hàng tháng. Trong kế hoạch tháng có mục công
tác kiểm tra. Dựa vào kế hoạch tháng các tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ thông
báo cho giáo viên trong tổ mang hồ sơ cá nhân nộp về phòng làm việc của hiệu
trưởng hoặc phó hiệu trưởng (người được phân công trực tiếp kiểm tra).
Trong việc thực hiện qui định Hiệu trưởng kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số
giáo viên và tất cả giáo viên còn lại được kiểm tra theo chuyên đề, Hiệu trưởng
phân công cho các tổ trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện trong tổ.
*.Phân tích:
Hiệu trưởng rất quan tâm đến việc dự giờ và nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch tháng có chú trọng đến việc kiểm tra hồ
sơ cá nhân và kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Theo qui định hiệu trưởng kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên trong năm học.
Để thực hiện được chỉ tiêu này, Hiệu trưởng trường tôi phân công cho các tổ
trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên trong tổ. Đây là nhiệm
vụ Hiệu trưởng giao cho các tổ chuyên môn thực hiện trong mỗi năm học. Thực tế
cho thấy rằng việc kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên là chỉ tiêu quan trọng trong kế
hoạch năm học của tổ chuyên môn và tất cả các tổ chuyên môn đều thực hiện đạt
và vượt chỉ tiêu.
Khi tổ lập kế hoạch dự giờ, Hiệu trưởng có yêu cầu tổ trưởng chuyên môn
chú trọng đến đối tượng kiểm tra là những giáo viên mới ra trường hoặc mới
chuyển về trường. Việc kiểm tra này giúp cho lãnh đạo trường nắm được trình độ
tay nghề của các đối tượng này.
Hiệu trưởng còn có kế hoạch kết hợp việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của
trường với các đợt thanh tra chuyên đề do Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức.
Trang 10
* Đề xuất biện pháp:
- Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trựờng và kế
hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong năm học vì kế hoạch kiểm tra
của trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích
trọng yếu của chu trình quản lý.
- Hiệu trưởng có thể phân công cho phó hiệu trưởng chuyên môn lập kế
hoạch dự giờ (kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên) năm học. Dựa vào kế hoạch
kiểm tra năm học, phó hiệu trưởng phối hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng
kế hoạch dự giờ tháng nhưng chi tiết hơn. Cụ thể là đối tượng dự giờ, thời gian tiến
hành. Kế hoạch kiểm tra năm học và kiểm tra tháng cần được thông báo ở phòng
giáo viên, công khai hóa cho tất cả giáo viên biết ngay từ đầu năm học.
KẾ HOẠCH KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP NĂM HỌC Thời gian Tên giáo viên dạy Tổ chuyên môn Tên bài dạy Người kiểm tra
Tháng 9
... .....
Tháng 4
KẾ HOẠCH KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP THÁNG
Tuần
Tuần 1
đến ...
Tuần 2
đến ...
Tuân 3
đến ...
Tuần 4
đến ...
Tên giáo
viên dạy
Tổ chuyên
môn
Tên bài Thứ/ngày
dạy
./200.....
Tiết
Lớp
Người
kiểm tra
Từ—
Từ...
Từ...
Từ...
'
2.2 Tổ chức kiểm tra:
2.2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra:
* Thực trạng:
Vào đầu năm học 2015-2016, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm
tra của trường, thành phần gồm:
Stt
Họ và tên GV
Chuyên môn
Chức vụ
Nhiệm vụ
được phân
công
1
Đậu Thành Vinh
Văn
Hiệu trưởng
Trưởng ban
2
Lê Thanh Hưng
Anh văn
3
Trần Võ Anh Thy
Văn
Tổ trưởng
Ủy viên
4
Võ Đức Thắng
Toán
Tổ trưởng
Ủy viên
P. Hiệu trưởng
Phó ban
Trang 11
5
Nguyễn Thành Lam
Lý .
Tổ trưởng
Ủy viên
6
Hồ Thị Sen
Hóa
Tổ trưởng
Ủy viên
7
Bùi Thúy Lam
Sinh
Tổ trưởng
Ủy viên
8
Đinh Văn Phát
Anh văn
Tổ trưởng
Ủy viên
9
Lê Quốc Trung
TD
Tổ trưởng
Ủy viên
10
Mai Thế Định
CD
Tổ trưởng
Ủy viên
Tại Điều 2 của Quyết định qui định: Ban kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức, kiểm
tra hồ sơ, sổ sách chuyên môn và dự giờ của giáo viên theo sự phân công của Ban
giám hiệu nhà trường, đồng thời báo cáo cho Ban giám hiệu bằng văn bản nội dung
kiểm tra đúng trình tự qui định.
Hiệu trưởng đã sử dụng cả hai cơ chế trong kiểm tra: cơ chế trực tiếp và gián
tiếp. Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức kiểm tra trực tiếp một vài giáo viên trong
các tổ chuyên môn. Đồng thời, giao nhiệm vụ kiểm tra giờ dạy trên lớp của các
giáo viên còn lại cho các tổ, nhóm trưởng.
* Phân tích:
Hiệu trưởng đã đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra
là ra quyết định thành lập Ban kiểm tra của nhà trường. Trưởng ban Kiểm tra là
hiệu trưởng. Thành phần Ban Kiểm tra là các tổ trưởng, nhóm trưởng phụ trách các
bộ môn khác nhau.
Đối tượng của kiểm tra giờ dạy trên lớp là giáo viên dạy các bộ môn. Hiệu
trưởng không thể thông thạo tất cả các bộ môn nên hiệu trưởng đã cơ cấu trong
thành phần Ban kiểm tra gồm tất cả các tổ trường, nhóm trưởng chuyên môn là rất
hợp lý, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra.
Các thành viên trong Ban Kiểm tra có đủ năng lực và phẩm chất để thực
hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên một cách hiệu quả. Những
năng lực, phẩm chất đó là trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức trách nhiệm
cao, có uy tín với đồng nghiệp, có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, trung
thực; thận trọng, tế nhị trong giao tiếp.
Điều 2 trong Quyết định thành lập Ban Kiểm tra đã qui định quyền hạn và
nhiệm vụ chủ yếu của các thành viên trong Ban kiểm tra. Nhiệm vụ cụ thể sẽ do
Ban giám hiệu phân công.
Hiệu trưởng đã sử dụng phối hợp hai cơ chế trong kiểm tra giờ dạy trên lớp
của giáo viên. Đặc biệt, cơ chế gián tiếp là hoàn toàn phù hợp với tình hình trường.
Việc làm này tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho tổ chuyên môn và tạo điều
kiện chuyển hóa vào tự kiểm tra.
* Đề xuất biện pháp:
- Hiệu trưởng cần chú trọng hơn đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho
các thành viên trong Ban kiểm tra để giúp Ban kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ:
kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy; cần cung cấp đầy đủ văn bản hướng dẫn của
Bộ và Sở về công tác thanh tra, kiểm tra trường học.
Trang 12
-
- Ngoài các quyền hạn và trách nhiệm chính của Ban kiểm tra, Hiệu trưởng
nên có sự phân công cụ thể cho từng thành viên trong Ban kiểm tra.
- Hiệu trưởng nên ra quyết định thành lập bộ phận kiểm tra của các tổ
chuyên môn gồm: tổ trưởng hoặc nhóm trưởng và tổ phó hoặc một vài giáo viên
giỏi trong tổ.
2.2.2. Phân cấp trong kiểm tra:
* Thực trạng:
Năm học 2015 -2016, có sự phân cấp trong kiểm tra giờ dạy trên lớp của
giáo viên gồm:
Kiểm tra cấp trường: Lực lượng kiểm tra là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng
chuyên môn.
Kiểm tra cấp tổ: Lực lượng kiểm tra là tổ, nhóm trưởng, tổ phó, một vài giáo viên
giỏi.
Tự kiểm tra của các giáo viên.
Kiểm tra cấp trường được thực hiện theo kế hoạch tháng của nhà trường:
+ Tháng 10: Tổ Văn, Ngoại ngữ, Lý, Toán, Sinh
+ Tháng 11: Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân
+ Tháng 3: Tổ Hóa, Tổ TD-QP
Ngoài thời gian kiểm tra của trường, kiểm tra cấp tổ diễn ra trong thời gian còn
lại. Kiểm tra cấp tổ thường được kết hợp cùng với việc thao giảng, hội giảng trong
tổ.
* Phân tích:
Hiệu trưởng thực hiện phân cấp trong kiểm tra phù hợp với phân cấp trong
quản lý. Đây là một yêu cầu quản lý khoa học trong hệ thống quản lý.
Việc kiểm tra cấp trường tập trung vào thời gian tháng 10, 11 với số lượng
giáo viên được kiểm tra cũng khá nhiều ở 8 bộ môn khác nhau.
Giáo viên của một số môn như: Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công
nghiệp, thể dục ít được hiệu trưởng quan tâm vì đây là những môn không thi tốt
nghiệp. Đối với các môn này chỉ tiến hành kiểm tra cấp tổ.
Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng nên tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở cấp
trường chia đều ra các tháng trong năm học. Mỗi tháng chỉ kiểm tra một số giáo
viên ở 3 bộ môn.
Hiệu trưởng nên quan tâm nhiều hơn đối với các môn không thi tốt nghiệp,
cần tổ chức kiểm tra cấp trường giờ dạy trên lớp của giáo viên dạy các môn này vì
mục tiêu giáo dục trong trường phổ thông là toàn diện.
Hiệu trưởng cần yêu cầu tổ trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên
lớp của tổ và trình cho hiệu trưởng duyệt. Hiệu trưởng cũng nên có biện pháp quản
lý công tác kiểm tra của tổ chuyên môn.
2.2.3 Xây dựng chuẩn kiểm tra:
* Thực trạng:
Trong năm học 2015-2016 trường THPT Dầu Giây thực hiện Công văn số
5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ GD&ĐT v/v Hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và
quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục
Trang 13
thường xuyên qua mạng; Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của
Bộ GDĐT V/v xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên;
* Phân tích:
Đối với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ
bản là khoa học. Việc đánh giá này dựa trên các yếu tố của quá trình dạy học; do
đó phải đánh giá cả 5 mặt: chuẩn bị bài học, nội dung bài học, phương pháp và kỹ
thuật dạy học, hoạt động học của học sinh, kết quả của bài học. Tiêu chuẩn có sự
kết hợp đánh giá định tính và định lượng. Các yêu cầu được đánh giá theo thang
điểm từ 1 đến 5. Tiêu chuẩn của Bộ mang tính chi tiết cao. Việc đánh giá, xếp loại
tiết dạy của giáo viên được phân thành : Loại Giỏi, Loại Khá, Loại trung bình và
loại chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên việc xếp loại vẫn còn bị tác động bởi ý kiến cá
nhân chủ quan của người kiểm tra.
* Đề xuất biện pháp:
Trường nên xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên
bằng cách cụ thể hóa các tiêu chuẩn của Bộ theo từng kiểu bài lên lớp và đặc điểm
môn học. Theo qui trình xây dựng chuẩn là:
+ Dự thảo chuẩn;
+ Thảo luận;
+ Điều chỉnh;
+ Quyết định;
+ Ban hành chuẩn và áp dụng trong thực tế kiểm tra.
Chuẩn đánh giá tiết dạy trên lớp của giáo viên cần phải phù hợp với đặc
điểm tình hình nhà trường, đội ngũ giáo viên và trình độ học sinh.
Hiệu trưởng cần quán triệt cho Ban kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá và chú ý
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra cho lực lượng kiểm tra vì việc áp
dụng chuẩn trong kiểm tra tùy thuộc rất nhiều vào năng lực và phẩm chất của kiểm
tra viên.
2.2.4 Xây dựng chế độ kiểm tra:
* Thực trạng:
Trong kế hoạch, có phân công giáo viên thuộc tổ chuyên môn nào được
kiểm tra; thời gian cụ thể do tổ trưởng chuyên môn sắp xếp. Lực lượng kiểm tra
gồm Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng (được phân công trong kế hoạch tháng) và
tổ trưởng hoặc nhóm trưởng dạy môn đó. Qui trình tiến hành dự giờ được phổ biến
cho các thành viên Ban kiểm tra để thực hiện.
Hiệu trưởng kết hợp việc họp định kỳ Ban kiểm tra với các cuộc họp tổ
nhóm trưởng vì thành phần dự các cuộc họp này là một và cung cấp cho Ban kiểm
tra mẫu phiếu đánh giá tiết dạy.
Hiệu trưởng chưa có chế độ bồi dưỡng cũng như khen thưởng cho lực lượng
kiểm tra.
* Phân tích:
Xây dựng chế độ kiểm tra không phải chỉ qui định chế độ bồi dưỡng, đãi
ngộ mà là những qui định về thể thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian, qui trình tiến
hành,... Hiệu trưởng đã thực hiện việc phổ biến qui trình các bước dự giờ, thông
báo cụ thể thời gian kiểm tra và qui định lực lượng kiểm tra giờ dạy trên lớp của
giáo viên từng bộ môn.
Trang 14
Qui trình tiến hành kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên được các thành
viên nắm vững để thực hiện.
Hiệu trưởng rất linh động trong việc kết hợp các cuộc họp định kỳ của tổ,
nhóm trưởng với họp Ban kiểm tra nên tiết kiệm được thời gian.
Hiệu trưởng chưa chú trọng đến quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc kiểm
tra viên và xem việc kiểm tra, dự giờ là trách nhiệm bắt buộc phải làm của tổ nhóm
trưởng (vì tổ, nhóm trường đã có tiền phụ cấp chức vụ hàng tháng).
Ngoài ra, hiệu trưởng còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra bằng
cách tạo mội trường đồng thuận trong đội ngũ giáo đối với công tác kiểm tra; làm
cho giáo viên vui vẻ tiếp nhận sự kiểm tra.
* Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng nên có chế độ bồi dưỡng cho các thành viên trong Ban kiểm tra
phù hợp với công sức mà họ đã đầu tư cho công việc, như tính thêm giờ, thêm buổi
cho lực lượng kiểm tra.
Đồng thời, cuối học kỳ hoặc cuối năm học, hiệu trưởng cần tổ chức sơ, tổng
kết công tác kiểm tra và khen thưởng cho thành viên làm tốt công tác kiểm tra.
Điều này có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của họ.
2.3. Chỉ đạo kiểm tra:
2.3.1 Chuẩn bị dự giờ:
* Thực trạng:
Hiệu trưởng yêu cầu lực lượng kiểm tra cần phải chuẩn bị tốt trước khi dự
giờ như: xác định mục đích, nội dung dự giờ; thời gian dự giờ; nghiên cứu chương
trình, nội dung, yêu cầu bài dạy; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết; xem
xét trình độ học sinh của lớp sắp dự giờ; nghiên cứu hồ sơ thanh tra, kiểm tra lần
trước của giáo viên được dự giờ.
Trong năm học 2015-2016, trường chỉ tổ chức hình thức dự giờ báo trước.
Tiết, bài và lớp dạy là do giáo viên tự chọn và thông báo cho Ban Kiểm tra sắp xếp
thời gian để dự. Các lớp được giáo viên chọn dạy cho Ban kiểm tra dự giờ thường
là những lớp khá giỏi, có nề nếp học tập tốt.
* Phân tích:
Hiệu trưởng yêu cầu Ban kiểm tra chuẩn bị chu đáo cho tiết dự giờ; có như
thế mới có thể đánh giá chính xác giờ dạy của giáo viên. Song do tính chủ quan,
các tổ, nhóm trưởng cho rằng mình có thể nắm được nội dung, yêu cầu của bài dạy
vì dạy cùng bộ môn. Thực tế trong nhà trường đang dạy theo nhiều chương trình
khác nhau mà đa số là các chương trình mới thực hiện nên tổ, nhóm trưởng cũng
có thể chưa dạy qua.
Đối với việc kiểm tra cấp tổ, lực lượng kiểm tra là tất cả giáo viên trong tổ vì
các tổ chuyên môn thường kết hợp công tác kiểm tra với việc thao giảng, hội giảng
trong tổ, việc chuẩn bị cho tiết dự giờ chỉ dừng lại ở việc xem trước nội dung, yêu
cầu bài dạy và thời gian dự giờ.
Hình thức dự giờ có báo trước và việc giáo viên tự đăng ký tiết, lớp và bài
dạy có thể tạo điều kiện thuận lợi chuẩn bị tiết dạy và tâm lý an tâm cho giáo viên
nhưng chỉ đánh giá được năng lực cao nhất của giáo viên. Cho nên, kết quả kiểm
tra trình độ tay nghề của giáo viên chưa thật sự chính xác.
* Đề xuất biện pháp:
Trang 15
Hiệu trưởng cần quán triệt đến từng thành viên Ban kiểm tra về tầm quan
trọng của việc chuẩn bị dự giờ và yêu cầu họ cần phải chuẩn bị chu đáo. Bản thân
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải nghiêm túc thực hiện tốt việc chuẩn bị dự giờ,
không nên khoán trắng cho tổ, nhóm trưởng chuyên môn.
Để nâng cao việc chuẩn bị dự giờ cho lực lượng kiểm tra cấp tổ, hiệu trưởng
có thể phổ biến một số nội dung về công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp như: nhiệm
vụ kiểm tra, qui trình dự giờ, ... trong các buổi họp hội đồng giáo viên để mọi
người cùng biết, cùng làm, cùng kiểm tra.
Ban kiểm tra cần nghiên cứu lại hồ sơ thanh tra, kiểm tra lần trước của giáo
viên để có thể ghi nhận sự tiến bộ của giáo viên và có hướng tư vấn cho giáo viên.
Đặc biệt là lãnh đạo nhà trường khi dự giờ cần nắm rõ những nhận xét, đánh giá
của Ban kiểm tra nhà trường và Thanh tra Sở đối với giáo viên trong lần trước.
Hiệu trưởng nên kết hợp nhiều hình thức dự giờ trong nhà trường. Đặc biệt
là dự giờ đột xuất (không báo trước) để có thể xem xét được việc chuẩn bị bài, hoạt
động dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trong hoàn cảnh bình
thường nhất.
2.3.2. Quan sát giờ dạy trên lớp:
* Thực trạng:
Trong khi đự giờ, đa số kiểm tra viên chăm chú theo dõi diễn tiến giờ dạy,
quan sát hoạt động của giáo viên cũng như học sinh; ghi chép cẩn thận vào phiếu
quan sát và đánh giá tiết dạy-học. Một số kiểm tra viên còn sử dụng cả sổ tay để
ghi chép thêm những điều cần thiết.
Lực lượng kiểm tra chú trọng vào nội dung bài dạy của giáo viên, phương
pháp dạy học, những thiết bị, đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng trên lớp, thái
độ học tập của học sinh, việc xử lý tình huống trên lớp của giáo viên.
Khi dự giờ, lực lượng kiểm tra thường không tiến hành kiểm tra kết quả
nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp.
Trong lúc dự giờ, Ban kiểm tra cấp trường có thái độ đúng mực. Song đối
với việc kiểm tra cấp tổ, lực lượng kiểm tra đa số là giáo viên trong tổ, nên đôi khi
còn trao đổi nhỏ với nhau, tỏ thái độ ngạc nhiên hoặc nhăn mặt,...
* Phân tích:
Ban kiểm tra có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện tốt việc quan sát giờ
dạy trện lớp của giáo viên. Chỗ ngồi cuối lớp là vị trí thích hợp để nghe, nhìn giáo
viên và học sinh, không gây trở ngại cho tiết học.
Nhìn chung, lực lượng kiểm tra đã nghiêm túc quan sát giờ dạy của giáo
viên đáp ứng cho nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Nhưng cách ghi chép của mỗi kiểm tra viên là khác nhau. Có người ghi lại toàn bộ
quá tình diễn tiến tiết dạy; có người chỉ ghi chú những điều đặc biệt có thể là điểm
mạnh hoặc điểm yếu trong tiết dạy,...
Mặc dù việc kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau tiết học là không
bắt buộc; nhưng Ban kiểm tra nên chuẩn bị một số câu hỏi hoặc bài tập nhỏ, đơn
giản cho học sinh làm khi kết thúc tiết dạy để kiểm tra xem các em đã tiếp thu bài
vừa học ở mức độ nào.
* Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng nên thường xuyên nhắc nhở lực lượng kiểm tra có thái độ, cử
chỉ đúng mực trong khi dự giờ, tránh gây những ảnh hưởng tiêu cực đến giáo viên
Trang 16
và học sinh ban kiểm tra cần tạo không khí thoải mái, an tâm cho giáo viên và học
sinh lớp được dự giờ.
Kiểm tra viên cần phải chú ý lắng nghe; ghi chép đầy đủ, khách quan vào
mẫu phiếu của nhà trường vì phịếu này được lưu vào hồ sơ kiểm tra của giáo viên
và những điều ghi chép là cơ sở để phân tích và đánh giá tiết dạy của giáo viên.
Ban kiểm tra nên chuẩn bị một số câu hỏi hoặc bài tập nhỏ để cho học sinh
làm khoảng 5 phút sau khi tiết học kết thúc để đánh giá kết quả nhận thức của các
em đối với bài vừa học.
2.3.3 Phân tích giờ dạy của giáo viên:
* Thực trạng:
Sau khi dự giờ xong, Ban kiểm tra trường tiến hành hội ý nhanh với nhau
nêu nhận xét chung về tiết dạy, những điều cần lưu ý để đóng góp cho giáo viên và
thống nhất xếp loại tiết dạy (Giỏi, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu).
* Phân tích:
Trong qui trình dự giờ của trường, lực lượng kiểm tra chi hội ý nhanh và
thống nhất ý kiến về một việc cơ bản nên không thể xem là bước phân tích giờ dạy.
Đây là một hạn chế rất lớn. Phân tích giờ dạy là việc rất cần thiết và quan trọng mà
ban kiểm tra cần tiến hành sau khi dự giờ xong. Trong khi phân tích giờ dạy, các
thành viên trong Ban kiểm tra sẽ thống nhất được các nhận xét cụ thể của cá nhân,
khái quát hóa chúng thành những nhận định tổng quát hơn theo những tiêu chỉ
khoa học; từ đó, xác định được mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Khi
phân tích giờ dạy trên lớp của giáo viên, Ban kiểm tra sẽ chỉ ra được các ưu khuyết
điểm của tiết dạy và nguyên nhân của những ưu khuyết điểm này trong 3 thành tố:
hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và quan hệ giao tiếp được
thực hiện trong tiết dạy. Sau đó, đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ. Ngoài
ra, Ban kiểm tra còn dự kiến nội dung, cách thức trao đổi với giáo viên.
Vì không thực hiện việc phân tích giờ dạy, khi trao đổi với giáo viên lực
lượng kiểm tra nhiều lúc không thống nhất ý kiến với nhau hoặc bất đồng ý kiến
trong một số các nhận xét. Đặc biệt là lực lượng kiểm tra cấp tổ là các giáo viên
nên ý kiến và nhận xét rất khác nhau. Điều này dễ dẫn đến việc tranh cãi trong khi
trao đổi với giáo viên và làm cho giáo viên bối rối không biết phải nghe ai. Nếu
thực hiện đúng những yêu cầu của bước phân tích giờ dạy, lực lượng kiểm tra sẽ
tránh được những việc đáng tiếc này.
* Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho lực lượng kiểm tra thực hiện nghiêm túc bước
phân tích giờ dạy sau khi dự giờ vì tầm quan trọng và sự cần thiết nó. Ngoài ra,
hiệu trưởng cần lưu ý các thành viên trong Ban kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các
yêu cầu của việc phân tích giờ dạy.
Hiệu trưởng cũng cần nhắc nhở lực lượng kiểm tra phải khách quan, thận
trọng và dựa trên cơ sở khoa học trong việc nhận xét giờ dạy của giáo viên; phải có
trách nhiệm cao trong công tác kiểm tra. Có như vậy mới giúp giáo viên nâng cao
tay nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
Đối với bản thân hiệu trưởng, khi phân tích, đánh giá giờ dạy của giáo viên
nên ghi chép cụ thể những ý kiến nhận xét của mình và những ý kiến cần góp ý
cho giáo viên để chuẩn bị cho cuộc trao đổi với giáo viên đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.4. Trao đổi với giáo viên:
Trang 17
* Thực trạng:
Sau khi dự giờ, Ban kiểm tra tiến hành trao đổi với giáo viên. Trước hết,
giáo viên trình bày mục tiêu của giờ dạy là gì? (nội dung kiến thức, những kỹ năng
cần rèn luyện cho học sinh, hình thành phương pháp học cho học sinh, giáo dục
tinh thần thái độ học tập, giáo dục tư tưởng, ..qua bài dạy), các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện giờ
dạy.
Sau đó, giáo viên tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu của bài dạy, tự nhận xét
về những ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy.
Ban kiểm tra phân tích tiết dạy và nêu nhận xét những ưu điểm và hạn chế
của tiết dạy dựa trên các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được qua quan sát việc giờ dạy
của giáo viên. Giáo viên chú ý lắng nghe và ghi chép để rút kinh nghiệm và có thể
nêu ý kiến hoặc trao đổi thêm về những điều chưa rõ.
Việc trao đổi ý kiến thật sự là sự thảo luận giữa Ban kiểm tra và giáo viên
với mục đích cùng nhau tìm ra những điều chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu sư
phạm; từ đó, đề ra những biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả.
Cuối cùng, Ban kiểm tra dựa trên cơ sở mức độ đạt được của giờ dạy, đối
chiếu với tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá xếp
loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức độ: Giỏi, khá, trung bình và chưa đạt yêu
cầu.
* Phân tích:
Khi trao đổi với giáo viên, Ban kiểm tra không tiến hành đơn phương bằng
những những nhận xét của mình mà cùng giáo viên trao đổi. Giáo viên được tạo
điều kiện để trình bày về toàn bộ các vấn đề liên quan đến tiết dạy, được khuyến
khích tự nhận xét, đánh giá về mức độ đạt được của tiết dạy so với mục tiêu đề ra.
Vì Ban kiểm tra không tiến hành bước phân tích tiết dạy trước khi ữao đổi
với giáo viên nên việc phân tích này được thực hiện trong thời gian trao đổi với
giáo viên. Đôi khi thành viên trong Ban kiểm tra cảm thấy bất tiện khi có mặt của
giáo viên dạy lớp vì không phải nhận xét nào cũng có thể trao đổi trực tiếp với giáo
viên; có những nhận xét có tính nhạy cảm Ban kiểm tra cần thống nhất ý kiến và
cần chuẩn bị cách tiếp cận và trao đổi với giáo viên một cách tế nhị, nhẹ nhàng
giúp giáo viên dễ dàng tiếp nhận. Rõ ràng rằng, việc phân tích giờ dạy ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả của việc trao đổi với giáo viên (như đã phân tích ở phần trên
(2.3.3)). Các ý kiến nhận xét càng được nghiên cứu kỹ bao nhiêu, các kết luận càng
có cơ sở khoa học bao nhiêu thì việc trao đổi sẽ càng có ý nghĩa bấy nhiêu. Ban
kiểm tra cấp trường gồm hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thì việc trao đổi với
giáo viên càng phải được chuẩn bị chu đáo hơn vì vị trí của họ trong nhà trường.
Ban kiểm tra đã ghi nhận những dụng ý tốt, những cố gắng, những sáng tạo
mà giáo viên đã thể hiện trong tiết dạy; cùng giáo viên trao đổi tìm ra những hạn
chế của tiết dạy và biện pháp khắc phục.
Sự đánh giá xếp loại tiết dạy được đưa ra sau khi Ban kiểm tra và giáo viên
cùng nhau trao đổi bình đẳng các vấn đề liên quan đến giờ dạy được giáo viên
thoải mái tiếp nhận. Đó là vấn đề đáng phải quan tâm là phải làm sao cho giáo viên
"tâm phục, khẩu phục" khi được kiểm tra, đánh giá xếp loại.
Qua trao đổi, giáo viên được giúp đỡ nhiều về trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm. Những lời khuyên cùa Ban kiểm tra giúp giáo viên khắc phục
Trang 18
các thiếu sót, phát huy những ưu điểm; những đề nghị của Ban kiểm tra sẽ được
giáo viên vận dụng trong các tiết dạy sau đó.
* Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng cần phổ biến cho Ban kiểm tra những yêu cầu, nội dung trong
khi trao đổi với giáo viên. Đặc biệt, hiệu trưởng quán triệt cho Ban kiểm tra nhiệm
vụ tư vấn, thúc đẩy khi trao đổi.
Hiệu trưởng nên chỉ đạo Ban kiểm tra chú ý tạo bầu không khí thật thoải
mái, nhẹ nhàng khi trao đổi, tạo cảm giác an toàn đối với giáo viên; khuyến khích
giáo viên tự thẩm định, đánh giá tiết dạy của mình tạo tiền đề biến kiểm tra bên
ngoài thành tự kiểm tra bên trong. Ban kiểm tra cần khuyến khích giáo viên tự
thẩm định, đánh giá kết quả giờ dạy.
Hiệu trưởng cũng cần chú trọng đến việc tổ chức chọn lựa, tập hợp được
những kinh nghiệm có giá trị qua các tiết dự giờ để phổ biến cho tất cả giáo viên
trong nhà trường cùng vận dụng.
2.3.5 Lưu hồ sơ:
* Thực trạng:
Sau khi trao đổi, đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên, Ban kiểm tra tiếp
tục hoàn thiện hồ sơ kiểm tra của giáo viên gồm phiếu nhận xét và đánh giá xếp
loại giờ dạy.
Các ý kiến nhận xét được ghi chép chính xác, rõ ràng, cụ thể. Đó là những
ghi chép về các ưu điểm cần phát huy; các thiếu sót, hạn chế cần khắc phục, điều
chỉnh; đồng thời, cũng có những kiến nghị hết sức xác đáng để giúp giáo viên hoàn
thiện giờ lên lớp tốt hơn. Ban kiểm tra hết sức tránh dùng những từ ngữ nhiều
nghĩa có thể gây hiểu nhầm.
Việc lưu hồ sơ diễn ra ở hai cấp: nhà trường lưu trữ những hồ sơ kiểm ra do
Ban kiểm tra cấp trường thực hiện; tổ chuyên môn thì lưu trữ những hồ sơ do tổ
kiểm tra.
* Phân tích:
Khi tiến hành lưu hồ sơ các thành viên Ban kiểm tra làm việc rất cẩn thận,
chu đáo vì đây là tài liệu để Ban kiểm tra, thanh tra lần sau nghiên cứu, là cơ sở để
theo dõi sự tiến bộ của giáo viên trong việc giảng dạy. Nhờ thực hiện tốt việc trao
đổi với giáo viên nên những nhận xét, kết luận được lưu trong hồ sơ có tính chất
khoa học, khách quan và công bằng, phản ánh trung thực họạt động dạy học của
giáo viên.
Trong phiếu nhận xét giờ dạy có phản ánh đầy đủ các nội dung kiểm tra.
Hồ sơ kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên được ghi chép cẩn thận, ngắn
gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
Các nhận xét bao gồm cả ưu, nhược điểm của tiết dạy và hơn thế nữa là
những lời góp ý mang tính xây dựng có ý nghĩa đối với giáo viên để giúp họ giảng
dạy tốt hơn.
Nhìn chung, hồ sơ kiểm tra của giáo viên đã đáp ứng các yêu cầu: tính chính
xác, khách quan; tính toàn diện; rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn.
Hồ sơ kiểm tra được lưu trữ cẩn thận cùng với các hồ sơ khác của tổ chuyên
môn. Nhà trường có dành cho mỗi tổ chuyên môn một ngăn tủ để lưu trữ hồ sơ. Hổ
sơ kiểm tra của Ban kiểm tra nhà trường do hiệu trưởng lưu trữ.
* Đề xuất biện pháp:
Trang 19
Hiệu trưởng cần giao cho phó hiệu trưởng chuyên môn quản lý hồ sơ kiểm
tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường và nhiệm vụ lựac chọn, tập hợp
những kinh nghiệm có giá trị của giáo viên để phổ biến trong toàn trường.
Hiệu trưởng cần qui định trong thời gian một tuần sau khi kết thúc qui trình
dự giờ Ban kiểm tra cần nộp lại cho phó hiệu trưởng chuyên môn hồ sơ kiểm tra
của giáo viên. Hồ sơ kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo nên được quản lý theo tổ
chuyên môn và sắp xếp theo thời gian kiểm ưa.
2.4 Tổng kết, điều chỉnh:
* Thực trạng:
Đối với các tiết dự giờ do Ban kiểm tra nhà trường tiến hành thì sau mỗi đợt
kiểm tra hiệu trưởng quản lý hồ sơ kiểm tra; còn đối với các tiết dự giờ do tổ tiến
hành thì hồ sơ kiểm tra do tổ trưởng chuyên môn quản lý. Vào cuối học kỳ I và
cuối năm học hiệu trưởng yêu cầu bộ phận Hành chánh tổng hợp công tác kiểm tra
giờ dạy trên lớp của giáo viên trong nhà trường. Hiệu trưởng và các tổ trưởng
chuyên môn cung cấp cho bộ phận Hành chánh các số liệu cần thiết.
Các số liệu thống kê về kết quả kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên sau
khi trình hiệu trưởng ký sẽ được gởi cho lãnh đạo nhà trường và các tổ trưởng.
Hiệu trưởng thông báo kết quả dự giờ cho hội đồng giáo viên. Các thông tin này sẽ
được bổ sung vào hồ sơ kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Cuối học kỳ I và học kỳ II, Ban kiểm tra họp sơ kết và tổng kết công tác
kiểm tra nội bộ trường học; trong đó có công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên.
* Phân tích:
Hiệu trưởng nhà trường thực hiện việc sơ, tổng kết công tác kiểm tra giờ dạy
trên lớp của giáo viên vào cuối học kỳ I và cuối năm học.
Khi họp sơ, tổng kết công tác kiểm tra, Ban kiểm tra xem xét qui trình tiến
hành, hiệu quả kiểm tra; cùng thảo luận để tìm ra những mặt mạnh để phát huy,
những mặt hạn chế, chưa hợp lý để điều chỉnh.
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho hiệu trưởng ra các quyết định điều chỉnh
nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên và cải tiến, nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra.
Việc sơ kết công tác kiểm tra chỉ thực hiện hai lần trong một năm học nên
hiệu trưởng không thường xuyên nắm được tình hình giảng dạy cũng như hoạt
động của Ban kiểm tra. Do đó, việc điều chỉnh không được thực hiện thường
xuyên và kịp thời làm ảnh hưởng và hạn chế đến tác dụng của kiểm tra.
* Đề xuất biện pháp:
Hiệu trưởng nên qui định chế độ báo cáo đối với Ban kiểm tra. Cấp trường
có thể ủy quyền cho phó hiệu trưởng chuyên môn lưu trữ hồ sơ và tổng hợp, báo
cáo; cấp tổ do các tổ trường chuyên môn tổng hợp, báo cáo. Định kỳ hàng tháng
phó hiệu trưởng và tổ trưởng phải báo cáo cho hiệu trưởng nắm tình hình thực hiện
công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp trong nhà trường.
Mặc dù ủy quyền cho phó hiệu trưởng lưu trữ hồ sơ kiểm ưa, Hiệu trưởng
cũng nên có kế hoạch kiểm tra hồ sơ vừa để nắm được tình hình giảng dạy của
giáo viên trên lớp, vừa nắm được việc thực hiện các qui trình dự giờ của lực lượng
kiểm tra cũng như việc lưu hồ sơ kiểm tra theo qui định.
Trang 20
Khi sơ, tổng kết công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, hiệu
trưởng nên có chế độ khen thưởng đối với những kiểm tra viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm và có sáng kiến trong công tác kiểm tra; đồng
thời cũng nên khen thường những giáo viên có thành tích đóng góp nhiều kinh
nghiệm có giá trị trong giảng dạy.
Hiệu trưởng nên chỉ đạo cho bộ phận Hành chánh thực hiện việc lưu hồ sơ
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trên máy vi tính và cập nhật thông tin hàng
năm.
Để làm tốt hơn nhiệm vụ thúc đẩy trong công tác kiểm tra, hiệu trưởng nên
tổng hợp những kinh nghiệm hay, có giá trị của giáo viên. Sau đó, tổ chức hội thảo
phổ biển những kinh nghiệm này cho giáo viên toàn trường nghiên cứu, vận dụng
và đóng lại thành tập lưu tại thư viện nhà trường để giáo viên có thể đến xem.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Từ thực tế tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong nhà trường
cho thấy hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra giờ dạy
trên lớp của giáo viên trong quá trình quản lý nhà trường.
Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường THPT Dầu Giây
đi vào nề nếp và rất ổn định. Việc dự giờ được thực hiện xuyên trong suốt năm
học. Qua việc hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tại nhà
trường trong năm học 2015 - 2016 đối chiếu với những lý luận đã được trang bị,
tôi nhận thấy trường tôi đã làm được và chưa làm được những việc sau:
1. Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã xây dựng được Ban kiểm tra đúng theo qui định. Các thành
viên Ban kiểm tra là những tổ, nhóm trưởng nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn vững vàng, có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được nhiệm vụ kiểm
tra. Ban kiểm tra tạo được uy tín và niềm tin đối với giáo viên.
Cơ chế gián tiếp hoàn toàn phù hợp tình hình thực tế của nhà trường, một
trường THPT lớn có truyền thống dạy tốt-học tốt với đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn giỏi, có kinh nghiệm, hoạt động tổ chuyên môn độc lập và đủ mạnh để đảm
nhiệm công việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tổ.
Việc dự giờ được kết hợp với việc thao giảng, hội giảng trong tổ lôi cuốn
được tất cả giáo viên vào công tác kiểm tra tạo tiền đề cho việc chuyển hóa kiểm
tra thành tự kiểm tra. Hội giảng là cơ hội tốt để phổ biến những kinh nghiệm hay
trong giáo viên.
Lực lượng kiểm tra đã làm khá tốt nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn và
thúc đẩy. Việc quan sát giờ dạy được thực hiện nghiêm túc đáp ứng cho việc kiểm
tra đầy đủ các nội dung: hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, quan hệ
giao tiếp diễn ra trong tiết dạy.
Việc đánh giá tiết dạy của giáo viên có tính chính xác, khách quan thông qua
việc trao đổi với giáo viên một cách bình đẳng và dân chủ, Giáo viên được khuyến
khích tự nhận xét về tiết dạy (ưu, nhược điểm), tự thẩm định kết quả giờ dạy so với
mục tiêu đề ra; từ đó, tự đánh giá tiết dạy đạt được mức độ nào.
Giáo viên được cùng thảo luận với ban kiểm tra để tìm ra giải pháp khắc
phục những hạn chế trong tiết dạy. Những nhận xét của ban kiểm tra có cơ sở khoa
Trang 21
học giúp cho giáo viên phát huy những ưu điểm và hạn chế những thiếu sót để
hoàn thiện năng lực sư phạm của giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy của
trường. Ngoài ra, Ban kiểm tra cũng có những kiến nghị có tính thuyết phục và khả
thi để tư vấn cho giáo viên.
2. Hạn chế:
Quyền lợi ban kiểm tra chưa được quan tâm vì hiệu trưởng cho rằng đó là
trách nhiệm của tổ, nhóm trưởng. Đồng thời, chưa có chế độ khen thưởng đối với
kiểm tra viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để khuyến khích lực lượng kiểm tra,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ.
Hiệu trưởng chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
lực lượng kiểm tra. Đó là do chủ quan của lãnh đạo nhà trường về việc dự giờ; xem
đó là hoạt động bình thường của giáo viên nên ai cũng biết cách dự giờ, rút kinh
nghiệm, đánh giá xếp loại giờ dạy.
Trong việc chuẩn bị dự giờ, một số thành viên chưa nghiên cứu hồ sơ kiểm
tra của giáo viên lần trước, điều này làm ảnh hưởng đến việc đánh giá sự tiến bộ
của chính giáo viên.
Hạn chế lớn nhất trong công tác tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên là hiệu trưởng chưa chỉ đạo ban kiểm tra thực hiện việc phân tích giờ dạy sau
khi dự giờ xong. Ban kiểm tra cho rằng việc phân tích giờ dạy và trao đổi với giáo
viên có thể kết hợp thực hiện cùng một lúc. Song việc phân tích giờ dạy rất quan
trọng, phải được tiến hành trước khi trao đổi với giáo viên. Vì khi dự giờ, các
thành viên trong Ban kiểm tra có những nhận xét khác nhau nên cần phải phân tích
kỹ lưỡng để thống nhất những nhận xét cần trao đổi với giáo viên và chuẩn bị cách
tiếp cận và cách trao đổi với giáo viên để giúp giáo viên dễ dàng tiếp nhận hơn.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên có vai trò quan trọng trong
công tác quản lý nhà trường, cung cấp thông tin ngược cho hiệu trưởng về tình
hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trên lớp.
Hiệu trưởng cần phải đề ra kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp ngay từ đầu
năm học. Kế hoạch này cần phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đặc
điểm đội ngũ giáo viên, học sinh.
Phải chú trọng việc xây dựng và bồi dưỡng lực lượng kiểm tra cấp trường và
cả cấp tổ có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; lôi cuốn tất cả
giáo viên vào công tác kiểm tra; nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc
giảng dạy trên lớp; tạo điều kiện cho việc tự kiểm tra.
Có chế độ hợp lý cho lực lượng kiểm tra như: thể thức làm việc, báo cáo, qui
trình tiến hành, thời gian, nhiệm vụ cụ thể, quyền lợi cho kiểm tra viên, ... sẽ có tác
dụng tích cực, thúc đẩy công tác kiểm tra, nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực
lượng kiểm tra.
Thực hiện nhiều hình thức dự giờ như: dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất,
dự giờ song song,... để có thể đánh giá chính xác tình hình dạy học cùa giáo viên
và học trong điều kiện bình thường và có biện pháp cải tiến thích hợp.
Thực hiện việc chuẩn bị dự giờ chu đáo, nhất là phải nghiên cứu hồ sơ kiểm
tra lần trước của giáo viên để ghi nhận sự tiến bộ của giáo viên khi đánh giá tiết
dạy.
Trang 22
Lực lượng kiểm tra phải nghiêm túc thực hiện việc phân tích giờ dạy sau khi
dự giờ xong, Nhằm tạo bầu không khí thoải mái, tin cậy khi trao đổi với giáo viên,
các ý kiến nhận xét cần xác thực, có cơ sở khoa học. Giáo viên cần được khuyên
khích tự nhận xét, tự thẩm định, tự đánh giá tiết dạy, làm tiền đề chuyển kiểm tra
thành tự kiểm tra của mỗi giáo viên.
Khi tiến hành quy trình dự giờ, lực lượng kiểm tra cần thực hiện tốt nhiệm
vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy để giúp giáo viên phát huy nội lực, nâng
cao chất lượng giảng dạy.
Hồ sơ kiểm tra cần phải chính xác, khách quan, rõ ràng, cụ thể, toàn diện và
có tính nhân văn với những kiến nghị phù hợp giúp giáo viên tiến bộ.
-
III. KIẾN NGHỊ:
- Hiệu trưởng cần có chế độ bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra.
Hiệu trưởng cần thực hiện việc khen thưởng những kiểm tra viên hoàn thành
nhiệm vụ xuất sắc; đồng thời, phê bình, nhắc nhở những thành viên chưa hoàn
thành nhiệm vụ.
Thống Nhất, ngày 01 thảng 5 năm 2016
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài viết “Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tại trường THCS
& THPT Bàu Hàm năm học 2012-2013” (nguồn Internet)
2. Điều Lệ trường THPT ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28 tháng 3 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trang 23
3. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.
4. Th.S Trần Thị Tuyết Mai (2007), Chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học.
5. Th.S Nguyễn Thị Bích Yến (2006), Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.
6. Thông tư số 43/2006/tt-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn
thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động
sư phạm của nhà giáo (Bộ giáo dục và đào tạo).
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Dầu Giây
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Thống Nhất , ngày 20. Tháng 05 năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .2015-2016
–––––––––––––––––
Trang 24
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế tiết dạy Bài tập Vật lý theo định hướng phát huy tính
tích cực của học sinh
Họ và tên tác giả: Le Thanh Hưng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Dầu Giây
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Xếp loại chung: Xuất sắc Khá
Đạt
Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
Trang 25