Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao trên các vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh an giang tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã ngành: 9440303

NGUYỄN THỊ HẢI LÝ

TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ ĐA DẠNG
THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CÁC VÙNG
SINH THÁI KHÁC NHAU TẠI TỈNH AN GIANG

Cần Thơ, 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hữu Chiếm

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp trường
Họp tại:
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1:
Phản biện 2:



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
[1]. Nguyễn Thị Hải Lý, Lư Ngọc Trâm Anh, Trần Quốc Minh

và Nguyễn Hữu Chiếm, 2018. Tài nguyên thực vật bậc cao
theo điều kiện môi trường đất ở vùng đồi núi thấp, tỉnh An
Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số
chuyên đề: Nông nghiệp): 106-116. ISSN 1859-2333
[2]. Nguyễn Thị Hải Lý và Nguyễn Hữu Chiếm, 2017. Khảo
sát thành phần loài thực vật bậc cao theo các loại đất ở vùng
đồng lụt hở, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2):
120-128. ISSN 1859-2333
[3]. Nguyen Thi Hai Ly, Lu Ngoc Tram Anh and Nguyen Huu
Chiem, 2016. A survey of vascular plant species in the dry
season, Cam Mountain, An Giang province. Journal of Science
and Technology Vol. 54, 2016. ISSN 0866-708X
[4]. Nguyễn Thị Hải Lý, Lê Văn Quý và Nguyễn Hữu Chiếm,
2016. Đánh giá về hiện trạng thực vật bậc cao tại núi Cấm, tỉnh
An Giang. Tạp chí Môi Trường (Số 4), 39-40. ISSN 1859042X
[5]. Nguyễn Thị Hải Lý, Lư Ngọc Trâm Anh, Huỳnh Thị Tròn
và Nguyễn Hữu Chiếm, 2017. Thành phần các loài cây thuốc ở
Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang. Hội nghị Tài nguyên sinh vật
và sinh thái toàn quốc lần thứ 7, Hà Nội. 1332-1339. ISBN:
978-604-913-615-3.



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Thực vật trên cạn hấp thu chất dinh dưỡng từ môi trường đất,
nước và không khí hoàn toàn khác nhau (Chapin et al., 2002) nên
khi môi trường thay đổi cũng làm thay đổi thành phần thực vật
(Tavili and Jafari, 2009). Austin et al. (1984) cho rằng các nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng của chúng là nhóm
về địa lý (địa hình, độ dốc), nhóm có ảnh hưởng trực tiếp nhưng
không phải là nguồn dinh dưỡng (pH) và nhóm dinh dưỡng có
ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Trong cùng điều kiện sinh
thái, môi trường đất giống như là một bộ lọc ngăn cản sự hiện
diện của các loài thiếu các đặc điểm sinh lý thích hợp để tồn tại
(Pausas and Austin, 2001). Trong đó tính chất lý hóa đất ảnh
hưởng rõ đến sự phân bố và đa dạng của thực vật (Zuo et al.,
2009; Ritu et al., 2010; Shabani et al., 2011), và các yếu tố về sa
cấu, pH và dinh dưỡng đã quyết định đến sự thay đổi của thực vật
ở từng khu vực khác nhau (Fayolle et al., 2012; Dado and Jiwen,
2014). Vì vậy, sự phân bố và đa dạng thực vật (ĐDTV) theo đặc
điểm môi trường đất cần phải được nghiên cứu.
Tỉnh An Giang có sự đa dạng địa hình với nhiều hệ sinh thái
(HST) khác nhau. Bên cạnh HST nông nghiệp, An Giang còn có
HST rừng trên núi và HST rừng đồng bằng (Nguyễn Đức Thắng,
2003) với nhiều loài quý hiếm (Võ Văn Chi, 1991; Nguyễn Đức
Thắng, 2003) và các giống loài bản địa thích ứng với môi trường
sinh thái đặc thù của tỉnh (Nguyễn Văn Minh và ctv., 2008;
Nguyễn Văn Kiền, 2013). Tuy nhiên, hiện nay, việc mất rừng và
khai thác quá mức đã làm biến mất nhiều loài quý hiếm và dược
liệu có giá trị. Trước nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH),

năm 2008, Luật Đa dạng sinh học đã ra đời và là nền tảng về xây
dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH cho địa phương. Với điều kiện khí
hậu giống nhau, sự khác biệt về địa mạo, thổ nhưỡng và độ sâu
ngập lũ là cơ sở khoa học để xác định An Giang có ba khu vực
sinh thái khác nhau là vùng đồi núi, vùng đồng lụt hở và vùng
đồng lụt ven sông (Nguyen Huu Chiem, 1993; Nguyễn Hiếu
Trung và ctv., 2012). Mặc dù, đã có các nghiên cứu về ĐDTV tại
tỉnh An Giang (Võ Văn Chi, 1991; Nguyễn Đức Thắng, 2003),
1


nhưng các kết quả chỉ chú trọng vào đa dạng taxon, chưa đề cập
đến sự phân bố và đa dạng của thực vật theo môi trường đất và
đặc biệt là chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng
ĐDTV ở các vùng sinh thái. Vì vậy, đánh giá và xác định được
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng thực vật theo
môi trường đất trên các vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh An
Giang là cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, luận án “Nghiên
cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao trên các vùng sinh
thái khác nhau tại tỉnh An Giang” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch trên
các vùng sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho việc bảo tồn và
khai thác bền vững tài nguyên thực vật của tỉnh An Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các tính chất lý hóa môi trường đất đặc trưng ở ba
vùng sinh thái của tỉnh An Giang theo độ sâu.
- Xác định hiện trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa
dạng thực vật bậc cao có mạch theo tính chất môi trường đất ở ba

vùng sinh thái của tỉnh An Giang.
1.3. Nội dung nghiên cứu
+ Khảo sát và đánh giá tính chất đất tại ba vùng sinh thái.
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thực vật theo môi trường
đất tại ba vùng sinh thái.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa đất với sự đa dạng thực vật.
+ Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố các loài ưu thế và quý
hiếm đại diện cho từng vùng sinh thái.
+ Đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên
thực vật cho tỉnh An Giang.
1.4. Tính mới của luận án
+ Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 56 loài, thuộc 30 họ của ba
ngành cho khu hệ thực vật của tỉnh An Giang.
+ Luận án đã xác định số loài hoang dại và loài cây trồng cho ba
vùng sinh thái ở tỉnh An Giang. Đồng thời cung cấp dẫn liệu về
sự phân bố của các loài thực vật bậc cao có mạch theo tính chất
đất và đã xác định được các loài quý hiếm, loài đặc hữu, loài ưu
thế cho từng vùng sinh thái.
2


+ Bổ sung một số đặc điểm lý hóa học cho từng loại đất ở ba vùng
sinh thái khác nhau ở tỉnh An Giang và cung cấp dẫn liệu về đặc
điểm môi trường đất theo các đai độ cao ở vùng đồi núi.
+ Nghiên cứu đã mô tả và phân tích sự phân bố các loài thực vật
ưu thế, đồng thời so sánh và đánh giá hiện trạng đa dạng qua các
chỉ số đa dạng theo tính chất môi trường đất ở từng vùng sinh
thái, từ đó đã xác định được yếu tố đất và con người đã ảnh hưởng
đến các chỉ số đa dạng và các loài ưu thế.
+ Xây dựng được bản đồ phân bố thực vật ưu thế để phục vụ cho

công tác quản lý tài nguyên thực vật và bảo tồn đa dạng sinh học.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch
+ Các thông số hóa lý môi trường đất.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Ba vùng sinh thái của tỉnh An Giang là vùng đồi núi thấp (khu
vực Bảy Núi, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên), vùng đồng lụt hở
(đồng bằng huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) và vùng đồng lụt ven
sông (huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Châu Phú, Châu
Thành, Thoại Sơn).
+ Nghiên cứu tại các ô tiêu chuẩn (OTC) trên tuyến khảo sát ở ba
vùng sinh thái với cây thân gỗ (D1,3≥6 cm) và cây thân thảo.
+ Thời gian thu mẫu từ tháng 6 đến tháng 12 (trừ mùa khô) ở
vùng đồi núi và từ tháng 12 đến tháng 6 (trừ mùa ngập lũ) ở vùng
đồng lụt hở và đồng lụt ven sông.
1.6. Ý nghĩa của luận án
+ Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp cở sở khoa học về hiện
trạng phân bố và đa dạng của thực vật bậc cao có mạch trên môi
trường đất tại ba vùng sinh thái tiêu biểu của tỉnh An Giang.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp thông tin cho các ngành
lâm nghiệp, môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước và người
dân về hiện trạng phân bố và đa dạng cây thân gỗ và thân thảo tại
tỉnh An Giang để có các biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về thực vật bậc cao có mạch

Thực vật bậc cao có mạch được đặc trưng bởi mô dẫn và có cơ
quan sinh sản bằng bào tử, nón hoặc hoa (Nguyễn Nghĩa Thìn,
2008). Mô dẫn là một tổ chức chuyên hóa cao, cấu tạo bởi những
tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với
trục của cơ quan. Các mô này có nhiệm vụ vận chuyển nước và
các chất dinh dưỡng hòa tan từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ do
lá tổng hợp đến các bộ phận khác để nuôi cây (Hoàng Thị Sản và
Nguyễn Phương Nga, 2003). Chúng gồm các ngành sau: Quyết
trần (Rhyniophyta), Lá thông (Psilotophyta), Thông đá
(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ
(Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta) và Hạt kín
(Angiospermatophyta).
2.2. Khái quát về các vùng sinh thái của tỉnh An Giang
Dựa trên đặc điểm địa hình, chế độ sâu ngập và thổ nhưỡng,
tỉnh An Giang định vị ở ba vùng sinh thái chính là vùng đồi núi,
một phần vùng ngập lụt ven sông và một phần vùng ngập lụt hở
(Nguyen Huu Chiem, 1993; Nguyễn Hiếu Trung và ctv., 2012).

Hình 2.1: (a) Bản đồ sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSCL
(Nguyễn Hiếu Trung và ctv., 2012) và (b) Bản đồ ba vùng sinh
thái ở tỉnh An Giang.
4


+ Đặc điểm khí hậu: Ba vùng sinh thái có nhiệt độ, độ ẩm và số
ngày mưa trung bình không có sự khác biệt, nhưng lượng mưa
trung bình năm ở vùng đồng lụt ven sông (1200–1700 mm) cao
hơn so với hai vùng sinh thái còn lại (1200-1600 mm).
+ Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng
Vùng đồi núi có độ dốc từ 150-350, gồm nhiều núi với đỉnh cao

nhất là 710 m ở núi Cấm. Ngoài ra còn các cánh đồng với độ cao
từ 5-10 m bao bọc quanh chân núi, quanh năm không ngập nước
(Nguyễn Đức Thắng, 2003). Đất đồi núi có ba nhóm chính là đất
đỏ vàng, đất xói mòn và đất xám macma, chủ yếu được hình
thành từ quá trình phong hóa đá mẹ rồi trầm tích tại chỗ (Phân
viện QH & TKNN Miền Nam, 2003).
Vùng đồng lụt hở là cánh đồng trũng vùng Tứ giác Long Xuyên
bao quanh hai huyện Tri Tôn – Tịnh Biên. Do địa hình thấp và
nằm ở vị trí thượng nguồn nên bị ngập lụt hằng năm từ 3-4 tháng
với độ sâu ngập trên 0,5 m và bị phèn nặng (Nguyễn Đức Thắng,
2003). Đất ở khu vực này gồm ba loại là đất phèn hoạt động nông,
đất phèn hoạt động sâu và đất than bùn phèn.
Vùng đồng lụt ven sông nằm ven sông Tiền và sông Hậu, gồm
các đơn vị địa mạo như đê ven sông, cồn cát và bưng sau đê
(Nguyen Huu Chiem, 1993), và có độ sâu ngập trên 0,5 m
(Nguyễn Hiếu Trung và ctv., 2012). Nhóm đất phù sa được phân
thành bốn loại như sau: Đất phù sa bồi, đất phù sa không bồi, đất
phù sa gley, đất phù sa có tầng loang lỗ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp điều tra và đánh giá đa dạng thực vật
3.1.1. Phương pháp khảo sát thực vật
a) Vùng đồi núi: Từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2017 khảo sát
230 OTC (100m2) ở đất vàng macma, đất xói mòn và đất xám
macma ở dưới chân núi. Ở mỗi tuyến bố trí các OTC theo độ cao
và ở mỗi 100m độ cao, bố trí OTC 100 m2 đối với cây thân gỗ có
(D1,3) ≥ 6cm và cây bụi. Trong OTC 100 m2 bố trí 3 OTC 1m2 đối
với cây thân thảo theo đường chéo, ở trảng thì thiết lập 3 OTC
1m2 bất kỳ (Lê Quốc Huy, 2005; Hoàng Chung, 2006).
b) Vùng đồng lụt hở: Từ tháng 7/2016 đến tháng 4/2017 khảo sát

85 OTC (100m2) ở vùng đồng lụt hở, thuộc đồng bằng của hai
5


huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Các OTC khảo sát theo ba loại đất là
đất phèn hoạt động nông (đốm Jarosite gần bề mặt đất 0-50 cm),
đất phèn hoạt động sâu (đốm Jarosite ở độ sâu >50 cm) và đất
than bùn phèn. Ở mỗi tuyến bố trí các OTC 100 m2 đối với cây
thân gỗ có (D1,3) ≥6cm và cây bụi. Trong OTC 100 m2 bố trí 3
OTC 1m2 đối với cây thân thảo theo đường chéo, ở trảng và HST
ruộng thì thiết lập 3 OTC 1m2 bất kỳ.
c) Vùng đồng lụt ven sông: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017
khảo sát 155 OTC (100m2) ở đất phù sa được bồi, đất phù sa
không được bồi, đất phù sa gley và đất phù sa có tầng loang lỗ ở
các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Châu Thành và Châu
Phú, tỉnh An Giang.

Hình 3.1: Vị trí lấy mẫu ở ba vùng sinh thái tỉnh An Giang (IRMC, 2003)

Sử dụng GPS để xác định tọa độ của OTC. Trong OTC thu
thập (i) số lượng loài, thu mẫu thực vật; (ii) số lượng cá thể (gốc
cho cây bụi và cây thảo, đối với cây thảo mọc bò đếm số lượng
thân) (Lê Quốc Huy, 2005). Điều tra người dân về tên địa phương
và công dụng, phỏng vấn về số lần thay đổi giống cây trồng, số
6


lần chặt cây và trồng lại, số lần phun thuốc diệt cỏ, làm cỏ, số lần
bón phân, cày xới. Tất cả các tác động này được liệt kê dưới dạng
là số lần tác động với số hộ điều tra ở vùng đồi núi là n=60 (cây

thân gỗ) và n=75 (cây thân thảo); ở vùng đồng lụt hở là n=32 (cây
thân gỗ) và n=41 (cây thân thảo) và n=92 (cây thân gỗ) và n=108
(cây thân thảo) ở vùng đồng lụt ven sông.
3.1.2. Xác định tên loài và xây dựng bảng danh lục thực vật
Xác định tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên
các tài liệu Cây cỏ Việt Nam–tập 1,2,3 (Phạm Hoàng Hộ, 1999),
Từ điển thực vật thông dụng–tập 1,2 (Võ Văn Chi, 2002). Công
dụng của các loài thực vật được điều tra trong cộng đồng người
dân, đồng thời tra cứu dựa vào các tài liệu Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004), Từ điển cây thuốc Việt Nam
(Võ Văn Chi, 2018), Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi,
2002) và Tinh dầu (Lê Ngọc Thạch, 2003). Lập bảng danh lục
thực vật với các thông tin về taxon, dạng cây, công dụng và loại
đất phân bố.
3.1.3. Phương pháp đánh giá sự đa dạng
+ Đánh giá sự quý hiếm: Dựa vào Sách đỏ Việt Nam – Phần II
(Thực vật), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và chỉ số hiếm (RI):
𝒏
𝑹𝑰 = (𝟏 − ) × 𝟏𝟎𝟎
𝑵
Trong đó RI (Rarity index) là chỉ số hiếm; n là số OTC xuất
hiện loài khảo sát; N là tổng số OTC trong khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá sự đa dạng α :
Bảng 3.1: Các chỉ số đa dạng alpha
Chỉ số
Margalef
(d)

Công thức
S: tổng loài

d=(S-1)/logeN
N: tổng cá thể

Pielou’s
(J’)

J’=H’/logeS

H’: chỉ số
Shannon

Shannon
(H’)

H’=-∑ 𝑃𝑖 ∗ log⁡(𝑃𝑖)

Pi: Ni/N

Simpson
(λ’)

λ’={∑ 𝑁𝑖(𝑁𝑖 −
1)}/{𝑁(𝑁 − 1)}

Ni: tổng số cá
thể loài i

7

Ý nghĩa

Xác định sự phong
phú về loài.
Thể hiện các cá thể
phân bố như thế nào
trong các loài.
Để đánh giá sự đa
dạng loài trong một
quần xã.
Để đánh giá sự ưu
thế của loài.


+ Đánh giá mức độ gần gũi của các hệ thực vật qua chỉ số
Sorensen 𝐒 = 𝟐𝐜/(𝐚 + 𝐛). Trong đó: S là chỉ số Sorensen (nhận
giá trị từ 0 đến 1); a: Là số loài của quần xã A; b: Là số loài của
quần xã B; c: Là số loài chung nhau của hai quần xã A và B.
3.1.5. Chỉ số giá trị quan trọng (Important Value Index-IVI)
Đối với cây thân gỗ: IVI = RD + RF + RBA. Trong đó: RD
(%) là mật độ tương đối, RF (%) là tần suất xuất hiện tương đối
và RBA (%) là diện tích tiết diện thân tương đối. Đối với cây thân
thảo và cây bụi: IVI = RD + RF (Razavi et al., 2012).
3.1.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu về đa dạng
Tính toán các chỉ số đa dạng và đường cong tích lũy loài bằng
Primer Ver.6. Kiểm định ANOVA bằng IBM SPSS Ver. 22 ở
mức ý nghĩa 5%.
3.2. Phương pháp khảo sát và đánh giá tính chất đất
+ Thu và xử lý mẫu đất: Trong OTC 100 m2 và 1 m2 lấy mẫu đất
tại 4 góc và chính giữa, trộn lại và lấy mẫu đại diện khoảng 0,5
kg. Dùng xẻng đào đến độ sâu 50 cm, dùng dao nhỏ đánh dấu và
lấy mẫu đất ở 0-20 cm và 20-50 cm. Mẫu đất được mang về PTN

phơi ở nhiệt độ phòng cho khô, nghiền nhỏ và cho qua rây có
đường kính 2 mm (Đoàn Văn Cung và ctv., 1998).
+ Phân tích mẫu đất:
Bảng 3.2: Các thông số và phương pháp phân tích cho mẫu đất
TT Chỉ tiêu phân
Đơn vị
Phương pháp phân tích
tích
1 Sa cấu
%
Phương pháp ống hút Robinson.
2 Dung trọng
g/m3
Xác định bằng ring với V=100cm3
3
3 Tỉ trọng
g/m
Pycnometer
4 Độ xốp
%
((Tỉ trọng-Dung trọng)x100)/Tỉ trọng
5 pHKCl
Trích bằng KCl 1N; đất:KCl=1:5
6 EC
µS/cm
Trích bằng nước khử khoáng; Tỉ lệ
trích đất:nước=1:5
7 Chất hữu cơ
%OM
Phương pháp Walkley Black

8 Tổng đạm
%N
Phương pháp Kjeldahl
9 Nitơ hữu dụng
mg/100g Trích bằng KCl 1N; Chưng cất đạm
bằng phương pháp Kjeldahl
10 Tổng phosphor
%P2O5
Vô cơ hóa bằng H2SO4đđ–HClO4,
hiện màu phosphomolybdate
8


11

mg/100g

12

Phosphor hữu
dụng
Kali tổng

13

Kali hữu dụng

meq/100g

14


Cation trao đổi
(Ca2+, Mg2+)

meq/100g

%K2O

Trích đất bằng H2SO4 0,1N, hiện
màu phosphomolybdate
Vô cơ hóa bằng HF–HClO4, xác
định K bằng phương pháp AES
Trích đất bằng CH3COONH4 1N,
xác định K bằng phương pháp AES
Trích đất bằng BaCl2, xác định Ca2+
và Mg2+ bằng phương pháp AAS

+ Phương pháp xử lý số liệu đất: Số liệu được phân tích
ANOVA bằng phần mềm IBM SPSS ở mức ý nghĩa 5% và phân
tích PCA bằng Past ver 3.0.
3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố đất và
con người đến sự phân bố và đa dạng của thực vật
Mối quan hệ giữa yếu tố đất và thực vật được phân tích CCA
bằng phần mềm Canoco 4.5. Mối quan hệ giữa yếu tố con người
và thực vật được phân tích tương quan hồi quy (Regression
analysis). Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người
đến sự đa dạng được phân tích RDA của phần mềm Canoco 4.5.
3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng về phân bố
Sử dụng phần mềm ARC- GIS Desktop10.1 với các dữ liệu là
Bản đồ đất tỉnh An Giang 2003 (Trung tâm bản đồ tài nguyên

tổng hợp, 2003) và các dữ liệu khảo sát.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm đất của ba vùng sinh thái ở tỉnh An Giang
Ở tầng 0–20 cm và 20–50 cm, đất vùng đồi núi chứa nhiều cát,
chua vừa, giàu phosphor tổng, nhưng nghèo phosphor hữu dụng,
kali và nitơ. Đất vùng đồng lụt hở có tính chua nhiều, chứa nhiều
sét; EC, CHC, lượng Ca2+ và Mg2+ cao nhưng pHKCl, độ xốp, kali
tổng và phosphor tổng thấp. Đất phù sa vùng đồng lụt ven sông ở
tầng 0–20 cm và 20–50 cm thì nhiều thịt, độ xốp, ít chua, giàu
nitơ, phosphor hữu dụng và kali. Nhìn chung, đất ở ba vùng này
có sự khác nhau và đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa
dạng của các loài thực vật bậc cao có mạch khi mà điều kiện khí
hậu giống nhau.
4.2. Sự phân bố và đa dạng thực vật ở vùng đồi núi thấp
4.2.1. Đặc điểm hóa lý của đất ở vùng đồi núi
9


Cả ba loại đất có đặc điểm chung là thành phần cát chiếm tỉ lệ
cao nhất, từ 50,00±0,05% đến 68,32±2,85% (tầng 0-20 cm) và từ
64,73±2,13 đến 82,30±4,17 (tầng 20-50 cm), đất xám macma có
thành phần cát cao hơn hai loại đất còn lại (p<0,05). Bên cạnh đó,
đất vàng macma và đất xói mòn có độ xốp lại cao hơn so với đất
xám macma (p<0,05). Về đặc điểm hóa học, đất xói mòn và đất
vàng macma có đặc điểm chua vừa, lượng CHC, nitơ tổng, kali
tổng cao hơn so với đất xám (p<0,05), ngoại trừ nitơ hữu dụng,
Ca2+ và Mg2+. Bên cạnh đó, phosphor tổng và phosphor hữu dụng
của đất vàng macma lại cao hơn so với hai loại đất còn lại
4.2.2. Sự phân bố thành phần loài thực vật ở vùng đồi núi

Thực vật ở vùng sinh thái đồi núi được ghi nhận 444 loài,
thuộc 329 chi của 115 họ, trong năm ngành thực vật là
Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Cycadophyta và
Magnoliophyta. Đất xói mòn và đất vàng macma có sự đa dạng về
họ, chi và loài hơn đất xám macma. Trong 115 họ, có 10 họ đa
dạng nhất về loài (chiếm 8,70%), phân bố chủ yếu ở đất vàng
macma và đất xói mòn. Họ Fabaceae và Asteraceae có sự đa dạng
loài và phân bố nhiều ở đất xói mòn, riêng họ Zingiberaceae,
Poaceae, Euphorbiaceae và Menispermaceae phân bố chủ yếu ở
đất vàng macma. Nghiên cứu đã bổ sung thêm 56 loài, 30 họ
thuộc ba ngành Lycopodiophyta, Polypodiophyta và
Magnoliophyta vào danh lục thực vật của tỉnh An Giang.
4.2.3. Đa dạng về công dụng
Nghiên cứu đã thống kê được 440 loài có giá trị sử dụng
(chiếm 99,09%), trong đó nhóm làm thuốc đa dạng loài, phân bố
nhiều ở đất xói mòn (350 loài) và họ có nhiều loài là Asteraceae,
Zingiberaceae, Fabaceae và Verbenaceae. Nhóm ăn được đa dạng
thứ hai và nhóm lấy gỗ đa dạng thứ ba. Trong tổng số 444 loài
được ghi nhận, nhóm cây tự nhiên có 364 loài thuộc 77 họ và cây
nông nghiệp là 79 loài thuộc 38 họ.
4.2.4. Các loài thực vật nguy cấp
Nghiên cứu xác định 12 loài quý hiếm là Giáng hương
(Pterocarpus macrocarpus), Gió bầu (Aquilaria crassna), Sâm
cau (Curculigo orchioides), Mạc nưa (Diospyros mollis), Từ
mỏng (Dioscorea membranacea), Ngải tượng (Stephania
rotunda); 2 giống bản địa cần được bảo tồn xoài Thanh ca
10


(Mangifera mekongensis) và lúa Nàng Nhen; 17 loài đặc hữu của

vùng Đông Dương và Việt Nam hiện diện ở vùng đồi núi.
4.2.5. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồi núi
+ Mức độ gần gũi của hệ thực vật ở vùng đồi núi: Thực vật của
đất vàng macma và đất xói mòn tương đối gần hơn (S=0,75), kế
đến là giữa đất xói mòn với đất xám macma (S=0,41) và thấp nhất
là giữa đất vàng macma với đất xám macma (S=0,36).
+ Đa dạng thực vật qua các chỉ số đa dạng alpha: Đối với cây
thân gỗ, ở đất xói mòn, chỉ số Margalef (d), Pielou (J’), ShannonWiener (H’) là cao nhất và Simpson (λ’) là thấp nhất (p<0,05).
Đối với cây thân thảo, ở đất xám macma có sự đa dạng hơn hai
loại đất còn lại, nhưng sự ưu thế lại kém hơn (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Giá trị của các chỉ số đa dạng ở vùng đồi núi
Các loại đất
Đất vàng macma
Đất xói mòn
Đất xám macma
Đất vàng macma
Đất xói mòn
Đất xám macma

Các chỉ số đa dạng của cây thân gỗ
Margalef
Pielou
ShannonSimpson
(d)
(J’)
Wiener (H’)
(λ’)
1,13±0,09a 0,55±0,03b
0,89±0,07b
0,50±0,04b

1,26±0,06a 0,83±0,01a
1,17±0,04a
0,34±0,02c
b
a
c
0,67±0,07
0,79±0,03
0,60±0,08
0,65±0,05a
Các chỉ số đa dạng của cây thân thảo
1,39±0,09a 0,73±0,03b
1,41±0,07b
0,33±0,02b
b
b
c
1,09±0,05
0,68±0,02
1,16±0,05
0,42±0,03a
a
a
a
1,62±0,08
0,81±0,02
1,76±0,06
0,21±0,01c

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chỉ số có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì khác biệt

nhau về ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.

Ở vùng đồi núi cũng có sự đa dạng về HST với ba kiểu đặc
trưng là rừng tự nhiên, rừng trồng và HST nông nghiệp, mặc dù
rừng tự nhiên chiếm diện tích thấp nhưng có sự giàu loài, sự đa
dạng và độ phân bố đồng đều của cây thân gỗ và thân thảo cao
hơn HST rừng trồng và HST nông nghiệp (p<0,05), nhưng sự ưu
thế lại kém hơn HST nông nghiệp (p<0,05) (Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Sự đa dạng của các HST ở vùng đồi núi
Các hệ sinh
thái
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Nông nghiệp

Margalef
(d)
1,43±0,09a
1,32±0,08a
0,84±0,06b

Các chỉ số đa dạng của cây thân gỗ
Pielou
Shannon(J’)
Wiener (H’)
0,84±0,01a
1,38±0,05a
ab
0,78±0,03
1,16±0,07a

b
0,67±0,02
0,85±0,04b

11

Simpson
(λ’)
0,27±0,02b
0,35±0,03ab
0,47±0,01a


Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Nông nghiệp

Các chỉ số đa dạng của cây thân thảo
1,50±0,09a
0,69±0,02a
1,43±0,07a 0,35±0,03b
b
a
0,98±0,04
0,66±0,03
1,09±0,05b 0,45±0,02ab
c
b
0,55±0,04
0,55±0,04

0,62±0,04c 0,55±0,03a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chỉ số có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.

Phân tích CCA cho thấy ở đất xói mòn, chỉ số H’go, dgo, (λ’)go
và J’go tương quan thuận với kali, độ xốp, lượng sét trong đất,
CHC và nitơ tổng. Ở đất vàng macma, các chỉ số dgo tương quan
thuận với yếu tố phosphor, lượng thịt và nitơ tổng, trong khi J’go
lại tương quan thuận với pHKCl và EC. Ở đất xám macma, các chỉ
số đa dạng của cây thân thảo tương quan thuận với nitơ hữu dụng,
Ca2+, Mg2+ và lượng cát trong đất (Hình 4.1). Hệ số tương quan
lần lượt là 0,895 (Axis 1) và 0,702 (Axis 2) (p<0,05).

Hình 4.1: Ảnh hưởng của yếu tố đất đến các chỉ số đa dạng cây thân gỗ và
thân thảo ở vùng đồi núi thấp. Trong đó dgo và dthao=chỉ số d của cây thân
gỗ và thân thảo; J.go và J.thao=chỉ số J’ của cây thân gỗ và thân thảo; H.go
và H.thao=chỉ số H’ của cây thân gỗ và thân thảo; lambda go và lambda
thao=chỉ số (λ’) của cây thân gỗ và thân thảo. Doxop= độ xốp; Cat=lượng cát
trong đất; Thit=lượng thịt trong đất; Set=lượng sét trong đất; pHKCl=pHKCl;
CHC=Chất hữu cơ; Ptong=phosphor tổng; Phuudung=phosphor hữu dụng;
Ntong=nitơ tổng; Nhuudung= nitơ hữu dụng; Ktong=kali tổng; Khuudung=
kali hữu dụng; Ca và Mg = Ca2+ và Mg2+. Datxoimon=đất xói mòn;
datvangmacma=đất vàng macma; datxammacma=đất xám macma.

12


Kết quả phân tích tương quan cho thấy tác động của người dân
có ý nghĩa đối với cây thân thảo ở đất xói mòn và đất xám macma

và đã làm tăng chỉ số d nhưng lại làm giảm chỉ số H’ và J’ với R2
từ 0,32Bảng 4.3: Tác động con người đến chỉ số đa dạng cây thân thảo
Chỉ số
Đất xói mòn

d
J’
H’

0,667
-0,563
-0,694
0,687
0,601
-0,563
-0,667
0,581

λ’
Đất xám
macma

R2

R

d
J’
H’


λ’

Sig.

0,445
0,318
0,481
0,472
0,361
0,318
0,444
0,337

0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00

Phân tích RDA cho thấy ở vùng đồi núi, đất là yếu tố chính
ảnh hưởng đến sự đa dạng của các loài thực vật vì giải thích
45,6% sự đa dạng (Bảng 4.4).
Bảng 4.4: Định lượng sự đóng góp của đất và con người đến sự đa
dạng ở vùng đồi núi
T
Đóng góp của biến giải

Biến giải thích
P-value
T
thích sự đa dạng (%)
1 Tổng các biến
54,9
0,002
2 Đất
45,6
0,002
3 Tác động người dân
1,2
0,004
4 Đất và tác động
8,1
4.2.6. Ảnh hưởng của đất đến thành phần loài ở vùng đồi núi
Các loài thân gỗ chiếm ưu thế nhiều nhất ở đất vàng macma là
14 loài và ở đất xói mòn là 12 loài (IVI ≥5,0).
Bảng 4.5: Một số loài ưu thế thân gỗ ở vùng đồi núi
TT

Tên Việt Nam

1
2
3

Xoài thanh ca
Keo bông vàng
Mít


6
7
8

Keo bông vàng
Sao
Giáng hương

Danh pháp khoa học
Đất xói mòn
Mangifera mekongensis
Acacia auriculiformis
Artocarpus heterophyllus
Đất vàng macma
Acacia auriculiformis
Hopea odorata
Pterocarpus macrocarpus

13

Viết tắt

IVI

Manmek
Acaaur
Arthet

48,96

30,66
20,35

Acaaur
Hopodo
Ptemac

44,82
31,81
20,48


12
13
14

Bạch đàn trắng
Thốt nốt
Xoài

Đất xám macma
Eucalyptus camaldulensis
Borassus flabellifer
Mangifera indica

Euccam
Borfla
Manind

66,34

26,40
20,41

Vùng đồi núi có từ 10 đến 11 loài thân thảo chiếm ưu thế. Cỏ
hôi (A. conyzoides), Gừng gió (Z. zerumbert), Nghệ vàng (C.
domestica), Cẩm địa la (B. rotunda), Sa nhân/Hồng khấu
(Amomum spp.), Cỏ gà (C. dactylon), Rau mương (L. prostrata)
và Màn màn tím (C. chelidonii) chiếm ưu thế cao. Một số loài ưu
thế điển hình thể hiện ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Một số loài ưu thế thân thảo ở vùng đồi núi
TT

Tên Việt Nam

1
2
3
4

Nghệ vàng
Cẩm địa la
Gừng gió
Sa nhân/hồng khấu

5
6
7
9

Cỏ hôi

Gừng gió
Cỏ lá tre
Cẩm địa la

10
11
12

Cỏ gà
Rau mương nhỏ
Màn màn tím

Danh pháp khoa học
Đất vàng macma
Curcuma domestica
Boesenbergia rotunda
Zingiber zerumbert
Amomum spp.
Đất xói mòn
Ageratum conyzoides
Zingiber zerumbert
Oplismenus comporitus
Boesenbergia rotunda
Đất xám macma
Cynodon dactylon
Ludwigia prostrata
Cleome chelidonii

Viết tắt


IVI

Curdom
Boerot
Zinzer
Amomum

38,63
23,16
13,01
10,16

Agecon
Zinzer
Oplcom
Boerot

18,14
16,46
14,76
12,69

Cyndac
Ludpro
Cleche

24,43
13,69
13,08


Hình 4.2 (a&b) cho thấy ở đất xói mòn, yếu tố đất quyết định
sự phân bố của các loài ưu thế theo thứ tự là kali hữu dụng, kali
tổng, độ xốp, nitơ tổng và CHC. Ở đất vàng macma, lượng
phosphor, lượng thịt + sét là các yếu tố đất quyết định sự phân bố
của các loài ưu thế. Ở đất xám macma, lượng cát, Ca2+, Mg2+, EC,
nitơ hữu dụng là các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố của
các loài thân gỗ và thân thảo ưu thế. Hệ số tương quan của loài ưu
thế và yếu tố môi trường đất với các trục Axis dao động từ 0,665
đến 0,926 ở thân gỗ (p<0,05) và ở thân thảo từ 0,962 đến 0,986
(p<0,05).
14


15

a)
b)
Hình 4.2: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đất đến các loài thân gỗ (a) và thân thảo (b) ưu thế ở vùng đồi núi. Trong đó 1=đất
xói mòn; 2=đất đỏ vàng; 3=đất xám macma. Tên loài thân gỗ: Acaaur= Acacia auriculiformis; Acaman=Acacia mangium;
Aqucra=Aquilaria crassna; Anaocc= Anacardium occidentale; Arthet=Artocarpus heterophyllus; Azaind=Azadirachta indica;
Bamste= Bambusa stenostachya; Borfla=Borassus flabellifer; Cassia=Cassia siamea; Chrcai= Chrysophyllum cainito; Dipala=
Dipterocarpus alatus; Euccam= Eucalyptus camaldulensis; Garcoc= Garcinia cochinchinensis; Gretom=Grewia tomentosa;
Hopodo=Hopea odorata; Lagcal=Lagerstroemia calyculata; Manmek=Mangifera mekongensis; Morcit= Morinda citrifolia;
Ptemac=Pterocarpus macrocarpus; Samsam= Samanea saman; Syzcum= Syzygium cumini. Tên loài thân thảo: Achasp=
Achyranthes aspera; Adevis = Adenostemma viscosum; Agapol = Aganonerion polymorphum; Agecon = Ageratum conyzoides;
Altses= Alternanthera sessilis; Amomum = Amomum spp.; Amoriv= Amorphophalleus rivieri; Ampara= Ampelocissus
arachnoidea; Biosen= Biophytum sensitivum; Boerot= Boesenbergia rotunda; Caytri= Cayratia trifolia; Chrodo= Chromolaena
odorata; Cleche= Cleome chelidonii; Comcom= Commelina communis; Curdom= Curcuma domestica; Curorc= Curculigo
orchioides; Cycpar= Cyclosorus parasiticus; Cyndac= Cynodon dactylon; Echcru= Echinochloa crusgalli; Eleind= Eleusine
india Gaertn; Lepchi= Leptochloa chinensis; Ludpro= Ludwigia prostrata; Oplcom= Oplismenus comporitus; Pasfoe=

Passiflora foetida; Phyuri= Phyllanthus urinaria; Piplot= Piper lolot; Mimpud= Mimosa pudica; Zinzer= Zingiber zerumbert.


4.3. Sự phân bố và đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt hở
4.3.1. Đặc điểm hóa lý của đất ở vùng đồng lụt hở
Cả ba loại đất chứa nhiều sét, trong đó đất than bùn phèn và
đất phèn hoạt động nông có lượng sét cao nhất ở hai tầng (từ
56,59±2,36 đến 68,22±0,99) (p<0,05). Độ xốp của đất than bùn
phèn cao hơn so với hai loại đất còn lại (p<0,05).
Ba loại đất có tính chua nhiều, pHKCl từ 3,90±0,07 đến
4,62±0,06 (tầng 0-20 cm) và từ 3,56±0,06 đến 4,47±0,11 (tầng
20-50 cm). Đất phèn nông có pHKCl thấp nhất (p<0,05) nhưng EC
cao hơn hai loại đất còn lại (p<0,05). Ở đất than bùn phèn, CHC,
nitơ và kali tổng là cao nhất (p<0,05) nhưng lượng Ca2+ và Mg2+
lại thấp nhất (p<0,05). Phosphor tổng được đánh giá là nghèo ở cả
ba loại đất (từ 0,03±0,004 đến 0,09±0,003) (p>0,05) nhưng
phosphor hữu dụng lại khá ở đất than bùn phèn và giàu ở hai loại
đất phèn còn lại (p<0,05).
4.3.2. Sự phân bố thực vật ở vùng đồng lụt hở
Thực vật ở vùng đồng lụt hở có 142 loài, 120 chi, 58 họ và
thuộc ngành Magnoliophyta (136 loài) và Polypodiophyta (6
loài). Đất phèn sâu đa dạng nhất với 55 họ, 113 chi và 129 loài,
trong đó họ Poaceae, Fabaceae, Cucurbitaceae và Rubiaceae có
nhiều loài. Ở vùng này có 2 loài được xếp vào cấp độ VU là Lúa
ma (Oryza rufipogon) và Cà na (Elaeocarpus hygrophilus). Giống
lúa mùa nổi là một nguồn gen quý thích ứng được với điều kiện đất
phèn và ngập lụt. Nghiên cứu đã xác định ở vùng đồng lụt hở có 74
loài thuộc 25 họ là cây hoang dại và 68 loài thuộc 33 họ là cây trồng.
4.3.3. Đa dạng về công dụng
Nghiên cứu đã thống kê được 137 loài được sử dụng thuộc 8

nhóm công dụng, trong đó nhóm đa dạng cao nhất là nhóm làm
thuốc (120 loài) và nhóm ăn được (67 loài). Cả hai nhóm này
phân bố nhiều ở đất phèn sâu với các họ đa dạng là Fabaceae (5
loài), Cucurbitaceae (5 loài) và Asteraceae (4 loài).
4.3.4. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt hở
+ Mức độ gần gũi của hệ thực vật qua chỉ số Sorensen: Hệ thực
vật của đất phèn nông và đất phèn sâu rất gần nhau (S=0,83). Kế
đến là giữa đất phèn sâu với đất than bùn phèn (S=0,60) và thấp
nhất là giữa đất phèn nông với đất than bùn phèn (S=0,59).
16


+ Đánh giá đa dạng thực vật qua các chỉ số đa dạng alpha: Ở đất
phèn sâu, chỉ số J' và H' của cây thân gỗ cao, trong khi chỉ số λ’
lại thấp (p<0,05). Chỉ số d và H' của cây thân thảo cao nhất ở đất
phèn nông (p<0,05) vì 20 OTC 1 m2 được khảo sát tại khu vực
rừng tràm Trà Sư, ít bị tác động bởi con người (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Giá trị của các chỉ số đa dạng ở vùng đồng lụt hở
Các loại đất
Phèn hoạt động nông
Phèn hoạt động sâu
Than bùn phèn
Phèn hoạt động nông
Phèn hoạt động sâu
Than bùn phèn

Các chỉ số đa dạng
Margalef
Pielou
Shannon(d)

(J’)
Wiener (H’)
Cây thân gỗ
0,65±0,01a
0,67±0,04c
0,61±0,05b
a
a
0,57±0,06
0,93±0,01
0,75±0,06a
b
b
0,43±0,03
0,74±0,02
0,52±0,01c
Cây thân thảo
2,45±0,23a
0,83±0,02a
2,05±0,10a
b
a
1,95±0,08 0,86±0,009
1,92±0,04ab
b
b
2,07±0,06
0,77±0,01
1,86±0,05b


Simpson
(λ’)
0,59±0,02b
0,42±0,02a
0,53±0,01b
0,19±0,02b
0,55±0,02a
0,64±0,03a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chỉ số có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.

Bảng 4.8 cho thấy ở cây thân gỗ, chỉ số đa dạng d và H' ở HST
rừng tràm cao hơn và có sự khác biệt thống kê với HST nông
nghiệp (p<0,05), trong khi chỉ số ưu thế (λ’) của HST rừng tràm
lại thấp hơn (p<0,05). Ở cây thân thảo, chỉ số đa dạng d và H' của
HST rừng tràm cao hơn HST nông nghiệp (p<0,05), trong khi chỉ
số J' và (λ’) của hai HST không khác biệt thống kê (p>0,05).
Bảng 4.8: Sự đa dạng của các HST ở vùng đồng lụt hở
Hệ sinh thái

Margalef (d)

Rừng tràm
Nông nghiệp

1,09±0,07a
0,39±0,03b

Rừng tràm

Nông nghiệp

2,74±0,13a
2,09±0,07b

Các chỉ số đa dạng
ShannonPielou (J’)
Wiener (H’)
Cây thân gỗ
0,53±0,04a
0,82±0,04a
a
0,51±0,08
0,48±0,06b
Cây thân thảo
0,85±0,02a
2,17±0,15a
a
0,82±0,01
1,93±0,03b

Simpson
(λ’)
0,54±0,02b
0,67±0,05a
0,17±0,03a
0,20±0,008a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chỉ số có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.


17


Ở hình 4.4, trục Axis 1 chi phối đất phèn hoạt động nông với
lượng biến giải thích là 80,1% và tương quan với các yếu tố của
đất có điểm số tương quan lần lượt là 0,98 (pHKCl), 0,81 (thịt),
0,57 (độ xốp) và -0,51 (sét). Trục Axis 2 chi phối đất than bùn
phèn và đất phèn hoạt động sâu với lượng biến giải thích là
19,9%, điểm số tương quan của trục Axis 2 với sét là -0,86 và cát
là 0,91. Các chỉ số đa dạng tương quan thuận với các yếu tố thịt
và pHKCl là λ’thao và J'go, trong khi dgo, H'thao, dthao và J'thao lại tương
quan nghịch với pHKCl và lượng thịt trong đất. Ở trục Axis 2, chỉ
số Hgo và J'thao tương quan thuận với cát và thịt, trong khi dthao và
λ’go lại tương quan thuận với sét và độ xốp.

Hình 4.4: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đất đến các chỉ số đa dạng của
cây thân gỗ và thân thảo ở vùng đồng lụt hở. Trong đó dgo và dthao=chỉ số
d của cây thân gỗ và thân thảo; J.go và J.thao=chỉ số J’ của cây thân gỗ và
thân thảo; H.go và H.thao=chỉ số H’ của cây thân gỗ và thân thảo;
(lambda)go và (lambda)thao=chỉ số (λ’) của cây thân gỗ và thân thảo.
Doxop= độ xốp; Cat=lượng cát trong đất; Thit=lượng thịt trong đất;
Set=lượng sét trong đất. Datphennong=đất phèn hoạt động nông;
datphensau=đất phèn hoạt động sâu; datthanbunphen=đất than bùn phèn.

Bên cạnh yếu tố đất, yếu tố con người đã làm giảm các chỉ số
đa dạng cây thân thảo trong khu vực nghiên cứu (Bảng 4.9).
18



Bảng 4.9: Tác động của con người đến chỉ số đa dạng cây thân thảo
Chỉ số cây thân thảo
R
R2
Sig.
d
-0,70
0,49
0,00
J’
-0,82
0,66
0,00
H’
-0,88
0,78
0,00
λ’
0,52
0,27
0,00

Bảng 4.10 cho thấy sự kết hợp giữa tác động của người dân và
yếu tố đất đã giải thích 20,8% sự đa dạng ở vùng đồng lụt hở.
Bảng 4.10: Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người đến
sự đa dạng ở vùng đồng lụt hở
Đóng góp của biến giải
TT Biến giải thích
P-value
thích sự đa dạng (%)

1
Tổng các biến
39,0
0,01
2
Đất
16,0
0,008
3
Tác động người dân
2,2
0,004
4
Đất và tác động
20,8
4.3.6. Ảnh hưởng của đất đến loài ưu thế ở vùng đồng lụt hở
Bảng 4.11 cho thấy các loài thân gỗ ưu thế là Tràm
(Melaleuca), Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis), Keo lá
tràm(Acacia auriculiformis), Cà na (Elaeocarpus hygrophilus),
Điên điển (Sesbania javanica) và Mua (Melastoma affine). Đối
với cây thân thảo, có 11 loài ưu thế ở vùng này, trong đó Lúa
(Oryza sativa), Năng (Eleocharis) và Rau mương (Ludwigia
prostrata) là các loài ưu thế nhất.
Bảng 4.11: Các loài thực vật ưu thế ở vùng đồng lụt hở
Tên Việt
TT
Danh pháp khoa học
Viết tắt
IVI
Nam

Thân gỗ
1
Tràm rừng
Melaleuca cajuputi
Melcaj
56,629
2
Tràm Úc
Melaleuca leucadendra
Melleu
37,796
3
Bạch đàn
Eucalyptus camaldulensis Euccam
20,037
4
Keo lá tràm Acacia auriculiformis
Acaaur
18,653
5
Cà na
Elaeocarpus hygrophilus
Elahyg
13,823

15


8
9

10
11
12

Lúa
Năng ống
Năng kim
Rau mương
Cỏ chác

Thân thảo
Oryza sativa
Eleocharis dulcis
Eleocharis ochrostachys
Ludwigia prostrata
Fimbristylis miliacea

Orysat
Eledul
Eleoch
Ludpro
Fimmil

66,550
33,729
13,431
11,640
10,503

Hình 4.5 cho thấy các loài thân gỗ ưu thế như Mua (M. affine),

Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Bạch đàn (E. camaldulensis)
tương quan thuận với nhóm yếu tố môi trường đất là pHKCl, thịt và
cát nhưng tương quan nghịch với lượng sét. Ngược lại, các loài
Tràm (Melaleuca) và Cà na (E. hygrophilus) tương quan thuận
với sét nhưng tương quan nghịch với pHKCl, thịt và cát. Đối với
cây thân thảo, chi Eleocharis bị ảnh hưởng bởi pHKCl, trong khi
Năng ống (Eleocharis dulcis) tương quan thuận với pHKCl, nhưng
Năng kim (E. ochrostachys) lại tương quan âm với pHKCl. Hệ số
tương quan giữa các loài ưu thế với yếu tố đất ở các trục Axis 1
và Axis 2 lần lượt là 0,940 và 0,607 (p<0,05).
Hình 4.5: Ảnh hưởng
của yếu tố đất đến các
loài cây thân gỗ và
thân thảo ưu thế ở
vùng đồng lụt hở.
Trong đó Melcaj=
Melaleuca cajuputi;
Melleu= Melaleuca
leucadendra;
Euccam=Eucalyptus
camaldulensis;
Acaaur=
Acacia
auriculiformis;
Elahyg= Elaeocarpus
hygrophilus; Sesjav=
Sesbania
javanica;
Melaff= Melastoma
affine; Orysat=Oryza

sativa; Eledul=Eleocharis dulcis; Eleoch=Eleocharis ochrostachys;
Ludpro=Ludwigia
prostrata;
Fimmil=
Fimbristylis
miliacea;
Eleind=Eleusine indica;

16


4.4. Phân bố và đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt ven sông
4.4.1. Đặc điểm hóa lý của đất ở vùng đồng lụt ven sông
Các loại đất ở vùng này là đất sét pha thịt có lượng thịt cao hơn
lượng sét và cát. Độ xốp ở cả hai tầng 0-20 cm và 20-50 cm đều
cao nhưng không có khác giữa các loại đất (p>0,05). Bốn nhóm
đất phù sa ở vùng này có pH từ 5,33±0,09 đến 5,73±0,10 ở tầng
0-20 cm (p>0,05) và từ 5,29±0,11 đến 5,95±0,16 ở tầng 20-50 cm
(p<0,05). Lượng CHC, nitơ, phosphor, kali, Ca2+ và Mg2+ được
đánh giá là từ trung bình đến giàu và không khác biệt giữa các
loại đất (p>0,05).
4.4.2. Sự phân bố và đa dạng ở vùng đồng lụt ven sông
Thực vật trong vùng đồng lụt ven sông có 230 loài thuộc 173
chi, 73 họ của hai ngành Polypodiophyta và Magnoliophyta. Số
lượng họ, chi và loài ở nhóm đất phù sa được bồi có số lượng cao
nhất. Trong 73 họ ghi nhận được, có 12 họ phân bố phổ biến và
đa dạng cao ở cả 4 nhóm đất phù sa. Họ Fabaceae có số loài đa
dạng nhất, kế đến là họ Poaceae, họ Asteraceae và họ Cucurbitaceae.
Mặc nưa (Diospyros mollis) thuộc họ Ebenaceae được xếp vào mức
độ nguy cấp (EN A1c, d, B1+2a) cần được bảo tồn ở vùng này.

4.4.3. Đa dạng về công dụng ở vùng đồng lụt ven sông
Toàn vùng có số loài tự nhiên là 80 loài thuộc 20 họ và số loài
được trồng là 150 loài thuộc 53 họ, trong đó 221 loài (chiếm
96,09%) có nhiều công dụng trong đời sống. Nhóm ăn được có số
loài cao với khoảng 98 loài cây lương thực, cây ăn quả và hoa màu
mang lại giá trị kinh tế. Các họ được trồng nhiều trong nông nhiệp
thuộc các họ là Poaceae, Fabaceae, Cucurbitaceae, Rutaceae,
Solanaceae, Asteraceae và Brassicaceae.
4.4.4. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt ven sông
+ Đánh giá mức độ gần gũi của thực vật qua chỉ số Sorensen: Hệ
thực vật của các nhóm đất phù sa có mối quan hệ rất gần nhau
(S>0,82), trong đó giống nhau nhiều nhất là hệ thực vật của đất phù
sa gley và phù sa có tầng loang lỗ (S=0,89).
+ Đánh giá đa dạng thực vật qua các chỉ số đa dạng alpha: Đối với
cây thân gỗ, chỉ số d, J’ và H’ cao nhất ở đất phù sa không bồi
(p<0,05) vì nơi đây HST vườn nhà đa dạng cây ăn quả và các cây tạp
khác như Mù u, Sao, Còng, ... Ở cây thân thảo, chỉ số (d) cao nhất là
ở đất phù sa không bồi và các chỉ số J’ và H’ cao nhất ở đất phù sa
gley (Bảng 4.12).
17


Bảng 4.12: Giá trị các chỉ số đa dạng ở vùng đồng lụt ven sông
Các loại đất
phù sa (PS)
PS bồi
PS không bồi
PS gley
PS có tầng loang lỗ
PS bồi

PS không bồi
PS gley
PS có tầng loang lỗ

Các chỉ số đa dạng của cây thân gỗ
(J’)

(d)
b

(H’)
a

(λ’)

0,87±0,02
1,62±0,09
0,22±0,02b
a
a
0,92±0,02
2,18±0,08
0,10±0,02a
b
c
0,74±0,03
1,26±0,04
0,36±0,03c
b
c

0,73±0,02
1,22±0,05
0,39±0,02c
Các chỉ số đa dạng của cây thân thảo
2,13±0,13ab
0,91±0,007b
1,92±0,04c
0,13±0,005a
a
ab
bc
2,29±0,07
0,92±0,01
2,05±0,05
0,14±0,008a
b
a
a
1,94±0,09
0,94±0,002
2,24±0,05
0,12±0,007a
b
ab
ab
1,81±0,10
0,93±0,004
2,14±0,04
0,13±0,005a
1,93±0,19

3,48±0,24a
1,47±0,07bc
1,27±0,08c

b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chỉ số có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì khác biệt
nhau về ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.

Ở hình 4.6, bên phải trục Axis 1 thể hiện đặc điểm của đất phù sa
gley và đất phù sa có tầng loang lỗ với lượng sét cao, điểm số tương
quan là 0,847, thể hiện sự tương quan thuận với các chỉ số đa dạng
của cây thân thảo và chỉ số ưu thế của cây thân gỗ. Bên trái trục Axis
1 thể hiện đặc điểm của đất phù sa bồi và đất phù sa không bồi, có độ
xốp, lượng thịt và cát trong đất cao, điểm số tương quan là -0,969 (độ
xốp), -0,880 (cát) và -0,791 (thịt), thể hiện sự tương quan thuận với
sự đa dạng của cây thân gỗ và sự ưu thế của cây thân thảo.
Hình 4.6: Ảnh
hưởng của đất đến các
chỉ số đa dạng của cây
thân gỗ và thân thảo ở
vùng đồng lụt ven
sông. Trong đó dgo và
dthao=d của cây thân
gỗ và thân thảo; J.go và
J.thao=J’ của cây thân
gỗ và thân thảo; H.go
và H.thao=H’ của cây
thân gỗ và thân thảo;
(lambda)go


(lambda)thao=(λ’) của
cây thân gỗ và thân
thảo. Doxop= độ xốp;
Cat=cát;
Thit=thịt;
Set= sét. Datphusaboi=đất PS bồi; datphusakhongboi=đất PS không bồi;
datphusagley=đất PS gley; datphusacotangloanglo=đất PS có tầng loang lỗ.

18


×