Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.03 KB, 31 trang )

“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy có
thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số kinh nghiệm thực hiện thành công các thí nghiệm
trong giảng dạy môn hóa học ở trường THCS”
Môn: Hóa học
Cấp học: THCS

NĂM HỌC: 2016- 2017

1


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy có
thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
MỤC LỤC
MỤC LỤC

2


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận.


Hiện nay, Bộ giáo dục đang thực hiện công cuộc đổi mới về phương
pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, qua đó với
mong muốn đào tao được những con người năng động, chủ động, sáng tạo,
tích cực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nhân tố con
người.
Một trong những hướng đổi mới tích cực nhất đó là chương trình
dạy và học ngày càng chú trọng hơn tính thực tiễn trong giảng dạy.Nâng
cao chất lượng các giờ học thực hành,các tiết dạy có thí nghiệm,đẩy mạnh
tính liên hệ thực tế,tích cựa rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm,phát triển
năng lực vận dụng cho học sinh.Điều này đặc biệt có ý nghĩa với bộ môn
Hoá học.
Đặc trưng bộ môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, thông
qua các thí nghiệm học sinh quan sát hiện tượng ,nhận xét sự biến đổi của
các chất từ đó rút ra nhận xét để lĩnh hội,cũng như khắc sâu kiến thức.
Mặt khác nhờ thí nghiệm hóa học mà học sinh được làm quen với các
tính chất, hiểu và giải thích được bản chất của các quá trình diễn ra trong
tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.
Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình dạy và học. Có thể nói thí nghiệm hóa học là cơ sở để
học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Qua mỗi bài thực hành,
học sinh sẽ nắm vững kiến thức một cách hứng thú và vững chắc hơn, từ
đó lôi cuốn các em vào thế giới diệu kì, say mê bộ môn và có niềm tin vào
khoa học hóa học. Ngoài ra, thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh phát
triển tư duy và hình thành những đức tính tốt như: Trật tự, ngăn nắp, gọn
gàng..
Với bộ môn hoá học, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những
tính chất, mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên
cứu. Nhờ thí nghiệm mà con người thiết lập được những quá trình mà
trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được. Ngoài ra, còn giúp học
sinh vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng

thí nghiệm và phạm vi rộng rãi trong toàn xã hội.

3 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
Ngoài ra, thí nghiệm còn có tác dụng kiểm tra giả thuyết, giúp học
sinh phát triển tư duy, thế giới quan duy vật biện chứng, giúp hình thành
đức tính tốt của người lao động mới: thận trọng, ngăn nắp, lịch sự, gọn
gàng…
1.2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng trường THCS
1.2.1.Thuận lợi
- Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
đang được Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân quan tâm, đầu tư cho giáo
dục.
- Chương trình sách giáo khoa hóa học có nhiều tiết học có thí
nghiệm; số lượng các bài thực hành tăng lên tạo điều kiện cho học sinh tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức được chắc chắn. Đồng thời còn rèn luyện cho các
em các thao tác, kĩ năng cơ bản trong việc nghiên cứu khoa học: chính xác,
tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó tìm tòi...
- Ban lãnh đạo của nhà trường, Phòng giáo dục luôn tạo mọi điều
kiện, động viên để giáo viên có thể thực hiện tốt công việc chuẩn bị và
thực hiện các thí nghiệm trong các giờ.
1.2.2. Khó khăn
Trong thực tế, tâm lí của đa số giáo viên không muốn làm thí
nghiệm, thậm chí sợ làm thí nghiệm hoạc cố gắng tiến hành như SGK đã
nêu là tốt lắm rồi. điều này lại hoàn toàn trái ngược với tâm lí của học sinh.
Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học bộ môn. Qua
thực tế bản than có trao đổi với đồng nghiệp thấy rằng. Lí do cơ sở vật chất

thiếu thốn thiết bị thí nghiệm cũ, tình trạng chất lượng hóa chất chưa thực
sự đảm bảo do để lâu ngày, một số thí nghiệm khó tiến hành, đặc biệt khi
cho HS tự tiến hành, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực
trạng trên. Mặt khác, chương trình hóa học bậc THCS đa số các thí nghiệm
đều dễ thực hiện trên tiết dạy. Nhưng qua thời gian lâu dài, 1 số hóa chất
chất lượng sẽ giảm đi khi tiến hành rất khó để thành coong. Đặc biệt khó
khăn khi GV cho HS tự làm thí nghiệm, phần vì sợ hết thời gian, phần vì
sợ HS khó tiến hành, ko an toàn…
Hôn nữa trong các tiết thực hành GV hướng dẫn cho học sinh rất nhiều cả
khâu viết bảng tường trình, cũng như hướng dẫn học sinh cách lắp ráp
dụng cụ thí nghiệm trong mỗi bài thực hành vì hình vẽ trong sách giáo

4 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
khoa không có,….Từ đó dẫn đến thời gian để hoàn thành một bài thực
hành là không đủ.
- Giáo viên dạy quá nhiều giờ, nhiều môn nên việc chuẩn bị đồ dùng hoá
chất cho thí nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế.
Từ vai trò quan trọng của thí nghiệm hóa học như đã nêu và qua những
năm giảng dạy. Tôi nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp thí nghiệm
thực hành để phù hợp với việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo
khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh như hiện nay .
Tôi mong muốn nâng cao chất lượng bộ môn, sự thành công của thí
nghiệm nên tôi đã lựa chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành công ở trường THCS”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm thế nào để thực hiện thành công các thí nghiệm trong các tiết dạy
thực hành – thí nghiệm ở bộ môn hóa học THCS.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các biện pháp xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy có thí nghiệm
hóa học có hiệu quả ở trường THCS
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh các khối 8,9 trường THCS.
5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những biện pháp để xây dựng các tiết thực hành,các tiết dạy có
thí nghiệm trong giảng dạy môn hóa ở trường THCS.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tổng quan.
- Dựa trên một số tài liệu về phương pháp đổi mới, đồng thời dự giờ
thăm lớp của các đồng nghiệp để trao đổi học hỏi và nắm bắt tình hình.
- Dựa vào cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân về vấn đề “ Thí
nghiệm và phương pháp giảng dạy Hoá học 8,9”.
5.2.2. Phương pháp đối chứng.
- Dạy bài 24 “ Tính chất của oxi – Tiết 1” ở 2 lớp 8A1 và 8A2, từ đó
có biện pháp kiểm tra các em của 2 lớp, thống kê kết quả để đánh giá, nhận
xét về việc nắm bắt, lĩnh hội của học sinh theo các phương pháp dạy khác
nhau của giáo viên. Phương pháp dạy truyền thống – không sử dụng thí
5 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
nghiệm, và phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh – có sử
dụng thí nghiệm. Lập bảng số liệu đạt được.

5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích: Rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm.
- Cách tiến hành: Cho học sinh tiến hành theo nhóm.
5.2.4 Phương pháp nghiên cứu kết quả học tập.
-Mục đích: So sánh kết quả học tập.
- Cách tiến hành: Thống kê, so sánh kết quả giữa các lớp.
5.3 Thời gian nghiên cứu.
Năm học:2015-1016, 2016-2017

6 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Một số vấn đề lí luận để xây dựng tiết dạy thực hành – thí nghiệm
thành công.
1.1.Yêu cầu của mỗi thí nghiệm trong giảng dạy hóa học ở trường
THCS.
Để thực hiện tốt các thí nghiệm trong chương trình Hoá học 8,
không những cần sự chuẩn bị chu đáo về đồ dung, về hoá chất, các tháo tác
về thí nghiệm của giáo viên. Mà để một thí nghiệm thành công cần phải đạt
được những yêu cầu cơ bản sau:
1.1. 1 Với thí nghiệm biểu diễn.
a. Bảo đảm an toàn thí nghiệm.
Đây là yêu cầu trước hết với mọi thí nghiệm, để đảm bảo an toàn thí
nghiệm trước hết, giáo viên phải xác định ý thức, trách nhiệm cao về sức
khỏe và tính mạng của học sinh. Mặt khác cần nắm chắc kĩ thuật, phương
pháp tiến hành thí nghiệm.

Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm. Không
dùng quá liều lương hoá chất dễ gây cháy, nổ.
Với thí nghiệm tạo ra các khí độ cần tiến hành tỏng tủ phòng hoặc
cuối gió để tránh tạt khí về phía học sinh.
b. Đảm bảo độ chính xác của thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm tác động trực tiếp đến chất lượng dạy - học và
củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học. Muốn vậy, giáo viên phải có
kiến thức, đồng thời có kĩ năng thao tác chuẩn xác. Phải tiến hành nhiều
lần trước khi đến lớp.
Nếu thí nghiệm không thành công, giáo viên phải bình tĩnh, kiểm tra
lại các bước tiến hành, tìm nguyên nhân và giải thích cho học sinh.
c. Đảm bảo tính trực quan.
Để đảm bảo yêu cầu này, giáo viên cần lực chọn các dụng cụ, sử
dụng hoá chất hợp lí. Dụng cụ có kích thước đảm bảo cho học sinh quan
sát rõ. Bàn tiến hành thí nghiệm của giáo viên phải có độ cao nhất đinh,
các dụng cụ chưa dùng hay đã dùng cần ngăn nắp theo một trật tự nhất
định.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thí nghiệm thì giáo viên cần chú ý
những nội dung sau đây:

7 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
+ Trong một bài, giáo viên nên chọn số lượng thí nghiệm vừa phải,
chủ yếu phục vụ cho kiến thức trọng tâm trong bài.
+ Với thí nghiệm mà mục đích là qua thí nghiệm đó rút ra được kết
luận chung về kiến thức thì nên dùng hoá chất mà học sinh quen biết. Với
thí nghiệm tìm tính chất của chất thì giáo viên nên kiểm tra hoá chất trước

khi sử dụng.
+ Trước khi dùng một dụng cụ mà học sinh chưa biết, thì cần giới
thiệu tên và cách sử dụng cũng như các thao tác sử dụng với dụng cụ đó.
+ Dụng cụ đơn giản, đảm bảo khoa học, sư phạm, mĩ thuật. Chọn
các phương án thí gnhiệm đơn giản; tiết kiệm hoá chất, dễ thành công, đảm
bảo an toàn cho học sinh.
+ Nơi tiến hành thí nghiệm phải đủ ánh sáng, bảo đảm là mọi học
sinh quan sát được rõ. Có thể sử dụng màu nền cho học sinh quan sát rõ
đối với các thí nghiệm có sự kết tủa hay có khi bay ra.
+ Hướng dẫn học sinh quan sat trước khi làm thí nghiệm; có hệ
thống câu hỏi để hướng học sinh vào việc quan sát thí nghiệm và nêu hiện
tượng quan sát được.
1.1. 2. Với thí nghiệm của học sinh:
a. Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới.
Trong những thí nghiệm này, học sinh được trực tiếp tiến hành thí
nghiệm nên học sinh rất hứng thú, qua đó vừa kết hợp hoạt động trí óc và
hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của học sinh. Vì vậy đã kích
thích sự phát triển về năng lực trí tuệ, hứng thú học tập của học sinh.
Có 2 hình thức tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là: Toàn lớp làm
cùng một thí nghiệm hoặc có thể phân chia nhóm sau đó mỗi nhóm làm
một thí nghiệm khác nhau.
Trong đó nên tích cực sử dụng phương pháp nghiên cứu ( nêu vấn
đề) để kích thích hoạt động cả học sinh trong giờ hoá học hơn và tạo điều
kiện phát triển kĩ năng làm việc độc lập.
Ví dụ: trong bài 24 “ Tính chất của Oxi – Tiết 1”, giáo viên sau khi
dạy phần tính chất vật lí của oxi bằng cách cho học sinh tiếp xúc trực tiếp
với lọ đựng khí oxi, yêu cầu nêu tính chất vật lí của oxi. Sau đó, ở phần 2,
giáo viên nêu vấn đề liệu oxi có thể phản ứng với phi kim được không, qua
thí nghiệm để cho học sinh tự tìm câu trả lời...


8 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
Giáo viên cần dành thời gian cho học sinh hoàn thành bản tường trình, qua
đó đánh giá được kết quả làm việc của từng nhóm học sinh.
1.1. 3. Đối với thí nghiệm trong các tiết thực hành.
Điều cần thiết tiên quyết là sự chuẩn bị của GV, GV phải chuẩn bị cho
tiết TNTH trước đó ít nhất một tuần.
a.Chuẩn bị phòng thí nghiệm
Mục đích của các thí nghiệm này là: Qua các thí nghiệm mà học
sinh hoàn thiện các kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã
học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo...
Ngoài bảng nội qui phòng thực hành, GV cần chuẩn bị thêm bảng lưu ý
an toàn trong khi làm thí nghiệm ví dụ như cẩn thận không làm vây axit,
xút vào quần áo,da, một số chất độc như brôm, benzen, sản phẩm khí rất
độc như clo, lưu huỳnh đioxit…Nếu được có thể chuẩn bị thêm bảng danh
mục các dụng cụ, hóa chất cần thiết cho buổi TH (hoặc viết ra giấy khổ A4
pho to cho mỗi nhóm 1 bảng) nhằm giúp các nhóm dễ kiểm tra và bảo
quản dụng cụ.
b.Dụng cụ – Hóa chất
GV đọc trước nội dung bài TH, chuẩn bị cho tất cả các nhóm theo số
lượng HS những dụng cụ hóa chất có sẵn, trang bị thên những dụng cụ,
hóa chất tự tìm trong điều kiện cho phép sao cho vẫn đáp ứng yêu cầu nội
dung của bài.
Điều quan trọng là GV trực tiếp thử tiến hành nhiều lần đến khi thành
công và thuần thục. GV tự đặt mình ở trình độ HS để lường trước những
tình huống do kết quả TN gây ra, ví dụ như thử lấy hơi dư luợong chất này,
thiếu lượng chất kia ( mặc dù qui định lấy đúng liều lượng hóa chất là 1

trong những qui tắc an toàn trên hết trong HH), dự đoán ảnh hưởng của
hướng gió đến ngọn lửa đèn cồn, ảnh hưởng của ánh sáng làm lệch lạc mức
độ phân biệt màu sắc trong quá trình quan sát hiện tượng của HS… mà có
hướng khắc phục kịp thời.
c.Bồn rửa, nước rửa, chổi rửa, khăn lau cho HS
Đây là những dụng cụ không chủ yếu nhưng cũng góp phần giáo dục
tính cẩn thận và vệ sinh cho học sinh, làm tăng thêm tính thành công cho
buổi thực hành.
d.Sự chuẩn bị của học sinh:
Thông thường, cuối gời mỗi tiết dạy, giáo viên đều có dặn dò học sinh
những công việc về nhà. Tiết thực hành cũng vậy, đến cuối bài dạy tiết
trước đó, giáo viên cần phải dặn học sinh:

9 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
- Đọc kỹ nội dung bài thực hành sắp tới.
- Định hình các dụng cụ, thao tác sẽ tiến hành ( cho từng thí
nghiệm), dự kiến hiện tượng của từng thí nghiệm ( qua PPHH).
- Kẻ sẵn bảng tường tình TN.
Nhóm trưởng phân công việc làm từng thành viên trong nhóm ( Ai phụ
trách TN1, TN2…, ai lắp ráp dụng cụ, ai lấy hóa chất, ai quan sát, ai ghi
chép, ai dọn vệ sinh, rửa dụng cụ…) để buổi thực hành không phải lúng
túng và tránh học sinh đùng đẩy trách nhiệm lẫn nhau.
1.2.Một số chú ý trong các thao tác khi làm thí nghiệm.
Bên cạnh các điều kiện về độ chính xác thí nghiệm, điều kiện an
toàn thí nghiệm... thì việc thực hiện các thao tác thí nghiệm cũng đóng góp
một phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công một thí nghiệm.

Những thao tác đó rất nhỏ nhặt, rất đơn giản nhưng nếu mà người giáo
viên không để ý rất có thể mắc vào lỗi thao tác trong thí nghiệm Hoá học.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số thao tác cơ bản khi tiến hành thí nghiệm
thường hay gặp.
( Có hình minh hoạ)
(1). Khi châm đèn cồn không được châm từ ngọn lửa của đèn này
sang đèn khác. Khi tắt đèn không thổi mà phải dùng nắp của đèn đậy lại
và lấy tối đa 1/3 lượng cồn vào đèn.
(2). Cách châm đèn dầu hoả cải tiến.
(3). Cách đun chất lỏng trong ống nghiệm: Không trực tiếp cầm tay
đun. Khi đun cần nung nóng đều ống nghiệm sau đó tập trung hơ nóng
phần có hoá chất.
(4). Cách đun chất lỏng trong cốc thuỷ tinh (không trực tiếp đứng
quá gần cốc thuỷ tinh, không trực tiếp ngửi hoá chất).
(5). Cách đun chất rắn trong ống nghiệm: Hơ nóng đều ống
nghiệm,sau đó đun tập trung tại phần chứa chất rắn.Lưu ý đốt ống nghiệm
ở 1/3 ngọn lửả tính từ trên xuống
(6). Cách pha loãng trong dung dịch axit sunfuric H2SO4: Không
trực tiếp đổ hoá chất từ lọ đựng hoá chất mà phải dùng công tơ hút lấy hoá
chất. Không đổ nước vào dung dịch axit sunfuric.
(7). Cách lấy hoá chất rắn: dùng muỗng thuỷ tinh lấy, không trực
tiếp dùng tay lấy hoá chất,lấy tối đa 1/3 lượng hóa chất trong ống nghiệm.
(8). Cách trộn chất lỏng trong ống nghiệm: Chú ý lắc ống nghiệm
ngang chứ không được lắc ống nghiệm theo chiều từ trên xuống dưới.
10 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
(9). Cách rót chất lỏng vào ống nghiệm.:dùng ống đong lấy, không

trực tiếp dùng tay lấy hoá chất,lấy tối đa 1/3 lượng chất lỏng trong ống
nghiệm.
(10). Cách ngửi hoá chất: Không đưa mũi quá gần hoá chất mà
miệng lọ hóa chất đặt cách xa mũi và dùng tay phẩy nhẹ về phía mũi.
(11). Cách nghiền nhỏ hoá chất: Không dùng trầy nghiền hoá chất
bằng cách giã mạnh từ trên xuống mà phải xoay trầy theo chiều vòng tròn (
trầy, cối xứ và hoá chất luôn phải tiếp xúc với nhau).
(12). Cách lọc dung dịch: Dung dịch được lọc khi rót vào phễu lọc
cần rót theo đũa thuỷ tinh, không nên rót trực tiếp vào phễu lọc.
1.3 Vai trò của giáo viên trong các tiết dạy thực hành-thí nghiệm
Một trong những điều kiện giúp thực hiện thành công các tiết TNTH là
HS chuẩn bị trước về mục đích của TN, HS cần làm gì và làm như thế nào,
giải thích các hiện tượng xảy ra trong TN, rút ra những kết luận đúng đắn.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cần ôn lại những nội dung cần thiết trong
sách giáo khoa hoặc đọc trước các tài liệu hướng dẫn TN.
GV cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao
cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất
thiết bị, hóa chất có liên quan. Các TN được lựa chọn bổ sung học thay thế
các TN chính phải đơn giản, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu
khoa học sư phạm. Thông thường, giờ TNTH được thực hiện theo trình tự
sau đây:
-Đầu giờ, GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS, giải thích ngắn gọn quá
trình tiến hành TN, cách quan sát ghi chép để viết tường trình sau TN, GV
cần lưu ý hướng dẫn HS những kĩ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa
học, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.
-Khi HS tiến hành TN, GV theo dõi việc làm của các nhóm HS, uốn nắn
những sai sót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay HS, Nói chung ,
trong giờ TH tất cả HS phải được làm việc, nhưng do khả năng trang bị
dụng cụ, hóa chất còn hạn chế nên nội dung giờ TH thường được thực hiện
theo nhóm, trong trường hợp này cũng cần hướng dẫn HS phân công việc

làm rõ ràng, hợp lí giưã các HS trong một nhóm.
-Cuối giờ thực hành, mỗi HS phải hoàn chỉnh bảng tường trình TN. Nội
dung bảng tường trình bao gồm các nội dung sau đây:
+Tên thí nghiệm.
+Mô tả cách tiến hành TN.
11 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
+Mô tả hiện tượng đã quan sát được – Nhận xét.
+Giải thích và kết luận – Viết PTHH có liên quan.
Sau cùng, GV hướng dẫn HS rửa sạch các dụng cụ TN, sắp xếp ngăn nắp
các hóa chất và dụng cụ vào nơi qui định, quét dọn phòng thực hành
2.Nội dung và cách tiến hành
2.1. Cách tiền hành các thí nghiệm trong các nghiên cứu bài mới
Qua mấy năm giảng dạy Hóa 8,9, bản thân đã đúc kết được 1 số bài học
nhỏ giúp có hiệu quả hơn trong điều kiện thực tế của trường. Sau đây tôi
xin chi tiết 1 vài thí nghiệm đáng quan tâm:
- Việc giảng dạy cụ thể bài “ Tính chất của oxi – Tiết 1” là một trong
những dạng bài điển hình, thể hiện vai trò của thí nghiệm trong việc truyền
thụ kiến thức cho học sinh bằng phương pháp trực quan.
Trong bài sử dụng hoá chất, thí nghiệm để nêu vấn đề cho học sinh.
Qua thí nghiệm của giáo viên mà học sinh tự nhìn nhận và giải quyết vấn
đề và lĩnh hội kiến thức. Bài này có nội dung kiến thức quan trọng, song
lượng kiến thức đó lại chủ yếu được chốt lại sau các hoạt động quan sát oxi
và giải thích thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để rút ra được tính chất vật
lí và một phần tính chất hoá học của oxi.
Nếu giảng dạy theo phương pháp mà không sử dụng các thí nghiệm
thì hiệu quả giảng dạy không cao, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi như:

+ Hãy nêu tính chất vật lí của oxi.
+ Oxi có phản ứng với phi kim không?
+ ...
Như vậy học sinh chỉ biết thụ động tìm câu trả lời trong sách giáo
mà trả lời. Nhưng nếu sử dụng thí nghiệm, cho học sinh tiếp xúc trực tiếp
với oxi thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều:
Ví dụ: Cho học sinh quan sát lọ đựng khí oxi và hỏi :
- Hãy quan sát lọ đựng khí oxi và cho biết những tính chất của oxi
về: Trạng thái, màu, mùi.
( Nếu học sinh trả lời đó không phải là oxi, thì giáo viên cũng có thể
dùng thí nghiệm: Đưa tàn đóm đỏ vào lọ đựng khí oxi để chứng minh đó là
lọ đựng khí oxi mà không phải là một chất khác)
Chính vì lí do đó mà tôi đã chọn giảng dạy Bài 24: “ Tính chất của
oxi – Tiết 1” để kiểm chứng về vai trò, tác dụng của thí nghiệm trong giảng
dạy Hoá học.

12 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
-Bài 6: “ Thực hành tính chất hóa học của Oxít và Axít” Đối với
TN1 – ‘Phản ứng của canxi oxit với nước’, do canxi oxit có trong bộ hóa
chất để lâu ngày nên không còn tính chất đặc trưng nữa, khi đó giáo viên
cần mua CaO ở dạng rắn khối cục có bán nhiều ở thị trường và tiến hành
TN trong chén sứ, học sinh dễ cảm nhận lượng nhiệt do phản ứng tỏa ra;
Đối với TN2 “ Phản ứng của diphotpho pentaoxit với nước”, do sản phẩm
sinh ra làP2O5 là chất độc, khó ngửi nên giáo viên cho học sinh đốt photpho
trong lọ thủy tinh 250 ml chứa sẵn 1 ít nước, đậy kín bằng nút cao su có
muôi sắt xuyên qua, tránh để sản phẩm thoát ra ngoài, không nên mở nắp

lọ rồi cho nước vào.
-Bài 14 “ Thực hành – Tính chất hóa học của bazơ và muối” đây là
bài học sinh khó hình dung nhất, dễ mắc phải sai lầm do điều kiện để phản
ứng xảy ra (các chất tham gia phản ứng phải tan vào nhau, sản phẩm phải
có chất không tan ( kết tủa) hoặc chất khí (bay hơi)). Do vậy việc củng cố,
khắc sâu kiến thức bằng những TN trong bài, giáo viên cần tổ chức đan
xen thêm những TN tương tự và đối chứng. Ví dụ, trong TN1 “ Natri
hiđrôxit tác dụng với muối”, ngoài thí nghiệm NaOH + FeCl3, giáo viên bổ
sung thêm TN NaOH + CuSO 4 và NaOH + K2CO3; trong TN2, giáo viên
sử dụng Fe( OH)3 và Cu( OH)2 thu được ở TN1 đỡ mất thời gian điều chế
Cu(OH)2; TN4: “ Bari clorua tác dụng với muối”, giáo viên chọn 3 TN
sau:BaCl2+Na2SO4, BaCl2 + Na2CO3, BaCl2 + KNO3; đến TN5 “Bari clorua
tác dụng với axit” GV cho HS tiến hành các TN sau: BaCl2 + H2SO4,
BaCl2 + HNO3, BaCl2 + HCl. Đến cuối giờ, đề nghị học sinh khẳng định lại
điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi, học sinh sẽ nắm chắc hơn và nhớ lâu
hơn.
-Bài 43: “ Thực hành – Tính chất của Hiđrô cácbon” Đối với TN1 và
TN2, có sử dụng đất đèn để tạo ra khí Axêtilen, do vậy giáo viên nên
hướng dẫn học sinh tiến hành đồng thời liên tiếp 3 thí nghiệm: thu khí
Axêtilen bằng cách đẩy nước, rồi dẫn dòng khí axetilen vào dung dịch
Brôm (Chú ý dung dịch Brôm cần pha thật loãng thì kết quả xảy ra nhanh
chóng) và cuối cùng đốt cháy axêtilen. Muốn thành công tuyệt đối, giáo
viên hướng dẫn học sinh thật cụ thể, học sinh phân công việc kèm hợp lí.
Giáo viên ước lượng đất đèn vừa đủ cho cả 3 TN, tốt nhất nên sử dụng bộ
dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng, không nên sử dụng ống
nghiệm có nhánh như SGK. Hướng dẫn tiến hành xong, để tránh sản phẩm
thừa gây mùi khó chịu nên cho các nhóm mang toàn bộ dụng cụ ra khỏi
phòng thực hành, rồi tiếp tục tiết học.

13 / 31



“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
-Bài 44 “ Thực hành – tính chất của rượu và axít” Khi tiến hành thí
nghiệm điều chế este từ rượu etylic và axit axetic ta nên cho thêm vào hỗn
hợp 1 ít cát để tạo tâm sôi tránh trường hợp hỗn hợp tràn sang ống nghiệm
hứng sản phẩm. Và nhắc học sinh kéo nhẹ đèn cồn ra khi ước chừng hỗn
hợp quá sôi, rồi tiếp tục đun, nhằm đảm bảo an toàn khi đun dung dịch
chứa axit sunfuric đặc. Sau khi thu được hỗn hợp este nổi trên dung dịch
muối ăn, ta dùng que nhỏ dài gắn bông thấm nước 1 đầu để lấy sản phẩm
ra khỏi dung dịch, dễ nhận biết mùi và đảm bảo tính sư phạm, khoa học.
*Kết quả:
Đa số học sinh thao tác, lắp ráp dụng cụ dễ dàng, sử dụng hóa chất
thuần thục, tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Các
thí nghiệm thực hành đều đạt kết quả tốt, học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc
với dụng cụ, hóa chất, giáo viên an tâm hơn khi thực hiện tiết dạy.
2.2.Sử dụng những thí nghiệm đơn giản,hiệu quả thay thế cho
những thí nghiệm khó,ít có khả năng thành công .
a.Yêu cầu về sư phạmkhi tiến hành các thí nghiệm thay thế:
+Các thí nghiệm phải đơn giản thể hiện rõ hiện tượng hóa học cần quan
sát,học sinh tiến hành dễ thành công.
+ Dụng cụ hóa chats thay thế phải dễ tìm kiếm,rẻ thường được tận dụng
các sản phẩm thừa trong cuộc sống.
+ Kết quả đảm bảo không sai lệch về kiến thức khoa học.
+ Đảm bảo an toàn cho học sinh.
b. Áp dụng sử dụng thí nghiệm thay thế ở các bài cụ thể.
Thí nghiệm cải tiến thứ 1: khi dạy bài : không khí – sự cháy ( bài 28, hóa
8 ) phần thí nghiệm xác định thành phần của không khí .
1 số khó khăn gặp phải như khi giáo viên muốn tiến hành thí ngiệm theo

nhóm học sinh , khi đốt phot pho đỏ nếu khói P2O5 bay ra dễ gây ô
nhiễm , học sinh có thể bị ho , sặc. Khói P2O5 có màu trắng dễ gây mờ
ống thủy tinh dẫn đến học sinh khó quan sát mức nước dâng lên đúng
vạch . bên cạnh đó nếu giáo viên tiến hành thí nghiệm theo nhóm trong
nhiều lớp , qua nhiều năm sẽ gây tốn kém photpho . Với những khó khăn
trên trong những năm qua tôi đã có 1 sáng kiến, nhằm cải tiến thí nghiệm
để đme lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể :

14 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Cốc thủy tinh có chia vạch 6 phần bằng nhau
-Chậu thủy tinh cỡ bé.
-Muôi sắt có gắn nút cao su.
b. Hóa chất:
- Mẫu nến nhỏ
-Dung dịch nước vôi trong ( tay cho nước )có nhỏ vài giọt
phenolphthalein để dung dịch có màu hồng nhạt giúp học sinh dễ
quan sát hơn
c. Tiến hành : Chia học sinh thành các nhóm nhỏ ( 4 em 1 nhóm ).
Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự làm thí nghiệm :
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn học sinh thực hiện - Đặt ống thủy tinh vào trong
thí nghiệm

chậu nước.
- Cho nước vôi trong từ từ vào
chậu và cốc sao cho đến vạch
mức số 1 thì dừng lại .
- Trong ống thủy tinh còn lại + Trong ống thủy tinh chỉ còn 5
mấy phần bằng nhau ?
phần bằng nhau.
-- Hướng dẫn học sinh thực hiện - Học sinh tiến hành thí nghiệm.
thí nghiệm
- Gắn mẫu nến nhỏ vào môi sắt
( có thể tận dụng các mẫu nến
thừa và các sợi chỉ , sợi dù làm
bấc )
- Châm lửa cho nến đỏ , đưa ống
15 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”

Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát hiện tượng trong ống
thủy tinh .

thủy tinh và đậy kín miệng bằng
nút cao su.

- Học sinh quan sát hiện tượng
xảy ra trong ống thủy tinh


-Giáo viên yêu cầu học sinh quan
sát trả lời :
-Nến có tiếp tục cháy và cháy
-Hs : ngọn nến cháy yếu rồi tắt
mãi không ?
hẳn.
-Mức nước trong ống thủy tinh
thay đổi như thế nào ?(Khi nhiệt -Mực nước trong ống thủy tinh
độ trong ống thủy tinh bằng nhiệt dâng lên đến vạch số 2 thì dừng
lại.
độ bên ngoài)
-Vì sao mức nước dâng lên và -Mực nước dâng lên để chiếm
dâng đến vạch số 2 và dừng lại ? chỗ phần thể tích khí oxi mất đi
do nến đốt cháy.
-Vậy oxi chiếm bao nhiêu phần
về thể tích không khí trong ống -Oxi chiếm 1/5 về thể tích không
khí.
thủy tinh ?
-Khí còn lại trong ống thủy tinh
không duy trì sự sống, sự cháy
và không làm được nước vôi -Nitơ chiếm 4/5 về thể tích
trong đó, là khí gì ?

16 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”

Như vậy ở đây tôi đã có 1 số thay đổi như :

-Phốt pho thay thế bằng nến ( đỡ tốn kém hơn, dễ tiến hành hơn).
-Nước được thay thế bằng nước vôi trong ( để hấp thụ khí CO2 sinh
ra khi nến cháy ).Xin được nói thêm là nếu dùng nước thì CO2 sinh
ra sẽ có tan hết và chiếm một thể tích trong ống thủy tinh dẫn tới
mực nước dâng lên sẽ không được chính xác.Nước vôi có thêm dung
dịch phenolphthalein có mầu hồng giúp học sinh dễ quan sát hơn.
Với sáng kiến trên đa số học sinh tôi dạy đều rất hứng thú với giờ
học, rất tự giác làm thí nghiệm. Điều đặc biệt các em có thể tiến
hành lại thí nghiệm ở nhà để kiểm trứng lại.
Thí nghiệm cải tiến thứ 2
-Khi dạy bài “một số axit quan trọng’’ (thuộc Bài 4 ,Hóa học 9)
Phần axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng, mục tính
tháo nước :
a, Chuẩn bị :
Giáo viên :

17 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
+ Dung dịch H2SO4 rất loãng để sẵn trong lọ thủy tinh.
+ Đũa thể tinh nhọn đầu
+ Đèn cồn
+ Một ít mẫu giấy trắng do học sinh chuẩn bị.
b, Tiến hành :Giáo viên có thể giới thiệu : “ Ta đặt tên cho thí
nghiệm này là lọ mực thần kì’’. Mực là axit sunfuric rất loãng, bút là
đũa thủy tinh.
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

-Giáo viên chia nhóm ( gồm -Học sinh tiến hành thí nghiệm theo
2 học sinh ) cho học sinh tiến hướng dẫn của giáo viên
hành thí nghiệm.
-Hướng dẫn học sinh dùng
đũa thủy tinh nhúng vào lọ
axit sunfuric loãng viết 1 chữ
tùy ý lên tờ giấy. Hơ nóng tờ
giấy cẩn thận trên đèn cồn.

+ Trên tờ giấy dòng chữ dần dần suốt
hiện từ màu trắng chuyển sang màu vàng
sau đó là màu nâu và cuối cùng là màu
đen.

- Nhận xét hiện tượng
- Yêu cầu các nhóm giải thích - Học sinh giải thích
hiện tượng xảy ra
- Giáo viên lưu ý : Khi hơ
nhiệt độ là nước ở nét chữ
bay hơi , axit sunfuric đặc
dần. Nó sẽ chiếm 2 nguyên tố
là H và O ( thành phần của
nước ) ra khỏi chất Xenlulozơ
là thành phần chính của giấy.
Người ta nói H2SO4 đặc có
tính tháo nước. Chất còn lại là
C có màu đen.
18 / 31



“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
- Công thức phân tử của
xenlulozơ là ( C6H10O5 )n, hãy
viết PTHH của phản ứng ?
- GV yêu cầu học sinh viết
các PTHH xảy ra khi cho
H2SO4 vào đường C12H22O11 và
glucozơ C6H12O6

Lưu ý :
+ Trong quá trình hơ nóng phải cần thận, từ từ để không làm tờ
+Có thể cuộn tròn tờ giấy cho vào 1 ống miệng, rồi hơ qua ngọn lửa
khi đó giấy sẽ không bị cháy. Với thí nghiệm này giáo viên có thể
củng cố lại tính tháo nước của H2SO4 đặc để thêm phận sinh động
cho bài dạy.
Thí nghiệm trên tiến hành đơn giản học sinh tích cực hoạt động hơn. Đặc
biệt được tính tháo nước chỉ thể hiện H 2SO4 đặc còn loãng thì không có.
Hầu hết mỗi em đều tự tay làm thí nghiệm, điều này sẽ tránh được 1 thực
trạng khi cho các nhóm thí nghiệm thì chỉ một vài em khá hơn làm còn các
em khác không hề tham gia . Khi đó những học sinh này tiếp thu kiến thức
sẽ thụ động dễ dẫn đến tự ti trong học tập. Sau đây tôi xin giới thiệu một
sản phẩm của một nhóm gồm 2 em học sinh lớp 9A1, sau khi tiến hành
viết một dòng chữ từ ‘‘Lọ mực thần kì’’
Thí nghiệm cải tiến thứ 3
19 / 31



“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
Khi dạy bài tính chất hóa học của kim loại ( bài 16 hóa 9 phần phản ứng
của kẽm với dung dịch đồng (II)sunfat .
Một thựt tế thường gặp khi tiến hành thí nghiệm cho kẽm vào dung dịch
đồng (II)sunfat có hiện tượng sau:
-Chất rắn màu đen bám lên dây Zn.
-Bề mặt kẽm có sủi bọt khí.
Điều này làm cho học sinh phân tâm, khó giải thích, thậm chí một số giáo
viên cũng khó giải thích kết quả thí nghiệm trên. Theo tôi xuất hiện chất
rắn màu đen bám lên dây kẽm là do nguyên nhân sau:
+Phản ứng xảy ra nhanh nên đồng được sinh rachuwa hình thành được
mạng tinh thể.
+có bọt khí thoát ra (H2 ) do hình thành thế điện hóa. Khi đồng được sinh
ra bám trên lá kẽm tạo pin điện hóa.

a Chuẩn bị :
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm
-Hóa chất: kẽm dây hoặc viên (có thể lấy kẽm từ pin cũ)
-Dung dịch đồng (II) clorua để thay thế đồng (II)sunfat vì khi dùng
dung dịch đồng (II) sunfat hiện tượng thường xuất hiện là chất rắn
màu đen bám lên.
Một số đồng nghiệp thay kẽm với sắt hoặc nhôm nhưng theo tôi các
thí nghiệm giữa sắt và nhôm với đồng (II) sunfat sẽ được học ở các
bài tiếp theo nên cố gắng giữ nguyên kim loại kẽm chỉ nên thay đổi
dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2
20 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy

có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
b, Tiến hành
- Giáo viên chia học sinh theo nhóm tiến hành thí nghiệm ( mỗi
nhóm 4 em ) phát phiếu học tập. Mẫu học tập.
Nhóm…

Hiện tượng

Giải thích

PTHH

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tiến hành thí nghiệm.
- Cho khoảng 2-3ml dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm. Nhúng dây
Zn trong dung dịch CuCl2.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh nêu hiện tượng và giải thích
hiện tượng.
Hiện tượng

Giải thích

- Có chất rắn màu đỏ - Đồng bị dây kẽm ra
bám bên ngoài kẽm.
khỏi dung dịch CuCl2.
-Màu xanh của dung -Dung dịch CuCl2 dần
dịch nhạt dần, kẽm dần được thay thế bởi
tan dần.
ZnCl2.

21 / 31


PTHH

Zn+CuCl2ZnCl2+Cu


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
Qua việc thay dung dịch CuCl2 đã tránh được hiện tương khác với
SGK. Từ đó cũng cố cho học sinh niềm tin vào khoa học.

2.3 Biện pháp phát huy hiệu quả tiết thực hành qua mẫu tường trình thí
nghiệm hóa học ở trường THCS.
Trước đây, khi chưa có mẫu tường trình thí nghiệm thì đến tiết thực hành
học sinh tự lập bảng tường trình, tự ghi cách tiến hành thí nghiệm,…Số
lượng học sinh trong một nhóm đông (khoảng 8 – 10 học sinh), dẫn đến tỉ
lệ học sinh tự tay làm thí nghiệm là rất ít, không rèn luyện được kỹ năng
thực hành. Bên cạnh đó, học sinh được mang SGK vào phòng thí nghiệm,
các em phụ thuộc rất nhiều vào SGK như không xem trước nội dung kiến
thức ở nhà, mà chỉ ghi chép từ SGK từ cách tiến hành đến giải thích hiện
tượng, phương trình phản ứng. Từ đó, các em không phát huy được năng
lực tư duy sáng tạo.
Về phía giáo viên, mất rất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn học sinh
cách tiến hành, lắp ráp dụng cụ, quản lí nhóm thực hành. Giáo viên không
đánh giá chính xác năng lực, kỹ năng thực hành của học sinh, không hình
thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng tự làm việc.
Đáp ứng nhu cầu của phòng thí nghiệm thực hành mới hiện nay, thiết kế
cho 12 nhóm thực hành (4 học sinh cho một nhóm), để đảm bảo thời gian
cho một tiết thực hành và mỗi học sinh đều được tự làm thí nghiệm, làm
việc nhóm theo phương pháp tự nghiên cứu. Mẫu tường trình thí nghiệm

về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên.
Mẫu tường trình được trình bày rất cụ thể cho một bài thực hành: Hóa
chất và dụng cụ, cách tiến hành có hình ảnh minh họa (SGK không có).
Bằng phương pháp trực quan, học sinh quan sát mô tả thí nghiệm, giải
thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Mẫu tường trình thí nghiệm là công cụ để kiểm tra, đánh giá trình độ
của học sinh về kiến thức chuyên môn qua các bài đã học, về mối liên hệ
giữa lý thuyết và thực hành. Kiểm tra năng lực, kỹ năng thực hành, làm
việc theo nhóm của học sinh : “Học đi đôi với hành”.
Mẫu tường trình thí nghiệm được viết dựa trên các bài thực hành trong
sách giáo khoa của 2 khối lớp (8 ; 9) cả cơ bản và nâng cao, tất cả có 6 tập
tường trình được trình bày gồm 2 phần:

22 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
1/ * Lớp, nhóm thực hành, họ và tên học sinh trong nhóm:

* Lưu ý : Khi sử dụng tập tường trình thí nghiệm.
- Mỗi nhóm thực hành chỉ có 1 tập tường trình thí nghiệm.
- Giữ gìn cẩn thận để làm suốt năm học.
- Không để thấm nước, thấm hóa chất khi làm thí nghiệm.
- Nộp lại cho Thầy (Cô) sau mỗi buổi thí nghiệm.
2/ Các bài thực hành:
* Ngày thực hành , tên học sinh vắng, điểm số, nhận xét:
• Ngày thực hành: Học sinh ghi ngày thực hành.
• Tên học sinh vắng: Học sinh ghi tên học sinh vắng (nếu có).
• Điểm số: Được quy định.

- Bài tường trình: 4 điểm
- Thao tác thực hành: 4 điểm
- Trật tự : 1 điểm
- Vệ sinh : 1 điểm
* Tổng cộng: 10 điểm
• Nhận xét của giáo viên về nhóm thực hành, rút kinh nghiệm.
* Dụng cụ - Hóa chất:
• Trong mẫu tường trình đã ghi rất đầy đủ và cụ thể, giáo viên và
học sinh dựa vào để lấy hóa chất và dung cụ tiến hành thí
nghiệm (không được mang sách giáo khoa vào phòng thí
nghiệm).
• Trong mỗi bài thực hành, giáo viên cần chuẩn bị trước cho mỗi
nhóm học sinh các hóa chất và dung cụ cần thiết.
* Tiến hành theo từng thí nghiệm:
• Cách tiến hành: Được trình bày cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu theo
(SGK hay SGV), có hình vẽ minh họa và lưu ý (SGK không
có), rất dễ để học sinh sử dụng và quan sát khi làm thí nghiệm.

23 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
• Quan sát hiện tượng: Học sinh quan sát hiện tượng từ thí
nghiệm thực tế ( phương pháp trực quan).
• Giải thích hiện tượng: Từ thí nghiệm thực tế, học sinh vận
dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng.
• Viết phương trình phản ứng: Học sinh viết phương trình phản
ứng từ các chất cụ thể trong thí nghiệm thực tế và cân bằng
phản ứng. (Xác định vai trò của các chất trong phản ứng nếu có,

…).
* Ví dụ : Bài thực hành số 4 – Lớp: 9 (mẫu)
CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA
ETILEN - AXETILEN
1/ Ngày thực hành:………………….
Nhận xét của Thầy (Cô):
2/ Tên HS vắng:
1…………………………….
2…………………………….
3/ Điểm số:
- Bài tường trình:
……….
- Thao tác thực hành: ……….
- Trật tự :
……….
- Vệ sinh :
………..
* Tổng cộng : …………………
* Dụng cụ: - Giá sắt thí nghiệm
- 6 ống nghiệm
- Giá để ống nghiệm
- 1 ống nghiệm có
nhánh
- 4 cái ống nhỏ giọt
- 3 kẹp ống nghiệm
- 1 ống thông hai đầu
- 1 đèn cồn
- 1 ống TT dẫn khí thẳng.

- ống TT đầu vuốt
nhọn
- 1 ống TT dẫn khí cao su.
* Hóa chất: - CaC2
- H2O cất
- Cát sạch
- C2H5OH (khan)
- H2SO4 đ
- bông gòn.

24 / 31


“Một số kinh nghiệm xây dựng tiết dạy thực hành và tiết dạy
có thí nghiệm hóa học thành ở trường THCS”
- Dung dịch AgNO3/NH3
- dd KMnO4
 Tiến hành thí nghiệm:
I. Thí nghiệm 1:Điều chế và thử tính chất của etylen .
1/ Cách tiến hành :
* Ống nghiệm (khơ): Một ít cát
sạch + 2 ml C2H5OH (khan) +
Hình vẽ:
từng giọt, khoảng 4 ml dd H 2SO4
đặc, đồng thời lắc đều.
- Lắp dụng cụ như hình vẽ.
* Đun nóng hổn hợp, sao cho hổn
hợp khơng trào lên ống dẫn khí,
C2H4
Hỗn hợp

(hổn hợp chuyển thành màu đen).
2ml C2H5OH +
- Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn 4 ml dd H 2SO4 đặc
Bông tẩm
của ống dẫn khí.
NaOH đặc
* Lưu ý: H2SO4 đặc; đ/cháy C2H4.
Đábọt
( CaCO3)

…………………………….
* Dẫn khí qua ống nghiệm khác
chứa dd KMnO4 .

Hỗ
n hợp
2ml C2H5OH +
4 ml dd H 2SO4 đặ
c


ng tẩ
m
NaOH đặ
c
C2H4

Đábọt
( CaCO3)


dd
KMnO4

2/ Quan sát hiện tượng :
-Màu ngọn lửa :………………………………………………………
- Ống nghiệm chứa dd KMnO4 ………………………………………

3/ Giải thích hiện tượng :
.............................................................................................................
25 / 31


×