Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những kinh nghiệm dạy nội dung tập đọc nhạc đạt hiệu quả trong bộ môn âm nhạc ở khối 4 5 trường tiểu học thị trấn thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG KINH NGHIỆM DẠY NỘI DUNG TẬP ĐỌC NHẠC ĐẠT
HIỆU QUẢ TRONG BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở KHỐI 4 - 5 TRƯỜNG
TIỂU HỌC THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Nam
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn
SKKN môn: Âm nhạc

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
stt

Nội dung

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

1


2. NỘI DUNG
2

3

2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.3. Các giải pháp sử dụng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

Trang
1
2
2
2
3
4
5
14
15
15


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là lĩnh vực diễn tả cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ biểu

hiện - âm thanh. Chính nhờ ở cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ biểu hiện
- âm thanh, âm nhạc đã mang đến cho con người những cảm xúc cao quý - đó là
những cảm xúc thẩm mĩ âm nhạc, làm cho con người trở nên thích thú, tinh thần
sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, tâm hồn tình cảm được nâng cao, con người trở nên
cao thượng và tốt đẹp hơn.
Việc dạy Âm nhạc ở bậc Tiểu học góp phần hình thành cho học sinh một
số kiến thức ban đầu về ca hát. Âm nhạc góp phần tạo cho các em một tinh thần
vui tươi, thoải mái để các em học tốt các môn học khác và giúp các em phát
triển một cách toàn diện.
Nhiệm vụ dạy học môn âm nhạc cũng như nhiệm vụ dạy các môn học
khác ở tiểu học trước hết phải đảm bảo góp phần thực hiện một cách chất lượng
và có hiệu quả mục tiêu yêu cầu giáo dục tiểu học. Mục tiêu đó là: Phải hình
thành cho học sinh cơ sở ban đầu tốt đẹp, cần thiết cho sự phát triển lâu dài về
tình cảm, trí tuệ và thể chất.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại
trường tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, một ngôi trường có bề dày về lịch sử
cũng như thành tích, cách chim đầu đàn của giáo dục cấp tiểu học trong toàn
huyện, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát, hát rất hay nhưng về phân
môn tập đọc nhạc lại bộc lộ những hạn chế nhất định. Qua thực tế giảng dạy từ
những năm trước đây tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép
nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài thì người giáo
viên cần có một phương pháp truyền đạt, trực quan sinh động, hướng dẫn thật
tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh
nhất kiến thức bài học.
Việc giảng dạy bộ môn âm nhạc hiện nay hầu hết đã có giáo viên được
đào tạo đúng chuyên ngành, có đầy đủ các trang thiết bị, nhạc cụ hỗ trợ cho việc
giảng dạy cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng vào thực tế
dạy học môn Âm nhạc ở trường tiểu học Thị Trấn Thường Xuân. Từ thực tế đó,
tôi xin đưa ra “Những kinh nghiệm dạy nội dung Tập đọc nhạc đạt hiệu quả
trong bộ môn Âm nhạc ở khối 4 - 5 Trường tiểu học Thị Trấn Thường Xuân”.

Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy
tại trường.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy Âm
nhạc cho học sinh Tiểu học.
Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những phương pháp, hình
thức và biện pháp dạy học môn Âm nhạc.
Giúp giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:

1


Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Thị Trấn
Thường Xuân nơi tôi đang giảng dạy.
Chú ý học sinh có năng khiếu vượt trội.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực hành.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Về mặt sư phạm, gọi Tập đọc nhạc vì đọc là hoạt động chính, hoạt động
chủ yếu. Cùng với hoạt động đọc còn có hoạt động ghi và chép nhạc bằng kí
hiệu nốt. Nhưng không phải vì thế mà Tập đọc nhạc thuần túy chỉ là một môn
học đọc, dù đọc là hoạt động chính, hoạt động chủ yếu. Bởi lẽ, âm thanh về bản
chất không phải là một hiện tượng nhìn - thấy, nó không tự đến, mà là hiện
tượng nghe - thấy, nó phải được vang lên nhờ tai người mà nghe thấy nó. Vậy thì

muốn đọc phải nghe, không nghe không có âm thanh để đọc. Đó là con đường là
cách duy nhất để tích lũy, có cảm giác tự giác và trí nhớ âm thanh, tái tạo lại nó
một cách chính xác.
Xuất phát từ thực trạng dạy học Âm nhạc cho học sinh Tiểu học. Vấn đề
học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ
thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp
truyền thụ của giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em
cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên
các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông
nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp
các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao - thấp, dài - ngắn. Để làm
được việc đó, một yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác
các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian
trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi ít nhiều đã đúc kết được những kinh
nghiệm, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn
học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em
còn rất lúng túng trong việc ghi nhớ những kí hiệu nhạc, việc trình bày và thể
hiện nó. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng
dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành trong thời gian
qua.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Đa số các em học sinh ở trường Tiểu học Thị Trấn, tuy là một trường nằm
trên địa bàn trung tâm của một huyện, thế nhưng lại là một huyện miền núi nên
ít nhiều còn bộc lộ nhiều hạn chế, các em không có điều kiện tiếp cận sớm với
2


âm nhạc bởi, là một huyện nghèo, không có cung văn hóa hay một địa chỉ thích

hợp cho việc tiếp cận với âm nhạc nên viêc các em khi học nội dung "Tập đọc
nhạc" gặp không ít khó khăn, thể hiện nhiều nhược điểm, chủ yếu là các em đọc
theo kiểu nhắc lại lời thầy, cô “ đọc vẹt”. Trong một lớp chỉ có 6 - 8 học sinh có
thể đọc nhạc tương đối tốt, số còn lại các em đọc chưa chuẩn xác, thường dựa
vào những bạn đọc tốt để đọc theo. Nên khi tách riêng để đọc cá nhân hoặc đến
tiết học sau các em lại quên hoặc đọc sai. Vì vậy, giáo viên phải từng bước giúp
các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó
giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi
đã tìm hiểu khả năng đọc nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ
học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ
môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu. Còn lại các em khác thì chỉ học vì
“phải học” hoặc các em chỉ yêu thích phân môn học hát nên ít có sự sáng tạo
trong vận dụng kiến thức.
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất
khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình
bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ
đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường
độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc như cách ta vần thường
gọi đó là việc trả bài cho xong.
Vì vậy để khắc phục tình trạng này tôi xin trình bày những kinh nghiệm
của mình về vấn đề này.

Hình ảnh một tiết học có nội dung Tập đọc nhạc
3


2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể

như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 4 các em học
8 bài tập đọc nhạc, sang lớp 5 các em cũng được học 8 bài tập đọc nhạc nhưng
các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải
nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho
các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các
em một cách tốt nhất.
*. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các
kí hiệu ghi nhạc đơn giản như: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị
trí các nốt nhạc trên khuông nhạc,…đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc
rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc được hay không đọc được các bài tập
đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên. Tôi nhận thấy việc nắm vững một số kí
hiệu âm nhạc ở lớp 3 là vô cùng quan trọng. Nó là tiền đề để lên lớp 4, lớp 5 các
em có thể học được và học tốt phân môn Tập đọc nhạc.
Đối với việc dạy về khuông nhạc thì người giáo viên cần phải tìm ra cách
dạy thích hợp, thiết thực mà gần gũi với các em.
Ví Dụ: giáo viên có thể lấy ngay những dòng kẻ trong vở ô li của các em
(loại vở 4 li), mỗi một dòng kẻ trong ô li sẽ tương ứng với một dòng của khuông
nhạc, 4 li sẽ là 4 khe của khuông nhạc và giáo viên dạy cho học sinh cách đánh
số theo thứ tự từ dưới lên, cách này tuy đơn giản nhưng lại rất dễ nhớ.
Vậy giáo viên phải cho học sinh nắm được khái niệm khuông nhạc và
khóa son là gi?
Khuông nhạc: Khuông nhạc là hệ thống năm dòng kẻ nằm ngang, song
song và cách đều nhau, giữa các dòng tạo thành bốn khe hở, thứ tự các dòng kẻ
và các khe của khuông nhạc, quy định được tính từ dưới lên, ngoài 5 dòng kẻ
chính và 4 khe hở chính nóí trên khuông nhạc còn có các dòng kẻ phụ và khe hở
phụ ở phía trên và phía dưới. khuông nhạc dung để ghi các nốt nhạc lên,

Còn đối với việc dạy cho các em nắm được khóa son và vị trí các nốt nhạc
thì đây lại là một vấn đề tương đối khó, vì khóa son là một kí hiệu tương đối khó

thể hiện đối với các em, hơn thế nữa vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc không
nhiều nhưng việc dạy và phân phối chương trình lại bất hợp lí không lên tục nên
các em nhanh quên.
Khóa son: ở đầu mỗi khuông nhạc phải ghi một kí hiệu gọi là khóa nhạc (
trường hợp cần phải đổi khóa, khóa có thể ghi ở giữa khuông nhạc). khóa nhạc
4


dùng để định tên cho nốt nhạc, có nhiều loại khóa nhạc nhưng thông dụng nhất
là khóa son.

Giáo viên viết khóa Son vào khuông nhạc trên bảng và hướng dẫn học
sinh tập viết khóa Son vào khuông nhạc trong vở của mình. Trong quá trình dạy
tôi nhận thấy các em viết khóa Son còn chưa cân đối, điềm xuất phát chưa chính
xác, nét vòng cung còn đưa ngược chiều. Vì vậy giáo viên vừa viết khóa Son
vừa hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ: Điểm xuất phát của khóa Son bắt đầu từ
dòng kẻ thứ 2 của khuông nhạc, vòng tròn theo chiều kim đồng hồ lên trên chạm
vào dòng 3 sau đó vòng xuống chạm vào dòng 1, tiếp tục kéo lên trên cao hơn
khuông nhạc một ô li nhỏ và kéo xuống dưới khuông nhạc một ô li nhỏ tạo
thành nét khuyết ở dòng kẻ thứ 4 của khuông nhạc.
Ngoài việc chuẩn bị bảng phụ để học sinh quan sát thì chúng ta thấy tất cả
các bài hát trong tập bài hát lớp 3 đều được viết ở khuông nhạc khóa Son. Vì
vậy giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bất kì một khuông nhạc nào trong các bài
hát của tập bài hát
Vậy để học sinh diễn đạt và biết cách ghi cao độ các nốt nhạc lên khuông
nhạc giáo viên cần chỉ cho học sinh biết cần phải dung các ký hiệu như sau:
- Nốt nhạc.
- Khuông nhạc.
- Khóa son
Đây chính là hình ảnh trực quan nhất để học sinh nhận biết khuông nhạc

và khóa Son, vậy nên khi giáo viên dạy xong tiết học về nội dung này thì giáo
viên nên nhắc lại thường xuyên ở các tiết học tiếp theo ( thời lượng do giáo viên
chủ động sắp xếp). để các em được cập nhật thường xuyên.

Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt
ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân
môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo
viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các
nốt nhạc trên khuông nhạc trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp
cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi - Son - La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi
- Pha - Son - La - Si.
5


Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã
học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc
đều viết ở nhịp

;

dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô - Rê - Mi - Son - La

hoặc thang 7 âm: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si.
Trò chơi: Những nốt nhạc vui
Việc nhắc lại kiến thức vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc là một việc
làm vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc các em có thể đọc hat không
đọc được bài Tập đọc nhạc. Vậy giáo viên nên cũng cố nhắc lại cho các em qua
các tiết dạy bằng việc cho chơi trò chơi ‘Những nốt nhạc vui”
VD: Chọn 7 em thể hiện cho 7 nốt nhạc trong hàng âm cơ bản, ban đầu
cho các em đứng theo đúng vị trí quy định từ nốt Đồ cho đến nốt Si, khi giáo

viên gọi đến tên nốt nào tương ứng với mình thì em đó bước lên phía trước nhún
3 cái. Sau khi đã thành thạo giáo viên có thể cho đổi vị trí khác nhaVề tiết tấu,
các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt móc đơn, nốt đen,
nốt trắng, dấu lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể
thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình
nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh không thể đọc được bài tập đọc nhạc khi
không nhận biết được nốt nhạc. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên ôn tập củng
cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. qua một trò chơi

6


Với cách áp dụng trò chơi “khuông nhạc bàn tay” là một áp dụng rất hay
và thiết thực, bởi nó vừa gây hứng thú khi các em được chơi một trò chơi mà
thông qua đó các em được “học mà chơi, chơi mà học” và có thể nhìn thấy và
áp dụng bất kì mọi lúc, mọi nơi.

Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay
7


Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi
giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở
tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt
nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các
nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Giáo viên có
thể đưa ra một số biểu đồ thể hiện sự tương quan cao thấp giữa các âm để
học sinh luyện đọc. Đây là cách áp dụng cái biết rồi để học cái chưa biết, đi

dần từ dễ đến khó. Hoặc có thể cho học sinh luyện tập cao độ theo khuông
nhạc bàn tay: Năm ngón tay tượng trưng cho năm dòng kẻ của một khuông
nhạc. Giáo viên dùng thước để chỉ vào các ngón tay hoặc kẽ tay cho học
sinh xướng âm mà không phải kẻ khuông nhạc lên bảng.
Ví dụ: Đô: Ngón tay trỏ đặt song song bên dưới ngón út.
Rê: Ngón tay trỏ chỉ bên dưới ngón út.
Mi: Chỉ vào ngón út.
Pha: Chỉ vào khe giữa ngón út và ngón áp út.
Son: Chỉ trên ngón áp út.
La: Chỉ vào khe giữa ngón áp út và ngón giữa.
Si: Chỉ vào ngón giữa.
Sau khi học sinh đã nhận biết được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc
bàn tay, giáo viên yêu cầu các em thực hiện chỉ vị trí các nốt nhạc theo yêu cầu
của giáo viên. Khi có hiệu lệnh của giáo viên ( nốt Son, nốt Mi, nốt Đồ, ...) học
sinh nhanh chóng xác định vị trí và chỉ vào khuông nhạc bàn tay của mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm đôi: 2 em ngồi cùng
bàn quay mặt lại với nhau. Em A nêu tên nốt nhạc, em B chỉ vị trí nốt nhạc trên
khuông nhạc bàn tay. Sau đó đổi lại (em B nêu tên nốt nhạc, em A chỉ vị trí nốt
nhạc).
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện:
+ Em thứ nhất: Nêu tên nốt nhạc.
+ Em thứ hai: Chỉ vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
Thực tế cho
thấy cách học mà chơi
trong phần luyện tập
cao độ nốt nhạc trên
khuông nhạc sẽ làm
cho không khí lớp học
sôi nổi, các emtheem
phần hào hứng để học

tập. Thủ pháp này đòi
hỏi các em cùng một
lúc phải thực hiện hai
kỹ năng: Nhận biết
nốt nhạc trên khuông
Hoạt động thực hành theo cặp
và đọc đúng cao độ. Vì vậy giáo viên phải chỉ chậm, dứt khoát, rõ ràng.
VD: - Tổ 1: 3 âm: ĐRM - RMS - MSL - SLĐ ( Đi lên, đi xuống).
8


- Tổ 2: 4 âm: ĐRMS - RMSL - MSLĐ …
Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để
các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm
những nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các
nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của
các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của
bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc
nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện
được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Để giải quyết các tiết tấu tôi đã sử dụng
các kỹ năng thực hành sau:
- Tập đọc tiết tấu bằng “Âm tiết tấu”:

- Có thể gõ thêm âm hình tiết tấu mà không đọc:

Để có khái niệm độ dài, biểu thị các hình nốt đen, nốt móc đơn thì
dùng hình ảnh: Cái trống lớn, trống con hoặc dùng các tiếng: Tùng tùng
tùng, rinh rinh rinh…Muốn biểu thị giá trị độ dài nốt trắng bằng hai nốt đen,
ngoài cách dùng dấu bằng toán học, thì dùng hình vẽ so sánh bước chân
người lớn, trẻ em…Cách làm trực quan này có ấn tượng mạnh, đập ngay vào

giác quan của học sinh, làm các em nhận ra ngay tên gọi các hình nốt, độ
cao thấp, độ dài ngắn.
Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là
vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng
có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt
tiết tấu của bài, giáo viên đàn giai điệu từng câu để các em nghe và cảm
nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng
câu theo tiếng đàn mẫu , giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Giáo viên cần lưu ý
những chỗ có trọng âm cho các em và những nốt ngân dài 2 - 3 phách. Học
sinh thường đọc thiếu phách, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh đọc
đúng và đủ. Sau đó cho học sinh luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá
nhân. Dạy xướng âm tuyệt đối không được dạy truyền khẩu. Bởi vì học sinh
sẽ thụ động như cái máy. Nghe các em đọc thì thuộc nhưng khi kiểm tra
từng nốt thì các em không nhớ gì. Vì thế kỹ năng nghe, đọc của các em
không được rèn mà bị “chột” dần. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ
của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong
việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo
viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt
nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa
lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa
đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai
9


đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học
sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ
cố gắng học tập hơn.
Sau đây, tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể một tiết học ở lớp 4 trong đó có
phần tập đọc nhạc:


TIẾT 6:
- TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1.
- GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

I. Mục tiêu chung:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lới ca 2 bài hát đã học.
- Biết đọc bài TĐN số 1.
- HS nhân biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, Đàn tam, Đàn tứ, Đàn tì
bà.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Nhạc cụ đàn ooc gan.
- Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 1.
- Đọc chuẩn xác bài TĐN số 1.
2.Học sinh:
- SGK Âm nhạc, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
1’ 1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.
2’ 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đệm đàn cho học sinh hát bài hát:
Bạn ơi lắng nghe.
3. Bài mới:
10’ Hoạt động 1:
Ôn 2 bài hát : Em yêu hòa bình bạn ơi lắng nghe.
15’ Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 1.

Hoạt động của HS

- HS ngồi đúng tư thế.
- HS hát bài hát theo yêu cầu.

10


- GV treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN. -HS chú ý quan sat, lăng nghe.
- Bài tập đọc nhạc số 1 viết ở nhịp
-HSTL: Bài TĐN viết ở nhịp
mấy? Có bao nhiêu ô nhịp?
gồm có 8 ô nhịp.
- HS trả lời: Có âm hình nốt
đen, nốt trắng.
- Giáo viên dùng tiếng đàn làm mẫu
- HS nói tên nốt nhạc.
cho học sinh nói tên nốt nhạc.
- Cho HS luyện các nốt: Đồ, Rê, Mi,
- HS Luyện cao độ trên đàn.
Son, La.
- Trong bài TĐN có những hình nốt gì?

Đô Rê
Mi
Son
La
- Cho HS gõ âm hình tiết tấu: Đen đen
trắng - Đen đen trắng.
- HS gõ tiết tấu.
x x
x

x x
x
- GV đàn giai điệu kết hợp đọc mẫu bài
TĐN só 1.
- GV dùng tiếng đàn làm mẫu hướng
dẫn học sinh tập đọc nhạc từng câu theo
lối móc xích cho đến hết bài.
- GV cho HS đọc lại nhiều lần theo
nhóm, cá nhân.
- GV lưu ý sữa sai (nếu có).
- GV đệm đàn cho học sinh đọc nhạc
kết hợp ghép lời bài TĐN.
- Cho HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp
gõ theo phách bài TĐN. Chú ý gõ
phách mạnh, phách nhẹ.
- Cho HS thực hiện theo nhóm.
+ Nhóm 1:
Đọc nhạc gõ theo phách.
+ Nhóm 2:
10’ Hát lời gõ theo phách.
- GV đệm đàn học sinh đọc nhạc kết
2’ hợp ghép lời ca.
Hoạt động 3: Giới thiệu một vài nhạc
cụ dân tộc.
4. Cũng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khắc sâu các ý cần
ghi nhớ.
- gọi học sinh nhắc tên các loại nhạc cụ

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn
của GV.
- HS thực hiện luân phiên.
- HS lắng nghe sửa sai.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện luân phiên theo
nhóm.

- HS thực hiện.
- Tiến trình thực hiện như đã
chuẩn bị.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
11


đã học.
- HS đọc tên các loại nhạc cụ
- Dặn học sinh chép bài TĐN số 1 vào đã học.
vở chép nhạc.
- HS lắng nghe.
*. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang
nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em
ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không
quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và
tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối
từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em

phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra
sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc
còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hỗ trợ
cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như:
dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…

Các hoạt động dạy và học Môn Âm
nhạc

12


Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em
cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp
còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà (yêu cầu các em khi
học nội dung Tập đọc nhạc phải có vở chép nhạc).

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các
phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê
hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt:
Kết quả đánh giá học lực môn Âm nhạc học kì I năm học 2017 - 2018 trên
6 lớp học của cả 2 khối 4, 5 không còn học sinh chưa hoàn thành, học sinh hoàn
thành tốt vµ hoµn thµnh ®· ®îc t¨ng lªn, trong đó phần tập đọc nhạc các
em thể hiện được tốt hơn, cụ thể ở khối lớp 5 như sau:
Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc
Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy
Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập đọc nhạc

Tỉ lệ học sinh chưa đọc được bài tập đọc nhạc

Đầu
năm
10%
60%
30%

Cuối học
kỳ I
25%
73%
2%

Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu
học đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng mà ta thường
gọi đó là kinh nghiệm của bản thân được đúc rút trong cả quá trình công tác
giảng dạy kết hợp với việc học tập trao đổi với bạn bè đồng nghiệp và tham
khảo nghiên cứu tài liệu. Hơn nữa người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp
dụng các phương pháp, biện pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
13


Về phía bản thân, với một số phương pháp, biện pháp nêu trên, qua thực
tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu quả của các phương pháp, biện pháp
này là khá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp, biện pháp này,
giáo viên có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối
tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng
nhau xây dựng nên những phương pháp, biện pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp
nhất đối với phân môn tập đọc nhạc để kết quả học tập của các em ngày càng

được nâng cao hơn.
Qua đề tài này tôi mong muốn các em học sinh cảm thấy thoải mái, hứng
thú hơn khi học phân môn tập đọc nhạc nói riêng và môn âm nhạc nói chung,
cũng như học các môn học khác, giúp phát triển một nền giáo dục toàn diện để
đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai của
đất nước.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Tôi nhận thấy “Những kinh nghiệm dạy nội dung Tập đọc nhạc đạt
hiệu quả trong bộ môn Âm nhạc ở khối 4 - 5 trường tiểu học Thị Trấn
Thường Xuân ” có thể ứng dụng và đạt được hiệu quả. Nó đã gớp phần tạo cho
các em niềm say mê âm nhạc, đem lại niềm vui thật sự cho các em trong giờ
học. Hầu hết các em đều nhớ được, nhớ lâu các kí hiệu âm nhạc đã học và áp
dụng tốt vào các bài Tập đọc nhạc.
Là một người giáo viên đòi hỏi tôi phải nắm được đối tượng học sinh, tìm
hiểu cụ thể về khả năng của từng đối tượng học sinh để tìm ra phương pháp
giảng dạy phù hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo
sự say mê trong học tập.
Qua quan sát thực tế tôi nhận thấy các em yêu thích bộ môn Âm nhạc nói
chung và phân môn Tập đọc nhạc hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết
quả học tập đã nâng lên, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện
bài tập.
Vì vậy, có thể ứng dụng đối với những giáo viên giảng dạy Âm nhạc trong
các trường Tiểu học toàn huyện cho lớp 4, 5.
3.2. Kiến nghị:
Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong
giảng dạy môn âm nhạc cho học sinh Tiểu học nói chung, nâng cao chất lượng
học tập phân môn tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học tôi xin có ý kiến đề xuất
như sau:

Bổ sung thêm những đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn để
đáp ứng nhu cầu học tập của các em như: nhạc cụ gõ đệm (song loan, trống, mõ,
…).
Một số tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu để có kiến thức chính xác,
phù hợp cho việc dạy - học.

14


Đề tài này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy trong những năm
qua tại trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân. Rất mong được sự góp ý của Hội
đồng giám khảo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Văn Nam

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Âm nhạc 5 ( Sách giáo khoa, sách giáo viên).
2. Âm nhạc và phương pháp dạy học (Nhà xuất bản giáo dục).
3. Tài liệu bồi dưỡng GV dạy các môn học lớp 5( Nhà xuất bản GD).

16



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Nam
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân
Kết quả
Cấp đánh giá
Năm học
đánh
giá
xếp
loại
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
(Ngành GD cấp
xếp loại
xếp loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
(A, B, hoặc C)
1.

2.

3.

4.


5.

Một vài kinh nghiệm dạy tốt
phân môn hát nhạc cho học
sinh lớp một ở Ttrường Tiểu
học Tân Thành 1.
Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy tập đọc
nhạc ở trường Ttiểu học.
Một vài kĩ năng dạy môn Âm
nhạc để phát huy tính sáng
tạo của học sinh Tiểu học.
Một vài kĩ năng dạy môn Âm
nhạc để phát huy tính sáng
tạo của học sinh Tiểu học.
Một số kinh nghiệm giúp học
sinh tiểu học tự tin trình diễn
các sản phẩm Âm nhạc.

Phòng GD&ĐT
huyện.
Phòng GD&ĐT
huyện.
Phòng GD&ĐT
huyện.

2007-2008
B
2010-2011

B
2012-2013
A

Sở GD&ĐT

2012-2013
C

Phòng GD&ĐT
huyện.

2015-2016
C

----------------------------------------------------

17



×