Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 4, 5 trường tiểu học thị trấn b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.97 KB, 30 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong
môn Khoa học lớp 4, 5 trường Tiểu học Thị Trấn B.
Tác giả: Phạm Kim Thanh – Trần Thị Cẩm Thi
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị Trấn B.
1. Lý do chọn đề tài:
Phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có
hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu
giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ
nội dung bài học. Nó làm thay đổi không khí lớp học, vui vẻ hơn, thân ái, thông
cảm. Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. Học sinh
thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn, tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn và kiến thức được
hệ thống và củng cố một cách chắc chắn hơn. Với những lợi ích mà phương
pháp trò chơi mang lại, chúng tôi mạnh dạn chọn “Kinh nghiệm vận dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 4,5” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5.
+ Giáo viên và học sinh lớp 5.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu tài liệu, điều tra, đàm thoại,
quan sát, tổng kết rút kinh nghiệm.
4. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Đề tài đề cập đến sự chuẩn bị, các bước tiến hành, hình thức tổ chức cho
một trò chơi học tập.
- Chỉ ra được từng bài cụ thể để vận dụng phương pháp trò chơi học tập
trong tiết học.
- Chỉ ra được mục tiêu của từng trò chơi đó để vận dụng cho phù hợp


5. Hiệu quả đề tài:


Sau khi vận dụng đề tài vào giảng dạy, chúng tôi nhận thấy các em học sinh
có tiến bộ rõ rệt, các em chủ động hơn trong giờ học, tiếp thu tốt nội dung bài,
kiến thức được khắc sâu và lớp học sinh động.
6. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này sẽ áp dụng vào dạy học môn Khoa học khối lớp 4, 5 và dạy tự
nhiên xã hội ở các khối lớp khác trong đơn vị; đồng thời phổ biến đến các đơn vị
bạn cùng thực hiện.
Dương Minh Châu, ngày 20 tháng 2 năm 2015.
Người thực hiện: Phạm Kim Thanh
Trần Thị Cẩm Thi

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Tiểu học đang
tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với các môn học khác,
Khoa học là một môn học có nhiều sự đổi mới, nó tích hợp rất nhiều kiến thức
từ sức khỏe, giới tính con người, vật chất, năng lượng ta sử dụng hàng ngày tới
sự tự nhiên của động, thực vật.
Môn Khoa học lớp 4, 5 có vai trò rất quan trọng, giúp các em khám phá thế
giới tự nhiên xung quanh, biết cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng
đồng. Tuy bản chất là cung cấp kiến thức khoa học song trong sách giáo khoa
lớp 4, 5 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình
ảnh và các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức
không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một tiết học
khoa học được tiến hành ra sao để có chất lượng cao? Cho dù giáo viên có tích
cực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ học khoa học vẫn diễn ra với các
hoạt động không mấy mới lạ, đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với nhiều

tranh ảnh đẹp, giàu màu sắc, các em được lôi kéo vào xem một cách hồn nhiên.
Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt mục
tiêu bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Khoa học mà không có thí nghiệm thì
cũng lặp lại các lệnh: quan sát, đàm thoại, mô tả… thì dễ làm các em mệt mỏi.
Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy
học.
Bên cạnh hoạt động chủ đạo là học thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè
vẫn tồn tại, cần được thỏa mãn. Nếu giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa
nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em
“học mà chơi, chơi mà học” thì học sinh sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu
kết quả của việc dạy học sẽ đạt tốt hơn. Đây cũng là đặc thù của phương pháp
dạy học đặc biệt: Phương pháp trò chơi. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là
đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi nhưng có nội dung gắn liền với bài
3


học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống
mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng
thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm vận dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 4, 5 trường Tiểu học Thị
Trấn B” để nghiên cứu, với hi vọng giúp các em yêu thích môn Khoa học, học

tốt môn Khoa học, góp phần nâng cao chất lượng môn Khoa học lớp 4, 5.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng tôi muốn giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức khoa học lớp 4, 5
một cách chắc chắn, tiết học khoa học sinh động nhằm nâng cao chất lượng học
tập môn Khoa học của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học

lớp 4, 5 trường Tiểu học Thị Trấn B.
- Giáo viên và học sinh khối lớp 4, 5.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 5A, 5B, 4A, 4B trường Tiểu học Thị Trấn B năm học 20142015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra: Nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết,
nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
5.3. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh để hiểu tâm tư, nguyện
vọng, những khó khăn, vướng mắc, của các em. Trao đổi với Ban giám hiệu nhà
trường, với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
4


5.4. Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh qua mỗi tiết học chính khoá
cũng như tiết bồi dưỡng để phát hiện khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động.
5.5. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Để kiểm nghiệm tính thực thi,
khả năng và tác dụng của trò chơi vào bài học đã thiết kế để điều chỉnh cho hợp
lý.
6. Giả thuyết khoa học:
Một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự
ảnh hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là
hình thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép,
miễn cưỡng.
Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng phương pháp Trò chơi học tập lại
chưa biết lựa chọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp Trò chơi học tập
cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài
học nên việc tổ chức Trò chơi học tập chưa đạt hiệu quả cao .
Thực tế, phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những

giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho
các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều
kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học. Đa số học sinh rất muốn
được tham gia Trò chơi học tập vì nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có
được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm. Quá trình học tập còn trở thành
một hình thức vui chơi hấp dẫn. Học sinh trở nên nhanh nhẹn, cởi mở hơn. Học
sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn và học sinh được hệ thống và củng cố kiến
thức một cách chắc chắn hơn.

5


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa
tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi này. Bởi vậy phương pháp Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng
dạy. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc tập
thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Phương pháp tổ chức trò chơi
không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn
tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy,
tưởng tượng của học sinh.
1.1. Các văn bản chỉ đạo:
- Thực hiện thông tư số 14/2001/CT.TTg ngày 01 tháng 6 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành V/v đổi mới nội dung chương trình giáo dục
phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai đại trà chương trình
sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003.
- Quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 ban
hành chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học, trong đó có chuẩn kiến
thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học.

- Công văn số 9832/BGD & ĐT – GDPT về việc hướng dẫn thực hiện
chương trình các môn học từ lớp 1 đến lớp 5.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học
cấp Tiểu học của BGD &ĐT ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2011.
- Thông tư 30/2014/TT- BGD&ĐT, ngày 28/8/2014, ban hành quy định
đánh giá học sinh Tiểu học.
1.2 Các quan niệm khác:
Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa, đòi hỏi người
giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Khi áp dụng phương pháp dạy
6


học mới thì yêu cầu phải có hình thức tổ chức dạy học tương ứng, phù hợp để
tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều
hơn. Đặc biệt, với môn Khoa học, nội dung của môn học liên quan đến sức
khoẻ con người, đến vật chất, năng lượng, thực vật, động vật đặc biệt là liên
quan đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, với nội dung
kiến thức nhiều và rộng như vậy, nên bắt buộc người học phải có tư duy logic,
biết phân tích và tổng hợp kiến thức nhanh. Thế nhưng, với những đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh lớp 4, 5 thì việc này gây không ít khó khăn trong quá
trình học tập. Vì thế, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, khai thác hết
khả năng của học sinh là một điều rất cần thiết và nên làm để đem lại hiệu quả
chất lượng cao trong dạy và học. Bên cạnh đó, người giáo viên phải là người
thầy giỏi và hiểu tâm lí học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù
hợp.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1 Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Trong dạy học Khoa học lớp 4, 5 ở Tiểu học, đặc biệt là dạy các bài trong
chủ điểm Con người và sức khoẻ, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì
phương pháp Trò chơi học tập luôn được sử dụng. Ở hai dạng chủ điểm này thì

giáo viên và học sinh đều quan sát trên đồ dùng, ngoài ra cần dùng hỗ trợ thêm
các phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương
pháp thảo luận nhóm, phương pháp giảng giải minh họa.
Thực tế, qua nhiều năm giảng dạy và dự giờ hội giảng cấp trường, cấp
huyện chúng tôi nhận thấy:
+ Học sinh chưa chủ động, chưa sáng tạo và nhạy bén trong các hoạt động
học tập, các em chưa thực sự tự giác tham gia các hoạt động. Đa phần học sinh
còn chờ đợi sự phân công của giáo viên rồi tham gia hoạt động một cách gượng
ép nên không phát huy hết năng lực sáng tạo của bản thân dẫn đến kết quả học
tập chưa cao.
7


+ Ngoài ra, số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được
kết quả sau trò chơi học tập chưa cao. Và vẫn còn học sinh muốn được tham gia,
nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết
quả sau trò chơi học tập và cũng có học sinh chưa muốn tham gia trò chơi.
Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả
là do một số nguyên nhân sau:
- Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục
đích gì?
- Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng-phạt”, giữa
các đội chơi.
- Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
- Trò chơi quá khó, các em không thể tham gia.
- Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến
tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì.
Sau đây là bảng thống kê kết quả học Khoa học của học sinh sau 4 tuần đầu
năm học 2014 - 2015:


LỚP

TSHS

Tích cực, chủ

Nhạy bén,

Sáng tạo, đạt

động trong hoạt

nhanh nhẹn

kết quả sau hoạt

động
Đạt
Chưa

trong hoạt động
Đạt
Chưa

động
Đạt
Chưa

đạt


đạt

Ghi chú

đạt
8


5A

34

5B

34

4A

31

4B

29

5

29

12


22

15

19

14,7%

85,3%

35,3

64,7%

44,1%

55,9%

7

27

%
8

26

12

22


20,5%

79,5%

23,5

76,5%

35,3%

64,7%

6

25

%
9

22

12

19

19,3%

80,7%


29,0

71,0%

38,7%

61,3%

8

21

%
10

19

13

16

27,6%

72,4%

34,5

65,5%

44,8%


55,2%

%
Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập đòi hỏi
phải có sự nỗ lực phấn đấu của cả thầy và trò. Do đó, trong quá trình giảng dạy
chúng tôi luôn cố gắng suy nghĩ và rút ra cho mình kinh nghiệm và vận dụng
phương pháp trò chơi vào dạy học sao cho chất lượng học tập đạt một cách cao
nhất.
2.2. Sự cần thiết của đề tài:
Không phải quá trình dạy học nào cũng đưa đến cho ta một kết quả toại
nguyện. Vì trong thực tế người dạy gặp không ít khó khăn bởi khả năng tiếp thu
và điều kiện học tập của mỗi học sinh đều khác nhau. Cũng như khả năng khác
nhau của mỗi người thầy. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là một việc làm
hết sức quan trọng; nhằm giúp giáo viên đúc kết những kinh nghiệm để có
những biện pháp và cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và tình hình
thực tế.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra:
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh nhưng có
ba nguyên nhân chính sau đây tác động trực tiếp đến học sinh:
9


a. Về phía giáo viên:
Giáo viên khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn nội
dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò chơi
đưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức trò
chơi học tập chơi chưa đạt hiệu quả cao. Thiết kế trò chơi chưa phong phú và cách
tổ chức chưa hay. Điều đó cũng là trăn trở của chúng tôi khi dạy học sinh môn

Khoa học về phương pháp tổ chức trò chơi học tập.
b. Về phía học sinh:
Theo phương pháp dạy học mới thì học sinh là người chủ động lĩnh hội
kiến thức dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, trong khi tổ chức trò
chơi cho học sinh chúng tôi nhận thấy các em rất nhút nhát, thiếu tự tin, những
đồ dùng mà giáo viên yêu cầu các em chuẩn bị thì không có… Đây chính là
hạn chế chủ yếu của các em học sinh vùng nông thôn, vì sự hiểu biết, vốn từ
của các em không nhiều, các em ít có điều kiện tiếp xúc với tranh ảnh, sách
báo.
c. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng có tác
dụng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi. Tuy nhiên,
điều kiện cơ sở vật chất hiện nay còn thiếu thốn, chưa phù hợp, bàn ghế sắp
xếp cố định không có thời gian thay đổi, không gian nhỏ hẹp.
3.2. Giải quyết vấn đề:
3.2.1. Về phía giáo viên:
Để nâng cao chất lượng dạy học môn khoa học lớp 4, 5, chúng tôi đã thực
hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò
chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học

10


Trò chơi học tập không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con
đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Trong các tiết học
khoa học, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều
rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình thức học tập, làm không khí trong lớp học
được thoải mái, dễ chịu hơn, làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức
vui chơi hấp dẫn; học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn và nhất là học sinh

được củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính
là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người
mới: Con người xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp
học tập có hiệu quả của học sinh . Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện,
làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần
hợp tác. Đó là phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở
người học.
Giải pháp 2: Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội
dung trò chơi.
Không phải tiết Khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò
chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì
thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn
phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt
các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học
sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng
phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Trò chơi học tập phải đạt các yêu
cầu: Trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia; trò chơi phải thu hút
được đa số học sinh tham gia; trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện; trò chơi
không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp
theo của tiết học và quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không
đơn thuần là trò giải trí.

11


Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên
cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó.
Giải pháp 3: Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.
Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh

hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, củng cố hay khắc
sâu, hệ thống được những kiến thức gì?
Phần lớn Trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 4, 5 ở hai dạng kiến
thức: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống
hoá kiến thức đã học. Địa chỉ cụ thể như sau:
3.1. Trò chơi khoa học lớp 4
a) Trò chơi để hình thành kiến thức mới.
Tên bài

Tên trò chơi

Mục đích trò chơi

Bài 6: Vai trò của vi- Ai nhanh hơn?

Biết tên và nguồn gốc thức ăn

ta-min, chất khoáng và

chứa vi-ta-min, khoáng chất và

chất xơ

chất xơ

Bài 7: Tại sao cần ăn Đi chợ

Biết lựa chọn thức ăn từng bữa

phối hợp nhiều loại


phù hợp cho sức khỏe

thức ăn?
Bài 8: Tại sao cần ăn Ai nhanh, ai đúng? Lập danh sách tên các món ăn
phối hợp đạm động

chứa nhiều chất đạm

vật và đạm thực vật?
Bài 15: Bạn cảm thấy Đóng vai

Biết nói với người lớn khi trong

thế nào khi bị bệnh?

người cảm thấy khó chịu, không
bình thường

Bài 31: Không khí có Thi thổi bong bong Phát hiện không khí không có
những tính chất gì?
Bài 37: Tại sao có

hình dạng nhất định
Chơi chong chóng Chứng minh không khí chuyển
12


gió?


động tạo thành gió

Bài 35: Bài 41: Âm Tiếng gì? Ở phía Phát triển thính giác: phân biệt
thanh.

nào thế?

âm thanh, nơi phát ra âm thanh

Bài 43: Âm thanh Làm nhạc cụ

Nhận biết âm thanh có thể nghe

trong cuộc sống

cao, thấp khác nhau

Bài 52: vật dẫn nhiệt Đố bạn, tôi là ai, Giải thích được việc sử dụng các
và vật cách nhiệt

tôi được làm bằng chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí
gì?

Bài 54: Nhiệt cần cho Ai nhanh, ai đúng? Chứng tỏ mỗi loài sinh vật có
sự sống

nhu cầu về nhiệt khác nhau

b) Trò chơi để củng cố hoá kiến thức
Tên bài


Tên trò chơi

Mục đích của trò chơi

Bài 1: Con người cần Cuộc hành trình Củng cố về những điều kiện để
gì để sống?

đến hành tinh khác

duy trì sự sống của con người

Bài 12: Phòng một số Trò chơi Bác sĩ

Củng cố cách phòng một số bệnh

bệnh do thiếu chất

do thiếu chất dinh dưỡng

dinh dưỡng.
Bài 18, 19: Ôn tập: Ai chọn thức ăn Khả năng áp dụng kiến thức vào
Con người và sức hợp lí?

việc lựa chọn thức ăn hàng ngày

khỏe
Bài 22: Mây được Tôi là giọt nước

Củng cố kiến thức về sự hình


hình thành như thế

thành mây và mưa

nào? Mưa từ đâu ra?
Bài 38: Gió nhẹ, gió Ghép chữ vào hình Củng cố về các cấp độ của gió
mạnh, phòng chống
bão.
Bài 42: Sự lan truyền Nói chuyện

qua Củng cố, vận dụng tính chất âm
13


âm thanh

điện thoại

thanh có thể lan truyền qua vật
rắn

Bài 46: Bóng tối

Hoạt hình

Củng cố, vận dụng kiến thức về
bóng tối

Bài 69: Ôn tập


Ai nhanh, ai đúng? Củng cố các mối quan hệ vô sinh và
hữu sinh, vai trò của cây xanh đối với
sự sống trên trái đất

3.2. Trò chơi Khoa học lớp 5:
a) Trò chơi để hình thành kiến thức mới.
Tên bài

Tên trò chơi

Bài 1: Sự sinh sản

Bé là con ai?

Mục đích trò chơi
HS nhận ra, mỗi trẻ em đều có
những đặc điểm giống bố, mẹ
mình.

Bài 2,3: Nam hay nữ?

Ai nhanh, ai đúng? HS biết phân biệt đặc điểm về
mặt sinh học và xã hội của nam
và nữ.

Bài 6: Từ lúc mới sinh Ai nhanh, ai đúng? HS hiểu 1 số đặc điểm chung của
đến tuổi dậy thì

trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10

tuổi.

Bài 14: Phòng bệnh Ai nhanh, ai đúng? HS biết tác nhân gây bệnh, sự
viêm não

nguy hiểm của bệnh viêm não.

Bài 16: Phòng tránh Ai nhanh, ai đúng? HS giải thích được HIV, AIDS là
HIV/AIDS

gì? các đường lây bệnh HIV,

Bài 17: Thái độ đối HIV lây hay không HS biết các hành vi tiếp xúc
với

người

nhiễm lây?

thông thường không lây HIV.

HIV/AIDS
Bài 35: Sự chuyển thể Ai nhanh, ai đúng? HS biết đặc điểm của chất rắn 14


của chất
Bài 36: Hỗn hợp

chất lỏng - chất khí.
Nhà khoa học trẻ


HS biết các phương pháp tách
các chất ra khỏi hỗn hợp.

Bài 37: Dung dịch

Đố bạn

HS biết phương pháp sản xuất
muối từ nước biển, sản xuất nước
cất tiêm .

Bài 39:Sự biến đổi hóa Bức thư bí mật

HS biết vai trò của nhiệt trong

học

biến đổi hoá học.
b/ Trò chơi để củng cố hoá kiến thức
Tên bài

Tên trò chơi

Mục đích của trò chơi

Bài 7: Từ tuổi vị thành Ai, đang ở giai Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị
niên đến tuổi già

đoạn nào?


thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi
già.

Bài 10: Thực hành nói Chiếc

ghế

nguy Thực hành để củng cố sự hiểu

“Không” đối với các hiểm

biết về tác hại của chất gây

chất gây nghiện

nghiện.

Bài 11: Dùng thuốc an Ai nhanh, ai đúng? Củng cố về giá trị dinh dưỡng của
toàn

thuốc và cách sử dụng thuốc an
toàn.

Bài 18: Phòng tránh bị Ứng xử khôn khéo

HS biết cách ứng xử khi bị xâm

xâm hại


hại.

Bài 20,21: Ôn tập con Ai nhanh, ai đúng? Củng cố cách phòng tránh 1 số
người và sức khỏe
Bài 34: Ôn tập học
kì I

bệnh thường gặp đã học.
Ô chữ kì diệu

Củng cố kiến thức về chủ đề:Con
người và sức khoẻ.

Bài 49,50: Ôn tập: vật Ai nhanh, ai đúng? Củng cố về tính chất 1 số vật liệu
15


chất và năng lượng

và sự biến đổi hoá học.

Bài 52: Sự sinh sản Ghép chữ

Củng cố về sự sinh sản ở thực vật có

của thực vật có hoa

hoa.

Tiết 63: Tài nguyên Ai nhanh, ai đúng? Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên

thiên nhiên.
Tài

nguyên

và tác dụng của chúng.
thiên Ai nhanh,ai đúng?

Hệ thống kiến thức về môi

nhiên

trường.

Bài 69: Ôn tập: Môi Chữ gì?

Củng cố kiến thức có liên quan

trường và tài nguyên

đến sự ô nhiễm môi trường.

thiên nhiên.
- Khi nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo,
hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh .
- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn
của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc. Để
có được điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý; hợp lý về
thời gian; hợp lý về hình thức chơi; về luật chơi; về hình thức khen thưởng.
Giải pháp 4. Cách xây dựng trò chơi học tập.

Giáo viên có thể tổ chức một hoạt động học tập thành một trò chơi học
tập khi đã có đủ các điều kiện sau:
- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.
- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.
- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết
định sự thành công hay không của trò chơi.
4.1. Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh tham gia trò chơi.
16


Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi “Trò chơi học tập” nói
riêng, giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ
dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào? Từ đó, giáo viên dành thời gian để
chuẩn bị.
*Ví dụ những đồ dùng học tập trong trò chơi khoa học lớp 4
+Trò chơi: " Ai nhanh – ai đúng": Bài 2: Trao đổi chất ở người
GV chuẩn bị 2 bộ thẻ từ (12 tấm thẻ bìa) như dưới đây. Mỗi đội sẽ nhận 6
tấm thẻ.
Khí ô-xi

Khí các-bô-níc

Thức ăn

Nước uống

Nước tiểu, mồ hôi


Phân

+ Trò chơi “Nói chuyện qua điện thoại”, Bài 42: Sự lan truyền âm thanh
Chuẩn bị theo nhóm: 2 cái lon, sợi dây mềm.
+ Trò chơi: Làm nhạc cụ, bài Âm thanh trong cuộc sống
Các nhóm chuẩn bị : 5 cái chai, nước (đổ nước vào chai từ vơi đến đầy)
*Ví dụ những đồ dùng học tập trong trò chơi khoa học lớp 5
+ Thực hiện trò chơi tiếp sức “HIV lây hay không?’’ (T17 – trang 6)
Cần chuẩn bị: - 2 bộ thẻ chữ ghi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm hoặc không
lây nhiễm như:
Dùng chung dao cạo

Cùng chơi bi

Nghịch bơm kim tiêm
đã sử dung

Xâm mình chung dụng cụ
không khử trùng

Bị muỗi đốt

Uống chung li nước

17


Mặc chung quần áo

Khoác vai


- 2 bảng từ có nội dung giống nhau:
Các hành vi có nguy cơ lây
nhiễm HIV

Các hành vi không có nguy cơ
lây nhiễm HIV

+ Ví dụ: Trò chơi “ Bức thư bí mật”, Bài 38, 39: Sự biến đổi hóa học.
Thực hiện theo nhóm học sinh (4 đến 6 HS)
Mỗi nhóm cần chuẩn bị: Một ít giấm (nước chanh), một que tâm, một
mảnh giấy, diêm, nến.
+ Ví dụ: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”, Bài 36: Hỗn hợp, Khoa học 5
Cần chuẩn bị:
Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị : một bảng con, phấn viết.
Giáo viên: Một cái chuông nhỏ hoặc cái còi.
- Sự chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh
tham gia. Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến
thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi. Sự chuẩn bị cho một
trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm .
Ví dụ: Để chuẩn bị “Chiếc ghế nguy hiểm” cho trò chơi bài: Thực hành
nói “không” đối với các chất gây nghiện - trang 20, (Khoa học 5) giáo viên chỉ
cần lấy luôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh không
phát hiện được bên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo
được sự tò mò, tâm trạng hồi hộp của học sinh khi đến gần chiếc ghế, chiếc ghế ấy
sẽ thu hút học sinh tham gia vào trò chơi.
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia vào
trò chơi. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí thời gian
18



cho các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý. “Trò chơi học tập” cũng là
một hoạt động trong tiết học. Bởi vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian, thời điểm
phù hợp cho mỗi trò chơi.
4.2. Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.
Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục
tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý.
Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra
đầu tiết học hoặc đầu một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng cố nội
dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối một phần nội dung
vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác
định thời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc
thời gian của tiết học khác.
Ví dụ: Khoa học lớp 5
- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” (Tiết 14 - trang 30 ), đây là hoạt động
đầu tiên của tiết học, cũng là một hoạt động chính giúp học sinh hiểu được:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não.
+ Tác hại của bệnh viên não.
+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não.
+ Đường lây truyền bệnh viêm não.
Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 15 - 17 phút để học sinh có đủ thời gian để
đọc các thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng. Đáp
án đúng chính là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho
bản thân.
- Trò chơi: Ghép chữ (Tiết 52 - trang 106 - Khoa học lớp 5) đây là trò
chơi có mục đích để củng cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo
viên không cần quá nhiều thời gian cho trò chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt

19



động khác, chỉ cần từ 5 - 7 phút, đủ để học sinh đọc nhanh nội dung ghi trên các
tấm bìa rồi gắn vào: Sơ đồ nhị và nhụy của hoa.
- Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết
dạy. Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời
điểm cho hợp lý giáo viên cần xác định địa điểm, số lượng học sinh tham gia
chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả 3
đối tượng học sinh.
4.3. Địa diểm và đối tượng học sinh tham gia trò chơi.
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò
chơi cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp
Ví dụ:
- Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các học sinh
được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội
chơi, như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? (Tiết 16 – Khoa học 5), Hay trò chơi:
Chiếc ghế nguy hiểm (Tiết 20 – Khoa học 5), mặc dù đây là trò chơi để củng cố
nội dung nhưng tất cả học sinh cần được tham gia, các em cần xếp thành hàng
dọc để lần lượt đi qua chiếc ghế nguy hiểm. Bởi vậy, nếu trời không mưa, các
em sẽ xếp hàng ngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc ghế vào lớp. Nếu trời mưa,
giáo viên cần sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh xếp hàng trong lớp.
Những việc chuẩn bị này, dù là rất nhỏ nhưng giáo viên cũng cần để ý tới
để chủ động trong mọi tình huống.
Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi học tập cho các
em tham gia sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả tốt, đó là
điều hết sức quan trọng.
Giải pháp 5. Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
20



- Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
+ Ví dụ: “Chiếc ghế nguy hiểm”; “Bức thư bí mật”; “Ô chữ kì diệu”…
- Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để
làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?... từ đó học sinh xác
định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động
mà mình phải tiến hành.
- Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.
- Hình thức “thưởng - phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.
Bước 2: Học sinh tham gia chơi. (Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia
trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này học sinh là người
quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy
nhiên ở một số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán
thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần quan
sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi củng cố nội
dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ tay, (nhưng
không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên.
Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này.
Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là
trọng tài để phân định “thắng - thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra
để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức đã học.
- Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi) báo cáo kết quả.
- Trọng tài đánh giá, phân định “thắng - thua” tuyên dương đội thắng
cuộc.
21



- Em học tập được gì qua trò chơi?
Ví dụ: Trò chơi “Đóng vai”, Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh Khoa học lớp 4.
Bước 1: GV hướng dẫn luật chơi và cách chơi
- Mỗi nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm:
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến.
Bước 3: Trình diễn, đánh giá
- Các nhóm lên đóng vai, các học sinh khác theo dõi và đặt mình vào nhân
vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chón cách
ứng xử đúng.
- Nhóm nào thể hiện được sự hiểu biết tốt nhất là thắng.
Ví dụ: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? Bài 14: Phòng bệnh viêm não Khoa học lớp 5
Bước 1: Giáo viên giới thiệu:
- Viêm não là một loại bệnh hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là
gì? lứa tuổi nào hay mắc bệnh? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Các em sẽ khám
phá qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”.
- Mỗi tổ thành một đội chơi, các em sẽ cử đội trưởng cho đội mình.
- Các em sẽ đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 20, bàn bạc trong đội
để chọn câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả đội thống nhất, đội
trưởng sẽ ghi đáp án theo thứ tự câu hỏi vào bảng phụ.
- Sau 7 phút đội nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh nhất và đúng nhất là
thắng cuộc, đội thắng cuộc sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.
22


Bước 2:
Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.

Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh còn lúng túng ).
Bước 3: Nhận xết, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả. Mỗi đội có thể trả lời thêm một số câu hỏi mà
trọng tài đưa ra:
+ Vì sao từ 3 - 5 tuổi hay mắc bệnh viêm não?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Trọng tài phân định “thắng - thua”, thưởng cho đội thắng một tràng pháo tay.
- Em rút ra được kiến thức gì qua trò chơi này?
Với cách tiến hành như trên, các em sẽ chủ động tìm tòi và phát hiện kiến
thức mới cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân .
Ví dụ: Trò chơi Ghép chữ vào hình - Bài 52: Sự sinh sản của thực vật có
hoa - Khoa học lớp 5
Bước 1: Giáo viên giới thiệu:
- Để thể hiện lại quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa, cô sẽ tổ
chức cho các em chơi trò: “Ghép chữ vào hình”.
- Có 2 đội chơi, mỗi đội 7 em, các em sẽ chọn tấm thẻ có ghi chú thích (hạt
phấn; ống phấn; bao phấn; bầu nhụy; đầu nhụy; noãn; vòi nhụy) để gắn vào sơ
đồ câm: “Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa”. Mỗi em chỉ được gắn một lần,
bạn sau có thể sửa lại cho bạn trước trong đội của mình, hết lượt mình, sẽ xuống
đứng vào cuối hàng của đội. Đội nào nhanh và đúng hơn là đội thắng cuộc, thời
gian tối đa là 3 phút.
- Giáo viên cử học sinh tham gia chơi, (có đủ cả 3 đối tượng ).
Bước 2 Thực hiện trò chơi
Học sinh chơi như đã hướng dẫn.
23


Bước 3 Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả của đội. (chỉ vào từng bộ phận và nêu tên của
bộ phận đó).

- Trọng tài nhận xét, phân định “thắng - thua”, tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Em học được gì qua trò chơi?
Học sinh có thể học tập được về: nội dung, kiến thức của bài học; về sự cẩn
thận khi làm việc; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi hoạt động .
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến
khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh giá,
nhận xét rồi đi đến nội dung bài học cần rút ra, tôi thấy kết quả việc dạy và học
ở lớp chúng tôi dạy đã có sự thay đổi.
3.2.2. Về phía học sinh:
Mục tiêu cần đạt được đó là tạo cho người học sự sôi nổi, hứng thú, thoải
mái nhằm đi đến cái đích người học tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất, dễ
hiểu nhất, dễ nhớ nhất và dễ vận dụng nhất, không lạm dụng về thời gian, không
gây ảnh hưởng chi phối đến những vấn đề khác. Mặt khác, là động cơ thúc đẩy
người học đam mê, ham tìm tòi khám phá tri thức một cách tự giác, chủ động.
Ngay từ đầu năm học, chúng tôi làm công tác điều tra cơ bản là lấy thông
tin từng hoàn cảnh gia đình học sinh, biết điều kiện sống từng em, tìm hiểu tính
cách, cá tính, trình độ năng lực, khả năng hiểu biết của các em. Sau đó phân loại
để có các cách khác nhau giúp đỡ các em. Chúng tôi dạy tốt tất cả các môn học
được phân công phụ trách, hướng dẫn kĩ cách các em học ở nhà, cách chuẩn bị
đồ dùng học tập để mang đến lớp. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới hai đối tượng học
sinh là nhóm đối tượng có cá tính mạnh và nhóm đối tượng tính cách e dè, nhút
nhát, ngại hoạt động để có hướng giúp đỡ cụ thể, chúng tôi luôn gần gũi trò
chuyện, quan tâm, động viên khuyến khích các em mạnh dạn thể hiện mình khi
tham gia các trò chơi, nhẹ nhàng hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn
trong các tình huống.
24


Hoạt động trò chơi mang tính thi đua, vì vậy giáo viên khuyến khích các
em có điều kiện tìm hiểu kiến thức trước ở nhà, mọi lúc mọi nơi, trong nhà

trường, ngoài xã hội, trong sách giáo khoa, sách tham khảo, học ở cha mẹ, người
thân, trên ti vi, báo chí… để khi đến lớp các em sẵn sàng tham gia trò chơi, có
cơ hội thi đua với bạn. Mặt khác, quá trình này luôn được diễn ra đan xen trong
các tiết học, không những đạt được mục đích hình thành kĩ năng, mà còn góp
phần quan trọng trong việc hình thành kĩ xảo, cách ứng xử linh hoạt cho học
sinh.
Việc tạo ra những điều lí thú, mới mẻ không những đáp ứng được nhu cầu
học tập của học sinh ngày càng nâng cao mà còn tạo nên niềm tin yêu, thắt chặt
tình đoàn kết giữa trò với trò, trò với thầy. Thúc đẩy động cơ học tập của người
học đi đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục toàn diện trong thời đại
hiện nay
3.2.3. Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn
Khoa học
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, nó
có tác dụng phụ trợ đắc lực cho giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi môn
Khoa học. Trong nhà trường hiện nay, cơ sở vật chất có nhưng chưa đủ, chưa có
cụ thể cho từng tiết học của từng môn học. Để khắc phục tình trạng này, trước
hết nhà trường phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như
bảng phụ giáo viên, bảng nhóm học sinh, nam châm, bút lông, giấy khổ lớn,
tranh ảnh, mô hình, vật mẫu... đầu tư cho thư viện thêm sách tham khảo, sách
chuyên đề phù hợp với nhà trường Tiểu học. Bên cạnh đó người giáo viên phải
nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học đơn giản phù hợp cho từng tiết dạy, đồng
thời huy động đồ dùng từ phía học sinh, yêu cầu, phân công, hướng dẫn các em
mang theo đồ dùng học tập đơn giản có ở gia đình.
4. Kết quả đề tài:
Trong thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng tìm các biện pháp để khắc phục
những khó khăn mà học sinh và giáo viên còn mắc phải trong khi sử dụng
25



×