Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 trường TH hạ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.81 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
NỘI DUNG TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4&5
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ TRUNG, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Lê Thị Kim Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hạ Trung
SKKN thuộc mơn: Âm nhạc

THANH HĨA NĂM 2019
0


MỤC LỤC

Mục
Nội dung
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận.
2. Thực trạng việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 Trường


TH Hạ Trung, huyện Bá Thước”.
3. Các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học dạy
tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 Trường TH Hạ Trung, huyện
Bá Thước”.
Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận dạng các kí hiệu ghi nhạc và
nắm chắc nguyên tắc sắp xếp các nốt nhạc trên khuông.
Biện pháp 2: Thông qua các tiết học rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng cơ bản.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh và đọc tốt một
bài Tập đọc nhạc.
Biện pháp 4: Giúp học sinh hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc.
Biện pháp 5: Kiểm nghiệm tổ chức dạy thông qua việc đổi mới
xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện.
4.

III.
1.
2.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động nâng
cao chất lượng dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 Trường
TH Hạ Trung, huyện Bá Thước”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Kết luận.
Kiến nghị.

Trang
1
1
2

2
2
3
3
3
5

5

6

8

9
10

12

14
14
14

I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước: Nghị quyết TW2 khoá VIII đã khẳng định: “Chiến lược phát triển giáo


dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực của CNH, HĐH, phát triển
kinh tế và trí thức từ nay đến năm 2020”. Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục chủ

yếu là hình thành nên những con người phát triển toàn diện về các mặt: “đức - trí
- thể - mỹ”. Giáo dục là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học
đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con
người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân [1].
Môn Âm nhạc ở trường Tiểu học không nhằm đào tạo nên những nhạc sĩ,
ca sĩ hay nhạc công, bởi lẽ đối tượng ở đây là học sinh có năng khiếu hay khơng
có năng khiếu, u thích hay khơng u thích Âm nhạc... điều quan trọng là
thơng qua việc học Âm nhạc làm một phương tiện tác động vào thế giới tinh
thần của học sinh, tổ chức cho các em được hoạt động, vui chơi với Âm nhạc.
Từ đó góp phần phát triển những năng lực tiềm ẩn, cùng với các mơn học khác
hình thành trình độ học vấn và nhân cách cho các em.
Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc nhưng vẫn
không làm các em quá sức mà vẫn lĩnh hội được kiến thức và tự tin vào năng
lực học tập của mình để học tốt hơn mơn Âm nhạc? Đó là điều mà tôi cũng như
nhiều giáo viên Âm nhạc khác đã và đang có những cố gắng thực hiện dạy học
theo phương pháp đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, để đảm bảo nâng cao
chất lượng các giờ dạy học.
Kết quả học phân môn tập đọc nhạc của học sinh lớp 4,5 là chưa đạt mục
tiêu bởi do PPDH đang còn áp dụng vào sách giáo khoa, chất lượng học sinh
không đồng đều, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được trong công tác dạy và học.
Ở lớp 4,5 ngồi việc học hát các em cịn được tập đọc các bài tập đọc
nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được
ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc, vì vậy việc học âm nhạc ở
lớp 4,5 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các
em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khng nhạc có khố son đó là
một phân mơn mới, phân mơn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả
năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục
văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết.
Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chuyên nghành sư phạm Âm
nhạc, được phân công về giảng dạy tại trường Tiểu học Hạ Trung, huyện Bá

Thước, tỉnh Thanh Hóa, một trường thuộc xã miền núi đặc biệt khó khăn của
huyện, các em học sinh đều là dân tộc Mường, đời sống kinh tế đang còn nhiều
khó khăn. Lâu nay nhà trường khơng có giáo viên chuyên biệt dạy môn Âm
nhạc, mà chỉ được học môn Âm nhạc qua các giáo viên không chuyên nên kết
quả của việc học môn Âm nhạc của các em chưa đạt theo yêu cầu. Các em chỉ
được giáo viên hướng dẫn và tập hát các bài hát, đối với khối 4,5 có thêm phân
mơn tập đọc nhạc nhưng vì giáo viên dạy không chuyên nên việc truyền tải kiến
thức nhạc lý để áp dụng vào việc học tập đọc nhạc của các em chưa đạt u cầu.
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học môn Âm nhạc ngày càng có
hiệu quả, tơi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất
1


lượng dạy học nội dung tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 Trường TH Hạ
Trung, huyện Bá Thước”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 trường TH
Hạ Trung, huyện Bá Thước.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Chương trình SGK mơn Âm nhạc lớp 4,5.
+ Việc nghiên cứu các tài liệu để xây dựng kế hoạch bài học còn nhiều hạn
chế, phương pháp để truyền đạt tốt một bài TĐN còn nhiều lúng túng, bởi theo
như quan niệm từ trước đến nay có nhiều người cho rằng: Chỉ những học sinh có
năng khiếu Âm nhạc mới học được nhạc…
+ Học sinh cịn xem nhẹ việc học mơn Âm nhạc, việc tiếp thu mơn học cịn
hạn chế, khi đọc nhạc cịn ghi chép tên nốt nhạc vàị vị trí các nốt nhạc trên
khng nhạc một cách thụ động, máy móc, khơng thuộc vị trí nốt nhạc trên
khng nhạc, giáo viên gọi đọc bài tập đọc nhạc còn thiếu tự tin vào khả năng
của mình, làm hạn chế tính phổ cập và giáo dục của môn nghệ thuật nhân văn
này.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu,
các văn bản có liên quan để đưa ra cơ sở lí luận phục vụ cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát việc tổ
chức sinh hoạt chuyên môn của các tổ, đưa ra các kết luận thực tiễn, đề ra các
giải pháp xử lí.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thu thập số liệu theo phương pháp
thống kê, phân tích số liệu đã thu thập được, đối chiếu các số liệu đã thống kê để
từ đó có phân tích, đánh giá, rút ra kết luận, đưa ra các giả thuyết khoa học.

II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2


Mơn nghệ thuật âm nhạc nói chung và âm nhạc trong trường Tiểu học nói
riêng nó giữ một vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh. Để dẫn dắt học sinh vào với thế giới âm nhạc là nhiệm vụ quan
trọng của 3 cấp học: Đó chính là sự mở cửa cho những bước đi chập chững đầu
tiên vào thế giới, các giá trị phong phú chứa đựng trong các tác phẩm âm nhạc
đóng góp trong việc hình thành và phát triển tình cảm đạo đức cho học sinh. Tuy
nhiên để hình thành và phát triển ở học sinh khả năng nhận biết các hình nốt
nhạc, ký hiệu, biết đọc các bài tập đọc nhạc trong chương trình Tiểu học và hiểu
được nội dung của từng bài tập đọc nhạc là việc làm cần thiết. Vì thế là một giáo
viên dạy mơn âm nhạc, tôi sẽ mang Âm nhạc đến gần với học sinh, để giúp học
sinh gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày.
Khả năng khám phá thế giới xung quanh của học sinh còn hạn chế, tư duy
của học sinh là tư duy tưởng tượng đang trên đà phát triển và hoàn thiện. Nên
các em dễ tiếp thu các bài hát, các bài tập đọc nhạc thường có lời ca ngắn gọn,

rõ ràng, dễ hát, dễ nhớ và dễ thuộc và nội dung bài hát rất gần gũi với con người.
Điều cuốn hút các em chính là nội dung tập đọc có lời ca. Vậy làm thế nào để
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc ở trường Tiểu học và mang phần tập đọc
nhạc đến gần hơn với học sinh lớp 4,5 mà vẫn không gây áp lực đối với học
sinh, ngược lại học sinh vẫn lĩnh hội được kiến thức và tự tin vào năng khiếu của
mình để học tốt hơn mơn giáo dục âm nhạc. Đó là điều mà tôi cũng như bao
giáo viên khác đã và đang cố gắng thực hiện dạy và học theo phương pháp đổi
mới của Bộ giáo dục và đào tạo, để đảm bảo nâng cao chất lượng các giờ học
nói chung và giờ âm nhạc nói riêng [2].
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4&5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ TRUNG HUYỆN BÁ THƯỚC.

Sau quá trình thực hiện dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học theo chương
trình SGK cho học sinh lớp 4,5. Tơi nhận thấy thực trạng về những hạn chế
trong dạy học Âm nhạc lớp 4,5 như:
* Đối với học sinh:
- Học sinh còn xem nhẹ môn Âm nhạc và chưa thực sự yêu thích mơn học.
- Hiểu và tiếp thu các kí hiệu ghi chép nhạc, nhận biết vị trí các nốt nhạc
trên khng cịn hạn chế.
- Khi đọc cịn dập khn, máy móc theo kiểu học thuộc lịng.
- Phần đa là học sinh khơng có năng khiếu cho nên khi đọc một bài TĐN
nghe có nhiều giọng cao, thấp, chênh phơ khác nhau; Ngân, nghỉ không đúng số
phách, số nhịp...
* Đối với giáo viên:
- Việc xây dựng kế hoạch bài học vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào SGV, chưa
có tính sáng tạo.
3


- Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức cịn dập khn, máy móc, chưa

thực sự phong phú.
- Cịn lúng túng khi dạy nội dung tập đọc nhạc.
- Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học cịn nhiều hạn chế.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Kết quả điều tra việc học môn Âm nhạc nội dung tập đọc nhạc của học sinh
khối lớp 4,5 ngay đầu năm học 2018- 2019 như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát: 121 HS.

T

H

C

Tiêu chí
SL

TL

SL

TL

SL

TL

HS nhận dạng đúng kí hiệu ghi nhạc

23


19,0

76

62,8

22

18,2

HS nhận dạng nhanh vị trí nốt nhạc trên
khng

15

12,4

80

66,1

26

21,5

HS đọc đúng cao độ bài Tập đọc nhạc

23


19,0

74

61,2

24

19,8

HS đọc và vỗ tay đúng tiết tấu bài Tập đọc
nhạc

22

18,2

78

64,5

21

17,3

HS đọc tốt bài Tập đọc nhạc

15

12,4


79

65,3

27

22,3

Với kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh nắm được các kí hiệu ghi nhạc và
vị trí các nốt nhạc trên khng cũng như tỉ lệ học sinh đọc tốt cao độ, tiết tấu
một bài tập đọc nhạc chưa nhiều. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh khơng nắm được
các kí hiệu ghi nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khng …thì vẫn cịn khá nhiều.
Qua quá trình điều tra và thực hiện để tìm hiểu về thực trạng học Âm nhạc
lớp 4,5 trường TH Hạ Trung. Tơi nhận thấy việc nhận dạng các kí hiệu ghi nhạc
và việc nắm bắt vị trí các nốt nhạc trên khng của các em cịn chậm, thậm chí
có nhiều em khơng nhớ, giọng đọc thì chưa có sự đồng đều, tiết tấu nắm chưa
chắc, phần đa các em đọc cịn chênh phơ khơng đúng cao độ. Từ những sự lệch
lạc trên dẫn đến nhiều em rất rụt rè, ngại ngùng và không tự tin khi được giáo
viên gọi đọc bài.

4


Qua quá trình dạy học thực tế, qua việc học của học sinh và trao đổi với
bạn bè đồng nghiệp, tơi đã tìm ra một số ngun nhân dẫn đến học sinh học
chưa tốt phân môn âm nhạc “ phần tập đọc nhạc” như sau:
+ Về giáo viên:
- Đa số giáo viên dạy phân môn âm nhạc, đều cảm thấy ngại dạy phần tập
đọc nhạc. Các tiết dạy chưa thể hiện phương pháp đổ mới.

- Giáo viên chưa giúp học sinh nắm vững vị trí và các ký hiệu ghi chép
nhạc trên khng nhạc.
- Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhất là phần
tập đọc nhạc.
- Giáo viên còn xem nhẹ việc kiểm tra bài cũ, việc chữa các lỗi sai khi đọc
nhạc của học sinh.
- Chưa khơi dậy cho học sinh lòng ham muốn và hăng say khi học âm
nhạc.
+ Về học sinh:
- Học sinh chưa nắm vững được vị trí, quy luật các nốt nhạc trên khuông
nhạc.
- Khi đứng trước các bài tập đọc nhạc thì học sinh đang cịn lúng túng
việc xác định tên nốt và giai điêu bài tập đọc nhạc.
- Khả năng, năng khiếu của học sinh không đồng đều khi đọc nhạc cịn
chênh, phơ, vốn kiến thức âm nhạc của học sinh còn hạn chế.
- Một số em chỉ ham thích học tốn, văn nên chưa chú trọng đến học âm
nhạc.
Tóm lại: Thực trạng cơng tác dạy phân mơn âm nhạc có nhiều thuận lợi
nhưng cũng khơng ít khó khăn. Tuy vậy khó khăn nào cũng có hướng giải quyết,
thuận lợi nào đều có thể phát huy. Xuất phát từ những thực trạng trên tơi đã
nghiên cứu, tìm tịi và đưa ra được một số giải pháp áp dụng cho học sinh lớp
4,5 về phần tập đọc nhạc.
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP ĐỌC
NHẠC Ở LỚP 4&5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ TRUNG, HUYỆN BÁ
THƯỚC.
Biện pháp1: Giúp học sinh nhận dạng các kí hiệu ghi nhạc và nắm
chắc nguyên tắc sắp xếp các nốt nhạc trên khuông:
- Để học sinh nhận dạng và nắm chắc vị trí các nốt nhạc trên khuông một

5



cách chính xác, nhanh thì ngay bài học đầu tiên trong chương trình lớp 4,5 giáo
viên cần cho các em ôn lại các ký hiệu và vị trí các nốt nhạc cơ bản, hay những
bài tập đọc nhạc tiếp theo ở chương trình lớp 4,5, cần đặt câu hỏi gợi ý để học
sinh nhớ lại các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3..
- Ở lớp 3 các em đã được làm quen với các kí hiệu ghi nhạc, nhận biết vị trí
các nốt nhạc trên khng. Vì vậy, để học sinh nhận dạng và nắm chắc vị trí các
nốt nhạc trên khng một cách chính xác, nhanh thì ngay bài học đầu tiên trong
chương trình lớp 4,5 tơi tiếp tục cho các em ôn lại một cách cơ bản, hay những
bài Tập đọc nhạc tiếp theo trước khi cho các em đọc xướng âm, tôi thường đặt
câu hỏi gợi ý để học sinh nhớ lại các kí hiệu ghi nhạc đã học, đồng thời dùng
que chỉ để học sinh nhận dạng:
Ví dụ: Ngồi các nốt đó ra cịn có những nốt nào khác?
Em hãy cho biết số chỉ nhịp của bài tập đọc nhạc?
Cho biết cao độ nốt thấp nhất và cao nhất trong bài?
Em hãy cho biết những hình nốt nhạc có trong bài?
Giáo viên chỉ thứ tự các nốt nhạc trên khuông và rèn kĩ năng nói, đọc tên
nốt nhạc trên khng có khố son cho học sinh từ chậm đến nhanh.
Để giúp học sinh nhớ tên nốt nhạc trên khuông một cách cơ bản, dễ hiểu
và luyện đọc kĩ năng viết nốt nhạc trên khuông nhạc có khố son, giáo viên cho
học sinh tập viết hình nốt nhạc lên trên khng nhạc có khố son hoặc cho học
sinh nhận dạng các hình nốt nhạc trong các bài hát.
Ví dụ: Em hãy viết lên khng nhạc có khố son các nốt nhạc sau:
+ La, với hình nốt trắng.
+ Đổ, Rê, Pha, La với hình nốt đen.
Biện pháp2: Thông qua các tiết học rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng cơ bản:
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp đặc trưng để hướng dẫn học sinh thể
hiện đúng tiết tấu (trường độ) của bài Tập đọc nhạc. Có thể áp dụng theo các

cách
+ Đọc tiết tấu bằng âm tiết tấu.
+ Đọc tiết tấu bằng âm tượng thanh.
+ Đọc tiết tấu theo cách phát triển theo đàn Oóc gan

6


* Luyện đọc tiết tấu:
Trong tập đọc nhạc ngoài việc đọc đúng cao độ thì việc đọc chuẩn về tiết
tấu tức là thể hiện độ dài ngắn của nốt nhạc (trường độ) là vấn đề cần thiết, gắn
liền. Vì vậy, khi đọc tiết tấu hoặc một bài Tập đọc nhạc yêu cầu bắt buộc học
sinh phải gõ theo phách, nhịp hay theo tiết tấu của từng bài do giáo viên yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các cách gõ bằng cách vỗ tay hoặc sử
dụng các nhạc cụ gõ. Có thể áp dụng theo hai cách sau:
a, Học sinh luyện đọc tiết tấu bằng âm tiết tấu:
- Với cách luyện đọc tiết tấu bằng âm tiết tấu sẽ giúp học sinh nhận dạng
được hình nốt nhanh trong bài tập đọc nhạc.
Ví dụ: Đọc tiết tấu:

đen

Vỗ Tay theo tiết tấu: x

đen đen trắng đen đen đen trắng.
x

x

x


x

x

x

x

b, Học sinh luyện đọc tiết tấu theo cách phát triển:
- Với cách luyện đọc theo cách phát triển giúp học sinh trong một câu tiết
tấu có thể vừa được luyện về tiết tấu, vừa được luyện về cao độ.
Ví dụ: Đọc cao độ theo tiết tấu:

s

Vỗ tay theo nhịp:

l

x

s

l

x

x


l

s
x

Cũng có thể khơng đọc mà chỉ vỗ tay theo âm hình tiết tấu:
Ví dụ: Vỗ tay theo tiết tấu:

x

x

x

x

x

x

* Luyện tập cao độ:
Trong Tập đọc nhạc, để học tốt một bài Tập đọc nhạc, việc đầu tiên các
em phải thực hiện là: Luyện cao độ qua thang âm với các bậc ổn định nhằm giúp
các em nắm chắc cao độ các nốt có trong bài. Vì vậy, tơi đã áp dụng một trong
hai cách sau:
7


a, Luyện cao độ trên khng nhạc bàn tay:
Năm ngón tay tượng trưng cho 5 dịng kẻ của khng nhạc. Giáo viên có

thể dùng ngón trỏ bàn tay phải hoặc dùng thước chỉ vào các ngón và kẽ tay cho
học sinh luyện đọc cao độ:
Ví dụ: Giáo viên chỉ thước vào dưới ngón út, học sinh đọc nốt Rê.
Giáo viên chỉ thước vào giữa ngón út, học sinh đọc nốt Mi.
Giáo viên chỉ thước vào ngón áp út, học sinh đọc nốt Son.
Giáo viên chỉ thước vào ngón giữa, học sinh đọc nốt Si.
Giáo viên chỉ thước vào các kẽ tay là các nốt còn lại, học sinh đọc
nốt Pha, La...
Với cách luyện tập cao độ qua trò chơi này làm cho khơng khí sơi nổi, hào
hứng và tiết kiệm được nhiều thời gian vì giáo viên khơng phải ghi chép bảng.
b, Luyện cao độ trên khuông nhạc:
Bằng cách luyện cao độ trên khng nhạc địi hỏi các em cùng một lúc
phải thực hiện hai kỹ năng: Vừa nhận biết các nốt nhạc trên khuông, vừa phải
đọc xướng âm đúng cao độ. Vì vậy, giáo viên phải chỉ chậm từng nốt dứt khoát,
rõ ràng. Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh luyện đọc giáo viên phải định hướng
cho các em luyện đọc nhiều các chỗ khó trong bài như các qng khơng ổn định.
Ngồi ra, khi các nhóm hoặc cá nhân đọc tôi thường cho các em nghe và tự nhận
xét lẫn nhau để tìm ra chỗ sai để sửa.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh và đọc tốt một bài Tập
đọc nhạc:
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp hỗ trợ của bộ môn để hướng dẫn
học sinh đọc đúng cao độ các nốt nhạc trên khuông theo giọng điệu đã xác định.
Áp dụng một trong hai cách sau:
+ Học sinh luyện cao độ trên khuông nhạc bàn tay.
+ Học sinh luyện cao độ trên khuông nhạc.
+ Học sinh luyên cao độ theo đàn Óoc gan
Đây là phần trọng tâm của các tiết học có nội dung Tập đọc nhạc.Vậy,
muốn giải quyết được một bài Tập đọc nhạc hoàn chỉnh học sinh cùng một lúc
phải thể hiện các kỹ năng sau:
- Học sinh xác định và tập nói tên nốt nhạc, khơng đọc cao độ (VD: Nốt

Son đen, nốt Mi trắng, nốt Đô trắng...)

8


- Tập tiết tấu: Giáo viên gõ câu tiết tấu trong bài Tập đọc nhạc, học sinh
nghe và thực hiện lại.
- Nói tên nốt theo tiết tấu: Học sinh chủ động nói tên nốt trong bài kết hợp
gõ tiết tấu vừa tập.
- Đọc cao độ, giáo viên đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài Tập đọc
nhạc, học sinh nghe và đọc theo (đọc cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp
hoặc đọc theo cặp hai nốt). Cách này có thể giúp các em được luyện thanh luôn.
- Học sinh đọc nhạc từng câu ngắn:
+ Giáo viên đàn chuỗi âm thanh khoảng 2-3 lần, học sinh lắng nghe .
+ Khi giáo viên đàn giai điệu xong và bắt nhịp, học sinh đọc chuỗi âm
thanh hoà với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu nhẹ nhàng.
- Học sinh đọc nhạc cả bài:
+ Lần 1: Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc hoà với tiếng
đàn, vừa đọc vừa gõ đệm theo tiết tấu.
+ Lần 2: Học sinh đọc nhạc cả bài, giáo viên không sử dụng nhạc cụ mà
lắng nghe học sinh đọc để phát hiện chỗ sai giúp học sinh sửa lại cho đúng.
- Học sinh hát lời: Giáo viên đàn giai điệu cả bài Tập đọc nhạc để học
sinh tự hát lời ca hoặc có thể chia nhóm, một nhóm đọc nhạc, một nhóm hát lời
ca.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách: Học sinh đọc nhạc và hát lời bài Tập
đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, vì học sinh đã nắm được tương đối tốt về
tiết tấu rồi thì có thể chuyển sang phách là đơn vị cơ bản của trường độ.
- Củng cố, kiểm tra: Giáo viên chỉ định nhóm, dãy hoặc cá nhân trình bày
bài Tập đọc nhạc để hướng dẫn các em sửa sai những chỗ cịn chưa đạt.
Sau khi các em đã đọc hồn chỉnh cả bài Tập đọc nhạc, tôi luôn nhắc nhở

các em phải cố gắng đọc đúng cao độ, tiết tấu và đọc ở tốc độ vừa phải để các
em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của giai điệu bài Tập đọc nhạc.
Biện pháp 4: Giúp học sinh hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc.
- Giáo viên cần nắm vững những biện pháp thiết thực để hướng dẫn các
em đọc tốt và hoàn chỉnh một bài Tập đọc nhạc như:
+ Lý thuyết không nên đi sâu .
+ Xác định tên nốt trước khi đọc bài.
+ Luyện đọc cao độ và tiết tấu.
+ Đọc từng câu nhạc theo cao độ đàn.
9


+ Đọc hoàn chỉnh cả bài kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
+ Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
+ Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Kiểm tra nhóm, cá nhân đọc để sửa sai.
- Ngồi những điểm cần chú ý trên, giáo viên cần có thái độ sư phạm
mềm dẻo, linh hoạt, thân thiện trong dạy học.
Mục tiêu của môn Âm nhạc ở lớp 4,5 là củng cố cho học sinh những kiến
thức lý thuyết âm nhạc sơ đẳng đã được hình thành ở lớp 3, đồng thời phát triển
cao hơn các kỹ năng như: Nghe và thực hành đọc nhạc để phát triển khả năng
học Âm nhạc của các em ngày càng tốt hơn. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng và
xây dựng kế hoạch bài dạy để thực hiện trong mỗi tiết học cụ thể như sau:
Biện pháp 5: Kiểm nghiệm tổ chức dạy thông qua việc đổi mới xây
dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện.
Sau khi định hướng được việc đổi mới cách thức tổ chức dạy học nâng
cao hiệu quả kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5. Tôi tiến hành dạy ở lớp
4 trường Tiểu học Hạ Trung tiết 22, với phương án thực hiện cụ thể sau:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Âm nhạc lớp 4

Tiết 22: - Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ
- Tập đọc nhạc : TĐN số 6
I) Mục tiêu :
- HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
- HS đọc thang âm Đồ- Rê - Mi - Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng,
nốt đen và móc đơn.
II) Chuẩn bị của giáo viên:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng : Đàn phím điện tử.
- Máy nghe nhạc.
- Bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 6.
- Nghiên cứu các kĩ năng vàg phương pháp lên lớp.

10


2. Học sinh:
- SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, mõ, trống...
III) Các hoạt động dạy - Học chủ yếu :
1) Ổn định tổ chức lớp :
2) Kiểm tra bài cũ :
- GV đàn giai điệu 2 câu đầu trong bài Bàn tay mẹ, yêu cầu HS nhận biết
các câu hát trong bài, cho cả lớp hát lại toàn bài.
- GV nhận xét - đánh giá.
3) Bài mới :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động 1: Ôn Bh Bàn tay mẹ
- GV mở băng nhạc cho HS nghe lại giai
điệu bài hát.

- GV nhắc lại các điểm cần chú ý trong
bài
- Hướng dẫn HS hát ôn theo nhiều hình
thức.

- Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo
cách hát lĩnh xướng, hoà giọng.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm và
vận động theo nhạc.
- Cho HS lên bảng trình bày.
Hoạt động 2 : Học bài tập đọc nhạc số 6
- Treo bảng phụ bài TĐN và giới thiệu
bài:
Bài TĐN số 6 là đoạn trích trong bài hát
Múa vui của tác giả Lưu Hữu Phước...
- Cho HS xác định tên nốt trong bài
? Em nào có thể nói tên nốt nhạc có trong

Hoạt động học của học sinh
- HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Chú ý lắng nghe GV nhắc nhở
- Thực hiện hát ôn theo hướng dẫn
của GV (hát theo đàn)
+ Hát cả bài.
+ Hát theo tổ nhóm
- Từng tổ trình bày
- HS thực hiện
- HS trình bày bài hát theo cách hát
lĩnh xướng, hồ giọng.
- HS hát kết hợp gõ đệm và vận

động theo nhạc.
- HS trình bày theo nhóm 4-5 em.

- HS quan sát bảng

- HS xác định tên nốt của bài TĐN
- 1- 2 em trả lời
11


bài.
- Hướng dẫn đọc thang âm theo đàn.
? Bài tập này có hình nốt và kí hiệu gì.
(cho cả lớp cùng nói tên hình nốt)
- Hướng dẫn HS cách gõ tiết tấu và gõ
mẫu cho HS quan sát.
- Hướng dẫn cho HS gõ cùng.
- Chỉ định cho 1-2 HS thực hiện lại
- Đàn giai điệu bài TĐN 2 lần.
- Hướng dẫn HS đọa cao độ kết hợp gõ
tiết tấu theo giai điệu đàn.
- Hướng dẫn HS nghe và đọc hoà theo
tiếng đàn.
- Hướng dẫn HS vừa đọc cao độ vừa gõ
tiết tấu.
- Hướng dẫn HS vừa đọc cao độ vừa gõ
phách.
- Chỉ định bạn đọc khá đọc cho các bạn
theo dõi
- Cho HS đọc theo tổ nhóm luân phiên.

- GV nhận xét - đánh giá.
4.Củng cố - Dặn dò:
- HS trình bày bài hát và nêu cảm nhận về
người Mẹ của mình.
- Nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài

- HS đọc thang âm theo đàn.
- Hình nốt móc đơn, đen , trắng.
- Nghe và quan sát GV gõ mẫu
- HS thực hiện
- HS nghe đàn
- HS thực hiện
- HS nghe và đọc hoà theo tiếng
đàn.
- HS vừa đọc cao độ vừa gõ tiết
tấu.
- HS vừa đọc cao độ vừa gõ phách.
- Một cá nhân thực hiện.
- Từng tổ nhóm thực hiện.
- HS hát và nêu cảm nhận.
- Lắng nghe GV nhắc nhở.

4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH
LỚP 4&5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ TRUNG, HUYỆN BÁ THƯỚC.
Từ kết quả của những tiết học trên, đã đem lại cho các em lòng tự tin, sự
hứng thú và mạnh dạn hơn trong học tập. Tình cảm giữa cơ và trị ngày càng gắn
bó.Với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
nhà trường, tổ chuyên môn và các em học sinh. Giờ dạy thực nghiệm mà tôi
thực hiện đã rất thành công và đem lại hiệu quả nhất định, cụ thể:

- Kết quả kiểm tra việc dạy môn âm nhạc nội dung Tập đọc nhạc của học
sinh lớp 4,5 cuối năm học đã đạt được hiệu quả một cách khả quan như sau:
Tổng số học sinh được kiểm tra: 121 HS.
12


T

H

C

Tiêu chí
SL

TL

SL

TL

SL

TL

HS nhận dạng đúng kí hiệu ghi nhạc

30

24,8


91

75,2

0

0

HS nhận dạng nhanh vị trí nốt nhạc trên
khng

35

28,9

86

71,1

0

0

HS đọc đúng cao độ bài Tập đọc nhạc

33

27,3


88

72,7

0

0

HS đọc và vỗ tay đúng tiết tấu bài Tập đọc
nhạc

37

30,6

84

69,4

0

0

HS đọc tốt bài Tập đọc nhạc

32

26,4

89


73,6

0

0

- Tiến hành kiểm tra theo hình thức mỗi em tự trình bày một trong 4 bài
Tập đọc nhạc đã học ở học kì II. Kết quả nhìn vào bảng thống kê cuối năm cho
thấy: Học sinh lớp 4,5 ở trường tơi đã có rất nhiều tiến bộ trong việc học mơn
Âm nhạc có nội dung Tập đọc nhạc. Từ chỗ trước đây có nhiều em cịn chưa
nhận dạng được vị trí các nốt nhạc trên khng hoặc nhận biết được nhưng cịn
chậm, thì nay đã đọc được và nhận dạng tốt hơn. Các em có năng khiếu và u
thích thì nhận dạng nhanh và đọc tốt hơn rất nhiều (đọc chuẩn về cao độ, chính
xác về tiết tấu).

13


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học và nghiên cứu nội dung“Tập đọc nhạc” trong
môn Âm nhạc lớp 4,5, tôi đã rút ra được những bài học sau:
- Giúp HS nhận dạng nhanh, chính xác các kí hiệu ghi nhạc và nắm chắc
nguyên tắc sắp xếp các nốt nhạc trên khuông.
- Nắm vững phương pháp đặc trưng, phương pháp hỗ trợ của bộ môn để
hướng dẫn HS đọc đúng cao độ, tiết tấu các nốt nhạc trên khuông theo giọng
điệu đã xác định.
- Phải tạo cho các em sự thoải mái, chủ động và hứng thú trong tiết học
Âm nhạc.

- Trong quá trình dạy học cần nắm vững những khó khăn, bất cập để
hướng dẫn HS biết đọc hoàn chỉnh một bài Tập đọc nhạc.
- Phải nắm được tâm lý của các em để khuyến khích, động viên tạo khơng
khí học tập thoải mái, sơi nổi, vui vẻ và tập trung để xây dựng bài tốt.
Qua q trình giảng dạy, bằng vốn kinh nghiệm tích luỹ từ học tập ở
trường, ở đồng nghiệp trong những lần tập huấn chuyên đề, và từ kinh nghiệm
giảng dạy của bản thân, các giờ dạy trên lớp của tôi đã đạt được kết quả nhất
định. Giờ học trên lớp của các em đã thực sự thoải mái, các em tiếp thu bài học
nhẹ nhàng, dễ hiểu và thích học giờ Âm nhạc. Mỗi em đều có thể mạnh dạn, tự
tin hơn khi giáo viên gọi đọc bài, khơng cịn lo lắng, e dè hay ngại ngùng nghĩ
mình khơng có năng khiếu thì sẽ khơng học được nhạc như trước đây nữa.
Xong, khi dạy Tập đọc nhạc chúng ta không nên thực hiện một cách máy
móc hay cứng nhắc, mà phải có độ mềm dẻo và xử lý linh hoạt khi dạy học. Nếu
trong dạy học chúng ta khơng có sự sáng tạo để áp dụng với từng loại bài, từng
đối tượng học sinh thì kết quả chưa thật cao. Sự thành cơng của mỗi tiết dạy Âm
nhạc ngồi khả năng chun mơn tốt, phương pháp giảng dạy hay thì phải biết
tạo cho học sinh sự chú ý, chủ động và hứng thú tạo khơng khí giờ học nhẹ
nhàng, thoải mái, vui vẻ có hiệu quả.
2. KIẾN NGHỊ
* Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, sách giáo
khoa và tài liệu để trau dồi kiến thức cho bản thân.
Tích cực tham gia dự giờ, trao đổi, thảo luận với bạn bè đồng nghiệp để
tìm ra phương pháp giảng dạy cho có hiệu quả
14


Nghiên cứu cụ thể từng bài dạy để có kế hoạch dạy học phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh.
Nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh, phân loại đối tượng học sinh có

năng khiếu và khơng có năng khiếu để từ đó tìm ra cho mình một phương pháp
dạy phù hợp nhất.
* Đối với ban giám hiệu:
Đối với nhà trường cần bổ sung tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần
thiết cho việc dạy học mơn Âm nhạc. Cụ thể là mua đàn c- gan có chất lượng
để góp phần vào việc thực hiện phương pháp đổi mới giáo dục.
Với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi, đến nay SKKN đã được hồn
thành. Nhưng do trình độ, thời gian và khả năng có hạn, nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp, các
cấp lãnh đạo để SKKN của tơi được hồn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hạ Trung, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Nguyễn Thị Hằng

Lê Thị Kim Oanh

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư TW Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của
Ban Bí thư, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5
tháng 5 năm 2006, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường tiểu học, NXBGD Việt Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8
năm 2014, Hà Nội. Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9
năm 2016, Hà Nội. Ban hành sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá
học sinh tiểu học.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), chuẩn kiến thức kỹ năng Âm nhạc 1,2,3,4,5
NXB Giáo dục.

DANH MỤC
16


CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
PHÒNG GD VÀ ĐT, CẤP SỞ GD VÀ ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Kim Oanh
Chức vụ :

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học Hạ Trung

TT
Tên đề tài SKKN

1


Kỹ thuật dạy phân môn Âm
nhạc thường thức cho học
sinh lớp 7.

2

Một số kinh nghiệm trong
hoạt động giáo dục rèn
luyện kỹ năng sống cho học
sinh.

3

Một số kinh nghiệm trong
hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp nhằm rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh
trường THCS Tây Đô.

Năm học
đánh giá xếp
loại

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, C)

C

A

A

Cấp đánh
giá xếp
loại
(Phòng, Sở
GD và ĐT)

Phòng GD
& ĐT
huyện Vĩnh
Lộc cấp
Phòng GD
& ĐT
huyện Vĩnh
Lộc cấp
Hội đồng
khoa học,
sáng kiến
huyện Vĩnh
Lộc cấp


17



×