Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.35 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu:

2
2
3
3

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
II. Thực trạng dạy và học phân môn:
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
IV. Hiệu quả:

4
5
6
12

C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:
II. Kiến nghị:

13
13



1


A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Để trang bị kiến thức cho các em một cách toàn diện, đồng thời nâng
cao khả năng sáng tạo cho học sinh, Mĩ thuật trong nhà trường đã đóng góp
một phần nhỏ bé của mình.
“Vẽ tranh đề tài” là một trong những phân môn của Mĩ thuật trong
trường học, với đặc thù riêng của nó có ý nghĩa rất lớn đối với các em học
sinh, giúp các em học tốt các môn học khác, nhuần nhuyễn trong kiến thức và
tăng thêm sự hiểu biết đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi lẽ “Vẽ
tranh đề tài” là luyện cho các em tập sáng tác tranh, tự mình thể hiện cảm xúc
của mình bằng trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo với năng khiếu bẩm
sinh và sự hào hứng để vẽ tranh bằng hình vẽ, mầu sắc, đường nét mà các em
u thích do chính mình cảm nhận được. Các em chọn một đề tài nào đó, lấy
nó làm chủ đề sáng tác ( Còn gọi là chủ đề của bức tranh ), một đề tài có thể
có nhiều nội dung khác nhau và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua
hình vẽ và mầu sắc.
Vẽ theo đề tài là một thể loại quan trọng trong sáng tác hội họa. Học sinh
được trau dồi vốn sống qua các hình minh họa, giáo cụ trực quan và các câu
chuyện kể lý thú. Qua đó sẽ hình thành bức tranh theo trí tưởng tượng riêng.
Trước thực trạng và tình hình của phân môn này cũng như những yêu
cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực lấy
học sinh làm trung tâm, với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân khi giảng dạy
môn mỹ thuật tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp: "Một số biện pháp dạy
học tích cực, nâng cao chất lượng phân mơn vẽ tranh đề tài lớp 5" nhằm phát
triển khả năng sáng tạo của học sinh, giúp các em nâng cao kiến thức khoa
học tự nhiên và hiểu biết thêm về cái đẹp trong cuộc sống. Đó cũng chính là

động lực thúc đẩy các em phát triển tồn diện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thực trạng vẽ tranh đề tài trong trường tiểu học hiện nay .
Đề xuất một số biện pháp nhằm dạy học tích cực và nâng cao chất
lượng vẽ tranh đề tài nói chung và nâng cao hiệu quả của việc giáo dục và rèn
luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 5 cho học sinh trường Tiểu học Hà Phong
nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy trong phân môn Vẽ
tranh đề tài Lớp 5 và thực tế dạy học của phân môn Vẽ tranh đề tài lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
2


Phương pháp phân tích và tổng hợp (Nghiên cứu qua các văn bản,
chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ
thuật.)
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
- Dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
- Cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham quan, toạ đàm.
- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương
pháp mà mình đề ra.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tranh đề tài là tranh vẽ theo một chủ đề cho trước, trong đó có sự tổng
hợp các yếu tố tạo hình; đó là sự sắp xếp ăn ý giữa đường nét, hình mảng,

đậm nhạt, màu sắc và cả cảm xúc của người vẽ. Vẽ tranh đề tài địi hỏi người
vẽ phải có trí tưởng tượng phong phú để tái tạo những hình ảnh, phong cảnh
đẹp của thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập hay
những chủ đề khác trong cuộc sống. Thông qua nghệ thuật diễn tả của người
vẽ, tranh mang đến cho người xem những hình ảnh cơ đọng, tập trung và tiêu
biểu của cái đẹp trong tự nhiên và và hội. Như vậy vẽ tranh đề tài là sự phản
ánh cái đẹp của hiện thực khách quan thơng qua lăng kính chủ quan của người
vẽ. Người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc, thay thế các hình ảnh, rồi sắp xếp lại
làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở nên nổi bật hơn, sinh
động hơn, mang lại những rung cảm thẩm mĩ cho người xem.
Vẽ tranh ở bậc tiểu học nói riêng và ở trường phổ thơng nói chung
nhằm bồi dưỡng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp trong các tác phẩm hội
họa. Thông qua việc sắp xếp các hình tượng, sử dụng đường nét, hình, mảng,
đậm, nhạt, màu sắc theo nội dung hoặc theo ý thích.
Đối với các em học sinh tiểu học , hội họa đối với các em là cả một thế
giới muôn màu muôn sắc, cùng với các đường nét hết sức sinh động. Các em
vẽ những đường nét không tuân theo một quy luật nào cả. Điều đó nói lên
được phần nào quá trình nhận thức của trẻ em: Các em vẽ theo cảm xúc chứ
không phải do hiểu biết về cuộc sống. Các em vẽ rất chân thực, thật ngây thơ,
hồn nhiên; Nhiều khi thấy thật vơ lý nhưng lại có lý và rất đáng yêu tự
nhiên như tâm hồn các em vậy.
3


Vẽ tranh là một phân môn mà học sinh rất thích học. Mục đích của
phân mơn này nhằm rèn luyện và phát triển cho học sinh trí nhớ, trí tưởng
tượng sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của
tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc, cảm xúc của bản thân; qua đó hình thành ở
các em biết yêu cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống, giáo viên
cần có tác động đúng hướng để tạo hứng thú học tập cho các em.

Trong chương trình mỹ thuật ở lớp5, mơn mỹ thuật được phân ra thành
nhiều phân môn nhỏ như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo
dáng, thường thức mỹ thuật. Các phân mơn này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, bổ trợ cho nhau. Nhưng với học sinh nếu cho các em đề tài tự chọn thì
các em vẫn thích phân mơn vẽ tranh nhất (chiếm khoảng 96% học sinh)và
việc tổ chức một tiết học phân môn vẽ tranh của giáo viên cũng cần sử dụng
nhiều phương pháp nhất. Nếu dạy tốt ở phân môn này thì giáo viên đã định
hướng cho học sinh rút ngắn q trình lĩnh hội kiến thức bằng "cảm tính"
thành q trình lĩnh hội bằng "lý tính".
Mục tiêu của mơn Mĩ thuật lớp 5 là:
Củng cố, nâng cao hơn về kiến thức và kĩ năng thực hành ( Bố cục, vẽ
hình, vẽ màu) cho học sinh.
Giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh cảm nhận cái đẹp,và vận dụng hiểu biết
về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Phát triển khả năng quan sát, tư duy, tạo điều kiện để học sinh học tốt các
môn học khác.
Vẽ tranh đề tài lớp 5 bao gồm các bài sau:
Bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.
Bài 7: Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
Bài 11: Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
Bài 15: Vẽ tranh đề tài Quân đội.
Bài 19: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
Bài 23: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
Bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường.
Bài 31: Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em.
Bài 34: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN:
1. Thực trạng tình hình học tập của học sinh và việc dạy của giáo viên.
1.1.Thuận lợi:
*Nhà trường:

Nhà trường đã đạt Chuẩn Quốc Gia mức độ 1. Quang cảnh trường
xanh-sạch-đẹp.
Bộ đồ dùng dạy của bộ môn đầy đủ (tranh, ảnh, hộp màu bột,...)
Địa phương ở gần tuyến đường giao thơng, có nhiều phong cảnh đẹp,
có di tích lịch sử văn hóa.
Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập và
giáo viên yên tâm giảng dạy.
*Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, quan tâm đến
học sinh,...
4


Tôi được phân công dạy Mĩ thuật, đúng chuyên môn đào tạo và được
điều động dạy liên trường nên cũng có sự kiểm nghiệm kết quả giảng dạy.
*Học sinh:
Được gia đình quan tâm tạo điều kiện cho Học sinh có đủ SGK, Vở tập
vẽ, đồ dùng học tập.
Ở trường đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết nghe lời thầy
giáo, cơ giáo và u thích mơn Mĩ thuật.
1.2.Khó khăn:
*Nhà trường:
Nhà trường chưa có phịng học riêng cho bộ mơn Mĩ thuật, và chưa có
giá vẽ để phục vụ cho các tiết vẽ tranh.
*Giáo viên:
Việc dạy liên trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.
Phân mơn Vẽ tranh đề tài thường là khó (vì nó trừu tượng), nên khi dạy
các tiết Vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó khăn.
*Học sinh:
Học sinh hay quên đồ dùng học tập ở nhà như: màu vẽ, vở tập vẽ hoặc

bút chì (do vậy khi học sinh mượn màu vẽ, bút chì của bạn thường hay làm ồn
lớp và tiết dạy sẽ mất tập trung).
Học sinh còn chưa tự giác trong khi vẽ tranh thể loại đề tài, mà chủ
yếu nhìn mẫu để chép lại hình.
Khi trả lời câu hỏi học sinh còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa liên
hệ với thực tế, khơng sáng tạo.
Học sinh chưa hồn thành bài vẽ trên lớp (kêu là khó, khơng biết vẽ).
2.Kết quả thực trạng.
Qua khảo sát chất lượng loại bài Vẽ tranh đề tài lớp 5 năm học 20132014, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

5A
5B

20
19

(A+) Hoàn thành (A) Hoàn thành
tốt
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
2
10,0
15
75,0
2

10,5
15
79,0

(B) Chưa hồn
thành
SL
Tỉ lệ
3
15,0
2
10,5

Từ thực trang trên tơi thấy để nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ
thuật lớp 5, nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, phát huy được tính chủ động
tích cực của học sinh trong giờ học, tôi chọn đề tài “"Một số biện pháp dạy
học tích cực, nâng cao chất lượng phân mơn vẽ tranh đề tài lớp 5" ” để tìm
hiểu và nghiên cứu. Từ đó có biện pháp để nâng cao chất lượng các tiết Vẽ
tranh đề tài lớp 5 để đạt hiệu quả cao.
III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
Phương pháp quan sát không chỉ được sử dụng trong giờ học vẽ tranh
theo đề tài mà cần hình thành ở các em thói quen biết quan sát nói chung,
trong mọi hoạt động và diễn biến của cảnh vật, con người ở xung quanh các
em. Thói quen quan sát sẽ làm vốn biểu tượng và vốn kinh nghiệm sống của
5


các em, đó cũng chính là tiển đề để tranh vẽ theo đề tài và vẽ tự do được
phong phú và sinh động.

Vậy các học sinh cần quan sát cái gì và quan sát như thế nào? Đó là
điều mà tôi cần phải quan tâm, hướng dẫn học sinh.
Trước khi vẽ tranh đề tài, tôi căn cứ vào nội dung của đề tài, tôi yêu cầu
học sinh về nhà hoặc trên đường đi học hãy quan sát những sự vật xung quanh
có liên quan đến đề tài. Ví dụ, chuẩn bị vẽ tranh đề tài về Các con vật quen
thuộc, tôi yêu cầu học sinh quan sát con mèo, con chó, con gà, con bị…ở nhà
em (hay của nhà bên cạnh) hoặc sưu tầm các tranh, ảnh có các con vật quen
thuộc đấy. Gợi ý để học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng đặc trưng của con
vật: mèo thì tai nó như thế nào; đặc điểm mắt, mũi, miệng, râu, thân, chân,
đi ra sao, lơng màu gì. Con mèo khi ngủ khác với nó đang rình bắt chuột
hay đang ăn như thế nào… Hoặc ở đề tài vẽ về cảnh đẹp q hương, tơi có thể
gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn
hóa của địa phương hay những cảnh mà các em yêu thích nhất như bờ tre, bến
nước, cây đa, mái ngói, sân đình…Hướng dẫn để học sinh quan sát đặc điểm,
hình dáng, màu sắc của đồ vật, cảnh vật trong thiên nhiên. Từ những yêu cầu
thường xuyên này dần dần hình thành ở các em thói quen quan sát và vốn
biểu tượng phong phú trong trí nhớ của các em. Nhờ đó trong giờ học vẽ, tơi
có thể đàm thoại với các em về đề tài đã chọn, các em sẽ nhớ lại và tưởng
tượng lại những con vật, đồ vật, quang cảnh đã quan sát được trong cuộc
sống, sau đó sẽ thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với vẻ độc đáo riêng biệt
của từng em. Như vậy tranh vẽ của các em sẽ phong phú và sinh động (mỡi
em vẽ theo ý thích của mình, khơng sao chép và bắt trước tranh mẫu hoặc
tranh vẽ của bạn).
Trong giờ học tôi chuẩn bị một số tranh vẽ của học sinh lớp trước, có
bài vẽ tốt và chưa tốt để học sinh quan sát nhận xét. Từ đó, các em nhận ra
được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn. Sau khi các em
quan sát nhận xét tranh mẫu, tôi hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tranh,
đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ, qua đó thể hiện nội dung chủ đề
như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra sao…Sự phân tích của tơi sẽ cũng cố
thêm những kiến thức về cách vẽ tranh cho các em.

2. Giúp học sinh tìm chọn nợi dung đề tài để vẽ tranh.
Với học sinh lớp 5 khái niệm vê tranh đề tài không phải là nội dung
mới hay là xa lạ với các em. Bởi các em được làm quen với dạng bài này từ
các lớp học dưới. Tuy nhiên với tất cả học sinh lớp 5 để vẽ được thể loại bài
này không phải là dễ, là đúng hết. Bài vẽ yêu cầu học sinh phải biết tưởng
tượng, có cảm thụ riêng khi vẽ, đơi khi học sinh cịn chưa nắm hết được nội
dung chính của từng đề tài. Với mỡi loại bài trong tranh đề tài tơi lại có cách
hướng dẫn học sinh riêng để các em nắm bắt và khắc sâu kiến thức trước khi
tưởng tượng và vẽ tranh.
Vẽ tranh đề tài: Trong đề tài lớn có rất nhiều những chủ đề nhỏ, vì vậy
tơi hướng dẫn học sinh cần lựa chọn nội dung cho phù hợp với đề tài. Các em
cần phải nhớ lại những cảnh vật, những hình ảnh hoạt động của con người mà
các em đã gặp trong cuộc sống, hình ảnh mà các em quan sát được rồi chọn
lọc các hình ảnh đó đưa vào đề tài. Ví dụ đề tài Trường em, đây là một đề tài
lớn, trong đó có nhiều chủ đề nhỏ như: Học sinh đang tập thể dục, đang đá
cầu, đá bóng, nhảy dây… Ở ngồi sân trường hay múa hát, biểu diễn văn
nghệ hoặc có thể đang học nhóm, đang trị chuyện cùng cơ giáo, trị chuyện
6


cùng bạn bè… Tôi hướng dẫn các em lựa chọn một chủ đề mà các em ưa
thích nhất phù hợp với khả năng và cảm xúc của từng em.
3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh .
Nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, cung cấp
kiến thức và kĩ năng thực hành về sự sắp xếp hình tượng, sử dụng màu sắc để
thể hiện nội dung một đề tài cho trước. Khi dạy vẽ tranh đề tài, tôi hướng dẫn
học sinh quan sát cách sắp xếp bố cục, cách xây dựng hình tượng, cách sử
dụng màu sắc trong các bài mẫu có sẵn để các em tham khảo.
Sau khi đã lựa chọn được chủ đề mà các em ưa thích, phù hợp với đề
tài (tránh lạc đề), tôi hướng dẫn học sinh:

*Xây dựng bố cục cho tranh: Bố cục của một bức tranh là sắp xếp
những hình mảng: Có mảng hình chính, có mảng hình phụ; khung cảnh có lớp
trước, lớp sau, có xa có gần.
- Mảng chính là mảng trọng tâm, bao giờ cũng là lớn hơn các mảng phụ
và thể hiện rõ nội dung chủ đề
- Mảng phụ là mảng hỗ trợ tạo nên sự cân bằng trong bố cục, tạo nên
sự sinh động của bức tranh.
Khi các em xây dựng bố cục tôi nhắc nhở các em những điểm cần tránh
khi xây dựng bố cục của tranh như: Khơng dồn các hình mảng về một phía,
khơng vẽ mảng chính q lớn hoặc q nhỏ tránh phá vỡ sự hài hịa của
tranh…
*Lựa chọn hình tượng: Khi đã xác định được nội dung chủ đề và xác
định được mảng chính, mảng phụ, tơi hướng dẫn học sinh lựa chọn hình
tượng cho mảng chính, mảng phụ, hình dáng nhân vật, đồ vật trong tranh. Có
thể phác hình khái quát của từng nhân vật, đồ vật, chưa cần vẽ chi tiết và
những đặc điểm cụ thể.
*Tìm đậm, nhạt, tìm màu: Trên cơ sở bố cục đã được xác định,tơi
hướng dẫn học sinh tiến hành tìm đậm, nhạt, tìm màu: Để làm nổi rõ nội
dung chủ đề thì mảng chính cần tập trung độ đậm nhất và sáng nhất. Độ đậm
ở mảng phụ nhạt nhẹ hơn, mờ dần để tạo chiều sâu không gian và làm nền
cho mảng chính. Hướng dẫn các em tìm màu, vẽ màu phù hợp với nội dung,
màu sắc có thể tươi vui rực rỡ; có thể mát mẻ, dịu dàng, ám áp…
* Thể hiện:Trong khi học sinh vẽ giáo viên theo dõi, gợi ý hướng dẫn
bổ sung cho từng em, nhất là những học sinh cịn lúng túng.
4.Thay đởi hình thức tở chức giờ dạy vẽ tranh đề tài nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh.
Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, vì yậy cần phải tổ chức sao cho
giờ học nhẹ nhàng, thoải mái mang tính nghệ thuật và phát huy được tính tích
cực sáng tạo của học sinh. Tơi sẽ tổ chức giờ học bằng các hình thức như sau:
a. Tổ chức trò chơi.

Vào đầu giờ học, để tạo hứng thú và kích thích học sinh tích cực hoạt
động, tơi thường tổ chức các trị chơi giúp các em có tinh thần sảng khối
trước khi bước vào bài học mới( thời gian từ 2- 3 phút, không kéo dài tránh
làm mất thời gian của giờ học). Ví dụ như cho các em chơi trò chơi Đổi nhà
(trong bài vẽ tranh về Sinh hoạt, nhà trường): 3 học sinh một nhóm, 2 em cầm
tay nhau giơ lên làm nhà và một em làm đứa trẻ ngồi trong nhà. Khi tôi hơ đổi
nhà thì các em phải nhanh chóng chuyển sang ngôi nhà khác, tôi cũng vào
một nhà, nếu em nào khơng tìm được nhà là em đó bị thua, và phải làm người
7


tiếp tục hơ…Sau trị chơi này có thể cho các em chơi tiếp trò chơi: kể tên các
đồ vật trong gia đình. Mỡi em được kể tên một đồ vật khơng được trùng nhau,
ví dụ người đầu tiên nói ti vi, người tiếp theo là tủ lạnh, tiếp tục người thứ ba
là catset. Trị chơi kết thúc, tơi cho học sinh về chỗ ngồi và đặt câu hỏi để học
sinh trả lời về các trị chơi đó rồi gợi ý để các em chọn đề tài. Tôi cho học
sinh xem thêm một số tranh mẫu, hướng dẫn gợi ý giúp các em phấn chấn tìm
được các đè tài hay để vẽ.
Trong khi các em thực hành, tôi hướng dẫn từng em tùy theo bài cụ thể
của các em.
Vẽ tranh về đề tài Trường em (bài 3), đề tài An toàn giao thông (bài 7),
hay vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hợi và mùa xn (bài 19) cũng có thể sử
dụng trò chơi như trên, kể tên đồ dùng học tập hay kể tên các trò chơi trong
mùa hè như nhảy dây, đá cầu, bơi, đá bóng...hoặc kể tên một số biến báo hiệu
về An tồn giao thơng...
Trị chơi khơng những chỉ tạo hứng thú kích thích các em hoạt động
tích cực mà cịn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo của
các em. Qua trị chơi, tơi góp phần định hướng cho học sinh về chủ đề sẽ vẽ.
b. Tổ chức thảo luận theo nhóm.
Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, tơi đưa cho mỡi nhóm một

câu hỏi thảo luận hay tất cả các nhóm thảo luận cùng một câu hỏi. Ví dụ trong
đề tài vẽ tranh Tự chọn, tơi đưa cho mỡi nhóm 1 phiếu câu hỏi:
Nhóm 1: Tranh của em vẽ có nội dung gì? Có những hình ảnh gì nổi bật?
Nhóm 2: Hình ảnh nào là hình ảnh chính và những hình ảnh nào là phụ
trong tranh mà em muốn vẽ?
Mỡi nhóm thảo thuận 5 phút, sau đó nhóm trưởng sẽ phát biểu ý kiến
của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Sau khi các nhóm trình bày, tơi có thể cho các em xem tranh để các em
quan sát, nhận xét - nhằm làm chính xác hóa các hình ảnh trong nội dung các
em chọn.
Tơi gợi ý để các em lựa chọn chủ đề mà các em thích nhất. Tơi hỏi một
số em định vẽ chủ đề mà em thích. Em định vẽ chủ đề gì? Ví dụ như ở đề tài
Vui chơi trong mùa hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả
diều,... đề tài Nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học trên lớp,
giờ ra chơi ở sân trường, chăm sóc vườn cây, vệ sinh trường lớp,... Có rất
nhiều đề tài phong phú, cần suy nghĩ và tìm được những nội dung u thích,
phù hợp để vẽ tranh. Và nhắc nhở các em sắp xếp bố cục hình vẽ cho cân đối,
hình ảnh chính có thể vẽ to, rõ hơn các hình ảnh phụ.
Khi học sinh bắt đầu thực hành, tơi u cầu mỡi em trong nhóm vẽ theo
ý thích của mình, khơng nên bắt trước bài vẽ của bạn.
Ở đề tài Vẽ về Trường em hay vẽ Phong cảnh q hương, tơi có thể cho
các em thảo luận về các hoạt động trong trường học hay kể về các cảnh đẹp
của quê hương mình...
Dạy học bằng các hình thức tổ chức trên, học sinh sẽ hoạt động tích cực
hơn và tơi sẽ nói ít hơn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải linh
hoạt, sáng tạo và suy nghĩ tìm tịi chuẩn bị kỹ hơn để tổ chức tốt hoạt động
cho các em. Tôi xây dựng kế hoạch cho bài dạy một cách chính xác về thời
gian cũng như các hoạt động trong giờ dạy. Có thể sử dụng trị chơi kết hợp
với âm nhạc để làm phong phú thêm cho hoạt động của trẻ và kích thích tính
tích cực hoạt động của học sinh.

c. Dạy học trực tiếp bên ngoài qua liên hệ thực tế.
8


Vẽ tranh đề tài cũng có thể áp dụng cho học sinh vẽ thực tế trực tiếp
ngoài trời như ở Bài 3 (Vẽ tranh đề tài Trường em), Bài 27 (Vẽ tranh đề tài
Môi trường). Đặc biệt, ở bài Vẽ tranh về Trường em ở ngoài trời ngay tại
trường của mình rất phù hợp, vì nội dung bài muốn học sinh thấy được cảnh
đẹp của trường mình như: sân trường, vườn cây, bồn hoa, các lớp học,... Nên
cho học sinh vẽ ngồi trời vì đó là hình thức học tập rất thú vị, nó thay đổi
khơng khí học tập, tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với thế giới muôn màu
mn vẻ, các em có điều kiện bộc lộ cảm xúc, phát huy ý tưởng mình và có
điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau.
5. Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá bài vẽ của mình và của bạn.
Kết thúc mỗi bài học, tôi đều dành thời gian để học sinh tự nhận xét
đánh giá bài của bạn và bài của mình. Có thể tổ chức như thơng thường: Tôi
chọn một số bài vẽ đẹp để học sinh nhận xét, đánh giá, sau đó giáo viên bổ
sung nhận xét của các em hoặc tổ chức cho các em tự kẹp bài vẽ của mình lên
bảng, cả lớp sẽ là đồn người xem triển lãm, mỡi em tự chọn một bức tranh
mà mình thích, sau đó giáo viên hỏi một số em, xem em đó thích bức tranh
nào nhất, vì sao và đề nghị tác giả giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp
cùng nghe.Từ nhận xét, đánh giá bài vẽ của các bạn sẽ tạo điều kiện để học
sinh tự nhận biết những điểm nào trong bài vẽ của mình mà mình chưa làm
được để điều chỉnh trong các bài vẽ tiếp theo.Các em sẽ sung sướng, tự hào
khi bức tranh của mình được bạn ưa thích và được giới thiệu cho tất cả các
bạn trong lớp.
Qua hoạt động này học sinh sẽ có sự giao lưu với các bạn, hình thành
sự cảm nhận nghệ thuật của các tạo nên một khơng khí thoải mái, tự nhiên,
khơng gị bó trong giờ học .
Bài dạy minh họa: Bài 7: Vẽ tranh - Đề tài An toàn giao thông.

Để chuẩn bị cho tiết dạy tôi nghiên cứu thiết kế bài giảng tham khảo
sách, báo, sưu tầm tranh, ảnh về an tồn giao thơng, băng hình quay về giao
thơng, đồ dùng tự làm, hình gợi ý cách vẽ, tranh chọn lọc của học sinh vẽ An
tồn giao thơng từ năm trước…
Về phần học sinh, tôi dặn các em chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về An
tồn giao thơng, đồ dùng vẽ Mĩ thuật ( tôi dặn học sinh từ bài trước ).
Tôi dạy theo thiết kế bài giảng tôi đã nghiên cứu soạn giảng.
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh vẽ đề tài An tồn giao thơng theo
cảm nhận riêng.
- Học sinh có ý thức chấp hành những quy định về an tồn giao thơng.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.- Tranh ảnh về giao thơng, hình gợi ý cách vẽ, băng hình về
an tồn giao thông, bài vẽ của học sinh năm trước, tranh động, tranh Em đi bợ
trên vỉa hè phóng to.
2. Học sinh :- Chuẩn bị giấy A4, bút chì, màu vẽ (sáp màu, chì màu,
màu nước...) tranh ảnh về an tồn giao thông.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới .
9


a. Giới thiệu bài ( 2 phút )
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh chuyển động, nhận xét đúng sai
của 2 bạn : Bi và An tham gia giao thông.
+ Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết?
+ Bạn nào đi sai đường ? Vì sao vậy ? Bạn An đi sai đường sẽ xẩy ra điều
gì?

+ Em sẽ học tập bạn nào?
Các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Bi và bạn An qua chi tiết
vẽ tranh Đề tài An tồn giao thơng khơng ?
b. Hoạt đợng 1: Hướng dẫn tìm, chọn nợi dung đề tài ( 5 phút )
- Giáo viên cho học sinh xem băng hình về giao thơng. Đặt câu hỏi học sinh
trả lời.
+ Để chấp hành An tồn giao thơng mọi người chấp hành những quy
định gì ? (Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe không chở quá tải, đi bộ trên vỉa
hè ...)
+ Nếu không chấp hành luật An tồn giao thơng sẽ xảy ra điều gì ? ( tai
nạn chết người, bị thương, hỏng phương tiện, ùn tắc giao thơng…)
+ Mọi người cần có chấp hành luật An tồn giao thơng khơng ?
+ Em chấp hành luật an tồn giao thơng như thế nào ?
- Khi vẽ các em cần chú ý nội dung tranh, em có thể vẽ giao thơng đường bộ,
giao thơng đường thuỷ.
+ Giao thơng đường bộ có các hình ảnh: Người, xe ô tô, xe máy, xe
đạp, đường phố, nhà cửa, cây cối, biển báo, cột đèn….( giáo viên cho học
sinh xem băng hình )
+ Giao thơng đường thuỷ có các hình ảnh: Người, sông, biển, tàu,
thuyền, cầu, phà…( cho học sinh xem băng hình )
- Quan sát tranh Em đi bộ trên vỉa hè xem bạn vẽ rõ nội dung đúng đề tài an
tồn giao thơng chưa ? ( giáo viên treo tranh, gọi học sinh nhận xét ).
+ Hình ảnh chính nổi bật trong tranh bạn vẽ là gì ?
+ Hình ảnh phụ trong tranh bạn vẽ gì ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Trong tranh này vẽ mọi người có chấp hành luật an tồn giao thông
không?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh do học sinh vẽ về an tồn giao
thơng.
+ Hãy kể về tranh em định vẽ ?

c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (5 phút)( giáo viên gợi ý bằng hình
kết hợp giảng giải phân tích )
- Chọn nội dung để vẽ tranh: Vẽ tranh về đường bộ hoặc đường thuỷ, người
chấp hành luật an tồn giao thơng hoặc chưa chấp hành luật an tồn giao
thơng.
- Vẽ hình ảnh chính trước: Người và phương tiện tham gia giao thơng, bố cục
phù hợp với khung hình tờ giấy.
- Vẽ hình ảnh phụ cho sinh động: Nhà cửa, đường phố, cột đèn, sơng, biển,
cây cối…
- Vẽ màu kín tranh, hài hồ, rõ đậm nhạt
* Cho học sinh tham gia trò chơi: Thi sắp xếp vào bước vẽ hoàn chỉnh
bức tranh (gọi 3 nhóm lên thi mỡi nhóm 3 học sinh) . Giáo viên là trọng tài,
học sinh còn lại cổ vũ.
+ Giáo viên tuyên dương nhóm xếp nhanh nhất, đúng nhất.
10


- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh
năm trước, gọi học sinh nhận xét ( giáo viên cất tranh )
d. Hoạt động: Thực hành ( 20 phút )
- Giáo viên cho học sinh vẽ ra khổ giấy A4 kẻ khung hình ( thi vẽ nhóm
theo tổ, kê 4 bàn chập một, ghế kê xung quanh, học sinh được phép thảo luận
trong khi vẽ ).
- Giáo viên nhắc học sinh tránh tình trạng chép bài của bạn, khơng
dùng thước vẽ nét thẳng hoặc dùng com pa vẽ nét cong.
- Giáo viên xuống lớp quan sát học sinh làm bài, đến từng nhóm kiểm
tra, gợi ý thêm, động viên những học sinh yếu.
e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá kết quả ( 3 phút )
- Giáo viên thu bài của các nhóm dán vào các ơ giáo viên kẻ sẵn trên
bảng đánh số phân biệt nhóm.

- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài vẽ của các nhóm, bình chọn
nhóm có nhiều bài đẹp, giáo viên đánh giá nhận xét tun dương nhóm vẽ
đẹp.
- Nhắc học sinh nào chưa hồn thành về nhà hoàn thành tiếp bài.
Dặn dò:
- Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị đất nặn, tranh ảnh, tượng gốm nhỏ để
bài sau học Tập nặn tạo dáng, nặn tự do.
Từ thiết kế bài dạy và sự chuẩn bị chu đáo dạy bài Vẽ tranh Đề tài An
toàn giao thông, tôi tổ chức tiết dạy thành công đạt hiệu quả hết sức bất ngờ.
Học sinh hiểu bài, lớp học hào hứng sôi nổi hiểu bài nhanh. Bài vẽ sáng tạo,
nhiều bài vẽ đẹp, học sinh yếu kém cũng thích thú vẽ bài, khơng bỏ bài. Qua
bài cịn giáo dục các em hiểu về luật An tồn giao thơng và chấp hành đúng
luật An tồn giao thơng. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tinh thần của giáo viên và
học sinh rất thoải mái hứng khởi. Bài vẽ đạt loại tốt chiếm phần nhiều, khơng
có học sinh chưa hồn thành bài. Lớp học sơi động kích thích tư duy sáng tạo
của học sinh, phát triển năng khiếu và tính thẩm mĩ của các em.
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau hai năm học thực hiện các giải pháp, biện pháp dạy học phân môn vẽ
tranh đề tài, chất lượng học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, kết quả
thu được trong năm học 2014-2015 như sau:
Lớp

Sĩ số

5A
5B

20
25


Hoàn thành tốt
SL
9
10

Tỉ lê
45.0
40

Hoàn thành
SL
11
15

Tỉ lê
55.0
60.0

Chưa hồn
thành
SL
Tỉ lê
0
0
0
0

Trong q trình điều tra nghiên cứu và vận dụng các phương pháp tổ
chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài ở tiểu học, tôi đã rút ra được kinh nghiệm sau:
- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục

đích yêu cầu của mơn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy
đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm
nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
11


- Phải có tính kiên trì trong cơng tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp
thời đối với các em.
- Áp dụng nhiều phương pháp trị chơi, phương pháp thích hợp, khơng
áp đặt địi hỏi q cao đối với học sinh để giúp các em u thích mơn học và
học tốt hơn.
- Trong tiết học ln tạo khơng khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút
lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp.
- Thường xun trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
- Ứng dụng thơng tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ
thuật như qua băng đĩa, có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
Để góp phần tạo sự thành cơng trong mỡi tiết học địi hỏi mỡi học sinh
phải : Không ngừng học tập và rèn luyện, luôn có ý thức học tập tốt, phải
chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học Mĩ thuật trước khi đến lớp. Tích cực luyện
tập thực hành, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết ḷn:
Dạy Mĩ thuật ở phổ thơng nói chung, Tiểu học nói riêng là góp phần
xây dựng mơi trường thẩm mĩ cho xã hội. Mọi người đều hướng tới cái đẹp
biết tạo ra cái đẹp theo ý mình sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trở lên tốt đẹp,

phong phú và hài hồ hơn.
Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy Mĩ thuật hiện nay để
phù hợp với xu thế trên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta đang phát
triển. Để giờ học vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả tôi đã nghiên cứu và thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học phân môn Vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật
Tiểu học. Đó là một u cầu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh,
phù hợp với mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp dạy
học tạo khơng khí nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh đóng vai trị chủ đạo tích
cực trong hoạt động học tập. Kết quả học phân môn Vẽ tranh mơn Mĩ thuật
được nâng cao. Học sinh có kĩ năng vẽ tranh có thể vận dụng vào các bài vẽ
của các phân môn khác trong môn Mĩ thuật. Các em có thể vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống hàng ngày hay tái hiện cuộc sống hàng ngày về
những giấc mơ của mình vào trong tranh. Đây là phương pháp thiết thực để
nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh.
2.Kiến nghị:
Để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật:
- Nhà trường: Cần quan tâm đáp ứng đủ nhu cầu về cơ sở vật chất như :
Phòng học riêng, giá vẽ, bàn xếp mẫu, mẫu vẽ, sách tham khảo môn Mĩ
thuật… đồ dùng trực quan phù hợp với đặc trưng bộ môn Mĩ thuật.
Nên cho học sinh vẽ ngồi trời vì đó là hình thức học tập rất thú vị, nó
thay đổi khơng khí học tập, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thế giới
muôn màu muôn vẻ các em có điều kiện bộc lộ cảm xúc, phát huy ý tưởng
của mình có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau.

12


Tạo điều kiện cho học sinh tham quan danh lam thắng cảnh trong tỉnh
cũng như trong nước, các cơng trình lịch sử, di tích văn hố, bảo tàng nghệ
thuật, xem triển lãm, phịng trưng bày Mĩ thuật…

- Gia đình: Hơn ai hết, gia đình phải có cái nhìn khác, cái nhìn thiện
cảm và trân trọng đối với bộ mơn Mĩ thuật coi là môn học phụ. Thấy được
tầm quan trọng của nó để từ đó đầu tư về vật chất đồ dùng, dù là nhỏ nhưng
đó là điều kiện để các em học vẽ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Phòng Giáo dục: Cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng tổ
chức các cuộc triển lãm tranh thiếu nhi, mở các câu lạc bộ năng khiếu.Qua đó
tạo ra phong trào rộng khắp, tăng thêm niềm phấn khởi trong học sinh, thúc
đẩy phong trào học tập ngày càng tiến bộ và kịp thời bồi dưỡng những nhân
tài về nghệ thuật.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỜNG
NHÀ TRƯỜNG

Hà Trung, ngày 1 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Ngọc Tuân

13



×