Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn địa lí lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.1.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học
2.1.2. Hệ thống nguyên tắc dạy học môn địa lí trong chương trình
tiểu học
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng dạy trên lớp
2.2..2. Thực trạng nắm kiến thức của học sinh
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK
2.3.2. Sưu tầm các tư liệ thực té. Tạo dụng các đoạn phim ngắn
2.3.3. Tổ chức các trò chơi học tập
2.4 Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
1
2
2


3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
7
7
9
11
15
16
16
17
18

1


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay giáo dục Tiểu học giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà
nước cũng như toàn xã hội, giáo dục được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển và đổi mới về nhiều mặt. Cụ thể là đổi mới chương trình, nội dung sách giáo
khoa, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển chung của khu vực và

thế giới. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học là một điều tất yếu. Khi các em vừa tìm hiểu kiến thức bài
học thông qua SGK lại vừa được kết hợp xem những tranh ảnh, những đoạn phim
vô cùng sinh động về địa lý giới hạn, đặc điểm tự nhiên; đặc biệt hơn nữa là các
em được ngắm nhìn những hình ảnh thực về phong cảnh tuyệt đẹp, về những con
người, về thiên nhiên của những vùng đang học thông qua những hình ảnh sinh
động mà trong các tiết học thông thường các em ít được quan sát sẽ khiến giờ học
trở nên sống động hơn, các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
cao hơn. Các em mạnh dạn, tự tin, thích thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm
hiểu kiến thức. Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
Tạo được sự chờ đợi, hứng khởi cho các em khi sắp được học môn Địa lý.
Hiện nay, tất cả giáo viên đều đã nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan
trọng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song vấn đề là ta đã áp
dụng và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy sao cho hiệu quả, đặc biệt là trong
môn Địa lý lớp 5. Môn Địa lý giữ một vị trí quan trọng trong chương trình học lớp
5 đó là:
- Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm tư liệu Địa lý từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Biết phân tích, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lý.
- Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Biết thể hiện kết quả học tập bằng mọi hình thức.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Trong chương trình môn Địa lý lớp 5, học sinh sẽ được tiếp thu những kiến
thức gắn liền với cuộc sống thực tế hằng ngày của các em. Đó là những kiến thức
đơn giản về môi trường xung quanh, về địa hình, khí hậu, đặc điểm tự nhiên, điều
kiện phát triển kinh tế, thương mại du lịch của Việt Nam và một số nước cũng như
khu vực trên thế giới. Quan trọng hơn nữa, môn Địa lý còn phải góp phần bồi
dưỡng cho học sinh thói quen ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, Bồi
dưỡng học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người…
Các kiến thức này được trình bày trong SGK thông qua kênh chữ và các hình

minh hoạ là các lược đồ, bản đồ, tranh ảnh…Tuy nhiên nếu ngày nào giáo viên
cũng lên lớp giảng bài cho học sinh chỉ với những tranh ảnh, bản đồ, lược đồ tĩnh
có trong SGK cùng với bảng đen - phấn trắng sẽ gây nhàm chán cho học sinh và
càng ngày càng làm cho học sinh học hành uể oải hơn, học sinh sẽ có cảm giác sợ
học môn Địa lý và sẽ có tâm lý học đối phó.

2


Với lý do nêu trên, tôi xin được trình bày kinh nghiệm: “Một số giải pháp
đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn Địa lí lớp 5.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
*Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học , điều tra thực trạng
việc vận dụng phương pháp dạy học mới ở trường Tiểu học nơi tôi công tác. Qua
đó, tìm hiểu một số nguyên nhân tồn tại và những thành công trong việc chỉ đạo
đối mới phương pháp dạy học trong nhà trường để tìm ra các giải pháp để nâng cao
chất lượng đại trà ở trường Tiểu học.
*. Để đạt được mục đích đó, đề tài xác lập các nhiệm vụ sau:
*. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học đưa công nghệ thông
tin vào dạy học môn Địa lí lớp 5 ở tiểu học. Mở rộng hiểu biết của bản thân về vấn
đề nghiên cứu để áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Quảng Khê.
*. Thực nghiệm dạy học đưa công nghệ thông tin vào dạy môn Địa lí lớp 5
vào bài học cụ thể.
+ Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
+ Hình thành kĩ năng cơ bản thi thực hành trên máy tính và biết vận dụng
phương pháp dạy học mới trong giảng dạy.
+ Luôn say mê và nghiên cứu CNTT phục vụ cho công việc giảng dạy.
+ Thực hiện đề tài này nhằm rút ra một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy
của bản thân.

+ Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng
trong quá trình công tác và giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình ứng dụng CNTT trong dạy - học của giáo viên, học sinh ở trường
Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng về quá trình ứng dụng CNTT trong
dạy học ở trường Tiểu học hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra ( Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra.)
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (Nghiên cứu kết quả học tập
của học sinh)
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp phân tích tổng hợp
Đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng ứng
dụng CNTT trong dạy - học ở trường Tiểu học hiện nay
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

3


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Mục tiêu giáo dục Tiểu học.
* Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.
* Mục tiêu môn Địa lí ở Tiểu học.

Như chúng ta đã biết học hết lớp 5, ngoài những yêu cầu của các môn học
khác. Môn Địa lí yêu cầu các em phải biết được các vùng , miền vị trí đất nước ta
và tất cả các nước trên thế giới. Nhìn vào lược đồ, bản đồ các em có tìm được các
nước.Biết được mật độ dân số, biết được sư phân bố rừng ở, biết khu vực Biển
Đông.... Để đạt được những yêu cầu trên, mục tiêu môn Địa lí ở tiểu học đề ra
gồm:
- Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng sử dụng bản đồ,
lược đồ để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Địa lí và những hiểu biết
sơ giản vê xã hội, thiên nhiên con người, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng cho học sinh yêu thích môn Địa lí là hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của thiên nhiên.
- Từ mục tiêu trên, việc dạy học tốt các môn nói chung và môn Địa lí nói
riêng có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
2.1.2. Hệ thống nguyên tắc dạy học môn Địa lí trong chương trình tiểu
học:
+ Nguyên tắc gắn liền với lí thuyết thực hành: Là lí luân dạy học đòi hỏi dạy
kiến thức Địa lí được tích hợp trong các chủ đề địa phương, vùng miền đất nước
Việt Nam và các nước trên thế giới. Nguyên tắc gắn liền với lí thuyết thực hành
trong dạy Địa lí thể hiện ở chỗ.
Trước hết, mọi qui luật cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ chỉ đươ rút ra trên
cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, lời nói và kinh nghiệm sống đã có của học
sinh.
+ Nguyên tắc trực quan được xây dựng dựa vào sự thống nhất giữa trừu
tượng và cái cụ thể . Trong các giai đoạn khác nhau, giờ địa lí cần phải sử dụng
trực quan với mục đích khác nhau: giai đoạn đầu, khi cho học sinh tiếp xúc với các
hình trực quan phải sử dụng với mục đích truyền đạt rõ ràng. Trực quan giúp học
sinh có khả năng trìu tượng hóa dấu hiệu của khái niệm, nhận diện ra hiện tượng
nghiên cứu giữa những hiện tượng khác. Khi ngữ liệu không tiêu biểu nghĩa là
không tiêu biểu nghĩa là không truyền đạt rõ ràng dấu hiệu của hiện tượng nghiên

cứu thì bị xem là không đảm bảo nguyên tắc trực quan.
+ Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Các tài liệu phương pháp mới đã khẳng định hiệu quả của việc dạy học tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động nhận thức tích cực của học
sinh còn thể hiện ở chỗ trong giờ học, tự hoàn thành công việc trong giai đoạn khác
nhau của giờ học và biết tự kiểm tra đánh giá bàn thân.
4


Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức trong dạy
học môn địa lí.
Quá trình hình thành khái niệm chính là quá trình giúp học sinh nắm được
các thao tác, tư duy phân tích tổng hợp, khái quát trừu tượng. Hiệu quả của công
việc hình thành khái niệm trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển của hoạt động
trừu tượng của tư duy.
+ Các kiến thức Địa lí được tích hợp trong các chủ đề địa phương vùng miền
đất nước ta và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lí và xã hội. Bắt đầu từ
địa phương vùng miền đến đất nước Việt Nam và thế giới. Lôgic này đẩm bảo để
khi hoàn thành chương trình môn học ở bậc Tiểu học sẽ có kiến thức bước đầu về
môn Địa lí.
Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng tiếp cận năng lực là
trọng tâm của chương trình. Thông qua dạy học môn Địa lí góp phần rèn luyện cho
học sinh các thao tác tư duy.
Qua giảng dạy tôi thấy rằng trong phân môn địa lý để học sinh tiếp thu kiến
thức mới theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin đưa hình ảnh lên màn hình để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới là
rất cần thiết.
2.2. Thực trạng.
Trong dạy học, để có cơ sơ đánh giá chất lượng dạy học, chúng ta phải xem
xét, tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp

đến hiệu quả dạy học của giáo viên cũng như kết quả học tập của học sinh. Bằng
sư hiểu biết của bản thân, qua thực tế giảng dạy cũng như qua việc quan sát, điều
tra các vấn đề có liên quanđến nội dung đề tài, tôi nhận thấy thực trạng dạy học
môn Địa lí ở các lớp nói chung và lớp 5 nói riêng như sau.
2.2.1.Thực trạng dạy học trên lớp.
Qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Quảng Khê, được dự giò đồng
nghiệp trong các năm học gần đây cũng như qua kết quả đánh giá của các cấp quản
lí chuyên môn cho thấy.
Đa số các tiết dạy được thực hiện đầy đủ các bước, truyền đạt đầy đủ các kiến
thức trọng tâm; hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nhìn chung là phù hợp với
đặc trưng bộ môn. Tuy nhiên hầu hết các giáo viên khi đượ hỏi : “ Đông chí đã hài
lòng với kết quả của giờ dạy chưa ? “ thì trả lời rằng thực sự chưa cảm thấy hài
lòng qua các tiết dạy. Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều trên cho thấy:
+ Chất lượng học sinh không đồng đều, những học sinh khá giỏi thì nắm và
vận dụng kiến thức bài học vào thực tế rất nhanh, đặc biệt đã biết vận dụng kĩ năng
quan sát và ghi nhớ, còn phần lớn học sinh trung bình và yếu chưa nắm vững, hoặc
nắm chưa sâu và vận dụng một cách lúng túng.
+ Một khó khăn nữa là đa số học sinh khi được yêu cầu đọc và xác định yêu
cầu của các câu hỏi thì các em xác định chưa sát, chưa đúng, do khả năng chú ý ,
vốn ngôn ngữ , năng lực tư duy của các em còn hạn chế . Điều này làm ảnh hưởng
đến chất lượng giờ dạy cũng như việc nắm kiến thức và vận dụng của học sinh.
2.2.2. Thực trạng nắm kiến thức của học sinh
5


Qua thực tế dạy học, kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh như nhận xét
đánh giá của giáo viên, tôi tóm tắt thực trạng nắm kiến thức của học sinh như sau:
- Một bộ phận học sinh nắm kiến thức của từng bài học. Các em đã biết vận
dụng vào làm các bài tập.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua dự giờ thao giảng, qua các tiết

sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi nhận thấy việc khai thác và giúp học sinh chiếm
lĩnh kiến thức trong môn Địa lý nói chung và môn Địa lý lớp 5 nói riêng rất nặng
nề, nhàm chán, kiến thức các em lĩnh hội được chưa sâu. Vì vậy mà học sinh rất sợ
học môn Địa lý và chất lượng môn Địa lý của khối 5 nói riêng là chưa cao.
* Nguyên nhân:
Quảng Khê là vùng nông thôn, học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ
thông tin tại gia đình.
Học sinh chưa có đủ hiểu biết về công nghệ thông tin trong cuộc sống.
Các kiến thức về địa lý rất trừu tượng đối với các em nên học sinh rất sợ và lo
lắng khi học môn địa lý.
Nhà trường chưa có giáo viên chuyên trách về tin học nên học sinh chưa có sự
hướng dẫn chu đáo về cách sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng công nghệ
thông tin vào thực tế.
Giáo viên đôi khi rất ngại đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy vì cho rằng
điều đó rất mất thời gian hoặc chưa thành thạo khi sử dụng vi tính nên rất lúng
túng trong việc lập kế hoạch bài dạy, thiết kế giáo án và thiết kế giáo án trình
chiếu.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức một số giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát,tìm hiểu nội dung bài còn sơ sài, mang tính hình thức.
Kết quả của thực trạng trên:
Năm học 2017 - 2018, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp 5B - Trường tiểu
học Quảng Khê. Qua quá trình giảng dạy đến cuối kì 1 tôi đã tiến hành dạy lớp đối
chứng và lớp thử nghiệm. Dạy học môn Địa lý lớp 5 theo phương pháp truyền
thống và phương pháp dạy bằng giáo án điện tử. Kết quả thu được như sau:
• Kết quả giờ dạy
Tiến hành kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua bài học
Nội dung bài kiểm tra
Câu 1:
Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
Câu 2:

Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
Câu 3:
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
Kết quả thu được như sau:

6


Lớp 5A
35
Lớp đối
chứng
Lớp 5B
35
Lớp thực
nghiệm

HTT

HT

CHT

SL

%

SL

%


SL

%

5

14.3

20

57.1

10

28.6

HTT

HT

CHT

SL

%

SL

%


SL

%

7

20.0

22

62.9

6

17.1

Từ kết quả trên cho thấy trong quá trình dạy học, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu
hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả học sinh và giáo
viên. Nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng, tạo điều kiện để học sinh
có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung phù hợp với bài học. Học sinh
chiếm lĩnh được kiến thức một cách tự nhiên và hứng thú. Bên cạnh đó còn giúp
các em nhận thức được tác dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng
ngày của các em.
2.3. Giải pháp.
2.3.1 Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK.
Trong chương trình Địa lý lớp 5 có tất cả 23 bản đồ, lược đồ. Các bản đồ,
lược đồ này đều có màu sắc đẹp, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các bản đồ
và lược đồ đó đều là các tranh tĩnh. Khi khai thác và tìm hiểu kiến thức các em đều

thấy rất khó và trừu tượng, học sinh tiếp thu kiến thức không sâu, hời hợt. Nhưng
nếu các bản đồ và lược đồ này được đưa vào giáo án điện tử, lập các hiệu ứng phù
hợp với trình tự tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ trở thành các bản đồ, lược đồ sống
động. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ tạo được sự hứng thú, hấp dẫn học sinh tìm hiểu
kiến thức và khi đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng , tự nhiên hơn và nhớ
kiến thức lâu hơn.
Ví dụ 1: Đối với bài 14: Giao thông vận tải - SGK trang 96[1].
Khi học sinh thực hiện yêu cầu: Tìm trên hình 2: Lược đồ giao thông vận tải:
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn
Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng; các cảng biển: Hải Phòng, Đã Nẵng,
Thành phồ Hồ Chí Minh
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy
chiếu và lược đồ trong SGK.
- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lược đồ trên máy chiếu.
- Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Nước ta có mạng lưới giao thông
toả đi khắp đất nước. Đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A là 2 tuyến đường sắt và
đường bộ dài nhất đất nước.

7


Ví dụ 2: Đối với bài 26: Châu Mỹ - SGK trang 120.[1]
Khi học sinh tìm hiểu vị trí giới hạn của Châu Mỹ và thực hiện yêu cầu: Châu
Mỹ gồm những bộ phận nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy
chiếu và lược đồ trong SGK.
- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lược đồ trên máy chiếu.
- Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Châu Mỹ gồm có: Bắc Mỹ, Nam
Mỹ và dải đất hẹp Trung Mỹ nối Bắc Mỹ với Nam Mỹ.
Khi các em tìm hiểu kiến thức qua những hình ảnh sống động này không

những các em sẽ nhớ rất lâu kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ
cho các em, giúp các em tự tin hơn, kích thích hứng thú học tập cho học sinh và
trong lớp ai ai cũng muốn thể hiện khả năng học tập của mình.

8


[3]
2.3.2. Sưu tầm các tư liệu thực tế. Tạo dựng các đoạn phim ngắn:
Ngoài việc tìm hiểu những kiến thức về địa hình, khí hậu, đặc điểm tự nhiên,
trong chương trình Địa lý lớp 5 các em còn được tìm hiểu những phong tục tập
quán của một số nước, các điều kiện phát triển kinh tế, thương mại du lịch…Nếu
chỉ được quan sát những hình ảnh trong SGK và tìm hiểu qua kênh chữ thì không
thể thu hút trí tò mò, óc tìm tòi khám phá đất nước Việt Nam và các nước trên thế
giới được. Vì vậy tôi thiết nghĩ bằng những tư liệu sống động về đất nước, con
người, phong tục tập quán… của những vùng đang học được đưa vào bài giảng
điện tử sẽ khiến giờ học của các em trở nên sống động. Các em như đang được đi
du lịch tham quan những nơi đó, và như vậy các em sẽ rất hứng khởi, hồi hộp chờ
đợi đến tiết học Địa lý để được tham gia vào quá trình tìm hiểu bài.
Ví dụ 1: Đối với bài 5: Vùng biển nước ta - SGK trang 77.[1]
Khi tìm hiểu về vai trò của biển:
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bãi biển nổi tiếng của nước ta.
- Từ các hình ảnh sống động trên máy chiếu học sinh sẽ được tận mắt ngắm
nhìn làn nước trong xanh, không khí mát lành, gió nhẹ thổi, khách du lịch đi dạo và
tắm biển, nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt của các ngư dân sau chuyến đi biển
dài ngày.
- Học sinh sau khi quan sát tranh trên máy chiếu và bằng những hiểu biết của
mình sẽ dễ dàng nêu được các vai trò của biển.
- Giáo viên chốt: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao
thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.


9


[3].
Ví dụ 2: Đối với bài: Châu Phi - SGK trang 116[1]
Khi tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Châu Phi giáo viên giới thiệu về thiên
nhiên hoang dã của Châu Phi đến với học sinh qua một video clip sinh động. Từ đó
giúp học sinh hiểu thêm được thiên nhiên ở Châu Phi rất phong phú và đa dạng

[4]
Ví dụ 3: Đối với các bài dạy về địa lý địa phương.
- Giáo viên sẽ có điều kiện để giới thiệu các lễ hội,các nét đẹp văn hoá của
các địa phương trên đất nước ta.

10


[3]
2.3.3. Tổ chức các trò chơi học tập:
Chương trình Địa lý lớp 5 được thiết kế gồm 29 bài, trong đó có 4 bài ôn tập.
- Trò chơi dùng để củng cố bài học:
Để tạo cho học sinh hứng thú học tập, tôi thường xuyên tổ chức các tiết học
dưới hình thức: Vừa học vừa chơi. Những trò chơi học tập giúp các em thích thú
hơn những câu hỏi, những phiếu học tập. Hình thức chơi cũng luôn đổi mới để lần
nào các em cũng hào hứng tham gia. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ về các trò
chơi tôi đã áp dụng trong các tiết học Địa lí.
Ví dụ 1: Khi học xong bài: Việt Nam - đất nước của chúng ta - SGK trang
66.[1]
Tổ chức cho học sinh chơi : Trò chơi Hướng dẫn viên du lịch

Trò chơi này thường tiến hành sau khi học sinh đã được học bài mới. Đây là
trò chơi tương đối khó vì học sinh không những phải ghi nhớ các kiến thức đã học
mà còn phải biết nói rõ ràng, có thứ tự, còn phải biết xử lí các tình huống xảy ra
khi các bạn hỏi bất ngờ. Để giúp học sinh chơi được, GV có thể làm thử cho học
sinh xem
* Mục đích: Trò chơi này nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, đồng thời
rèn luyện tính tự tin, nói rõ ràng rành mạch trước đám đông.

11


* Tiến hành: Em đứng trên bục giảng chỉ bản đồ trên máy chiếu (Hoặc bản đồ
treo tường) sẽ làm hướng dẫn viên du lịch. Các em ngồi dưới là khách du lịch.
Khách du lịch sẽ thưởng cho hướng dẫn viên những tràng pháo tay cổ vũ và
đôi khi du khách lại đưa ra những câu hỏi để giao lưu với hướng dẫn viên.
* Bài mẫu:
Mời các bạn đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng tôi (chỉ VN).[2]
Nước chúng tôi nằm trong khu vực Đông Nam á (Chỉ vùng ĐN Á) Lãnh thổ VN có
vùng đất liền hình chữ S (Chỉ vùng đất liền) và bộ phận rộng lớn của biển Đông
(Chỉ vùng biển) bao gồm nhiều đảo và quần đảo như quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa).[2] …Có thể dừng lại hỏi: Bạn có biết diện tích phần đất liền của VN là bao
nhiêu không? Bạn có nhớ trong các bài thơ được học, có câu thơ nào tả hình dáng
nước VN không?...

Ví dụ 2: Khi học xong bài: Công nghiệp - SGK trang 91 [1]
Tổ chức cho học sinh chơi : Trò chơi Ô chữ kỳ diệu
Trò chơi này cũng được tiến hành sau khi học xong bài mới. Với trò chơi này
yêu cầu học sinh phải nhớ và tổng hợp các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi
nhằm củng cố các kiến thức đó.
Mục đích: Rèn óc tư duy, trí nhớ của học sinh, rèn tính nhanh nhẹn, nhạy bén,

mạnh dạn, tự tin khi lựa chọn các câu hỏi.
Tiến hành: Giáo viên đưa ra ô chữ, học sinh lựa chọn ô chữ sau đó gíao viên
đọc câu gợi ý để học sinh tìm ra ô chữ đó. Sau câu hỏi thứ 4 học sinh có thể trả lời
ô chữ nằm ở ô hàng dọc
Các câu hỏi gợi ý:
- Hàng ngang thứ nhất: Gồm 4 chữ cái. Một loại chất rắn màu đen được khai
thác nhiều ở Quảng Ninh, dùng làm chất đốt.
- Hàng ngang thứ hai: Gồm 5 chữ cái. Chỉ một ngành công nghiệp sản xuất,
lắp ráp, sửa chữa các loại máy móc.
- Hàng ngang thứ ba: Gồm 8 chữ cái. Chỉ ngành công nghiệp sản xuất ra điện
nhờ vào sức nước.
12


- Hàng ngang thứ tư: Gồm 7 chữ cái. Chỉ một ngành công nghiệp sản xuất và
làm ra phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng…
- Hàng ngang thứ năm: Gồm 3 chữ cái. Một loại phương tiện giao thông
đường bộ.
- Hàng ngang thứ sáu: Gồm 5 chữ cái.Chất kết tinh màu trắng, ăn được, có vị
ngọt.
- Hàng ngang thứ bảy: Gồm 4 chữ cái. Một sản phẩm làm ra từ quá trình
luyện kim, có màu xám, tính giòn và cứng.

[4]
Trò chơi dùng trong các tiết ôn tập:
- Kiến thức trong mỗi tiết ôn tập là những kiến thức tổng hợp của một số bài
đã học, vì vậy tôi đã xây dựng các tiết dạy này dưới hình thức tổ chức trò chơi học
tập dạng: Rung chuông vàng. Với một lượng kiến thức tương đối nhiều nhưng khi
chúng được thiết kế dưới dạng những câu hỏi trắc nghiệm, những câu hỏi đúng sai,
13



những ô chữ kỳ diệu sẽ làm giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, học sinh sẽ được
ôn tập và hệ thống lại các kiến thức một cách tự nhiên và rất nhẹ nhàng.

[4]

[4]

14


Với không khí học tập thoải mái, tự nhiên, GV trở thành người bạn của học
sinh và học sinh sẽ rất hào hứng xung phong làm hướng dẫn viên, người dẫn
chương trình hay tự tin tham gia vào các chương trình Rung chuông vàng,…. Tất
nhiên, những bài đầu, HS còn lúng túng, nói chưa lưu loát, giáo viên hướng dẫn
giúp đỡ. Đến những bài sau, các em sẽ tiến bộ hơn, thêm nhiều kinh nghiệm khi
trình bày trước đám đông.
2.4. Hiệu quả:
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Địa lý lớp 5 trong
suốt năm qua. Đến tháng 4 năm 2018 tôi đã tiến hành dạy lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm qua tiết dạy:
Bài 21: Một số nước ở Châu Âu - SGK trang 113 và thu được kết quả như
sau:
• Kết quả bài dạy
Tiến hành kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua bài học
Nội dung bài khảo sát
Câu hỏi:
Em hãy tìm các thông tin trong bài vừa học để điền vào các ô trống.
Nước

Vị trí
Thủ đô Điều
kiện
tự Sản phẩm chính của nông
nhiên, tài nguyên nghiệp và công nghiệp
Nga
Pháp
Kết quả khảo sát chất lượng tháng 4 môn Địa lí lớp 5
Sĩ số
35

Thời
điểm
Cuối
năm
Cuối
năm

HTT

HT

CHT

SL

%

SL


%

SL

%

5

14.3

20

57.1

10

28.6

12

34.3

21

60.2

2

5.7


Từ kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ, lớp học phong
phú, học sinh hứng thú học tập. Ngoài ra còn khuyến khích học sinh tự học, tự tìm
tòi kiến thức, rất hứng thú trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự
nhiên và nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Đặc biệt là sau mỗi tiết học kết thúc tôi nhìn thấy
những khuôn mặt vui tươi, hả hê, thích thú, không khí học tập mới mẻ, đầy hào
hứng với học sinh.

15


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua quá trình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bản thân
tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
* Nâng cao trình độ về tin học:
Để tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin thực sự có hiệu quả thì giáo viên
phải có các kiến thức về sử dụng máy tính: Biết sử dụng phần mềm trình diễn
PowerPoint, biết cách truy cập Internet và có khả năng sử dụng một phần mềm
chỉnh sửa hình ảnh, là các ảnh động, cắt các file âm thanh…nghĩa là dù ít hay
nhiều giáo viên cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình
bằng cách thường xuyên tự học, học hỏi qua đồng nghiệp để nâng cao trình độ về
tin học của bản thân.
* Nắm vững nội dung chương trình của từng bài học:
Trước tiên tôi đọc kỹ những kiến thức chuẩn của bài giảng, nội dung cơ bản
cần phải cho học sinh nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức đó ,
sau đó giáo viên phác hoạ bằng ý tưởng và tìm tòi sáng tạo những gì để dẫn dắt học
sinh - Có nghĩa là tôi sẽ thổi một luồng gió mới vào không khí lớp học, làm cho bài
giảng sinh động, mới mẻ.
* Tìm hiểu về các từ ngữ khó hiểu trong các bài:
Các bài học trong sách Địa lý lớp 5 không có chú giải các từ ngữ khó hiểu

nhưng thực tế, có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ thì HS
mới có thể nắm vững được bài học như xích đạo, chí tuyến, ôn đới, nhiệt đới, hàn
đới, mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga… Rất nhiều thầy cô khi dạy
thường hay quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết, làm HS hiểu bài một
cách mơ hồ.
Với HS, tất cả những môn học mới đều khó. Vì thế, giáo viên cần chú ý các
điểm trên thì bài dạy mới có hiệu quả, HS mới học tốt hơn, cũng như trang bị cho
các em vốn kiến thức về địa lý cần có trong cuộc sống tương lai các em sau này.
* Thiết kế tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin:
Để tiết dạy đạt hiệu quả, sau khi nắm vững và hiểu sâu nội dung SGK tôi xây
dựng và thiết kế, trình bày chúng trên giáo án điện tử sao cho phù hợp để trình
chiếu được trên màn chiếu. Những nội dung, hình ảnh minh hoạ được đưa vào bài
giảng và được tôi thiết lập các hiệu ứng phù hợp, các bản đồ, lược đồ, hình ảnh
minh hoạ được đưa vào bài giảng như thế nào? đưa vào thời điểm nào, câu hỏi dẫn
dắt ra sao để thể hiện hết nội dung bài học, không quá tham lam, lạm dụng công
nghệ thông tin, không đưa quá nhiều hiệu ứng, hình ảnh đưa vào vừa đủ để không
quên mất trọng tâm của bài. Điều đó sẽ phát huy được óc quan sát, trí tưởng tượng
của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần phải biết dẫn dắt khéo léo, hệ thống câu
hỏi phải phát huy trí tuệ học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh tranh
luận. Có như thế sau giờ học, học sinh sẽ nắm vững kiến thức và có khả năng vận
dụng kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong thời gian ngắnvà được

16


áp dụng vào năm học cuối bậc tiểu học. Tôi thiết nghĩ đây chỉ là kinh nghiệm
của riêng tôi chứ chưa phải là tất cả, vì chưa phải là tối ưu. Chắc chắn còn có
những thiếu sót và đơn điệu, rất mong được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh
đạo và đồng nghiệp.

3.2. Kiến nghị.
Nhận thứ rõ vai trò và tầm quan trọng của nội dung đưa công nghệ thông tin
vào dạy học môn Địa lí ở Tiểu học.
Cần dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc chuẩn bị giờ dạy: sọan giáo án,
làm đồ dùng , dự kiến tình huống và khó khăn với từng đối tượng học sinh. Sáng
tạo trong quá trình tổ chức hình thức dạy học.
Trong quá trình dạy học cần chú ý đến sự tích hợp và lồng ghép kiến thức và
quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu.
Hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, các chuyên đề đổi mới
phương pháp , hôi thảo khoa học... Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
giáo viên sớm được tiếp cận với phương pháp dạy học mới, công nghệ thông tin.
Bản thân không ngừng học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để vững vàng về chuyên
môn, nhuần nhuyễn về phương pháp. Phải sát sao với học sinh để hiểu đời sống
tâm lí và lực học của từng em. Cần phải linh hoạt trong mỗi tiết dạy để có cách
thức tiến hành nhịp nhàng, kích ứng học sinh tự giác tích cực học tập.
Phụ huynh phải kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài ở nhà của con em mình.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Địa lý lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục)
[2].Sách giáo viên Địa lý lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục)
[3]. Ấn phẩm của medíazome. (Nhà xuất bản Lao động) Cẩm nang máy tính.
(Phạm hồng Phước - chủ biên, Lê Hoàn - biên tập) Những kinh nghiệm tạo bài
trình diễn bằng Power Point. (Trần Đại minh Trí - biên soạn)
[4]. Hình ảnh trên mạng Internet
0 - Nguồn: http:// vietnamnet.vn

18



XÁC NHẬN CỦA
BGH NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Quảng Xương, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dụng của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Bá Quảng
Trần Thị Hường

19



×