Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng trò chơi ro bốt thông minh để củng cố một số động tác khó trong bài tập phát triển chung bài tập rèn luyện tư thế cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.86 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI “RÔ BỐT THÔNG MINH” ĐỂ CỦNG
CỐ MỘT SỐ ĐỘNG TÁC KHÓ TRONG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN CHUNG - BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Văn Thắng
Chức vụ:
Giáo viên:
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Yên
SKKN lĩnh vực (môn): Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2016

1


Mục lục
Ni dung

Trang

1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu
- Phơng pháp nghiên cứu
2. Ni dung sỏng kin kinh nghim


2.1. C s lớ lun ca sỏng kin kinh nghim
2.2. Thc trng vn trc khi ỏp dng sang kin kinh nghim
2.3. Gii thiu trũ chi Rụ bt thong minh

3
4
4
4
5
5
5
7

2.4.Vn dng trũ chi Rụ bt thong minh cng c mt s

8

ng tỏc ca Bi tp th dc phỏt trin chung v bi tp Rốn luyn
t th c bn.
25. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim
3. Kt lun, kin ngh
- Kt lun.
- Kin ngh

2

17
18
18
18



1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Từ khi thông tư 30 được ban hành và thực hiện đối với cấp Tiểu học đã thể
hiện rõ quan điểm giảm áp lực học tập cho học sinh, đánh giá học sinh bằng
nhận xét, khuyến khích động viên, phát huy những năng lực của học sinh. Từ đó
hướng học sinh đến những việc chủ động hơn từ bản thân, học sinh phát huy
được những năng lực, phẩm chất của mình để đạt được những yêu cầu, mục đích
giáo dục.
Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường Tiểu học nhằm bảo vệ sức khỏe,
cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một
số động tác cơ bản. Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ
em, gây được không khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm.
Giáo dục thể chất trong trường Tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
Hoạt động vui chơi đối với học sinh Tiểu học là một yêu cầu hết sức cần
thiết. Giáo viên cần tạo nên môi trường hoạt động vui chơi có hướng dẫn để đem
lại niềm vui và sự thích thú cho trẻ. Ở lứa tuổi này, nhu cầu về hoạt động vui
chơi tạo nên các hình thức hoạt động giáo dục tri thức, hoàn chỉnh sự phát triển
cơ thể và các phẩm chất đạo đức cần thiết trong sinh hoạt, lao động và học tập.
Mặt khác, hoạt động vui chơi giải toả cho các em căng thẳng dồn ép thời gian
khá nhiều cho học tập, hồi phục khả năng làm việc, sức khoẻ, góp phần duy trì
tính hăng say tích cực của học sinh.
Với mong muốn truyền thụ cho các em những kiến thức, những bài tập
đơn giản mà hiệu quả. Giúp các em vận động đúng kĩ thuật, đúng khoa học, tôi
đã quyết định nghiên cứu và giới thiệu trò chơi này giúp các em vận dụng những
kĩ thuật trong trò chơi để thực hiện một số động tác khó trong bài tập thể dục
phát triển chung và Rèn luyện tư thế cơ bản. Tôi luôn trăn trở, tìm tòi một số kĩ
thuật đơn giản, phương pháp chơi phù hợp với lứa tuổi để làm sao thay đổi một

số trò chơi mà các em ít hứng thú hơn.

3


- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích 1: Giới thiệu và nghiên cứu sâu hơn về trò chơi “Rô bốt thông
minh”
Mục đích 2: Từ trò chơi “Rô bốt thông minh” vận dụng vào những bài tập
của nội dung Bài tập phát triển chung và Rèn luyện tư thế cơ bản.
- Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các khối học nhưng tôi chủ yếu
nghiên cứu và áp dụng cho khối 2 và khối 3 vì ở khối 2, khối 3 hoạt động tâm lí
của các em phát triển mạnh mẽ, luôn tìm tòi khám phá, thích được thể hiện
mình, mong muốn mọi người để ý đến, quan tâm và thích được thể hiện mình
trước mọi người. Các em còn ngây thơ nghĩ mình thích làm điều phi thường,
tưởng tượng hoặc đôi khi thích xử sự giống như người lớn.
Những thông tin mà các em thu thập được qua các kênh thông tin như gia
đình, xã hội, nhà trường, phim ảnh,…. Các em khao khát được làm những nhân
vật nổi tiếng, những anh hùng, những “siêu nhân”, những việc làm tốt. Vì vậy,
từ sáng kiến này tôi muốn các em thể hiện mình như những “Rô bốt” thông
minh, thông thái, luôn nghĩ ra những động tác vui nhộn, thích thú dưới sự quản
lí, nhắc nhở, định hướng của thầy để từ đó các em hình thành những bài tập
củng cổ kiến thức thông qua những trò chơi vui nhộn nhằm giảm áp lực học tập,
những yêu cầu đặt ra.
- Một số phương pháp được sử dụng:
+ Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp thi đấu
+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp thống kê

4


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ Thông tư 30 về cách đánh giá học sinh, tôi luôn trăn trở rằng : Để cho
một tiết học được sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, luôn tạo cho học
sinh có cảm giác hứng thú, vui vẻ thể hiện được các phẩm chất, năng lực của
mình từ giao tiếp, vận động,… Từ đó tôi luôn tìm tòi những phương pháp tốt
nhất để đạt được mục đích của mình khi dạy nội dung Bài tập phát triển chung
và Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản.
Vì vậy, tôi đã lồng ghép nội dung trò chơi “Rô bốt thông minh” để phục vụ
tốt hơn cho 2 nội dung giảng dạy Bài tập phát triển chung và Bài tập Rèn luyện
tư thế cơ bản.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường.
Qua quá trình nghiên cứu nội dung chương trình và bằng thực tiễn dạy học,
nghiên cứu tâm sinh lí học sinh Tiểu học, tôi đã lĩnh hội và áp dụng được nhiều
phương pháp để truyền thụ cho các em. Không có phương pháp nào là tuyệt đối
trong giảng dạy. Điều mà tôi say mê tìm tòi và nghiên cứu những phương pháp
đổi mới để làm sao nhằm mục đích giúp các em tiếp cận những bài tập một cách
đơn giản hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt hướng các em đến phát triển thể lực hình
thành tính kỉ luật, khoa học, phát triển toàn diện, để đáp ứng về nhu cầu con
người trong xã hội ngày nay. Song, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu
học nói chung, và đặc thù môn giáo dục thể chất nói riêng, tôi luôn định hướng
cho các em những bài tập gần gũi với trò chơi theo quan điểm: Học mà chơi chơi mà học.
Với dân số của xã trên 5000 dân, trường tôi có số học sinh trên 300 em, khuôn
viên trường rộng, có đủ diện tích cho các em tập luyện và vui chơi . Với số lượng học
sinh đông, diện tích sân trường rộng, tôi có đủ điều kiện để phát triển trò chơi này. Bên

cạnh đó tôi cũng đã trình đề tài với Hội đồng khoa học nhà trường, đã được các đồng
chí đóng góp ý kiến và ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Khó khăn: Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em thường hưng phấn thái
5


quá dẫn đến sự mệt mỏi. Vì vậy, giáo viên cần có lượng thời gian nhất định, yêu
cầu cụ thể cho từng nhóm, từng lứa tuổi.
- Thuận lợi: Trò chơi này đã có từ rất lâu, qua từng từng lứa tuổi các em đã
biết cơ bản về cách chơi, trò chơi tạo được nhiều thích thú. Qua ba năm nghiên cứu
về trò chơi, tôi thấy trò chơi này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
Tiểu học. Tôi đã nghiên cứu và hiểu rõ về luật chơi và cách chơi trò chơi này.
- Với tính chất của trò chơi không mang tính đối kháng vì vậy mức an
toàn trong khi chơi cao. Giáo viên có thể giao cho cán bộ lớp tổ chức chơi được.
ĐIỀU TRA SƯ PHẠM
TT

Nội Dung

1
2

Phiếu hỏi ý kiến 60%
Trò chuyện
65%
Kiểm tra trắc
70%
nghiệm


3

Thích chơi

Không
thích
40%
35%
30%

6

Hiểu trò chơi
10%
7%
5%

Ghi
chú


2.3. Giới thiệu trò chơi “Rô bốt thông minh”.
a. Tên trò chơi: “Rô bốt thông minh”.
b. Mục đích: Nhằm củng cố một số động tác khó trong bài tập phát triển
chung và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, xử lí, phán đoán các tình huống nhanh,
kịp thời, tăng phản xạ tự nhiên.
c. Chuẩn bị: Có thể dùng cờ đuôi nheo hoặc chơi không cần dụng cụ.
d. Chơi cả lớp: Chia học sinh từ 2 – 3 nhóm.
- Đội hình chơi: Hàng ngang, vòng tròn, hình chữ U, ...
- Giáo viên hoặc cán bộ lớp sẽ tưởng tượng mình là chú “Rô bốt thông

minh” và sáng tạo, yêu cầu các em trong lớp hoặc trong nhóm thực hiện theo
những động tác mà chú rô bốt thông minh thực hiện.
“Rô bốt thông minh” sẽ thực hiện một số động tác cơ bản trong bài tập thể dục
phát triển chung hoặc bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Sau một số động tác cơ bản đó thì
“Rô bốt thông minh” sẽ tự nghĩ ra những động tác hài hước, vui nhộn tránh các em thể
hiện có những động tác nguy hiểm hoặc không chuẩn mực về đạo đức.
“Rô bốt thông minh” sẽ yêu cầu các bạn thực hiện giống mình. Nếu bạn
nào làm sai thì bị thua và phải thực hiện những yêu cầu đề ra. Ví dụ: lặc cò cò
10 m, bật nhảy 10 lần, ....
Những trường hợp phạm quy:
+ Làm sai động tác
+ Làm nhanh hoặc quá chậm so với các động tác mà “Rô bốt thông minh” đề ra.
- Đối tượng, thời gian.
+ Đối tượng: các em học sinh lớp 2C, 2D: Nam 28 em; Nữ: 26 em.
Lớp đối chứng là lớp 2A, 2B.
+ Thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực nghiệm : Nửa đầu tháng 9 năm 2014 - tháng 5 năm 2015.
Tháng 9 năm 2015

- tháng 3 năm 2016.

- Thời gian tổ chức trò chơi: Vào những tiết có trò chơi được thay thế và
một số buổi học sinh ra chơi …

7


2.4. Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh” để củng cố một số động tác
của Bài tập thể dục phát triển chung và bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản.
- Như ta đã nghiên cứu về trò chơi này. Trước hết vì lí do tâm lí của học

sinh, các em luôn hiếu động, tò mò, đôi khi cũng thích thể hiện mình. Vì vậy, tôi
đã lồng ghép giữa trò chơi sinh động và việc ôn lại một số động tác khó của Bài
tập phát triển chung và Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản.
- Điều quan trọng là giáo viên phải biết lồng ghép giữa các động tác với
những động tác mang tính hài hước, vui nhộn, tạo cảm giác thích thú, mong mỏi
có những động tác sáng tạo sau khi thực hiện xong những động tác ‘‘ khởi
động’’
- Ở trò chơi này tôi chia thành hai loại động tác khác nhau.
+Những động tác đầu từ nhịp 1 đến nhịp 4 tôi gọi là động tác ‘‘ khởi
động ’’. Những động tác này chủ yếu là những động tác được thực hiện từ Bài
tập phát triển chung và Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản.
+ Những động tác sau từ nhịp 5 đến nhịp 8 tôi gọi là những động tác
‘‘ sáng tạo ’’ , những động tác này do người chỉ huy sáng tạo ra nhằm mục đích
gây cười, tạo niềm khuyến khích cho học sinh nhưng cũng để cho học sinh dễ bị
phạm lỗi hoặc có sự khác nhau cả về năng lực thích ứng của các bạn trong lớp
hoặc trong nhóm.
Với những điều kiện giảng dạy trong một tiết học khác nhau, ta có thể đưa
ra những động tác ‘‘ sáng tạo ’’ trước, động tác ‘‘khởi động ’’ sau, làm sao để
học sinh được ôn lại những động tác khó nhưng rất hào hứng, chờ đợi những
động tác vui nhộn.
Ví dụ 1 :
-Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh” củng cố động tác toàn thân
(Bài thể dục phát triển chung lớp 2).

8


- Đội hình : Sử dụng đội hình hàng ngang, vòng tròn hoặc đội hình chữ U.
- Phương pháp sử dụng : phương pháp trực quan và lời nói
Nhịp 1 : Bước chân trái theo chiều bàn chân chếch ra trước một bước, hai

chân chạm đất bằng cả bàn chân, đồng thời khuỵu gối, hai tay chống hông, thân
thẳng, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước.
Nhịp 2 : Đưa chân trái về với chân phải, gối thẳng đồng thời gập thân, hai
tay hướng vào hai bàn chân, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3 : Đứng lên, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hướng ra trước.

Nhịp 4 : Ta giải quyết động tác này ở nhịp 3, sau đó yêu cầu các em từ từ
co chân trái lên.

9


Nhịp 5 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu các em đưa chân trái từ
từ ra trước.

Nhịp 6 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu học sinh đưa cao chân
trái lên một chút, tất yếu sẽ có một số em mất thăng bằng, loạng choạng
và đặt chân trái xuống đất.
Những em nào đặt chân trái xuống đất trước thì em đó bị phạm quy đầu
tiên

10


- Trò chơi lại tiếp tục như vậy đối với chân phải.
- Mấu chốt ở ví dụ này là sau khi giáo viên thực hiện « Ôn » xong động
tác toàn thân sẽ nghĩ làm sao cho các em mất thăng bằng khi đưa chân
ra trước và lên cao.
- Có thể áp dụng cho tất cả các động tác.
Ví dụ 2 : Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh” để củng cố động tác

kiễng gót. Đưa một chân ra trước. (sau)
(Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản lớp 1)

Nhịp 1 : Hai chân đứng rộng bằng vai, tay phải hoặc tay trái xoa bụng
(Cảm giác như đang đói)

11


Nhịp 2 : Tay phải hoặc tay trái xoa lên đầu (Cảm giác như đang suy nghĩ
điều gì đó)

Nhịp 3 : Hai tay đan chéo vào nhau, xoay các khớp cổ tay
(cảm giác như đang khởi động)
Nhịp 4 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu hai tay chống hông.
Nhịp 5 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu kiễng gót
Nhịp 6 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy )yêu cầu hạ gót, đưa chân trái ra
trước
Nhip 7 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy ) yêu cầu các em đưa cao chân
lên một chút. Ở nhịp này, tất yếu sẽ có một số em chưa kịp đưa chân cao
lên. Thi đã mất thăng băng chân trái đã bị chống xuống đất.
Em nào chống chân trái xuống đất trước coi như phạm quy.

12


Trò chơi :được chơi lại từ đầu bên chân phải và giáo viên hoặc người chỉ
huy nghĩ ra những động tác sáng tạo khác nhau.
ĐIỀU TRA SƯ PHẠM


TT

Nội Dung

1
2

Phiếu hỏi ý kiến 70%
Trò chuyện
75%
Kiểm tra trắc
80%
nghiệm

3

Thích chơi

Không
thích
30%
25%
20%

Hiểu trò chơi

Ghi
chú

75%

70%
65%

Ví dụ 3 : Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh” để củng cố động tác toàn
thân (Bài tập phát triển chung lớp 3)

13


Nhịp 1 : Bước chân trái ra trước một bước, trọng tâm dồn vào chân trước,
chân sau thẳng kiễng gót, hai tay đưa ra trước – lên cao thẳng hướng, lòng
bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2 : Đưa chân trái về với chân phải, đồng thời gập thân trên về trướcxuống thấp, hai chân và tay thẳng, hai bàn tay chạm mu bàn chân, mắt
nhìn theo tay.
Nhịp 3 : Khuỵu gối (hai đầu gối sát nhau), lưng thẳng, hai tay dang ngang,
bàn tay ngửa, mắt nhìn phía trước.
Nhịp 4 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu các em khuỵu sâu hơn
một chút.
Nhịp 5 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu các em từ từ đưa chân
trái ra trước.

14


Nhịp 6 : Giáo viên ( hoặc người chỉ huy) yêu cầu các em đưa chân trái lên
cao. Ở nhịp này tất yếu sẽ có một số em mất thăng bằng, chống tay hoặc
chạm chân trái xuống đất.
Những em nào chạm tay hoặc chạm chân trước, coi như phạm quy.
Trò chơi bắt đầu lại từ đầu
Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các động tác của bài tập thể dục

phát triển chung lớp 3.
Ví dụ 4 : Vận Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh”để củng cố
động tác Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng đứng
(Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản lớp 1)
Nhịp 1 : Hai tay vỗ đều vào nhau, chân giậm theo nhịp.
Nhịp 2 : Hai tay cầm hai tai lắc lắc.

Nhịp 3 : Chùng hai tay, xoa hai đầu gối.
Nhịp 4 : Hai tay đan chéo vào nhau, xoay các khớp.
Nhịp 5 : Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu hai tay giơ cao thẳng
hướng.
Nhịp 6 : Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu đưa chân trái ra sau, lên
cao.

15


Nhịp 7 : Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu gập người về trước,
thẳng chân trái ra sau, lên cao. Ở nhịp này tất yếu sẽ có một số em mất
thăng bằng, loạng choạng, chạm tay xuống đất hoặc để chân trái chạm đất.
Những em nào chạm đất trước thì phạm quy. Trò chơi bắt đầu lại từ đầu
với chân phải.
ĐIỀU TRA SƯ PHẠM

TT

Nội Dung

1
2


Phiếu hỏi ý kiến 85%
Trò chuyện
80%
Kiểm tra trắc
90%
nghiệm

3

Thích chơi

Không
thích
15%
20%
10%

16

Hiểu trò chơi
90%
87%
75%

Ghi
chú


2.5. Hiệu quả của sáng kiến :

Trong 2 năm tôi nghiên cứu và thực nghiệm trên 2 lớp 2C và 2D năm
2014-2015 và lớp 3C, 3D năm học 2015-2016 tôi đã đúc rút và truyền thụ cho
các em trò chơi mang tính vui nhộn, thích thú, sáng tạo thích hợp với tâm sinh lí
học sinh tiểu học.
Về hiệu quả :
+ Các em đã biết chơi, tự tổ chức trò chơi, phát huy được tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, tạo tính chủ động của từng em. Mỗi em có cách phát huy tính sáng tạo
riêng cho mình, chủ động trong từng động tác.
+ Các em đã chủ động hơn, mạnh dạn hơn trong các công việc của tập thể,
của nhóm khi được giao nhiệm vụ. Biết suy nghĩ sáng tạo, vận dụng những kiến
thức đã học để tự thiết lập được những động tác mình thực hiện.
+ Thông qua trò chơi, các em thêm một lần nữa được củng cố và thực hiện kĩ
hơn những động tác khó, những bài tập khó để từ đó hình thành trong các em
những kĩ năng vận động phục vụ tốt hơn cho những năm học tiếp theo.
+ Từ trò chơi này đã động viên, khuyến khích các em tự do sáng tạo động
tác, tự do suy nghĩ, tự chủ động về điều khiển lớp, nhóm, tự mình hoàn thiện
những động tác khó trong Bài tập phát triển chung và bài tập Rèn luyện tư thế
cơ bản.

17


3. KẾT LUẬN
+ Kết luận :
Sau 2 năm nghiên cứu và thực nghiệm tôi rút ra được một số kinh nghiệm
sau :
- Trò chơi này phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tiểu học, phù hợp với lứa
tuổi, đặc biệt phù hợp với học sinh khối 2, khối 3.
- Thông qua trò chơi, các em được ôn lại những động tác khó trong Bài tập phát
triển chung và bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản để củng cố thêm kĩ năng cho các

em, tạo điều kiện cho các em học tốt những năm tiếp theo.
- Trò chơi này đã động viên, khuyến khích, tạo cơ hội sáng tạo, vận dụng những
kiến thức của các em để các em chủ động trong suy nghĩ và sáng tạo hơn trong
trò chơi, phù hợp với việc thực hiện Thông tư 30.
+ Kiến nghị :
- Đối với nhà trường : Đây là một sáng kiến mang tính chất giới thiệu trò chơi và
vận dụng trò chơi để củng cố những động tác khó. Vì vậy, rất mong Hội đồng
khoa học nhà trường nghiên cứu, định hướng và tạo điều kiện để tôi có thể phát
huy, vận dụng vào các tiết có thể thay thế trò chơi cho cả khối 2,3.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Tháng 3 năm 2016

ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

18



×