Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GPHI Vận dụng trò chơi trong dạy học môn LS-DL lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.59 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐƠN DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU SƠN
GIẢI PHÁP
Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
Lịch sử- Địa lí lớp 4

GV : Trần Thị Quỳnh Tâm
NĂM HỌC: 2012-2013
1










Mục lục
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I/ Thực trạng
II/ Giải pháp
III/ Một số trò chơi được thực hiện trong dạy học Lịch sử- Địa lí
IV/ Tổ chức thực hiện
V/ Cách tiến hành một số trò chơi cụ thể
VI/ Kết quả bước đầu
C. Bài học kinh nghiệm
D. Kết luận
2


Giải pháp hữu ích
Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
Lịch sử-Địa lí lớp 4

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh là vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy mà ở bậc tiểu học cùng với Toán và Tiếng Việt các môn
học khác cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là môn Lịch sử và Địa lí. Như Chủ
Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Qua bộ môn Lịch sử sẽ giúp cho các em hiểu rỏ hơn về việc xây dựng và đấu tranh
giữ nước của nhân dân ta qua từng thời kỳ. Mặt khác môn Địa lí giúp các em hiểu thêm
về đặc điểm tự nhiên, con người và phong tục từng vùng của đất nước Việt Nam. Từ đó
giúp các em có thêm tình yêu đối với quê hương đất nước Việt Nam của mình.
Nhưng đa số học sinh thường chú trọng đến môn Toán và môn Tiếng Việt, không
chú ý nhiều đến môn Lịch sử- Địa lí. Vì vậy muốn các em học tốt môn học này cần tạo
cho các em có niềm yêu thích và hứng thú với môn học. Từ đó giáo viên phải đưa ra
những phương pháp dạy học cho phù hợp để giờ học đạt hiệu quả, đảm bảo chuẩn kiến
thức kĩ năng.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, tôi nhận thấy các em rất thích “
học mà chơi, chơi mà học”, “ chơi vui học càng vui”. Chính vì thế trò chơi thực sự là một
phương pháp hữu hiệu để tạo ra sự hài hòa, không khô cứng trong môn học Lịch sử- Địa
lí và giúp các em học tập một cách hứng thú đồng thời tiếp thu tốt được kiến thức môn
học.
Vì những điều đó mà ngay sau khi được nhà trường phân công dạy chuyên môn
Lịch sử- Địa lí ở khối 4-5 tôi đã mong muốn các em sẽ yêu thích và học tốt môn học này
nên tôi đã chọn đề tài” Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Lịch sử- Địa lí
lớp 4”.
3

B. NỘI DUNG
I/ Thực trạng
Qua quan sát việc học môn Lịch sử- Địa lí của các em học sinh khối 4 trong thời
gian qua tôi nhận thấy các em chưa xác định được mục tiêu học tập, chưa thật sự cố gắng
trong giờ học, chưa yêu thích môn học, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời
câu hỏi. sau khi tìm hiểu tôi nhận thấy vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan
như sau:
- Vì trong môn Lịch sử có nhiều sự kiện nên học sinh khó học, khó nhớ, dễ nhầm
lẫn giữa sự kiện này với sự kiện khác.
- Học sinh luôn có tâm niệm Lịch sử- Địa lí là môn phụ
- Phụ huynh thường chú trọng đến Toán và Tiếng Việt ít quan tâm đến việc học
môn Lịch sử- Địa lí của con mình như ít quan tâm đến con có học bài cũ chưa hay đã làm
bài tập chưa…
II/ Giải pháp thực hiện
1/ Ý nghĩa giải pháp:
Bản thân tôi là người giáo viên vì vậy lúc nào tôi cũng hy vọng các em học tốt và
có những hiểu biết về Lịch sử - Địa lí nên tôi đã đưa ra giải pháp “Vận dụng trò chơi
trong dạy môn Lịch sử- Địa lí lớp 4” với ý nghĩa như sau:
- Giúp trẻ học Lịch sử - Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những
hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cự ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các
kiến thức, kĩ năng về môn Lịch sử - Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong
đời sống hàng ngày.
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử - Địa lí ở học sinh lớp 4 bao
gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng
đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt
hơn và phát triển các kĩ năng một cách toàn diện.
- Đồng thời những hoạt động trong trò chơi học tập là những phương tiện dạy học
và giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học và phong phú về hình thức nhằm
tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc,….
2/ Đặc điểm của môn Lịch sử - Địa lí lớp 4:

a/ Đặc điểm môn Lịch sử gồm các yếu tố sau:
- Các yếu tố về thời gian lich sử.
- Các yếu tố về sự kiện lịch sử.
- Các yếu tố về nhân vật lịch sử
- Các yếu tố về địa danh lịch sử.
b/ Đặc điểm môn Địa lí gồm các yếu tố sau:
- Đối tượng địa lí.
- Hiện tượng tự nhiên.
- Vị trí địa lí, khí hậu, con người và hoạt động sản xuất của các vùng trên đất nước.
4
3/ Giải pháp cụ thể
Với những đặc điểm tiêu biểu của bộ môn, như vậy để giúp học sinh học tốt môn
học thì cần có những giải pháp cụ thể như sau:
- Đối với giáo viên cần nghiên cứu và chuẩn bị bài chu đáo trước bài dạy và luôn
tạo ra sự bất ngờ thú vị trong từng tiết học.
- Hướng dẫn cho học sinh cách học bài cũ và xem trước bài mới
- Giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng qua các trò chơi học tập.
Để các trò chơi đạt kết quả cao cần đạt được các yêu cầu sau:
- Cần xác định mục đích học tập của trò chơi đó với học sinh như: củng cố, bổ
sung kiến thức,…
- Trò chơi phải được chuẩn bị tốt như nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của
trò chơi để hướng đối tượng học sinh hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu đó.
Chuẩn bị tốt các phương tiện, dụng cụ, câu hỏi… phục vụ trò chơi.
- Trò chơi thu hút được học sinh tham gia.
- Nên tổ chức những trò chơi mà có đa số học sinh trong lớp cùng được tham gia.
- Tạo cơ hội cho những học sinh chưa mạnh dạn được thể hiện mình.
- Thông qua trò chơi giáo viên theo dõi những em chưa cố gắng, nhút nhát, tuyên
dương những học sinh tiến bộ.
- Vận dụng phương pháp trò chơi với các phương pháp khác một cách linh hoạt để
giờ học đạt hiệu quả và các em mong đợi giờ học tới sẽ nhanh đến.

III/ Một số trò chơi được vận dụng trong dạy học Lịch
sử- Địa lí:
* Các trò chơi trong dạy môn Lịch sử
-Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
- Trò chơi” Ô chữ kí diệu”
- Trò chơi” Đố vui”
- Trò chơi” Thử tài đoán nhanh”
- Trò chơi” Điền đúng điền nhanh”
- Trò chơi “ Đoán tên nhân vật”
- Trò chơi” Đóng vai”
* Các trò chơi trong dạy môn Địa lí:
- Trò chơi “ Ai đoán tên đúng”
- Trò chơi “ Điền đúng, điền nhanh”
- Trò chơi “ Thi hùng biện”
- Trò chơi “ Ô chữ ki diệu”
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
- Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch”
Ngoài ra ngày nay với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang phát
triển rộng rãi thì các trò chơi trong dạy học được tổ chức với các hình thức phong phú và
đa dạng hơn và thu hút học sinh.
5
IV/ Tổ chức thực hiện
1/ Thiết kế trò chơi
- Mỗi trò chơi đều nhằm mục đích chung là cũng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể, hoặc
những tri thức tổng hợp như điền từ vào chỗ trống hay phối hợp nhiều tri thức như hoàn
thành sơ đồ…
- Mỗi một trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua
giữa những người chơi với nhau.
- Các trò chơi học tập trong môn Lịch sử- Địa lí là sự kết hợp các yếu tố phổ biến
của một trò chơi trong sinh hoạt hàng ngày với nội dung kiến thức trong từng bài, từng

chương của môn Lịch sử- Địa lí lớp 4.
+ Các trò chơi được tổ chức trong giờ học thường được viết theo cấu trúc sau:
- Xác định mục đích của trò chơi
* Ví dụ: Khi dạy bài “ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc”
nhằm giúp các em nhớ được mốc thời gian của các cuộc khởi nghĩa lớn giáo viên tổ chức
cho học sinh tham gia trò chơi “ Điền đúng ,điền nhanh”.
- Đưa ra luật chơi: Chỉ rõ quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong
trò chơi
* Ví dụ: với trò chơi” Điền đúng điền nhanh khi dạy bài” “ Nước ta dưới ách đô hộ của
các triều đại phong kiến phương Bắc” chơi theo hình thức tiếp sức và thời gian chơi là 5
phút. Quy định đội nào viết nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc.
- Các đồ dùng, dụng cụ: Mô tả đồ dùng dụng cụ được dùng khi chơi
- Số người tham gia chơi: Chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể tổ
chức một cách linh hoạt cho phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung kiến
thức củng cố, ôn tập.
- Xác định tác dụng của trò chơi
2/ Cách tổ chức trò chơi
Các trò chơi được tổ chức theo nhóm, cá nhân ngay trong lớp học với thời gian từ
5 đến 10 phút
* Ví dụ: Khi dạy địa lí” Thành phố Đà Lạt” giáo viên tổ chức cho học sinh thi hùng biện
để nói về cảnh đẹp của rừng thông, thác nước trong phần “thành phố nổi tiếng về rừng
thông và thác nước”.
Chuẩn bị các trò chơi đơn giản dễ thực hiện với các dồ dùng dễ làm như thẻ chữ,
bảng nhóm, hoa giấy…
* Ví dụ: -Dạy bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ giáo viên chuẩn
bị 2 bộ thẻ chữ bằng bìa cứng về quy trình sản xuất lúa gạo để tổ chức trò chơi “ Ai nhanh
, ai đúng”
- Dạy bài Ôn tập trang 97 Địa lí lớp 4 giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi liên quan
đến nội dung ôn tập cho vào quả bóng và gắn lên một cái cây đã được chuẩn bị để tổ chức
trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

6
Giáo viên hướng dẫn cách chơi cụ thể sau đó cho học sinh tự giám sát, đánh giá lẫn
nhau. Ngoài ra giáo viên nhận xét, khích lệ, tuyên dương nhưng không nên kéo dài thời
gian để tránh ảnh hưởng đến tiết học.
Trong một trò chơi thường có người chủ trò tức là người tổ chức chơi. Trò chơi
học tập thường do giáo viên làm chủ trò, khi học sinh đã chơi qua thì có thể giao cho học
sinh.
Người hướng dẫn trò chơi cần: hăng hái, gây hứng thú cho mọi người; có khả năng
lôi kéo người khác; kiên nhẫn, nói rõ ràng vui vẻ.
Ngoài ra trong trò chơi không thể thiếu sự thưởng phạt. Thưởng phạt ở đây phải
công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận tự giác và thoải mái, làm cho trò chơi
thêm hứng thú, hấp dãn học sinh học tập. Thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham
gia nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi.Phạt những học sinh vi phạm luật chơi
bằng các hình thức đơn giản: Chào các bạn thắng cuộc, hát một bài hát, múa, nhảy lò
cò….
Tuy nhiên trong khi tổ chức trò chơi giáo viên cũng cần lưu ý đến những phản ứng
tâm lí của học sinh khi tham gia chơi để khuyến khích phát triển những phản ứng tích cực
và tránh những phản ứng tiêu cực trong học sinh như sau:
+ Phản ứng tích cực:
- Hăng say chơi hết mình
- Ý thức trách nhiệm cá nhân cao
- Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ cho người khác
- Tôn trọng tính kỉ luật
- Giúp đỡ và nâng đỡ đồng đội
- Đoàn kết trong đội
+ Phản ứng tiêu cực
- Người hoạt động nhiều, người hoạt động ít
-Sẵn sàng phạt người thua
- Chia bè, chia nhóm.
V/ Cách tiến hành một số trò chơi cụ thể

1/ Trò chơi hướng dẫn viên du lịch
Ở đây một học sinh vào vai hướng dẫn viên hướng dẫn các học sinh khác trong vai
khách tham quan đến với các địa danh các sự kiện lịch sử trong bài từ đó rút ra được
nhận xét chung.
* Ví dụ: Dạy bài một số dân tộc ở Tây Nguyên (Địa lí 4) đến hoạt động tìm hiểu về
trang phục và lễ hội giáo viên tổ chức trò chơi hướng dẫn viên du lịch cho học sinh hoạt
động theo cặp đôi một học sinh trong vai hướng dẫn viên và giới thiệu cho các bạn về
trang phục truyền thống trong lễ hội, các lễ hội độc đáo ở Tây Nguyên, thời gian tổ chức
lễ hội, các hoạt động trong lễ hội và học sinh còn lại làm khách du lịch sau đó đổi ngược
lại. Tiếp theo giáo viên cho đại diện một số cặp lên thực hiện trước lớp làm hướng dẫn
viên.
Qua trò chơi này giúp các em khắc sâu hơn về trang phục và lễ hội của người dân ở Tây
Nguyên.
7
2/ Trò chơi ô chữ:
Trò chơi ô chữ là trò chơi biến tấu từ trò chơi trong chương trình“Chiếc nón kì diệu”.
Trò chơi này phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. Học sinh buộc phải huy
động vốn kiến thức, sự hiểu biết và sư nhanh trí để tham gia trò chơi. Khi chơi, học sinh
bị lôi cuốn vào trò chơi bởi sự hấp dẫn, các em tưởng tượng mình như những nhân vật
đang được chơi trực tiếp trên truyền hình. Chính sự hấp dẫn đó đã cuốn hút đông đảo học
sinh tham gia. Ở trò chơi ô chữ, sự thi đấu của học sinh diễn ra rất sôi nổi, số lượt người
tham gia trò chơi nhiều, vì nếu hết một lần quay mà học sinh này chưa trả lời được thì học
sinh khác phải nhanh chóng thay thế. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này nhằm củng cố
hoặc mở rộng kiến thức lịch sử cho học sinh.
Cách thức tiến hành: Mỗi tổ cử một đại diện tham gia trò chơi, cách chơi giống như trò
chơi “Chiếc nón kì diệu ”Ở vòng quay thứ nhất, tổ 1 dành quyền quay đến hết lượt. Nếu
tổ 1 không trả lời được thì vòng quay chuyển sang tổ 2. Mỗi lần trả lời đúng thì giáo viên
cho một bông hoa điểm 10. Tổ nào có nhiều hoa nhất thì giành phần thắng .
* Ví dụ: Dạy Bài 5:“Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm938)”
(Lịch sử 4 –trang 21 )

Giáo viên chuẩn bị ô chữ “Chiến thắng Bạch Đằng ”
kẻ 18 ô lên bảng .
Giáo viên nêu vấn đề: Ô chữ gồm 18 chữ cái, đây là một chiến thắng vẻ vang mà nhân
dân ta đã làm nên, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Lần quay thứ nhất giáo viên cho tổ 1 chơi ,nếu tổ 1 không trả lời được, nhường quyền
chơi cho tổ 2,…Tổ thắng cuộc là tổ dành được số điểm cao nhất và giải đúng ô chữ .
3/ Trò chơi đóng vai :
Ở đây học sinh được đóng vai các nhân vật trong bài học và vận dụng vốn kinh
nghiệm đã có để ứng xử thể hiện phù hơp tính cách nhân vật. Trò chơi đóng vai có thể sử
dụng đối với những bài học có nhiều lời thoại hoặc những nội dung có thể xây dựng thành
kịch bản. Vậy giáo viên phải chuẩn bị:
Lời thoại trong bài để học sinh nắm được.
Phân vai cho mỗi học sinh.
Sau khi nhận vai, học sinh tiến hành chơi sao cho các vai phù hợp với lời thoại .
* Ví dụ:Dạy Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông– Nguyên
(Lịch sử lớp 4 -Trang 40)
*Giáo viên cho học sinh đóng các vai:
Vua Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Thái sư Trần Thủ Độ Các bô lão.
*Cách chơi: 1 học sinh dẫn chuyện đọc “từ đầu đến Châu Âu và Châu Á ”.
-Học sinh đóng vai vua Trần hỏi Thái sư Trần Thủ Độ:
Nên đánh hay nên hoà (giọng lo lắng).
-Học sinh đóng vai Thái sư Trần Thủ Độ:
Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.(Giọng cương quyết)
-Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp .
-Học sinh đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão:
Nên đánh hay nên hoà.
-Học sinh trong vai bô lão đồng thanh trả lời : Đánh
8
-Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp .

-Học sinh vai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : Đọc lời Hịch tướng sĩ.”Dẫu cho trăm
thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng …*”
-Học sinh dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp .
- Học sinh vai chiến sĩ hô to: Sát thát
Qua trò chơi đóng vai, học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử hứng thú, tự nhiên, sâu sắc hơn.
4/ Trò chơi diền đúng,điền nhanh :
Trò chơi này có thể dùng trong phần củng cố bài giúp học sinh nắm được nội dung
chính thông qua trò chơi. Ở trò chơi này học sinh có thể điền vào sơ đồ trống để hệ thống
nội dung hay có thể điền tiếp vào nội dung còn thiếu cho hoàn chỉnh.
* Ví dụ:Dạy Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(Địa lí lớp 4 -Trang 87)
*Giáo viên chuẩn bị sơ đồ như sau cho 4 nhóm
Sau đó giáo viên cho HS trong 4 nhóm thảo luận rồi lên điền tiếp nội dung vào sơ đồ.
Giáo viên cho các nhóm trình bày.
Giáo viên nhận xét tuyên dương nhóm làm nhanh và làm đúng.
5/ Trò chơi ai đoán tên dúng:
Đây là trò chơi đơn giản dễ thực hiện vì vậy trò chơi này có thê dùng trong phần
giới thiệu bài giúp học sinh khởi động trước khi vào bài học nhằm kích thích sự tò mò từ
đó giúp các em sẽ tích cực hơn khi tham gia vào bài học.
* Ví dụ:Dạy Bài 9: Thành phố Đà Lạt
(Địa lí lớp 4 -Trang 93)
* Để khởi động giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh đoán nhanh
Câu 1: Ở Tây Nguyên có thành phố du lịch nổi tiếng nào?
Câu 2: Ở Tây Nguyên lễ hội hoa được tổ chức ở thành phố nào?
-Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại và giới thiệu vào bài “ Thành phố Đà Lạt”
Hoạt động sản xuất của người dân ở
Tây Nguyên
9
VI/ Kết quả bước đầu thu được
-So với đầu năm chất lượng của các em về môn Lịch sử - Địa lí hiện nay đã tiến bộ rõ

rệt.
- Tất cả các bài kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra miệng hầu hết các em đều đạt từ
điểm khá trở lên.
- Trước đây các em rất sợ học môn Lịch sử- Địa lí nhưng nay các em đã yêu thích môn
học này hơn như các em chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tham gia các trò chơi
một cách hứng thú.
-Từ chỗ yêu thích môn học của các em cũng đã có lòng yêu quê hương đất nước mình
hơn.
- Sau đây là kết quả khảo sát trong thời gian qua như sau:
+ Kết quả của những bài dạy không vận dụng phương pháp trò chơi
STT LỚP TSHS
XẾP LOẠI
GIỎI % KHÁ % TB %
1 4A 22 7 31,8 9 40,9 6 27,3
2 4B 26 8 30,8 10 38,5 8 30,8
3 4C 29 8 27,6 10 34,5 11 37,9
+ Kết quả của những bài dạy vận dụng phương pháp trò chơi
STT LỚP TSHS
XẾP LOẠI
GIỎI % KHÁ % TB %
1 4A 22 12 54,5 9 40,9 1 4,5
2 4B 26 13 50 12 46,2 1 3,8
3 4C 29 12 41,4 13 44,8 4 13,8
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình dạy học tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi vận dụng phương
pháp trò chơi vào dạy học môn Lịch sử- Địa lí như sau:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy và lựa chọn những trò chơi phù hợp với từng
bài dạy.
- Giáo viên đã lựa chọn được trò chơi thì cần phải chuẩn bị các đồ dùng phục vụ
cho trò chơi chu đáo.

- Nên tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia trò chơi.
- Giáo viên nên hướng dẫn cách chơi và đưa ra luật chơi một cách ngắn gọn.
10
- Sau khi học sinh chơi xong giáo viên vần tuyên dương động viên học sinh và
thưởng phạt một cách công bằng.
D. KẾT LUẬN
Trên đây là phương pháp dạy học mà tôi đã vận dụng trong dạy học môn Lịch sử-
Địa lí ở khối 4 năm nay và bước đầu đã có những kết quả khả quan.
Tuy nhiên để một giờ dạy thật sự đạt hiệu quả cao người giáo viên cần linh hoạt
khi kế hợp các phương pháp với nhau, cần phân bố thời gian hợp lí nhằm đảm bảo chuản
kiến thức kĩ năng cần đạt và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái không gò ép.
Nay tôi mới thu được kết quả ban đầu chính vì vậy khi tôi đưa ra giải pháp này
không tránh khỏi sơ sót vì vậy tôi rất mong Ban giám hiệu cùng các anh chị em đồng
nghiệp góp ý thêm để giải pháp được hoàn thiện hơn đồng thời chúng ta sẽ có một thế hệ
tương lai phát triển toàn diện về mặt kiến thức, kĩ năng và luôn yêu quê hương đất nước.
Châu Sơn, ngày 27 tháng 11 năm 2012
Người viết
Trần Thị Quỳnh Tâm
11
12

×