Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng chia cho số có nhiều chữ số cho HS lớp 4 VNEN trường TH thiết ống 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 17 trang )

1


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu



2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2.

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

2.2.1

Khái quát chung đặc điểm tình hình nhà trường


4

2.2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

4

Các biện pháp thực hiện

5

2.3.1

Biện pháp 1

5

2.3.2

Biện pháp 2

6

2.3.3

Biện pháp 3

8


2.3.4

Biện pháp 4

9

2.4

Hiệu quả của sáng kiến

13

3.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

13

2.3

1. MỞ ĐẦU
2


1.1. Lí do chọn đề tài
Năm học 2018 - 2019 là năm học mà bậc học Tiểu học đang tiếp tục thực
hiện đổi mới phương pháp đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư
30/2014/TT-BGD&ĐT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 22/2016TTBGD&ĐT. Trong đó việc quan tâm đến chất lượng toàn diện của học sinh đang
được các nhà trường quan tâm. Ở mỗi môn học trong bậc Tiểu học đều góp phần

vào việc hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng cơ sở ban đầu, rất
quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học,
cùng với môn Tiếng Việt và các môn học khác, môn Toán là môn khoa học có
một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy, phát triển nhân cách
cho học sinh Tiểu học, môn Toán không những hình thành kiến thức ban đầu về
số học mà còn rèn kỹ năng thực hành, hình thành và phát triển năng lực trừu
tượng hóa, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng góp phần rèn luyện phương
pháp học tập, làm việc khoa học.
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong
đời sống. Chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để hỗ trợ học các
môn học khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở các bậc học cao hơn. Môn
Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng
không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả
trong cuộc sống.
Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát
triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; đóng góp vào
việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như:
cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác
phong khoa học.
Chương trình môn Toán bậc Tiểu học theo nội dung đổi mới cơ bản, hoàn
thành việc dạy số tự nhiên. Học sinh đã được học và thực hiện thành thạo 4 phép
tính: cộng, trừ, nhân, chia. Nội dung về số tự nhiên ở các lớp 1,2, 3 làm tiền đề
cho lớp 4 và lớp 5 học về số tự nhiên và các phép tính đối với số tự nhiên. Một
trong những nhiệm vụ cơ bản của môn Toán ở Tiểu học là rèn luyện để học sinh
có các kỹ năng thực hành tính nhẩm, đặt tính và tính về bốn phép tính với số tự
nhiên, số thập phân,... Để thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình dạy học bốn
phép tính về số tự nhiên, số thập phân thì học sinh gặp rất nhiều khó khăn đặc
biệt là với phép chia.

Trong phép chia, đặc biệt là chia cho số có nhiều chữ số là một trong
những nội dung khó nhất ở Tiểu học. Khó trong các bước thực hiện chia, nhân
quay lại rồi trừ nhẩm, điểm mấu chốt trong biện pháp tính là “ước lượng chữ số
của thương” (sau đây gọi tắt là ước lượng thương).
Trong nhiều năm giảng dạy lớp 4, bản thân tôi nhận thấy các em học sinh
thường hay mắc các lỗi như sau: không nhớ bảng nhân, chia, còn lúng túng khi
ước lượng thương và nhầm lẫn viết 0 vào thương khi thực hiện các lần chia.Từ
đó bản thân tôi nhận thấy để giúp nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói
3


chung và kĩ năng thực hiện phép tính chia cho học sinh.Tôi đã rút ra được kinh
nghiệm rèn kĩ năng chia cho số có nhiều chữ số cho học sinh lớp 4. Vì vậy sáng
kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng chia cho số có nhiều chữ số cho học sinh
lớp 4 VNEN trường Tiểu học Thiết Ống I” tôi nghiên cứu và áp dụng thành
công.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lí luận đã học và thực tiễn giáo dục ở trường Tiểu học Thiết
Ống I bản thân tôi đưa ra biện pháp có tính khả thi nhằm giúp học sinh thực hiện
tốt việc chia cho số có nhiều chữ số mà lâu nay đa số học sinh còn lúng túng
trong quá trình thực hiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phép tính chia với số tự nhiên ở Tiểu học. Thực
trạng của quá trình dạy học phép tính chia số tự nhiên. Các giải pháp giúp học
sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên. Cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Thiết Ống I huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình làm sáng kiến tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Phép tính chia trong chương trình Toán ở Tiểu học được dạy cho học sinh
bắt đầu từ lớp 2. Ở lớp 2 học sinh được làm quen và thực hiện phép tính chia
trong bảng (Từ bảng chia 2 đến bảng chia 5). Lên lớp 3 học sinh tiếp tục thực
hiện chia trong bảng (Từ bảng chia 6 đến bảng chia 9). Và nâng dần lên chia số
có năm chữ số cho số có một chữ số. Đến lớp 4, học sinh đã được hoàn thiện kĩ
năng chia số tự nhiên.
Đối với học sinh lớp 4, nội dung về các phép chia cho số có nhiều chữ số
là một trong những nội dung trọng tâm. Việc thực hiện phép tính “Chia cho số
có nhiều chữ số” là vấn đề mà nhiều học sinh gặp khó khăn nhất. Điểm mấu
chốt của phép tính này là việc ước lượng tìm thương.
Nếu nắm được các bước thực hiện trong phép chia đặc biệt nắm được
cách ước lượng thương và có kỹ năng ước lượng thương trong phép chia ở tiểu
học thì phép chia dạng này không còn là khó khăn với học sinh Tiểu học và qua
đó các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép tính này.
Việc rèn kỹ năng ước lượng thương ở Tiểu học là cả một quá trình bắt đầu
từ lớp 3, đến lớp 4 học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng này qua nội dung “Chia
cho số có nhiều chữ số”. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh thực hiện tính chia và
việc rèn kỹ năng ước lượng thương là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng
trong quá trình học Toán.
4


Đối với học sinh học theo mô hình VNEN việc phát huy tối ưu tính tích
cực của các em và vai trò của Hội đồng tự quản là yếu tố quan trọng để các em
có được kết quả học tập tốt nhất.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Khái quát chung. đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường Tiểu học Thiết Ống I nằm trục đường quốc lộ 217 cách trung tâm
huyện Bá Thước khoảng 12km, địa bàn dân cư nằm rải rác ở 19 thôn phố . Nhà
trường nhiều năm nay đã được các cấp lãnh đạo quan tâm nên đã từng bước phát
triển và trưởng thành nhiều về mọi mặt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
ngày được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên đã
tương đối ổn định, hàng năm nhà trường đã duy trì sĩ số và huy động được 100%
số học sinh ra lớp đảm bảo yêu cầu. Chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Năm
học 2018 - 2019 tổng số học sinh toàn trường là 506 học sinh được chia làm 15
lớp, mỗi khối 3 lớp. Trong đó, khối 4 có 91 học sinh.
2.2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
* Đối với giáo viên:
- Phần đa đội ngũ giáo viên chưa tiếp cận nhiều và áp dụng việc đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, dạy học còn nặng tính truyền thụ kiến
thức giảng giải dàn trải thuyết trình nhiều, chưa làm nổi bật trọng tâm của từng
tiết dạy, bài dạy cụ thể.
- Trong quá trình giảng dạy chưa khắc sâu kiến thức, chưa phân loại đối
tượng học sinh để có những cách dạy học phù hợp.
- GV chưa kiểm soát được số lượng học sinh đã thuộc và chưa thuộc bảng
nhân, chia trong lớp, những em chưa nắm được cách thực hiện phép chia, ước
lượng thương để có những giải pháp giảng dạy cụ thể hơn.
- giáo viên chưa hình thành được cho học sinh kỹ năng thực hiện phép
chia
- Giáo viên thường chưa phát huy được vai trò của hội đồng tự quản. Đặc
biệt là ban học tập và các nhóm trưởng để các em giúp đỡ, kèm cặp và kiểm tra
kết quả học tập lẫn nhau
* Đối với học sinh:
Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực
suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của

thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được
lượng kiến thức bài học, chóng quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh - nhất là
đối với kỹ năng chia. Do còn nhiều gia đình phụ huynh hầu hết đi làm ăn xa các
em phần lớn ở nhà với ông bà nên việc kèm cặp, nhắc nhở các em học tập còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc
học tập của con em mình. Dẫn đến còn một số học sinh chưa thuộc bảng nhân
chia.
Năng lực tư duy của học sinh còn nhiều hạn chế, nhiều học sinh kĩ năng
thao tác tính kém nên khi làm bài tập thường tính sai kết quả. Qua nhiều năm
công tác và tìm hiểu đồng nghiệp cho thấy không chỉ học sinh lớp 4 mà ngay cả
học sinh lớp 5 vẫn còn một số em chưa biết chia.
5


Trong thực tế, còn có những HS chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa
thành thạo chia cho số có 1 chữ số đã được học từ lớp dưới; chưa có kĩ năng
thực hiện các bước trong thực hiện chia và đặc biệt là chưa biết cách ước lượng
tìm thương khi học về phép chia cho số có nhiều chữ số. Đa số các em không
biết cách ước lượng thương nên các em phải nhẩm và đặt phép nhân để thử lại.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập; thao tác chậm, mất nhiều thời
gian, kỹ năng thực hiện phép chia khó thành thạo.
Đầu năm học 2018 - 2019, khi học chương I về số tự nhiên trong môn
Toán lớp 4, qua điều tra và khảo sát tại lớp 4C Trường tiểu học Thiết Ống I, tôi
nhận thấy phần lớn học sinh thực hiện chia cho số có một chữ số ngoài bảng còn
chậm, nhiều em chưa biết ước lượng thương. Có tới 30% số học sinh chưa biết
chia, còn tới 20% số học sinh thực hiện được phép chia nhưng còn quá chậm.
Tôi đã cho học sinh làm bài khảo sát sau:
Đề bài: Đặt tính rồi tính:
639 : 3
492 : 4

25968 : 3
18418 : 4
10075 : 7
Kết quả thu được như sau:
Tổng số
học sinh

Đúng 5
bài

Sai
1 bài

Sai
2 bài

Sai
3 bài

Sai 4
bài

Sai 5
bài

32

14

7


3

4

4

0

Tôi đã đặt ra một câu hỏi: "Chất lượng như vậy thì làm sao để các em có
thể thực hiện chia cho số có nhiều chữ số được đây?". Sau khi đã nắm bắt được
thực trạng của học sinh tôi đã đưa ra một số biện pháp để áp dụng ngay trên lớp
4C do tôi phụ trách, giúp học sinh thực hiện phép chia thành thạo hơn, kết quả
chính xác hơn.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. biên pháp 1: Ôn tập lại nội dung chia trong bảng.
Bất kỳ một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để
thực hiện được chia ngoài bảng, việc đầu tiên là yêu cầu học sinh phải thuộc các
bảng nhân, bảng chia.
- Tiến hành phân loại học sinh:
+ Số em đã thuộc bảng nhân, chia và đã thực hiện được phép nhân, chia.
+ Số em chưa thực hiện được phép nhân, chia. Vì sao?
- Trước tiên giáo viên phân nhóm học tập học sinh trong lớp, trong mỗi nhóm có
đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để các em tự kiểm tra việc
học thuộc lòng các bảng nhân, chia trong nhóm. Em nhóm trưởng có trách
nhiệm kiểm tra từng thành viên trong nhóm mình, sau đó báo cáo cho giáo viên
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học thuộc bảng nhân, chia của học sinh
(để tránh trường hợp học sinh học vẹt). Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức các trò
6



chơi học tập như: chiếc hộp biết đi, hái hoa chọn bảng nhân chia để đọc,... hiệu
quả ghi nhớ sẽ tăng lên, phong trào thi đua đọc thuộc bảng cửu chương thực
hiện sôi nổi, hiệu quả hơn.
- khi học sinh đã thuộc bảng nhân chia thì việc thực hiện phép chia trong bảng
sẽ diễn ra dễ dàng. Đây là tiền đề là cơ sở để các em vận dụng nhanh vào chia số
cho số có 2 chữ số. Để củng cố kiến thức về kỹ năng thực hiên phép chia cho
học sinh khi học phép chia ngoài bảng tôi sẽ phân ra 2 trường hợp (các lượt chia
đều chia hết và các lượt chia có dư). Hai trường hợp xảy ra như sau:
* Trường hợp 1: Các lượt chia đều chia hết.
Ví dụ: 63: 3
88 : 4 ....
Với trường hợp này, học sinh chỉ cần thuộc bảng chia là thực hiện được.
* Trường hợp 2: Các lượt chia có dư.
Ví dụ: 64 : 3
90 : 4
Để học sinh thực hiện được các phép tính dạng trên, thì các em phải nắm
vững về phép chia có dư. Buộc giáo viên phải ôn tập về phép chia có dư cho học
sinh.
Tôi đã đưa ra các dạng bài tập như sau:
Ví dụ: Tính.
3:3= 1
9 : 4 = 2 ( dư 1)
4 : 3 = 1 (dư 1)
8:4=2
5 : 3 = 1 (dư 2)
6 : 4 = 1 (dư 2)
6:3= 2
7 : 4 = 1 (dư 3)
Học sinh dễ dàng làm các phép tính trên. Tuy nhiên giáo viên phải cho

HS phát hiện được “ Số dư bao giờ cũng bé hơn số chia”. Hiểu được điều này
học sinh sẽ dễ dàng thực hiện được các bài tập ở trường hợp 2.
Để rèn kĩ năng làm dạng bài này, GV cho học sinh thực hành với nhiều
bài tập.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 68 : 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện:
68
3
Lượt 1: 6 chia 3 được 2, viết 2
08 22
2 nhân 3 bằng 6.
2
6 trừ 6 bằng 0, viết 0.
Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2.
2 nhân 3 được 6.
8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
* 68 : 3 = 22 (dư 2)
Vậy thương là 22, số dư là 2.
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương khi thực
hiện phép chia cho số có nhiều chữ số ở lớp 4.
Giáo viên đã sử dụng các biện pháp sau:
* Trường hợp thứ nhất: Làm tròn giảm
* Nếu số chia là số có hai chữ số và có chữ số tận cùng bé hơn hoặc bằng 5 thì
làm tròn giảm (tức là giảm đi 1; 2; 3; 4 hoặc 5 đơn vị ở số chia). Trong thực
hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi (và cũng phải che bớt chữ số tận
cùng của số bị chia). Lúc này số bị chia và số chia đều là số tròn chục.
7


* Nếu số chia là số có ba ( bốn, năm,...) chữ số mà hai chữ số tận cùng bé hơn

hoặc bằng 50 ( 500;...) thì ta sẽ giảm đi số chục ( số trăm, số nghìn...) để số chia
là số tròn trăm ( tròn nghìn,...).
Ví dụ 1: Khi chia 64 : 21
Muốn ước lượng thương, ta làm tròn 64 → 60 ; 21 → 20, rồi nhẩm 60 chia
20 được 3, sau đó thử lại : 3 x 21 = 63. Vì 63 < 64 nên 3 là thương đúng.
Ví dụ 2: 94 : 33
Muốn ước lượng thương, ta làm tròn 94 → 90; 33 → 30, rồi nhẩm 90 chia
30 được 3, sau đó thử lại: 3 x 33 = 99. Vì 99 > 94 (Tích riêng lớn hơn số bị chia)
nên thương đúng không thể là 4. Vì vậy ta phải giảm thương xuống 1 đơn vị
nghĩa là thương đúng là 3.
Ví dụ 3: 224 : 32
Muốn ước lượng thương của phép chia 224 : 32, ta làm tròn 224 → 200; 32
→ 30 rồi nhẩm 200 chia 30 được 6; 6 x 32 = 192; 224 - 192 = 32. Do số dư
phải luôn bé hơn số chia nên trong trường hợp số dư bằng hoặc lớn hơn số chia
thì thương ước lượng chưa phải là thương đúng. Lúc này để được thương đúng
thì phải tăng thương vừa ước lượng thêm một đơn vị. Nghĩa là thương đúng sẽ là
7.
Ví dụ 4: 10875 : 435
Muốn ước lượng thương của phép chia 10875 : 435. Ở lượt chia thứ nhất,
ta làm tròn 1087 → 1000; 435 → 400 rồi nhẩm 1000 chia 400 được 2; 2 x 435 =
870; 1087 - 870 = 217 < 435 nên 2 là thương đúng. Hạ 5 xuống được 2175. Ở
lượt chia thứ hai, ta làm tròn 2175 → 2000; 435 → 400 rồi nhẩm 2000 chia 400
được 5; 5 x 435 = 2175; 2175 - 2175 = 0 nên 5 là thương đúng.
* Trường hợp thứ hai: Làm tròn tăng
*Nếu số chia là số có hai chữ số và có chữ số tận cùng lớn hơn hoặc bằng 5
thì làm tròn tăng (tức là tăng thêm 1; 2; 3; 4 hoặc 5 đơn vị ở số chia) để số chia
là số tròn chục và chữ số hàng chục tăng thêm 1 đơn vị so với số ban đầu.
* Nếu số chia là số có ba (bốn, năm,...) chữ số mà hai chữ số tận cùng lớn
hơn hoặc bằng 50 (500;...) thì ta sẽ tăng thêm số chục (số trăm, số nghìn...) để số
chia là số tròn trăm (tròn nghìn,...) và chữ số hàng trăm (nghìn,...) tăng thêm 1

đơn vị so với số ban đầu.
Ví dụ 1: 94 : 18
Muốn ước lượng thương của phép chia 94 : 18, ta làm tròn 18 theo cách che
bớt chữ số 8 và tăng chữ số 1 ở hàng chục thêm 1 đơn vị để được 2, còn đối với
số bị chia 94 ta vẫn làm tròn giảm thành 90 bằng cách che bớt chữ số 4 ở hàng
đơn vị.
Kết quả ước lượng 9 : 2 = 4
Thử lại: 4 x 18 =72 < 94 và 94 – 72 = 22. Tương tự như ví dụ 3 ở trường
hợp 1. Do số dư lớn hơn số chia nên để được thương đúng thì phải tăng thương
vừa ước lượng thêm một đơn vị. Nghĩa là thương đúng là 5.
Ví dụ 2: 5202 : 578
Muốn ước lượng thương của phép chia 5202 : 578, ta làm tròn 5202 →
5000; 578 → 600 rồi nhẩm 5000 chia 600 được 8; 8 x 578 = 4624; 5202 - 4624
8


= 578. Vì số dư bằng số chia nên phải tăng thương ước lượng thêm 1 đơn vị để
được thương đúng. Vậy thương đúng là 9.
Để việc làm tròn số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh
làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số, còn đối với số bị chia luôn cho
làm tròn giảm bằng cách che bớt chữ số ( cho dù chữ số bị chia có lớn hơn 5)
Việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng.
2.3.3.Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách tìm thương có chữ số 0 trong
các lượt chia tiếp theo khi thực hiện phép tính chia cho số có nhiều chữ số ở
lớp 4.
* Với dạng bài tập xuất hiện lượt chia mà thương bằng 0 như:
312: 3
824 : 4
- Với dạng bài này, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia
có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số.

Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
0 nhân số nào cũng bằng 0.
0:9=0
8 : 9 = 0 ( dư 8).
1 : 9 = 0 ( dư 1).
5 : 7 = 0 ( dư 5).
4 : 9 = 0 ( dư 4).
6 : 8 = 0 ( dư 6).
7 : 9 = 0 ( dư 7).
- Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập:
62 : 3 =
816 : 4 =
9182 : 9 =
62 3
816
4
9182
9
02 20 (dư 2)
016
204
018
1020 (dư 2)
2
0
02
2
- Phép chia 62 : 3 cần lưu ý học sinh lượt 2 khi bắt đến chữ số 2 thì 2 chia 3
được 0 viết thêm 0 vào thương, ta nhân ngược 0 nhân 3 bằng 0 và 2 trừ 0 bằng 2
ta được thương của phép chia là 20 (dư 2)

- Hai Phép chia còn lại giáo viên cũng hướng dẫn như trên.
Ví dụ1:
2996 : 28
Lượt 1 29 chia cho 28 được 1,viết 1 vào thương
2996 28
1 nhân 28 bằng 28
196 107
29 trừ 28 bằng 1, viết 1
0
1 hạ 9 thành 19
Lượt 2 19 chia 28 được 0, viết 0 vào thương
0 nhân 28 bằng 0
19 trừ 0 bằng 19
19 hạ 6 thành 196
Lượt 3 196 chia 28 được 7
7 nhân 28 bằng 196
196 trừ 196 bằng 0
Phép chia 2996 : 28 ta dựa vào số chữ số của số chia để bắt lượt chia thứ
nhất là 2 chữ số vì 29 chia cho 28 được 1
9


Ví dụ 2:
2120 : 424
- Phép chia 2120 : 424 không thực hiện như trên được vì 299 chia 424
được 0. Ở lần chia thứ nhất trong phép chia không có kết quả bằng 0
2.3.4.Biện pháp 4: Phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng tự quản và tính
tích cực chủ động trong học tập thực hành môn toán cụ thể là phép tính
chia
- Việc đầu tiên giáo viên cần nắm bắt được năng lực học tập và năng lực

chỉ đạo của từng em học sinh trong lớp để gợi ý và hướng các em học sinh bầu
ra được các bạn vào Hội đồng tự quản đúng với năng lực của mình.
- Giáo viên nên chủ động bầu các nhóm trưởng. Bởi vì các em nhóm
trưởng phải những học sinh có học lực giỏi, có năng lực tổ chức các trò chơi
học tập, nhận xét đánh giá kết quả bài làm của chính mình và của bạn.
- Cần hướng dẫn, tập duyệt cho các nhóm trưởng biết được những công
việc mà các em phải thực hiện trong mỗi tiết học ,bài học khác nhau. Đối với
môn học toán nhóm trưởng phải là người chủ động trong việc đôn đốc các bạn
tham khảo tài liệu, cùng nhau suy nghĩ thảo luận để tìm ra kiến thức bài học.
- Đối với những tiết học thực hành toán về thực hiện các phép tính chia
thì vai trò của nhóm trưởng là việc kiểm tra kết quả thực hiện phép tính của các
bạn trong nhóm. Biết được bạn nào có kết quả chưa đúng có thể hướng dẫn bạn
thực hiện lại hoặc nhờ sự trợ giúp của cô giáo. Như vậy sẽ phát huy được hiệu
quả vai trò của nhóm trưởng. Cùng một lúc giáo viên kiểm soát và nắm bắt được
kết quả học tập của tất cả học sinh trong lớp
- Ngoài ra giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện các trò chơi toán
học để củng cố kiến thức bài học. Khi thực hiện các trò chơi này chủ tịch hội
đồng tự quản đóng vai quản trò, giáo viên là ban giám khảo giúp các em thực
hiện trò chơi sôi nổi thoải mái và hiệu quả.
*Dưới đây là bài dạy minh hoạ mà tôi đã thực hiện trên lớp 4C của
mình chủ nhiệm.
Bài 47:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
*Gv cho học sinh đọc mục tiêu:
Mục tiêu
Em biết:
- Thực hiện phép chia cho số có ba
chữ số cho số có hai chữ số.
- Vận dụng phép chia cho số có hai
chữ số vào giải toán.

A. Hoạt động cơ bản

10


HĐ1: Học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
Một học sinh viết một phép tính chia, chẳng hạn: 3200 : 400 = ?, đố bạn
nhẩm nhanh, nêu kết quả và giải thích cách làm. Các bạn khác trong nhóm làm
trọng tài. Học sinh trong nhóm đổi vai nhau cùng chơi.
Nhiều trường hợp học sinh khó nghĩ ra phép chia có thể thực hiện được
(phép chia hết) GV có thể gợi ý cách ra “đề bài” như sau: xuất phát từ một phép
chia trong bảng, chẳng hạn 24 : 6, thêm cùng 1 (2,3…) chữ số 0 vào bên phải số
bị chia và số chia, được phép chia mới, chẳng hạn 240 : 60 và đố bạn nhẩm
nhanh kết quả của phép chia này.
Trò chơi này giúp học sinh củng cố lại kĩ năng thực hiện chia hai số có tận
cùng là chữ số 0.

HĐ2: Đọc kĩ nội dung sau và thực hiện theo từng bước:
*Hoạt động này chính là bước hình thành kĩ thuật chia số có ba chữ số
cho số có hai chữ số.
Trước tiên học sinh làm việc theo nhóm: đọc và thực hiện theo từng bước
(như trong khung). Các em có thể chỉ nắm được sơ bộ việc thực hiện phép chia
cho số có hai chữ số theo hai bước sau: đặt tính, tính.
357 : 17
Đặt tính và tính:
357
17
34
17
21

17
0
Em viết:
357 : 17 = 21

Chia theo thứ tự từ phải sang trái:
* 35 chia 17 được 2, viết 2.
2 nhân 7 bằng 14, viết 4 nhớ 1;
2 nhân 1 bàng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3;
35 trừ 34 bằng 1, viết 1.
* Hạ 7, được 17;
17 chia 17 được 1, viết 1.
1 nhân 7 bằng 7, viết 7;
1 nhân 1 bằng 1 viết 1;
* 17 trừ 17 bằng 0, viết 0.

- Sau đó Gv chốt lại cách thực hiện.
Cần lưu ý học sinh về cách xác định thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn, với
phép chia 35 : 17 ( lần chia đầu), việc lựa chọn thương không dễ dàng. HS có
11


thể chọn thương là 3 (lấy 3 : 1 = 3), nhẩm : 3 x 17 = 51, 51 > 35 nên không
được. Vậy phải giảm xuống, chọn thương là 2, thử lại thấy được. Tiếp tục thực
hiện các thao tác nhân, rồi trừ.
Lưu ý: Giai đoạn học kĩ thuật chia cho số có một chữ số học sinh đã thực
hiện thao tác trừ nhẩm. Tuy nhiên, đây là bài đầu tiên học sinh làm quen với
phép chia cho số có hai chữ số, vì vậy việc thực hiện phép trừ trong mỗi lượt
chia vẫn được thể hiện một cách tường minh.


HĐ3: Đặt tính rồi tính:
*Hoạt động này chính là bước luyện tập, củng cố kĩ năng chia cho số có
hai chữ số (Trường hợp đơn giản)
Học sinh hoạt động theo nhóm đôi, mỗi học sinh thực hiện phép tính rồi
trao đổi kết quả với bạn.
Đặt tính rồi tính:
322 : 14
375 : 15
B. Hoạt động thực hành.
Trong hoạt động thực hành, từng cá nhân giải quyết các bài tập nhẩm rèn
luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
(Đặt tính, rồi tính).

HĐ1: Đặt tính rồi tính:
a) 425 : 17
b) 646 : 19
c) 147 : 21
d) 300 : 25
Bài này nhằm củng cố kĩ thuật chia cho số có hai chữ số (Trường hợp đơn
giản).
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở, chú ý yêu cầu học sinh giải thích
cách làm của mình.

12


HĐ2: Tính rồi viết (theo mẫu):
Mẫu:
351
29


29

921

27

578

18

110

18

172

24

12

061
58
3
351 : 29 = 12 (dư 3)

Hoạt động này nhằm rèn kĩ năng chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
( Trường hợp chia có dư). Học sinh quan sát mẫu rồi làm bài vào vở.

HĐ3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó (theo mẫu):

600 : 200

72 : 12

132 : 12

105 : 15

52 : 13

1
6
1
3
7
5
4
Học sinh làm việc theo cặp: quan sát mẫu, nêu kết quả nối, học sinh luân
phiên nhau nối phép tính.
13


C. Hoạt động ứng dụng

Trả lời câu hỏi và viết vào vở:
Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi mỗi phòng xếp
được bao nhiêu bộ bàn ghế?
HS giải bài toán và trình bày bài giải vào vở (có sự hỗ trợ của người thân,
gia đình):
Có thể khuyến khích học sinh tự nêu bài toán hoặc tình huống tương tự.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây tôi đã trình bày một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4C
do tôi phụ trách thực hiện tính chia cho số có nhiều chữ số. Với cách làm này
chất lượng môn Toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt.. Nhiều
em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, kết quả
chính xác.
Cuối học kì 1 tôi đã khảo sát thu được kết quả sau:
Đề bài: Đặt tính rồi tính:
2420 : 12
855 : 45
42546 : 37
25275 : 108
81350 : 187
Kết quả thu được như sau:
Tổng số
học sinh

Đúng 5
bài

Sai
1 bài

Sai
2 bài

Sai
3 bài

Sai 4

bài

Sai 5
bài

32

28

2

2

0

0

0

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp đã nêu trên, với kết quả đạt
được tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này rất có ý nghĩa trong giảng dạy.
Nó giúp giáo viên trong quá trình dạy phép chia trong chương trình Toán lớp 4
đạt hiệu quả cao. Giúp học sinh tự tin hơn, ham học hơn và có kĩ năng chia số tự
nhiên một cách thành thạo. Các em đã say sưa với các phép tính chia cho số có
nhiều chữ số, không còn lo sợ khi làm toán có liên quan đến phép tính được xem
là rất khó này nữa. Áp dụng kinh nghiệm trên cho năm học này tôi thấy nhiều
14



em học sinh trong lớp đã tiến bộ rõ rệt, giúp cho các giờ học trở nên nhẹ nhàng
sôi nổi hứng thú đối với học sinh.
Khi dạy học sinh học toán với phép tính chia, đặc biệt là chia cho số có
nhiều chữ số giáo viên cần giúp các em nắm được các bước thực hiện chia và
cách ước lượng thương để tìm thương đúng trong mỗi lượt chia.
Để giúp các em nắm vững cách chia một cách bền vững thì kể cả khi giải
các bài toán có liên quan đến phép chia giáo viên phải cho học sinh thực hành
nhắc lại cách chia một cách thường xuyên liên tục.
Muốn làm được như vậy giáo viên phải được trang bị những tri thức về
phương pháp dạy học tích cực và tạo được điều kiện để các em được thực hành
luyện tập nhiều, giúp các em nắm chắc được cách ước lượng thương và cách làm
tròn số, phát huy hiệu quả vai trò của hội đồng tự quản. Trong mỗi tiết học, mỗi
bài cụ thể giáo viên cần lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp để đạt hiệu
quả cao nhất.
Ngoài việc luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức
của mình để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn,
sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu tham khảo khác giáo viên
phải kiên trì, tận tâm hướng dẫn học sinh.
- Kiến nghị đề xuất :
Qua đây, tôi cũng mong muốn đề nghị các cấp lãnh đạo Ngành giáo dục
hàng năm nên tổ chức hội thảo các chuyên đề, những buổi nói chuyện, giao lưu
về những kinh nghiệm, những biện pháp giảng dạy hay để hướng dẫn, giúp đỡ
đối tượng học sinh chưa hoàn thành, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói riêng
và trong toàn huyện nói chung.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào
thực tiễn có kết quả khả thi. Rất mong đồng nghiệp, bổ sung và góp ý để bản
thân nâng cao năng lực dạy học môn Toán ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:

Thiết Ống, ngày 04 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT:

Hoàng Thị Yến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


1. Thực hành phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học (Giáo trình dùng trong
các trường Đại học Đào tạo và Giáo viên Tiểu học.(Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào
Tam- Chủ biên.)
2. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập I. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sách giáo viên – Hướng dẫn học Toán 4 tập 1B .(Vũ Mai Hương – Chủ
biên.)

DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
16


ĐƯỢC XẾP LOẠI CẤP TỈNH
1. SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 vẽ tranh đề tài –xếp loại C
cấp tỉnh - năm học: 2001-2002.
2. SKKN: Một số kinh ngiệm nâng cao chất lượng dạy số thập phân cho học
sinh lớp 5- xếp loại C cấp tỉnh – năm học: 2010- 2011.


17



×