Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.31 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3

Người thực hiện
: Lại Thị Thanh
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường Tiểu học Xuân Bái
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Toán

`

THANH HOÁ NĂM 2018
0


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1- Lí do chọn đề tài
1.2- Mục đích nghiên cứu
1.3- Đối tượng nghiên cứu
1.4- Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính 2 số hoặc nhiều số
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng thực hiện biểu thức có nhiều số, nhưng chỉ
chứa dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. Biểu thức không có dấu ngoặc
đơn và có dấu ngoặc đơn.
Giải pháp 3: Khai thác những bài toán “Tính giá trị biếu thức” trong
SGK thành những bài toán “Tính nhanh giá trị biểu thức ”
Giải pháp 4: Tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy
học để nâng cao chất lượng học sinh trong quá trình giảng dạy
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luân, kiến nghị
3.1- Kết luận
3.2- Kiến nghị

Trang
2
2
2
2
2
3
3
3
5
5
7

11
13

19
20
20
20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở Tiểu học đều hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về
nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có vị
trí quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong
đời sống. Các kĩ năng này rất cần thiết cho các môn học khác ở Tiểu học và tiếp
tục học lên bậc Trung học cơ sở.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình
dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp
nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu
quả trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa của học sinh. Học toán kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú,
phát triển hợp lý khả năng suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải
quyết có vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập,
linh hoạt vµ sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người
lao động. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi giáo viên
không nên truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa,
sách hướng dẫn một cách rập khuôn, máy móc. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc
học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không
cao.
Biểu thức là mảng kiến thức của vấn đề các yếu tố đại số. Bậc Tiểu học
không định nghĩa khái niệm biểu thức mà chỉ giới thiệu "hình thức thể hiện" là

các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Mục tiêu chủ yếu của môn Toán ở
Tiểu học là bồi dưỡng kĩ năng tính toán, người học phải thực hiện thành thạo 4
phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ở Tiểu học, vấn đề biểu thức được giới thiệu
ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Đến cuối lớp 2 dạy học về phép nhân,
phép chia. Từ lớp 3 biểu thức đã trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải tư
duy cao hơn, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức chứa nhiều dấu và
nhiều số hơn. Vì vậy, người giáo viên tiểu học phải nắm vững được nội dung và
phương pháp dạy học để khuyến khích phát triển năng lực cá nhân của học sinh,
giúp các em nắm chắc thứ tự thực hiện các phép tính.
Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 3 nhiều năm, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra
nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức
cơ bản về biểu thức, giúp học sinh học tốt môn Toán. Chính vì thế, tôi đã đưa ra
và áp dụng "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy- học tính giá trị biểu
thức cho học sinh lớp 3".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong việc dạy học Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên, học sinh lớp 3.
- Phương pháp dạy học phần tính giá trị biểu thức ở lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
2


c. Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Một số khái niệm

- Biểu thức là sự kết hợp giữa các phép toán và các toán hạng để thực
hiện một công việc nào đó trong toán học.
- Phép toán: Là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
-Toán hạng: Tùy theo từng phép tính mà nó có các tên gọi khác nhau:
+ Phép cộng: số hạng.
+ Phép trừ: số bị trừ, số trừ.
+ Phép nhân: thừa số.
+ Phép chia: số bị chia, số chia.
- Giá trị của biểu thức: Là kết quả của việc thực hiện các phép tính
trong biểu thức theo thứ tự ưu tiên của các phép toán.
Ví dụ một số biểu thức:
10 − 7, 52 × 2  6, 20  12  3, (chiều dài + chiều rộng) × 2, …
2.1.2. Thứ tự thực hiện trong biểu thức:
- Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Nhân chia trước, cộng trừ sau.
- Các biểu thức chỉ có phép nhân và chia hoặc chỉ có phép cộng và trừ thì
thực hiện từ trái qua phải.
2.1.3. Các dạng toán tính giá trị biểu thức thường gặp trong môn Toán
lớp 3.
- Các biểu thức đơn giản gồm phép tính 2 số hoặc các biểu thức có nhiều
số nhưng chỉ có một dấu phép tính.
- Các biểu thức ở dạng phức tạp hơn.
+ Thực hiện phép tính có nhiều số, trong biểu thức chỉ chứa dấu cộng, trừ
hoặc nhân, chia.
+ Thực hiện phép tính không có ngoặc đơn mà có phép tính cộng, trừ,
nhân, chia.
+ Biểu thức có dấu ngoặc đơn.
+ Các bài toán có lời văn.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
* Về phía giáo viên:

Hầu hết giáo viên trong trường đã tâm huyết nghiên cứu và đưa ra
phương pháp giảng dạy phù hợp. Song, một số giáo viên chỉ cho các em học
sinh hoàn thành các nội dung bài tập trong tài liệu mà chưa chú ý tìm tòi phát
hiện những nội dung phong phú trong từng bài tập của chương trình. Do đó chưa
phát hiện được những học sinh có năng lực học toán tốt. Trong quá trình dạy
toán, giáo viên chưa khắc sâu được các tính chất cơ bản trong toán học áp dụng
cho tính giá trị biểu thức cũng như tính nhanh giá trị biểu thức. Mặt khác, giáo
viên cßn phụ thuộc vào phần giải trong tài liệu nâng cao, chưa chịu khó biến
3


kiến thức sách vở bằng kiến thức của mình, dẫn đến học sinh tiếp thu cách giải
từng d¹ng toán một cách máy móc, thụ động.
* Về phía học sinh.
- Trong giờ học các em sôi nổi phát biểu ý kiến, tiếp thu bài nhanh, làm
được các bài toán ở dạng cơ bản nhưng chưa hiểu bản chất của dạng toán do đó
dẫn đến chóng quên.
- Các em còn học máy móc, còn nhầm lẫn ở các kiến thức khó trong phần
tính giá trị biểu thức phức tạp. Hầu hết các em thường học thuộc quy tắc “ Nhân
chia trước, cộng trừ sau” nên thường nhầm lẫn trong cách tính. Ví dụ:
Cách tính đúng:
40 : 5 × 8 = 8 × 8
= 64
Học sinh còn tính nhầm: Phép tính đó phải thực hiện từ trái qua phải nhưng
do các em nắm quy tắc không đúng nên đã đưa ra kết quả:
40 : 5 × 8 = 40 : 40
=
1
Hoặc:
75  60  4 = 15  4

= 19
Nhưng do nắm quy tắc sai nên học sinh đã đưa ra kết quả khác nữa.
75  60  4 = 75  64
= 11
Khi thực hiện phép tính có nhiều dấu, học sinh hay lúng túng không biết thực
hiện như thế nào. Lúc cô giảng bài thì các em nhớ nhưng khi các em tự làm thì
lại không làm được.
- Do đó trong lớp học, số lượng học sinh yêu thích môn toán, làm toán tốt
chiếm khoảng từ 40% đến 45%.
- Kết quả khảo sát môn Toán của học sinh lớp 3 do tôi chủ nhiệm đầu năm
học 2015-2016; 2016 - 2017; 2017-2018 như sau:
Năm học
2015-2016
2016-2017
2017-2018

Lớp
3A
3A
3B

Sĩ số
lớp
32
35
33

Điểm
dưới 5


Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5
4
4

15.6%
11.4%
12.1%


9
12
10

28.1%
34.2%
30.3%

15
17
16

47%
48.7%
48.5%

3
2
3

9.3%
5.7%
9.1%

Kết quả môn toán cuối năm học 2015-2016 của lớp tôi như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Sĩ số

Học sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32 em
7
21.8%
10
31.2%
13
43.9%
1
3,1%
Từ thực tế cho thấy chất lượng môn Toán của học sinh chưa cao. Đặc biệt
khi thực hiện các bài toán liên quan đến tính giá trị của biểu thức, số học sinh
làm sai còn nhiều. Số lượng học sinh đạt điểm 5 và dưới 5 nhiều. Qua tìm hiểu,
tôi thấy nổi bật lên các nguyên nhân sau:
4


Một là, giáo viên chưa nắm bắt một cách đầy đủ về phương pháp hướng dẫn
cho học sinh kỹ năng tính giá trị biểu thức mà chỉ quan tâm đến việc giải quyết
các bài tập.
Hai là, giáo viên mới tuân thủ quy trình sách giáo khoa, chưa biết phát triển
các bài toán mới từ các bài tập có sẵn để phát huy tính tích cực của học sinh.

Ba là, dạy học còn nặng nề và áp đặt, chưa phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Bốn là, học sinh chưa nắm chắc kiến thức về các phép tính ở lớp dưới hoặc
còn hiểu một cách mơ hồ. Không hiểu được bản chất, đặc điểm, cách tính do đó
trong quá trình học còn áp dụng máy móc kém linh hoạt.
Vì vậy, thông qua các tiết dạy thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại các
đối tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào, để
lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu
bài một cách chắc chắn.
2.3. Các giải pháp.
Qua nhiều năm, là người trực tiếp tham gia dạy học lớp 3, tham gia vào
việc dự giờ thăm lớp, tiếp thu các chuyên đề mới. Với nỗi trăn trở về những
vướng mắc chưa tìm ra cách gỡ, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng thực hiện biểu thức ở dạng phép tính 2 số hoặc
nhiều số nhưng chỉ chứa một dấu phép tính.
Nội dung tính giá trị biểu thức được xây dựng một cách có hệ thống từ đơn
giản đến phức tạp theo quy luật đồng tâm. Thực hiện các biểu thức đơn giản là
dạng toán được sử dụng rộng rãi nhất và tăng dần mức độ thành biểu thức phức
tạp ở các lớp trên.
a. Thực hiện phép tính 2 số:
* Phép cộng, phép trừ:
Ngay từ lớp 1, các em đã làm được các phép tính cộng, trừ 2 số có một chữ số
thành thạo. Đó chính là nền tảng để giúp các em thực hiện phép tính 2 số có nhiều
chữ số. Lên lớp 3, các em đã làm quen với việc cộng, hai số có nhiều chữ số.
Ví dụ 1: 4637  3856 =
Khi thực hiện phép tính này, học sinh chỉ việc đặt tính sao cho các số cùng
hàng thì thẳng cột với nhau vµ thùc hiÖn tính.
- Cộng từ phải qua trái.
- 7 cộng 6 bằng 13, viết 3 nhớ 1
- 3 cộng 5 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9

- 6 cộng 8 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8
Ví dụ 2:
9574  7628 =
Trước tiên, đặt các số sao cho đúng vị trí(tương tự ví dụ 1.)
9574
- Trừ theo thứ tự từ phải qua trái.
7628
- 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
1946
- 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
- 5 không trừ được 6, lấy 15 trừ 6 bằng 9,viết 9 nhớ 1.
5


- 7 thêm 1 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1, viết 1.
* Phép nhân, phép chia:
Ở học kỳ 2, lớp 2, học sinh đã được làm quen phép nhân, phép chia. Ở lớp 3,
các em được thực hiện ở dạng cao hơn đó là phép nhân, phép chia số có nhiều
chữ số nhân với số có một chữ số.
Ví dụ 1:
27 × 5 = ?
- Trước tiên học sinh phải đặt tính. Thông thường trong phép nhân không
yêu cầu cao về kĩ năng đặt tính. Nhưng khi giảng dạy, tôi vẫn yêu cầu học sinh
đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng của hai thừa số phải thẳng cột với nhau.
- 5 nhân 7 bằng 35, viết 5 nhớ 3
- 5 nhân 2 bằng 10, thêm 3 bằng 13, viết 13
Ví dụ 2:
25 839  3= ?
- Đặt tính: Viết số bị chia và số chia thẳng hàng. Dùng vạch đứng phân chia

số bị chia và số chia. Dùng vạch ngang phân chia số chia và thương (Như ví dụ).
-Thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải:
25 839 3
- 25 chia 3 được 8 viết 8
18
8613
- 8 nhân 3 bằng 24, 25 trừ 24 bằng 1.
03
- Hạ 8 được 18,18 chia 3 được 6,viết 6.
09
- 6 nhân 3 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0
0
- Hạ 3, 3 chia 3 được 1, viết 1.
- 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.
- Hạ 9, 9 chia 3 bằng 3 viết 3.
- 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
Kĩ năng thực hiện phép tính hai số là yêu cầu tối thiểu trong tính giá trị biểu
thức. Bởi vậy, yêu cầu của nội dung này là tất cả học sinh đều thực hiện được và
phải thực hiện thành thạo. Đây là cơ sở cho việc tính giá trị của biểu thức ở mức
độ cao hơn.
b. Thực hiện phép tính có nhiều số trong một biểu thức chỉ có một dấu
phép tính.
Đối với dạng này, ta thực hiện lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải. Mỗi lượt
thực hiện như thực hiện phép tính 2 số ở trên.
Ví dụ 1:
27 + 35 + 43 + 64
56 × 5 × 4
= 62 + 43 + 64
= 280 × 4
=

105 + 64
= 1120
=
169
Ví dụ 2:
280 : 5 : 4
143  64  45
= 56 : 4
= 79
 45
=
14
=
34

6


Đối với thực hiện phép tính cộng và phép tính nhân, nếu học sinh không thực
hiện theo thứ tự thì kết quả vẫn đúng (Vì phép cộng và phép nhân có tính chất giao
hoán và tình chất kết hợp). Vì vậy khi thực hiện phép cộng và phép nhân trong
một biểu thức có thể áp dụng phương pháp tính nhanh.
Chẳng hạn: Tính giá trị các biểu thức: 45 + 26 + 55 + 14
45 + 26 + 55 + 14 =  45  55   26  14 
= 100
+
40
=
140
50 × 25 × 2 × 8 = (50 × 2) × (25× 8)

=
100 ×
200
=
20 000
Phép trừ và phép chia không có tính chất giao hoán và kết hợp nên theo quy ước
chỉ thực hiện từ trái qua phải. Nếu không, sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.
VD: Cách 1:
Cách 2:
253  32  25
253  32  25
= 221  25
= 253 
7
=
196
=
246
Hai cách làm trên đã cho 2 kết quả là 196 và 246. Do học sinh đã bị nhầm lẫn
giữa số trừ và số bị trừ. 32 là số trừ ở lượt trừ thứ nhất (253 - 32) nhưng lại trở
thành số bị trừ (32 - 25). (ở đây kết quả 196 mới là kết quả đúng)
Tương tự đối với phép chia, học sinh có thể bị nhầm lẫn như sau:
Chẳng hạn:
320 : 10 : 2
320 : 10 : 2
=
32 : 2
= 320 : 5
=
16

=
64
Nếu học sinh không nắm được quy ước thực hiện phép tính và tại sao lại có
quy ước đó thì học sinh dễ dàng đưa ra những kết quả khác nhau mà không hiểu
tại sao? Đó chính là vì các em bị nhầm lẫn giữa số chia và số bị chia. 10 là số
chia ở lượt chia thứ nhất (320 : 10) lại trở thành số bị chia (10 : 2). (Trong
trường hợp này 16 mới là kết quả đúng)
Tóm lại: Trong quá trình dạy học sinh các dạng toán trên, giáo viên cần
rèn cho học sinh nắm vững cách thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia cả
dạng tính nhẩm và tính viết. Trong đó rèn kỹ năng tính, kỹ năng đặt tính chính
xác giữa các hàng. Nắm vững quy ước thực hiện thứ tự các phép tính, tính chất
của các phép tính trong biểu thức từ hai dấu phép tính trở lên.
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng thực hiện biểu thức có nhiều số, nhưng chỉ chứa
dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có dấu
ngoặc đơn
a. Thực hiện biểu thức có nhiều số, trong biểu thức chỉ chứa dấu cộng,
trừ hoặc nhân, chia.
Đối với dạng này, trong một biểu thức đã xuất hiện 2 dấu nhưng cách thực
hiện vẫn thứ tự từ trái qua phải.
Chẳng hạn:
246  72 + 35
140 × 4 : 8
=
560 : 8
= 174 + 35
7
=
70
=
209



Nếu biểu thức có nhiều dấu phép tính nhưng dấu cộng đứng trước dấu trừ
hoặc dấu nhân đứng trước dấu chia thì ta thực hiện không đúng quy ước vẫn
đúng kết quả.
Ví dụ:
- Dấu cộng đứng trước dấu trừ.
245 + 36 + 75  48
245 + 36 + 75  48
= 245 + 36 + 27
=
281 + 75  48
= 245 + 63
=
356  48
= 308
=
308
- Dấu nhân đứng trước dấu chia.
25 × 3 × 7 : 7
25 × 3 × 7 : 7
= 75 × 7 : 7
= 25 × 3 × 1
=
525 : 7
= 25 × 3
=
75
=
75

- Trường hợp phép chia đứng trước phép nhân hay phép trừ đứng trước
phép cộng thì đòi hỏi học sinh phải nắm được quy tắc, nếu không dễ dàng dẫn
đến những sai lầm đáng tiếc…
Chẳng hạn:
236  65 + 48
236  65 + 48
= 171 + 48
= 236  113
=
219 (Đúng)
=
123 (Sai)
24 : 4 × 2
24 : 4 × 2
=
6 ×2
= 24 : 8
=
12 (Đúng)
=
3 ( Sai)
Nguyên nhân phạm lỗi sai trên vì các em bị nhầm lẫn 48 là số hạng thành số
trừ, 2 là thừa số nhưng nhầm thành số chia.
Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhiều
cách khác nhau, nhận xét kết quả, chỉ ra lỗi sai và nguyên nhân sai. Cuối cùng
giáo viên mới tổng kết lại:
"Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép cộng, phép
trừ hoặc phép nhân, phép chia thì ta thực hiện từ trái sang phải.”
b. Thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc đơn.
Dạng 1: Biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà có phép tính cộng- nhân,

cộng- chia, trừ - nhân, trừ - chia…
Học sinh quen thực hiện phép tính từ trái qua phải. Do đó các em rất dễ bị
nhầm lẫn đưa đến nhiều kết quả sai. Vì vậy giáo viên cần xây dựng hệ thống câu
hỏi.
Chẳng hạn:
36 + 4 × 3
+ Em hãy quan sát và nhận xét các dấu phép tính trong biểu thức.
(Gồm dấu cộng và dấu nhân.)
+ 4 × 3 chính là gì?
( 4 × 3 là một tích )
+ Nếu xem 4 × 3 là một số thì 36 + 4 × 3 là gì?
( Là một tổng )
8


+ Trong biểu thức 36 + 4 ×3 ta nên thực hiện như thế nào?
( Ta thực hiện tính 4 × 3 để trở thành một số, sau đó ta tính tổng.)
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện. Nhận xét kết quả.
+ Ta đã thực hiện phép tính nào trước ?
( Nhân trước cộng sau )
36 + 4 × 3
= 36 + 12
=
48
- Các biểu thức dạng cộng  chia, trừ  nhân, trừ  chia giáo viên hướng
dẫn tương tự.
Giáo viên nhắc lại: Vậy trong một biểu thức có dấu cộng- nhân, cộng  chia,
trừ  nhân, trừ  chia, ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, phÐp cộng,
phép trừ sau.
Dạng 2: Trong biểu thức có nhiều số và có cả các dấu +, , ×, :

Khi học sinh học xong lí thuyết và nắm được thứ tự thực hiện các phép tính
trong một biểu thức có nhiều số và có 2 dấu phép tính trở lên, dựa vào cơ sở đó
các em dễ dàng thực hiện tính giá trị của biểu thức một cách chính xác.
Chẳng hạn: 9 × 5 + 36 : 4
Hướng dẫn: Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Trong biểu thức này ta nên thực hiện như thế nào?
(Phép nhân hoặc chia trước, phép cộng sau)
- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện
9 × 5 + 36 : 4
= 45 +
9
=
54
Lưu ý: Sẽ có nhiều học sinh thực hiện:
9 × 5 + 36 : 4
= 45 + 36 : 4
= 45 +
9
=
54
Với trường hợp này, giáo viên vẫn công nhận cách làm và kết quả đúng cho
các em. Giáo viên chỉ lưu ý học sinh cách trình bày này dài. Khi trình bày, nên
trình bày đồng thời kết quả của 2 phép tính nhân và chia trước, sau đó trình bày
kết quả của phép cộng. Đó là giá trị của biểu thức.
Kết luận: Trong một biểu thức không có dấu ngoặc đơn nhng có các phép tính
cộng, trừ, nhân, chia ta chỉ thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi sau đó
thực hiện các phép tính cộng, trừ.
c. Biểu thức có dấu ngoặc đơn
Dạng 1: Biểu thức có dấu ngoặc đơn và hai phép tính.
Ví dụ: ( 30 + 15) : 9

Đây là biểu thức cũng có hai dấu phép tính là cộng - chia nhưng khác ở biểu
thức dạng trước là có dấu ngoặc đơn.
Quy tắc: Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Hướng dẫn: Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
9


-Quan sát và nhận xét dấu, phép tính trong biểu thức.(Dấu cộng và dấu chia)
- Biểu thức này có gì đặc biệt? ( Có dấu ngoặc đơn)
- Ta thực hiện như thế nào? (Thực hiện phép tính trong ngoặc trước)
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện:
( 30 + 15) : 9
= 45
:9
=
5
Dạng 2: Biểu thức có dấu ngoặc đơn và nhiều phép tính:
Đây là biểu thức tổng hợp mức độ tương đối khó đối với học sinh lớp 3, vì nó
chứa nhiều dấu phép tính khác nhau và có dấu ngoặc đơn nên dễ nhầm lẫn. Để
tÝnh được biểu thức này yêu cầu học sinh phải nắm được thứ tự thực hiện phép
tính để dần dần đưa về dạng đơn giản.
Chẳng hạn:  35  21 : 7   76  25 3
Giáo viên tung đề bài cho học sinh làm để phát huy sự sáng tạo của các em.
Sau đó gợi mở để hướng dẫn chung cả lớp
Hướng dẫn: Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
Hãy quan sát và nhận xét dấu và phép tính trong biểu thức.
( Dấu ngoặc đơn, dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân và dấu chia)
- Ta nên thực hiện như thể nào?
Bước1: Thực hiện trong dấu ngoặc đơn
(35 + 21) : 7 + (76  25) × 3

trước và hạ tất cả các số và dấu còn lại trong
= 56
:7+
51
×3
biểu thức sao cho chúng thẳng hàng với số
=
8 +
153
và dấu ở biểu thức ban đầu.
=
161
Bước 2: Thực hiện các phép tính ưu tiên
(Chia và nhân)
Bước 3: Tìm kết quả biểu thức.
Kết luận:
Khi dạy xong các dạng đặc trưng của tính giá trị biểu thức, học sinh đã có
cái nhìn tổng quan hơn. Các em đã có cách tính giá trị biểu thức hoàn chỉnh.
Giáo viên nên tổng hợp kiến thức để học sinh có thể nhớ lâu và nhớ chính xác
cách thực hiện.
1. Thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc
2. Phép nhân và phép chia cùng mức độ ưu tiên và thực hiện trước phép
cộng và phép trừ.
3. Phép cộng và phép trừ cùng mức độ ưu tiên và thực hiện sau phép
nhân, chia.
4. Các phép tính cùng mức độ ưu tiên thì cứ thực hiện từ trái sang phải
d. Các bài toán có lời văn:
Trong chương trình toán Tiểu học, tất cả các bài tập đều được giải dưới
dạng biểu thức. Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà học sinh giải với mức độ khác
nhau. Tuy nhiên đối với học sinh học tốt toán, những dạng bài tập giải bằng 2

phép tính trở lên các em có thể làm gộp thành 1 phép tính .
Đặc trưng của dạng toán này, trước hết phải yêu cầu häc sinh xác định
được trọng tâm của bài và cách giải quyết như thế nào. Đòi hỏi học sinh phải có
sự sáng tạo, từ đó chuyển bài toán về dạng tính giá trị biểu thức.
10


Ví dụ: Một bếp ăn của đội công nhân mua về 126 kg gạo để nấu ăn trong 7
ngày. Hỏi 3 ngày nấu hết bao nhiêu kg gạo, biết rằng mỗi ngày nấu số gạo như nhau?
Đây là dạng toán thực hiện nhiều phép tính để tìm ra đáp số mà bài toán
yêu cầu:

11


Gii
Mi ngy i cụng nhõn n ht s go l:
126 : 7 = 18 (kg)
C 3 ngy i cụng nhõn n ht s go l:
18 ì 3 = 54 (kg)
ỏp s: 54 kg
Tuy nhiờn, hc sinh hiu bi nhanh cú th gii nh sau:
Gii
C 3 ngy i cụng nhõn n ht s go l:
( 126 : 7) ì 3 = 54 (kg)
ỏp s: 54kg
- gii c dng tớnh gp ũi hi hc sinh phi nm c cỏch thc
hin phộp tớnh cú du ngoc đơn v cú du +, , ì, : .
Túm li: thc hin c cỏc dng toỏn trờn hc sinh cn c k yờu
cu, quan sỏt, phỏn oỏn hiu rừ mi quan h gia cỏc phộp tinh, t ú suy

oỏn cỏch tớnh qua vic ỏp dng s kt hp, cỏc quy c v th t thc hin
các phộp tớnh, thc hin nhanh v logic nht theo yờu cu ca bi.
Gii phỏp 3: Khai thỏc nhng bi toỏn Tớnh giỏ tr biu thc trong SGK
thnh nhng bi toỏn Tớnh nhanh giỏ tr biu thc
Ta thy rng, trong mi mch kin thc, nú u c cu trỳc trờn c s
ca 4 phộp tớnh c bn: phộp cng, tr, nhõn, chia. Mt khỏc, trong cỏc bi toỏn
yờu cu tớnh nhanh, nú khụng cu trỳc thnh tit hc m thng l cỏc bi cui
sau cỏc tit hc hoc trờn c s bi tõp sỏch giỏo khoa cỏc ti liu tham kho cho
ra cỏc bài toỏn khú hn nhm phỏt trin trớ thụng minh hc sinh. Bi vỡ lp
3 hc sinh ã dc trang b c 4 phộp tớnh, song song vi vic nm bt cỏc tớnh
cht kt hp gia cỏc phộp tớnh nh : tớnh cht giao hoỏn, tớnh cht kt hp v
c giỏo viờn trang b cỏc k thut tớnh trong dóy tớnh.
C th: Sau khi hc xong k nng thc hin phộp cng, cỏc tớnh cht trong
phộp cng v quan h gia cỏc s trong dóy s t nhiờn. Nhng bi tp trong
SGK giỳp hc sinh vn dng nhng kin thc n gin ã hc thc hnh k
nng. Vỡ vy cỏc bi tp ny khụng khú nhng nú cha ng nhiu ni dung
phong phỳ cú th khai thỏc v phỏt trin cho phự hp vi i tng hc sinh.
Nhng hc sinh cú nng khiu hc toỏn thng cỏc em gii quyt cỏc bi tp
trong SGK rt nhanh. Vỡ vy thi gian cũn li giỏo viờn cn khai thỏc ni dung
cỏc bi tp trong SGK giao cho hc sinh tip tc tỡm tũi lm.
Dng 1 : Bi tp phỏt trin t phộp cng v phộp tr
Vớ d: Bi 1: Tớnh giỏ tr biu thc
268 68 +17
387 7 80
* Mc tiờu bi tp: Hc sinh cng c cỏch tớnh giỏ tr biu thc khi ch cú 2 phộp
tớnh cng v tr.
Hc sinh s thc hin bỡnh thng theo th t t trỏi sang phi.
268 68 + 17 = 200 + 17
387 10 + 13 = 377 + 13.
=

217
=
390
12


Học sinh đ· nắm bắt được kiến thức trong chương trình. Nhưng để phát huy
tính sáng tạo, tôi tiếp tục đảo đề và yêu cầu học sinh tìm cách tính thuận tiện nhất.
Một số học sinh đã thực hiện được.
268 + 17 – 68 = 268  68 + 17
387  10 + 13 = 387 + 13  10
=
200 + 17
=
400  10
=
217
=
390
Từ đây, tôi tiếp tục phát triển đề và rút ra kết luận về tính chất của phép cộng,
trừ, mối quan hệ của chúng và thủ thuật dùng để tính nhanh giá trị biểu thức
dạng đơn giản và phức tạp. Từ đó tiến dần đến việc giải quyết các bài tập nâng
cao hơn một cách nhẹ nhàng.
VD: Tính tổng sau bằng cách thuận tiện nhất: (Bài 83- Sách bồi dưỡng Toán 3)
a, 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9
b, 9 – 8 + 7 – 6 + 5 – 4 + 3 – 2 + 1 – 0
- Mục tiêu bài tập: Hoc sinh củng cố phép cộng, phép trừ, tính chất trong
phép cộng, phép trừ .
+ Cách tổ chức : - Cho học sinh xác định yêu cầu bài toán
- Học sinh nhận xét quan hệ giữa 2 số liền nhau

- Học sinh nhận xét quan hệ giữa các số trong dãy
- Học sinh nhận xét quan hệ giữa 2 phép tính trong dãy
- Hướng dẫn giải cụ thể
a,
1+2+3+4+5+6+7+8+9
= ( 1 + 9) + ( 2 + 8 ) + ( 3 + 7) + (4 + 6) + 5
=
10 + 10
+ 10 + 10 + 5
=
45
b,
9–8+7–6+5–4+3–2 +1–0
= ( 9 – 8 ) + ( 7 – 6 ) + ( 5 – 4 ) + ( 3  2 ) + ( 1 0 )
=
1
+
1
+
1
+
1
+ 1
=
5
Dạng 2 : Bài tập phát triển từ phép nhân và phép chia
* Yêu cầu: Tính giá trị biểu thức.
- Học sinh tính bình thường và có kết quả.
a. 24 : 6 : 2 = 4 : 2
b. 18 : 3 × 2 = 6 × 2

= 2
= 12
- Tôi tiếp tục ra đề bài: Tính kết quả và so sánh với bài trên.
c. 24 : (6 × 2) = 24 : 12
d.18 × 2 : 3 = 36 : 3
=
2
= 12
Sau khi học sinh tính và so sánh kết quả, tôi tiến hành ra yêu cầu bài tập
tương tự, yêu cầu học sinh tính theo hai cách. Trên cơ sở đó tôi cho học sinh
hiểu về tính chất của phép nhân, phép chia, áp dụng chúng trong việc tính
nhanh, tính nhẩm và giải quyết các bài tập khó hơn.
Dạng 3 : Bài tập phát triển từ 4 phép tính cộng  trừ  nhân – chia và
biểu thức có dấu ngoặc đơn
Ví dụ:
564 – 10 × 4
201 + 39 : 3
13


123 × ( 42 – 40 )
64 : ( 8 : 4 )
Với bài tập trên, học sinh đại trà có thể hoàn thành 1 cách dễ dàng vì các em
đã được trang bị kĩ năng tính giá trị biểu thức một cách hoàn chỉnh. Các em có
năng khiếu hơn sẽ hoàn thành rất nhanh. Để tránh sự nhàm chán, đồng thời bồi
dưỡng năng lực tư duy bài khó dựa trên cơ sở của những bài toán cơ bản SGK,
tôi dự kiến đưa ra cho các em các bài toán sau :
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
a.
14 : 2 + 6 : 2

d. 4 × 7 + 5 × 7 + 7
b.
16 : 2 – 8 : 2
e. 15 × 4 + 15 × 7 - 15
c.
14 × 3 + 6 × 3
g. 37 × 18 – 9 × 74 + 100
Để học sinh nắm chắc cách tính các bài toán trên, tôi dành riêng vào buổi dạy
thø 2 hµng ngµy trong tuần đó. Như vậy giúp học sinh tư duy 1 cách logic
giữa bài trước đến bài toán sau, độ khó được tăng dần.
Cụ thể, tôi hướng dẫn học sinh giải mẫu 2 biểu thức trên như sau:
14 × 3 + 6 × 3
4 × 7 + 5 ×7 + 7
= ( 14 + 6 ) × 3
=4×7+5×7+1×7
=
20
×3
= (4 + 5 + 1 ) × 7
=
60
=
10
×7
=
70
Tóm lại: Từ việc khai thác và khắc sâu kiến thức đã học, học sinh tích luỹ
được các kinh nghiệm, các thủ thuật vận dụng các kiến thức đó vào các tình
huống khác nhau. Việc nghiên cứu, khai thác nội dung những bài tập trong sách
giáo khoa giúp học sinh hứng thú hơn. Như vậy không những giúp giáo viên

phát hiện ra đối tượng học sinh có năng khiếu mà còn phù hợp với nội dung đổi
mới phương pháp dạy học tích cực, tư duy lôgíc cho học sinh, tạo niềm đam mê
học tập cho các em.
Giải pháp 4: Tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học để
bồi dưỡng học sinh trong quá trình giảng dạy.
a. Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh bằng cách phân chia
nhóm đối tượng học tập trong tính giá trị biểu thức.
a.1. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, phân loại đối tượng
học sinh theo trình độ.
Khi phân loại đối tượng học sinh, người giáo viên cần thận trọng khi đưa ra
kết luận một học sinh nào đó thuộc nhóm trình độ nào. Do vậy, cần phải kết hợp
nhiều hình thức kiểm tra trong dạy học để có kết quả khách quan và chính xác.
Ngoài việc kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, tôi có sổ tay ghi chép kết
quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt,
hoặc quá xuất sắc hoặc quá yếu để tiến hành dạy học phù hợp.
Ngoài việc thiết kế đề kiểm tra theo độ khó, tôi còn kiểm tra độ nhanh. Để có
thể phân loại sâu hơn, tôi thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là
tăng số lượng bài tập trong mỗi lần kiểm tra, ghi nhận trong cùng một khoảng
thời gian đó, học sinh làm đúng được bao nhiêu bài. Cách làm này khuyến khích
các em phát huy hết khả năng của mình, đồng thời có thể tự đánh giá khả năng
của mình so với các bạn.
14


a.2. Phân bậc nhiệm vụ trong thiết kế kế hoạch bài học.
Kĩ thuật cơ bản cho việc thiết kế này là chia nhỏ nội dung học tập ra thành
nhiều nhiệm vụ. Học sinh có năng khiếu sẽ thực hiện nhiệm vụ khó hơn hoặc
nhiều nhiệm vụ hơn. Có thể các em thực hiện không có sự hướng dẫn của thầy
cô. Đối tượng chậm hiểu sẽ thực hiện ít nhiệm vụ và đơn giản hơn. Đặc biệt, đối
tượng này cần được những chỉ dẫn, hỗ trợ nhiều hơn.

Để tổ chức dạy phân hóa được tốt, tôi luôn dự kiến về thời gian và biện pháp
sao cho phù hợp nhất để phát huy khả năng của từng HS.
Hệ thống bài tập dạy học phân hóa đối tượng trong kế hoạch bài học buổi 2
tiết luyện tập như sau.
* Dành cho nhóm đối tượng học sinh có năng khiếu toán.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1608 : 4
2035 : 5
4218 : 6
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
12 + 15 × 3 =
19 – 14 : 2 =
35 × 6 – 70 × 3 + 35 =
Bài 3: Tìm y:
a. y × 7 = 2107
b. 8 × y = 1640
Bài 4: Một cửa hàng có 2012 kg gạo, của hàng đã bán

1
số gạo đó. Hỏi
4

cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
Bài 5: Mai nghĩ 1 số có 2 chữ số. Nếu cộng số đó với 5, được bao nhiêu
cộng thêm 48 th× được 1 số có tổng các chữ số bằng 19 . Tìm số Mai nghĩ ?
* Dành cho học sinh cả lớp:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1608 : 4
2035 : 5
4218 : 6

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
12 + 15 × 3 =
19 – 14: 2 =
Bài 3: Tìm y:
y × 7 = 2107
8 × y = 1640
Bài 4: Một cửa hàng có 2012 kg gạo, của hàng đã bán

1
số gạo đó. Hỏi
4

cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
a.3. Giao tiếp trong dạy học phân hóa
Lời nói của thầy cô trong dạy học hoặc giao tiếp với học sinh rất có ý
nghĩa, vì đặc điểm tâm lí cơ bản của lứa tuổi này là vô tư và hồn nhiên. Do vậy,
giáo viên cần có kĩ thuật nói rõ ràng, tốc độ vừa phải, dễ nghe, thân thiện nhưng
nghiêm túc và luôn khuyến khích. Không nên gay gắt hay nặng lời với những
học sinh chưa hoàn thành môn toán. Với mỗi trường hợp, cần tìm hiểu nguyên
nhân để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em phù hợp.
Mặt khác, giáo viên nên khuyến khích học sinh nói lại bằng ngôn ngữ của
mình khi hiểu một nội dung học tập nào đó. Ví dụ như mô tả lại cách hiểu các
mối quan hệ trong một bài toán, cách thực hiện các bước giải một bài toán, ... để
giúp HS hiểu sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn.
b.Nâng cao chất lượng tính giá trị biểu thức thông qua việc sử dụng
phương pháp Grap.
Khái niệm Grap được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật cũng như trong
cuộc sống, đặc biệt trong toán học, nó được sử dụng rất nhiều. Để giải quyết vấn
15



đề biểu thức đòi hỏi học sinh phải có khả năng tính toán và suy luận. Vì vậy
phương pháp Grap đã hỗ trợ tích cực cho vấn đề biểu thức.
Phương pháp Grap có thể diễn tả trực quan các đối tượng, mối quan hệ
các thành phần trong 1 phép tính. Nó giúp ta thấy rõ phải thực hiện phép tính
theo thứ tự nào để có thể giải được bài toán:
Ví dụ: 24 × 2 + 36 : 3  15 ta thực hiện như sau:
24

2

36

x

?

3

15

:

+
?

?
ĐS

Vậy: 24 × 2 + 36 : 3  15

=
48 + 12  15
=
60
 15
=
45
Qua sơ đồ Grap học sinh đã biết thứ tự phép tính trong biểu thức.
Tóm lại: Từ sơ đồ dạy học trên, giúp học sinh sẽ phát huy được sự sáng
tạo, trí thông minh. Qua đó học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của bài toán và
cách thực hiện giá trị biểu thức một cách hiệu quả nhất.
c. Nâng cao chất lượng dạy học biểu thức thông qua hoạt động trò chơi
học tập.
Trong mỗi tiết học, giáo viên nên tổ chức một bài theo cách thi hoặc tổ
chức trò chơi, thi giải toán nhanh sẽ làm cho giờ học thêm sinh động hấp dẫn,
giúp học sinh hăng say học tập. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao. Sau đây tôi
xin minh họa một vài trò chơi như sau:
Trò chơi 1:
Kết bạn
(Dùng cho các dạng bài tính giá trị biểu thức dạng đơn giản)
* Mục dích yêu cầu :
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ
hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm ).
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt .
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước
10 x15 cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.
Ví dụ : Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) bài tập số1trang 4.
Nội dung ghi trong thẻ như sau :
16



200 + 700

800 + 20

300

403

500  200

900

820

362

300 + 60 + 2
400 + 3
580
90030020
* Thời gian: Từ 5 đến 7 phút.
* Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập
hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của
mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình . Tự tính nhẩm kết
quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
* Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “ Lặc cò cò cho cái
giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò”. Khi giáo viên hô “ Tìm bạn ! tìm
bạn ! ” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc
phép tính tương ứng với thẻ của mình . Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình

nhất thì ghi được cắm 2 lá cờ. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng
bạn mình . Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục
chơi hoặc nhóm khác chơi .
Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 (Sách giáo
khoa), tiết luyện tập bài số 3 trang 148( Sách giáo khoa, tiết ôn tập bốn phép
tính trong phạm vi 100 000.
* Phát triển trò chơi:
Trong mỗi tiết học, giáo viên có thể tổ chức theo hình thức tiếp sức hay ai
nhanh và đúng. Có thể đổi các số, các biểu thức để phù hợp với bài dạy.
Trò chơi 2 :
Bác mặt nạ thông thái
(Dùng cho các dạng bài tính giá trị biểu thức dạng phức tạp)
* Mục đích chơi : - Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong
biểu thức .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin.
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt
cười một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con. Chọn 3 đội chơi, mỗi đội chơi
khoảng 3 em. Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
* Cách chơi : Chơi thi đua giữa các đội
- Giáo viên lần lượt xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi
cách thực hiện 1 biểu thức .
72 : 3 × 2
72 : 3 × 2
18 + 36 : 3
18 + 36 : 3
= 72 : 6
= 24 × 2
=
54
:3

= 18 + 12
= 12
=
48
=
18
= 30
Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi
giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười nếu thấy
là thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để
các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như: Vì sao đội
em cho là đúng ? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ?
- Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
17


- Ban thư ký tổng hợp điểm sau một cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng, quay
mặt nạ đúng thì được 10 điểm, nếu quay mặt nạ đúng xong chưa trả lời được câu
hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1- 2 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ
thắng cuộc và được thưởng bút chì, vở viết.
Trò chơi được sử dụng ở tiết tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) bài số 2
trang 80, có thể sử dụng ở tiết luyện tập chung bài số 4 trang 83 (SGK).
* Phát triển trò chơi:
Có thể tổ chức theo hình thức rung chuông vàng.
Tóm lại: Trong mọi tiết dạy học, giáo viên đều chuẩn bị, tổ chức các hình
thức dạy học sinh động, hấp dẫn giúp học sinh hăng say học tập sẽ dẫn đến việc
tổ chức, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh, khai thác kiến thức đạt kết quả cao hơn.
Hãy động viên các em khi các em có tiến bộ. Từ đó sẽ giúp các em tự tin trong
học tập.


Hình ảnh học sinh rất hứng thú khi tham gia hoạt động cuối tiết toán.
d. Nâng cao chất lượng học nội dung tính giá trị biểu thức thông qua tổ
chức chương trình “ Giải toán qua thư” và thơ ca hò vè cho học sinh.
d.1.: Nâng cao chất lượng học nội dung tính giá trị biểu thức thông qua tổ chức
chương trình “ Giải toán qua thư”
Tạo không khí thi đua trong học tập là một việc làm vô cùng bổ ích trong
việc khuyến khích học sinh. Để nâng cao chất lượng học toán nói chung và chất
lượng phần tính giá trị biểu thức lớp 3 nói riêng, tôi thường xuyên tổ chức cuộc
thi giải toán qua thư để học sinh lớp tôi tham gia. Đầu năm học, tôi cùng học
sinh thiết kế một hòm thư toán học, hòm thư này được treo ở nơi trang trọng
nhất của lớp, đó là nơi gần cửa ra vào. Căn cứ vào nội dung kiến thức, cứ mỗi
tuần, tôi yêu cầu Ban học tập của lớp ra một đề thi để lớp phát động cuộc thi
“ Giải toán qua thư” cho học sinh.

18


Hộp thư toán học lớp 3B
Đến cuối tuần, Ban cán sự lớp mở hộp thư và chấm điểm dưới sự giám sát
của giáo viên. Sau đó, tôi cho học sinh chữa bài vào 15 phút đầu giờ hằng ngày.
Tôi dùng quỹ lớp mua phần thưởng cho 5 học sinh đạt số điểm cao nhất và
thưởng cho 5 học sinh có nhiều tiến bộ nhất. Cứ như thế, phong trào học toán
của lớp tôi tăng lên rõ rệt. Cũng chính vì thế, chất lượng học tính giá trị biểu
thức của lớp cũng tốt hơn các lớp khác.
d.2. Nâng cao chất lượng học nội dung tính giá trị biểu thức thông qua
việc sử dụng thơ ca, hò vè.
Nội dung học toán phần tính giá trị biểu thức thường rất khó với học sinh
vì nó rất trừu tượng. Để học sinh nhớ lâu và có hứng thú trong việc học biểu
thức, sau các tiết học về tính giá trị biểu thức tôi đưa một số bài toán thơ và yêu
cầu học sinh học thuộc.

Ví dụ 1: Khi học tính giá trị biểu thức dạng đơn giản gồm 2 số với một dấu
phép tính, tôi cho học sinh học thuộc các câu thơ sau:
Khi thực hiện tính
Biểu thức giản đơn
Phép tính hai số
Đặt tính bình thường
Tính (từ) phải sang trái.
Ví dụ 2: Khi học sinh học xong cách tính giá trị biểu thức không có dấu ngoặc
đơn mà có nhiều dấu phép tính, tôi cho học sinh học thuộc các câu thơ sau:
Biểu thức nhiều số
Nhân, chia trước cộng, trừ.
Không dấu ngoặc đơn
Nếu các phép tính
Mức độ ưu tiên
Cùng mức ưu tiên
Nhân chia cùng mức.
Bạn ơi ta tính
Cộng trừ cũng thế
Nhưng khi ta tính
Cùng mức bạn ơi
Trái trước phải sau.
Khi học sinh đã học xong cách tính giá trị của biểu thức, các em có thể vận
dụng tốt vào việc thực hành. Để học sinh nhớ quy tắc tính một cách dễ dàng, tôi
19


chuyển mỗi quy tắc thành từng câu thơ và yêu cầu học sinh học thuộc, sau đó tổ
chức thi đua trong học sinh.
Ví dụ 3: Thơ về tính giá trị biểu thức.
Khi thực hiện tính

Nếu các phép tính
Biểu thức giản đơn
Cùng mức ưu tiên
Phép tính hai số
Bạn ơi ta tính
Đặt tính bình thường
Trái trước phải sau
Tính (từ) phải sang trái.
Biểu thức phức tạp.
Biểu thức nhiều số
Quan sát kĩ nghe
Không dấu ngoặc đơn
Nếu có ngoặc đơn
Mức độ ưu tiên
Ưu tiên trước nhất.
Nhân chia cùng mức.
Cộng trừ cũng thế
Làm được như thế
Cùng mức bạn ơi
Chắc chắn bạn ơi
Nhưng khi ta tính
Cô giáo khen ta
Nhân, chia trước cộng, trừ.
Con ngoan trò giỏi.
Chỉ sau một ngày, hầu hết các em học sinh trong lớp đã thuộc bài thơ trên
và làm tốt cách tính giá trị biểu thức. Các em rất vui và không ngại học khi học
các bài toán về tính giá trị biểu thức nữa. Bài thơ này không chỉ phạm vi học
sinh trong lớp tôi thuộc mà còn lan sang các lớp khác.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân và đồng nghiệp.

Đối với học sinh:
So với năm trước, tôi nhận thấy các em HS có hứng thú, say mê và ham
thích học môn Toán hơn. Sau mỗi bài học, học sinh nắm vững kiến thức, vận
dụng linh hoạt vào các bài học. Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp. Học sinh sử
dụng thời gian chơi để cùng nhau ôn bài, tự tìm hiểu kiến thức qua các tài liệu
tham khảo.
Kết quả môn Toán cuối năm học 2016-2017 của lớp tôi dạy như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Sĩ số
Học sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35 em
12 34.2%
10
28.5%
13
37.3%
0
0%
Kết quả khảo sát tại thời điểm tháng 3 - 2018:

Sĩ số
Học sinh
33 em

Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
39.4%
33.3%
27.3%
13
11
9
0
0%

Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng, chất lượng giảng dạy môn Toán
của lớp tôi đã có chuyển biển tốt so với chất lượng đầu năm học, chất lượng cao
hơn hẳn khi tôi chưa áp dụng các giải pháp của sáng kiến.

20



Đối với giáo viên:
- Từ kết quả học tập của học sinh lớp tôi được phân công giảng dạy năm
2016 - 2017, năm học 2017 - 2018 này tôi tiếp tục áp dụng "Một số kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả dạy học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3" để dạy
học phần này. Đồng thời tôi đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các đồng
nghiệp trong khối vận dụng để dạy phần toán "Tính giá trị của biểu thức" và các
đồng nghiệp đều nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả.
- Các tiết dạy Toán mà tôi thao giảng, kiến tập được đồng nghiệp đánh giá
cao.
- Về nhà trường: Tạo uy tín cao hơn với lãnh đạo địa phương, với cha mẹ học
sinh, với trường bạn trong huyện. Bên cạnh đó còn phát huy được chủ trương xã hội
hóa giáo dục, các đoàn thể, cha mẹ học sinh đã hỗ trợ tích cực cùng chăm lo cho con
em.
3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1- Kết luận:
Hướng dẫn học sinh tính giá trị biểu thức trong môn Toán lớp 3 là một việc
cần thiết trong dạy học của mỗi giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học,
phát hiện và bồi dưỡng nhân tài toán học. Qua thực tế dạy học, bản thân tôi đ·
rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Trước hết phải khảo sát chất lượng phân loại đói tượng học sinh, tìm ra
những học sinh chưa hoàn thành về môn toán, những học sinh có tố chất về môn
toán, để có những biện pháp phù hợp.
- Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp dạy học cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là
vào các buổi hai trong ngày. Khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài để tìm
ra phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm tăng hứng thú hứng thú học
tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài một cách tự nhiên nhất.
- Tăng tường công tác tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi, tư duy sáng tạo trong
quá trình tổ chức dạy học.

- Giáo viên phải kiên trì chịu khó nghiên cứu tài liệu để khai thác các
dạng toán về tính giá trị một cách phong phú.
- Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dụng các trò chơi học
tập để kích thích sự hứng thú của học sinh.
3.2- Kiến nghị:
Nên tổ chức các buổi chuyên đề về dạy học tính giá trị biểu thức để giúp
giáo viên có điều kiện được trao đổi rút kinh nghiệm về mảng kiến thức này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 22 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Đình Mậu

Lại Thị Thanh
21


22



×