Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHUYÊN ĐỀ: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 2/10/2019

Ngày dạy: 7/10/2019

Tuần:7; 8; 9 Tiết PPCT:7; 8; 9

Chuyên đề: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
(3 tiết)
I.
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ
Theo nội dung chương trình sách giáo khoa công nghệ 11THPT , nội dung về hình chiếu
trục đo được trình bày ở bài 05, 06 SGK CN 11 cùng đề cập tới hình dạng trong không gian của
các vật thể đơn giản. Nên gộp lại thành 1 chuyên đề: Biểu diễn vật thể.
II.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Trên cơ sở tổng hợp nội dung bài được đề cập trong chuyên đề có thể xác định chuyên đề “
hình chiếu trục đo” các nội dung sau:
1. Khái niệm về hình chiếu trục đo
2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
4. Các bước vẽ hình chiếu trục đo
5. Thực hành: bểu diễn vật thể.
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG NĂNG
LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chủ đề
a) Kiến thức
- Biết được khái niệm về hình chiếu trục đo
- Các thông số cơ bản trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu tục đo xiên
góc cân.
- Các bước vẽ hình chiếu trục đo
b) Kĩ năng


- Kĩ năng hợp tác giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng sử dụng giấy vẽ, dụng cụ vẽ.
- Kĩ năng áp dụng tiêu chuẩn trong bản vẽ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích hình của HS.
- Rèn luyện khả năng lập luận và quan sát, so sánh của HS.
c) Kĩ năng
Có thái độ ham học hỏi, tham gia hoạt động nhóm tích cực ; tìm hiểu ứng dụng của
HCTĐ trong thực tiễn.
2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh
a. Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như góc trục
đo, hệ số biến dạng…
b. Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: HS sử dụng được đúng các bước vẽ .
c. Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: HS có thể phân tích, so sánh các thông số, hệ
số biến dạng của 2 loại HCTĐ.
d) Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương án dạy theo nhóm sẽ tạo cho HS năng lự
hợp tác.
IV.
CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY
HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIA.


Nội dung
1. Khái niệm về
hình chiếu trục
đo.
1.a. Thế nào là
HCTĐ
1.b. Các thông
số cơ bản của
HCTĐ

2. Hình chiếu
trục đo vuông
góc đều.

Nhận biết
Trình bày được
khái niệm về
hình chiếu trục
đo.

Vận dụng cao

Biết được các
thông số cơ bản
Biết được các
thông số cơ bản
của hình chiếu
trục đo vuông
góc đều.

3. Hình chiếu
Biết được các
trục đo xiên góc thông số cơ bản
cân.
của hình chiếu
trục đo xiên góc
cân.
4. Các bước vẽ
hình chiếu trục
đo


Mức độ yêu cầu cần đạt đươc
Thông hiểu
Vận dụng

Phân biệt được
góc trục đo, trục
đo, hệ số biến
dạng của hình
chiếu trục đo
vuông góc đều.
Phân biệt được
góc trục đo, trục
đo, hệ số biến
dạng của hình
chiếu trục đo
xiên góc cân.

Vẽ được hình
chiếu trục đo
vuông góc đều
của vật thể đơn
giản.
Biết cách sử
dụng đúng loại
hình chiếu trục
đo cho từng chi
tiết cụ thể.
Vẽ được hình
chiếu trục đo của

một chi tiết đơn
giản nhất. Ví dụ:
hình hộp chữ
nhật, hình lập
phương…

V. CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Câu hỏi bài tập mức nhận biết
1.1 Hình chiếu trục đo là:
A. hình biểu diễn 2 chiều của vật thể bằng phương pháp chiếu song song.
B. hình biểu diễn 3 chiều của vật thể bằng phương pháp chiếu song song.
C. hình biểu diễn 2 chiều của vật thể bằng phương pháp chiếu xuyên tâm.
D. hình biểu diễn 3 chiều của vật thể bằng phương pháp chiếu xuyên tâm.
1.2 Chọn câu đúng . Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:
A. q = r = 1; p=0,5
B. p = q = 1; r=0,5
C. p = r = 1; q=0,5
D. p = q = 0,5; r=1
1.3. Nhận dạng hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều?


A
B
C
2. Câu hỏi mức độ hiểu
2.1 Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều là:
A. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1200
b. Hệ số biến dạng:
p=q=r=1

B. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1350
b. Hệ số biến dạng:
p=q=r=1
C. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1200
b. Hệ số biến dạng:
p = q = 1; r =0,5
D. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = 1350; X′O′Z′ = 900
b. Hệ số biến dạng:
p = r = 1; q= 0,5
2.2 Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:
A. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1200
b. Hệ số biến dạng:
p=q=r=1
B. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1350
b. Hệ số biến dạng:
p=q=r=1
C. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = X′O′Z′ = 1200
b. Hệ số biến dạng:
p = q = 1; r =0,5
D. a. Góc trục đo:
X′O′Y′ = Y′O′Z′ = 1350; X′O′Z′ = 900
b. Hệ số biến dạng:
p = r = 1; q= 0,5
d. Câu hỏi mức vận dụng

Em hãy vẽ hình chiếu trục đo của vật thể sau

D


35

30

50

60

80

4. Câu hỏi mức vận dụng cao
4.1 Nếu vật thể có hình tròn ở mặt phẳng XOZ( hình chiếu đứng) thì nên vẽ loại hình chiếu
trục đo nào?
A. Xiên góc cân.
B. Vuông góc đều.
C. Cả 2 loại xiên góc cân và vuông góc đều.
4.2 Nếu vật thể có hình tròn ở mặt phẳng XOZ( hình chiếu đứng) và ở mặt phẳng (YOZ) thì
nên vẽ loại hình chiếu trục đo nào?
A. Xiên góc cân.
B. Vuông góc đều.
C. Cả 2 loại xiên góc cân và vuông góc đều.
V.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút )
1. Chuẩn bị:

a. GV nghiên cứu nội dung HÌnh chiếu trục đo trong SGK 11, lớp 8, một số hinh ảnh minh họa.
b. HS đọc sgk, nghiên cứu nội dung liên quan trên internet.
2. Xác định tình huống xuất phát:
Đối với vật thể nhiều lỗ, rãnh; cấu tạo phức tạp…thì nếu chỉ sử dụng hình chiếu vuông góc sẽ
không thể hiện rõ hình dạng, cấu trúc của vật thể đó. Vậy chúng ta có thêm phương pháp nào
để thể hiện rõ hơn ko?
(chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và cử nhóm trưởng trả lời.)
GV dựa trên câu trả lời của các nhóm để dắt vào bài mới.
1. Tạo ra tình huống có vấn đề:
+ Tình huống 1:
Nếu vật thể phức tạp, nhìn các hình chiếu vuông góc khó tưởng tượng ra vật thể.
+ Tình huống 2:
Nếu vẽ hình 3D thì vẽ như thế nào?
+ Tình huống 3:
Đối với người không biết gì về vẽ kĩ thuật, làm thế nào để hình dung được hình dạng vật thể?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Hình thành kiến thức về khái niệm hình chiếu trục đo (5 phút )
A. Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và trình bày về khái niệm hình chiếu trục đo.
Gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét . GV kết luận.
Các câu hỏi gợi ý:


1. Phép chiếu song song là gì?
2. Khi tia chiếu trùng với cạnh vật thể thì hiện tượng gì xảy ra?
3. Vật thể và hình biểu diễn có mấy chiều?
4. Hình chiếu trục đo có ưu điểm gì?
5. Hình chiếu trục đo được vẽ trên 1 hay nhiều mp hình chiếu?
6. Vì sao phương chiếu l không được song song với mp hình chiếu và các trục toạ độ?
7. Góc trục đo và các hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến các yếu tố nào?
8. Vị trí của các trục toạ độ hoặc phương chiếu l đối với mp hình chiếu P’.

9. Vì sao phương chiếu l không được song song với mp hình chiếu và các trục toạ độ?
10. Góc trục đo và các hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến các yếu tố nào?
11. Vị trí của các trục toạ độ hoặc phương chiếu l đối với mp hình chiếu P’.
Từ đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
B. Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trình bày về các thông số cơ bản.
Gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét . GV kết luận.
Các câu hỏi gợi ý:
1. Độ dài các đoạn thẳng OA, OB, OC thay đổi như thế nào trên các trục tọa độ.
2. Hình chiếu của các góc, các trục đo gọi là gì?
II. Hình thành kiến thức về hình chiếu trục đo vuông góc đều (5 phút )
Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và trình bày về hình chiếu trục đo vuông góc đều:
Nhóm 1: trình bày về góc trục đo.
Nhóm 2: trình bày về hệ số biến dạng.
Nhóm 3: trình bày về hình dạng trục đo.
Gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét . GV kết luận.
III. Hình thành kiến thức về hình chiếu trục đo xiên góc cân (5 phút )
Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và trình bày về hình chiếu trục đo xiên góc cân:
Nhóm 1: trình bày về góc trục đo.
Nhóm 2: trình bày về hệ số biến dạng.
Nhóm 3: trình bày về hình dạng trục đo.
Gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét . GV kết luận.
IV. Hình thành kiến thức về các bước vẽ hình chiếu trục đo (20 phút )
Chia HS thành 4 nhóm.
Nhóm 1: phân tích vật thể.
Nhóm 2: vẽ hình chiếu cạnh.
Nhóm 3: Các bước vẽ HCTĐ xiên góc cân.
Nhóm 4: Các bước vẽ HCTĐ vuông góc đều.
Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày nội dung được phân công.
GV gợi ý, kết luận vấn đề cần giải quyết.
Một số câu hỏi gợi ý:

1. Vật thể có hình dạng gì?
2. Muốn vẽ hình chiếu cạnh thì phải làm sao?
3. Thứ tự các bước vẽ từng loại HCTĐ là gì?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (90 phút )
Nội dung

Hoạt động của
GV

Hoạt động
của HS

Năng lực
hình
thành


Nội dung 1: Giới thiệu bài
( Thời gian: 20 phút )
+ Phân tích hình dạng vật thể và chọn các hướng
chiếu.
+ Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ bằng các hình
chữ nhật bao ngoài hình chiếu.
+ Vẽ từng phần của vật thể bằng nét mảnh.
+ Tô đậm các nét thấy và dùng các nét đứt để biểu
diễn cạnh khuất, đường bao khuất.
+ Ghi kích thước.
+Vẽ hình chiếu trục đo
+ Kẻ khung vẽ và khung tên
+ Hoàn thiện bản vẽ.

Nội dung 2: Tổ chức thực hành
( Thời gian: 60 phút )
HS vẽ biểu diễn vật thể bài tập trang 36 sgk

GV trình bày bài HS lắng
thực hành và
nghe
nêu tóm tắt các
bước tiến hành:

Nắm
được các
bước tiến
hành

- GV giao đề bài
cho học sinh và
nêu các yêu cầu
của bài làm.

Rèn luyện
kỹ năng
lập bản vẽ
kĩ thuật

Nội dung 3: Tổng kết đánh giá giờ thực hành
( Thời gian: 7 phút )

Gv nhận xét
buổi thực hành

về kỹ năng và
thái độ học tập
của học sinh

- HS làm
bài theo sự
hướng dẫn,
phân công
của giáo
viên.
HS nộp lại
bài thực
hành

Hoạt động 4: Vận dụng
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp cùng thảo luận nhằm vận
dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích việc ứng dụng HCTĐ vào lĩnh vực gì?
Lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (3 phút )
GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, chuẩn bị giấy vẽ, dụng cụ vẽ.
HS về nhà tập thực hành các bước vẽ thông qua bài tập cuối bài 6 sgk.
Tìm hiểu thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc
sống.
Giáo viên dặn dò học sinh làm bài tập trong SGK, đọc thước và tìm hiểu bài HÌNH
CHIẾU PHỐI CẢNH



×