Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

LÝ THUYẾT VÀ CÂU HỎI TIN HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 140 trang )

Lý thuyết, 210 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 chọn lọc có đáp án
Chương 1: Lập trình đơn giản
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập
trình
Lý thuyết Bài bài thực hành 1: Làm quen với Free Pascal
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
Lý thuyết Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình
Lý thuyết Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 6: Câu lệnh điều kiện
Lý thuyết Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 7: Câu lệnh lặp
Lý thuyết Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...do
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
Lý thuyết Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...do
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 9: Làm việc với dãy số
Lý thuyết Bài thực hành 7: Xử lí dãy số trong chương trình
Chương 2: Phần mềm học tập


Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 10: Làm quen với giải phẫu cơ thể người bằng
phần mềm Anatomy
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 11: Giải toán và vẽ hình phẳng với GeoGebra
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 12: Vẽ hình không gian với GeoGebra

Chương 1: Lập trình đơn giản
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
Lý thuyết Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
A. Lý thuyết


• Nội dung chính
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh
- Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
1. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc
- Khái niệm câu lệnh: là những chỉ dẫn, nhiệm vụ cần được thực hiện được đưa
ra để ra lệnh cho máy tính làm việc.
- Khái niệm chương trình: là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu để
thực hiện theo.
- Mục đích của việc viết chương trình: chương trình được tạo ra nhằm khai thác
tốc độ và khả năng tính toán của máy tính để ứng dụng nó vào các bài toán trong
cuộc sống, công việc, học tập. chương trình giúp con người điều khiển máy tính
đơn giản và hiệu quả hơn.
- Máy tính thực hiện các câu lệnh 1 cách tuần tự, từ trên xuống dưới.


ví dụ: Chương trình Rô-bốt nhặt rác sẽ có thể có cách lệnh được thực hiện từ trên
xuống dưới như sau:
- Tiến 2 bước
- Quay trái, tiến 1 bước
- Nhặt rác
- Quay phải, tiến 3 bước
- Quay trái tiến 2 bước
- Bỏ rác vào thùng
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
- Khái niệm ngôn ngữ máy: là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.
- Khái niệm ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy
tính.
- Ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình: thay thế cho ngôn ngữ máy, bởi vì ngôn ngữ
máy rất khó để sử dụng, ngôn ngữ lập trình thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên
gần gũi với con người hơn.



- Khái niệm chương trình dịch: Ngôn ngữ lập trình chỉ có con người hiểu được, để
máy tính hiểu được thì phải dùng ngôn ngữ máy. Chương trình dịch là chương
trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
- 2 bước tạo ra chương trình máy tính:
+ Viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được
- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa
lỗi và thực hiện chương trình thường được kết nạp vào 1 phần mềm, được gọi là
môi trường lập trình.
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Chương trình máy tính được theo các bước:
A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn
ngữ máy
D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính
Hiển thị đáp án
Chương trình máy tính được tạo ra gồm:
+ Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
+ Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
Đáp án: C
Câu 2: Tại sao cần viết chương trình?
A. viết chương trình giúp con người
B. điều khiển máy tính


C. một cách đơn giản và hiệu quả hơn
D. Cả A, B và C

Hiển thị đáp án
Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một
bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và
hiệu quả hơn.
Đáp án: D
Câu 3: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?
A. thông qua một từ khóa
B. thông qua các tên
C. thông qua các lệnh
D. thông qua một hằng
Hiển thị đáp án
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Máy
tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó từ trên xuống dưới.
Đáp án: C
Câu 4: Viết chương trình là:
A. hướng dẫn máy tính
B. thực hiện các công việc
C. hay giải một bài toán cụ thể
D. Cả A, B và C
Hiển thị đáp án


Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một
bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và
hiệu quả hơn.
Đáp án: D
Câu 5: Theo em hiểu viết chương trình là :
A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó
B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình
C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học

D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot
Hiển thị đáp án
Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một
bài toán cụ thể, thông qua các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó để
máy tính hiểu và thực hiện được.
Đáp án: A
Câu 6: Ngôn ngữ lập trình là:
A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính
B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
C. các dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1)
D. chương trình dịch
Hiển thị đáp án
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính giúp
máy tính hiểu và thực hiện.
Đáp án: B
Câu 7: Môi trường lập trình gồm:


A. chương trình soạn thảo
B. chương trình dịch
C. các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi…
D. Cả A, B và C
Hiển thị đáp án
Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm,
sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, được gọi
là môi trường lập trình.
Đáp án: D
Câu 8: Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là:
A. Ngôn ngữ lập trình
B. Ngôn ngữ máy

C. Ngôn ngữ tự nhiên
D. Ngôn ngữ tiếng Việt
Hiển thị đáp án
ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. Nó thay
thế cho ngôn ngữ máy và thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con
người hơn.
Đáp án: A
Câu 9: Chương trình dịch dùng để:
A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy
B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên
C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình


D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên
Hiển thị đáp án
Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập
trình và chuyển nó sang ngôn ngữ máy giúp máy tính hiểu và thực hiện được yêu
cầu người lập trình.
Đáp án: A
Câu 10: Ngôn ngữ lập máy là:
A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính
B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
C. các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0
D. chương trình dịch
Hiển thị đáp án
ngôn ngữ máy là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.
Đáp án: C
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập
trình
Lý thuyết Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

A. Lý thuyết
• Nội dung chính:
- Ngôn ngữ lập trình là gì?
- Từ khóa của ngôn ngữ lập trình
- Cấu trúc chung của 1 chương trình máy tính.
1. Ví dụ về chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal


2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Ngôn ngữ lập trình được tạo nên từ bảng chữ cái và các quy tắc. Các câu lệnh
chỉ được viết từ những chữ cái đó.
- Khái niệm bảng chữ cái: là tập các kí tự cấu tạo nên các câu lệnh. Thường bao
gồm các chữ cái tiếng anh và một số kí hiệu khác như phép toán +, -, ∗, ⁄,…
- Mỗi câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình phải tuân thủ 1 quy tắc nhất định, nếu
sai quy tắc chương trình sẽ bị lỗi.

3. Từ khóa và tên
a. Từ khóa
- Là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích
nào khác. Mỗi từ khóa có chức năng riêng biệt.


- Trong hình 2.2, ta có thể thấy các từ khóa: Program, Uses, Begin, Writeln,
End.
b. Tên
- Do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình
cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
+ Tên không được trùng với các từ khóa
+ Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Ví dụ: Stamgiac, ban_kinh,…
4. Cấu trúc chung của chương trình

Gồm 2 phần:
- Phần khai báo:
+ Khai báo tên chương trình
+ Khai báo các thư viện.
- Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc
phải có.
Trong hình 2.3, ta thấy:
- Phần khai báo: gồm 2 câu lệnh là khai báo tên chương trình là CT_Dau_Tien và
khai báo thư viện Ctr.


- Phần thân: dùng từ khóa begin và end cho biết điểm bắt đầu và kết thúc chương
trình và 1 câu lệnh in ra màn hình.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
- Sử dụng môi trường lập trình Free Pascal.
- Sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình như dưới đây

- Ấn tổ hợp Alt + F9 để dịch chương trình, nhập tên để lưu chương trình lại cho
những lần sử dụng sau này.

- Nhấn tổ hợp Ctrl + F9 để chạy chương trình.


B. Trắc nghiệm
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm:
A. tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh
B. tạo thành một chương trình hoàn chỉnh

C. và thực hiện được trên máy tính
D. Cả A, B và C
Hiển thị đáp án
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc dùng để viết các lệnhtạo
thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính .
Đáp án: D
Câu 2: Từ khóa dùng để khai báo là:
A. Program, Uses
B. Program, Begin, End
C. Programe, Use
D. Begin, End
Hiển thị đáp án
+ Program: là từ khóa khai báo tên chương trình.
+ Uses: từ khóa khai báo thư viện.


Đáp án: A
Câu 3:Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên:
A. Có ý nghĩa như nhau
B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó
C. Có thể trùng nhau
D. Các câu trên đều đúng
Hiển thị đáp án
Trong ngôn ngữ lập trình khi sử dụng từ khóa và tên, người lập trình phải tuân
theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó.
Đáp án: B
Câu 4: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình :
A. ngắn gọn
B. dễ hiểu
C. dễ nhớ

D. A, B và C
Hiển thị đáp án
Để dễ sử dụng, nên đặt tên chương trình ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tên phải
đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
Đáp án: D
Câu 5:Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần?
A. 1
B. 2


C. 3
D. 4
Hiển thị đáp án
Gồm 2 phần:
- Phần khai báo: khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo
hằng, biến.
- Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc
phải có.
Đáp án: B
Câu 6:Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để :
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo các thư viện
C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện
D. Khai báo từ khóa
Hiển thị đáp án
Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng khai báo tên chương trình, khai báo các
thư viện, khai báo hằng, biến.
Đáp án: C
Câu 7:Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím:
A. Alt+F9

B. Ctrl+F9
C. Shift+F9
D. Alt+F2


Hiển thị đáp án

Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Để biên dịch để kiểm tra
lỗi chương trình nhấn tổ hợp phím Alt+F9.
Đáp án: B
Câu 8:Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là:
A. là những từ dành riêng
B. cho một mục đích sử dụng nhất định
C. cho những mục đích sử dụng nhất định
D. A và B
Hiển thị đáp án

Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì
mục đích nào khác. Ví dụ trong NNLT Pascal : Program, Uses, Begin, Writeln…là
những từ khóa.
Đáp án: D
Câu 9:Tên chương trình do ai đặt?
A. học sinh
B. sinh viên
C. người lập trình
D. A và B
Hiển thị đáp án


Tên chương trình do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn

ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
+ Tên không được trùng với các từ khóa
+ Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Đáp án: C
Câu 10:Cách đặt tên nào sau đây không đúng ?

A. Tugiac
B. CHUNHAT
C. End
D. a_b_c
Hiển thị đáp án

Quy tắc dặt tên:
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
+ Tên không được trùng với các từ khóa
+ Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
→End trùng với từu khóa trong ngôn ngữ lập trình.
Đáp án: C
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu


Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
A. Lý thuyết
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
• Nội dung chính:
- Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình
- Tương tác người – máy
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
Kiểu dữ liệu là miền xác định giá trị có thể của dữ liệu và các phép toán có thể

thực hiện trên các dữ liệu đó. Một số kiểu thường dùng:
- Số nguyên: ví dụ số học sinh 1 lớp, số sách trong thư viện
- Số thực: ví dụ như chiều cao, điểm trung bình
- Kí tự: là 1 chữ, 1 số hay 1 kí hiệu đặc biệt. nó là 1 chữ cái của ngôn ngữ lập
trình.
- Xâu kí tự: là các chữ cái nối với nhau. Xâu kí tự thường được đặt trong dấu
nháy đơn ‘’. Tương tự khi muốn chương trình dịch hiểu dãy số là 1 xâu, ta để dãy
số này trong dấu nháy đơn. Ví dụ: ‘2354’, ‘12’,…


2. Các phép toán với kiểu dữ liệu số
Bảng kí hiệu các phép toán số học có trong Pascal:

- Lưu ý 1: kết quả chia 2 số n và m( tức là n/m) cho kết quả là 1 số thực.
- Ví dụ:
5 ⁄ 2 = 2.5; -12 ⁄ 5 = -2.4;
5 div 2 = 2; -12 div 5 = -2;
5 mod 2 = 1; -12 mod 5 = -2;
- Lưu ý 2: chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.


3. Các phép toán so sánh
- Sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định, nó có thể khác nhau tùy
từng ngôn ngữ lập trình.
- Các kí hiệu so sánh trong ngôn ngữ lập trình Pascal:

hình 3.4. bảng kí hiệu phép so sánh
- Kết quả so sánh sẽ trả về đúng hoặc sai.
- Ví dụ: 5 x 2 = 9 là sai, 15 + 7 > 20 -3 là đúng.
4. Giao tiếp người ‾ máy tính

- Khái niệm: Quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu hai chiều từ máy tính đến con
người và từ con người đến máy tính được gọi là tương tác( giao tiếp) giữa người
và máy.
- Thực hiện: Khi sử dụng các thiết bị chuột, bàn phím, màn hình. Cùng tìm hiểu 1
vài trường hợp hay gặp.

a. Thông báo kết quả tính toán


- Thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình.
- Ví dụ câu lệnh: write(‘Dien tich hinh tron la S= ’, x);

b. Nhập dữ liệu
- Chương trình chờ người dùng nhập dữ liệu từ bán phím hay bằng chuột, hoạt
động tiếp theo của chương trình tùy thuộc vào dữ liệu được nhập vào.
- Ví dụ: chương trình yêu cầu nhập bán kinh hình tròn, từ đó tính ra diện tích hình
tròn( hình 3.5)
c. Tạm ngừng chương trình
- Có 2 chế độ: tạm ngừng trong 1 khoảng thời gian nhất định và tạm ngừng cho
đến khi người dùng nhấn phím.
- Ví dụ 1:
+ Tạm dừng trong 1 khoảng thời gian nhất định: sử dụng lệnh Delay(mini giấy).


+ Tạm dừng đến khi người dùng ấn phím: sử dụng lệnh readln. Chương trình sẽ
tạm ngừng chờ người dùng nhấn phím Enter, rồi mới thực hiện tiếp.

d. Hộp thoại
- Xuất hiện khi người dùng muốn thoát khỏi chương trình đang chạy. Khi đó nếu
nháy chuột vào đồng ý, chương trình sẽ kết thúc, còn nháy chuột vào hủy lệnh,

chương trình vẫn tiếp tục bình thường.

B. Trắc nghiệm
Câu 1:Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả:
A. 8
B. y= 8
C. y=3


D. 20
Hiển thị đáp án
trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra
màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của phép toán 15 div 4 +5 =
3+5=8
Đáp án: B
Câu 2:Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ........
A. 0 đến 127
B. – 215 đến 215 - 1
C. 0 đến 255
D. -100000 đến 100000
Hiển thị đáp án
Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215 (= -32768) đến 215 -1 (=32767).
Đáp án: B
Câu 3:Chọn phép toán sai trong các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal
dưới đây:
A. x≥(m+5)/(2∗a)x≥(m+5)/(2∗a)
B. x>=(m+5)/(2∗a)x>=(m+5)/(2∗a)
C. x>=(m+5)/2∗ax>=(m+5)/2∗a
D. Tất cả các phép toán trên
Hiển thị đáp án

Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal:
+ chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.


+ Các phép toán +, -, x, :, trong toán học sẽ được chuyển đổi thành +, -, *, /,
trong NNLT Pascal.
+Các phép so sánh ≥, ≤, ≠, >, < , trong toán học sẽ được chuyển đổi thành >=,
<=, <>, >, <, trong NNLT Pascal.
Đáp án: D
Câu 4:Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?
A. var tb: real;
B. 4hs: integer;
C. Const x: real;
D. Var r =30;
Hiển thị đáp án
Cấu trúc khai báo biến có dạng : var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;
Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.
Đáp án: A
Câu 5:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có
miền giá trị lớn nhất?
A. Byte
B. Longint
C. Word
D. Integer
Hiển thị đáp án
+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.
+ Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767


+ Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

+ Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647
Đáp án: B
Câu 6: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù
hợp với biến x?
A. Char
B. LongInt
C. Integer
D. Word
Hiển thị đáp án
Các số -5, 100, 15, 20 là các số nguyên → kiểu dữ liệu của x là kiểu nguyên.
Trong x có giá trị -5 → chỉ có thể là kiểu integer, longint (vì chứa giá trị âm). Vì
các giá trị này có giá trị nhỏ nên kiểu dữ liệu phù hợp với biến x là integer
(longint sẽ chiếm bộ nhớ lớn).
Đáp án: C
Câu 7:Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các
giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?
A. Var X,Y: byte;
B. Var X, Y: real;
C. Var X: real; Y: byte;
D. Var X: byte; Y: real;
Hiển thị đáp án
Các giá trị 1; 100; 150; 200 là các số nguyên→ kiểu dữ liệu của X là byte,
Các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99 là các số thực → kiểu dữ liệu của Y là real.


Đáp án: D
Câu 8:Câu lệnh Writeln('15*4-30+12=',15*4-30+12) in ra màn hình kết quả gì?
A. 15*4-30+12
B. 42
C. 15*4-30+12=42

D. =42
Hiển thị đáp án
Kết quả in ra màn hình là: 15*4-30+12=42 ( trong câu lệnh Write/ Writeln các
nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị
được tính toán của biểu thức 15*4-30+12 là 42)
Đáp án: C
Câu 9:Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và
5. Hãy chọn kết quả đúng:
A. 14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;
B. 14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;
C. 14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2
D. 14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4
Hiển thị đáp án
+ Div là phép chia lấy phần nguyên
+ Mod là phép chia lấy phần dư
Mà 14 : 5= 2 dư 4 →14 div 5=2; 14 mod 5=4;
Đáp án: B


×