Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Ứng dụng sms trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.18 KB, 16 trang )

ỨNG DỤNG SMS ĐỂ TẠO KÊNH THÔNG TIN LIÊN LẠC GIỮA GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH
CHIỂU, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Nguyễn Dũng
Giáo viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài
liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối
quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục luôn luôn đòi hỏi có sự phối hợp,
kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực
sự sâu sắc của mọi người trong xã hội. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo
dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,
còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục
trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy,
nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không
hoàn toàn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục tháng
6/ 1957).
Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, môi trường xã hội mà các em đang
sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động, các ảnh hưởng tích cực
luôn hàm chứa các yếu tố ngẫu nhiên và với trình độ thiếu từng trải, ít vốn sống
lại hiếu động, các em dễ bắt chước theo, vi phạm các chuẩn mực, tác động tiêu
cực đến sự phát triển nhân cách của các em. Khi thiếu sự phối hợp đúng đắn,
thiếu sự thống nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà
trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, và
nếu không kịp thời khắc phục thì hậu quả sẽ rất tai hại. Đặc biệt, ở bậc trung học
phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của các em có những
biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng


hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các
em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực
tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống còn ít ỏi, khả năng suy xét nông cạn nên học
sinh thường va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã sa vào các tệ nạn
xã hội như trộm cắp, trấn lột, nghiện hút… làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã
hội.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động
giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên
1


tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Thế
nhưng ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu việc phối hợp giữa nhà trường và
phụ huynh học sinh còn gặp nhiều khó khăn vì những nguyên nhân sau:
 Việc tổ chức họp phụ huynh học sinh thường niên quá ít, một lần đầu năm
học, một lần cuối học kì 1, một lần vào cuối năm học.
 Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên một bộ phận phụ huynh phải đi làm xa
và phương tiện liên lạc không ổn định và thường xuyên thay đổi số điện thoại
nên việc liên lạc giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên còn nhiều khó khăn. Một
số phụ huynh có tâm lí e ngại khi gọi điện hoặc đến gặp trực tiếp giáo viên chủ
nhiệm để trao đổi về vấn đề học tập của con em mình hay vì yếu tố khách quan
nào đó mà số điện thoại của phụ huynh không liên lạc được.
 Phương tiện giao tiếp truyền thống (sổ liên lạc) không kịp thời đáp ứng
được nhu cầu trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh vì nhiều lí
do khách quan (cha mẹ đi làm xa nhà, nhờ người nhận xét hộ thậm chí một số
học sinh cá biệt còn giả chữ kí và lời nhận xét của cha mẹ mình...).
Do vậy theo tôi trong công tác chủ nhiệm việc tạo dựng kênh thông tin
liên lạc giữa nhà trường và gia đình là vấn đề cần thiết mà chúng ta cần phải bàn
bạc và trao đổi. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Ứng dụng sms để tạo kênh

liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm
lớp ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của biện pháp
 Là kênh thông tin giao tiếp hai chiều giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
 Truyền đạt các thông tin nhanh chóng, kịp thời, mang tính chuyên nghiệp
cao, hướng đến chuyên nghiệp hóa.
 Thông báo nhanh nhất kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, những thay
đổi trong quá trình học tập của học sinh ở trường.
 Giúp cha mẹ học sinh theo dõi sát tình hình học tập, trưởng thành của học
sinh trong suốt quá trình học.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hệ thống sms được tôi vận dụng trong việc tạo kênh thông tin liên lạc với
phụ huynh nhằm hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp trong 3 năm học vừa qua tại
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Thị xã An Nhơn, Bình Định. Cụ thể, đã được
áp dụng tại lớp 10A2 (Học kì 2, năm học 2010 - 2011), 11A2 (năm học 2011 2012) và lớp 12A2 (năm học 2012 - 2013).

2


II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận của kinh nghiệm
1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Hầu hết chúng ta đã quen với SMS (dịch vụ tin nhắn ngắn) nhưng đa số
chúng ta biết nó dưới một cái tên chung là "tin nhắn". SMS là một hình thức liên
lạc bằng cách gửi một nội dung từ điện thoại này đến điện thoại khác hoặc từ
máy vi tính đến một hoặc nhiều điện thoại. Trong xã hội hiện nay, việc ứng
dụng SMS trong các lĩnh vực giải trí đã và đang phát triển mạnh dưới nhiều hình
thức khác nhau như nhắn tin tải nhạc, game, nhắn tin để tra cứu kết quả sổ số…
thế nhưng việc vận dụng kênh thông tin này để hổ trợ cho công tác chủ nhiệm

lớp là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Chúng ta đều biết rằng công tác chủ
nhiệm lớp đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các bậc phụ
huynh học sinh, thế nhưng việc liên lạc và trao đổi thông tin với phụ huynh
trong nhà trường còn hạn chế bởi vì: Một số phụ huynh học sinh có tâm lí e ngại
khi gặp giáo viên chủ nhiệm lớp, một số khác vì điều kiện kinh tế phải đi làm xa
nên điều kiện trao đổi với giáo viên chủ nhiệm còn nhiều trở ngại… Vì thế bản
thân tôi đã suy nghĩ và vận dụng kênh thông tin SMS (tin nhắn điện thoại), điểm
mạnh của giải pháp là việc truyền thông, giao tiếp rất nhanh chóng và dễ dàng
(với tỉ lệ người sử dụng điện thoại của Việt Nam hiện tại đạt mức xấp xỉ 70%
dân số) thì việc phổ cập thông tin qua SMS là điều thuận tiện nhất so với giao
tiếp truyền thống (sổ liên lạc), SMS sẽ tạo một kênh thông tin rẻ tiền, tiện lợi và
nhanh chóng giữa nhà trường với các phụ huynh, học sinh cũng như giáo viên
và cả nhân viên của trường để góp phần hỗ trợ công tác liên lạc, báo cáo tình
hình học tập, rèn luyện của học sinh qua từng tuần, từng tháng nhằm tạo điều
kiện để phụ huynh học sinh có thể tiếp cận và theo dõi tình hình học tập và rèn
luyện của con em mình.

Mô hình hệ thống SMS ứng dụng cho trường học
3


1.1.2. Một số khái niệm
1.1.2.1. SMS (short message service):
Hầu hết chúng ta đã quen với SMS (dịch vụ tin nhắn ngắn) nhưng đa số
chúng ta biết nó dưới một cái tên chung là “tin nhắn”. SMS là một hình thức liên
lạc bằng cách gửi một nội dung từ điện thoại này đến điện thoại khác hoặc từ
máy vi tính đến một hoặc nhiều điện thoại.
1.1.2.2. MO (mobile originated):
Là tin nhắn được gửi đi từ điện thoại di động đến nhà cung cấp dịch vụ
1.1.2.3. MT (mobile terminated):

Là tin nhắn được gửi đến điện thoại di động từ nhà cung cấp dịch vụ
1.1.2.4. SMSC (SMS center):
Trung tâm tin nhắn là thành phần của nhà mạng hỗ trợ việc tiếp nhận và
chuyển tải tin nhắn giữa thuê bao di động
1.1.2.5. Shortcodes (đầu số dịch vụ tin nhắn):
Đây là những số đặc biệt, nó ngắn hơn những số điện thoại thông thường
có thể được sử dụng để gửi SMS và MMS đến điện thoại di động hoặc điện
thoại cố định. Những đầu số này được dùng cho những chương trình mobile
marketing như là một thiết bị nhận phản hồi. Hiện tại trên thị trường chúng ta
thường gặp các đầu số có dạng 8xxx, 6xxx (ví dụ 8082) 1900xxxx (ví dụ
19001511).
1.1.2.6. SMS Gateway (cổng tin nhắn):
Là dịch vụ hỗ trợ viêc gửi tin nhắn từ điện thoại đến điện thoại hoặc các
phương tiện khác (email, website, billboard…) và ngược lại. Cổng tin nhắn giúp
doanh nghiệp hoàn toàn chủ động thiết kế các chương trình, kịch bản nhắn tin
theo nhu cầu của mình.
1.1.2.7. Hosting
Là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi
đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn băn khoăn tự hỏi không biết con mình đến
trường, đến lớp có đầy đủ hay không? Và khi đến lớp rồi các em có học hành
nghiêm túc không hay chỉ đến cho vui và cho đủ số buổi lên lớp còn kiến thức
muốn “vào”được bao nhiêu thì vào bởi thực tế cho thấy rất nhiều em học hết văn
bằng này đến chứng chỉ nọ nhưng cái đầu thì vẫn rỗng tuếch.
Bản thân là phụ huynh, là người đỡ đầu cho tương lai, sự nghiệp của các
em, vậy chúng ta cần phải làm gì để việc học của các em đạt kết quả cao nhất.
Và chúng ta cần phải làm gì để hàng ngày dù ở nhà hay đi làm cách xa môi
trường học tập của các em hàng chục thậm chí là hàng trăm cây số chúng ta vẫn
4



nắm rõ tình hình lên lớp và khả năng tiếp thu bài vở của con em mình. Từ đó kịp
thời đưa ra những giải pháp uốn nắn, khuyên răn nếu phát hiện các em lơ là việc
học hay đua bạn đua bè lấy tiền học phí sử dụng vào những mục đích không
chính đáng?
Là một người giáo viên, ai lại không muốn học sinh của mình thành đạt.
Nhưng để làm được điều đó ngoài sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của giáo viên
thì bản thân học sinh cũng phải nỗ lực cố gắng hết mình để tiếp thu những bài
giảng trên lớp một cách trọn vẹn. Các em phải có ý thức tự giác học hỏi và tự
trau dồi rèn luyện bản thân. Đáng tiếc là có một số học sinh không ý thức được
điều này và bị lôi kéo, rủ rê nên từ những học sinh khá, chăm ngoan dần dà trở
nên lười biếng, không chịu học mà chỉ thích đàn đúm với bạn bè, bỏ bê việc
học. Trong khi đó, phụ huynh lại không nắm được tình hình và vẫn tưởng con
em mình đi học đều đặn, chuyên cần vì thấy hôm nào cũng cắp sách đi học. Hậu
quả là nhiều em vẫn dậm chân tại chỗ, không đủ kiến thức, không có ý chí vươn
lên và cũng không định hướng được tương lai cho chính, vì thế để việc giáo dục
đạt kết quả tốt nhất thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà
trường trong tất cả mọi mặt.
Phương tiện giao tiếp truyền thống (sổ liên lạc) gặp nhiều hạn chế vì việc
liên lạc chậm, nhiều phụ huynh đi làm xa không thể liên lạc bằng sổ liên lạc
truyền thống, việc không có số điện thoại liên lạc cố định cũng làm cho việc liên
lạc, phối hợp giữa nhà trường và gia đình gặp không ít những trở ngại, khó
khăn. Vì thế để sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngày một hiệu quả hơn,
việc lựa chọn một kênh thông tin liên lạc mới là một yêu cầu cấp bách, và hệ
thống sms đã đáp ứng được yêu cầu đó. Vừa rẻ tiền, dễ sử dụng lại phù hợp với
yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay.
2. Các biện pháp tiến hành
 Tạo tập tin cơ sở dữ liệu excel.
 Tạo vấn tin sms

 Cấp phát mã học sinh và mã tra cứu thông tin cho phụ huynh học sinh.

5


B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài
Việc tạo kênh thông tin phản hồi kịp thời từ phía nhà trường, các nhà làm
công tác giáo dục đến phụ huynh học sinh đóng vai trò quan trọng trong công
tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trên cơ sở đó đề xuất
biện pháp: Ứng dụng sms tạo kênh thông tin liên lạc để hỗ trợ công tác chủ
nhiệm nhằm tạo mối liên hệ nhanh chóng, ít tốn kém, mọi nơi, mọi lúc. Hỗ trợ
tốt nhất trong việc quản lý, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. Qua đó tạo động
lực thúc đẩy học sinh thi đua học tập và rèn luyện đạo đức, qua đó nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện ở lớp, ở trường.
II. Mô tả biện pháp: “Ứng dụng sms để tạo kênh thông tin liên lạc giữa giáo
viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu”
1. Thuyết minh biện pháp
1.1. Xây dựng tập tin cơ sở dữ liệu trên Excel:
Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ Giáo
dục – Đào tạo và dựa trên bảng tính điểm hàng tháng cho mỗi lớp mà trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu áp dụng hơn ba năm qua. Bảng điểm gồm các môn:
Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng
Anh, Địa lý, Kỹ thuật. Mỗi môn có từ 1 đến 2 cột điểm cùng với các thông tin
mà giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi, tổng hợp trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm lớp. Tôi đã tổng hợp và tạo thành các file excel theo mẫu.
ma hs
DDU1206
DDU1207

DDU1208
DDU1209
DDU1210

LỚP
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2

Họ và tên HS
Nguyễn Thị Mỹ Hảo
Nguyễn Thị Phong
Huỳnh Ngọc Hân
Lâm Thị Huỳnh Nhạc
Nguyễn Thị Phương Hiền

Toán
6
7
7
7
8

Lý Hóa Sinh Tin Văn
7 7
7 9 7
7 7
9 8 6

7 7
8 8 5
7 7
7 9 5
8 7
7 8 5

Sử Địa
7 9
6 9
6 7
5 9
7 7

NN CD CN TBCM Hạng
8 7 7
7,23
1
7 7 7
7,15
2
9 7 8
7
3
6 7 8
6,85
4
6 7 6
6,85
4


Mẫu 1: Tra cứu điểm học tập, rèn luyện tháng 1 (dựa trên điểm Bảng danh dự
hàng tháng của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu)

Mẫu 2: Tra cứu thông tin về các khoản thu tháng 1 năm 2013
6


ma hs
TOAN1206
TOAN1207
TOAN1208
TOAN1209
TOAN1210

LỚP
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2

Họ và tên HS
Nguyễn Thị Mỹ Hảo
Nguyễn Thị Phong
Huỳnh Ngọc Hân
Lâm Thị Huỳnh Nhạc
Nguyễn Thị Phương Hiền

M 15'_1 15'_2 15'_3 15'_4 1T_1 1T_2 1T_3 Thi TBM


Mẫu 3: Tra cứu điểm học tập bộ môn (dựa trên điểm chương trình V.EMIS)
ma hs
vipham1206
vipham1207
vipham1208
vipham1209
vipham1210

LỚP
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2

Họ và tên HS
Nguyễn Thị Mỹ Hảo
Nguyễn Thị Phong
Huỳnh Ngọc Hân
Lâm Thị Huỳnh Nhạc
Nguyễn Thị Phương Hiền

Nội dung vi phạm

Ghi chú

Không thuộc bài môn Anh; Mất trật tự trong giờ học

Mẫu 4: Tra cứu tình hình vi phạm nội quy hàng tuần

1.2. Tạo vấn tin sms
Để có thể tạo được một vấn tin dựa trên cơ sở dữ liệu là các bảng excel đã
tạo, ta cần có một đầu số tin nhắn để nhận và thực hiện truy vấn và trả về tin
nhắn sms. Chúng ta có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp đầu số như fibo,
vietsms, viettel… Riêng tôi đã lựa chọn vietsms để triển khai giải pháp của
mình.
Để có thể đăng kí và thuê đầu số, chúng ta phải vào trang vietsms.com để
đăng kí làm thành viên và vào trang hoặc trang
khachhang.vietsms.com để tạo mã cú pháp.
Với các mức giá thuê đầu số tin nhắn dao động từ 500 đồng đến 15000
đồng trên một tin nhắn, ta có thể lựa chọn một mức phù hợp cho đối tượng, khu
vực cần triển khai biện pháp. Ở đây tôi chọn đầu số 8082 với mức giá 500 đồng
/ tin nhắn, được trừ trực tiếp trên thuê bao điện thoại gởi tin nhắn đến truy vấn.
Sau khi lựa chọn cho mình một đầu số phù hợp, việc tiếp theo là tạo cú
pháp nhắn tin. Sau khi đăng nhập trang chúng ta có thể
xem hướng dẫn chi tiết để thực hiện tạo cú pháp tin nhắn. Ví dụ ở đây tôi tạo các
mã cú pháp TH và hosting miễn phí mà tôi đã đăng kí là:
dungnguyentnsms.byethost24.com (vào website google.com hướng dẫn đăng kí
byethost miễn phí)

Mẫu 5: Thông báo của vietsms sau khi đã chấp nhận cú pháp mới
7


Một công đoạn không thể thiếu trong quá trình tạo cú pháp đó là tạo các
tập tin xử lí tin nhắn đến và trích lọc kết quả trả về, chúng ta phải viết các đoạn
chương trình bằng php để có thể xử lí tin nhắn. Tuy nhiên, để những đối tượng
không thông thạo về máy tính, về công nghệ thông tin có thể sử dụng được giải
pháp này, tôi đã sưu tầm và chỉnh sửa một số đoạn chương trình đơn giản để có
thể thực hiện xử lí tin nhắn đến và gửi kết quả phản hồi, các đoạn chương trình

này được viết chi tiết ở phần phụ lục của tài liệu này.
Sau khi tạo và cập nhật dữ liệu ở các tập tin excel xong, tạo xong mã cú
pháp và tạo đầy đủ các tệp php có chứa chương trình xử lí tin nhắn, tôi tải trực
tiếp các tập tin đã tạo lên host miễn phí đã đăng kí. Từ lúc này ta đã có thể sử
dụng điện thoại và tra cứu bắng tin nhắn.
1.3. Cấp phát mã học sinh cho phụ huynh học sinh
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm sẽ
thông báo cho phụ huynh học sinh biết mã học sinh của con mình là bao nhiêu
và các cú pháp để tra cứu thông tin về kết quả học tập, rèn luyện hạnh kiểm của
con em mình như: cách thức nhắn tin, đầu số nhận và phản hồi tin nhắn, đơn giá
một tin nhắn…
Việc cấp phát mã học sinh ở đây có thể cấp phát tùy ý, cũng có thể sử
dụng trực tiếp mã học sinh trong hệ thống V.EMIS để làm mã tra cứu.
Ngoài việc thông báo mã học sinh cho phụ huynh, tôi cũng đã thông báo thời
gian cập nhật điểm và các thông tin về học sinh trong lớp chủ nhiệm để quý phụ
huynh có thể tiện việc tra cứu. Cụ thể như sau:
Ngày

Nội dung cập nhật

Mã tra cứu

Đầu số nhận
tin nhắn

Thứ 7
Tình hình vi phạm của học sinh
hàng tuần hàng tuần

THVP


Ngày 01
hàng
tháng

Tình hình vi phạm hàng tháng và
kết quả học tập hàng tháng của
học sinh

THVP và
THDDU

17 giờ
hàng ngày

Tổng hợp tình hình thu học phí

THHP

8082

…………

……………………………

……………

……

8082

8082

Chú ý: Theo dõi việc nộp học phí của họ sinh sẽ được cập nhật hàng ngày
(vào lúc 20 giờ 30) và chúng ta có thể thêm nhiều mã tra cứu khác nếu muốn
2. Khả năng áp dụng
2.1. Thời gian áp dụng
Ứng dụng sms trong việc tạo kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và
phụ huynh học sinh nhằm hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp đã và đang được tôi
triển khai thực hiện từ học kì 2 năm học 2010 - 2011 đến nay.
8


2.2. Hiệu quả của biện pháp
+ Về mặt nhận thức: Ứng dụng sms trong công tác chủ nhiệm đã làm cho
học sinh hiểu được rằng quý phụ huynh luôn hàng ngày, hàng tuần theo dõi việc
học tập và rèn luyện của con em mình, qua đó góp phần nâng cao tinh thần thi
đua, tạo động lực thúc đẩy học sinh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình: học
tập và tu dưỡng đạo đức.
+ Về thực tiễn: Việc tạo kênh thông tin này đã tạo ra bầu không khí thi
đua học tốt một cách sôi nổi trong lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở lớp, ở trường.
+ Trước và sau khi tiến hành thực hiện biện pháp, bản thân lớp tôi chủ
nhiệm 10A2 học kì 1 năm học 2010 - 2011 có phong trào thi đua học tập hàng
tuần đứng ở vị thứ từ thứ 11 đến 13 trong tổng số 16 lớp, kết quả thi đua ở học
kì 1 năm học 2010 – 2011 là 12/ 16 lớp, số lượng học sinh yếu kém còn cao và
rất ít học sinh có học lực khá. Sau khi bắt đầu thực hiện giải pháp, cụ thể: bắt
đầu thực hiện ở học kì 2 năm 2010 – 2011 đến nay, kết quả hai mặt giáo dục đã
tăng lên đáng kể, các phong trào thi đua của nhà trường đều được tập thể học
sinh thực hiện với quyết tâm rất cao. Kết quả cụ thể như sau:
2.2.1. Phong trào thi đua học tập

Từ sau khi thực hiện biện pháp đến nay, tập thể lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt
danh hiệu tập thể tiên tiến trong phong trào thi đua của nhà trường
2.2.2.Kết quả hai mặt giáo dục của lớp chủ nhiệm sau ba năm ứng dụng
biện pháp
Vì kết quả của học kì 2 năm học 2012 – 2013 khi tôi thực hiện đề tài này
chưa có nên để dễ so sánh, tôi chỉ nêu kết quả của các học kì 1 của các năm mà
tôi đã thực hiện giải pháp
+ Kết quả hai mặt giáo dục của lớp chủ nhiệm trong ba năm thực hiện giải pháp
Về hạnh kiểm:
Hạnh kiểm
Năm học


số

Tốt

Khá

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

2010 – 2011

46

11

23,9

25

54,3

7

15,2

3

6,6

2011 – 2012

50

17


34

22

44

8

16

3

6

2012 - 2013
Về học lực
Học lực
Năm học

50

29

58

14

28


7

14

0

0


số

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2010 – 2011

46


0

0

7

15,2

28

60,9

11

23,9

2011 – 2012

50

0

0

11

22

30


60

9

18

2012 - 2013

50

0

0

15

30

27

54

8

16

Giỏi

Trung bình


Khá

9

Yếu

Trung bình

Yếu


* Biểu đồ so sánh kết quả hai mặt giáo dục của học sinh lớp chủ nhiệm sau
gần ba năm thực hiện giải pháp
60

70
60
50
40
30
20
10
0

50
40

2010-2011


30

2010-2011

2011-2012

20

2011-2012

2012-2013

10

2012-2013

0

Khá

Trung
bình

Tốt

Yếu

Khá

Trung

bình

Yếu

Biểu đồ 1: Kết quả học lực của học sinh Biểu đồ 2: Kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh

Qua kết quả thực hiện nhiệm vụ cho thấy, sau một thời gian ứng dụng sms
vào công tác chủ nhiệm lớp, việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh và giáo viên
chủ nhiệm trở nên linh hoạt hơn, qua đó tạo động lực thi đua học tập của học
sinh được nâng cao; tỉ lệ học sinh học tập bộ môn đạt từ trung bình trở lên được
tăng lên, tỉ lệ học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường đã có những chuyển biến
tích cực hơn.
Điều đó chứng tỏ, biện pháp ứng dụng sms tạo kênh thông tin liên lạc
giữa gia đình và nhà trường đã tạo động lực thúc đẩy tinh thần, thái độ, chất
lượng học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày càng tốt hơn.
2.3. Khả năng thay thế giải pháp hiện có
- Ứng dụng sms nhằm tạo kênh thông tin liên lạc trong công tác chủ
nhiệm lớp là một phần trong các biện pháp quản lý của tôi trên tập thể lớp chủ
nhiệm ở trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định. Biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, đan xen lẫn nhau
giữa các biện pháp nâng cao chất cao chất lượng giáo dục khác mà ngành giáo
dục, nhà trường đã triển khai và tổ chức thực hiện. Vì vậy, biện pháp này chỉ có
thể đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống
nhất, thường xuyên với các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục khác trong
nhà trường.
- Giải pháp này có thể triển khai cho toàn thể nhà trường, các đơn vị giáo
dục bằng cách:
+ Nhóm Tin học của nhà trường chịu trách nhiệm tạo các tập tin Excel
trên Google Document, nội dung của các tập tin này chính là nội dung chứa kết
quả trả về sau tin nhắn tra cứu. Đồng thời chịu trách nhiệm cấp tên đăng nhập,

mật khẩu cho các nhóm giáo viên (có làm công tác chủ nhiệm, không làm công
tác chủ nhiệm) để nhập dữ liệu vào bảng tính.
+ Đối với các trường đã có website riêng thì không cần phải đăng kí
hosting mà dữ liệu tra cứu sẽ được tải trực tiếp lên hosting mà trường đã đăng
kí, nhưng đối với các trường chưa có website, việc thực hiện đăng kí hosting
miễn phí có thể thực hiện theo hướng dẫn tại:
10


/>+ Đối với giáo viên: Thực hiện cập nhật điểm, nội dung vi phạm, các
khoản thu, chi… lên hệ thống hàng tuần, hàng tháng theo quy định của nhà
trường(ví dụ ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, việc cập nhật điểm được thực
hiện hàng tháng…). Tài khoản nhập dữ liệu do nhóm Tin học đã tạo và cung
cấp.
+ Nhóm Tin học có trách nhiệm cập nhật tập tin dữ liệu tra cứu lên
hosting và chịu trách nhiệm quản lí các cú pháp tra cứu. Việc tạo cú pháp được
thực hiện ở đầu mỗi năm học và có hướng dẫn trực tiếp cách tra cứu cho phụ
huynh học sinh ở trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm (ví dụ: tra cứu kết
quả học tập hàng tháng, soạn tin THDDU <<mã học sinh>> gởi đến số 8082)
2.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị và trong ngành
Qua kết quả minh chứng về chất lượng học tập, tu dưỡng đạo đức của học
sinh đã đạt được sau một thời gian triển khai thực hiện biện pháp cho thấy việc
ứng dụng sms trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
đã và đang thực hiện có tính khả thi và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất
lượng hai mặt giáo dục học sinh.
Thiết nghĩ, trong tình hình giáo dục hiện nay, biện pháp này sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường
nếu được nghiên cứu, áp dụng.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
3.1. Hiệu quả đạt được của biện pháp

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng cách phát phiếu hỏi cho phụ
huynh học sinh để đo tính cần thiết, tính hiệu quả của biện pháp ứng dụng sms
tạo kênh thông tin liên lạc hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp. Kết quả cụ thể như
sau:
Hiệu quả mang lại từ việc thực hiện
biện pháp

Tính cần thiết của biện pháp
Không cần
thiết

Cần thiết

Rất cần
thiết

Không hiệu
quả

Hiệu quả

Rất hiệu
quả

0%

21,3%

78,7%


0%

18,2%

81,8%

Không cần
thiết

Không hiệu
quả

Cần thiết

Hiệu quả

Rất cần thiết

Rất hiệu quả

11


Qua các minh chứng đã nêu trên có thể khẳng định việc ứng dụng sms
trong công tác chủ nhiệm lớp đã tác động tích cực đến nhận thức, tạo động lực
thúc đẩy tinh thần, thái độ học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày
càng tốt hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục của nhà trường ngày
càng phát triển bền vững.
3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi:

+ Thông tin tra cứu: Bảng điểm hàng tháng được dựa trên kết quả học tập
hàng tháng để phát bảng danh dự của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chỉ cần
chọn lọc điểm của học sinh lớp mình chủ nhiệm hoặc lấy điểm từ phần mềm
vemis của ngành giáo dục để cập nhật vào hệ thống. Ngoài ra, giáo viên chủ
nhiệm phải tổng hợp tình hình vi phạm nội quy học sinh, các khoản thu… để cập
nhật kịp thời vào tập tin dữ liệu Excel.
+ Xử lý thông tin: Nhờ công nghệ thông tin nên việc xử lý điểm, cập nhật
điểm, cập nhật các thông tin trên hệ thống rất tiện lợi, nhanh chóng.
Do vậy, biện pháp này đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả sử
dụng.

Tin nhắn trả kết quả sau khi thực hiện tra cứu thông tin
C. KẾT LUẬN
Qua những kết quả đã đạt được nêu trên, tôi rút ra được những kết luận
sau:
- Việc tạo kênh thông tin liên lạc qua hệ thống sms giúp cho giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh dễ dàng theo dõi kết quả học
tập, rèn luyện đạo đức của học sinh. Đặc biệt, đối với những học sinh lười học,
chây lười, phụ huynh thường đi làm xa, không có số liên lạc cố định thì đây là
kênh thông tin tiện lợi nhất giúp cha mẹ học sinh có thể theo dõi sát quá trình
học tập của con em mình.
- Giải pháp này giúp cho cha mẹ học sinh có thể nhanh chóng tra cứu kết
quả hai mặt giáo dục của con em mình, từ đó phối hợp với nhà trường động
viên, nhắc nhở con em mình trong suốt quá trình học tập ở trường.
- Mỗi biện pháp đều có những tính năng và cũng có những hạn chế nhất
định, vì vập việc ứng dụng sms nhằm tạo kênh thông tin liên lạc giữa gia đình và
nhà trường phải được thực hiện đồng bộ với các biện pháp giáo dục khác trên
tập thể lớp chủ nhiệm thì mới đem lại hiệu quả cao
12



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đoạn chương trình dùng để xử lí tin nhắn và phản hồi kết quả
header('Content-Type: text/xml');
$phone

= $_REQUEST['phone'];

$message = base64_decode($_REQUEST['message']);
$numid = $_REQUEST['numid'];
$tmp =explode(" ",strtoupper($message));
$result = getcontent('data.xls', $tmp[1]);
if(!$result) {
$noidung = "Khong tim thay thong tin thi sinh co so bao danh ".$tmp[1]." Vui
long kiem tra lai.";
sendSMS($phone, $noidung); }
else { sendSMS($phone, $result); }
function sendSMS($phone, $noidung) {
echo '<Response>
'.$phone.'</phone>
<message>'.$noidung.'</message>
<smstype>0</smstype>
</Response>';
}
function getcontent($xlsfile, $text) {
require_once 'Excel/reader.php';
$reader = new Spreadsheet_Excel_Reader();
$reader->setOutputEncoding("UTF-8");
$reader->read($xlsfile);

error_reporting(E_ALL ^ E_NOTICE);
$x = $reader->sheets[0]['numRows'];
$y = $reader->sheets[0]['numCols'];
for ($i = 1; $i <= $x; $i++) {
$result = $reader->sheets[0]["cells"][$i][1];
if($result == $text) {
13


$info = khongdau($reader->sheets[0]["cells"][$i]);
$message = "Diem thang 3 cua ".$info[3]." lop ".$info[2].":
Toan(".$info[4]."), Ly(".$info[5]."), Hoa(".$info[6]."), Sinh(".$info[7]."),
Tin(".$info[8]."), Van(".$info[9]."), Su(".$info[10]."), Dia(".$info[11]."),
NN(".$info[12]."), CD(".$info[13]."), CN(".$info[14]."),
DTB(".$info[15]."), XH(".$info[16]."). Gchu: ".$info[17]; } }
return $message; }
function khongdau($str) {
$str = preg_replace("/(à|á|ạ|ả|ã|â|ầ|ấ|ậ|ẩ|ẫ|ă|ằ|ắ|ặ|ẳ|ẵ)/", 'a', $str);
$str = preg_replace("/(è|é|ẹ|ẻ|ẽ|ê|ề|ế|ệ|ể|ễ)/", 'e', $str);
$str = preg_replace("/(ì|í|ị|ỉ|ĩ)/", 'i', $str);
$str = preg_replace("/(ò|ó|ọ|ỏ|õ|ô|ồ|ố|ộ|ổ|ỗ|ơ|ờ|ớ|ợ|ở|ỡ)/", 'o', $str);
$str = preg_replace("/(ù|ú|ụ|ủ|ũ|ư|ừ|ứ|ự|ử|ữ)/", 'u', $str);
$str = preg_replace("/(ỳ|ý|ỵ|ỷ|ỹ)/", 'y', $str);
$str = preg_replace("/(đ)/", 'd', $str);
$str = preg_replace("/(À|Á|Ạ|Ả|Ã|Â|Ầ|Ấ|Ậ|Ẩ|Ẫ|Ă|Ằ|Ắ|Ặ|Ẳ|Ẵ)/", 'A', $str);
$str = preg_replace("/(È|É|Ẹ|Ẻ|Ẽ|Ê|Ề|Ế|Ệ|Ể|Ễ)/", 'E', $str);
$str = preg_replace("/(Ì|Í|Ị|Ỉ|Ĩ)/", 'I', $str);
$str = preg_replace("/(Ò|Ó|Ọ|Ỏ|Õ|Ô|Ồ|Ố|Ộ|Ổ|Ỗ|Ơ|Ờ|Ớ|Ợ|Ở|Ỡ)/", 'O', $str);
$str = preg_replace("/(Ù|Ú|Ụ|Ủ|Ũ|Ư|Ừ|Ứ|Ự|Ử|Ữ)/", 'U', $str);
$str = preg_replace("/(Ỳ|Ý|Ỵ|Ỷ|Ỹ)/", 'Y', $str);

$str = preg_replace("/(Đ)/", 'D', $str);
return $str; }
?>
Hai dòng lệnh bôi đậm dùng để
+ Data.xls: tên tập tin excel có chứa kết quả cần tra cứu
+ $message = "Diem thang 3 cua ".$info[3]." lop ".$info[2].":
Toan(".$info[4]."), Ly(".$info[5]."), Hoa(".$info[6]."), Sinh(".$info[7]."),
Tin(".$info[8]."), Van(".$info[9]."), Su(".$info[10]."), Dia(".$info[11]."),
NN(".$info[12]."), CD(".$info[13]."), CN(".$info[14]."), DTB(".$info[15]."),
XH(".$info[16]."). Gchu: ".$info[17]; } }: Đoạn tin nhắn mẫu sẽ trả về điện
thoại sau khi nhắn tin tra cứu
Chú ý: Chúng ta có thể sửa tại hai dòng lệnh này để tạo ra các tập tin xử lí với
nhiều nội dung phù hợp với mục đích tra cứu.

14


PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HĐ XÉT DUYỆT CẤP TRƯỜNG
- Nhận xét
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Đề nghị

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHP nâng cao của Trung Tâm CNTN Nhất NGhệ
2. Hướng dẫn quản trị hosting của VINADesign
3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Cpanel – Hosting Controller của FPT

16



×