Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

“Đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên và đề xuất các biện pháp giảm thiểu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.96 MB, 79 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là Đồ án Tốt nghiệp của bản thân. Các kết quả trong Đồ án này
là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc
tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng quy định.

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên và
đề xuất các biện pháp giảm thiểu” hoàn thành đầy đủ và đúng thời gian quy định,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo
trong trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học
Thủy Lợi, khoa Môi trường và các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt, giảng dạy
cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Xuân Thắng đã hướng
dẫn tận tình, đưa ra những góp ý, nhận xét quý giá và nghiêm khắc giúp em có thể
hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ths Trần Thị Thu Hương và các anh chị trong Công ty
TNHH máy và thiết bị công nghiệp hóa chất môi trường MECIE, cũng đã nhiệt tình
hướng dẫn, góp ý giúp em có những hướng đi đúng trong quá trình thực hiện đồ án.
Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, cán bộ và nhân dân thị trấn Như
Quỳnh đã tạo điều kiện thuận lợi.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án.


Do điều kiện về thời gian, trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên kết quả thực
hiện đề tài còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy, em mong nhận được
những đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đề đồ án này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠNii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................ix
MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................14
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................................14
1.1.1

Vị thế của ngành nhựa Việt Nam và lợi ích từ tái chế nhựa.....................14

1.1.2


Phân loại nhựa tái chế..............................................................................16

1.1.3

Dây chuyền sản xuất của làng nghề.........................................................21

1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu..........................................................26
1.2.1. Vị trí địa lý...............................................................................................26
1.2.2. Địa hình...................................................................................................27
1.2.3. Điều kiện khí hậu.....................................................................................27
1.2.4. Điều kiện thủy văn...................................................................................29
1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu.................................................29
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế......................................................................29
1.3.2. Về dân cư, lao động.................................................................................29
1.3.3. Y tế, giáo dục...........................................................................................30
1.3.4. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................30
1.4. Tình hình sản xuất của làng nghề Minh Khai.................................................31
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề tái chế nhựa Minh Khai........31
1.4.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề...........................................................33


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CTR PHÁT SINH LÀNG NGHỀ TÁI
CHẾ NHỰA MINH KHAI......................................................................................38
2.1. Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại làng nghề Minh Khai.........................38
2.1.1. Nguồn phát sinh CTR..............................................................................38
2.1.2. Đánh giá hiện trạng môi trường chất thải rắn phát sinh tại làng nghề......39
2.1.2.1.Chất thải rắn sinh hoạt, đô thị..................................................................39
2.1.2.2.Chất thải rắn phát sinh do tái chế nhựa....................................................40
2.2. Đánh giá hiện trạng thu gom CTR tại làng nghề Minh Khai..........................41

2.3. Hiện trạng quản lý môi trường CTR tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai...42
2.3.1. Ảnh hưởng hoạt động của làng nghề tới môi trường................................42
2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường CTR tại làng nghề tái chế nhựa Minh
Khai ....................................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU.................................50
3.1. Giải pháp quản lý............................................................................................50
3.1.1. Những công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện...........................................50
3.1.2. Đề xuất các giải pháp...............................................................................52
3.2. Giải pháp quy hoạch.......................................................................................54
3.2.1. Quy hoạch theo hình thức........................................................................54
3.2.2. Chính sách hỗ trợ ngành tái chế nhựa......................................................55
3.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn...........................................................................56
3.4. Giải pháp kỹ thuật..........................................................................................57
3.4.1. Giảm thiểu CTR phát sinh.......................................................................57
3.4.2. Đề xuất nâng cấp cải tạo dây chuyền sản xuất của làng nghề..................58
3.4.3. Đề xuất xây dựng lò đốt để giảm thiểu CTR phát sinh tại làng nghề nhựa
Minh Khai................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
Phụ Lục 1: Phiếu Điều Tra Khảo Sát.......................................................................73



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tỷ lệ phát triển ngành nhựa năm 2015............................................................7
Hình 1.2 Tỷ lệ phân bố ngành nhựa theo địa lý trong năm 2015...................................9
Hình 1.3 Quy trình sản xuất chất dẻo tại làng nghề.....................................................11
Hình 1.4 Sơ đồ vị trí làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên...........................15
Hình 1.5 Hiện trạng rác thải làng nghề tái chế nhựa Minh Khai..................................20
Hình 1.6 Quy trình sản xuất nhựa của làng nghề Minh Khai.......................................21
Hình 2.1 Rác thải tập trung tại bãi rác trong thôn để đốt............................................27

Hình 2.2 Rác thải tập kết khắp nơi trên đường làng.....................................................32
Hình 2.3 Những bao bì đựng rác vứt lề đường.............................................................32
Hình 2.4 Ống khói xả khí thải sản xuất trực tiếp ra môi trường...................................37
Hình 2.5 Các kênh mương đều bị ô nhiễm trầm trọng.................................................37
Hình 2.6 Nước thải từ các xưởng tái chế xả ra ô nhiễm môi trường............................48
Hình 3.1 Máy tạo màng sản xuất túi nylon..................................................................50
Hình 3.2 Một vài công đoạn trong quá trình sản xuất hạt nhựa...................................53
Hình 3.3 Một số thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động........................................53
Hình 3.4. Mô hình lò đốt chất thải công suất 3tấn kg/h……………………...…….…57
Hình 3.5 Cơ chế hoạt động lò đốt công suất 3tấn kg/h…………………………..…...57

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại, kí hiệu và nguồn sử dụng nhựa....................................................13
Bảng 1.2 Thành phần, khối lượng nhựa thải tại các làng nghề.....................................13


Bảng 1.3 Một số máy móc thiết bị chính trong dây chuyền tái chế nhựa.....................14
Bảng 1.4 Tỷ lệ phát sinh nước thải của các nguồn.......................................................24
Bảng 2.1 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của làng nghề tái chế[1]...............................25
Bảng 2.2 Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực cho quản lý môi trường.........................28
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề nhựa Minh Khai...............................31
Bảng 2.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh làng nghề năm 2014..31
Bảng 2.5 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại làng Minh Khai, 2014...............33
Bảng 2.6 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt thu được........................................34
Bảng 2.7 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại làng Minh Khai 2014................36
Bảng 2.8 Tỉ lệ mắc các bệnh do quá trình sản xuất nhựa gây ra..................................38
Bảng 2.9 Thống kê tình hình bệnh tật của một số làng nghề ô nhiễm môi trường tỉnh
Hưng Yên..................................................................................................................... 38
Bảng 3.1 Phân đoạn băm, nghiền làm sạch..................................................................51
Bảng 3.2 Phân đoạn đùn, cắt tạo hạt............................................................................54



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh học (Biological oxygen demand – thời gian xác
định trong 5 ngày)

BVMT

: Bảo vệ môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand )

CCN

: Cụm công nghiệp

CTR

: Chất thải rắn

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic

QCVN


Product)
: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

: Quản lý môi trường

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

UBND

: Ủy ban nhân dân

HDPE

: High-density polyethylene

PP

: Polypropylene

PS

: Polystyrene


PVC

: Vinyl/polyviny chloride

PET

: Polyethylene terephthalate


MỞ ĐẦU
Làng nghề tái chế ở Việt Nam hoạt động ở quy mô hộ gia đình, tập trung theo nhóm tại
các làng nghề mang tính truyền thống từ nhiều thế hệ. Hoạt động của các làng nghề tập
trung vào tận dụng phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đó giảm chi phí đầu tư và
giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, trong khi chưa có các cơ sở lớn
tái chế chất thải, thì các làng nghề tái chế chất thải phát triển đã tạo ra một mạng lưới thu
gom nguyên liệu, phế liệu và chất thải. Do đó, loại hình làng nghề này rất được khuyến
khích phát triển ở nước ta.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho xã hội, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây
ra những vấn đề ô nhiễm môi trường do quản lý không hợp lý các phế thải sau tận thu. Đã
có nhiều khảo sát nghiên cứu về tác động của hoạt động tái chế tới chất lượng môi trường
nước và không khí nhưng những nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải sau quá trình
tái chế phế liệu vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn từ các hoạt động tái chế chưa được đề xuất và áp dụng trong thực
tiễn.
Kết quả nghiên cứu trong đồ án là những khởi đầu cho các giải pháp thực tiễn nhằm góp
phần nâng cao chất lượng sống cho dân cư ở các làng nghề tái chế phế liệu trong điều
kiện của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động của làng nghề
tái chế phế liệu thôn Minh Khai, tạo cơ sở khoa học cho phân tích vòng đời sản phẩm

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý chất thải rắn làng nghề Việt Nam
nói chung và cho các hoạt động tái chế nói riêng.
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
kết hợp phỏng vấn trực tiếp những người đang tham gia hoạt động tái chế. Quá trình thực
hiện nghiên cứu cũng áp dụng những phương pháp thu thập số liệu thực tế kết hợp các
thông tin đã được công bố từ các nghiên cứu có liên quan.


Việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại làng nghề tái chế
là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặt biệt quan trọng
không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm
tàng đối với sức khỏe cộng đồng và đời sống của người dân.
Nhận thấy mức độ cấp thiết của vấn đề môi trường trong quá trình tái chế chất thải, em
lựa chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên và đề
xuất các biện pháp giảm thiểu”. Với mong muốn tìm hiểu thực tế các nguyên nhân đã và
đang gây ra sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế Việt Nam và tại Minh Khai,
thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng. Đồng thời hi vọng, với đề
tài này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác bảo vệ và quản lý chất chất thải
rắn tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai một cách hợp lí, bền vững, gìn giữ vẻ đẹp trong
xanh của huyện và tỉnh Hưng Yên.
1. Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: CTR phát sinh do hoạt động tái chế nhựa tại thôn Minh
Khai và chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu.

-

Phạm vi nghiên cứu: thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh

Hưng Yên.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
-

Đánh giá được hiện trạng CTR phát sinh làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thông
qua việc thu thập số liệu, phân tích các chỉ tiêu môi trường thành phần

-

Đề xuất được một số biện pháp có tính thực tiễn nhằm giảm thiểu CTR phát sinh
tại làng nghề Minh Khai, cải thiện được chất lượng môi trường làng nghề nói riêng
và của toàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nói chung.

3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm:


-

Phương pháp điều tra, thu thập tổng hợp thông tin số liệu: các số liệu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế-xã hội của làng nghề tái chế nhựa thôn Minh Khai, thị trấn Như
Quỳnh, các số liệu thu thập được từ Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, Phòng
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Phòng Quản lý Đô thị tỉnh Hưng Yên
và công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Hưng Yên. Ngoài ra còn
có số liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo của các nghiên cứu trước, các nguồn dữ
liệu từ internet, các bài giảng…

-


Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: tiến hành đi đến địa điểm nghiên cứu, quan
sát trực tiếp thực trạng môi trường tại làng nghề, mô tả chụp ảnh để chứng thực,
làm nguồn tư liệu. Khảo sát hiện trạng môi trường CTR phát sinh trên địa bàn làng
nghề, môi trường tại khu vực nghiên cứu, điều tra nguồn thải và các thông tin liên
quan, lập phiếu điều tra khảo sát

-

Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến cộng đồng: Đối tượng được phỏng vấn
là một số hộ gia đình sinh sống tại khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai,
những công nhân trực tiếp thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn về môi
trường. Hình thức phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin đã thu thập
được và từ đó, tổng hợp lại và sử dụng trong đồ án

-

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: sử dụng các phần mềm word, excel để
tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được và tìm những số liệu quan trọng,
cần thiết nhất để phục vụ vấn đề chất thải rắn phát sinh do hoạt động tái chế tại
làng nghề nhựa Minh Khai

4. Ý nghĩa của đề tài
-

Tổng quan vai trò của ngành sản xuất, tái chế nhựa, tổng quan các làng nghề, đặc
biệt là làng nghề tái chế nhựa Minh Khai.

-

Đánh giá được các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình sản xuất, CTR của

làng nghề Minh Khai.


-

Đưa ra các biện pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp, nhằm giảm thiểu ô
nhiễm, góp phần cải tạo môi trường của làng nghề ngày càng trong xanh hơn.

-

Xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và quản lý CTR có hiệu quả của các
làng nghề tái chế nhựa nói riêng cũng như các làng nghề truyền thống ở Việt Nam
nói chung.

5. Cấu trúc của đồ án
Trong phạm vi nghiên cứu đồ án có những nội dung cơ bản sau:
-

Phần mở đầu

-

Đồ án gồm có 03 Chương chính, cụ thể:
+ Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và tổng quan khu vực nghiên cứu
+ Chương 2: Đánh giá hiện trạng CTR phát sinh tại làng nghề tái chế nhựa Minh
Khai
+ Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

-


Kết luận và kiến nghị

-

Tài liệu tham khảo


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Vị thế của ngành nhựa Việt Nam và lợi ích từ tái chế nhựa
1.1.1.1 Vị thế của ngành nhựa trong nền kinh tế
Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp chiến lược ở Việt Nam. Tốc độ tăng
trưởng trung bình hành năm là 15-20% về giá trị và hơn 18,75% về sản lượng sản xuất từ
năm 2006 đến nay. Ngành công nghiệp nhựa chiếm 4,8-5% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp quốc gia và khoảng 3% GDP Việt Nam (số liệu thống kê tới 2010). Đây là một
trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm được chính phủ tập trung đầu tư để trở thành
một mũi nhọn kinh tế mạnh mẽ.
Nhằm phát triển một ngành công nghiệp nhựa vững mạnh, năm 2011 Chính phủ Việt
Nam đã thông qua kế hoạch phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2025 đã được chấp thuận của Bộ Công nghiệp và Thương mại. Theo kế
hoạch này, mục tiêu ngành nhựa Việt Nam sẽ đạt giá trị sản xuất công nghiệp 78,5 nghìn
tỷ đồng vào năm 2015 và 181,57 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất trong giai đoạn 2011-2020 theo kế hoạch được duyệt sẽ ở mức 17,5% năm,
ngành công nghiệp nhựa sẽ chiếm 5,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020.
Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15% để đạt
2,15 tỷ USD vào năm 2015 và 4,3 tỷ USD vào năm 2020.
1.1.1.2 Lợi ích từ tái chế nhựa
 Tái chế góp phần giảm thiểu thiệt hại đến môi trường do rác thải gây ra
Chất dẻo (hay còn gọi là nhựa hoặc polymer) đã xuất hiện từ lâu, được dùng làm vật liệu

phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Việc sử dụng các vật dụng
như chai nhựa, màng nylon, bọc thực phẩm, ống dẫn nước… đã trở thành thói quen với
chúng ta


 Tận dụng rác thải nhựa
Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp,
gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử
dụng chúng thường bỏ đi hoặc tái sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại
rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện
nay. Đặc biệt, một số chai nhựa chứa chất hóa học độc hại có thể phát tán ra môi trường
trong quá trình tái chế, tái sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nhiều người thắc mắc rằng nhựa được tái sinh như thế nào khi chúng ta bỏ vào thùng
rác, mang đến các trung tâm thu mua phế liệu… Quy trình tái sinh nhựa cần nhiều bước
để có thể biến nó thành vật phẩm hữu dụng khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là chất lượng của
nhựa tái sinh luôn có chiều hướng giảm dần. Điều này được hiểu rằng nhựa từ bao bì
nguyên sinh sẽ tái sinh thành loại sản phẩm khác chứ không được dùng cho cùng một
mục đích. Một trong những bước làm quan trọng đầu tiên là phân loại trong nhà máy.
Nhiều nơi chỉ chọn lọc một loại nhựa duy nhất trong các loại được thu gom, vì thế quy
trình đầu tiên là phân loại các vật liệu như giấy, nhựa, kẹp, kim loại… Tiếp theo là phân
loại nhựa và chọn lựa nhựa tái sinh. Việc này giúp giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh, giảm
nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên khác
 Có tính ứng dụng cao
Trên thực tế, nhựa tái chế mang tính ứng dụng cao, một số nơi có ý tưởng chế biến
nhựa phế thải thành dầu thô, tái chế thành thảm, chế biến dầu xanh từ nhựa phế thải…
Từ xa xưa, con người đã vận dụng tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ
và vật dụng sinh hoạt. Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến là nhựa
(plastic). Chúng được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó đưa vào quy trình sản xuất tái
sinh.
Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để tạo ra nhiều loại sản

phẩm khác nhau như quần áo, giày khăn tắm, chăn… Các vật liệu composite vốn được
xem là khó tái chế nhưng công nghệ mới phát triển đã ứng dụng nó cùng với thủy tinh
trong sản xuất gạch lát vỉa hè Những hoạt động này đã góp phần làm giảm giá thành và
giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất khi đó.
Ngày nay, vai trò tái chế càng trở nên quan trọng hơn bởi nó được xem như là nguồn
cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ. Đó được xem là nguồn khai thác vô tận vì có sản
xuất là có rác thải, có cơ hộ cho tái chế. Đây còn là giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí
sản xuất, phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tái chế còn góp phần giảm
thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự
phát triển bền vững của xã hội Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự
thành công trong hoạt động tái chế chính là lợi nhuận. Bởi vì nguồn nguyên liệu đầu vào


rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Theo dự đoán ở thị trường thế giới, nhựa tái chế sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững
trong thời gian tới. Ngoài ra, xu hướng sử dụng, sản xuất vật liệu này ngày càng phổ biến
với lượng tăng trung bình 11% năm. So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế khá mới mẻ
và ngày càng được ưa chuộng do đặc tính thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội
tốt cho ngàng công nghiệp nhựa Việt Nam phát triền, đón đầu xu hướng mới.
1.1.2 Làng nghề tái chế nhựa và các vấn đề môi trường
1.1.1.1.

Giới thiệu chung về làng nghề tái chế nhựa

Số lượng làng nghề nhựa Việt Nam không nhiều, một số làng nghề điển hình như: Minh
Khai – Hưng Yên, Phú Xuyên – Hà Tây, Văn Khúc, Văn Giang – Hưng Yên, Triều Khúc, Trung
Văn – hà Nội và một số làng nghề tái chế nhựa ở miền trung và miền nam. Các làng nghề
đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ khâu thu mua cho đến khâu phân loại
và xay sửa nguyên liệu cũng đã xử lý được lượng lớn nhựa phế thải. Trong những năm
gần đây, một số làng nghề nhựa đã phát triển nhanh chóng không những thu hút những

lao động trong làng mà còn thu hút nhiều lao động trong các vùng lân cận tham gia sản
xuất. Số lượng lao động như vậy nhiều hơn số công nhân của một nhà máy công nghiệp
quốc doanh cùng ngành quy mô nhỏ. Trang thiết bị cũng được đầu tư đáng kể để tạo ra
những mặt hàng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế nhựa chủ yếu là từ các loại nhựa phế liệu.
Chúng được thu gom từ nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La
và khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.
Thông qua mạng lưới thu mua phế liệu các loại nguyên liệu này có nguồn gốc khác nhau
như:
-

Chất thải công nghiệp: tivi, radio, bao bì nông nghiệp, bao bì vật tư nông nghiệp…

-

Chất thải dịch vụ: chai dung dịch truyền, các loại túi nilon, can…

-

Chất thải sinh hoạt: các hộp đựng mỹ phẩm, chai đựng thực phẩm, nước uống…

Nhìn chung các loại chất thải này được thu gom thường được phân theo thành các
thành phần các loại nhựa: Nhựa HDPE, PP, PVC, PET…
Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình thì thành phần và
lượng thu gom tái chế được thể hiện trong bảng 1.2


Bảng 1.1: Phân loại, kí hiệu và nguồn sử dụng nhựa [2]

Bảng 1.2: Thành phần, khối lượng nhựa thải tại các làng nghề [2]

Lượng nhựa thải thu gom, tái chế
TT

Các loại nhựa

Minh Khai

Triều Khúc

Trung Văn

Đại Thắng

tấn/năm

tấn/năm

tấn/năm

tấn/năm

1

LDPE

1.800

650

365


12

2

HDPE

2.520

1.200

472

100

3

PP

864

700

1.246

30

4

PS, PVC, PET


1.296

600

304

320


5

Tạp chất
Tổng cộng

1.1.1.2.

720

350

260

11

7.200

3.500

2.600


473

Tác động từ hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường

Hầu hết các làng nghề tái chế nhựa ở nước ta hiện nay đều có quy trình sản xuất tương
đối đơn giản, dễ vận hành. Công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn đều
lạc hậu và chắp vá, thiết bị phần lớn đơn giản không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, an
toàn và vệ sinh môi trường. Vì vậy, ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và sức
khỏe của người dân cụ thể như sau:
 Tác động tới môi trường không khí
Trong công nghệ tái chế nhựa khí ô nhiễm phát sinh trong công đoạn gia công nhiệt
trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCL, CO. Ngoài ra quá
trình phân hủy các hợp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh ra khí ô
nhiễm bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm phát sinh từ các khâu xay nghiền, phơi,
thu gom và các cơ sở dùng than để gia nhiệt sản xuất.
 Tác động tới môi trường nước
Công nghệ tái chế nhựa ở mức cơ giới hóa cao đạt 60 – 70%. Tuy nhiên, do phần lớn
máy móc đã cụ tận dụng không đồng bộ hiệu quả sản xuất không cao và hầu như chưa
có hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề nên hầu như toàn bộ nước thải của quá trình
tái chế nhựa đều thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước.
Nước thải các làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, trong
thành phần nước thải như COD vượt quá TCCP từ 4 – 5 lần đối với làng nghề Triều Khúc,
vượt 7 – 10 lần đối với làng nghề nhựa Minh Khai… Và hàm lượng các thông số BOD, DO,
TSS đều vượt quá TCCP từ 3 – 4 lần tại các làng nghề [1]
 Tác động tới sức khỏe cộng đồng
Làng nghề tái chế nhựa là một trong những nhóm làng nghề có hoạt động sản xuất có
tác hại nhiều nhất tới sức khỏe con người. Các yếu tố gây tác động trực tiếp tới sức khỏe
người lao động cũng như người dân sinh sống tại các khu vực lân cận là nhiệt độ, tiếng
ồn, hơi khí độc và chất thải rắn.

Bệnh phổ biến của nhóm làng nghề này chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi phổi và bệnh


về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao
và bụi từ trong quá trình sản xuất tái chế nhựa.
1.1.3 Phân loại nhựa tái chế
 Nhựa bao bì
Đây là dòng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhưng lại chiếm 39% giá trị sản xuất và tỷ
trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. Ngành hàng tiêu
dùng trong nước tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư gia tăng là
yếu tố then chốt giúp ngành nhựa bao bì đảm bảo đầu ra vững chắc. Bao bì nhựa là một
ngành giao nhau giữa hai ngành Nhựa và bao bì. Ngành bao bì nhựa có thể được phân
loại thành:
-

Bao bì mềm, phục vụ chủ yếu cho ngành thực phẩm

-

Chai lọ nhựa đóng hộp phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nước giải khát

-

Bao bì cứng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Bao bì nhựa chiếm 460 trên tổng số
2000 công ty nhựa trên toàn quốc, 66% giá trị xuất nhập khẩu nhựa hàng năm của Việt
Nam là nhựa bao bì
Nhựa bao bì cũng là mặt hàng nhựa xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam, các thị
trường chính bao gồm My, Nhật Bản, EU, tuy có nhiều lợi thế về chi phí sản xuất thấp

nhưng thị trường xuất khẩu túi, bao bì nhựa đang gặp một số khó khăn tuy nhiên những
trở ngại đó được cho là không quá ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhựa bao bì trong
nước, cụ thể:
-

EU đã thông qua quy định về hạn chế sử dụng túi nhựa và xu hướng chuyển sang
dùng các loại túi, bao bì tự phân hủy. Tuy nhiên hành nhựa bao bì Việt Nam xuất
sang châu Âu thường phải đáp ứng những yêu cầu chất lượng cao, chủ yếu là bao
bì cao cấp và bao bì tự hủy, nên quy định này sẽ không quá ảnh hưởng tới việc
xuất khẩu của bao bì Việt Nam

-

Mỹ vẫn tiếp tục kéo dài việc áp thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá đối
với các sản phẩm tủi, bao bì nhựa PE nhập khẩu từ Việt Nam (cùng với Việt Nam
là các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan cũng chịu các
mức thuế phạt thêm 5 năm nữa). Mỹ đã bắt đầu chương trình hạn chế này từ
năm 2010 và tiếp tục gia hạn sau thời kỹ 5 năm lần đầu tiên kết thúc. Việc Mỹ tiếp
tục duy trì áp dụng thuế như trên sẽ không tác động đột biến đối với xuất khẩu
nhựa của Việt Nam do việc này đã diễn ra trong suốt 5 năm qua.


Hình 1.1: Tỷ lệ phát triển ngành nhựa năm 2015 [12]
 Nhựa vật liệu xây dựng
Chiếm 14% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như ống nước, khung cửa chính, cửa
sổ. Nhờ thị trường bất động sản đang hồi phục và các hoạt đồng xây dựng dân dụng, hạ
tầng gia tăng với nhiều dự án có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, đặc biệt là các dự án về
xây dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, hạ tầng giao thông, nâng cấp
đường bộ… nên thị trường tiêu thụ VLXD được kỳ vọng sẽ được mở rộng mạnh mẽ với
tiềm năng cao. Các yếu tố thúc đẩy phân khúc nhựa VLXD phát triển như:

-

Thị trường bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn phục hồi

-

Kích thướng cồng kềnh của các sản phẩm nhựa VLXD khiến vận chuyển khó khăn
do đó sản phẩm nhập ngoại kém cạnh tranh

-

Thị hiếu tiêu dùng đặc trưng là nhưng lợi thế giúp các công ty sản xuất nhựa VLXD
không chịu nhiều cạnh tranh từ các công ty nước ngoài

Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025 của Bộ Công Thương, ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ
trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa
VLXD và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình
và hoạt đồng công nghiệp
 Nhựa gia dụng
Chiếm khoảng 32% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm gia dụng như nội thất, tủ, đĩa,


đồ chơi và giày dép. Các công ty trong nước chủ yếu tập trung sản xuất nhóm sản phẩm
này, nhưng thường có biên lợi nhuận thấp, trong khi các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài tập trung ở phân khúc sản phẩm cao cấp, có giá trị và biên lợi nhuận cao
Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhựa gia dụng Việt Nam chiếm tới 90% thị
phần nội địa và tập trung ở phân khúc bình dân. Tuy nhiên các công ty trong nước đang
đánh gía thấp nhu cầu tiêu dùng hành cao cấp trong nước và không có kế hoạch phát
triển dòng sản phẩm cao cấp, phân khúc nhựa gia dụng cao cấp vẫn đang bị bỏ ngỏ. Kết

quả là mảng nhựa gia dụng cao cấp bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh với những
chiến lược bài bản như: hệ thống phân phối hiện đại (hệ thống các cửa hàng bán sản
phẩm kết hợp với hợp tác cùng các siêu thị, trung tâm thường mại), đầu tư công nghệ
để da dạng hóa sản phẩm đánh vào tâm lý xem trọng an toàn sức khỏe và phủ kín nhu
cầu của người tiêu dung
 Nhựa công nghệ cao
Chiếm 9% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như phụ tùng nhựa, dùng trong lắp ráp
ô-tô, xe máy, thiết bị y tế và trang thiết bị dùng trong công nghệ composite
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong giai đoạn 2010-2015, ngàng nhựa là một
trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam từ 16% đến
18% năm, chỉ sau ngành viễn thông và dệt may. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc
độ tăng trưởng gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá là
một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Ngành nhựa Việt Nam cũng
là ngành có số lượng doanh nghiệp đông đảo, với gần 4000 doanh nghiệp trong cả nước
và sử dụng đến 200000 lao động, đa số tập trung ở miền Nam chủ yếu là TP. HCM, Bình
Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt
Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên thế giới


Hình 1.2: Tỷ lệ phân bố ngành nhựa theo địa lý trong năm 2015 [12]
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành Nhựa Việt Nam chủ
yếu vẫn chỉ được biết đến như là 1 ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, trong khi
đó lại không chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản
xuất. Hiện nay mỗi năm ngành Nhựa cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại nguyên
liệu đầu vào như PE, PP, PS… chưa kể hàng trăm loại hóa chất phụ trợ khác nhau; trong
khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 900000 tấn nguyên liệu và
hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành Nhựa Việt Nam.
Mặc dù có nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng ngành Nhựa Việt Nam vẫn đang từng
bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Sản phẩm nhựa của Việt Nam không
chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu và từng bước

chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước.
Sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam
đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng
của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp
1.1.4 Dây chuyền sản xuất của làng nghề
Quy trình sản xuất tại các làng nghề tái chế chất dẻo nói chung có nhiều công đoạn hoàn
toàn tương tự nhau, thường chỉ khác nhau ở khâu cuối là khâu tạo ra các loại hình sản
phẩm khác nhau
 Mô tả quá trình tái chế nhựa


- Các chất thải nhựa được thu gom về, từ các làng nghề trên khắp các tỉnh thành. Tiếp
theo đó, chúng được phân loại hoàn toàn thủ công và dựa vào kinh nghiệm của
người thợ
-

Sau khi phân loại, nguyên liệu được xay rửa (hoặc xay khô). Nước được bơm trực
tiếp vào máy xay. Sau khi ra khỏi máy xay, nhựa được đi làm khô tự nhiên bằng
cách phơi trên sân hoặc cánh đồng, đường làng...

-

Sau khi phơi khô, nhựa nguyên liệu được nạp vào phễu nạp liệu, được trục vít đẩy
vào bộ phận gia nhiệt nấu chảy, sau đó đùn thành các dây nhựa, làm lạnh và cắt
tạo hạt.


Hình 1.3: Quy trình sản xuất chất dẻo tại làng nghề



Do trong quá trình giặt rửa, phơi khô, phế liệu còn lẫn các tạp chất nên người ta đặt các
tấm lưới bằng kim loại ở đầu phun của máy. Tùy theo sản phẩm mà thời gian thay lưới
lọc khác nhau
Để sản xuất túi nylon, hạt nhựa được bổ sung bột màu theo tỷ lệ 0,1% vào thùng chứa,
sau đó nhựa được gia nhiệt nấu chảy và được đẩy vật liệu đến bộ phận cán kéo, tạo màng
bằng trục vít.
Quá trình sản xuất dây thừng tương tự như sản xuất túi nylon. Nhựa sau khi ép đùn thành
sợi được làm nguội bằng nước lạnh qua một hệ thống trục nén, sau đó được gia nhiệt lần
hai để kéo dãn sản phẩm, cuối cùng được đưa qua hệ thống trục cán trước khi được cuộn
thành sản phẩm.
 Thiết bị, máy móc được sử dụng
Một số thiết bị chính sử dụng trong các dây chuyền sản xuất tại một số làng nghề tái chế
nhựa điển hình như: máy xay, nghiền nhựa, máy tạo hạt, máy thổi túi nylon, máy kéo dây,
máy cán, máy bơm nước… được sản xuất trong nước theo kiểu tự chế hoặc nhập khẩu
từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Bảng 1.3: Một số máy móc thiết bị chính trong dây chuyền tái chế nhựa [2]
TT
1

Loại máy móc, thiết bị
Máy xay, nghiền nhựa

Năng suất

Đặc điểm

Nơi sản xuất

200 - 300 kg/h


Máy tự chế tạo

Việt Nam

2

Máy tạo hạt nhựa

200 - 250 kg/h

3

Máy thổi túi nylon

180 - 220 kg/h

4
5

Máy kéo dây (dây cước,
dây buộc)
Máy cán vải giả da

200 -230 kg/h
200 - 300 kg/h

Chế tạo trong
nước

Việt Nam


Kiểm soát

Đài Loan,

được nhiệt độ

Việt Nam

Kiểm soát
được nhiệt độ
Kiểm soát

Việt Nam
Việt Nam


được nhiệt độ
Máy bơm nước cấp cho
6

1.2.

giặt rửa, xay nghiền và

3

1,5 - 1,8 m /h

làm nguội


375 - 400 W

Trung Quốc,
Hàn Quốc

Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1.1.

Vị trí địa lý

Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai nằm ở thôn Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai),
phía Tây thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Làng nghề cách Hà Nội 20
km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km, cụ thể:
-

Phía Đông giáp xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên

-

Phía Tây giáp xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

-

Phía Nam giáp thôn Ngô Xuyên, Văn Lâm, Hưng Yên

-


Phía Bắc giáp với xã Dương Quang, Gia Lâm, Hà Nội


×