Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên - thị trấn như quỳnh - văn lâm - hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.8 KB, 104 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con
người, rau cung cấp vitamin A, B, C, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như
Ca, P, Fe, muối khoáng và chất xơ rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người.
Mặc dù chất xơ không tiêu hóa hấp thu được, không cung cấp năng lượng, nhưng
nó tạo ra khối lượng chất thải lớn trong ruột, làm tăng nhu động ruột, chống táo
bón. Khẩu phần ăn mà thiếu chất xơ cũng tăng tỷ lệ ung thư tiêu hóa, đại tràng, gây
xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chất xơ còn thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể đối với 3
nhóm thức ăn là đạm, béo, đường. Rau là loại thức ăn rẻ tiền nhưng lại có vai trò
dinh dưỡng rất cao.
Ở các nước phát triển trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Mỹ,… công nghệ sản
xuất rau quả sạch được hoàn thiện ở trình độ cao, rau sản xuất trong nhà lưới, nhà
kính và công nghệ thủy canh đạt được năng suất cao, chất lượng được kiểm soát.
Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến thủ đô Hà
Nội và Tp. HCM vào năm 1996, 1997, sau đó chương trình rau an toàn được mở
rộng ra một số tỉnh khác như: Vĩnh phúc, Hải Phòng, Đồng Nai… Hiện nay, đã có
trên 30 quy trình trồng rau an toàn được ban hành dễ hiểu, dễ áp dụng. So với
những năm đầu 1996 -1997 thì hiện nay chủng loại rau cao cấp được sản xuất theo
quy trình trên gia tăng như Ớt ngọt, cải bắp trái vụ, dưa chuột bao tử, súp lơ xanh,
măng tây, cà chua ăn tươi và cả một số loại rau gia vị…
Văn Lâm là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, giáp ranh với huyện Gia
Lâm - Hà Nội với lợi thế có đường Quốc lộ 5 chạy qua và gần đây hình thành khu
công nghiệp chạy dọc theo Quốc lộ 5, Đường 19, Đường 206. Vốn là một huyện
nông nghiệp, hiện tại diện tích đất nông nghiệp của Văn Lâm còn trên 3.500 ha đất
màu mỡ, rất thuật lợi cho việc cấy lúa và trồng rau, màu. Tại đây đã hình thành
vùng chuyên canh rau, màu với diện tích hàng trăm ha, tập trung ở một số xã như:
Tân Quang, Lạc Đạo, Như Quỳnh,… với hệ số quay vòng đất 4 - 5 lứa rau/năm.
Các chủng loại rau chính được sản xuất là su hào, cải bắp, súp lơ, cà chua, rau gia
vị,… Thị trường tiêu thụ khá ổn định tại địa phương, Hà Nội. Hàng năm, Văn Lâm


đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn rau các loại.
1
Thị trấn Như Quỳnh là địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển một
vùng trồng rau xanh chất lượng cao như điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, công thức
luân canh cây trồng và trình độ thâm canh của nông dân cho phép tiếp tục mở rộng
diện tích rau chế biến. Bên cạnh đó Như Quỳnh ở vị trí khá thuận lợi gần thị trường Hà
Nội, có khu công nghiệp, các trường chuyên nghiệp… Nắm bắt thị hiếu đó, nông dân
Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây
trồng tập trung sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Đây là điểm nhấn trong chương
trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá mà huyện đã đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010.
Xuất phát từ những điều kiện trên UBND huyện giao phòng NN&PTNT, TT
Như Quỳnh kết hợp với trung tâm Khuyến nông, Sở Khoa học & Công nghệ tổ
chức đưa các hộ nông dân thôn Ngô Xuyên đi thăm quan thực tế một số vùng sản
xuất RAT như Vân hội - Đông Anh, Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội. Tháng 5 năm
2005 mô hình sản xuất RAT chính thức bước vào trồng vụ đầu tại đồng Ngô Xuyên
thị trấn Như Quỳnh, có 29 hộ tham gia trồng được 1ha gồm dưa chuột, cà chua, bắp
cải. Đến này qua 4 năm thực hiện đã có 121 hộ tham gia với diện tích lên tới 6,1ha.
Sản xuất RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, bình quân 1 sào
canh tác 1 năm cho thu nhập khoảng 13 - 15 triệu đồng. Nghề trồng, sơ chế và chế
biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện
nay, 1 ha trồng rau an toàn sử dụng thường xuyên từ 20 - 30 lao động.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu
quả mô hình sản xuất rau an toàn tại Thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh -
Văn Lâm - Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn
Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên trên cơ sở đó đề ra một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại địa phương.
* Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn
tại địa phương từ 2005 - 2008.
- Phân tích tác động xã hộ của mô hình.
- Đánh giá được tính bền vững của mô hình.
- Đề ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản
xuất rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên.
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
2.1.1. Những vấn đề chung về mô hình
2.1.1.1. Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và
phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp
cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng được sử dụng
trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung
và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là vật cùng hình
dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô
phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu [13]. Khi mô
hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn
đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu [20]. Mô hình
cũng được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu [2] và cũng là kiểu
mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là tuỳ
thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình người
ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu [5].
Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối
quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có

nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện
sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều
kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào
quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để mô
phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm mà chúng tôi đều thống nhất
đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó
phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối
tượng nghiên cứu [8].
3
- Mô hình sản xuất:
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động
của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đó chứng minh sự phát
triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu được cấu thành trong nền sản
xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường nay thay vào đó là các công cụ sản
xuất hiện đại, công dụng đa năng, đó thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và
làm giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong
những mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản
xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu
tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất
thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt
được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [15].
Ví dụ mô hình sản xuất rau giống trong nhà lưới được thực hiện đầu tiên tại
nhà bà Nguyễn Thị Tâm từ năm 2006 dưới sự hỗ trợ của Sở KHCN tỉnh, nhằm cung
cấp giống cho các hộ tham ra sản xuất mô hình rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên -
Như Quỳnh.
2.1.1.2. Vai trò của mô hình: Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương

pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà
khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hoá hệ thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm
tra laị sự đúng đắn của các số liệu quan sát được và các giả định rút ra. Nó giúp ta
hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta
lựa chọn quyết định tốt nhất về quản ký hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt
nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể
đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại
một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối
đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đó có.
2.1.1.3. Các nhân tố trong mô hình sản xuất rau an toàn
Các nhân tố trong mô hình sản xuất rau an toàn gồm chủ thể sản xuất và
khách thể sản xuất.
4
Tác
động
Giữa chủ thể và khách thể sản xuất có một mối liên hệ, mối liên hệ đó thể
hiện bằng mức độ tác động giữa chủ thể và khách thể. Sự mô phỏng mô hình sản
xuất RAT được thể hiện qua hình 2.1:
Môi trường sản xuất
Tự nhiên KT- XH Kỹ thuật
Hình 2.1: Sơ đồ mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình sản xuất RAT
- Chủ thể sản xuất:
Mô hình sản xuất nói chung và mô hình sản xuất rau an toàn nói riêng là một
chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có xu hướng tập chung vào chủ
thể sản xuất. Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các
hoạt động của mô hình, chủ thể ở mô hình sản xuất RAT là các chủ hộ và các thành
viên tham gia mô hình sản xuất RAT. Chủ thể trực tiếp điều tiết các hoạt động sản
xuất và đưa ra các quyết định của mô hình.
- Khách thể sản xuất:

Khách thể sản xuất
Chủ thể sản xuất
5
Hệ
thống tư
liệu lao
động
Đối
tượng
lao
động
Sản
phẩm
Thị
trường
Chủ hộ và các thành
viên tham gia trong
mô hình sản xuất
RAT
Sử dụng
Khách thể sản xuất là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể
có thể tác động trở lại đối với chủ thể. Khách thể có tác động nhất định tới sự tồn tại
và phát triển của mô hình. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm. Khách thể
của mô hình sản xuất RAT là hệ thống tư liệu lao động (công cụ sản xuất, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật…) và đối tượng lao động (RAT).
2.1.2. Đánh giá mô hình
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
- Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô hình
trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.

- Đánh giá là so sánh những gì đó thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và
những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đó đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
- Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
+ Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
Mức độ mà mô hình đó đạt được so với mục tiêu đặt ra thông qua các hoạt
động đó chỉ ra trong tài liệu của mô hình.
+ Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có hệ
thống các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời.
+ Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu theo
phương pháp thống kê.
+ Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
+ Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.2.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều dạng khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại
chính như sau:
Đánh giá tiền khả thi/khả thi:
- Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của mô hình, để xem xét xem
liệu mô hình có thể thực hiện được hay không trong điều kiện nhất định. Loại đánh
giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả
6
năng thực hiện của mô hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt mô hình có
được đưa vào thực hiện hay không.
Đánh giá thực hiện:
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá
toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công
việc ở từng giai đoạn nhất định. Tùy theo loại mô hình

mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu
tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những
điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có
những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc quá trình thực hiện mô
hình. Đây là đánh giá toàn diện các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh
giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện mô hình, những thế
mạnh, điểm yếu, những thành công và chưa thành công, nguyên nhân của từng vấn
đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các mô hình.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực
hiện các nội dung hoạt động của mô hình có đúng thời gian dự định hay không,
nhanh chậm thế nào…
- Đánh giá tính hình chỉ tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí
chi tiêu tiền có đúng theo nguyên tắc đó được quy định hay không để có những điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện
giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp
các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô
hình trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại những kỹ thuật mà mô hình đưa
vào có phải là mới không. Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo
đúng quy trình kỹ thuật đó đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường
là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta đều phải quan tâm tới vấn đề
môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình có
thể áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.
7
- Đánh giá tác động.
- Đánh giá trong và đánh giá ngoài do nguồn gốc xuất xứ của đoàn đánh giá.

Tổng kết:
Thông thường sau khi kết thúc một mô hình, người ta tổ chức hội nghị tổng
kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện, đánh giá về những thành công hay
chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất bại, lấy đó làm các bài học để
tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình tiếp theo.
Tổ chức hội nghị tổng kết thường bao gồm các việc sau:
- Xác định những người tham gia
- Thành lập Ban tổ chức hội nghị
- Công tác chuẩn bị hội nghị
- Các nội dung chính của hội nghị
Trong tổng kết, một văn kiện quan trọng cần được chuẩn bị và thông qua đó là
báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết cần đạt mục tiêu:
- Đánh giá thành tựu, các hoạt động đó hoàn thành, đồng thời phân tích các
thiếu sót, tồn tại, để rút ra bài học kinh nghiệm.
- Mục tiêu, kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp.
2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá
Khái niệm tiêu chí:
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể
định lượng được dựng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một dự án nào đó.
Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá.
- Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng.
Là các tiêu chí có thể đo đếm được, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để
kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện
qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn cũng có thể đo
lường trực tiếp trên đồng ruộng và trên hiện trường: sự sinh trưởng của cây trồng,
tăng trọng của vật nuôi, năng suất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất
lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng chậm hay nhanh,
màu quả đẹp hay xấu việc xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn,

quan sát và nhận định của những người tham gia giám sát cũng như của người dân.
8
Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá:
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn
diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt
động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục tiêu
đó đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông:
tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình khuyến nông đến đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn, độ phì, độ che phủ ), ảnh
hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đẳng giới ).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích hoạt động
khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng
Xác định các vấn đề cần được giải quyết là việc làm cần thiết trong mọi công
tác đánh giá. Sau đây là nhóm câu hỏi cơ bản sẽ được đặt ra:
Tính thích ứng
- Mô hình có ý nghĩa trong môi trường hoàn cảnh của nó không?
- Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển, liệu mục
đích, mục tiêu chung và các kết quả của mô hình có phù hợp với các nhu cầu, mong
muốn của những người được hưởng lợi từ mô hình án hay không?
Sự tác động
- Điều gì sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra như là một kết quả/hậu quả của
mô hình?
- Các tác động liên quan: liệu có một sự thay đổi tích cực nào tác động lên
đời sống xã hội sau khi các can thiệp được thực hiện? Khi xem xét cần chú ý tới tác
động đó được dự kiến hoặc không được dự kiến.
Tính hiệu quả

- Mục đích và kết quả của mô hình đó đạt được hay có thể đạt được tới mức
độ nào?
- Tính hiệu quả mô tả các kết quả đạt được tốt như thế nào để giúp cho việc
đạt tới mục đích của mô hình.
9
Tính bền vững
- Các yếu tố được đánh giá là bền vững là: môi trường chính sách, tính khả thi
về kinh tế - tài chính, năng lực thể chế, khía cạnh văn hóa - xã hội, sự tham gia, quyền
sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ thích hợp?
- Điều gì sẽ diễn ra đối với các tác động tích cực của mô hình sau khi sự hỗ
trợ từ bên ngoài kết thúc?
Tại địa phương đã có các chính sách hỗ trợ kinh phí cho sự phát triển sản xuất
rau an toàn: kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng (xây cống, làm đường điện phục vụ sản
xuất, khoan giếng, nhà lưới, nhà chờ), hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả.
Tính hiệu lực
Hiệu lực của một mô hình nào đó là giới hạn tác động của nó theo thời gian,
không gian (lãnh thổ) và phạm vi đối tượng của mô hình.
2.1.3. Hiệu quả sản xuất
Là sự phản ánh chung giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra mối quan hệ mật thiết
giữa chúng. Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực có sẵn tại cơ sở trong một điều kiện nhất định để đạt được hiệu quả
cao với chi phí thấp. Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó được xác định bằng chi
phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhất định, hiệu quả sản
xuất được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó
Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội
phải xuất phát từ những luận điểm của triết học Mác và những luận điểm của thuyết
hệ thống.
Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của

qui luận tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội,
Mác cho rằng: Qui luận tiết kiệm thời gian là qui luận có tầm quan trọng đặc biệt
tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều phải
tuân thủ theo qui luận đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất,
tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.
Với mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít
nhất hay nói khác đi trong một số lượng thời gian nhất định, kết quả đạt được phải
cao nhất. Như vậy hiệu quả là một phạm trù phản ánh yêu cầu của qui luận tiết kiệm
thời gian [19].
10
Trong lĩnh vực kinh tế hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch
và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu
vào, lợi ích lớn nhất thu được với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu
quả kinh tế được phản ánh qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng
tỷ lệ so sánh đầu ra với đâu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực vào các mục đích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
Với hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất nó có liên quan trực tiếp
với nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các qui luật khác.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mất thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Từ những vấn đề trình bày trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù
kinh tế là việc sản xuất ra một lượng của cải lớn nhất với một số lượng chi phí lao
động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
2.1.3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn là tương quan so sánh giữa
lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một
loại rau an toàn nào đó đạt được. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải
xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết

được khối lượng quy mô mà người sản xuất đạt được cũng như kết cấu tốc độ phát
triển của loại rau an toàn. Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta phải căn cứ vào
mục tiêu do xã hội đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện này thì điều quan
tâm nhất của các nhà sản xuất ra những loại rau an toàn với chi phí ít nhất mà đem
lại hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được với
lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm rau an toàn đó.Thể hiện qua dạng thức thứ
nhất của hiệu quả sau:
H =Q/C Max
Trong đó - H hiệu sản xuất
- Q là kết quả sản xuất (có thể là sản lượng, giá trị sản xuất, giá
trị gia tăng, lợi nhuận)
- C là tổng chi phí sản xuất
11
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu,
lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi đưa ra giá trị chỉ tiêu đó đạt đến cực đại (H đạt
giá trị cực đại thì hoặc là tăng Q hoặc giảm C hoặc đồng thời tăng Q và giảm C.
Trong trường hợp sản xuất rau an toàn để H đạt cực đạt thì Tăng Q và giảm C là
phương án khá thi làm cho lợi nhuận của người sản xuất rau an toàn tăng và chi phí
sản xuất giảm đi, tạo lòng tin cho người sản xuất.
Trong công thức trên ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chi phí sản xuất rau an
toàn với kết quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ với sản
xuất. Tuỳ thuộc vào mục đích đối tượng nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn chỉ tiêu
tính toán đánh gía cho phù hợp. Gồm các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng một đồng
vốn hay một đồng chi phí, hiệu quả một đơn vị diện tích đất, hiệu quả một đơn vị lao
động đầu tư. Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm tăng lượng giá trị của các chỉ tiêu trên.
Kết quả kinh tế sản xuất rau an toàn được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả được của sản xuất rau an toàn và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thể
hiện qua dạng thức thứ hai của kết quả kinh tế sau:

H = Q - C
Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng nghiên
cứu. Nó được thể hiện bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tính toán.
Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt kết
quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Thể hiện
qua dạng thứ ba của hiệu quả kinh tế.
H =
Q
t
- Q
0
=
Q
Ä
Max
K
t
- K
0
K
Ä
- Q
t
và Q
0
là lượng kết quả ở 2 thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
- K
t
và K

0
là lượng chi phí ở hai thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
- Q
Ä
là mức gia tăng kết quả.
- K
Ä
là mức gia tăng chi phí để tạo nên mức gia tăng kết quả.
- H là hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn so sánh giữa 2 thời kỳ hay có nội
dung kinh tế khác.
Ý nghĩa: công thức trên cho biết một đồng chi phí bổ sung tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu, lợi nhuận bổ sung.
12
Dạng thứ ba của hiệu quả kinh tế có nội dung rất quan trọng đặc biệt được sử
dụng đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật và vốn đầu tư.
2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn.
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu của hộ.
GO = ∑Q
i
*P
i
Q
i
: Là khối lượng sản phẩm loại i.
P
i
: Là giá của sản phẩm loại i.
+ Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật

chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:
IC = ∑Cj x Gj
Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j
Gj: đơn giá đầu vào thứ j
Trong sản xuất rau an toàn Cj là: Giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí
khác (phí thuỷ lợi, tiền làm đất, công cụ, dụng cụ sản xuất, tiền điện…), tiền thuê
lao động ngoài,đất trồng rau, tiền thuế đất (trong số các hộ điều tra không có hộ nào
sử dụng lao động thuê, thuê đất để trồng rau nên tiền thuê lao động, thuê đất bằng 0,
thuế đất nông nghiệp được miễn, chúng tôi không hạch toán trong đề tài này).
Gj là: đơn giá các chi phí trung gian sử dụng trong sản xuất rau an toàn.
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added): là phần giá trị tăng thêm của một quá
trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:
VA = GO - IC
Các bộ phân của giá trị gia tăng VA bao gồm:
- Chi phí công lao động (W): W là một phần của giá trị gia tăng. Sử dụng
phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng đơn giá
tính ngày công lao động do phòng Lao động thương binh xã hội cung cấp. Đơn giá
này được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định, giá tiền công thực
tế, chi phí để tái sản xuất, sức lao động và trượt giá tăng trưởng
- Khấu hao TSCĐ: do trong sản xuất rau an toàn TSCĐ có giá trị không lớn
nên chúng tôi không tính riêng phần khấu hao TSCĐ vào đề tài này.
13
+ Lợi nhuận: TPr = GO -TC
GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí
* Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều
phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là:
- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC
Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại được bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu nay càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế mang lại
càng cao.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (T
VA
): tỷ suất GTGT theo chi phí
trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, T
VA
được
thể hiện bằng công thức:
T
VA
= VA/IC
Qua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được
bao nhiêu đồng GTGT. T
VA
là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt chất lượng, T
VA
càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho
việc ra quyết định sản xuất.
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian: TPr/IC
- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động:
Năng suất lao động: là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một đơn
vị thời gian.
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính toán: đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác
định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác
được công lao động người ta phải quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8
giờ làm việc bằng 1 công lao động.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao: TPr/CLĐ
- Khả năng tạo công ăn việc là cho người lao động để nâng cao thu nhập, số
việc làm được tạo ra bởi phát triển sản xuất rau an toàn.
14
- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân.
- Góp phần tích cực vào thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước
như: xoá đói, giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình… Số hộ
nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển sản xuất rau an toàn.
- Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
2.1.5. Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất rau an toàn
* Khái niệm về rau an toàn
Theo quan điểm của hầu hết nhiều nhà khoa học cho rằng:
Rau an toàn là rau không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất, bụi bao quanh,
không chứa các sản phẩm hoá học độc hại; hàm lượng NO
3
, kim loại nặng, dư
lương thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế
theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim
loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp,
hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép.
* Các nguyên tắc chung của sản xuất rau an toàn
Chỉ dùng phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh, các chế liệu của lò
mổ, bùn ao… Không dùng những loại phân hoá học dễ tiêu. Nếu cần, chỉ dùng phân
khoáng loại khó tiêu: phốt phát tự nhiên, bột đá, bột tảo biển, bột đô lô mít… Tuyệt
đối không dùng phân đạm, lân, kali, dễ tiêu nhất là phân đạm. Đạm sẽ do hoạt động
của các vi sinh vật trong đất cung cấp. Lân do phốt phát tự nhiên và bột đá cung
cấp. Kali do phân hữu cơ cung cấp, cùng với một số loại thiểu nguyên tố.
Không dùng thuốc hoá học trừ sâu, trừ bệnh trừ cỏ. Phát huy khả năng tự đề

kháng của cây trồng. Phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng. Nếu cần thì dùng
thuốc thảo mộc.
Làm đất cần cải thiện đất thuận lợi cho hoạt động vi sinh vật học trong đất,
làm đất nông 10-15 cm. Không cầy sâu lật đất, vùi phân xuống sâu, bón ruộng thúc
đẩy họat động của vi sinh vật. Làm đất tối thiểu, luân canh hợp lý [4].
Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã xây dựng một quy trình chung mang tính
nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn [12].
- Chọn đất
Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và
phát triển của rau. Tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hoặc đất thị trung bình có
15
tầng canh tác dày (20 - 30cm). Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải
công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất
200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư hoá
chất độc hại.
- Nước tưới
Vì trong rau nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng
nước giếng khoan nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu
không có giếng, cần dùng nước sông, ao hồ trong không ô nhiễm. Nước sạch còn
dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV. Tuyệt đối không dùng trực tiếp
nước thải công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao mương tù đọng.
Nguồn nước phải được giám sát hàng năm (theo yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam -
TCVN 6773:2000).
- Giống
Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khoẻ mạnh không có mầm bệnh.
Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực
vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi
đưa cây con ra ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
- Phân bón

Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng
để bón lót. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón
lót dùng 15 tấn phân chuồng + 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Lượng phân hoá
học tuỳ thuộc yêu cầu sinh lý của cây, bón lót 30%N + 50%K. Số đạm và kali còn
lại dùng để bón thúc.
Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoại mục để loại trừ vi sinh vật gây
bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các
nhóm vi sinh vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân giải nốt phân
chuồng tưới.
Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc 2
lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày. Với các loại rau có thời gian sinh
trưởng dài, có thể bón thúc 3 - 4 lần, kết thúc bón phân hoá học trước khi thu hoạch
10 - 12 ngày.
16
Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi
mới bén rễ. Có thể phun 3 - 4 lần tuỳ từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn trên
bao bì chế phẩm. Kết thúc phun ít nhất trước thu hoạch 5 - 10 ngày. Nếu sử dụng
phân bón lá thì giảm phân hoá học 30 - 40%. Tuyệt đối không dùng các loại phân
tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.
- Bảo vệ thực vật.
Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II. Khi thật cần
thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III và IV. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít
độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít
nhất 5 - 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu…), các
chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng nghiêm ngặt
các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống
tốt, chống chịu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy
sinh học trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra
đồng ruộng để theo dõi, phát hiện sâu bệnh, tập trung phòng trừ sớm…
- Thu hoạch, bao gói.

Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng…
Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi
mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có địa chỉ nơi
sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.6. Vai trò của rau an toàn
- Vai trò đối với người tiêu
Trong cuộc sống con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung
cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các
loại vitamin A, B, C, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần
cho sự phát triển của cơ thể con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng
chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh
tim, huyết áp, bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi.
Vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi [7].
Một số nhà dinh dưỡng của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về
khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng
1300 - 1500 calo năng lượng để sống và hoạt, tương đương với lượng rau dùng hàng
ngày TB cho 1 người vào khoảng 250 - 300gr/ngày (tức khoảng 7,5 -
17
9kg/người/tháng). Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Doralle (1942) đã cho
biết: lượng rau phải cung cấp TB/người khoảng 360 gr/ngày (tức khoảng 10,8
kg/tháng/người).
Rau an toàn có hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng thuốc
BVTV trong rau ở trong giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến sức khoẻ người
tiêu. Một số chủng loại rau trái vụ đã sản xuất quanh năm làm phong phú thêm
chủng loại rau, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn cho bữa ăn gia đình.
- Vai trò đối với người sản xuất
Cây rau còn là cây để trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tận dụng đất đai,
nâng cao hệ số sử dụng đất.
Sản xuất RAT đã làm thay đổi cách sản xuất truyền thống của người nông
dân, bảo vệ sức khỏe trong quá trình sản xuất.

Sản xuất RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, bình quân 1
sào canh tác 1 năm cho thu nhập khoảng 13 - 15 triệu đồng, trừ chí phí còn lãi 8 -
10 triệu đồng. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao
động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay, 1ha trồng rau an toàn sử dụng thường
xuyên từ 20 - 30 lao động.
-Vai trò đối với cộng đồng
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta
đã phát triển từ lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát
triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn
tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngăn ngày, có những loại rau như cải canh, cải
củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75-85 ngày, rau gia vị chỉ 15-20 ngày
một vụ… cho nên một năm có thể trồng được 2-3 vụ, thậm chí 4-5 vụ [16].
Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế
biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng
nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường CNH-HĐH. Sản xuất
rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt,
dưa chuột.
18
ĐVT: Triệu USD
3790
5000
6200
6600
235.482
259.082
305.641
391.645
0
1000
2000

3000
4000
5000
6000
7000
2005 2006 2007 2008
Tổng kim ngạch xuất khẩu
rau quả năm 2005- 2008
Tổng kim ngạch xuất khẩu
nông sản năm 2005 - 2008
Hình 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam
năm 2005 - 2008
Rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong năm 2006 đạt
259.082 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005 đạt 235.482 triệu USD. Kim ngạch
xuất khẩu rau quả 2008 đạt 391.645 triệu USD chiếm 16,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2009
tăng 7,8% so với cùng kỳ 2008 ước tính đạt 95,3 triệu USD.
Mục tiêu của ngành sản xuất rau những năm tới theo đề án phát triển rau -
quả - hoa cây cảnh đến năm 2015, bên cạnh việc giữ mức rau bình quân đầu người
hiện nay (115 - 200kg/năm) là: phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 760
triệu USD vào năm 2010, xuất khẩu rau đạt 200.000 tấn tương đương 155 triệu
USD đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010
là 23 - 25% và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2015 [11].
19
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho chế
biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho

ngừơi lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế Giới
Theo Trung tâm Rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất
trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi
hoặc bỏ hoang thì này đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế (Châu Á
cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất thế giới hiện nay.
Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất châu lục, tốc độ tăng trưởng của
ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này) [9].
Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng
trung bình 6%/năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát triển trên thế
giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới 3%/năm.
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm so
với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ đậu. Trong
khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm
và 1,82%/năm [17].
Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) [14] do tác động của các
yểu tố như sự thay đổi cơ cấu do tác động của các yểu tố như sự thay đổi cơ cấu dân
số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh
trong giai đoạn 2000 - 2010, đặc biệt là các loại rau lá. USDA cho rằng nếu như nhu
cầu rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22 - 23% thì tiêu thụ khoai tây
và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 - 8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng với
tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá
khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2002 - 2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm, các nước phát triển
như Pháp, Đức, Canada, Mỹ vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước
20
đang phát triển đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng
vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ.

Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU 15, hàng năm phải
nhập khẩu một lượng rau tươi khổng lồ thì chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
rau quả là điều quan tâm hàng đầu. Vì vậy, từ những năm sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2, quân đội Mỹ đã xây dựng một quy mô lớn ở Nhật Bản để sản xuất rau an
toàn trong dung dịch, năng suất cao gấp 3 lần so với trồng trên đất và năng suất
Hành cao cấp 2 lần so với trồng đất.
Từ năm 1983 - 1984 ở Nhật Bản người ta đã trồng rau an toàn với công nghệ
không dùng đất tăng khoảng 500 ha, năng suất cà chua đạt 130 - 140 tấn/ha/năm,
dưa leo 250 tấn/ha/năm và xà lách đạt 700 tấn/ha/năm.
Ở Pháp, từ năm 1975 người ta đã ứng dụng công nghệ này không những
trồng rau mà trồng cả hoa với quy mô 300ha. Theo FAO, năm 2007 diện tích trồng
rau tươi của Pháp là 21.000 ha với năng suất đạt được là 245.238 kg/ha tăng gấp
80% so với năm 2004. Đây là một bước nhảy vọt trong quá trình sản xuất nông
nghiệp của Pháp.
Tại Gabông với kỹ thuật trồng không dùng đất, năng suất dưa tây đạt 3 kg/m
2
sau trồng 75 ngày, dưa chuột 7 kg/m
2
sau trồng 90 ngày.
Tại Anh, người ta xây dựng 1 hệ thống kỹ thuật màng mỏng dung dịch sử
dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1ha để trồng cà chua [1].
Ở Singapore, người ta đã trồng các loại rau diếp, cải bắp, cà chua, su hào và
một số loại rau ôn đới khác với kỹ thuật Aeropnic. Trước đây, loại rau ôn đới trồng
ở Singapore rất khó khăn, nhưng với kỹ thuật mới này thì các loại rau hiện nay
được trồng tương đối dễ dàng. Các loại rau ôn đới nếu được được trồng tương đối
dễ dàng. Các loại rau ôn đới nếu được trồng theo kỹ thuật Aeropnic thì chỉ tốn một
nửa thời gian sinh trưởng so với trồng đất tự nhiên.
Ở Bắc Âu, năm 1991 đã có 400 ha trồng rau trong dung dịch, ở Mỹ có 220
ha trồng trong nhà kính, trong đó có 75% diện tích rau được trồng bằng công
nghệ không dùng đất. Hà Lan có 3.600 ha và Nam phi có 400 ha trồng rau trong

dung dịch.
21
Hiện nay, công nghệ sản xuất RAT trồng rau không dùng đất theo công nghệ
ở Mỹ đã được nhiều tiểu bang áp dụng. Cà chua có thể trồng quanh năm với diện
tích khoảng 266,4 ha, năng suất đạt 500 tấn/ha/năm (18 kg/cây), thời gian cho thu
hoạch từ 7 - 8 tháng. Dưa chuột đạt 700 tấn/ha/3vụ/năm [1].
Theo thực nghiệm của Hồ Hữu An cùng Jesen M. H. Patrica. A. Rorabaugh
tại trường Đại học TH A
2
(Mỹ), năng suất dưa chuột đạt 212,8 tấn/ha/vụ (nếu trồng
3 vụ/năm có thể đạt 640 tấn/ha/năm).
Phải thừa nhận rằng tuỳ chi phí đầu tư ban đầu đối với sản xuất theo công
nghệ cao là lớn hơn rất nhiều so với sản xuất rau ngoài đồng, nhưng sản phẩm theo
công nghệ cao đã có lợi thế hơn, đặc biệt là sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính
với một không gian được thu hẹp hơn nhiều lần so với sản xuất ngoài đồng, người
ta dễ dàng hơn trong công tác BVTV, chăm sóc tốt hơn cùng hệ số vòng quay của
đất cao đã dẫn đến năng suất rau trong nhà kính cải thiện hơn nhiều nên góp phần
hạ giá thành, đẩy lùi nguy cơ ô nhiễm trong rau. Dinh dưỡng, phân bón cho sản xuất
được quản lý, bên cạnh đó người ta đã chủ động bố trí sản xuất rau tránh xa các tác
nhân gây ô nhiễm do khói bụi, nước thải và vi sinh bệnh cho người.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên
tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thuỷ canh, trồng rau trong điều kiện có thiết bị
che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ mỏng nông nghiệp) và trồng ở
điều kiện ngoài đồng theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt đối với từng loại rau và
phù hợp với từng vùng sinh thái.
Nói như vậy, không có nghĩa là sản xuất rau theo kỹ thuật công nghệ cao
chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn
diện tích lớn và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì thay thế được
hình thực sản xuất này. Chặng hạn như sản xuất rau trong nhà kính chỉ thực sự có
nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ lạnh, trong khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có

thể cho năng suất cao với chất lượng đảm bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các
quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào đó ngày nay với công nghệ bảo quản, chế biến
tiên tiến người ta có thể dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông.
22
2.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại có địa bàn phân bố trên hầu hết
khắp lãnh thổ cả nước với đa dạng các giống rau có khả năng thích nghi với điều
kiện nóng ẩm mùa hè hoặc lạnh khô mùa đông hoặc những giống rau trái vụ, rau
nhập nội có nguồn gốc ôn đới.
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, miền
Nam có 2 mùa (khô và mưa) chính vì thế Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho
tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành tại ruộng rẻ.
Sản xuất rau ở nước ta được tập trung ở 2 vùng chính:
Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp
chiếm 46% diện tích và xấp xỉ 45% sản lượng. Sản xuất rau cung cấp cho thị trường
nội địa là chính.
Chủng loại rau ở đây rất phong phú: 60 - 80 loại trong vụ đông xuân, 20- 30
loại trong vụ hè thu.
Vùng rau hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng
lớn, chiếm 54% diện tích và 55% sản lượng. Rau ở đây tập trung cho chế biến, xuất
khẩu và điều hoà, lưu thông trong nước.
Theo số liệu thống kế, diện tích trồng rau của cả nước ta năm 2008 là
705.882 ha, tăng 9,61% so với năm 2006 (643.970ha).
Hiện nay, cả nước có 43 tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch vùng sản xuất
rau an toàn, với diện tích khoảng 60 nghìn ha, chiếm 8,5% diện tích trồng rau.
“Theo Cục trồng trọt (Bộ NN - PTNT) đến năm 2008 diện tích quy hoạch
sản xuất rau an toàn của cả vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 14816 ha (chiếm
13% tổng diện tích rau), nhưng diện tích được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau
an toàn chỉ có 6.755ha. So với năm 2006, diện tích rau an toàn khu vực này tăng
4,6%” [18].

23
Hình 2.3: Sơ đồ các vùng trồng rau chính của
Việt Nam năm 2008
24
1
2
3
Các vùng trồng
rau chính
1. Hà Nội và các
vùng lân cận
2. Hải Phòng -
Quảng Ninh
3. Huế - Đà Nẵng
4. Lâm Đồng
5. TP. HCM và các
vùng lân cận
6. Đồng Tháp
4
5
6
* Nghiên cứu xây dựng mô hình và tổ chức triển khai chương trình rau an
toàn tại một số địa phương:
* Thành phố Hà Nội là nơi sớm triển khai chương trình rau an toàn với sự
tham gia của các ngành Khoa học, Công nghệ, Nông nghiệp, Thương mại. Từ 1996
- 2004 thành phố đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học, quy
hoạch vùng, xây dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản
xuất rau an toàn. Cho đến nay đã có 28 mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô từ
1.000 m
2

- 10 ha được xây dựng tại 400 vùng sản xuất rau an toàn của Hà Nội với
nội dung đa dạng: Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm; Mô hình trồng rau
thuỷ canh; Mô hình trồng rau quanh năm, an toàn, Cũng trên địa bàn Hà Nội, các
dự án quốc tế như “Rau hữu cơ” của tồ chức Phát triển Nông Nghiệp Đan Mạch
(ADDA), “Rau ngoại ô” của CIRAD (Pháp) thực hiện các mô hình trình diễn, tập
huấn kỹ thuật IMP, trồng rau an toàn quanh năm giai đoạn 1998 - 2003. Hiện nay,
Hà Nội có khoảng trên 11.000 ha đất trồng rau, nhưng mới chỉ có khoảng hơn 2.000
ha RAT, tập trung chủ yếu ở vùng Hà Nội cũ.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt đề án sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn thành phố giai đoạn 2009 - 2015. Tổng vốn đầu
tư dự kiến hơn 900 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố chi hơn 700 tỷ đồng.
Theo đề án này, đến năm 2015, thành phố sẽ có 5.000 - 5.500 ha RAT, được
xây dựng ở 118 vùng tập trung được đầu tư về cơ sở hạ tầng, có cán bộ kỹ thuật
cắm chốt để kiểm tra, hướng dẫn bà con trong quá trình sản xuất [10].
* Tỉnh Lâm Đồng
Từ lâu Lâm Đồng đã nổi tiếng với nghề trồng rau, đặc biệt là huyện Đơn
Dương và tp Đà Lạt. Đây là một vùng trồng rau quan trọng của Việt Nam. Cây rau
thương phẩm Lâm Đồng sản xuất hàng năm với diện tích trồng lên đến trên 35.000
ha, sản lượng gần 934 ngàn tấn để cung cấp cho các tỉnh phía Nam, cũng như tham
gia xuất khẩu vào thị trường các nước châu Á.
Năm 2004, Đà Lạt đã có một quy trình sản xuất rau sạch đầu tiên được Hội
đồng Khoa học công nghệ cấp nhà nước nghiệm thu và là quy trình sản xuất rau
sạch đầu tiên ở Việt Nam được Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) công
nhận. Hiện tại, Lâm Đồng mới chỉ có trên 10 cá nhân, đơn vị đăng ký và được cấp
chứng nhận rau an toàn. Trong đó có 6 doanh nghiệp được trao chứng nhận sản xuất
25

×