Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chỉ đạo thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển phẩm chất cho học sinh tại trường tiểu học vĩnh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU.
2
1. Lý do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng nghiên cứu.
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
1.1. Cơ sở pháp lý.
3
1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục giúp học sinh Tiểu học
3
rèn luyện phẩm chất.
1.3. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc
4
giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.1. Thực trạng chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
nhằm giúp học sinh phát triển phẩm chất tại trường Tiểu học Vĩnh Hùng
4
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
6


3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
3.1. Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển
6
phẩm chất.
3.2. Đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển
8
phẩm chất.
3.3. Tăng cường hoạt động trải nghiệm giúp học sinh rèn luyện và phát
triển phẩm chất.
10
3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi
trường thuận lợi để rèn luyện phẩm chất cho học sinh.
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
17
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19
1. Kết luận.
19
2. Đề xuất.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
21
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN, TỈNH XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
PHỤ LỤC
22

1


I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Phẩm chất là phần tử không thể thiếu để tạo nên nhân cách nhưng con
người sinh ra không phải đã sẵn có phẩm chất. Để có được phẩm chất tốt, mỗi
người đều phải qua quá trình lâu dài được giáo dục và tự giáo dục.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục:
“Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát
triển tốt các tri thức và kỹ năng. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú
trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng.
Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc
sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ...” [1].
Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục Việt Nam luôn chú trọng việc giáo dục toàn
diện đức, trí, thể, mỹ cho học sinh ở tất cả các cấp học. Những điều đó khẳng
định, ở bất cứ thời đại nào, việc rèn phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ đặc biệt
được quan tâm và là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Ngày nay, chúng ta thấy rằng, nhiều học sinh có năng lực, phẩm chất tốt,
đạt thành tích cao trong học tập. Song cũng còn nhiều em mải chơi, trốn học,
lười lao động, làm trái lời cha mẹ, say mê trò chơi điện tử, thậm chí vi phạm
pháp luật như trộm cắp, giết người, cướp của, …, lối sống buông thả đã làm xôn
xao dư luận và gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, rèn phẩm chất cho tuổi trẻ học
đường là yêu cầu cấp thiết ở các trường phổ thông, đặc biệt ở trường Tiểu học.
Hiện nay, trong trường Tiểu học, học sinh rèn luyện phẩm chất được thực
hiện thông qua hai con đường cơ bản: Rèn luyện phẩm chất thông qua các môn

học và rèn luyện phẩm chất thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong đó, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động
thiết yếu giúp học sinh được trải nghiệm, được bộc lộ những phẩm chất đã hình
thành thông qua các môn học vào cuộc sống thực tiễn, được tiếp nhận các cảm
xúc liên quan đến phẩm chất, bước đầu phát triển ở học sinh các phẩm chất cần
thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Thực tiễn, việc chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp
học sinh rèn luyện phẩm chất tại trường Tiểu học Vĩnh Hùng còn nhiều lúng
túng, khó khăn vì chưa có tài liệu hay sách giáo khoa nào có nội dung này. Mặt
khác, nhiều giáo viên chưa chú trọng lồng ghép nội dung rèn phẩm chất cho học
sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
“Chỉ đạo thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng
phát triển phẩm chất cho học sinh trường Tiểu học Vĩnh Hùng”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cán bộ quản lý trường Tiểu học Vĩnh Hùng đưa ra được những giải
pháp, biện pháp nhằm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh rèn luyện và phát triển
một số phẩm chất cần thiết, phù hợp lứa tuổi thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh
Tiểu học.
2


3. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện phẩm chất tại trường
Tiểu học Vĩnh Hùng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm làm cơ sở để viết
phần lý luận của vấn đề, làm cơ sở để lý giải các số liệu thu được sau khi điều

tra, …
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nhằm thu thập
thông tin cơ bản về việc chỉ đạo giáo viên giúp học sinh rèn luyện và phát triển
phẩm chất thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Vĩnh Hùng.
- Phương pháp quan sát hoạt động: Nhằm thu được những thông tin trực tiếp
về việc chỉ đạo giáo viên giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất thông
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Vĩnh Hùng.
- Phương pháp trò chuyện: Nhằm chính xác hóa các thông tin thu được từ
quá trình điều tra, quan sát, …
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để tính tỷ lệ phần trăm các số
liệu đã điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nhằm đánh giá, rút kinh
nghiệm công tác chỉ đạo giáo viên giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm
chất thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Vĩnh
Hùng.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Cơ sở pháp lý:
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [2].
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội [3].
Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh là một tiêu
chí trong nội dung đánh giá học sinh Tiểu học. Nội dung đánh giá phẩm chât:
“Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn

kết, yêu thương.” [4].
Như vậy, mục tiêu của giáo dục Tiểu học chú trọng hình thành và phát
triển cho học sinh một số năng lực, phẩm chất cần thiết, phù hợp lứa tuổi.
1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục giúp học sinh Tiểu học rèn
luyện phẩm chất:
1.2.1. Hoạt động giáo dục giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất:
3


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giáo dục, phải đặc biệt chú
trọng giáo dục đạo đức. Trước hết, đó là vì sự nghiệp, vì cuộc sống của chính
các em học sinh để sau này, các em trở thành những con người tốt, những công
dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Người đã căn dặn: “ Cách dạy
trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ
sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát,
tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả.” [5].
Hiện nay, trong trường Tiểu học, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của nhà giáo
dục, học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục qua đó hình thành và
phát triển những phẩm chất chủ yếu: Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm;
trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
Bới vậy, việc giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất chính là
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
1.2.2. Tầm quan trọng việc giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất:
Học sinh Tiểu học hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thích tìm tòi, khám phá
cái mới, hay bắt chước, đặc biệt là bắt chước những thần tượng mà các em yêu
quý như các thầy cô giáo, anh chị phụ trách, … Việc hình thành cho các em
nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về đạo đức, lối sống, về cái thiện, lòng
bao dung, tính tự tin, trách nhiệm, … rất thuận lợi và phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi học sinh nhưng cũng dễ mất đi nếu không rèn luyện thường xuyên, liên tục,
khoa học. Mặt khác, ở lứa tuổi này, các em còn non nớt, thiếu nhiều kinh

nghiệm sống nên rất dễ bị lạm dụng, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự
hình thành và phát triển phẩm chất của các em.
Do đó, giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất là công việc quan
trọng đặc biệt.
1.3. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giúp
học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được
tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa, là một chương trình thống nhất hữu cơ
với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất
giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được thực
hành, trải nghiệm và vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
Sử dụng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm phương tiện nền tảng
để giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất sẽ đem lại hiệu quả cao.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm
giúp học sinh phát triển phẩm chất tại trường Tiểu học Vĩnh Hùng:
2.1.1. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất:
Ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
4


theo chương trình và thời lượng quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám sát, kiểm
tra thường xuyên quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.
Ban giám hiệu đã giúp giáo viên, Tổng phụ trách Đội đã nhận thức đúng
ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục rèn luyện phẩm chất cho học
sinh. Xác định được hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hình thức thích hợp
để tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất cần thiết.

Đồng thời, tạo cơ hội bộc lộ các phẩm chất mà các em đã có được thông qua các
môn học.
Giáo viên đã tích hợp nội dung giáo dục rèn phẩm chất trong các hoạt
động giáo dục. Chẳng hạn, phẩm chất: trách nhiệm; chăm làm; ... được lồng
ghép với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hay phẩm chất: đoàn kết, yêu
thương; kỉ luật; ...được lồng ghép với nội dung giáo dục kỹ năng sống.
Giáo viên đã bám sát kế hoạch nhà trường lập kế hoạch đầy đủ trước khi
tổ chức thực hiện. Chuẩn bị tốt địa điểm, phương tiện cho các hoạt động.
Song, trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp vẫn còn bộc lộ những tồn tại sau:
- Việc lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất của cán
bộ quản lý còn nhiều lúng túng.
- Một số giáo viên chưa xác định rõ yêu cầu cần đạt về phẩm chất đối với
học sinh lớp mình dạy hoặc có nhiều nội dung hoạt động giáo dục liên quan tới
rèn luyện phẩm chất nhưng giáo viên không nghĩ rằng mình đang thực hiện nên
vẫn đưa thêm nội dung rèn luyện phẩm chất khác tích hợp, dẫn đến quá tải,
khiên cưỡng.
- Hình thức tổ chức, hướng dẫn người học tham gia hoạt động nhằm rèn
luyện phẩm chất thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa đa dạng,
đôi lúc còn lặp lại gây nhàm chán cho học sinh.
- Giáo viên vận dụng chưa linh hoạt phương pháp và kỹ thuật rèn luyện
phẩm chất trong các hoạt động giáo dục. Dẫn đến, chưa lôi cuốn mọi học sinh
tham gia trải nghiệm để hình thành và phát triển các phẩm chất cần thiết.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phần lớn diễn ra trên
sân trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giúp học sinh rèn
luyện phẩm chất.
- Cơ sở vật chất, kinh phí chưa đáp ứng để tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với qui mô lớn.
2.1.2. Việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và

phát triển phẩm chất của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Hùng:
Học sinh trường Tiểu học Vĩnh Hùng phần lớn thuộc dân tộc Kinh,
Mường. Đa số các em là con thuộc gia đình nông nghiệp, sức khỏe tốt nên các
em rất thích tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Một số phẩm chất mà học sinh luôn có nhu cầu thể hiện như: Tự tin, trách
nhiệm; kỷ luật; … nhưng không gian buổi sinh hoạt chưa thỏa mãn nhu cầu đó.
5


Bên cạnh đó, học sinh dân tộc Mường ngại chơi với học sinh dân tộc Kinh
vì sở thích, khả năng của các em khác nhau, … Một số học sinh nhút nhát,
không tự tin tham gia hoạt động nên một số phẩm chất cần thiết chưa hình
thành.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
Tháng 11 năm 2016, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm căn cứ kết quả
đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất của mỗi
học sinh kết hợp với việc tổ chức, hướng dẫn 428 học sinh (2 học sinh khuyết tật
được đánh giá) tham gia lao động dọn vệ sinh trường học, giao lưu văn nghệ,
hoạt động vui chơi,… nhằm tiến hành khảo sát chất lượng. Kết quả thu được:
Bảng A:
TT
1
2
3
4

Nội dung rèn luyện
phẩm chất
Chăm học, chăm làm
Tự tin, trách nhiệm

Trung thực, kỉ luật
Đoàn kết, yêu thương

Mức độ hình thành và phát triển
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
lượng
lượng
131
30,6
289
67,5
8
1,9
132
30,9
280
65,4
16
3,7
137
32,0

280
65,4
11
2,6
136
31,8
287
67,0
5
1,2

Bảng A cho thấy, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh được
hình thành và phát triển một số phẩm chất cơ bản, cần thiết, phù hợp với lứa
tuổi. Nhưng số học sinh đạt mức tốt chiếm tỷ lệ thấp, còn nhiều học sinh chưa
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, phẩm chất biểu hiện chưa rõ. Qua chỉ
đạo, điều tra, tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân:
- Hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp còn đơn điệu, lặp lại nên
chưa thu hút mọi học sinh hứng thú tham gia. Trong các buổi hoạt động ngoài
giờ lên lớp theo chủ điểm, phần lớn có sự chuẩn bị trước: vài nhóm học sinh
đóng tiểu phẩm, múa, hát, …. Học sinh còn lại là khán giả cổ vũ, thưởng thức.
Dẫn đến, nhiều học sinh không có cơ hội rèn luyện, phát triển các phẩm chất.
- Khi tổ chức, giáo viên giám sát, hỗ trợ cá nhân, nhóm hoạt động tích cực
nhưng việc tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh rèn luyện một số phẩm chất
phù hợp lứa tuổi chưa kịp thời nên chưa phát huy tính hợp tác, chủ động,… của
học sinh. Do đó, chưa giúp các em phát triển phẩm chất.
- Nhiều phẩm chất đã được hình thành thông qua các môn học nhưng học
sinh không tích cực thực hành trong các hoạt động trải nghiệm hàng ngày.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm

chất:
Để chỉ đạo hiệu quả rèn luyện phẩm chất thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp thì xây dựng chương trình hoạt động là việc làm đầu tiên và có
tính quyết định. Bởi vậy, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp:
6


3.1.1. Nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên nắm vững các văn bản pháp quy, quy
định của nhà nước về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tài liệu
tổ chức, hướng dẫn hoạt động giúp học sinh Tiểu học rèn luyện phẩm chất.
Tôi chủ động thời gian tự tìm và nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy
định của nhà nước về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tài liệu
hướng dẫn đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh Tiểu
học. Cụ thể: Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được ban hành
kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2010; Thông
tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy
định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;... Sau đó, triển
khai và chỉ đạo giáo viên nắm vững các văn bản này thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn.
Nhờ đó, tôi đã giúp giáo viên nắm vững cách tổ chức thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển phẩm chất cho học sinh.
3.1.2. Chỉ đạo giáo viên sáng tạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất:
Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và xem xét điều kiện thực tiễn
của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý học sinh; đồng thời, căn cứ vào nội dung
các môn học trên lớp, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển
phẩm chất. Tôi chú trọng xác định những phẩm chất cốt lõi trong từng tháng.
Chẳng hạn, đây là kế hoạch cụ thể cho từng chủ điểm trong năm học 2016-2017:
Tháng
Chủ điểm
(Ngày cao
điểm)
9
Mái
trường
(5/9)
thân yêu
10
Vòng tay
(15/10) bè bạn
11
(20/11)
12
(22/12)

Biết ơn
thầy cô
giáo
Uống
nước nhớ
nguồn

Các hoạt động gợi ý

Phẩm chất cốt

lõi

Ngày hội đến trường; vẽ mái
trường; trang trí lớp học; biểu
diễn thời trang học trò; …
Giúp bạn vượt khó; kể chuyện về
tấm gương người bạn tốt; ngày
hội vì trẻ em; …
Hội vui học tập; làm bưu thiếp
chúc mừng thầy cô; chúng em
hát về thầy cô; …
Viết thư cho các chiến sĩ ở hải
đảo; thăm gia đình thương binh,
liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chăm học, chăm
làm; đoàn kết,
yêu thương; …
Đoàn kết, yêu
thương; tự tin,
trách nhiệm; …
Chăm học, chăm
làm; trung thực,
kỉ luật;…
Trung thực, kỉ
luật; tự tin, trách
nhiệm; …
7



1
(21/1)

Ngày tết
quê em

2
(3/2)

Mừng
Đảng
quang
vinh
Yêu quý
mẹ và cô

Trò chơi dân gian; quét dọn
đường làng; giao lưu với học
sinh, giáo viên trường bạn;…

Tự tin, trách
nhiệm; đoàn kết,
yêu thương;
chăm làm;…
Trung thực, kỉ
luật; tự tin, trách
nhiệm; …

Văn nghệ chào mừng ngày thành
lập Đảng; tham quan di tích lịch

sử ở quê hương Vĩnh Lộc; tết
trồng cây; …
3
Ngày hội chúc mừng cô giáo và
Đoàn kết, yêu
các bạn gái; trò chơi: “giúp mẹ
thương; tự tin,
(8/3)
việc gì?”; ...
trách nhiệm; …
4
Hòa bình, Tìm hiểu ngày giỗ Tổ; Hái hoa
Chăm học, chăm
hữu nghị dân chủ; chúng em hát về hòa
làm; trung thực,
(30/4)
bình hữu nghị; …
kỉ luật;…
5
Bác Hồ
Kể chuyện về tấm gương đạo đức Đoàn kết, yêu
kính yêu
Hồ Chí Minh; giao lưu: “Nét đẹp thương; chăm
(19/5)
tuổi hoa”; …
học, chăm làm;…
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm căn cứ kế hoạch chung của nhà trường,
bám sát đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu của học sinh lớp mình phụ
trách để phối hợp với Tổng phụ trách Đội lựa chọn hoạt động phù hợp nhằm
giúp học sinh hình thành và phát triển một số phẩm chất phù hợp với lứa tuổi.

Giáo viên có thể thay đổi (thêm, bớt) chủ đề cũng như phẩm chất cõi lõi phù hợp
với thực tế của lớp.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra và góp ý điều chỉnh kịp thời kế hoạch
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng.
Thực hiện tốt việc này đã giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung rèn
luyện phẩm chất cho học sinh tích hợp trong các hoạt động giáo dục đảm bảo
thiết thực.
3.2. Đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm
chất:
Bám sát kế hoạch năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhà
trường và tình hình thực tế việc giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, tôi chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, Tổng
phụ trách Đội (gọi chung là giáo viên) tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất cụ thể theo từng năm
học. Trong quá trình lập kế hoạch, tôi xác định rõ:
- Mục tiêu: Giúp giáo viên:
+ Hiểu rõ về mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu của hoạt động giáo dục;
Tầm quan trọng việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục
nhằm hình thành và phát triển phấm chất.
+ Xác định các phẩm chất cơ bản và các nội dung rèn luyện phấm chất
cho học sinh trong một số hoạt động giáo dục ở Tiểu học.
8


+ Biết thiết kế các hoạt động giáo dục tăng cường rèn luyện phấm chất
cho học sinh Tiểu học.
+ Chủ động, tích cực trong việc tự rèn luyện phấm chất cho bản thân và
rèn luyện phấm chất cho học sinh.
- Nội dung:

+ Tìm hiểu nội dung rèn luyện phấm chất cho học sinh trong các hoạt
động giáo dục.
+ Tìm hiểu nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học.
+ Tìm hiểu phương pháp và kĩ thuật rèn luyện phấm chất cho học sinh
trong các hoạt động giáo dục.
+ Thực hành thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường
rèn luyện phấm chất cho học sinh Tiểu học.
- Phương thức và phương pháp bồi dưỡng: Tổ chức học viên tham gia
hoạt động trải nghiệm sáng tạo: nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tế
phân tích,
khám phá, rút ra kiến thức
Thực hành
Ứng dụng.
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên kết hợp với
sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn của nhà trường, học theo chương trình
Bồi dưỡng thường xuyên.
Riêng Tổng phụ trách Đội, thêm hình thức bồi dưỡng là tham gia các lớp
tập huấn về công tác Đội, Sao do các cấp trên tổ chức.
Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp tăng cường rèn luyện và phát triển phấm chất cho học sinh
Tiểu học được thực hiện trong suốt năm học, đảm bảo tính thường xuyên, hiệu
quả bằng các hình thức sau:
+ Bồi dưỡng thông qua công tác tự học của giáo viên:
Đây là hình thức bồi dưỡng đòi hỏi người quản lý có trình độ kiến thức
sâu rộng, có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Tôi tiến hành:
Tạo cho giáo viên nề nếp, thói quen tự học: Tự học có hướng dẫn, tự học
qua nghiên cứu tài liệu. Có thể định hướng tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, nội dung liên quan việc giúp học sinh rèn phấm chất như: Module TH
35, Module TH 37, Module TH 38, Module TH 45 (Tài liệu nội dung bồi dưỡng
3, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học), …

Chỉ đạo giáo viên tự thu xếp thời gian hợp lý, ghi chép những điều đã học
vào sổ ghi chép. Tiến hành áp dụng vào thực tiễn giáo dục. Tự đánh giá kết quả
đạt được, chỉ rõ phần áp dụng chưa thành công, nguyên nhân? Những vấn đề
còn phân vân đều thể hiện trong sổ ghi chép.
Chuyên môn nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá công tác tự học của
giáo viên thông qua hồ sơ, dự giờ, ... Quan trọng hơn là giúp giáo viên tháo gỡ
khó khăn trong quá trình tự học. Người kiểm tra là cán bộ quản lý, là tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn.
+ Bồi dưỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường rèn luyện phấm chất và
phát triển cho học sinh Tiểu học:
9


Theo Điều lệ trường Tiểu học, hai tuần sinh hoạt chuyên môn một lần. Vì
thế, để đảm bảo chất lượng sinh hoạt nội dung phương pháp dạy học cũng như
các nội dung sinh hoạt khác, tôi chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chắt lọc nội dung
về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường rèn luyện phấm chất
và phát triển cho học sinh Tiểu học mà trong quá trình tự học giáo viên còn chưa
hiểu sâu, thực hiện giáo dục còn lúng túng đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên
môn.
Tôi chỉ đạo sáng tạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt nội
dung về rèn phấm chất cho học sinh, tăng cường cho giáo viên hoạt động thực
hành.
Sau đây là kết quả thiết lập ý tưởng hoạt động giáo dục với chủ điểm:
“Biết ơn thầy cô giáo”, qui mô tổ chức theo khối lớp học mà các nhóm thiết kế
trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần thứ 10, năm học 2016-2017.
Nhóm 1: Tổ chức các em lớp 1 tham gia hoạt động văn nghệ với chủ đề:
“Chúng em hát về thầy cô” do giáo viên, phụ huynh học sinh và các anh chị lớp

4, 5 tổ chức.
Nhóm 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 2 làm bưu thiếp chúc mừng
thầy cô, đọc thơ; học sinh lớp 3 trang trí lớp học, đóng kịch. Trên cơ sở ý tưởng
đó, giáo viên chia học sinh từng lớp thành các nhóm lớn: nhóm đọc thơ, đóng
kịch (8-10 học sinh), nhóm làm bưu thiếp (7-9 học sinh), nhóm trang trí lớp học
(các học sinh còn lại). Giáo viên và các anh chị lớp 4, 5 tổ chức.
Nhóm 3: Tổ chức học sinh lớp 4, 5 tham gia Hội vui học tập; làm báo
tường. Ngoài việc tổ chức cho lớp còn tham gia hỗ trợ các em lớp dưới làm bưu
thiếp chúc mừng thầy cô, biểu diễn văn nghệ, … . Vì thế, lớp 4, 5 chia thành
nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm chỉ khoảng 4 đến 6 em. Mức độ phối hợp, hợp tác
diễn ra không chỉ trong một nhóm mà giữa các nhóm, …
Kết quả thu được hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mỗi khối lớp khác
nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu học sinh từng khối lớp nhưng đều
đạt cùng mục tiêu.
Công tác bồi dưỡng này thực hiện tốt đã góp phần nâng cao năng lực cho
đội ngũ giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học
sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất.
3.3. Tăng cường hoạt động trải nghiệm giúp học sinh rèn luyện và phát
triển phẩm chất:
Mỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một thế mạnh riêng góp phần
rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Vì vậy, tôi chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo
viên chủ nhiệm tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục. Coi trọng tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm của người học để giúp học sinh hình thành
và phát triển phẩm chất. Tôi đã tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
3.3.1. Đổi mới các hình thức tổ chức giao lưu văn hóa nghệ thuật hấp dẫn:
Hoạt động văn hóa nghệ thuật là một loại hình hoạt động quan trọng,
không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh Tiểu
10



học. Tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động này với nhiều thể loại khác
nhau: Hát, múa, nhảy sạp, đọc thơ, đóng kịch, tấu vui, thi kể chuyện, vẽ …
Thành phần tham gia không chỉ là học sinh mà cả giáo viên và phụ huynh
học sinh, cộng đồng. Các hoạt động thực hiện xen kẽ trong các buổi hoạt động
giáo dục theo chủ điểm, lễ khai giảng, lễ tổng kết, tiết sinh hoạt tập thể dưới cờ
đầu tuần, sinh hoạt Đội (Sao), múa sân trường giữa buổi sáng ngày thứ hai, thứ
tư hàng tuần, …[6]
Đây là một số hình ảnh minh họa (giới thiệu thêm ở phần phụ lục):

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo cơ hội cho các em bộc lộ những kỹ
năng sống: kỹ năng mạnh dạn, tự tin; kỹ năng cảm thông, chia sẻ; kỹ năng hợp
tác, … Đồng thời, nó đã góp phần hình thành và phát triển một số phẩm chất
cho học sinh: Tự tin, trách nhiệm; đoàn kết, yêu thương, ... Đây là những phẩm
chất cần có của con người trong xu thế toàn cầu hóa.
3.3.2. Tạo không gian mở cho các câu lạc bộ hoạt động:
Ngay đầu mỗi năm học, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng kiện toàn các
câu lạc bộ với sự tham gia tự nguyện của học sinh.
Chỉ đạo Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tổ chức câu lạc bộ hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và được tổ chức với
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: Câu lạc bộ thể dục thể thao; câu lạc bộ văn
hóa nghệ thuật; câu lạc bộ trò chơi dân gian; câu lạc bộ hoạt động thực tế; …
sinh hoạt vào chiều thứ sáu tuần lẻ của năm học.
Để các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, tôi chú trọng tạo môi trường giao
lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô
giáo, với những người lớn khác. Không gian hoạt động của các câu lạc bộ vươn
rộng ra ngoài trường học, nơi mà các em đang tham gia.
Chẳng hạn: Đối với câu lạc bộ thể dục thể thao, không gian hoạt động của
không bó hẹp trong trường mà cả ở nhà đa năng, sân bóng xã Vĩnh Hùng, bể bơi
Tây Hồ (Vĩnh Thành), … Ban chủ nhiệm có kế hoạch phân công các thành viên
hướng dẫn các em sinh hoạt với nhiều nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu, sở

thích của các em như: cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bơi, ... Tôi đã phối kết hợp
với trường Tiểu học Vĩnh Tân, trường Tiểu học Vĩnh An xây dựng kế hoạch tổ
chức giao lưu. Vì thế, sân luyện tập của các em là cả sân bãi của trường bạn.
Đối với câu lạc bộ trò chơi dân gian, tôi chỉ đạo tăng cường tổ chức trò
chơi dân gian trong những buổi sinh hoạt tập thể theo chủ điểm. Trò chơi đa
dạng: kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, …
11


Ngoài ra, trong mỗi năm học, nhà trường đã tạo cho các em có phạm vi
giao lưu rộng, bằng việc phối kết hợp với tổ chức Good Neighbors tạo sân chơi
cho các em trong phạm vi liên trường như tổ chức thi kéo co; cắm trại; vẽ tranh
theo chủ đề; …; tổ chức cho học sinh giao lưu và giới thiệu trò chơi dân gian với
học sinh trường bạn (thể hiện trong ảnh minh họa thứ ba) đã phát huy tính sáng
tạo của học sinh; tạo được bầu không khí thân thiện; rèn cho các em tác phong
nhanh nhẹn, phẩm chất: tự tin; đoàn kết, yêu thương;…

Không gian hoạt động câu lạc bộ rộng tạo cho học sinh cơ hội giao lưu
với nhiều đối tượng, học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như
quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; …Đồng thời, góp phần rèn luyện và
phát triển phẩm chất: trung thực, kỉ luật; tự tin, trách nhiệm; …
3.3.3. Đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo các
chủ điểm:
Hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm là hoạt động tạo môi trường
tốt nhất giúp học sinh rèn luyện và phát triển các phẩm chất. Vì vậy, tôi đã tiến
hành chỉ đạo Tổng phụ trách đội phối hợp giáo viên:
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ
điểm cần xác định rõ nội dung hoạt động giáo dục liên quan đến những ngày lễ
lớn của đất nước. Đồng thời, xác định cụ thể nội dung rèn phẩm chất thông qua

các chủ điểm để có kế hoạch lồng ghép vào các nội dung giáo dục khác. Từ đó,
lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, cần tránh sự trùng lặp về hình thức tổ chức
ở buổi sinh hoạt trong các năm sẽ gây nhàm chán cho học sinh. Như là tổ chức
diễn đàn, sân khấu tương tác, tổ chức ngày hội, tổ chức trò chơi, …
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo từng chủ điểm được diễn ra hàng ngày trong giai đoạn nhất định và tập
trung vào ngày cao điểm. Buổi hoạt động tập thể vào ngày cao điểm hàng tháng,
nhà trường mời cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo về dự và chỉ đạo.
Chẳng hạn, buổi sinh hoạt theo chủ điểm: “Biết ơn thầy cô giáo”, tổ chức
học sinh giao lưu với học sinh và các thầy cô giáo tại trường chiều ngày
20/11/2016; chiều ngày 22/12/2016, tổ chức buổi sinh hoạt theo chủ điểm:
“Uống nước nhớ nguồn” học sinh được giao lưu với cựu chiến binh, tiếp xúc với
12


phong cách anh bộ đội Cụ Hồ; buổi sinh hoạt theo chủ điểm: “Mái trường thân
yêu”, học sinh giao lưu với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường Tiểu
học trong huyện và phụ huynh, … thông qua việc tổ chức các em tham gia:
“Ngày hội đọc sách” vào ngày 04/11/2017 tại sân trường với nhiều nội dung
thiết thực: Biểu diễn sáng tạo liên quan đến sách; vẽ tranh theo nhóm về chủ đề
tự chọn; giới thiệu gian hàng sách theo năm khối lớp với chủ đề các khối sáng
tạo đặt tên như là: “Theo dòng lịch sử Việt Nam” (khối 5); “Vườn cổ tích” (khối
4); “Mười vạn câu hỏi vì sao” (khối 3); “Bác Hồ kính yêu” (khối 2);…
Tổng phụ trách Đội đã phối hợp với giáo viên tổ chức sáng tạo nhiều sân
chơi giải trí bổ ích: Hái hoa dân chủ, chiếc nón kỳ diệu, đấu trường 100, rung
chuông vàng, … Tổ chức dạy nâng cao năng lực bảo vệ bản thân của trẻ em cho
tất cả học sinh các khối lớp. Tổ chức giao lưu Hội đồng tự quản trong từng khối,
trong phạm vi toàn trường nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, …
Sau đây là một số hình ảnh minh họa:


Qua hoạt động ngoại khóa đã thực hiện tốt quyền tham gia của trẻ em,
tham gia tự giáo dục; giáo dục lòng biết ơn thầy cô giáo, biết đoàn kết, giúp đỡ
bạn bè, ghi nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, học tập và noi
gương những thế hệ đi trước, … Từ đó, hình thành cho các em lối sống có ích,
sống vì mọi người. Các em được bộc lộ tính trung thực, kỉ luật; tự tin, trách
nhiệm; chăm học, chăm làm; …
3.3.4. Tổ chức tốt các hoạt động lao động công ích, bảo vệ môi trường:
Hoạt động lao động công ích là một loại hình đặc trưng của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích
nghi với cuộc sống xung quanh.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh cùng tham gia
trang trí lớp học thân thiện, giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp, …
Tham mưu, tư vấn Ban lao động nhà trường căn cứ vào thực tiễn, số giáo
viên, số lớp để phân công công việc vừa sức đối với từng khối lớp. Ban lao động
đã phân công học sinh khối 1, 2 chuyên nhặt lá trong bồn hoa trước văn phòng,
học sinh lớp 3, 4, 5 lao động dọn vệ sinh sân trường trước giờ vào học, mỗi lớp
phụ trách hai buổi trong tuần; phân công khu vực lao động chuyên cho từng lớp
cụ thể, chỉ đạo tổng dọn vệ sinh sân trường định kỳ vào cuối buổi học ngày thứ
sáu; bàn giao bồn hoa, cây cảnh, vườn thuốc nam cho các lớp trồng và chăm sóc.

13


Để giúp các em biết lao động và đảm bảo an toàn trong lao động, Ban lao
động đã phân ba giáo viên phụ trách lao động mỗi lớp. Hàng ngày, Ban lao động
kiểm tra và nhắc nhở, động viên các em tham gia tích cực. Giao ban cuối tuần,
tuyên dương lớp thực hiện tốt.
Nhân dịp Tết Nguyên đán, Ban lao động nhà trường đã phát động mỗi lớp
trồng và chăm sóc 1 cây non đảm bảo chất lượng tại khu trường mình đang học.
Ngoài ra, các em tham gia dọn vệ sinh đường làng, giữ sạch ngõ xóm.

Hình ảnh minh họa (học sinh tích cực chăm sóc bồn hoa; quét sân
trường, nơi ở xung quanh,...)

Thông qua hoạt động này đã giúp các em gắn bó với cuộc sống, góp phần
làm cho các em thêm yêu giá trị lao động. Từ đó, giúp các em có ý thức lao
động lành mạnh, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tốt. Các phẩm chất
chăm làm; kỷ luật; trách nhiệm; … được bộ lộ rõ nét.
3.3.5. Tăng cường tổ chức học sinh tham gia hoạt động xã hội:
Để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước và xã hội, tôi
chỉ đạo giáo viên tổ chức các em tham gia tích cực vào các hoạt động thiết thực:
Hưởng ứng tháng an toàn giao thông; cổ động, mít tinh phòng chống ma túy,
bạo lực học đường, ... thông qua tiết sinh hoạt tập thể dưới cờ đầu tuần. Dự lễ
hội “Rước nước” do địa phương tổ chức ngày 28/2 âm lịch hằng năm.
Tổ chức tìm hiểu và giới thiệu cho học sinh giá trị các di tích lịch sử, văn
hoá cách mạng của địa phương thông qua các buổi sinh hoạt Đội (Sao). Tổng
phụ trách Đội lập kế hoạch cụ thể tiết hoạt động tập thể tổ chức học sinh đi tham
quan các di tích lịch sử đó. Linh hoạt chọn hướng dẫn viên du lịch như giáo viên
Nguyễn Thị Diệp có kiến thức và năng khiếu dẫn chương trình chuẩn bị nội
dung và giới thiệu di tích: Phủ Trịnh, nhà thờ Hoàng Đình Ái, nghè Vẹt, chùa
Báo Ân xã Vĩnh Hùng. Tổ chức cho học sinh tham gia giới thiệu các di tích lịch
sử, văn hóa của địa phương với các bạn trường khác trong huyện, khách du lịch
và cán bộ quản lý Hàn Quốc khi đến thăm trường, ...
Tổ chức học sinh tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa: tham gia chăm
sóc cẩn thận khu di tích lịch sử Quốc gia: Phủ Trịnh, nhà thờ Hoàng Đình Ái,
thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, …
Tổ chức học sinh tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo bằng những việc
cụ thể: giao lưu với người khuyết tật; tổ chức học sinh quyên góp: tiền, sách, vở,
14



quần áo, … gửi tặng các bạn học sinh ở vùng cao huyện Như Xuân; mua tăm
ủng hộ người mù huyện Vĩnh Lộc; tổ chức tặng quà tết cho những bạn trong
trường có hoàn cảnh khó khăn để các bạn cùng ăn tết vui vẻ, ...

Các hoạt động xã hội đã giúp học sinh hòa nhập cộng đồng, mở rộng
phạm vi giao tiếp, tích lũy kinh nghiệm ứng xử, các em được bồi dưỡng thêm về
năng lực, phẩm chất. Các phẩm chất cảm thông, chia sẻ, đoàn kết, yêu
thương… được phát triển.
3.3.6. Huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường để tăng cường tổ chức học sinh tham quan, dã ngoại:
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Vì thế, đầu năm học 2016-2017, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ
chức cho học sinh đi tham quan được Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc phê
duyệt. Nhà trường triển khai tới cán bộ, giáo viên trong buổi họp hội đồng tháng
9; tới cha mẹ học sinh trong phiên họp phụ huynh đầu năm học. Được sự nhất trí
cao của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hùng; sự ủng hộ của phụ huynh, của cá nhân
hảo tâm về tài chính. Cuối tháng năm, nhà trường đã tổ chức học sinh đi tham
quan Thành Nhà Hồ (di sản văn hóa thế giới) tại Vĩnh Lộc; suối cá Cẩm Lương,
Cẩm Thủy. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy môn
đặc thù, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ
học sinh, đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức và đoàn thể trong xã
Vĩnh Hùng và hướng dẫn viên của Ban quản lý di sản Thành nhà Hồ, các em
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với di tích lịch sử Thành
Nhà Hồ; ngắm vẻ đẹp của thiên nhiên: suối cá, hang núi, rừng cây; quan sát
được cuộc sống của người dân ở xa nơi các em sống; các em được trải nghiệm
leo núi; chuẩn bị bữa ăn tập thể; …đã giúp các em có được những kinh nghiệm
thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

15



Với hình thức tổ chức học sinh tham quan đã giáo dục các em lòng yêu thiên
nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục truyền
thống lịch sử, …Qua đó, giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm chất: trách
nhiệm; đoàn kết, yêu thương; chăm học, chăm làm; …
3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi
trường thuận lợi để rèn luyện phẩm chất cho học sinh:
Đây là một việc quan trọng giúp học sinh rèn luyện và phát triển phẩm
chất tạo thành quy trình khép kín trong môi trường sống của các em.
3.4.1. Phối hợp tốt với phụ huynh để giúp học sinh hình thành và phát triển
phẩm chất:
Tôi đã chỉ đạo giáo viên làm tốt các công việc sau:
- Tích cực tuyên truyền để phụ huynh tạo cơ hội cho con em tham gia các
hoạt động, đồng thời tự nguyện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giáo dục.
- Phối hợp với nhân viên tổ chức Good Neighbors Internationnal và phụ
huynh tích cực hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa phù hợp
để giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất.
3.4.2. Tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật
chất đảm bảo điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp rất cần không gian, cơ sở vật chất,
kinh phí thực hiện. Xác định rõ điều này, chúng tôi đã làm tốt công tác xã hội
hóa giáo dục để huy động tối đa các nguồn lực. Cụ thể:
- Tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội
ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất. Kết quả, chính quyền địa phương đã không
ngừng xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ II; hỗ
trợ cả tài lực và nhân lực cho nhà trường tổ chức thành công đưa học sinh đi
tham quan trong dịp hè 2017, tổ chức trại hè bổ ích cho thiếu niên, nhi đồng, …
- Huy động sức mạnh của cộng đồng, tranh thủ sự tài trợ của các nhà hảo
tâm nhằm tăng nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho các hoạt động giáo dục. Cụ thể,
ông Nguyễn Văn Thắng tài trợ nhà trường 5 000 000 đồng/năm thưởng cho giáo

viên, học sinh đạt thành tích trong dạy-học; năm học 2016-2017, ông Lê Văn
Long tình nguyện xây tặng nhà trường công trình gồm phòng bảo vệ, lát sân
trường khu trung tâm; tổ chức Good Neighbors tài trợ kinh phí cho nhà trường
tổ chức thành công “Ngày hội đọc sách” và một số buổi hoạt động tập thể khác;
hằng năm, các nhà tài trợ Hàn Quốc gửi quà: đèn, bút, vở, tủ, chăn, xe đạp cho
tất cả học sinh thuộc vùng 135 có hoàn cảnh khó khăn và gửi thư động viên học
sinh nhà trường vươn lên trong học tập và rèn luyện, ...
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc phối kết hợp với tổ chức Good
Neighbors Internationnal tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh Tiểu học; tổ
chức thực hiện giảng dạy chương trình CES (nâng cao năng lực bảo vệ bản
thân); tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực.
Ảnh minh họa (Toàn dân đưa trẻ đến trường, phó chủ tịch huyện trao quà
cho học sinh nhân dịp năm học mới, các lực lượng trong và ngoài nhà trường
tổ chức học sinh hoạt động, ...)
16


Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên mỗi
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động sáng tạo giúp học sinh
rèn luyện và phát triển phẩm chất.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Hai năm học liên tục từ 2016-2017 đến cuối tháng 3 năm học 2017-2018,
tôi đã áp dụng đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực hiện trên vào thực tiễn chỉ
đạo tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại đơn vị. Tôi kiểm tra hiệu quả áp
dụng các giải pháp bằng việc kiểm tra, giám sát quá trình đánh giá của giáo viên,
thống kê kết quả sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh toàn trường
với số học sinh tham gia: năm học 2016-2017: 428 học sinh; năm học 20172018: 459 học sinh (2 học sinh khuyết tật được đánh giá bình thường).
Bảng B: Tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục phẩm chất học sinh.
Thời

Nội dung rèn luyện
Mức độ hình thành và phát triển
điểm
phẩm chất
Tốt
Đạt
Cần cố
đánh giá
gắng
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
lượng
lượng
lượng lệ
Cuối năm Chăm học, chăm làm
151
35,3
275
64,2
2
0,5
học 2016- Tự tin, trách nhiệm
150
35,0
276
64,5

2
0,5
2017
Trung thực, kỉ luật
159
37,2
268
62,6
1
0,2
Đoàn kết, yêu thương 155
36,2
272
63,6
1
0,2
Cuối học Chăm học, chăm làm
178
38,8
280
61,0
1
0,2
kì 1 năm Tự tin, trách nhiệm
177
38,6
281
61,2
1
0,2

học 2017- Trung thực, kỉ luật
180
39,2
278
60,6
1
0,2
2018
Đoàn kết, yêu thương 177
38,6
281
61,2
1
0,2
Giữa học Chăm học, chăm làm
221
48,1
238
51,9
0
0
kì 2 năm Tự tin, trách nhiệm
213
46,4
246
53,6
0
0
học 2017- Trung thực, kỉ luật
223

48,6
236
51,4
0
0
2018
Đoàn kết, yêu thương 224
48,8
235
51,2
0
0
So sánh các số liệu ở bảng B với bảng A, ta thấy: tỉ lệ học sinh hình thành
và phát triển phẩm chất đạt mức “tốt”, “đạt” đã tăng dần qua các năm học. Đến
17


thời điểm đánh giá giữa học kì 2 năm học 2017-2018, số học sinh có phẩm chất
tốt chiếm tỷ lệ cao, không còn học sinh đạt mức “cần cố gắng”.
Đến nay, tất cả học sinh biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống
của địa phương, đất nước; bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân
và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân
và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; thể hiện trách
nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và
cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; trung thực
với bản thân và người khác; chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn
luyện. Đặc biệt, học sinh tự tin luân phiên nhau làm MC trong các buổi giao lưu,
ngày hội và các buổi sinh hoạt tập thể; các em đã mạnh dạn trong giao tiếp với
cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất
như học sinh Nguyễn Văn Kiên lớp 5A nhặt được 410 000 đồng, … đã báo với

giáo viên chủ nhiệm và trả lại người đánh rơi; biết tự làm ra sản phẩm phù hợp
với lứa tuổi cùng nhau trang trí trường lớp đẹp, … tạo tiền đề cho sự phát triển
hài hòa về thể chất, tinh thần, trí tuệ, năng lực của học sinh, các em có kỹ năng
sống tốt. Tất cả học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài
nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hình ảnh minh họa thể hiện ở phần phụ lục.
Tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này trong buổi hội thảo
chuyên đề đút rút công tác viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường ngày
10/11/2017. Kết quả, được 100% giáo viên trong trường, cán bộ quản lý cấp tiểu
học trong huyện đến dự đánh giá cao và tiến hành áp dụng vào thực tiễn tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển
phẩm chất tại lớp, đơn vị công tác.
Ảnh minh họa, từ trái sang phải: học sinh lớp 5A, phụ huynh, giáo viên tổ
chức sinh nhật cho bạn Quyết; giờ ra chơi học sinh tự tổ chức các trò chơi bổ
ích; trường Tiểu học Vĩnh An tổ chức học sinh tham gia ngày hội đọc sách.

18


Những điều đó chứng tỏ, sáng kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo thực hiện hiệu
quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển phẩm chất cho
học sinh trường Tiểu học Vĩnh Hùng” đã mang lại hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Qua kết quả đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo
thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển
phẩm chất cho học sinh Tiểu học. Đó là:
Cán bộ quản lý tự nghiên cứu, nắm vững các văn bản của cấp trên về việc
hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm
chất cho học sinh Tiểu học; đồng thời, căn cứ điều kiện thực tiễn của nhà trường,

đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu học sinh để chủ động vừa xây dựng kế
hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và
phát triển phẩm chất cho học sinh vừa xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập
huấn giáo viên về rèn phẩm chất cho học sinh Tiểu học.
Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung rèn luyện phẩm chất cho học sinh
tích hợp vào các nội dung giáo dục khác như bảo vệ môi trường, nâng cao năng
lực bảo vệ bản thân …; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tăng cường tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để
giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, song song với việc
hình thành cho học sinh các giá trị sống, kỹ năng sống tích cực.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi trường
thuận lợi để rèn luyện phẩm chất cho học sinh.
Làm tốt công tác tham mưu với Chính quyền địa phương để nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất đáp ứng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức hội thảo chuyên đề: “Giúp học sinh Tiểu học hình thành và phát
triển phẩm chất thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để cán bộ quản
lý, giáo viên trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Vĩnh Hùng, ngày 15 tháng 3 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

19



Nguyễn Thị Kim

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số
38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI.
4. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông
tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. 26 câu nói nổi tiếng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn để lại những bài học
sâu sắc cho đến ngày nay. Internet, daytot.vn>…>tin giao duc, ngày 3 tháng 5
năm 2016.
6. Nguyễn Thị Kim, phó hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa- “Chỉ đạo thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Vĩnh Hùng”-SKKN năm học 2014-2015.

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim

Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Hùng, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
TT
1.
2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 3 nâng cao chất
lượng giải toán có lời văn.
Biện pháp góp phần nâng cao
hiệu quả tổ chức các hoạt
động dạy-học phân môn tập
đọc lớp 2.
Một số giải pháp giúp giáo
viên nâng cao hiệu quả tổ
chức các hoạt động dạy-học
môn tự nhiên và xã hội lớp 1.
Một số biện pháp giúp giáo
viên nâng cao hiệu quả tổ
chức học sinh làm bài tập về
dấu phẩy trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 2.
Chỉ đạo thực hiện hiệu quả

giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường Tiểu học Vĩnh Hùng

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Tỉnh

B

2003-2004

Tỉnh

B


2006-2007

Tỉnh

B

2008-2009

Huyện

B

2011-2012

Tỉnh

B

2014-2015

21


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh minh chứng hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Học sinh tự tin dẫn chương trình, biểu diễn nghệ thuật trong các buổi giao lưu,
ngày hội, …; trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường sống.

22



- Học sinh chăm học, chăm làm, trang trí trường lớp đẹp, thân thiện:

23


- Học sinh tăng cường rèn luyện và phát triển phẩm chất trung thực, kỉ luật; …

24


- Học sinh tham dự lễ hội rước nước tại địa phương, giao lưu với mọi người với
tinh thần đoàn kết, yêu thương, ...

- Mọi học sinh tự giác tham gia các hoạt động trong bầu không khí thân thiện.

25


×