Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cây Gáo A.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 16 trang )

* Tên đề tài nghiên cứu, thực hiện: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có
hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cây
Gáo A.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, đất nước
ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thử thách. Trong bối cảnh đó, giáo dục đang
đổi mới trên quy mơ tồn cầu. Nhà trường từ chỗ giáo dục khép kín sang mở
cửa... đối thoại với xã hội. Trong thời đại này, giáo dục được xã hội quan tâm
hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục không chỉ là mục tiêu phấn đấu của ngành
mà là mối quan tâm của toàn xã hội, giáo dục phải tạo nguồn nhân lực đáp ứng
cho nhu cầu xã hội trong thời kì mới như Nghị quyết Trung ương II khóa 8 đã
khẳng định “Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục”. Để thực hiện nhiệm vụ đó khơng có con
đường nào khác phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và
phải thực hiện ngay từ bậc tiểu học bởi đây là bậc học “nền tảng” rất quan trọng,
có đặc điểm, bản sắc riêng, tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững
để các em tiếp tục ở các bậc cao hơn, đó cũng là những nhân tố cơ bản góp phần
tích cực phát triển nhân cách, tài năng của trẻ. Hoạt động giáo dục trong trường
Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi bộ phận trên có chức năng, nhiệm vụ riêng
nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục trong đó có

1


thể khẳng định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, là môi trường


để trẻ phát triển các yếu tố cả trí tuệ cũng như thể lực.
Trong trường Tiểu học hiện nay đa số các giáo viên chỉ chú trọng về cung
cấp tri thức, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy xong chương trình thể
hiện trong sách giáo khoa. Việc dạy học, giáo dục đa số khép kín trong mơi
trường lớp học, nhà trường, giáo viên thường chú trọng ở 2 phân mơn Tốn,
Tiếng Việt từ phụ đạo cũng như bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, mà dường
như quên mất các tư chất bẩm sinh của một số học sinh có năng khiếu thiên về
các mơn nghệ thuật. Các hoạt động ngồi giờ lên lớp (NGLL) có thực hiện trong
chương trình 1 tuần/1 tiết nhưng hình thức đơn điệu, khơng thu hút được sự
tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của PHHS. Giáo viên hầu như đã
quên đi rằng hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá
trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau
những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải
quyết những vấn đề do cuộc sống, thực tiễn đặt ra đồng thời học sinh được phát
triển, bộc lộ năng khiếu của mình qua một số hoạt động TDTT, văn nghệ, dã
ngoại, hoạt động xã hội.
Từ thực trạng trên, qua nhiều năm công tác, tôi cũng như tất cả các anh,
chị em đồng nghiệp khác đều nhận thức được vai trị của cơng tác giáo dục
NGLL và mong muốn tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải tạo
điều kiện để các em học tập, vui chơi, được bộc lộ và phát triển năng khiếu của
bản thân theo như lời dạy của Bác trong thư Bác gởi hội nghị cán bộ phụ trách
nhi đồng toàn quốc: "Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui. Trong lúc
vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu
đều vui, đều học." chính vì thế nên tơi chọn đề tài nghiên cứu và tổ chức thực
hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Cây Gáo A”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm
- Hoạt động ngồi giờ lên lớp: là một hoạt động giáo dục cơ bản của

trường Tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức
nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng những
yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
1.2 Nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2


- Các hoạt động phải mang tính giáo dục, đa dạng và phong phú. Học sinh
có năng khiếu, u thích mơn học, lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó để phát
triển năng khiếu, sở trường của bản thân.
- Đảm bảo tính tự giác, tự nguyện, khơng bắt buộc học sinh tham gia mà
do sự tự nguyện của mỗi các em nhưng có sự định hướng của giáo viên chủ
nhiệm, theo các mơ hình hoạt động của nhà trường.
- Nội dung các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, hình thức tổ chức khoa
học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
- Đồ dùng phục vụ các hoạt động giáo dục đảm bảo về mặt thẩm mỹ, an
toàn, tạo được ấn tượng đối với các em.
- Thông qua các hoạt động phải tạo được mối quan hệ giữa thầy và trò giáo viên cùng tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các em.
2. Thực trạng công tác Giáo dục NGLL
2.1. Thuận lợi
- Trường Tiểu học Cây Gáo A thuộc địa bàn Thị trấn Vĩnh An, huyện
Vĩnh Cửu. Trường có tổng số CB - GV - CNV là 63 và 39 lớp với 1350 học
sinh. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, đội ngũ CB-GV có tinh thần trách
nhiệm cao trong cơng tác; một số giáo viên năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt
tình tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Phần lớn phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em, ln
có sự phối hợp tốt cùng nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục học sinh.
- Học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng sinh hoạt tập thể tốt, ham
thích được hoạt động và có năng khiếu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ,

TDTT
2.2. Khó khăn
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác dạy và học hiện
nay: do còn thiếu các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, hội trường...
- Một số ít giáo viên chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nên chưa tích cực trong các hoạt động, việc
tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL còn đơn điệu, chưa tạo được hứng thú
cho học sinh tham gia.
- Một số phụ huynh học sinh chưa coi trọng và ủng hộ các hoạt động
NGLL mà chỉ chú trọng cho con em tập trung học các môn văn hóa nhất là hai
mơn Tốn và Tiếng Việt.
- Do sự phân bổ biên chế (Giáo viên môn tự chọn trong biên chế), các
giáo viên dạy đủ số tiết theo quy định nên hầu hết các sinh hoạt chuyên đề, chủ
điểm hàng tháng chủ yếu do Tổng phụ trách đảm nhiệm dẫn đến áp lực cũng
3


như quá tải đối với người làm công tác đội nên cũng phần nào hạn chế sự sáng
tạo trong việc tổ chức linh hoạt các hoạt động.
Từ những thực trạng nêu trên, làm thế nào để các hoạt động giáo dục
NGLL khơng phải mang tính hình thức, đối phó mà phải có tác dụng thực sự đối
với học sinh, tạo môi trường thuận lợi để các em phát triển tư duy, phát triển
năng khiếu, giúp các em thoát khỏi 4 bức tường sau những giờ học và từng bước
giúp các em tiếp xúc dần với sự muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, tôi đã đề ra
các biện pháp thực hiện và tổ chức thực hiện trong các năm qua tại đơn vị mình
và bước đầu gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan thông qua các biện pháp cụ
thể như sau:
3. Nội dung, biện pháp thực hiện
3.1. Thành lập ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, nội dung chương
trình hoạt động định kỳ:

- Phối hợp cùng với các bộ phận trong nhà trường thành lập ban chỉ đạo;
chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường gồm: Hiệu
trưởng, đại diện cha mẹ học sinh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch cơng đồn, Tổng
phụ trách, tổ khối, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn phụ trách các câu lạc
bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, tuyên truyền, vận động
sự hỗ trợ về vật chất từ phía PHHS: làm nhà vịm sinh hoạt, hỗ trợ kinh phí hoạt
động, xây dựng các kế hoạch hoạt động.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm hỗ trợ kinh phí tổ chức
hoạt động.
+ Tổng phụ trách: Chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động học sinh
thực hiện tốt phong trào. Tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trên
cơ sở phối hợp với tổ khối.
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động: Duyệt nội dung chương
trình, câu hỏi... khi tổ chức các hội thi như rung chuông vàng, đố vui, hái hoa
dân chủ..., duyệt kế hoạch, giáo án của tổ khối trước khi thực hiện
+ Chủ tịch Cơng Đồn Phụ trách cơng tác tuyên truyền, vận động CBGV-CNV thực hiện tốt phong trào; chụp ảnh để ghi lại hình ảnh.
+ Giáo viên bộ môn: Âm nhạc; mĩ thuật; thể dục chịu trách nhiệm thành
lập, chủ nhiệm các câu lạc bộ: Cầu lông, võ thuật, hát, múa, cờ vua, họa sĩ
nhí..., khéo tay.
+ Bí thư đồn chịu trách nhiệm huy động lực lượng đoàn thanh niên hỗ
trợ khi tổ chức các hoạt động giáo dục.

4


+ Các tổ khối trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp: Nghiên
cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ khối mình thực hiện theo nội dung từng
tháng, tìm tịi phát hiện các hình thức, nội dung để tổ chức các hoạt động, các
trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, gây được sự cuốn hút từ phía học sinh

nhưng phải đảm bảo tính vừa sức.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo
dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của cơng tác quản lí. Nội dung,
mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả và tính khả thi của các
hoạt động giáo dục càng cao. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình năm học và thực hiện theo chủ
điểm hàng tháng:
Tháng 9: Niềm vui ngày khai trường
Tháng 10: Người học sinh ngoan
Tháng 11: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân
Tháng 3: Yêu quý mẹ và cơ
Tháng 4: Hịa bình và hữu nghị
Tháng 5: Tự hào truyền thống đội, mừng sinh nhật Bác
Hiệu trưởng cùng với ban chỉ đạo dự kiến nội dung thực hiện năm, tháng,
tuần trên cơ sở có sự điều tra cơ bản về thực trạng của nhà trường: Đội ngũ giáo
viên, học sinh, cơ sở vật chất, sự tham gia hỗ trợ từ phụ huynh học sinh, từ cộng
đồng xã hội,…để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của nhà trường theo
các tháng. Phân công bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch
khối, giáo viên chủ nhiệm; kiểm tra giáo án, theo dõi, giám sát việc thực hiện
của các bộ phận trong nhà trường sao cho thật hiệu quả, đồng bộ.
- Trên cơ sở kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tháng: Kế
hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc
thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác
nhau, sau đó sẽ được triển khai đến tồn thể giáo viên trong các buổi họp Hội
đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội
dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện.
- Tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL:
+ Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu

+ Tổ chức các mơ hình câu lạc bộ "Mơn học em u thích" (Tiếng Anh,
họa sĩ nhỏ, âm nhạc, khéo tay hay làm...)

5


+ Hội thi hiểu biết về các vấn đề mang tính chính trị – xã hội (Giáo dục
Quyền trẻ em ; giáo dục mơi trường; giáo dục an tồn giao thơng, phịng chống
tai nạn, thương tích ở trẻ em, tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người Việt
Nam) thông qua các hội thi rung chuông vàng, giải ô chữ bí mật, hái hoa dân
chủ, đố vui...
+ Các loại hình hoạt động Đội và Sao nhi đồng.
+ Các câu lạc bộ thể dục thể thao: Cầu lông, đá cầu, cờ vua, võ thuật...)
+ Tổ chức tham quan, cắm trại, xem phim, lao động cơng ích (làm sạch
trường, đẹp lớp), trang trí lớp học thân thiện.
+ Tổ chức các trị chơi dân gian
- Sắp xếp lại thời khóa biểu (giảm tiết sinh hoạt ngoại khóa ở các khối lớp),
đưa hẳn các hoạt động thành một buổi vào ngày thứ bảy hàng tuần sao cho các
hoạt động sinh hoạt của giáo viên và học sinh diễn ra nhịp nhàng đảm bảo việc
tổ chức các hoạt động cho học sinh cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn,
chuyên đề của giáo viên. Tuần lễ đầu của tháng tổ chức họp Hội đồng, các tuần
lễ còn lại tổ chức đan xen các hoạt động theo quy mô trường, khối. Khối nào
tham gia sinh hoạt ngồi giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên
phụ trách các câu lạc bộ sẽ cùng tham gia với học sinh. Các khối còn lại sẽ sinh
hoạt chuyên môn khối, sinh hoạt chuyên đề...
* Kế hoạch thực hiện hoạt động NGLL của tháng 12
Thời Nội dung
Người thực hiện
Ghi chú
gian

2/12 Họp Hội đồng
9/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, - Giáo viên dạy bồi
Học sinh
4, 5
dưỡng
trong đội
- Rèn chữ viết cho học sinh năng - Liễu, Ý, Tú Anh,
tuyển của các
khiếu.
Tươi
khối
GV khối 1, 2, 3
- Sinh hoạt chuyên môn: Củng cố
chuyên đề ĐĐ 1, LTVC 2, Họp tổ
HS khối 4, 5
khối 1.
(tổ chức theo
- Khối 4,5 tổ chức sinh hoạt Gv khối 4, 5
điểm trường)
NGLL nội dung xốy vào ơn tập
cho học sinh chuẩn bị kiểm tra
HKI, tổ chức cho học sinh tham
gia các trò chơi dân gian.
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu
6


lông.
Cô Thu, cô Thảo
- Tập dợt năng phần thi năng khiếu

cho đội tuyển viết chữ đẹp.
Cô Huyền, cô Huệ

Đội tuyển viết
chữ đẹp
HS K 5, 3, 4

16/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, - Giáo viên dạy bồi
4, 5.
dưỡng
Cả đội tuyển
- Học sinh tham gia VSCĐ cấp
huyện
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu - Cô Thu
HS đăng kí
lơng.
theo danh
- Rèn kĩ năng đội viên
Tổng phụ trách đội. sách
- Khối 2,3 tổ chức hoạt động ngoài
HS khối 2,3
giờ ( hái hoa dân chủ, sinh hoạt tập GV khối 2,3
(Tổ chức theo
thể), hát múa sân trường, tham gia
điểm trường)
các trò chơi dân gian).
23/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, GV bồi dưỡng
HS giỏi khối
3, 4, 5
4, 5.

- Khối 1 tổ chức hoạt động ngồi
giờ: các hình thức ôn tập, hệ thống
GV Khối 1
HS khối 1
kiến thức cho học sinh chuẩn bị
(theo điểm
kiểm tra HKI, hát múa sân trường,
trường)
Cô Thu, Cô Thảo,
các hoạt động sinh hoạt tập thể.
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu Huyền, Huệ.
lông, hát, múa
30/12 - Gv chấm thi HKI
GV toàn trường
- Sinh hoạt tổ khối chun mơn:
phân tích đánh giá chất lượng
kiểm tra HKI, Tổng kết, đánh giá
hoạt động chuyên môn học kì I
- Hoạt động giáo dục NGLL ở trường rất đa dạng và diễn ra trong suốt năm
học. Để thu hút học sinh tham gia cần phải có sự đầu tư trong việc đổi mới nội
dung, chương trình, cách thức tổ chức. Để làm được điều này ngoài việc chỉ đạo
tổ khối, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt, sáng tạo trong từng nội dụng để khơng có
sự trùng lắp từ hoạt động giáo dục đến các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian.
Đối với những chủ điểm lớn trong năm: 20/11, 3/2, 26/3... thì tổ chức với quy
mơ tồn trường cho toàn thể học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và ban
đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng tham dự: Ngày Hội xuân, ngàn hoa dâng tặng
7


thầy cô... với nhiều hoạt động đan xen: văn nghệ, TDTT, trị chơi dân gian, nói

chuyện chun đề, trưng bày sản phẩm khéo tay,.. thông qua các hoạt động này
học sinh được tiếp cận với thực tế từ đó hình thành một số kĩ năng sống: kĩ năng
hợp tác, ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ mơi trường… qua đó
học sinh được thể hiện một số năng khiếu: Mĩ thuật, múa, hát, ngâm thơ... bảo
vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường…
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 1: Ngày hội xuân
1. Hoạt động 1: Văn nghệ (25 phút)
- Học sinh đồng diễn thể dục : Múa hát sân trường tất cả học sinh từ khối
1 đến khối 5 (350 HS)
- Học sinh biểu diễn võ thuật, múa, Erobic
2. Học sinh tham gia các hoạt động (40 phút)
2.1 Câu lạc bộ toán học
* Người phụ trách: Thầy Tuấn, Cô Dinh, Cô Hải, Cô Hồng Thúy
* Số lượng học sinh tham gia: 33 học sinh từ khối 1 đến khối 5
* Hình thức tổ chức:
- Học sinh làm việc theo nhóm (5 nhóm, mỗi nhóm 1 khối)
- Học sinh tham gia chơi một số trị chơi để chọn câu hỏi cho nhóm
- Học sinh tham gia giải một số đề toán dạng toán vui theo chương trình
từ lớp 1 đến lớp 5. Nhóm nào hồn thành các bài tốn theo quy định trong thời
gian sớm nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
2.1 Câu lạc bộ "Tiếng thơ"
* Người phụ trách: Cô Bảy, Cô Trương Anh, Cô Hoa
- Đối tượng: học sinh từ khối 3 đến khối 5
- Chủ đề: Viết bài thơ theo thể thức tự do về chủ đề mùa xuân sau đó đọc
diễn cảm hoặc ngâm lại bài thơ đó. Chọn bài thơ hay và thể hiện lại ở phần kết
thúc.
2.3 Họa sĩ nhí:
- Đối tượng: Học sinh từ khối 1 đến khối 5, mỗi lớp 2 học sinh, cùng hợp
tác vẽ một bức tranh theo chủ đề mùa xuân. BGK chấm chọn những bức tranh
đẹp nhất. HS dùng sản phẩm của mình trang trí lớp học.

2.4 Góc khéo tay, sáng tạo:
- Học sinh tham gia các hoạt động:
* Làm thiệp chúc mừng mùa xuân: Mỗi lớp 2 học sinh, GV phụ trách: Cô
Huệ, Cô Tú Anh, Cô Ngọc vân, cô Thảo, cô Mai
* Trang trí cây mai, cây đào ( Mỗi khối trang trí 1 cây) - mỗi lớp có 1 học
sinh tham gia. người phụ trách: Cô N Vân(TV), Cô Tươi, Cô Vân Anh
8


* Thiết kế thời trang: học sinh khối 3, 4, 5 làm việc theo nhóm học sinh
khối 1, 2 sẽ là người mẫu. Người phụ trách: Cơ Hịa, cơ Thùy Trang, cơ Dương,
Cơ Chung
+ Nhóm 1: lớp: 5/1, 5/2, 4/2, 3/1, 3/2
+ Nhóm 2: lớp: 5/3, 5/4, 4/3, 4/4, 3/3
+ Nhóm 3: lớp: 5/5, 5/6, 4/5, 4/6, 3/4
+ Nhóm 4: lớp: 5/7, 4/1, 3/5, 3/6, 4/7
+ Đoàn thanh niên
* Bút hoa: Học sinh tham gia viết chữ đẹp (Học sinh viết chữ đẹp ở các
lớp) , viết những câu đối ngày xuân. Người phụ trách: Cô Liễu, Cô Ý, Cô Nga
3. Học sinh tham gia câu lạc bộ võ thuật: Người phụ trách: Cô Thu
4. Tham gia sinh hoạt tập thể hoặc trò chơi dân gian, tổ khối , GVCN
đánh giá phần tham gia hoạt động của HS ( 30 phút)
- Khối 1: Chim sổ lồng
- Khối 2: Ô ăn quan
- Khối 3: Hai người ba chân
- Khối 4: Ném bóng vào sọt
- Khối 5: Đơi hài vạn dặm
4. Trưng bày sản phẩm + giao lưu (25 phút)
- Học sinh trưng bày một số sản phẩm
- Biểu diễn lại các trang phục đã thiết kế

- Giao lưu: Múa sạp Giáo viên, đại biểu
3.2 Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong
tập thể CB-GV
Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vị trí quan trọng và quyết định chất
lượng của tất cả các hoạt động giáo dục ở nhà trường nói chung và hoạt động
giáo dục NGLL nói riêng. Xưa nay hầu hết giáo viên xem nhiệm vụ này là của
Tổng phụ trách. Để làm tốt công tác này giáo viên phải nhận thức được rằng
giáo dục, phát triển năng khiếu cho học sinh là trách nhiệm của một giáo viên
chủ nhiệm và chỉ có thông qua các buổi hoạt động NGLL giúp các em vận dụng
những tri thức vào thực tế đồng thời bộc lộ được năng khiếu của mình qua một
số hoạt động TDTT, văn thể mĩ... Xuất phát từ điều này tôi đã thực hiên một số
nội dung sau:
- Quán triệt đến tồn thể CB-GV mục tiêu của giáo dục phổ thơng được
quy định tại điều 23 Luật giáo dục: "Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo

9


đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN"
- Cùng giáo viên thẳng thắn đánh giá lại thực trạng của công tác giáo dục
hiện nay, để giáo viên thấy được đã từ lâu rồi, học sinh chỉ được chú trọng trang
bị các kiến thức khoa học, sách vở, quá chú trọng vào việc học tập, học sinh mất
hẳn tính năng động, tự nhiên trong mơi trường giao tiếp xã hội. Hầu hết trong
nhà trường chỉ chú trọng đến bồi dưỡng những đối tượng học sinh gioỉ Toán,
Tiếng Việt chứ chưa thực sự quan tâm đến các em có năng khiếu thiên về nghệ
thuật, TDTT
- Tổ chức tư vấn, đồng hành cùng giáo viên học tập những điều mới, những
điều cần thay đổi như: Cơ sở khoa học của sự cần thiết phát triển toàn diện là chỉ
số IQ, EQ và các loại trí thơng minh: thơng minh vận động, thơng minh hình

ảnh, khơng gian, thơng minh âm nhạc…để mỗi giáo viên hiểu được rằng mỗi
học sinh là một cá thể, với đặc điểm tâm sinh lí khác nhau nên các em có cách
tiếp nhận kiến thức, kĩ năng khác nhau và mỗi học sinh cần được phát triển
nhiều năng lực khác nhau một cách phù hợp trên cơ sở năng khiếu riêng của
chính mình để từ đó giáo viên phải có kế hoạch quan tâm sâu sát đến học sinh và
phải nhìn thấy được một điểm gì đó của học sinh mình để bồi dưỡng và phát
triển và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần phát triển năng lực
tồn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Thay đổi cách thức tổ chức các buổi họp, các buổi học tập, sinh hoạt
chun mơn với khơng khí nhẹ nhàng (có thể xen một vài tiết mục văn nghệ,
hay một hoạt đông tập thể nhỏ, một mẫu chuyện vui...) để giáo viên có nhịp trải
nghiệm và bản thân cảm thấy với tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái thì sự tiếp nhận sẽ
dễ dàng hơn từ đó giáo viên sẽ có sự vận dụng cho học sinh mình.
3.3 Duy trì tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Tốn, Tiếng Việt
Việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục từ đại trà đến các phong trào
mũi nhọn là một nhiệm vụ quan trọng, đó khơng chỉ là mục tiêu phấn đấu mà
cịn là trách nhiệm của nhà trường để khẳng định vị thế của mình trong cộng
đồng xã hội. Vì thế, trong tất cả các hoạt động nhà trường luôn chú trọng công
tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tốn, Tiếng Việt. Cơng tác này được tiến
hành liên tục trong suốt năm học và kế thừa từ lớp 1 đến lớp 5. Sau mỗi năm
học, cùng với bàn giao lớp mới là bàn giao học sinh giỏi theo cách thức học sinh
giỏi phải kế thừa từ những lớp dưới.
- Lựa chọn giáo viên có năng lực chun mơn tốt, được sự tín nhiệm của
PHHS, có tâm huyết với nghề, với cơng tác.

10


- Bên cạnh các buổi bồi dưỡng tập trung, qua các buổi hoạt động NGLL
nhà trường tổ chức đan xen các mơ hình: Câu lạc bộ Tốn, Tiếng thơ hay qua

các buổi sinh hoạt chủ điểm: Viết về thầy cô giáo, cảm nhận của em về môi
trường...giúp các em vui chơi, vừa rèn sự nhạy bén tiếp cận với các lĩnh vực
kiến thức em có năng khiếu và vận dụng vào thực tiễn.
3.4 Tổ chức các mơ hình câu lạc bộ và từng bước phát huy tác dụng
của các câu lạc bộ trong nhà trường.
Đối với học sinh Tiểu học ngoài việc học tập, hoạt động vui chơi là một
nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi các em. Học để vui
chơi, vui chơi để học. Bên cạnh duy trì bồi dưỡng học sinh mũi nhọn 2 mơn chủ
lực là tốn và tiếng việt. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển
năng khiếu Nhà trường tổ chức các mơ hình câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa,
cầu lơng qua đó giúp các em phát triển năng khiếu, sở trường vừa đê tạo nguồn
cho học sinh tham gia các hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù
Đổng...qua một số việc làm sau:
- Triển khai cho học sinh đăng kí tham gia các mơ hình câu lạc bộ trên
ngun tắc tự nguyện nhưng có sự định hướng, tư vấn của của giáo viên chủ
nhiệm để học sinh phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân.
- Phân công nhân sự, bố trí giảm tiết cho giáo viên dạy bộ mơn nhưng có
năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo viên đảm nhận một số hoạt
động cũng như phụ trách các câu lạc bộ (Trên cơ sở thông tư 28 "quy định về
chế độ làm việc của giáo viên phổ thông", giáo viên phụ trách các phong trào
được bố trí giảm từ 2-3 tiết).
- Thơng báo rộng rãi đến PHHS qua các buổi họp PHHS, các tờ rơi để bước
đầu PHHS nắm được mơ hình hoạt động của nhà trường và đăng kí cho học sinh
tham gia (trên nguyên tắc tự nguyện có sự hỗ trợ kinh phí của PHHS).
- Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ hoạt động. Chỉ đạo chuyên môn hướng
dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chương trình hoạt động. Háng tháng cùng với
việc đánh giá cơng tác giáo dục ngồi giờ lên lớp song song với việc đánh giá
hoạt động của các mô hình câu lạc bộ để ban chỉ đạo có sự định hướng và điều
chỉnh kịp thời.
- Tổ chức và nhân rộng các mơ hình hoạt động câu lạc bộ thơng qua việc tổ

chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức đêm văn nghệ Thắp sáng ước
mơ gây quỹ giúp học sinh nghèo, tham gia giao lưu văn nghệ, TDTT do huyện,
thị trấn tổ chức.
- Nhân rộng những điển hình, những thành tích học sinh đạt được qua các
phong trào từ học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Anh Văn đến các hoạt động văn
11


nghệ, thể dục, thể thao bằng các hình ảnh pa-nơ, ap phích trong khn viên nhà
trường để PHHS quan sát, theo dõi từ đó PHHS sẽ đăng kí cho con em mình
tham gia theo nhu cầu, sở thích của các em.
3.4 Phối hợp các lực lượng để cùng tham gia giáo dục học sinh (đặc biệt
nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh)
Cần xác định giáo dục trẻ em khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường
mà đó là trách nhiệm chung của tồn xã hội trong đó cha mẹ học sinh là một lực
lượng, một đối tác quan trọng. Khơng có sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường,
gia đình, xã hội thì nhà trường khó có thể hồn thành được mục tiêu giáo dục. Vì
vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cũng phải huy động được sức
mạnh đó.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể PHHS.
- Lựa chọn PHHS là thành viên trong ban chỉ đạo của nhà trường (Khảo sát,
tìm hiểu năng lực và tâm huyết của phụ huynh qua các nguồn thơng tin, qua
GVCN...)
- Tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo chính quyền,
cộng đồng xã hội bằng chất lượng giáo của của nhà trường để PHHS có sụ đồng
thuận, cùng hợp tác với nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng hệ thống hình ảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT
trong mơi trường sư phạm, tạo điều kiện cho PHHS tham gia vào các hoạt động
văn hóa văn nghệ của nhà trường: Dự các buổi hoạt động NGLL được nhà
trường tổ chức theo chủ điểm lớn.

- Hướng dẫn GVCN cách thức làm việc, trao đổi với PHHS bằng việc xây
dựng kế hoạch, nội dung họp PHHS thật cụ thể, hướng dẫn một số giáo viên
chưa có kinh nghiệm cách giao tiếp, cách trao đổi thông tin, cách tuyên truyền,
vận động PHHS tham gia hỗ trợ các hoạt động của nhà trường.
- Phối hợp, vận động PHHS xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
để học sinh có nơi tham gia các hoạt động giáo dục NGLL khi điều kiện trường
cịn nhiều khó khăn sân trường bụi vì chưa đổ bê tơng.
3.5 Tổ chức, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Đánh giá, rút kinh nghiệm là một hoạt động không thể thiếu của một quá
trinh hoạt động hay trong công tác quản lí. Ở hoạt động giáo dục NGLL bước
này thực hiện nhăm mục đích để những lần tổ chức các hoạt động tiếp theo được
tốt hơn, thành công hơn và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu cũng như
nguên5 vọng của các em. Ngoài việc đánh gia chung các hoạt động trong các
buổi họp Hội đồng hàng tháng mà sau mỗi buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hay
sau các hoạt động người quản lí u cầu giáo viên có thể quan sát, đánh giá tinh
12


thần, thái độ của học sinh tham gia và tổ chức trao đổi với học sinh qua một số
nội dung:
- Những kiến thức em được tiếp thu qua mỗi hoạt động.
- Những điều các em thích, chưa thích ở các hoạt động.
- Những cơng việc và vai trị của em, của nhóm trong mỗi hoạt động
- Nguyện vọng của em về những hoạt động tiếp theo (nội dung, hình thức,
thời lượng dành cho hoạt động, trò chơi em muốn được tham gia...)
- Và có thể học sinh sẽ trình bày ý kiến qua hộp thư "Điều em muốn nói"
III. HIỆU QUẢ
* Kết quả cụ thể
Năm học
Học sinh giỏi Toán (T Việt) HS năng khiếu đạt giải qua các

phong trào
2009-2010 Cấp quốc gia: 06
- Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện
Cấp tỉnh: 7
phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp
Cấp huyện: 86
- Đạt 2 giải nhì VSCĐ cấp tỉnh
Lê Q Đơn: 9
- Đạt giải nhất Hội thi làn điệu dân
ca
2010-2011 Cấp quốc gia: 01
- Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện
Cấp tỉnh: 15
phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp
Cấp huyện: 103
- Đạt giải 3 môn cầu lông cấp tỉnh
Lê Quý Đôn: 15
- Đạt giải nhất hội thi kể chuyện
sách hè.
- Đạt 2 giải 3 cấp tỉnh về ATGT
2011-2012
- Đạt giải nhì tồn đồn Hội khỏe
Phù Đổng cấp huyện (EROBIC, đá
cầu, Điền kinh, cờ vua)
- Đạt 3 huy chương (2 bạc, 1 đồng)
Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh
EROBIC, đá cầu)
- Viết và vẽ theo sách (1 giải nhất, 1
giải nhì, 1 giải khuyến khích
- Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong tập thể sư phạm về ý thức,

trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho
học sinh từ giáo viên, PH cũng như cộng đồng xã hội.- Các hoạt động bước đầu
đã đi vào nề nếp, tạo được tâm thế háo hức, vui tươi cho học sinh khi tham gia
các hoạt động. Thông qua các hoạt động xây dựng được mối quan hệ tốt giữa
các thành viên trong hội đồng sư phạm, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
13


- Tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học căng
thẳng, rèn được một số kĩ năng cho học sinh trong sinh hoạt.
- Bước đầu xây dựng được Câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa, câu lông...
Qua sinh hoạt các câu lạc phát triển năng khiếu, tạo nguồn cho học sinh tham
gia hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù Đổng...các cấp đạt hiệu
quả cao từ các phong trào học sinh giỏi, vở sạch chữ đẹp, thể dục thể thao, văn
nghệ....
- Vận động được sự hỗ trợ của PHHS trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động
cũng như kinh phí hoạt động (làm nhà vòm để học sinh sinh hoạt: 43 triệu đồng,
kinh phí hỗ trợ các hoạt động: kinh phí để bồi dưỡng giáo viên dạy bồi dưỡng,
giáo viên phụ trách các câu lạc bộ).
Năm học 2010-2011 trường được vinh dự đón nhận Huân chương lao
động Hạng 3, đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và được đề nghị tặng cờ thi đua của Thủ
tướng.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm
- Sự chỉ đạo đúng hướng, tư vấn kịp thời của các cấp lãnh đạo.
- Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sát đến việc tổ chức các hoạt
động giáo dục NGLL, xem đây là một hoạt động chính song song với hoạt động
giảng dạy và học tập. Sắp xếp và dành thời gian nhiều hơn vào cơng tác quản lí
dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục NGLL để đồng hành cùng giáo
viên, kịp thời tư vấn, giúp đỡ cũng như phát hiện kịp thời các nhân tố tích cực

trong việc đổi mới dù là nhỏ nhất để nhân rộng điển hình tốt trong tập thể sư
phạm về cơng tác giáo dục NGLL.
- Quán triệt và tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ: Xác
định rõ đây là một nhiệm vụ giáo dục nên trách nhiệm là của tất cả các thành
viên trong hội đồng nhà trường chứ khơng của riêng bất kì một thành viên nào
và điều quan trọng là khơng thể thiếu vai trị của giáo viên chủ nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng nội dung hoạt động và phân
công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên.
- Duy trì và tổ chức các hoạt động thường xuyên, có nề nếp. Các hình thức
tổ chức phải mang tính giáo dục, đa dạng, phong phú để tránh sự nhàm chán cho
học sinh.
- Tuyên truyền đến PHHS để PHHS tạo điều kiện cho các em tham gia, hỗ
trợ kinh phí xây dựng CSVC, kinh phí tổ chức các hoạt động.
2. Đề xuất, khuyến nghị
14


Mở các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên các kĩ năng về quản trò, tổ
chức các trò chơi tập thể cho học sinh.
- Đầu tư cơ sở vật chất, có đủ phịng để nhà trường bố trí, đầu tư các phòng
chức năng: phòng tập múa, EROBIC, mĩ thuật...
3. Kết luận:
Như vậy, có thể nói hoạt động giáo dục NGLL khơng phải là hoạt động
"phụ khóa" trong nhà trường mà là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong
trường Tiểu học. Hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và làm phong phú hơn
lượng kiến thức của học sinh về con người, về xã hội, về cuộc sống xung quanh
và đặc biệt từng bước rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống:
giao tiếp, ứng xử, hợp tác và làm việc theo nhóm...Dù biết rằng những gì các em
có được trên ghế nhà trường ở lứa tuổi Tiểu học hôm nay chưa phải là tất cả,
nhưng nếu chúng ta phát hiện, bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu

sẽ là cơ sở, là nền tảng ban đầu vun đắp những tài năng trong tương lai. Dù hiện
tại cịn rất nhiều những khó khăn trước mắt mà hàng ngày tôi cũng như tập thể
sư phạm nhà trường phải khắc phục vượt qua bởi để thay đổi hoàn toàn phương
pháp, tư duy đã trở thành thói quen khơng thể thực hiện trong một sớm một
chiều, khơng phải muốn là có thể làm ngay được. Nhưng tôi tin, tôi sẽ xây dựng
được môi trường sư phạm tốt để trường tôi trở thành một cơ sở văn hóa cộng
đồng , nơi để cho các em hoạt động, được bộc lộ hết năng lực sống, tính cách và
được vun đắp, bồi dưỡng những năng khiếu ban đầu dù là nhỏ nhất, nơi các em
được tiếp cận một số kĩ năng sống như ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, kĩ
năng ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nơi giúp các em biết
cảm nhận cuộc sống và giá trị của cuộc sống để mỗi ngày ở trường là một viên
gạch lát con đường cho các em vững bước vào đời trong tương lai.
Người viết

(Đã kí)

Nguyễn Thụy Ánh Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


- Quản lí hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Nghiệp
vụ quản lí trường Tiểu học - Nhà xuất bản Hà Nội)
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

16




×