Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Công đoàn với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.09 KB, 18 trang )

Mục lục
Nội dung

Trang

1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2. 2. Thực trạng.
2. 3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Công tác triển khai, tuyên truyền.
2.3.2. Công đoàn với các mối quan hệ và cách giao tiếp hàng ngày:
2.3.3. Công đoàn với công tác chuyên môn:
2.3.4. Công đoàn với công tác chăm lo đời sống đoàn viên.
2. 3. 5. Công đoàn với các hoạt động
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luận

2
2
3
3
3
3
3
4
6


7
7
8
10
12
17
19

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2017 - 2018, là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Chú trọng kỷ cương, nền nếp
nâng cao chất lượng đại trà làm nền tảng vững chắc, thúc đẩy chất lượng mũi nhọn theo
định hướng tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo. Năm học tiếp tục
đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục đào tạo, tiến tới chuẩn bị cho việc thay
SGK phổ thông, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH; xây dựng và phát triển văn hóa, con
1


người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội
dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. Quản lí, tổ chức dạy học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội
dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học; tăng cường giáo dục đạo
đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra, đánh giá HS theo
TT 30, sửa đổi một số điểm theo theo thông tư 22. Đổi mới công tác quản lí, công tác
XHH; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; nâng cao chất lượng đầu vào,….
Là mỗi CBGV chúng ta đều hiểu công tác giảng dạy và giáo dục học sinh luôn
song hành và được đặt lên hàng đầu ở mỗi nhà trường. Bởi vì, việc đào tạo những con
người mới, có tri thức, có năng lực, có đạo đức, luôn năng động sáng tạo là yêu cầu của

cả hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, trong từng giai đoạn ngành giáo dục đã phát động
nhiều phong trào thi đua. Trong đó, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm, vì đây là một phong trào đặc biệt, nó mang tính chiến lược cộng đồng, huy
động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các bậc
phụ huynh, các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho các thế
hệ.
Nhận thức được đây là một phong trào thi đua lâu dài với những nội dung phong
phú và thiết thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng như: Giải quyết dứt điểm những yếu
kém về cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến
trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của
học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo,
nhằm hình thành cho trẻ tư duy độc lập, tích cực sáng tạo…tác động đến tình cảm, đem
lại niềm tin, hứng thú học tập của các em.
Không chỉ vậy, trong những năm vừa qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện nhà
đã triển khai mạnh mẽ chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành tiếp tục đẩy mạnh
việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận
động “ Hai không với bốn nội dung”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Với vai trò là chủ tịch công đoàn trong Trường Tiểu học Thọ Xương, bản thân
nhận thấy để góp phần cho sự thành công của phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường, vai trò của công đoàn cũng chính là
đoàn bẩy cho sự thành công này. Đó là sự đồng thuận, sự tham gia ủng hộ nhiệt tình
của tập thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, tạo nên một khối thống nhất từ việc xây dựng
kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện. Đặc biệt là làm thế nào để giữ vững và phát huy
những thành tích đã đạt được về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Đó cũng chính là vấn đề trăn trở cứ vào đầu năm học mới sau thời gian ký
quy chế phối hợp với nhà trường, tôi luôn xác định đây là một trọng trách lớn đối với
công đoàn làm thế nào để công việc được phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả. Xây đã
khó nhưng làm thế nào để giữ vững và phát huy hiệu quả những nền tảng đã xây nên?

Làm thế nào để nào đáp lại lòng tin yêu của phụ huynh học sinh là đã đầu tư đúng chỗ
đó mới là khó hơn? Từ những băn khoăn, trăn trở bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra giải
2


pháp với đề tài: Công đoàn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” tại Công đoàn trường Tiểu học Thọ Xương huyện Thọ Xuân..
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng của Công đoàn trong việc thực hiện phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Đưa ra một số giải pháp trong quá trình thực hiện, giữ vững và phát triển "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến năm 2017-2018 và những năm tiếp
theo.
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác tham mưu, tuyên truyền, xã hội
hóa giáo dục, cùng nhà trường tham mưu tăng cường cơ sở vật chất phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Kế hoạch cho những năm tiếp theo Công đoàn phối hợp với nhà trường tiếp tục
phát huy và tham mưu xây dựng CSVC, mở rộng quy mô trường lớp, khuôn viên mới
đảm bảo cho sự phát triển giáo dục của nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp về công tác "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, một số tài liệu liên quan đến phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nghiên cứu bằng các hoạt động thực tiễn, so sánh, thống kê để kiểm nghiệm, đánh
giá.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực” là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của từng địa phương và nhà trường, đáp ứng nhu cầu xã hội; hình thành, phát huy
chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã
hội.
Để thực tốt phong trào phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, các mục tiêu, yêu cầu
và nội dung của phong trào như:
*Các văn bản chỉ đạo: Căn cứ vào Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng
7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Căn cứ kế hoạch số: 307/KH-BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Căn cứ kế hoạch liên ngành số: 7575/KHLN/BGD-ĐT-BVHTTDL-TWĐTN về
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai
đoạn 2008-2013.
Căn cứ hướng dẫn đánh giá số 1741/BGD-ĐT-GDTrH kết quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3


Căn cứ công văn của phòng GD&ĐT về kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
*Mục tiêu:
Tiếp tục Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Tiếp tục tuyên truyền với cộng đồng xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáo dục đối với
sự phát triển nhân cách của học sinh.

*Yêu cầu:
Tập trung các nguồn lực bổ sung về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều
kiện cho học sinh đến trường an toàn, thân thiện, vui vẻ.
Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo
dục, vui chơi, sinh hoạt.
Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc tìm tòi, đổi mới phương
pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của
các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch
sử cách mạng cho học sinh.
Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công
việc của nhà trường, sát với điều kiện cơ sở, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên
và có uy tín của địa phương một cách mạnh mẽ.
*Nội dung:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Dạy và học có hiệu quả, phù hơp với đặc điểm lứa tuối của học sinh ở mỗi địa
phương giúp các em tự tin trong học tập.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa
cách mạng ở đại phương.
2.2. Thực trạng:
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường Tiểu học Thọ Xương là đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục & Đào tạo
huyện Thọ Xuân. Nhà trường đóng trên địa bàn xã có vị trí địa lý rộng, dân cư đông, có
2/3 học sinh thuộc vùng công giáo. Trường được tuyển sinh gồm các trẻ của 15 thôn
làng. Tổng số học sinh 724 em.
Tổng số cán bộ đoàn viên công đoàn là 33 đ/c chí, biên chế 27, hợp đồng: 6.
Trình độ chuyên môn: + Đại học : 31 đ/c; cao đẳng: 02 đ/c;

* Thuận lợi:
Chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt được sự
giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT và LĐLĐ huyện Thọ Xuân.
4


Trường đã được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm
2000, được công nhận chuẩn lại năm 2013.
Hàng năm, nhà trường đều đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Tiên tiến“; “Tập thể
Lao động Xuất sắc”; Công đoàn đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc”.
Đội ngũ đoàn viên công đoàn nhà trường ổn định, luôn đoàn kết, nêu cao ý thức tự
giác, tinh thần trách nhiệm, phát huy tốt là đơn vị có truyền thống trong công tác dạy và
học.
Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đầy đủ các phòng học (1lớp/1 phòng) tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác dạy và học 2 buổi/ngày.
BGH - BCH công đoàn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đội ngũ
đoàn viên - trẻ khỏe nhiệt tình, tham gia xây dựng cơ quan và gia đình văn hóa, sống kỷ
cương, tình thương, trách nhiệm, đoàn kết thống nhất, xây dựng công đoàn, tập thể sư
phạm trong nhà trường từng bước đi lên.
* Khó khăn.
Là một xã cách xa trung tâm huyện, thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, giáo viên có
đến 3/4 không phải là người địa phương ở cách xa trường có GV đi từ 7-13 km nên việc
đi lại, gần gũi tìm hiểu học sinh đôi lúc còn gặp khó khăn, bên cạnh đó học sinh trong
trường chủ yếu là con em gia đình nông nghiệp và có tới 2/3 học sinh vùng công giáo,
nhiều gia đình đông con, trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, thậm trí có
phụ huynh còn đọc chưa thông, viết chưa thạo, một số trường hợp do điều kiện kinh tế
khó khăn nên việc tạo điều kiện cho học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập cũng như thời
lượng cho con em đi học còn không được mấy quan tâm. Mục tiêu học tập vì ngày mai
lập nghiệp còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học, đó cũng
chính là một trong những khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng “Trường

học thân thiện, học sinh tích cực” của Nhà trường.
Có nhiều GV đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nên việc dành thời gian cho
công việc đôi khi còn gặp khó khăn, đặc biệt khi con ốm đau dài ngày.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa được đồng bộ, thiếu các
phòng chức năng, phòng học bộ môn.
2.2.2. Thực trạng công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
của Công đoàn trường Tiểu học Thọ Xương.
a, Đối với Ban chấp hành công đoàn:
Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Công đoàn với Nhà trường tiếp tục tổ chức
phổ biến, tuyên truyền rộng rãi quán triệt mục tiêu yêu cầu nội dung của phong trào thi
đua, xác định các việc làm cần thiết, vị trí, mục đích giáo dục của nhà trường, từ đó
phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch ước tính thời gian cần thiết để thực hiện
mỗi việc làm, thời gian thực hiện theo đúng điều kiện của nhà trường, địa phương và
phụ huynh, xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn:
Năm 2008 đến năm 2013 tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo
đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên.
Năm 2013 đến nay, Tổ chức giữ vững kết quả đã đạt được, nâng cao chất lượng
toàn diện và phát triển đồng bộ các hoạt động có chiều sâu.
b, Đối với đoàn viên công đoàn:
5


Đội ngũ đoàn viên công đoàn đoàn kết nhất trí, nghiêm túc thực hiện tốt các mục
tiêu kế hoạch của BCH công đoàn, có ý thức học tập bồi dưỡng kiến thức, tích cực
công tác đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, khuyến khích đoàn viên khai thác
thông tin trên Internet, linh hoạt sáng tạo đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận
động “ Hai không với bốn nội dung”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo; ….

c, Đối với phụ huynh học sinh:
Tham mưu với nhà trường kiện toàn ban thường trực cha mẹ đầu năm, tuyên
truyền sâu rộng để phụ huynh chấp hành tốt nội qui, qui định của nhà trường, tạo điều
kiện chăm sóc con em mình, cùng thống nhất quan điểm về mục tiêu giáo dục con em
theo kiến thức khoa học. Có nhiều gia đình phụ huynh hiếu học đã tự nguyện tham gia
hỗ trợ kinh phí cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, từng bước tu sửa, bổ sung CSVC, làm mới khuôn
viên tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, trường lớp khang trang tạo động lực
cho học sinh yêu thích đến trường hơn.
2.3. Các giải pháp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” tại Công đoàn trường Tiểu học Thọ Xương.
Xác định tổ chức Công đoàn nhà trường luôn đóng góp một vai trò quan trọng
cho sự phát triển của nhà trường, có khi Công đoàn là một phương tiện, là một cầu nối
giữa chính quyền với giáo viên, nhân viên trong toàn trường nhưng cũng có khi là người
tham mưu, góp ý và đưa ra những ý kiến hữu ích cho chính quyền để hoàn thành tốt
nhiệm vụ năm học. Chính vì lý do đó mà trong suốt thời gian qua các đồng chí trong
BCH CĐ trường Tiểu học Thọ Xương chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc
được giao đặc biệt trong năm học này, để giữ vững được các thành tích đã đạt được từ
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tổ chức CĐ
trường TH Thọ Xương thực hiện các mục tiêu đã đề ra một cách sâu sắc hơn, hệ thống
hơn phù hợp với các đặc thù của trường của địa phương.
Việc đầu tiên BCH phải tuyên truyền làm sao để mỗi đoàn viên công đoàn lúc
nào cũng phải xác định rõ được mục tiêu của từng nội dung trong phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” và phải xem đó chính là không gì xa lạ mà là
việc làm hằng ngày của mỗi đoàn viên, giáo viên, học sinh khi đến trường, đó là:

Thứ nhất, Phải xây dựng trường Lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;
Thứ hai, Dạy và học có hiệu quả, phù hơp với đặc điểm lứa tuối của
hoc sinh ở địa phương giúp các em tự tin trong học tập;
Thứ ba, Dạy học phải kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;

Thứ tư, Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành
mạnh cho các em;
Thứ năm, Giúp học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng địa phương.
Để thực hiện được các nội dung trên, với vai trò trách nhiệm của một
6


chủ tịch công đoàn, tôi đã cùng BCH công đoàn triển khai và thực hiện tốt
một số giải pháp sau:
2.3.1. Công tác triển khai, tuyên truyền.
Để tạo được sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm
học BCH Công đoàn phối hợp cùng với chính quyền đã tổ chức thành công Hội nghị
cán bộ công chức phát huy hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và Ủy ban
kiểm tra công đoàn hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết cán bộ công
chức viên chức, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Sau khi triển khai nội
dung các phong trào, các cuộc vận động BCH công đoàn cũng như chính quyền tổ chức
lên kế hoạch thực hiện cụ thể, thành lập ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ rõ ràng đến
từng bộ phận từng thành viên. Từ đó, việc thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc
vận động rộng lớn của ngành mới đi vào chiều sâu. phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo đoàn kết nhất trí của mọi cán bộ, đoàn viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước và các cuộc vận động của ngành động viên đội ngũ nhà giáo phấn đấu thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ năm học. Bên cạnh đó BCH công đoàn đã làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục sâu rộng trong đội ngũ nhà giáo và lao động của đơn vị về đường lối
của Đảng. chính sách pháp luật của nhà nước chủ trương kế hoạch của ngành nội quy
quy chế của Nhà trường-Công đoàn. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới
2017 - 2018 lựa chọn và lồng ghép nội dung thi đua, nội dung các cuộc vận động cho
phù hợp với thực tiễn của công đoàn nhà trường.
2.3.2. Công đoàn với các mối quan hệ và cách giao tiếp hàng ngày:
Một nhà trường vững mạnh là một nhà trường được xây dựng trên nền tảng sự

đoàn kết, đồng lòng, đồng sức của tập thể CBGV-NV trong toàn nhà trường. Để làm
được việc này BCH công đoàn thiết nghĩ sự giao tiếp giữa các đối tượng trong nhà
trường (BGH với GV, GV với phụ huynh, GV với GV, GV với học sinh) đóng vai trò rất
quan trọng để tạo nên nền tảng đoàn kết vững chắc trong công đoàn cũng như trong nhà
trường.
Trong các mối quan hệ và giao tiếp tại trường thì mối quan hệ và giao tiếp của
BGH; BCH công đoàn với giáo viên nhân viên, đoàn viên công đoàn đóng vai trò quan
trọng. Tôi nhận thấy rằng nguời quản lý thành đạt phải là người có năng lực, có khả
năng diễn thuyết, giao tiếp tốt,... Chính vì thế CĐ là một cầu nối, có khi là người cố vấn
để BGH gần gũi hơn với GV, NV trong trường. CĐ đề đạt các nguyện vọng chính đáng
của người lao động, phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường hiện tại để anh chị em
luôn được quan tâm, động viên kịp thời đúng lúc, đúng mức. Ngược lại BCH CĐ nhà
trường phải nắm rõ các điều luật, qui định, điều kiện thực tế của nhà trường, để cùng
với BGH giải đáp các ý kiến cho giáo viên, nhân viên nắm rõ, với sự thẳng thắn, chân
thành tạo niềm tin trong đoàn viên, giáo viên từ đó tạo động lực cho đoàn viên, giáo
viên chủ động tích cực trong các hoạt động.
Bên cạnh mối quan hệ, giao tiếp giữa các đồng nghiệp trong trường, BCH CĐ
và BGH luôn quan tâm nhắc nhở, góp ý cho đoàn viên, đặc biệt là số đoàn viên trẻ, mới
vào nghề biết cách ứng xử với bạn bè đồng nghiệp, giữ mối quan hệ, giao tiếp đúng
mực với phụ huynh, với học sinh, từ đó tạo niềm tin với phụ huynh khi cho con vào học
ở trường. Khi giao tiếp với học sinh cần tình cảm, quan tâm tới tâm lý của lứa tuổi, có
7


thể là người bạn đồng hành để giúp học sinh những vướng mắc khó khăn trong sinh
hoạt cũng như trong học tập hằng ngày, coi học sinh như con em mình tạo môi trường
thân thiện để học sinh yêu thích đến trường, đặc biệt là học sinh lớp Một các em mới bắt
đầu được làm quen với môi trường học tập.
Chính vì vậy, mỗi đoàn viên, giáo viên cần phải biết vận dụng các hình thức tổ
chức giáo dục linh hoạt trong trường, trong lớp như: học sinh hoàn thành tốt kèm học

sinh chưa hoàn thành, giúp đỡ nhau trong nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, v.v... cần tổ
chức nhiều các loại hình hoạt động làm thay đổi không khí học tập như: Khi chuyển tiết
dạy có thể đưa các trò chơi, các câu chuyện vui… để học sinh có hứng thú hơn trong
học tập. Từ đó các em luôn coi việc được đến trường, được học tập, là một niềm vui và
các em thấy thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Vẫn còn số ít giáo viên chủ nhiệm khi kèm cặp, hướng dẫn học sinh chưa hoàn
thành thường tỏ ra bức xúc, nóng vội gây căng thẳng đối với học sinh. Do vậy, tất cả
giáo viên chủ nhiệm phải cố gắng kiềm chế sự nóng giận mà hãy nhỏ nhẹ, dịu dàng,
kiên trì trong quá trình hướng dẫn các em học tập thì mới hiệu quả. Nhất là lúc các em
tiến bộ hơn một chút thì phải khen ngợi biểu dương ngay trước lớp, khi các em mắc lỗi
thì phải nhẹ nhàng, dịu dàng chỉ bảo để các em khắc phục. Làm được như vậy thì sẽ
giúp các em sẽ tự tin hơn trong học tập và sẽ tiếp thu kiến thức một cách dể dàng hơn.
Không chỉ vậy, ngoài việc đánh giá HS theo TT 30, sửa đổi một số điểm theo thông
tư 22 mà mỗi giáo viên cần phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh tình hình
học tập của con em, những nội dung và biện pháp chăm sóc, cách giáo dục các em ở
trường cũng như ở nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn còn gặp phải khi dạy
con em.
2.3.3. Công đoàn với công tác chuyên môn:
Đuợc sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục, sự vào
cuộc của lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường có một cơ sở vật chất khá
đầy đủ như: Cơ bản có đủ phòng học, phòng làm việc, trong các phòng được trang bị
đầy đủ trang, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, có phòng vi tính có hệ thống mạng
Internet phục vụ cho công tác giảng dạy; khu vệ sinh sạch sẽ thoảng mát, khu nhà xe
học sinh ngăn nắp gọn gàng.
Nhằm phát huy điều kiện cơ sở vật chất sẵn có BCH công đoàn kết họp với tổ
chuyên môn động viên đoàn viên, giáo viên tích cực đầu tư cho công tác chuyên môn
như: Đổi mới phương pháp giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng, phát huy sáng tạo trong dạy học, tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Phong trào mỗi cán bộ đoàn viên, GV có ít nhất một sáng kiến đã trở
thành phổ biến ở nhà trường. Nhiều GV nghiên cứu khoa học sư phạm và có kết quả

ứng dụng cao trong công tác, việc sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học
trở thành thường xuyên (mỗi tháng phấn đấu mỗi đoàn viên có một tiết bằng giáo án
điện tử, thông qua tiết học này các em được khám phá nhiều thông tin, mô hình, hình
ảnh sinh động nhất là các môn học TNXH, Lịch sử, địa lý, đạo đức, Tiếng Việt,… từ đó
có tác dụng rất tốt trong việc nâng cáo chất lượng giáo dục, tạo sự tự tin hơn khi các em
được trực tiếp quan sát nhận xét. Bước đầu có sự chuyền biến trong cách học của HS.
Bên cạnh đó vào những tháng chủ điểm của năm học BCH công đoàn phổi hợp cùng
8


chính quyền phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt" gắn với các hội
thi “Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin", hội thi “Giáo viên dạy giỏi" các cấp,
hội thi “ Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học" “Tin học trẻ không chuyên", phong trào
thao giảng hội giảng nhân ngày 20/11. Qua hội thi, nhiều giáo viên đã đạt đưọc danh
hiệu giáo viên giỏi, điển hình như (cô Hảo, cô Tuyết k5, cô Vân Anh, cô Luyến k4, cô
Lâm k3, cô Mận k2, cô Nghị, cô Hà k1). Có nhiều thầy cô đã có nhiều hình thức tố chức
tiết học linh hoạt, sáng tạo thu hút sự chú ý của học sinh kích thích được tính tích cực,
lòng say mê của học sinh trong các tiết dạy, song song với công tác dạy và học, công
đoàn đã phối hợp với chuyên môn chỉ đạo các tổ chuyên môn thành lập các câu lạc bộ
cho học sinh và tổ chức hoạt động có hiệu quả, hằng tháng tổ chứ giao lưu giao lưu các
câu lạc bộ “Toán, Tiếng Việt, Tiếng anh, Âm nhạc, Mĩ Thuật, TDTT…, Vườn hoa kiến
thức ở từng khối,… " qua đó phát hiện kịp thời những họ sinh năng khiếu có thể tham
gia dự giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh. Hằng năm có từ 35- 42 học sinh đạt giải trong các
cuộc giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh, tiêu biểu như (em Sử, em San HS lớp 5 được TT TD
TT Thanh Hóa tuyển vào câu lạc bộ Điền kinh và bóng đá tỉnh Thanh Hóa, em Phúc
Vinh HS lớp 5A đạt 2 giải Nhì Toán và Anh Văn,..
Giao lưu câu lạc bộ Mĩ thuật

Giao lưu “Vườn hoa kiến thức”
Giao lưu “Múa hát tập thể chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”


Để động viên kịp thời những GV, HS đạt kết quả cao trong các kỳ giao lưu, nhà
trường, BCH CĐ đã phối hợp với Hội phụ huynh, Hội khuyến học trao thưởng nóng
cho các đồng chí GV và các em HS. Chính vì vậy đã động viên kịp thời các thầy cô
giáo, các em HS, từ đó, giúp các thầy cô và các em học sinh phát huy hết khả năng của
mình.
Không chỉ với công tác dạy và học mà phải nói đến vai trò của những đoàn viên
công đoàn làm công tác chủ nhiệm tốt điển hình: (cô Nghị 1A, cô Bình 1B, cô Hà 1D,
cô Mận 2D, cô Vy 2B; cô Lâm 3A, cô Luyến 4A, cô Vân Anh 4C, cô Hảo 5A,…) các cô
luôn luôn bám sát lớp theo dõi kiểm tra việc học tập và nắm bắt kịp thời tình hình học
sinh chậm tiến bộ, chưa chịu khó trong học tập để từng bước có kế hoạch đôn đốc, nhắc
nhở và liên hệ với gia đình, tạo cho học sinh có niềm tin tiếp tục đến trường. Bên cạnh
việc hoàn thành chuyên môn tại trường rất tốt của đoàn viên công đoàn, BCH CĐ chúng
tôi đã và đang thực hiện tốt việc quan tâm đến hoàn cảnh, điều kiện gia đình cũng như
9


sự khó khăn cá nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng chuyên môn giảng dạy của một số
giáo viên trong trường. Chúng tôi tham mưu với chính quyền về việc tạo điều kiện thời
gian, thời khóa biểu hợp lí cho một số giáo viên nhà xa, có hoàn cảnh gia đình khó
khăn. Để làm sao các giáo viên đó vẫn tự tin và tâm lý, vững về chuyên môn và hoàn
thành công việc được giao. Có những đoàn viên ốm đau dài ngày, BCH CĐ đã động
viên các đ/c trong công đoàn giúp đỡ đ/c mình về ngày công để các đ/c yên tâm điều trị
bệnh.
2.3.4. Công đoàn với công tác chăm lo đời sống đoàn viên.
Với công đoàn thì không có nhiều vật chất để động viên đoàn viên mà xác định
có được phần thưởng về mặt tinh thần, chính vì vậy sau mỗi giờ học căng thẳng là
những giây phút giải trí bằng các câu chuyện vui, hay trong những buổi SHCM bao giờ
chúng tôi cũng có chút thời gian dành cho góp tâm sự của anh chị em trong tổ, không gò
bó dập khuôn. Chỉ 15 - 20 phút nhưng rất có hiệu quả, chị em tâm sự cởi mở, trao đổi

những vướng mắc gđ để bạn bè đồng nghiệp cùng chia sẻ. Bên cạch việc chăm lo về đời
sông tinh thần cho đoàn viên, BCH đã chủ động tham mưu với nhà trường tạo điều kiện
về CSVC tuy không nhiều nhưng đó cũng chính là nguồn động viên để mỗi đoàn viên
tăng thêm niềm vui, niềm phấn khởi trong cuộc sống đời thường. Hằng năm nhà trường
tiết kiệm kinh phí chi tiêu để anh chị em được nhận thêm phần tăng thu nhập, có quà
tặng các ngày lễ trong năm như 20/11, tết Nguyên Đán, 8/3, hỗ trợ cho đoàn viên đi
thăm quan du lịch trong mỗi dịp hè,…
Bên cạnh đó công tác chăm lo sức khỏe cho đoàn viên cũng
được công đoàn chú trọng, hàng năm công đoàn tham mưu với nhà
trường tạo điều kiện về thời gian để mỗi đoàn viên được đi kiểm tra
sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời khi
có trường hợp ốm đau, thai sản, hỉ sự. Trong các ngày lễ Công đoàn
đã tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dưới các hinh thức như hội
thi nấu ăn, cắm hoa, Phụ nữ giỏi việc trường đảm việc nhà, Thi thách
thức danh hài, hát dân ca, gặp mặt hội dâu-rể, hoạt động TDTT trong
cán bộ giáo viên cũng được phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, có đoàn viên
đã đạt giải cấp huyện.
Giao lưu câu lạc bô TDTT
Hội thi Nữ công gia chánh, thi hát dân ca, kể chuyện về Bác Hồ.

Trong các dịp hè Công đoàn phối hợp với chính quyền đã tổ chức cho cán bộ giáo
viên đi tham quan du lịch các tỉnh phía Nam 8 ngày, đây cũng là dịp để cán bộ đoàn
viên tham quan học tập nhằm giúp đoàn viên có cơ hội tìm hiểu những di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước, đó cũng chính là tư liệu hữu ích phục vụ cho
công tác giảng dạy tốt hơn, tạo sự gần gũi chia sẽ tăng thêm sự đoàn kết và găn bó với
tập thể, yêu nghề nhiều hơn. Chính từ những việc làm tưởng như bình thường đó, tưởng
như đi chơi nhưng chính từ sân chơi đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, yêu quê hương đất
nước và sẽ cho ra đời những sản phẩm trí tuệ có thể sẽ không cân đo đong đếm được mà
10



chỳng ta thm hiu ú chớnh l nhng thnh tớch gúp phn lm giu thờm cho quờ
hng t nc. Kt qu l trong nhng nm hc qua nhiu cỏn b giỏo viờn ó c
cụng nhn giỏo viờn gii, nhiu cỏ nhõn c cụng nhn danh hiu chin s thi ua cp
c s, cp tnh; c LL tnh, Cụng on Giỏo dc Vit nam v Cụng on ngnh
tng bng khen giy khen; nhiu ch em cỏn b giỏo viờn c cỏc cp khen thng l
ph n gii vic trng, m vic nh v tp th trong nhng nm qua Cụng on nh
trng luụn c Cụng on cp trờn cụng nhn Cụng on c s vng mnh xut sc
c nhn Bng khen ca LL tnh; Nhà trờng liên tục đợc nhận giấy khen
của Giám đốc Sở GD-ĐT; nhận Bằng khen của CT UBND Tnh.
2.3.5. Cụng on vi cỏc hot ng:
T chc cỏc hot ng chuyờn :
Cụng on phi vi chuyờn mụn m cỏc cuc hi tho, chuyờn v chuyờn
mụn: Nõng cao cht lng ging dy, Gii phỏp nõng cao cht lng hc sinh nng
khiu"; v cụng tỏc qun lớ hc sinh Gii phỏp nõng cao cht lng bui sinh hot
NGLL; Cụng tỏc ch nhim lp gii Giỏo dc v giỏ tr sng, k nng sng";
Qua bui chuyờn , hi tho cỏc cỏn b, on viờn ó tho lun, trao i v hc
hi kinh nghim ln nhau t ú s tip thu, chn lc nhng ý kin hay v ỳc kt c
nhng kinh nghim cho bn thõn mỡnh lm giu thờm vn tri thc vn dng vo
trong cỏc hot ng ging dy mt cỏch hp lớ, phự hp cho tng i tng hc sinh to
s thõn thin, gõn gi, tỡnh cm gn bú gia thy v trũ thõn thin hn, t ú hc sinh s
cú thờm ng lc thỳc y quỏ trỡnh hc tp ngy cng tt hn. Bờn cnh cụng tỏc
chuyờn mụn thỡ cụng tỏc vn th cng khụng kộm phn quan trng. Cụng on phi hp
cựng on thanh niờn t chc cho on viờn v hc sinh tỡm hiu ý ngha truyn thng
ca cỏc l, hi thụng qua cỏc bui cho c, cỏc bui sinh hot tp th hay trong cỏc bui
sinh hot CLB. T chc cỏc hot ng ngoi khúa, cỏc trũ chi dõn gian, thi u th
thao, vn ngh, trong dp l khai ging nm hc mi, 20/11, 20/10, 8/3,mng
ng, mng Xuõn.
Thụng qua cỏc hot ng vn th ú s to ra mụi trng TDTT, hc sinh s cm
nhn c s thoi mỏi khi vic hc ca mỡnh va gn vi kin thc trong sch v; va

thụng qua s thõm nhp; tri nghim ca chớnh bn thõn trong cỏc hot ng ngoi
khoỏ; cỏc hot ng tp th vui m hc; c nh th cỏc em s thy Mi ngy n
trng l mt ngy vui".
Cụng tỏc bo v mụi trng:
Bo v mụi trng l mt ni dung khụng th thiu trong tiờu chớ xõy dng
Trng hc thõn thin, hc sinh tớch cc. õy cng chớnh l nhim v ca mi on
viờn cụng on l lm th no cnh quan mụi trng trong trng hc v xung quanh
nh trng phi: xanh, sch, p v an ton. vn ny din ra thng xuyờn u
n v i vo n np thỡ BCH Cụng on cựng on thanh niờn thnh lp ban ch o
cú k hoch c th giỏo dc ý thc bo v mụi trng cho hc sinh bit gi gỡn v bo
v mụi trng trong sch, tham mu vi nh trng lm cỏc cõu khu hiu tuyờn
truyn, thụng qua loa truyn thanh ca nh trng, thng xuyờn nờu gng nhng hc
sinh, nhng lp c xp loi A v nn np, VSL,. Phõn cụng c th tng khu vc
hc sinh dn v sinh sõn trng, lp hc vo cui tun.
11


Ví dụ: Kế hoạch phân công việc thực hiện VSMT hằng tuần:
Khối
1

2

Nhiệm vụ

Người thực hiện

Tổng vệ sinh dãy phòng học khối 1 và Khối trưởng và đ/c phụ trách
hai phía cầu thang. Trồng, chăm sóc dãy Ban LĐVS của khối chỉ đạo
bồn hoa, thảm cỏ phía Tây trước cổng cho GV, HS thực hiện.

trường.
Tổng vệ sinh dãy phòng học, dọn vệ sinh Khối trưởng và đ/c phụ trách
đầu hồi phía Nam, cầu thang giữa. Ban LĐVS của khối chỉ đạo
Trồng, chăm sóc dãy bồn hoa, thảm cỏ cho GV, HS thực hiện.
phía Đông trước cổng trường.

3

4

Tổng vệ sinh dãy phòng học, cầu thang Khối trưởng và đ/c phụ trách
phía Bắc, vệ sinh từ đầu hồi khối 1 đến Ban LĐVS của khối chỉ đạo
khu vệ sinh học sinh, vệ sinh phía sau cho GV, HS thực hiện.
dãy tầng phía Đông và chăm sóc các bồn
cây hoa trước khu nhà phía đông.
Tổng dọn vệ sinh hai bên phía trước Khối trưởng và đ/c phụ trách
cổng trường đến trạm y tế và hết khu nhà Ban LĐVS của khối chỉ đạo
tập thể, dọn vệ sinh trước sau dãy phòng cho GV, HS thực hiện.
học, trồng và chăm sóc dãy bồn hoa dãy
nhà cấp 4 phía Tây, dọn vệ sinh khu bể
nước.

Tổng dọn vệ sinh khu trung tâm sân Khối trưởng và đ/c phụ trách
trường và phía sau khu chính, chăm sóc Ban LĐVS của khối chỉ đạo
các bồn cây trong khu trung tâm, trồng, cho GV, HS thực hiện.
chăm sóc vườn thuốc nam.
Tổ văn Trồng chăm sóc bồn hoa, chậu hoa trước Tổ trưởng chỉ đạo các đ/c trong
phòng dãy văn phòng. Don vệ sinh các phòng tổ thực hiện.
và đặc chức năng và khu văn phòng.
thù

Thầy trò cùng trồng và chăm sóc cây và hoa tạo cho khuôn viên nhà trường
thoảng mát, xanh, sạch, đẹp, từ đó sẽ phòng tránh dịch bệnh xâm nhập vào trường học.
Tổ chức cho học sinh quét dọn xung quanh trường, đường làng ngõ xóm. Thông qua
buổi lao động sẽ giáo dục được cho các em và mọi người ý thức hơn nữa trong việc bảo
vệ môi trường, góp phần làm cho cuộc sống thêm trong lành, có như thế thì các em mởi
cảm thấy yêu quí ngôi trường và bạn bè mình hơn.
Công tác “Giáo dục thể chất”:
Vấn đề sức khỏe thể chất của các em học sinh cũng được công đoàn tham mưu
với nhà trường để có sự quan tâm đúng mức, cụ thề:
Có phòng y tế chung và mỗi lớp học có một góc tủ y tế nhỏ, dụng cụ phục vụ cho
việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh đều được phát đầy đủ về các lớp học.
5

12


Tạo điều kiện về CSVC có đủ sân chơi bãi tập cho học sinh tham gia học tập và
hoạt động, tổ chức cho học sinh tham gia câu lạc bộ thể dục TT, Erobichs, bố trí GV
luyện tập để học sinh có cơ hội tăng cường thể lực và đặc biệt tạo cơ hội để HS được
tham gia dự thi điền kinh, bóng đá, Eobichs các cấp huyện, tỉnh.
Việc “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:
Phối hợp với chuyên môn chỉ đạo giáo viên ngoài việc dạy kiến thức phải lồng
ghép để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao
thông, chết đuối dưới nước và các tai nạn khác.
Rèn luyện khả năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực
và các tệ nạn xã hội.
Phối hợp việc rèn kỹ năng sống với việc tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi

lành mạnh.
Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với BCH Liên đội tổ chức các
hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực vào các buổi sinh hoạt đầu tuần và
cuối tuần, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; khuyến khích sự tham gia chủ
động, tự giác của học sinh.
Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp
với lứa tuổi của học sinh và phù hợp với đặc điểm tình hình đặc trưng của địa phương.
Tổ chức giao lưu văn nghệ trong tiết giáo dục tập thể vào thứ hai đầu tuần.
Hướng dẫn Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá,
giáo dục cách mạng ở địa phương. BCH CĐ phối hợp với Đoàn TN, Đội TN có có kế
hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho hoc sinh. Đây là việc làm thường
xuyên trong các dịp ngày lễ lớn của dân tộc như 20/11, 22/12, 15/5, 19/5, …
Tri ân các anh hùng tại nghĩa trang liệt sĩ của địa phương
Đặc biệt nhà trường đã thường xuyên giáo dục cho học sinh thấm nhuần đạo đức
“Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” phối hợp với các đoàn thể ĐoànĐội-Hội giáo dục các em thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức cho các em đăng
ký những việc làm tốt, đăng ký một hoặc nhiều việc theo 5 điều Bác Hồ dạy, đăng ký
chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ, Chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, tổ
chức cho các em thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 22/12, 27/7 hằng năm, thăm
các bác thương binh nặng trên địa bàn (bác Ngân, bác Đặng), tích cực tham gia các cuộc
vận động quyên góp, làm công tác từ thiện nhân đạo, quỹ đền ơn đáp nghĩa,….Tổng
giá trị lên tới trên 50 triệu đồng.
Thông qua các hoạt động này nhăm tăng cường giáo dục truyền thống tình yêu
quê hương đất nước, biết trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, từ đó
nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc,…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
13


Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã nắm được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đánh
giá đúng thực trạng của Công đoàn trong phong trào “xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực”, chỉ ra được những nguyên nhân tồn tại hạn chế; tôi đã đưa ra được
các giải pháp hữu hiệu. Kết quả đạt được như sau:

Về phía địa phương đã hỗ trợ kinh phí cải tạo khu nhà cấp 4 phía đông thành
khu 2 tầng 12 phòng trị giá 3 tỉ đồng. Xây 2 khu nhà xe 14 phòng cho học sinh, 1
nhà xe cho GV; xây 1 khu vệ sinh tự hoại cho học sinh (300 triệu đồng); tu sửa lại
khu nhà cấp 4 phía Tây (40 triệu đồng).

Tiết chào cờ thứ hai đầu tuần
(Về phía Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ xây mới một khu vệ sinh học sinh 7 phòng;
mua 1 bộ máy chiếu để ở phòng chung. Lát toàn bộ sân chơi cho học sinh; sửa cổng;
làm hệ thống nhà để máy lọc nước, tổng trị giá trên 400 triệu đồng. Riêng hội phụ
huynh khối 1 hằng năm hỗ trợ bảng chống lóa (15 cái), tủ đựng đồ dùng học tập trong
phòng học (25 tủ), 1 bộ nghe nhìn,
Tñ ®å dïng
Về phía nhà trường, xin UBND huyện hỗ trợ kinh phí trang bị toàn bộ bàn ghế 2
chỗ ngồi cho học sinh (đủ 23 phòng học), bàn ghế văn phòng, bàn giáo viên, bảng
chống lóa trong các lớp học (10 cái), 5 bộ máy tính cho 5 tổ chuyên môn sử dụng cho
việc giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, 1 bộ máy chiếu; tiết kiệm chi tiêu mua sắm các
loại chậu, cây cảnh trang trí trong khuôn viên nhà trường;…..a

+ Về phía công đoàn, thực hiện tốt quy chế phối hợp từ công tác tuyên
truyền, lên kế hoạch tổ chức cho đoàn viên thực hiện. đặc biệt là kêu gọi đoàn
viên góp công đổ, san đất, trồng và chăm sóc toàn bộ cây, hoa trong khuôn viên
nhà trường, dọn, giữ gìn vệ sinh trong và ngoài nhà trường hằng ngày sạch sẽ,…

Tập thể cán bộ ĐVCĐ đoàn kết nhất trí cùng nhau xây dựng nhà trường
ngày một phát triến, chuyên môn vững vành, chủ động sáng tạo có nhiều hình thức
tổ chức tiết học và hoạt động phong phú ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào
14



bài giảng tăng cường hứng thú cho học sinh, có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp
tỉnh.
Những thành tích mà Công đoàn - Nhà trường đã đạt được, đó chính là tấm lòng
nhiệt huyết, sự đam mê trong công việc, đoàn viên Công đoàn đã phát huy cao nhất tính
tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia hoạt động xã
hội một cách phù hợp và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Công đoàn đã đề ra.
3. Kết luận:
3.1. Kết luận:
Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đây là một phong
trào đặc biệt, nó bao hàm rộng lớn nhiều lĩnh vực, cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần.
Đặc biệt, nó đem lại cho học sinh mở rộng nhiều hiểu biết, giúp học sinh có một môi
trường xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện. Từ đó làm cơ sở cho sự phát triển mọi hoạt
động của học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm mọi vấn đề, đồng thời giúp giáo
viên phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích hợp các nội dung, phương pháp về việc
giáo dục học sinh, giúp cho các em nhận thức một cách đầy đủ về các lĩnh vực phát
triển. không những thế mà phong trào còn mang tính chiến lược cộng đồng. Huy động
được các ban ngành đoàn thể, cộng đồng sự kết hợp cùng nhau xây dựng cho nhà
trường ngày càng khang trang, có môi trường xanh sạch đẹp, an toàn, thân thiện.
3.2. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt vai trò của Công đoàn trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Thứ nhất, BCH CĐ thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền để lựa
chọn các nội dung tuyên truyền phù hợp. Thường xuyên thay đổi nội dung hình thức
tuyên truyền để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý cùa CB GV, NV và học sinh.
Thứ hai, Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tạo cảnh quan nhà
trường khang trang, thân thiện, tạo cơ hội cho học sinh yêu trường và thích đến trường
từ đó các em sẽ chăm ngoan học tập tiến bộ hơn không có học sinh bỏ học.

Thứ ba, Tạo được bầu không khi đoàn kết trong tập thể, nhất trí, luôn đi sâu đi sát
để nắm bắt tâm tư tình cảm của ĐVCĐ. Tạo sự thân thiện trong tập thể sư phạm với
nhau, điều này rất quan trọng vì nó là cái lõi để thân thiện với mọi đối tượng khác. Ở
đây vai trò của chủ tịch công đoàn, BCH CĐ trong công tác chỉ đạo các tổ công đoàn
hoạt động là cực kỳ quan trọng. Bởi cũng từ đây tạo nên sự đoàn kết thống nhất, sự
đồng thuận từ khâu lên kế hoạch đến việc thực hiện phải đồng bộ, công đoàn chính là
chiếc cầu nối, là sợi dây tình cảm cũng có lúc phải đóng vai trò là nhà phán xử, cũng có
lúc là luật sư bào chữa. Chính vì vậy vai trò là người đứng đầu một tổ chức, đòi hỏi chủ
tịch công đoàn cần có tính linh hoạt, mềm dẻo, biết lắng nghe, song không để tập thể
dân chủ quá đà mà tất cả phải tôn trọng nền nếp, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động
cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Thứ tư, Phối hợp với chính quyền có chế độ động viên khen thưởng kịp thời giúp
ĐVCĐ phát huy hết khả năng của bản thân. Tạo sân chơi cho đoàn viên như: Tổ chức
họp mặt đoàn viên, gặp mặt Dâu-Rể trong các ngày lễ lớn như 8/3; 20/10; 20/11 hoặc
nhân dịp tham quan du lịch hè với mục đích tạo sự gần gũi, đầm ấm các ĐVCĐ như
15


một gia đình lớn, tràn đầy sự thân thiện. Qua đó giúp người thân trong gia đình hiểu hơn
về nghề giáo để có sự cảm thông, giúp đỡ tạo điều kiện cho ĐVCĐ hoàn thành chức
trách của mình.
Thứ năm, Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các chuyến về nguồn nhằm tuyên
truyền sâu rộng trong ĐVCĐ, học sinh nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng, lòng tự
hào vê lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của quê hương
đất nước.
Với tinh thần ham học hỏi nghiên cứu song nội dung sáng kiến chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng
khoa học ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ, sâu sắc và hoàn chỉnh
hơn giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác phối hợp “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Ngày 24 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Đỗ Thị Năm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp.
2. Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 20082013.
3. Kế hoạch số: 307/KH-BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
4. Kế hoạch liên ngành số: 7575/KHLN/BGD-ĐT-BVHTTDL-TWĐTN về triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn
2008-2013.
5. Hướng dẫn đánh giá số 1741/BGD-ĐT-GDTrH kết quả phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
6. Công văn của phòng GD&ĐT về kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
7. Kế hoạch năm học của Nhà trường, Công đoàn.
16


8. Quy chế phối hợp giữa Công đoàn – Nhà trường.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Năm
Chức vụ và đơn vị công tác: P.HT – Tiểu học Thọ Xương

TT

Tên đề tài SKKN

1
2

Chứng nhận SKKN cấp huyện môn Toán
Chứng nhận SKKN cấp huyện môn
TNXH
Chứng nhận SKKN cấp huyện môn Toán
Chứng nhận SKKN cấp huyện môn
Tiếng Việt

3
4

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
PGD&ĐT
PGD&ĐT
PGD&ĐT
PGD&ĐT


Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp
đánh giá
loại (A,
xếp loại
B, hoặc
C)
C
1997-1998
C
2000-2001
C
C

2004-2005
2006-2007
17


5

Chứng nhận SKKN cấp huyện đề tài
Quản lý (Chọn HS năng khiếu)
6 Chứng nhận SKKN cấp huyện đề tài
Công đoàn
7 Giấy chứng nhận SKKN cấp Tỉnh đề tài
Công đoàn

8 Chứng nhận SKKN cấp huyện đề tài
Quản lý (Rèn KNS cho HS)
9 Giấy chứng nhận SKKN cấp Tỉnh đề tài
Quản lý (Rèn KNS cho HS)
10 Giấy chứng nhận SKKN cấp huyện đề
tài Quản lý (Dạy học 2 buổi/ngày)
11 Giấy chứng nhận SKKN cấp Tỉnh đề tài
Quản lý (Dạy học 2 buổi/ngày)

PGD&ĐT

C

2008-2009

PGD&ĐT

B

2010-2011

Sở GD&ĐT

B

2010-2011

PGD&ĐT

B


2013-2014

Sở GD&ĐT

C

2013-2014

PGD&ĐT

B

2015-2016

Sở GD&ĐT

B

2015-2016

18



×