Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường TH thiết ống 1 năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG 1
HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Dư Thị Việt Hà
Chức vụ:
P.hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiết Ống 1
SKKN Thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.2.1. Đời sống nhân dân, phương tiện, mạng lưới giao thông của
địa phương


2.2.2.Thực trạng sử dụng phương tiện giao thông, những hiểu biết
sơ giản ban đầu về kiến thức ATGT, ý thức chấp hành luật giao
thông và các lỗi vi phạm ATGT thường gặp của học sinh nhà
trường.
2.3. Những giải pháp
2.3.1. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong trường
học.
2.3.2. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề “Tìm hiểu kiến thức
ATGT”
2.3.3. Chỉ đạo dạy tốt các giờ học chính khóa và ngoại khóa có nội
dung về An toàn giao thông :
2.3.4. Chỉ đạo Đội cờ đỏ và giáo viên chủ nhiệm theo dõi, đánh giá
HS thường xuyên về việc thực hiện đi đường an toàn
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2.Những đề xuất kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4
4
5


7
7
10
10
13
13
16
16
16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
Cùng với sự phát triển của đất nước đó là sự tăng trưởng kinh tế và những
mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang
được gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở
đường bộ, đường không, đường thủy,....phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân. Chính vì vậy vào thời điểm này tài nạn giao thông và
những bức xúc về tai nạn giao thông lại đang gây sức ép nặng nề lên xã hội.
Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp
đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Để lại những nỗi đau, tổn thất lớn
cho gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia, trong năm 2018 (tính từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018) toàn quốc
xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.248 người, bị thương 14.802
người. Bình quân 1 ngày trong năm 2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 50 vụ tai
nạn giao thông, gồm 26 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 24 vụ
va chạm giao thông, làm 22 người chết, 14 người bị thương và 25 người bị
thương nhẹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, nhưng chủ yếu là do ý
thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa nghiêm. Thực trạng này
đang là vấn đề nhức nhối cần sự chung tay của cả cộng đồng và toàn xã hội. Vì

vậy, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục chọn năm 2018 là
năm An toàn giao thông, với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em” với mục
tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành
giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân tủ
luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Giáo dục An
toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo dục tuy cỏ vẻ đơn
giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh học thuộc lòng những điều
luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành
vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hang ngày các em đi học
hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều loại xe, người và xe đi lại khá đông
đúc. Hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như chạy đùa giỡn
trên đường, tập trung trước cổng trường, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo
hiểm, đi hàng 3, vòng phải, vòng trái tùy tiện,… xảy ra rất phổ biến. Có rất
nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc mà nạn nhân là các em học sinh hoặc do
học sinh gây ra. Vì vậy, giáo dục ý thức và hiểu biết về an toàn giao thông là vấn
đề rất cần thiết và cấp bách cho toàn xã hội nói chung, trong nhà trường Tiểu
học nói riêng.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết
về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết cách tham
gia giao thông theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Chính
vì thế ngay từ đầu năm học Sở giáo dục và đào tạo đã có công văn hướng dẫn số
2551/SGDĐT-GDTH Thanh Hoá, ngày 15 tháng 10 năm 2018 về việc tổ chức
Hội thi ‘‘Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông’’ cho học sinh tiểu học cấp tỉnh,
năm học 2018-2019; Thực hiện theo công văn hướng dẫn số 325/PGDĐT-GDTH
1


Bá Thước, ngày 22 tháng 10 năm 2018 về việc tổ chức Hội thi ‘‘Tìm hiểu kiến
thức an toàn giao thông’’ cho học sinh tiểu học cấp huyện năm học 2018-2019;
Kế hoạch Số 341/KH-PGDĐT Bá Thước về việc tổ chức Hội thi Tìm hiểu kiến

thức an toàn giao thông’’ cho học sinh tiểu học cấp huyện năm học 2018-2019.
Nhà trường đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các công văn, kế hoạch chỉ đạo của
ngành đồng thời cung cấp tài liệu, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao ý thức
chấp hành Luật giao thông, trang bị kiến thức, hiểu biết cần thiết về an toàn giao
thông cho các em học sinh, giáo dục thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của
đất nước trở thành những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao
thông, có kỹ năng đi đường an toàn bảo vệ tính mạng và tài sản của mình và mọi
người.
Là cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục An toàn giao
thông đối với HS Tiểu học đạt kết quả nhằm hình thành thế hệ tương lai có ý
thức khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thì việc
giáo dục văn hóa giao thông để HS nhận thức và hình thành ý thức, biết vận
dụng thực hành là vấn đề quan trọng. Bởi thế tôi đầu tư nghiên cứu và thực
hiện : “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường
Tiểu học Thiết Ống 1”. Với mong muốn giáo dục ý thức-hình thành kĩ năng
cho HS khi tham gia giao thông và chuyền tải thông điệp về an toàn giao thông
đến phụ huynh HS và toàn xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng về hiểu biết luật, ý thức thực hiện an toàn giao thông,
kỹ năng đi đường an toàn của học sinh trường Tiểu học Thiết Ống 1.
- Đề ra một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhằm
nâng cao hiểu biết, ý thức đảm bảo an toàn giao thông, có kỹ năng đi đường an
toàn để bảo vệ mình và mọi người trong hiện tại và tương lai. Rút ra những bài
học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình chỉ đạo giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh toàn trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Các giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học
Thiết Ống 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin và xử lý số liệu.

- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp biểu dương, khen thưởng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận :
Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, pháp
luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã
hội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới
tự nhiên hay ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mang tính
chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giáo dục ý thức chấp hành
2


pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người.
Việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành
pháp luật an toàn giao thông nói riêng đối với mỗi người đều bắt đầu từ những
nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục dần dần hình
thành. Mục tiêu của giáo dục An toàn giao thông cho Học sinh Tiểu học nhằm
đạt được 2 yêu cầu cơ bản là có được các hiểu biết cơ bản để phòng, tránh tai
nạn và có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Ở lứa tuổi học
sinh tiểu học, các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý, quan sát còn hạn chế,
tình cảm của các em không bền vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi
những kích thích và tác động bên ngoài, khó kiềm chế. Hay bắt chước. Tư duy
trực quan cụ thể. Ham thích tham gia các trò chơi, các hoạt động sôi nổi, hấp
dẫn. Thích được khen và được nên gương trước mọi người. Các em bắt đầu
bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì nên rất muốn khẳng định mình, thích
thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin, và có dễ có hành vi bột phát thiếu suy nghĩ.
Nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có
phương pháp giáo dục phù hợp và có hiệu quả.

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an, Ủy
Ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy Giáo dục An toàn
giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại
khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông, đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao
thông học đường cho tất cả học sinh sinh viên các bậc học nói chung và bậc Tiểu
học nói riêng, nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an
toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng phó với các tình huống khi tham
gia giao thông; hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi tham gia giao thông, xây
dựng xã hội văn minh và bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc gia. Đối với học sinh Tiểu học,
giáo dục để các em có những hiểu biết cần thiết nhất phù hợp với từng độ tuổi
để có thể vận dụng trong đời sống để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông;
định hình được kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn, có ý thức chấp hành quy
định của Luật và có thái độ đúng đắn với những hành vi đúng và chưa đúng của
bản thân và mọi người xung quanh, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp
hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho
mình và mọi người.
Theo Chỉ thị số 108/KH-BGDĐT ngày 04/03/2015 về Kế hoạch thực hiện
công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học năm 2015 của Bộ Giáo
dục và đào tạo, đối với giáo giục Tiểu học, nội dung phổ biến tuyên truyền giáo
dục đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là:
- Đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường
an toàn.
- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo
hiểm, an toàn khi đi ô tô, xe buýt.
3


- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu

đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, văn hóa khi tham gia giao thông.
- Những việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và đường
thủy.
Chương trình, tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học:
+ Tài liệu : Tài liệu Em thực hành An toàn giao thông cấp Tiểu học gồm 5 cuốn,
từ lớp 1 đến lớp 5, giúp các em hiểu biết và thực hành những quy tắc ATGT khi
đi bộ, đi xe đạp cũng như khi đi trên các phương tiện giao thông khác. Tài liệu
đều có hình ảnh mình họa hấp dẫn, kênh chữ to rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi
học sinh cấp Tiểu học.
+ Môn Mĩ Thuật: Chuyên đề: Em tham gia giao thông.
+ Môn Khoa học : Chủ đề “Con người và sức khỏe” có bài :
“Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” – Tiết 19- Tuần 10 giúp HS biết
được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông đường bộ.
+ Học lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các buổi
học ngoại khóa :
+ Tài liệu : Mo Đun 5 : Hệ thống báo hiệu đường bộ. (Được học và thường
xuyên ôn tập củng cố từ lớp 1 đến lớp 5) giúp HS biết được hiệu lệnh của tín
hiệu đèn, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,
biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Mô Đun 7 : Phòng tránh tai nạn giao thông. Giúp HS biết được những
việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông.
2.2. Thực trạng :
2.2.1. Đời sống nhân dân, phương tiện, mạng lưới giao thông của địa phương:
a) Đời sống nhân dân
Thiết Ống là một xã nằm trên trục đường chính quốc lộ 217, là nơi tập
trung dân cư tương đối đông đúc, điều kiện kinh tế tương đối phát triển, là địa
phương có truyền thống hiếu học.
Tuy nhiên, Thiết ống thuộc 62 huyện nghèo trong cả nước với địa hình tự
nhiên tương đối phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều học sinh phải

đi học qua sông, suối, có thôn cách xa trường tới 5 km đường dốc cao. Trong khi
đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn khá cao (38,9%), tỷ lệ học sinh thuộc con hộ
nghèo của trường là 29,2%, con em dân tộc thiểu số chiếm 89,0%, Phần lớn bố
mẹ các em làm nông nghiệp, công nhân, thợ xây, thợ mộc ít có thời gian quan
tâm sát sao đến con em.
b) Phương tiện, mạng lưới giao thông của địa phương
Trong thực tế hiện tại ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bá Thước nói
chung và địa bàn xã Thiết Ống nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện
đi lại giao thông lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô, xe có tải trọng lớn,….. với
mật độ rất lớn.
Trường Tiểu học Thiết Ống 1 nằm ngay trung tâm xã Thiết Ống trên Quốc
lộ 217. Cách trường khoảng 300m có nhà máy Chế biến tinh bột sắn nằm ngày
trên trục đường do đó có rất nhiều phương tiện giao thông có trọng tải lớn
4


thường xuyên qua lại trên đường, đặc biệt là thời điểm thu mua sắn (tháng
9,10,11,12,01 hàng năm).Bên cạnh đó Ngã ba Đồng Tâm là đầu mút giao thông
quan trọng đến các huyện và biên giới Việt Lào. Đường quốc lộ nối liền với
đường 15A đi Thành phố Thanh Hóa và các huyện như: Quan Hóa, Mường Lát
nên người tham gia giao thông đông, nhiều xe ô tô qua lại. Đường trong xã,
thôn thường xuyên có các loại xe máy, ô tô con, ô tô tải, xe công nông chở vật
liệu xây dựng đi qua. Chính vì vậy những lúc tan trường có hơn 500 em HS nếu
gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà
không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người
khác mà cứ hành động theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn
xộn, ách tắc xảy ra và rất dễ gây tai nạn giao thông cho mọi người, đặc biệt là trẻ
em.
2.2.2.Thực trạng sử dụng phương tiện giao thông, những hiểu biết sơ giản
ban đầu về kiến thức ATGT, ý thức chấp hành luật giao thông và các lỗi vi phạm

ATGT thường gặp của học sinh nhà trường. (Một số hình ảnh như phần phụ lục
01).
Năm học 2018-2019 nhà trường có 16 lớp với tổng số có 508 em học sinh.
Gia đình các em ở rải rác khắp các thôn trong xã, địa hình tự nhiên tương đối
phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều học sinh phải đi học qua sông,
suối, phần lớn các em đi học cách trường từ 100m đến 1500m. Chính vì vậy tôi
đã lên kế hoạch cho CBGV trong trường khảo sát thực trạng khoảng cách đến
trường và sử dụng phương tiện giao thông, những hiểu biết sơ giản ban đầu về
kiến thức ATGT, ý thức chấp hành luật giao thông và các lỗi vi phạm ATGT
thường gặp của học sinh nhà trường. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê khoảng cách đến trường và sử dụng phương tiện giao thông
của HS trường TH Thiết Ống 1 năm học 2018-2019
TT
Thực trạng
Số lượng
Tỉ lệ
1
Khoảng cách từ nhà đến trường 4km
76 HS
15
2
Khoảng cách từ nhà đến trường từ 5km-7km
29 HS
5,7
3
Học sinh đi xe đạp đúng quy định
148 HS
29,1
4
Số HS đi xe đạp người lớn đến trường

202 HS
39,8
5
Số HS được gia đình đưa đón bằng xe máy đến 231 HS
45,5
trường
6
Số HS đi bộ đến trường
75 HS
14,7
Kết quả khảo sát: Từ thực trạng trên cho thấy:Trong tổng số 508 em thì có
tới 350 học sinh tự đi học bằng xe đạp trong đó: 72 em là học sinh lớp 2, 91 em
là HS lớp 3 còn lại là các em học sinh lớp 4,5. Bên cạn đó nhiều em sử dụng
phương tiện xe đạp chưa đúng quy định. Điều này thể hiện có sự thiếu kiên
quyết của GVCN trong việc nhắc nhở và kèm theo kiểm tra nắm bắt tình hình
thực hiện phương tiện tham gia giao thông của các em.
Bảng 2: Kết quả khảo sát những hiểu biết sơ giản ban đầu về kiến thức ATGT, ý
thức chấp hành luật giao thông của HS trường TH Thiết Ống 1, học kỳ 1 năm
học 2018-2019
5


TT
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
1
Học sinh biết phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi
417 HS
82,1

trên xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm
thường xuyên do quên, do ngại đội mũ,…
2
Học sinh biết cách ngồi trên xe máy an toàn.
396 HS
77,9
3
Học sinh biết đi bộ phải đi về phía bên phải, sát 405 HS
79,7
lề đường.
4
HS biết đi bộ nếu đường phố có vỉa hè thì đi 391 HS
76,7
trên vỉa hè
5
Học sinh không nô đùa, chơi dưới lòng đường, 278 HS
54,7
không đi hàng ba, đi dàn hàng ngang trên
đường, không vừa đi xe đạp vừa túm tay nhau,
không cầm đồ vật cồng kềnh trên đường vì rất
nguy hiểm, dễ gây tai nạn…..
6
Học sinh biết cách ngồi trên xe đạp sao cho an 355 HS
69,9
toàn.
7
Học sinh biết phải đi xe đạp dành cho lứa tuổi 366 HS
72,0
thiếu nhi
8

Học sinh biết tín hiệu đèn giao thông
151 HS
29,7
9
Học sinh biết phân biệt các biển báo chỉ dẫn, 121 HS
23,8
biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo
nguy hiểm đường bộ.
10 Học sinh biết cần phải đi đúng luật và cẩn thận 312 HS
61,4
để phòng tránh tai nạn.
11 Học sinh biết được sự nguy hiểm khi không 277 HS
54,5
thực hiện đúng các kỹ năng đi đường an toàn.
12 Học sinh biết được những việc nên làm để đảm 228 HS
45,0
bảo an toàn: quan sát cẩn thận khi đi qua đường
sắt, mặc áo phao khi đi đường thủy,...
13 Học sinh biết cách đi an toàn trên các phương 182 HS
35,8
tiện công cộng ( xe buýt, trên ô tô, ...)
Bảng 3: Thống kê lỗi vi phạm an toàn giao thông của HS trường TH Thiết Ống
1, học kỳ 1 năm học 2018-2019
TT
Lỗi vi phạm
Số lượng
Tỉ lệ
1
Không thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi ngồi 231 HS
45,5

trên xe máy.
2
Đi bộ dàn hàng ngang trên đường, vừa đi vừa 230 HS
45,3
nói chuyện, nô đùa, không chú ý quan sát.
3
Ngồi trên xe máy một người lớn chở 3 học sinh. 274 HS
53,9
4
Chạy đuổi bắt trên đường, đứng tụ tập giữa 396 HS
72,6
lòng đường.
5
Đi trái đường, rẽ tùy tiện, không quan sát.
475 HS
93,5
6
Đi xe đạp người lớn
202 HS
38,7
6


7

Ngồi trên xe đạp vừa đi vừa túm tay nhau trò 289 HS
56,9
chuyện, đùa giỡn.
8
HS nam phóng nhanh, lạng lách, trêu đùa chèn 289 HS

56,9
xe các bạn nữ ...
9
Đứng thành đám đông tụ tập trên đường trước 185 HS
36,4
cổng trường.
10 Vừa đi xe đạp vừa cầm ô to cồng kềnh.
82 HS
16,1
11 Không có kĩ năng nhận biết các loại biển báo 388 HS
76,4
đường bộ và quan sát khi đi trên đường.
Kết quả khảo sát : Những biểu hiện trên cho thấy các em chưa có kỹ năng
đi đường an toàn. Các em gây khó khăn cho những người đi đường và rất nguy
hiểm, dễ gây tai nạn. Hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như
chạy đùa giỡn trên đường, tập trung trước cổng trường, ngồi sau xe máy không
đội mũ bảo hiểm, đi hàng 3, vòng phải, vòng trái tùy tiện,… xảy ra rất phổ biến.
Mặt khác, phần lớn các em đã có những hiểu biết cơ bản về đi bộ, đi xe
đạp, ngồi sau xe đạp xe máy,…sao cho an toàn nhưng lại không thực hiện được
thường xuyên, thờ ơ, xem nhẹ và thực hiện đối phó khi được nhắc nhở, chưa có
ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều em quên kiến thức về an toàn giao thông đã học theo
yêu cầu của bài học an toàn giao thông cấp Tiểu học do các em chưa được tham
gia giao thông ở nhiều tuyến đường, chưa ôn tập thường xuyên. Vậy làm thế nào
để các em có ý thức tự giác thường xuyên học tập, tìm hiểu Luật giao thông và
nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông, có kỹ năng đi đường an toàn ?
2.3. Những giải pháp
2.3.1. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong trường học.
* Lập kế hoạch chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh toàn
trường cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học:

+ Giải pháp thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo ATGT nhà trường do đồng chí Bí thư chi bộ P.Hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí Tổng phụ trách Đội làm phó ban, đồng
chí bảo vệ nhà trường và 16 giáo viên chủ nhiệm là thành viên. Sau khi thành
lập ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên đặc biệt là phân công
cho đồng chí tổng phụ trách Đội tập huấn cho Giáo viên chủ nhiệm và đội cờ đỏ,
các phụ trách Sao về các quy định, nội quy của trường về công tác đảm bảo
ATGT và kĩ năng cần thiết khi tham gia giao thông để từ đó tuyên truyền ,vận
động, nhắc nhở học sinh toàn trường chấp hành tốt mọi nội quy nhà trường đề
ra.
- Ban chỉ đạo ATGT nhà trường căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ngành và
tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của đơn vị để xây dựng kế hoạch hoạt động
cho từng tuần, tháng và cả năm học, phân công chỉ đạo và trách nhiệm cho từng
thành viên, yêu cầu CBGV và học sinh viết cam kết thực hiện.
+ Kết quả đạt được : Sau khi nắm được đặc điểm tình hình thực hiện an toàn
giao thông của học sinh trong lớp, dựa trên sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và
Nhà trường, 100% GVCN nghiêm túc thực hiện việc nghiên cứu mục tiêu,
7


chương trình, tài liệu, lên kế hoạch nội dung giáo dục cụ thể từng tuần phù hợp
với đối tượng học sinh lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút
đầu giờ học của buổi học đầu tuần, giờ học ngoại khóa theo kế hoạch của Nhà
trường, của Liên đội. Kế hoạch tuần của GV rõ ràng từng nội dung, thời gian
thực hiện, và có phần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế…
* Tổ chức cho Giáo viên và học sinh toàn trường viết Bản cam kết
thực hiện tốt an toàn giao thông ngay từ đầu năm học:
+ Giải pháp thực hiện:
Ngay từ đầu năm học, GV yêu cầu và hướng dẫn HS viết Bản cam kết thực
hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông, yêu cầu các em cam kết từng việc làm
cụ thể đặc biệt là những lỗi HS trong lớp hay vi phạm…mục đích… ( như :

Không chạy đùa giỡn trên đường, Đội mũ bảo hiểm thường xuyên và đúng cách
khi ngồi trên xe máy, Học tập để hiểu biết các hiệu lệnh giao thông….Mục đích
để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, …) Bản cam kết phải có ý kiến
và chữ ký của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp và được các em trình bày
một lần trước lớp (Bản cam kết như phần phụ lục 02).
+ Kết quả: 100% GV và học sinh tham gia viết bản đăng ký cam kết thực hiện
nội quy nhà trường trong đó có nội dung thực hiện Luật GTĐB.
* Công tác chỉ đạo các lực lượng bên trong nhà trường và công tác phối
hợp các lực lượng bên ngoài nhà trường thực hiện hoạt động GDATGT:

+ Giải pháp thực hiện:
Đối với Giaó viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm chính là thành phần sâu sát nhất với học sinh thông
qua các giờ học trên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm và hoạt động GDNGLL. Chính vì
vậy tôi chú ý hơn trong việc phân công công tác chủ nhiệm, đồng thời chỉ đạo
chặt chẽ, có biện pháp bồi dưỡng công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm
nhận thức rõ hơn vai trò của mình và tầm quan trọng của công tác Đoàn-đội đối
với học sinh để từ đó GVCN có sự chủ động thực hiện công tác giáo dục ATGT
trong HĐNGLL đồng thời có sự phối hợp cùng Đoàn-đội và giữ mối liên hệ
thường xuyên hơn với Cha mẹ học sinh (CMHS) trong hoạt động này nhất là
vận động họ quản lý chặt chẽ phương tiện đi học của con em mình; trong phiên
họp GVCN đầu năm, đã tổ chức cho các GVCN tập huấn trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm trong công tác quản lý học sinh theo đơn vị tập thể. GVCN thường
xuyên nhắc nhở các em ý thức chấp hành pháp luật nhất là Luật GTĐB trong các
giờ sinh hoạt lớp và HĐ NGLL.
BGH nhà trường đưa ra ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm tuyên dương những
giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho lớp mình tham gia tích cực các hoạt động về
ATGT cũng như chấp hành tốt luật GTĐB, đồng thời kịp thời nhắc nhở GVCN
và tập thể lớp có học sinh vi phạm ngoài việc xử lý kỷ luật các em. Bên cạnh đó,
GVCN các lớp này cũng được chỉ đạo gặp gỡ trao đổi với Cha mẹ các em chưa

chấp hành tốt (do Đoàn-đội ghi nhận được) để có biện pháp kịp thời giúp đỡ các
em khắc phục, không để xảy ra vi phạm dẫn đến bị xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, Nhà trường cũng mạnh dạn đưa vào lượng hóa thi đua CBVC
trong đơn vị nội dung “GVCN có học sinh bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên
8


(vi phạm nội quy hoặc Luật GTĐB bị xử phạt): trừ 02 điểm/lượt HS; lớp có HS
vi phạm Luật GTĐB sẽ bị khống chế không được khen thưởng thi đua cuối
năm”.
Đối với Cha mẹ học sinh:
- Nhà trường chỉ đạo ngày từ cuộc họp Phụ huynh đầu năm của lớp, GV kết
hợp tuyên truyền các nội dung giáo dục an toàn giao thông cho các em. Yêu cầu
các bậc phụ huynh gương mẫu chấp hành luật giao thông, ký vào bản cam kết
thực hiện an toàn giao thông của con em mình, thường xuyên giám sát, nhắc nhở
các em đi đường cẩn thận an toàn. GV gặp trực tiếp những phụ huynh của HS đi
xe đạp của người lớn, hoặc xe không đảm bảo an toàn phân tích và vận động
phụ huynh mua xe đạp đúng với lứa tuổi của các em hoặc hạ thấp yên xe, tay lái
sao cho phù hợp với tầm vóc các em. Mua mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và
nghiêm khắc nhắc nhở các em thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
- Nhà trường cho phụ huynh đăng kí những học sinh nào đi xe đạp , những
học sinh nào được bố mẹ chở bằng xe máy (Riêng học sinh được bố mẹ chở đến
trường bằng xe máy thì phải mang mũ bảo hiểm vào lớp để giáo viên chủ nhiệm
kiểm tra và lúc về phát cho các em ,tránh tình trạng phụ huynh đi đón con quên
không mang theo mũ bảo hiểm). Những học sinh đi bộ yêu cầu giáo viên hướng
dẫn phụ huynh ,học sinh mua và sử dụng ô che mưa che nắng đúng cách, gọn
gàng, không làm cản trở giao thông, nên mua ô loại nhỏ dành cho HS và hạn chế
dùng ô, nên dùng mũ và áo mưa gọn gàng…
- Thông qua các kì họp và sổ liên lạc điện tử nhà trường yêu cầu giáo viên
nhận xét về ý thức học tập và thực hiện an toàn giao thông ở từng HS ,thông tin

kịp thời với phụ huynh những biểu hiện vi phạm của HS khi đi trên đường đề
nghị phụ huynh cùng phối hợp nhắc nhở các em.
Đối với địa phương:
Công tác phối hợp 03 môi trường giáo dục luôn được chú trọng trong giáo
dục học sinh. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và luôn được thực hiện
và duy trì hàng năm. Vào đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp
cùng chính quyền địa phương cụ thể là Công an xã Thiết Ống với nhiều nội
dung về quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có nội dung giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật. Qua đó, địa phương có phối hợp nhà trường trong
công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn: Lực lượng công an và dân phòng
địa phương tăng cường kiểm tra khu vực gần trường nhằm góp phần răn đe các
em để các em không vi phạm.
+ Kết quả: Bằng một số giải pháp phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà
trường như đã trình bày ở trên, đến nay tình hình thực hiện ATGT trong đối
tượng học sinh nhà trường đã được cải thiện đáng kể; Kết quả có thể được cụ
thể: 100% CBVC toàn trường cùng chung tay làm gương trong chấp hành Luật
GTĐB và qua đó cùng giáo dục các em học sinh chấp hành tốt. Đồng thời cũng
chú trọng giữ mối liên hệ phối hợp với các lực lượng như: địa phương, gia đình
học sinh. Các tổ chức trong và ngoài nhà trường được bắt đầu ngay từ đầu năm
và duy trì trong suốt quá trình hoạt động của Nhà trường.
9


2.3.2. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề: “Tìm hiểu kiến thức ATGT"
+ Giải pháp thực hiện:
- Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch cụ thể với nội dung và hình
thức bồi dưỡng phù hợp để đáp ứng được với nhu cầu cũng như phù hợp với
điều kiện chung của đội ngũ GV nhà trường; Tìm tòi tại liệu và nghiên cứu nội
dung chương trình của bậc học để chỉ đạo GV, cụ thể là:
- Dựa trên những biểu hiện về vi phạm an toàn giao thông HS ở lớp chủ

nhiệm, HS toàn trường tôi yêu cầu các đồng chí GV phân nhóm theo từng đối
tượng HS; ghi danh sách tên HS, nơi ở, tên bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của
người thân(VD : Nhóm những HS hay đi xe đạp lạng lách, đùa giỡn trêu chọc
bạn trên đường, nhóm HS hay đứng tụ tập trước cổng trường, nhóm HS hay
quên đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, nhóm HS đi xe đạp không phù
hợp…) nộp về Ban chỉ đạo ATGT.
- Tổ chức cho mỗi GV nghiên cứu tài liệu tự ra câu hỏi về tìm hiểu kiến
thức ATGT, trao đổi với đồng nghiệp về nội dung câu hỏi, nội dung lồng ghép,
các phương pháp truyền đạt đến HS.
- Mỗi GV đều phải chia sẽ kế hoạch theo dõi, biện pháp giáo dục nhắc nhở
các em khắc phục những nhược điểm, đặc biệt nâng cao hiểu biết về Kiến thức
ATGT và ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông đến từng đối tượng HS.
- Tổ chức cho GV tìm hiểu kiến thức ATGT thông qua hệ thống câu hỏi và
giải quyết các tình huống có lien quan đến vấn đề ATGT. (Câu hỏi như phần
phụ lục 03).
+ Kết quả: 100% GV nâng cao năng lực chuyên môn về Kiến thức ATGT. Bên
cạnh đó GV nắm được tình hình HS của lớp mình và thực trạng chung của toàn
trường thường hay mắc lỗi khi tham gia giao thông đường bộ từ đó cùng nhau
trao đổi, thảo luận đưa ra những giải pháp giúp HS nắm được kiến thức cơ bản
khi tham gia giao thông đạt hiệu quả cao.
2.3.3. Chỉ đạo dạy tốt các giờ học chính khóa và ngoại khóa có nội dung về
An toàn giao thông :
+ Giải pháp thực hiện:
- Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải xây dựng các giờ học sinh động,
hấp dẫn bằng cách :
* Giải pháp 1: Sử dụng triệt để phương pháp trực quan, ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác giáo dục an toàn giao thông : Ngoài các hình ảnh
trong tài liệu, giáo viên sưu tầm thêm nhiều hình ảnh từ thực tế cuộc sống
phóng to qua đèn chiếu nhắm gây hứng thú chú ý học tập, giúp HS phát hiện
được những lỗi vi phạm, những hình ảnh về một số vụ tai nạn giao thông, hậu

quả…, nhận xét một số tình huống đi đường đúng hay sai, có an toàn không, giải
thích vì sao…
VD : Bài “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” – Tiết 19- Tuần 10 Môn Khoa học :
GV dùng phương tiện đèn chiếu phóng to các hình ảnh trong đó có người
thực hiện đúng luật, có các lỗi vi phạm giao thông mà học sinh, người tham gia
giao thông thường mắc như đi bộ xuống lòng đường, đi trái đường, trẻ em ngồi
10


trên xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói
chuyện, ...Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét và phát hiện các lỗi vi phạm, sự
nguy hiểm...Từ đó học sinh tìm ra được nguyên nhân gây tai nạn giao thông
đường bộ.
Cho HS quan sát về hậu quả một số vụ tai nạn giao thông qua hình ảnh
như : người bị liệt cả đời, mất trí nhớ, mất chân tay, mặt biến dạng, mất sức lao
động, mất đôi mắt, ...hình ảnh người trước và sau khi bị tai nạn...gia đình người
bị nạn, người gây tai nạn nghèo đói, cuộc sống bất hạnh, ...để các em thấy được
hậu quả của tại nạn giao thông khủng khiếp đến thế nào, từ đó có ý thức tự giác
học tập và thực hiện nghiêm túc Luật giao thông.
Khi học chủ đề : Đi bộ an toàn : GV kết hợp dùng hình ảnh phóng to và video
cho HS quan sát, nhận xét và tìm ra cách đi đường an toàn.
*Giải pháp 2: Chỉ đạo GV Mĩ thuật dạy lồng ghép vẽ tranh và thuyết trình
tranh về chủ đề ATGT (Sản phẩm tranh vẽ của HS và phần thuyết trình trong
tiết học như phần phụ lục 04).
*Giải pháp 3: Tăng cường thực hành bằng các trò chơi trong các buổi Hoạt
động NGLL: Tổ chức các trò chơi theo nhóm, hoặc cá nhân, GV cần cho HS xác
định rõ mục đích của trò chơi nhằm rèn kỹ năng gì, cách chơi cụ thể…
VD : Trò chơi : “ Đi theo tín hiệu đèn” nhằm rèn kỹ năng đi đúng quy định
theo tín hiệu đèn : Chia lớp thành các nhóm. Sắp xếp bàn nghế gọn gàng để tạo
lối đi bộ thuận tiện trong lớp học. Dùng phương tiện đèn chiếu mở các tín hiệu

đèn trên màn hình cho từng nhóm tham gia chơi, các nhóm khác nhận xét. Tổ
chức cho HS chơi đến khi đi thành thạo theo tín hiệu đèn và tuyên dương các
em.
Trò chơi “Đi bộ an toàn” giúp HS rèn kỹ năng thói quen đi bộ an toàn :
Tổ chức cho HS chơi ở sân thể dục của nhà trường, GV vẽ sơ đồ đường có ngã
rẽ, có vạch dành cho người đi bộ, có vỉa hè, đoạn đường không có vỉa hè, ..:
Chia lớp thành các nhóm 6 em, và tổ chức cho từng nhóm đi, GV và các nhóm
khác quan sát nhận xét, vỗ tay khi các bạn thực hiện tốt, bình nhóm đi đúng và
an toàn, nhóm nào đi chưa an toàn phải thực hiện lại.
Trò chơi : “Đi xe đạp an toàn” : GV tổ chức cho HS chơi ngoài sân thể
dục : GV vẽ các vạch chỉ đường đi, ngã ba, đường một chiều, và tổ chức cho
từng nhóm 3 HS thực hiện đi. Các nhóm khác quan sát, nhóm, cá nhân nào đi
không phạm lỗi sẽ dành được cờ chiến thắng.
Trò chơi “Đúng và nhanh!” nhận diện các biển báo chỉ dẫn, biển báo nguy
hiểm : Chia lớp thành 2 đội chơi tìm các biển báo theo yêu cầu của trọng tài gắn
lên bảng, nhóm nào nhanh và đúng là thắng cuộc…( Tổ chức trong lớp học).
Trò chơi “Đi an toàn !” rèn kỹ năng xử lý tình huống, ứng phó nhanh khi
tham gia giao thông : GV nêu tình huống, giúp HS rèn kỹ năng xử lý tình huống
giao thông : GV dùng hình vẽ minh họa trên bảng tạo các tình huống có chướng
ngại vật khi em đang đi bộ hoặc đi xe đạp trên đường yêu cầu HS xử lý tình
huống…GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn cách xử lý phù hợp an toàn
nhất…Hoặc có thể khuyến khích HS đưa ra các tình huống giao thông có thể mô
tả bằng lời… phát huy sự sáng tạo linh hoạt ở các em.
11


*Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Nhà trường đã tổ chức
cho HS khối 4,5 2 lần “Đi xe đạp an toàn” từ trường đến các thôn bản (Thôn
Suội, Thôn Chiềng) mục đích rèn cho HS kĩ năng đi qua đường có ngã ba và
nhiều xe cộ đi lại. Đối với HS khối 1,2,3 tổ chức cho các em kĩ năng sang đường

khi có đông xe cô đi lại ngay trước cổng trường và ngã ba Đồng Tâm.
* Giải pháp 5:Tổ chức các cuộc thi :
- Trong dịp Tháng ATGT và ngày 26 tháng 3 năm học 2018 -2019, nhà
trường đã chỉ đạo cho Đoàn –Đội tổ chức thi : Hùng biện về An toàn giao thông
với các chủ đề : “Chiếc mũ bảo hiểm”, “Ước mơ của em”, “Sang đường”,
“Nhanh một phút, chậm cả đời” , Tổ chức cho HS đánh giá nhận xét và khen
thưởng bạn hùng biện tốt về nội dung và cách trình bày...
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận theo định kỳ
( 2 lần/học kỳ), nhằm ôn tập củng cố hiểu biết, cách ứng xử an toàn và văn minh
khi tham gia giao thông, GV chấm bài, nhận xét đánh giá trước lớp từng em.
- Tổ chức Hội thi: “Đội mũ bảo hiểm đúng cách” ( Thi cá nhân: Tất cả HS
chuẩn bị mũ bảo hiểm, khi có hiệu lệnh, HS thực hiện đội mũ trong 3
phút,...những HS đội mũ nhanh và đúng cách sẽ được tặng một bông hoa, …).
Thi theo nhóm “ Em tìm hiểu Luật giao thông” (Chia lớp thành 3 nhóm, GV là
trọng tài nêu các câu hỏi và tình huống, các đội thảo luận trong 2 phút và đưa ra
các phương án trả lời, mỗi câu trả lời đúng dành được một ngôi sao đỏ, nhóm
nào dành được nhiều ngôi sao đỏ là đạt giải nhất ...).
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, vẽ tranh, kể chuyện, tiểu phẩm về
chủ đề an toàn giao thông theo đơn vị lớp theo công văn hướng dẫn số
325/PGDĐT-GDTH Bá Thước, ngày 22 tháng 10 năm 2018 về việc tổ chức Hội
thi ‘‘Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông’’ cho học sinh tiểu học cấp huyện
năm học 2018-2019; Kế hoạch Số 341/KH-PGDĐT Bá Thước về việc tổ chức
Hội thi Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông’’ cho học sinh Tiểu học nhà
trường đã phát động được đông đảo học sinh các lớp tham gia với nhiều tiết mục
tiểu phẩm sáng tạo, bài dự thi hay và có ý tưởng độc đáo nhằm hình thành một
số kĩ năng tham gia giao thông an toàn và khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc
sống; phát huy tính tích cực chủ động trong học tập tìm hiểu luật TNGT (Một số
hình ảnh và nội dung thông qua Hội thi Phụ lục 05).
- Phối hợp với Phụ huynh hướng dẫn các em tham gia cuộc thi “Giao thông
thông minh” trên mạng internet ở gia đình. GV theo dõi và thường xuyên nhắc

nhở động viên HS tích cực tham gia. Tổ chức cho các em chia sẻ trước lớp
những hiểu biết, những khó khăn của mình về nội dung thi, GV cùng HS trong
lớp có thể phối hợp giúp đỡ các em hoàn thành cuộc thi.
+ Kết quả: Trong các giờ học hay hoạt động NGLL GV tạo không khí lớp học
thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò: GV luôn gần gũi trò chuyện với HS, tạo
điều kiện để các em bày tỏ ý kiến của mình, liên hệ những điều em biết về thực
hiện an toàn giao thông trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, khu phố, thôn
xóm, những điều em thấy trên đường, những vụ tai nạn em biết trên ti vi, đài báo
hoặc em chứng kiến, nghe kể lại…đáng phê phán hay nên học tập…GV cùng
tham gia bình luận, bày tỏ ý kiến của mình…kết hợp kể những câu chuyện trong
12


thực tiễn hàng ngày, cập nhật thông tin về an toàn giao thông ở địa phương,
trong nước, …cho HS nghe, có đánh giá phân tích…Từ đó nâng cao ý thức thực
hiện an toàn giao thông cho HS.
Trong các cuội thi đặc biệt là cuội thi “Tìm hiểu kiến thức ATGT” cấp
tiểu học nhà trường thực hiện nghiêm túc và có nhiều giải pháp thiết thực. Chính
vì vậy mà thông qua 3 phần thi, kiến thức ATGT được truyền tải nhẹ nhàng, dễ
hiểu, giúp các em HS nâng cao khả năng xử lý nhanh nhạy các tình huống cụ thể
khi tham gia giao thông. Đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần tập thể , hợp
tác nhóm cũng như ý thức chấp hành và tuân thủ luật giao thông. Hội thi đã
nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các em HS cũng như các bậc
phụ huynh và các thầy cô giáo. Qua đó nhà trường đã chọn 10 gương mặt tiêu
biểu tham gia Hội thi cấp huyện. Hội thi đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch mà
BGH đề ra, gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp để lại ấn tượng sâu sắc trong long
mọi người qua 3 phần thi. Kết quả nhà trường đã đạt giải Nhất toàn đoàn và
được chọn các nội dung tham dự Hội thi cấp tỉnh và có 5/10 học sinh tham gia
Hội thi (Kết quả được giải Nhì toàn đoàn cấp Tỉnh).
2.3.4. Chỉ đạo Đội cờ đỏ và giáo viên chủ nhiệm theo dõi, đánh giá HS

thường xuyên về việc thực hiện đi đường an toàn :
- Phân loại HS theo nhóm đi đường : Những HS ở gần nhà nhau đi học
cùng đường thành một nhóm, cử HS ngoan, có ý thức tự giác làm nhóm trưởng
có trách nhiệm quan sát, nhắc nhở các bạn.
- Đầu mỗi buổi học Đội cờ đỏ đứng ở cổng trường ghi chép những bạn
tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm để báo cáo với cô Tổng phụ trách
đội để kịp thời đánh giá các bạn từng lớp trong buổi Giao ban cuối tuần. và lồng
ghép nhận xét vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần kết hợp với việc tổ chức cho HS
tự đánh giá bản thân. GV khen thưởng, động viên những HS thực hiện tốt, có
tiến bộn
- GV nhắc nhở và có thể khiển trách nghiêm khắc HS chưa thực hiện tốt
như quên đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, chạy nô giỡn trên đường đi, đi
dàn hàng ngang trên đường giúp các em tự biết điều chỉnh hành vi của mình để
đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần nên
phát huy cho HS tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn (Khen và thưởng cho
những HS thực hiên tốt bằng biểu tượng hoa việc tốt kết hợp những tràng pháo
tay của các bạn trong lớp, HS vi phạm có thể phải viết bản kiểm điểm,… ).
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Vào giữa học kỳ II sau khi đã tiến hành và duy trì các giải pháp như trên,
tôi tiến hành khảo sát trên học sinh toàn trường và kết quả đạt được như sau:
Bảng 1: Thống kê khoảng cách đến trường và sử dụng phương
tiện giao thông của HS trường TH Thiết Ống 1 năm học 20182019
TT

Thực trạng

Số
lượng

Tỉ lệ


So sánh với số
liệu đầu năm
học( Tăng;
giảm … em …
13


1
2

%)
Không tăng
Không tăng

Khoảng cách từ nhà đến trường 4km
76HS
15
Khoảng cách từ nhà đến trường từ 29HS
5,7
5km-7km
3
Học sinh đi xe đạp đúng quy định
197 HS
38,7 49 em =9,6%
4
Số HS đi xe đạp người lớn đến trường
178 HS 35
24 em = 4,8%
5

Số HS được gia đình đưa đón bằng xe 234 HS 46
3 em = 4,5 %
máy đến trường
6
Số HS đi bộ đến trường
96 HS
19
21 em = 4,3%
Bảng 2: Thông kê kết quả khảo sát những hiểu biết sơ giản ban đầu
về kiến thức ATGT, ý thức chấp hành luật giao thông của HS
trường TH Thiết Ống 1, học kỳ 1 năm học 2018-2019
TT
Nội dung
Số
Tỉ lệ So sánh với số
lượng
liệu đầu năm
học( Tăng …
em … %)
1
Học sinh biết phải đội mũ bảo hiểm
505
99,4 88em = 17,3%
khi ngồi trên xe máy nhưng không đội HS
mũ bảo hiểm thường xuyên do quên,
do ngại đội mũ,…
2
Học sinh biết cách ngồi trên xe máy
412 81,1 16em = 2,2%
an toàn.

HS
3
Học sinh biết đi bộ phải đi về phía bên 508 HS 100
103em= 20,3%
phải, sát lề đường.
4
HS biết đi bộ nếu đường phố có vỉa hè 457 HS 89,9 66em=13,2%
thì đi trên vỉa hè
5
Học sinh biết không nô đùa, chơi dưới 496 HS 97,6 218em=42,9%
lòng đường, không đi hàng ba, đi dàn
hàng ngang trên đường, không vừa đi
xe đạp vừa túm tay nhau, không cầm
đồ vật cồng kềnh trên đường vì rất
nguy hiểm, dễ gây tai nạn…..
6
Học sinh biết cách ngồi trên xe đạp 483 HS 95
128em=20,1%
sao cho an toàn.
7
Học sinh biết phải đi xe đạp dành cho
462 91
96em=19%
lứa tuổi thiếu nhi
HS
8
Học sinh biết tín hiệu đèn giao thông 386 HS 76
235em=46,3%
9
Học sinh biết phân biệt các biển báo 366 HS 72

245em=48,2%
chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo
cấm, biển báo nguy hiểm đường bộ.
10 Học sinh biết cần phải đi đúng luật và 495 HS 97
183em=35,6%
cẩn thận để phòng tránh tai nạn.
11 Học sinh biết được sự nguy hiểm khi
412 81
135em=25,5%
14


không thực hiện đúng các kỹ năng đi HS
đường an toàn.
12 Học sinh biết được những việc nên 426 HS 84
198em=39%
làm để đảm bảo an toàn: quan sát cẩn
thận khi đi qua đường sắt, mặc áo
phao khi đi đường thủy,...
13 Học sinh biết cách đi an toàn trên các 492 HS 96,8 310em=61%
phương tiện công cộng ( xe buýt, trên
ô tô, ...)
Bảng 3: Thống kê lỗi vi phạm an toàn giao thông của HS
trường TH Thiết Ống 1, học kỳ 1 năm học 2018-2019
TT
Lỗi vi phạm
Số
Tỉ lệ
So sánh với số
lượng

liệu đầu năm
học( Giảm … em
… %)
1
Không thường xuyên đội mũ bảo 0 HS
0
231 em=45,6%
hiểm khi ngồi trên xe máy.
2
Đi bộ dàn hàng ngang trên đường, vừa 12 HS
2,4
218 em=42,9%
đi vừa nói chuyện, nô đùa, không chú
ý quan sát.
3
Ngồi trên xe máy một người lớn chở 3 0 HS
0
274 em= 54%
học sinh.
4
Chạy đuổi bắt trên đường, đứng tụ tập 31 HS
6,1
365 em=66,5%
giữa lòng đường.
5
Đi trái đường, rẽ tùy tiện, không quan 127 HS 25
49 em=9,6%
sát.
6
Đi xe đạp người lớn

148 HS 29,1
49 em= 9,6%
7
Ngồi trên xe đạp vừa đi vừa túm tay 36 HS 7,0
253 em=49,9%
nhau trò chuyện, đùa giỡn.
8
HS nam phóng nhanh, lạng lách, trêu 36 HS
7,0
253 em=49,9%
đùa chèn xe các bạn nữ ...
9
Đứng thành đám đông tụ tập trên 21 HS
4,1
164 em =32,3%
đường trước cổng trường.
10 Vừa đi xe đạp vừa cầm ô to cồng 0 HS
0
82 em=16%
kềnh.
11 Không có kĩ năng nhận biết các loại
142 23,6
246 em= 52,8%
biển báo đường bộ và quan sát khi đi HS
trên đường.
Qua việc theo dõi thường xuyên trong quá trình giáo dục học sinh thực hiện
an toàn giao thông, đến cuối tháng 3/2019, thống kê cho thấy các em đã có nhiều
chuyển biến tích cực, cụ thể :
- 100% CBGV và học sinh không vi phạm TTATGT và các quy định , nội
quy về ATGT của nhà trường đề ra .

15


- 100% HS đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy (Có trường hợp phụ
huynh mang mũ bảo hiểm về khi đi đón con quên không mang ,học sinh dứt
khoát không ngồi mà tự đi bộ về ).
- 100% Học sinh biết cách ngồi an toàn trên xe máy, không ngồi trên xe
máy chở 3 học sinh.
- 93% HS các lớp đi bộ an toàn. Không còn hiện tượng HS trong lớp chạy
đuổi bắt và nô đùa trên đường.
- 100% HS các lớp đi xe đạp an toàn. Các em đi xe dành cho trẻ em hoặc
xe phù hợp với tầm vóc ( yên xe và tay lái thấp), xe đảm bảo an toàn.Không
lạn lách đánh võng.
- 100% HS Không dùng ô khi đi xe đạp.
- Không còn hiện tượng HS dàn hàng ngang, đi trái đường. Các em biết
quan sát khi sang đường.
- Nhiều em có ý thức tự giác cao, chấp hành nghiêm túc, biết nhận xét phê
phán những biểu hiện vi phạm của các bạn, nhắc nhở bạn bè và người thân thực
hiện những quy định về an toàn giao thông.
- 95% HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức an toàn giao
thông.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận :
Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học là trách
nhiệm, là việc làm vô cùng quan trọng của trường học. Đây là công việc liên tục,
thường xuyên trong suốt quá trình giáo dục học sinh. Đòi hỏi người làm công
tác Quản lý không những nhiệt tình, có tâm huyết mà còn phải kiên trì sát sao
với các hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Giúp các em
học sinh có hiểu biết về cách tham gia giao thông an toàn mà còn giáo dục các
em có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đảm bảo an

toàn cho mình và mọi người. Để làm tốt nhiệm vụ này, người làm công tác
chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể từng tuần, tháng và học kỳ, đầu tư, suy
nghĩ ,tìm tòi những phương pháp ,kinh nghiệm chỉ đạo Đoàn –Đội và giáo viên
chủ nhiệm tổ chức hoạt động hấp dẫn sôi nổi gắn với thực tiễn, cuốn hút học
sinh tích cực tham gia. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi, nghiêm khắc
phê bình, nhắc nhở các lớp có các em vi phạm. Tuyên dương, khen thưởng và
nhắc nhở kịp thời. Phối hợp với phụ huynh, với công an xã và các đoàn thể và
chính quyền địa phương tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về An toàn giao
thông.
3.2.Những đề xuất kiến nghị :
- Đối với Địa phương : Cần quan tâm, phối hợp với lãnh đạo nhà trường
trong việc quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có nội dung giáo dục
ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ, tạo nơi vui chơi giải trí cho các
em, tránh tình trạng các em chơi ở đường làng, đường phố, phóng xe ra đường
trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ Hè, ngoài giờ tới trường. Cần có những biển báo, câu
khẩu hiệu trên đường làng, xã để nhắc nhở người dân và HS thực hiện tốt an
toàn giao thông.
16


- Đối với Nhà trường : Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần đưa vấn đề
giáo dục An toàn giao thông cho CBGV để trao đổi học tập kinh nghiệm, tìm các
biện pháp giáo dục có hiệu quả. Đưa tiêu chí thực hiện an toàn giao thông vào đánh
giá thi đua cá nhân học sinh và các tập thể lớp và đánh giá giáo viên chủ nhiệm. Bổ
sung, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy học an toàn giao thông.
- Đối với phụ huynh học sinh : Cần gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh luật
giao thông, là tấm gương cho các em noi theo. Quan tâm sát sao, phối hợp cùng
với nhà trường nhắc nhở, hướng dẫn các em tự giác thực hiện những việc làm để
đảm bảo an toàn giao thông, mua tài liệu giúp các em học tập tìm hiểu Luật giao
thông, mua cho các em đi phương tiện xe đạp phù hợp với lứa tuổi.

Trên đây chỉ là một số biện pháp của cá nhân với kinh nghiệm còn ít tôi rất
mong muốn được sự góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp để có được những biện
pháp chỉ đạo giáo dục học sinh nhà trường thực hiện an toàn giao thông một
cách hiệu quả.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Dư Thị Việt Hà

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Dư Thị Việt Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: P.Hiệu trưởng – Trường TH Thiết Ống 1
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
(Ngành GD

TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
cấp
(A, B,
huyện/tỉnh;
hoặc C)
Tỉnh...)
1. Xây dựng trò chơi điển hình cho Tỉnh
C
2.

một số tiết dạy Địa lý lớp 4
Một số biện pháp dạy các Bài

Năm học
đánh giá
xếp loại
2005-2006

Huyện

B

2009-2010

Huyện

B


2011-2012

tập khó trong phân môn LTVC
3.

lớp 4
Một số biện pháp dạy các dạng
bài tập Mở rộng vốn từ trong

4.

phân môn LTVC lớp 4
Một số biện pháp rèn kĩ năng

Tỉnh

C

2013-2014

5.

làm văn Tả cảnh cho HS lớp 5
Một số kinh nghiệm làm thu hút Tỉnh

C

2016-2017

bạn đọc đến với thư viện

Trường TH Thiết Ống 1
...

PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Một số hình ảnh sử dụng phương tiện giao thông
18


Phụ lục 02: Bản cam kết Chấp hành quy định của của pháp luật về
đảm bảo trật tự an toàn giao thông của học sinh.
19


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thiết Ống, ngày

tháng

năm 2018

BẢNCAM KẾT
Chấp hành quy định của của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Tiểu học Thiết Ống 1.
Tên tôi là: .............................................; Năm sinh: ..............................
Là học sinh lớp: ...................................; Trường Tiểu học Thiết Ống 1
Sau khi được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm
bảo trật tự ANTG,
Tôi xin cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định sau:

1. Chấp hành nghiêm túc và vận động người thân trong gia đình, bạn bè
nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định,
không điều khiển phương tiện dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên, không sử dụng
ô, điện thoại, không nô đùa, đuổi nhau trên đường.
3. Không điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi .
4. Không ngồi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi không đội mũ bảo
hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định.
5. Không trở quá số người quy định, không phóng nhanh vượt ẩu, vượt
đèn tín hiệu giao thông, lạng lách, đánh võng, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
6. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh, yêu cầu của người thực thi nhiệm vụ
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
7. Thân thiện với mọi người khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa,
tận tình tham gia giúp đỡ người bị nạn khi có va chạm, tai nạn giao thông xảy ra.
Trong quá trình tham gia giao thông, nếu vi phạm em xin chịu các hình
thức theo quy định của pháp luật và nội quy , quy định của nhà trường .

Giáo viên chủ nhiệm
( Ký ghi ró họ tên)

Phụ huynh học sinh
( Ký ghi ró họ tên)

Người viết cam kết
( Ký ghi ró họ tên)

Phụ lục 02: Bản cam kết Chấp hành quy định của của pháp luật về
đảm bảo trật tự an toàn giao thông của CBGV
20



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thiết Ống, ngày

tháng

năm 2018

BẢNCAM KẾT
Chấp hành quy định của của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Tiểu học Thiết Ống 1.
Tên tôi là: .............................................; Năm sinh: ..............................
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thiết Ống 1
Sau khi được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm
bảo trật tự ANTG,
Tôi xin cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định sau:
1. Chấp hành nghiêm túc và vận động người thân trong gia đình, bạn bè
nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định,
không điều khiển phương tiện dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên, không sử dụng
ô, điện thoại, không nô đùa, đuổi nhau trên đường.
3. Không điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái
xe theo qui định, khi trong cơ thể có chất ma túy, nồng độ cồn và các chất kích
thích khác theo quy định.
4. Không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi không đội mũ
bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định.
5. Không trở quá số người quy định, không phóng nhanh vượt ẩu, vượt
đèn tín hiệu giao thông, lạng lách, đánh võng, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

6. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh, yêu cầu của người thực thi nhiệm vụ
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
7. Thân thiện với mọi người khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa,
tận tình tham gia giúp đỡ người bị nạn khi có va chạm, tai nạn giao thông xảy ra.
8. Khi điều khiển phương tiện phải mang đầy đủ các giấy tờ gồm: Giấy
phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn
hiệu lực.
Trong quá trình tham gia giao thông, nếu vi phạm tôi xin chịu các hình thức
theo quy định của pháp luật và nội quy , quy định của nhà trường và của ngành.
Xác nhận của nhà trường

NGƯỜI CAM KẾT

Phụ lục 03: Câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức An toàn giao thông.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
21


Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an
toàn, gây nguy hiểm ?
a) Đi qua đường cùng người lớn.
b) Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.
c) Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
Đáp án: c
Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều
gì ?
a) Nhờ người lớn dẫn qua đường.
b) Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.
c) Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đường bên phải
Đáp án: b

Câu 3: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em
sẽ làm gì ?
a) Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
b) Vui chơi cùng các bạn.
c) Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.
Đáp án: a
Câu 4: Em và bạn em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có nhiều xe cộ
đi lại, em sẽ làm thế nào để qua đường an toàn ?
a) Đứng chờ lúc nào vắng xe sẽ chạy nhanh qua.
b) Nắm tay cùng nhau cùng xin đường để qua.
c) Nhờ người lớn dắt qua.
Đáp án: c
Câu 5: Phương tiện giao thông nào được ưu tiên khi tham gia giao thông?.
a) Xe đưa đón học sinh.
b) Xe chở hàng.
c) Xe cứu hỏa.
Đáp án: c
Câu 6: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì ?
a) Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.
b) Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.
c) Cả 2 ý trên.
Đáp án: c
Câu 7: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng ?
a,Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài
b) Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
c) Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
Đáp án: a
Câu 8: Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào ?
22



a) Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
b) Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
c) Cả 2 ý trên.
Đáp án: c
Câu 9: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường?
a) Đá bóng trên đường.
b) Vừa chạy trên đường vừa nô đùa.
c) Cả 2 ý trên.
Đáp án: c
Câu 10: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì ?
a) Hình tròn nền xanh viền trắng.
b) Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội
dung sự nguy hiểm cần biết.
c) Hình tam giác nền trắng, viền xanh.
Đáp án: b
Câu 11: Hành vi nào của người đi xe đạp trên đường không an toàn?
a. Lạng lách đánh võng.
b. Đèo nhau đi dàn hàng ngang.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Đáp án: c
Câu 12: Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi ?
a) Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
b) Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.
c) Đi xe máy che ô, buông thả 2 tay
Đáp án: b
Câu 13: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế
nào cho an toàn ?
a) Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
b) Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.

c) Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
Đáp án: b
Câu 14: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng ?
a) Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
b) Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
c) Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
Đáp án: a
Câu 15: Đường nào là đường không an toàn ?
a) Đường có vạch đi bộ qua đường.
b) Đường có trải nhựa hoặc bê – tông và có dải phân cách cố định.
c) Đường có nhiều cây cối và nhà cửa che khuất tầm nhìn.
Đáp án: c
Câu 16: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không
đúng quy định ?
a) Chở 1 người ngồi sau.
23


×