Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn tả người cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.63 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng, môn học nền tảng của bậc Tiểu
học. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học vừa yêu cầu cung cấp lí thuyết vừa yêu cầu học
sinh thực hành thuần thục cả trong bài học lẫn vận dụng thực tế. Mục đích chủ
yếu của việc dạy học môn Tiếng Việt là: “ Trau dồi và phát triển ngôn ngữ, sử
dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết văn hoá Tiếng Việt giúp học sinh phát
triển nhân cách toàn diện.”
Là một trong những phân môn chính trong chương trình Tiếng Việt của bậc
Tiểu học, Tập làm văn góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung
của bậc học. Về tất cả các mặt: đức dục, trí dục và mỹ dục, Tập làm văn đều có
khả năng trực tiếp hay gián tiếp phát huy tác dụng sư phạm của mình.
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản
(nói và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét
từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động
trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn
đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học
tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá
trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
Tập làm văn là môn học không thể thiếu được đối với HS Tiểu học, Tập làm
văn là công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của
loài người. Tập làm văn giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của
nghệ thuật ngôn từ. Học Tập làm văn các em đồng thời học được cách nói, cách
viết một cách chính xác, trong sáng, có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc
rèn luyện cách suy nghĩ, diễn đạt cho cả lớp người chủ tương lai của xã hội. Dạy
Tập làm văn không chỉ phát triển ở các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú mà
còn rèn kĩ năng đọc, cách diễn đạt. Từ đó các em sẽ học tốt tất cả các môn khác
bởi đọc đúng mới viết đúng, hiểu đúng, mới làm đúng…
Đội ngũ giáo viên đó có nhiều cố gắng vận dụng cải tiến phương pháp dạy


học, áp dụng những phương pháp dạy hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học
nói chung, chất lượng dạy Tập làm văn nói riêng. Song có nhiều khó khăn khách
quan và chủ quan như: đặc biệt là vốn từ ngữ của học sinh còn rất nghèo nàn,
chưa biết cách sử dụng từ ngữ trong khi làm bài, bài văn thiếu hình ảnh…
Bản thân tôi đã trực tiếpchỉ đạo và tham gia một số tiết dạy lớp 5 nên tôi hiểu
rất rõ những hạn chế trong bài văn miêu tả của HS nói chung và trong bài văn tả
người nói riêng.
Vì những lí do nêu trên, cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích
luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân, nên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn tả người cho học sinh lớp 5”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua việc nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn nói
chung. Nghiên cứu những hạn chế về kỹ năng viết văn tả người của học sinh lớp
1


5 nói riêng nhằm góp phần rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn và viết những
bài văn hay.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Đa Lộc.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn lớp 5.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp thực hành điều tra.
- Phương pháp quan sát - hỏi đáp.
- Phương pháp trải nghiệm, dự giờ( đột xuất,thao giảng, kiểm tra toàn diện,
trao đổi rút kinh nghiệm...)

- Phương pháp luyện tập thực hành.
2. NỘI DUNG
2.1- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp
các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để
viết nên một bài Tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập
hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức
và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu
quả Tập làm văn lớp 5 nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Qua tiết Tập làm văn nhằm giúp các em biết
lập dàn ý chi tiết cho một văn bản nói ( viết ), biết viết chi tiết sáng tạo những đề
đã học, biết tả cảnh, tả người, vật …, có khả năng trao đổi, thảo luận những vấn
đề hấp dẫn với lứa tuổi. Vậy quá trình lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ
xảo nói chung, các đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em, tâm lí học sư phạm nói
riêng là cơ sở cho phương pháp xác định nội dung và hình thức tổ chức dạy học
nhằm đạt kết quả cao. Kết quả phân môn tập làm văn có thể nói là tấm gương
phản chiếu để giáo viên kiểm chứng việc nắm kiến thức , vận dụng kiên thức
của học sinh , việc cung cấp , hướng dẫn của giáo viên ở các môn học khác
trong môn Tiếng Việt để từ đó có tác động và điều chỉnh phù hợp vơií từng
nhòm và đối tượng người học theo mục tiêu đã đề ra. Muốn làm được điều đó
giáo viên phải có hiểu biết sâu rộng về môn học nói riêng , chuyên môn nói
chung . Cổ nhân có câu “ có bá nhạc mới biết thiên lí mã”, ngưới giáo viên
muốn dẫn dát cho học sinh hiểu , yêu thích môn học thì trước hết phải say mê
công việc , hiểu rõ bản chất , nắm chắc cấu trúc , vận dụng linh hoạt cá phương
pháp dạy học đồng thời luôn cập nhật thông tin và đổi mới phương pháp , tránh
nhàm chán cho học sinh trong từng môn học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến
thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn
kiến thức, kĩ năng của từng môn học ( ban hành kèm theo quyết định số 16 của

Bộ GD-ĐT ) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn
896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn tả người được dạy trong 12 tiết
(Học kì I: 8 tiết, học kì II: 4 tiết ). Đây là loại văn bản được dạy nhiều thứ 2 sau
2


văn bản tả cảnh tuy nhiên nếu chỉ dừng lại con số này, chúng ta dễ dàng nhận
thấy thời lượng dành cho việc luyện tập thực hành văn bản này còn ít. Chính vì
vậy trong quá trình dạy, giáo viên có cho học sinh ôn luyện một số bài tập phục
vụ cho việc học tốt văn bản tả người vào buổi thứ hai hoặc vào giờ tự học. Tả
người cũng là một bộ phận của văn miêu tả nên nó cũng mang đầy đủ ba đặc
điểm:
- Mang tính thông báo, tính thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết.
- Có tính sống động và tạo hình.
- Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
Xuất phát từ thực tế trên bản thân tôi đã chọn đề tài này nhằm có thể ôn luyện
thêm cho học sinh các bài tập vận dụng kiến thức ngôn ngữ; các bài tập vận
dụng kiến thức về lí luận văn học; bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm,
giàu cảm xúc; giúp học sinh tích lũy vốn hiểu biết về mọi mặt; kiên trì luyện tập
các kĩ năng làm văn tả người góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng việt
lớp5. Đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm trong chỉ đạo chuyên môn đối với
lớp 5 nói riêng , môn Tiếng Việt của nhà trường nói chung
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

a.Thực trạng:
*.Về giáo viên:
Trong dạy học, giáo viên thường có tâm lý “ ngại” dạy một tiết Tập làm văn,
vì tiết Tập làm văn là văn bản nói và viết. Để thực hành một văn bản nói và viết
cả giáo viên và học sinh đều khó đạt vì mức độ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt

chưa được chú trọng. Dạy Tập làm văn cho học sinh theo chương trình mới là
phải dạy theo hướng tích cực, tăng một số thủ thuật để đòi hỏi học sinh tiếp nhận
kiến thức. Bản thân GV phải có chất văn, phải có kiến thức Tiếng Việt chắc
chắn, biết cách “ mở, dẫn dắt” HS trong học tập, biết cách tạo tình huống, xoay
chuyển các tình huống HS đặt ra. Song thực tế việc tiếp cận đổi mới phương
pháp dạy học của một số giáo viên vẫn còn là một thách thức lớn. Đa số các
đồng chí GV dạy lớp 5 đều là GV trẻ, có nhiều đổi mới trong dạy học nhưng
thực sự vẫn còn nhiều lúng túng khi dạy môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn
Tập làm văn.
Nguyên nhân:
Ở một số giáo viên:
- Phân môn Tập làm văn là một phân môn khó dạy nhất so với các phân môn
khác của môn Tiếng Việt.
- Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu mục tiêu từng tiết dạy,
từng bài dạy.
- Chưa có sự chuẩn bị chu đáo để hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Chưa nghiên cứu kĩ chương trình Tập làm văn của lớp 5 ( nói chung ) và
phần tả người ( nói riêng ).
*Về học sinh:
Qua tìm hiểu trong quá trình dạy học tại lớp và trao đổi, đàm thoại, phỏng
vấn, phiếu kiểm tra tất cả đều có chung những vấn đề sau:
- Làm bài Tập làm văn đối với nhiều học sinh là phân môn khó vì vậy hầu hết
các em rất ngại học nên làm bài rất lâu nên hết tiết làm bài mà vẫn chưa xong
3


nên chưa đủ bố cục của bài văn. Hoặc một số em lại đếm dòng để kết bài do vậy
bài làm còn rất sơ sài.
- Đặc biệt không chịu khó đọc thêm sách, báo để mở rộng thêm vốn từ cho
bản thân, ngại suy nghĩ, chưa dành nhiều thời gian để quan sát trước khi tả nên

chưa tìm ra được những đặc điểm riêng biệt của cái định tả cũng như chưa tìm
được ý, chưa huy động được vốn từ qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và
câu, Kể chuyện… nên không có những hình ảnh so sánh, nhân hoá làm cho bài
văn khô khan, rời rạc, thiếu cảm xúc, không lôgíc, không có sự liên kết giữa các
đoạn.
- Học sinh chưa có thói quen quan sát, lập dàn ý, thậm chí còn không nháp
trước khi viết bài vào vở nên nghĩ được câu gì viết câu ấy làm cho bài tả lộn
xộn.
Ví dụ: Một học sinh làm đoạn văn tả mẹ như sau:
Mẹ em có dáng người đậm. Mái tóc dài. Khuôn mặt tròn. Hàm răng trắng.
Mẹ đi làm từ sáng đến tối mới về. Nước da mẹ không đen, không trắng.
- Học sinh còn làm bài một cách thụ động, chưa tự giác, tích cực, làm bài
không theo trình tự của bài làm mà nghĩ được gì thì viết cái ấy. Bài văn còn
mang tính liệt kê tất cả các bộ phận về hình dáng của người đang tả.
- Cách sử dụng từ ngữ chưa chính xác, dùng từ đặt câu chưa phù hợp với văn
cảnh, những hình ảnh so sánh, nhân hoá chưa đúng.
Ví dụ: Bà có nước da đen đủi, nhăn nheo. Khuôn mặt bà vuông vức.
Mẹ có dáng người không cao, không thấp như những người khác. Mẹ có
mái tóc xoăn tít.
- Cách viết câu văn chưa đúng, dùng dấu câu chưa đúng chỗ có những em cả
bài văn dài chỉ có mấy câu, chưa có sự liên kết câu, liên kết đoạn văn.
Ví dụ: Hàng ngày mẹ em đi mằn từ sáng đến tối mịt mới viền. Hôm nào mẹ
cũng biểu em ở nhà vâng lời ông bà.
- Bài làm thiếu cảm xúc của người viết do đó bài văn thường sáo rỗng hoặc rập
khuôn.
- Các em quá lệ thuộc vào sách vở đặc biệt là các bài văn mẫu, thậm chí một số
em học thuộc lòng các bài văn mẫu rồi chép. Với cách học ấy các em không cần
quan sát, không có cảm xúc với người mình đang tả.
- Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đổi tượng
được tả. Vì thế bài làm ấy gắn cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được ví

dụ khi tả về mẹ, cô giáo, cô ca sĩ phần tả về hình dáng các em viết giống nhau.
Nguyên nhân: - Các em rất ngại học phân môn này nhất là các em nam.
- Kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt ý bằng lời của các em còn chưa lưu loát.
- Một số em hay viết sai lỗi chính tả do tiếng địa phương hoặc nói ngọng nên
làm cho người đọc thấy khó hiểu, thậm chí còn tạo nên những tình huống gây
cười cho người đọc.
- Điều kiện sống của các em có nhiều khó khăn bố mẹ thường xuyên đi làm ăn
xa không có nhà nên không có điều kiện quan tâm đến các em.
*. Về nhận thức của phụ huynh học sinh:

4


Đa Lộc là một xã khó khăn, bố mẹ học sinh thường đi làm ăn xa quanh năm
nên con cái gửi ông bà ở nhà, thậm chí có gia đình chỉ có mấy chị em ở nhà đi
học. Việc học hành của con em tất cả đều “khoán” cho nhà trường.
Bố mẹ cũng chiều con quá mức theo ý thích nên khó cho việc hướng dẫn, dạy
bảo thêm cho con cái học ở nhà.
Qua nhiều năm phụ trách chuyên môn và dạy một số tiết thực nghiệm lớp 5,
qua làm bài kiểm tra ở lớp 5 năm học 2017 – 2018 với đề bài: Em hãy tả một
người mà em yêu thích.
b.Kết quả như sau:
Lớp 5A
Lỗi học sinh thường sai
(31hs)
Chưa đủ bố cục của bài.
5 bài
Nội dung chưa đủ, chưa phong phú.
7 bài
Sai về viết câu, cách dùng từ ngữ, sai lỗi chính tả.

8 bài
Câu văn chưa có hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ
6 bài
thuật đã học.
Bài văn thiếu cảm xúc của người viết.
4 bài
Bài làm tốt
1 bài
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Phân môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải
bộc lộ cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc của mình.
Vì thế đối với phân môn Tập làm văn yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Trong dạy bài văn tả người cũng vậy, chỉ khi
chúng ta coi trọng óc sáng tạo, cá tính, suy nghĩ riêng của HS thì các em mới tạo
ra những sản phẩm chân thực, thể hiện đúng nhận thức và tình cảm của mình.
Để tạo điều kiện cho HS chủ động, sáng tạo, bộc lộ mình trong giờ Tập làm văn
tả người GV cần phải đưa HS vào hoạt động. Các hoạt động này cần được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: làm việc độc lập, làm việc theo
nhóm, làm việc theo lớp. Đối với những bài thực hành theo yêu cầu của một đề
bài cụ thể GV nên tổ chức cho HS làm việc độc lập. Trong trường hợp câu hỏi,
bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định thì GV nên
tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Đặc biệt đối với những giờ văn yêu cầu HS
trình bày miệng theo đề bài nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng nói cho HS, để tất
cả HS được nói, được hoạt động, thì chắc chắn làm việc theo nhóm là giải pháp
tốt nhất. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong
các trường hợp GV thực hiện các khâu giới thiệu bài, nêu những câu hỏi không
yêu cầu HS suy nghĩ lâu, hoặc để HS trình bày kết quả làm việc. Và điều quan
trọng hơn cả là GV trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu của bài học, hình
dung, tưởng tượng giờ học văn diễn ra như thế nào để phối hợp nhịp nhàng, linh
hoạt, khéo léo, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học, sao cho lôi cuốn được tất cả HS trong lớp tham gia học tập với thái độ hào
hứng đạt được mục đích đặt ra. Có thể nhận thấy, trong sách giáo khoa Tiếng
Việt hầu hết các phân môn đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
5


thiết kế bài học bằng giáo án điện tử vào tổ chức dạy học. Bản thân đã sử dụng
nhiều tiết của phân môn này như các tiết tả hình dáng, hoạt động của người để
học sinh quan sát một cách thực tế, chân thực. Thông qua việc luyện tập các kĩ
năng phân tích đề, xác định dàn ý cho bài văn, quan sát, tìm và sắp xếp ý thành
dàn ý, diễn đạt thành văn bản học sinh biết cách tạo lập một văn bản theo từng
công đoạn một cách chắc chắn. Trong đó tập trung rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn cho HS qua: đoạn mở bài ( theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp); các đoạn văn
trong phần thân bài ( tả hình dáng, tả hoạt động); đoạn kết bài ( kết bài mở rộng
và kết bài không mở rộng). Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn sẽ giúp cho HS
chủ động, tự tin khi tạo lập bài văn tả người hoàn chỉnh tránh được tình trạng
viết văn sơ sài hoặc sao chép bài văn của người khác. Để giúp các em viết văn tả
người tôi tiến hành các bước sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh cách quan sát để lập dàn ý cho bài văn
Đây là nội dung không thể thiếu được của mỗi bài văn hay. Muốn đạt được
những yêu cầu trên trong giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh trải qua
khâu thứ nhất của một bài văn là quan sát tìm ý lập dàn bài chi tiết. Mỗi bài văn
của học sinh phải đủ bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài đủ ý, đúng yêu cầu và
diễn đạt phong phú. Điều đầu tiên tôi yêu cầu HS phải làm là tìm hiểu đề bài.
a) Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
Đây là bước rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
- Học sinh đọc kĩ đề bài.
- Phân tích đề bài bằng cách đặt câu hỏi ( Bài văn thuộc thể loại gì? Nội
dung bài văn là gì? Trọng tâm ? Muốn làm bài tốt cần quan sát những gì?)
b) Hướng dẫn học sinh quan sát và chọn lọc chi tiết

Ngay từ những tiết đầu tiên học về văn tả người trong các tiết Quan sát và
chọn lọc chi tiết tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đoạn văn mẫu rất hay
về tả hình dáng, hoạt động của một người cụ thể để tìm những từ ngữ mà tác giả
dùng trong đoạn văn. Trong những tiết này tôi thường dạy bằng giáo án điện tử
để cho HS quan sát kĩ được nhân vật mà đoạn văn thể hiện từ đó cảm nhận được
các từ ngữ được sử dụng về tả các đặc điểm cụ thể của người.
* Quan sát bằng nhiều giác quan
- Quan sát bằng mắt: nhận ra những đặc điểm riêng biệt về ngoại hình, hoạt
động, tính cách.
- Quan sát bằng tai: nhận ra âm thanh của giọng nói.
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý thì bài văn đa
dạng, phong phú.
* Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:
Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kĩ, quan sát nhiều lần khi làm
bài ở lớp các em phải hình dung lại những đặc điểm về hình dáng bên ngoài của
người định tả ( nếu là bài tả người thân; tả người mà em từng quen biết; tả một
ca sĩ; nghệ sĩ hài mà em yêu thích ). Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua
hay liếc nhìn thì sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn.
Phải tìm được những nét tiêu biểu của người mình định tả. Không cần dàn đủ
tất cả các đặc điểm về hình dáng bên ngoài mà phải chọn lọc những nét tiêu biểu
6


về ngoại hình, tính tình và hoạt động mà mình cảm nhận sâu sắc nhất, tránh liệt
kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể, khô khan.
* Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể
dàn đều mà phải tìm ra những đặc điểm riêng của người định tả làm cho người
đọc hình dung được hình dáng bên ngoài của người mình đang được nói đến, có
như vậy bài văn mới tránh dàn trải, nhạt nhẽo, lan man, xa đề.
* Tạo ra hứng thú cảm xúc

Quan sát trong văn học cần giúp cho HS có hứng thú say mê, từ đó bộc lộ
được cảm xúc của bản thân đối với người được tả. Có hứng thú, cảm xúc học
sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho hình ảnh con người sinh động và hấp
dẫn.
Để giúp các em quan sát đúng trọng tâm, tìm được những chi tiết về hình
dáng, hoạt động cụ thể thì các câu hỏi gợi ý hướng dẫn của GV rất quan trọng.
VD ( tả một người mà em thường gặp):
- Người em định tả là ai? Em thường gặp người đó ở đâu?
- Hình dáng người đó cao hay thấp, gầy hay béo? Cách ăn mặc của người đó
như thế nào? Về ngoại hình có nét gì đặc biệt để người khác phải chú ý (mắt,
miệng, răng, tóc… )
- Người đó làm nghề gì? Người đó thường làm những công việc gì và khi làm
việc em quan sát thấy sự yêu công việc và hiệu quả công việc ra sao?
- Có nhận xét gì qua những việc làm của người mình đang tả đó?....
Bên cạnh việc chuẩn bị, dự kiến các câu hỏi hướng dẫn học sinh cách quan
sát thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học tranh ảnh sẵn có (như ảnh chụp của gia
đình) hoặc hình ảnh bằng giáo án điện tử …không thể thiếu trong tiết hướng dẫn
học sinh quan sát mà còn gây hứng thú quan sát cho các em. Ngoài những hình
ảnh trong sách giáo khoa tôi còn sưu tầm thêm nhiều từ ngữ miêu tả về hình
dáng của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau như: ông, bà; bố, mẹ; bạn
cùng lứa tuổi; các em nhỏ đang tập đi để các em so sánh sự khác biệt về hình
dáng của một người cụ thể theo lứa tuổi.
Từ
ngữ
miêu
tả
dáng
người
Từ
ngữ

miêu
tả mái
tóc
Từ
ngữ
miêu

ông, bà
lưng đã còng
(hơi còng),
dong dỏng,…

Bố, mẹ, ..
- bố, thầy giáo:
người đậm, tầm
thước, hơi gầy…
-mẹ, cô: thon
thả, dong dỏng, ..

Bạn cùng tuổi
Nhỏ nhắn,
thanh mảnh,
nho nhỏ,..

điểm bạc, bạc
phơ, trắng
như cước,
điểm hoa
râm,…
nhăn nheo,

điểm đồi mồi,


- mẹ, cô: đen, đen, mượt, đen
dày, óng mượt,.. nhánh, óng ả,
cắt ngắn gọn
gàng,...

Em nhỏ
Lũn chũn, mập
mạp,...

Lơ thơ, thưa,
đen óng, vàng
hoe,…

Da trắng ngần, Bánh mật, ngăm Trắng hồng,
sạm đen, da bánh ngăm,
trắng nõn nà, trắng
mật, rám nắng, hồng,…
như trứng gà
7


tả làn
da
Từ
ngữ
miêu
tả

khuôn
mặt
Từ
ngữ
miêu
tả
mắt



bóc,…

Khuôn mặt
phúc hậu,
hiền từ,…

- mẹ, cô: thanh Thanh tú, bầu
tú, trái xoan…
bĩnh, ….
- bố, thầy giáo:
vuông chữ điền,
vuông vức,…

Bánh đúc, đầy
đặn,….

Trầm tư, mờ
đục, trầm
lặng,…


Hiền hậu, mắt
sắc như dao cau,
dịu dàng,..

đen láy, bồ câu,
một mí, …

Linh lợi, lanh
lợi, sáng long
lanh, mơ
màng...

Cuối cùng giáo viên và học sinh chốt lại bảng so sánh để các em phân biệt
được một số đặc điểm khác nhau về hình dáng một người ở các độ tuổi khác
nhau để dùng từ ngữ miêu tả chính xác.
c) Hướng dẫn các em lập dàn ý:
Sau khi hướng dẫn các em biết cách quan sát và nhớ lại được những đặc điểm
bên ngoài và hoạt động của người mình sẽ tả thì bước lập dàn ý cho bài văn là
bước không thể thiếu trước khi viết đoạn văn, bài văn. Đây là việc giúp các em
biết chọn lọc chi tiết mà các em vừa được quan sát để sắp xếp trước khi viết
đoạn văn, bài văn. Ở khâu này tôi thường hướng dẫn học sinh phải chọn những
đặc điểm nổi bật, những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc cảm nhận được
người đó rất thật gần gũi với các em. Ngay trong tiết đầu tiên bài Cấu tạo của
bài văn tả người sau khi được đọc bài văn Hạng A Cháng để tìm hiểu về cấu
tạo của bài văn, về đặc điểm ngoại hình và hoạt động của A Cháng các em lại
được thực hành lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
Ngoài quan sát tranh mà tôi đã sưu tầm trình chiếu tôi còn cho các em quan sát
thêm trong ảnh chụp của gia đình, sau đó tôi mới hướng dẫn các em cách lập
dàn ý như sau:
Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý

những nột nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
Dàn ý:
Mở bài: Trong gia đình người mà em yêu quí nhất là mẹ.
Thân bài:
* Tả hình dáng:
+ Mẹ em năm nay đã ….tuổi.
+ Dáng người thon thả, mảnh mai ( đậm – trông rất khỏe khoắn, dong
dỏng cao…)
+ Khuôn mặt tròn ( trái xoan...). Nước da ngăm ngăm đen ( da bánh mật,
rám nắng...) vì dãi dầu mưa nắng.
8


+ Mái tóc dài búi gọn sau gáy ( đen, cắt ngắn gọn gàng,…) để làm việc
được dễ dàng.
+ Cái miệng rất duyên với hàm răng đều như hạt bắp.
+ Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng em thấy rất đẹp.
*Tả hoạt động:
+ Sáng mẹ dậy rất sớm nhất để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình.
+ Mẹ đi chợ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho bố yên tâm đi làm.
+ Khi em ốm mẹ lo lắng và chăm sóc em rất chu đáo ( thể hiện ở nét mặt,
việc làm của mẹ)
+ Mẹ rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó dù nắng hay mưa mẹ cũng ra
đồng cày cấy, làm cỏ bỏ phân nên mùa nào cũng thu hoạch được nhiều thóc
(đối với mẹ làm nông nghiệp).
* Tả tính tình: + Mẹ rất dịu dàng, giọng nói của mẹ rất ấm.....
+ Luôn quan tâm lo lắng cho gia đình.
+ Mẹ sống chan hoà với bà con hàng xóm.
Kết bài:
Em rất yêu mẹ của mình. Em rất tự hào và hạnh phúc vì đã có mẹ.

Tương tự như vậy đối với các bài tập yêu cầu lập dàn ý như: Bài tập 2 tiết
Luyện tập tả người tuần 13; bài tập 1 tiết Luyện tập tả người ( tả hoạt động)
tuần 15 tôi đều hướng dẫn các em từng bước lập dàn bài chi tiết để viết đoạn
văn, bài văn được tốt hơn.
d) Bố cục của bài văn:
Bố cục của một bài văn rất quan trọng, nó giúp người viết nắm vững cấu trúc
của một bài văn thể hiện đúng, đủ nội dung của bài. Ngay từ các tiết xây dựng
đoạn mở bài, kết bài và viết đoạn văn tả hình dáng, hoạt động, tính tình ( đối với
các bài tả người) tôi đều HD các em cách trình bày theo yêu cầu của tiết học.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh diễn đạt có nghệ thuật
Để học sinh diễn đạt bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật các
em thường được trau dồi qua tiết dựng đoạn mở bài, kết bài; viết đoạn thân bài
(tả ngoại hình; tả hoạt động của người…). Qua tiết này học sinh được thể hiện
cách diễn đạt của mình và học tập bạn và tập vận dụng một số biện pháp nghệ
thuật đã học.
a. Phần mở bài:
Các em có thể chọn cách mở bài trực tiếp, hoặc gián tiếp, có em mở bài bằng
một câu nhưng có em mở bài bằng cả một đoạn văn, ở đây tuỳ nghệ thuật vào
bài của mỗi em mà góp ý chứ giáo viên không gò bó, áp đặt. Trong phân môn
Tập làm văn có các tiết dành cho HS luyện cách viết mở bài theo cả 2 cách: mở
bài trực tiếp và mở bài gián tiếp để các em làm quen và thực hành luyện tập viết
mở bài cho nhiều bài văn hay có tính nghệ thuật. Qua 2 cách mở bài giáo viên
phải giúp HS biết được kiểu mở bài gián tiếp gây hứng thú, bất ngờ cho người
đọc hơn để hướng các em viết mở bài theo kiểu gián tiếp.
VD: Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đó biết cho một trong bốn đề văn
dưới đây:
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
9



c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
( Bài tập 2- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập II trang 12)
VD1: ( Đề bài tả người thân trong gia đình em)
Mở bài trực tiếp:
Trong gia đình em, có một người em rất yêu quý đó là bà nội của em.
Mở bài gián tiếp :
Đối với em, tình bà cháu là không thể gì sánh được. Bà một tiếng đơn sơ ấy
thôi nhưng thật thân thương, gần gũi với em ngay từ khi em mới bắt đầu tập nói,
hình ảnh bà luôn in sâu trong tâm trí em. Một người bà hiền từ và nhân hậu.
VD2: Đề bài tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
*Mở bài trực tiếp:
Trong các nghệ sĩ hài em thích nhất nghệ sĩ hài Xuân Bắc.
* Mở bài gián tiếp:
Thứ bảy nào cũng vậy, ngoài giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm em
cũng cố gắng sắp xếp thời gian học bài để tối có thời gian xem chương trình hài.
Chương trình đó có rất nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng đem lại tiếng cười sảng khoái
cho mọi người nhưng người em yêu mến nhất vẫn là nghệ sĩ hài Xuân Bắc
b) Phần kết bài:
Cũng giống như phần mở bài, trước khi thực hành viết kết bài cho bài văn tả
người các em được tìm hiểu qua những đoạn kết bài mẫu để xác định được các
kiểu kết bài đó là kết bài mở rộng hay kết bài không mở rộng. Qua đây GV cũng
giúp HS biết được có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất
phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại
vấn đề thì cũng có thể bằng nhiều cách nhưng kết bài sâu sắc gây ấn tượng cho
người đọc hơn là kiểu kết bài mở rộng.
VD: Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đó biết cho một trong bốn đề văn
ở bài tập 2 tiết luyện tập tả người ( dựng đoạn mở bài ). ( Bài tập 2 SGK Tiếng
Việt lớp 5 tập II trang14 )

Kết bài không mở rộng:
Dù sau này có xa nhau nhưng em và An vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ về những
ngày thơ ấu của chúng em.
Kết bài mở rộng:
Em và An mỗi đứa có một ước mơ. An mong muốn sau này sẽ trở thành một
kĩ sư vi tính để có thể làm nên những điều kì diệu; còn em lại khao khát trở
thành hoạ sĩ để vẽ về vẻ đẹp của con người và quê hương yêu dấu. Chắc chắn
tình bạn thân thiết của chúng em sẽ góp phần không nhỏ vào việc biến những
ước mơ đó trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Đối với những tiết học luyện viết về mở bài và kết bài tôi luôn khuyến khích
HS đọc bài làm của mình trước lớp để các em có cơ hội sửa lỗi cho nhau và học
tập nhau cách làm bài để luyện kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng nói trước lớp.
c.) Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số
biện pháp nghệ thuật đã học trong phần thân bài.
Chương trình Tập làm văn tả người của lớp 5 dành khá nhiều bài tập yêu cầu
học sinh phân tích đoạn văn, bài văn mẫu. Những bài tập này không chỉ giúp các
10


em học tập cách quan sát, tìm ý, chọn từ, đặt câu, viết đoạn của tác giả mà còn
tạo cơ sở cho HS làm các bài tập tiếp theo. Sau những tiết quan sát và chọn lọc
chi tiết các em đều được thực hành viết đoạn văn tả về hình dáng; tả hoạt động.
Nhưng trong thực tế nhiều em chưa nắm vững được cách viết câu văn đủ ý, có
em viết một đoạn văn dài chỉ có một câu, dùng dấu câu chưa đúng chỗ, dùng
chưa đúng dấu câu. Đối với những bài này tôi phải kiên trì hướng dẫn các em
nhớ lại những kiến thức về câu từ lớp 4. Để giúp các em viết câu đúng, tôi
hướng dẫn các em dựa vào dàn bài chi tiết mà các em đã làm tự đặt câu hỏi và
cứ mỗi câu trả lời cho một câu hỏi là một câu, sẽ kết thúc bằng một dấu câu.
Ví dụ: ( Đề bài tả bạn cùng lớp):
- Bạn em định tả tên là gì? Vì sao bạn được mọi người quý mến? ( bạn ấy học

giỏi, hay giúp đỡ bạn bè, nói chuyện có duyên, hát hay, múa dẻo,....)
- Vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc,… cách ăn mặc của bạn có gì nổi bật đã gây
được cảm tình với mọi người? ( dáng người nhỏ nhắn, đậm, lớn hơn các bạn
cùng lứa tuổi; mái tóc dài hay ngắn,....)
- Bạn nhỏ có những biểu hiện gì thể hiện sự ngoan ngoãn? ( bạn có lễ độ không,
biết nghe lời người trên không?)
- Bạn nhỏ chăm học, chăm làm như thế nào? ( chăm chỉ, chịu khó, ở lớp bạn chú
ý nghe giảng và hăng hái xây dựng bài như thế nào?
- Bạn nhỏ đó làm việc gì để giúp đỡ gia đình và những người xung quanh?
( Ngoài giờ học bạn giúp đỡ gia đình những việc gì? Bạn ấy đã giúp đỡ em hoặc
bạn bè trong lớp những gì mà em đáng học tập?, ....)
- Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ định tả trong bài ? Những người xung quanh có
tình cảm như thế nào đối với bạn nhỏ đó?.....
Biện pháp này có thể tổ chức cho học sinh làm bài theo cặp trong các tiết
quan sát và tìm ý, từ đó biết viết câu đủ ý, ngắn gọn.
2.3. 3. Hướng dẫn học sinh tả người thông qua các phân môn khác của
môn Tiếng Việt
Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn có sự gắn bó chặt chẽ với chủ điểm của
tuần học, với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, đặc biệt là với phân môn
Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu qua các phân môn này các em được củng
cố, cung cấp và mở rộng nhiều về kĩ năng viết câu, cách dùng từ ngữ:
VD: Phân môn Tập đọc
Từ tuần 12 có các bài "Hành trình của bầy ong" giúp cho HS biết những
phẩm chất đáng quý của bầy ong như chăm chỉ, cần cù. Bài "Người gác rừng tí
hon" các em biết thêm đức tính dũng cảm, sự táo bạo, bình tĩnh, thông minh của
một bạn nhỏ. Bài Chuỗi ngọc lam cũng cung cấp thêm cho các em một số hình
ảnh về tấm lòng nhân hậu biết quan tâm đến người xung quanh, bài Hạt gạo
làng ta thể hiện rất rõ sự chăm chỉ của người nông dân không quản mưa nắng
lăn lộn trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo.
Ví dụ: Phân môn Luyện từ và câu tuần 15 bài Tổng kết vốn từ ở (Bài tập 3trang 151- SGK TV5- Tập 1) cung cấp và mở rộng cho các em rất nhiều từ ngữ

miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc dáng, sang Bài tập 4 giúp các
em sử dụng các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 3 để viết một đoạn văn ngắn tả
hình dáng một người thân hoặc một người mà mình quen biết. Cũng ở phân môn
11


Luyện từ và câu tuần 16 bài Tổng kết vốn từ ở ( Bài tập 1- SGK TV 5 - Tr 156
Tập 1) các em được tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ chỉ đức
tính của con người như nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù; Bài tập 2 các
em được đọc đoạn trích Cô Chấm và nêu tính cách của cô sau đó tìm các chi
tiết, hình ảnh minh hoạ cho tính cách của Cô Chấm.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn tả người chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Đây là thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và có cảm xúc làm
cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về một
người. Các biện pháp so sánh, nhân hoá xuất hiện nhiều và giữ vai trò quan
trọng trong cách diễn đạt tư tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc
điểm, thuộc tính riêng vốn có tạo nên bức tranh sinh động với những gam màu
ấn tượng bằng ngôn từ. Trong Tiếng Việt, các lớp từ thể hiện giá trị hình tượng,
giá trị biểu cảm ở mức độ đậm đặc rõ nhất là các từ láy, tính từ tuyệt đối, từ ngữ
sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá.
Từ láy trong Tiếng Việt có giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm rất lớn. Giá trị gợi tả
của từ láy là khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung
được một cách cụ thể, tinh tế và sống động về hình ảnh của người đang được nói
đến. Giá trị gợi tả của từ láy chính là do mối quan hệ âm- nghĩa trong từ tạo
thành, làm cho từ láy có sức gợi tả lớn, không những gây nên những âm thanh
uyển chuyển mà còn gợi nên những hình tượng độc đáo. Khi hướng dẫn HS viết
văn miêu tả, tôi đã hướng dẫn HS sử dụng từ láy để tả con người rõ nét, giàu sắc
thái biểu hiện, mang dáng vẻ riêng. Cụ thể tôi đã gợi ý cho các em tìm các từ tả
hình dáng của người như: dáng người cao cao, nhỏ nhắn, gầy gầy, mập mạp,
mũm mĩm,(mắt đen) lay láy, óng ả, mượt mà, lơ thơ, lanh lợi, trắng trẻo, ngăm

ngăm, dong dỏng …. Thế giới âm thanh, màu sắc, hình ảnh, tâm trạng có được
nhờ những từ láy tượng thanh, tượng hình, từ láy biểu cảm sẽ góp phần làm cho
bài văn miêu tả của các em trở nên cụ thể, chân thực và giàu cảm xúc hơn.
Trong văn tả người, tính từ tuyệt đối là yếu tố ngôn ngữ không thể vắng mặt,
bởi vì hình dáng, hoạt động chỉ trở nên sinh động, cụ thể có hồn khi chúng ta
gắn liền với các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của chúng, mà tính từ lại là từ
có khả năng biểu thị đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, hoạt động. Vì
vậy khi hướng dẫn các em thực hành viết văn tôi đã hướng dẫn các em phát huy
tối đa các tính từ như: đen, đen nhánh, đen mượt, mượt mà, mượt như nhung,
bạc phơ, dày, trắng hồng, xương xương, cao, đậm, trái xoan, bầu bĩnh, trắng
hồng, trắng như trứng gà bóc,… So sánh là một biện pháp tạo hình được so
sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, cụ thể, lôi cuốn sự chú ý và dễ gợi liên
tưởng cho người đọc, người nghe. Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả là cách
thức làm đẹp ngôn từ. Trong bài văn tả người có rất nhiều hình ảnh so sánh giản
dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống của con người nhưng cũng có nhiều hình
ảnh so sánh đẹp, bóng bẩy giàu tính gợi hình và gợi cảm.
Để dễ tiến hành tôi gợi ý cho HS trong khi làm từng đoạn của phần thân bài
bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ, hướng dẫn các em biết chọn lựa các chi tiết
diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng biện pháp so sánh dùng từ gợi tả
trong các thể loại. Kiểu bài tập làm văn dạng tả ngoại hình người, tôi hỏi về hình
dáng ( mái tóc, hàm răng, nước da…) tính nết con người có thể dùng câu văn có
12


dùng biện pháp so sánh như thế nào? Học sinh diễn đạt thành công những câu
văn có dùng biện pháp nghệ thuật làm cho câu văn hay hơn như:
- Mái tóc dài mượt mà buông thả thướt tha như dòng suối.
- Hàm răng trắng đều như hạt bắp nếp.
- Nước da trắng như trứng gà bóc…..
- Mẹ không xinh đâu, nhưng rất ưa nhìn. Dáng người mẹ hơi đẫy đà nhưng rất

nhanh nhẹn. Mẹ sở hữu một chiếc mũi tẹt hơi hếch lên trông rất ngộ nghĩnh.
- Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó đã bị chai như ghi lại những nỗi vất vả trong
bao năm nuôi chúng em khôn lớn.
2.3.4. Mở rộng vốn kiến thức cho học sinh
Bên cạnh đó các tiết học buổi chiều cũng được tôi tận dụng triệt để nhằm giúp
các em vận dụng thành thạo các biện pháp tu từ bằng một số kiểu dạng bài tập
dưới đây:
* Dạng bài tập điền vào chỗ trống
VD1: Em hãy tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có
hình ảnh phù hợp nhất ( đoạn văn tả cô giáo)
Cô có vóc người……..(1), nước da………(2), mái tóc……..(3). Điểm đặc
biệt nhất trên gương mặt thanh tú của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô…..(4).
Học sinh có thể điền các từ ngữ mà mình cho là hợp lí nhưng giáo viên phải
mở rộng cho các em một số các từ có thể điền vào chỗ trống như sau:
(1): thon thả, cân đối, thanh mảnh, nhỏ nhắn,…
(2): hồng hào, trắng hồng, bánh mật duyên dáng,…
(3): dài, đen nhánh, được buộc gọn sau gáy, đen nhánh như gỗ mun chấm nhẹ bờ
vai thon thả, cắt ngắn gọn gàng,…
(4): long lanh như sương mai, hiền như lá lúa, đen láy dịu dàng lúc nào cũng
nhìn chúng em trìu mến, …
VD2: Em hãy điền vào chỗ trống những từ ngữ phù hợp với câu văn:
- Da bé Lan……(1)
- Bé Lan có đôi môi nhỏ đỏ……(2)
- Bi có khuôn mặt….(3)
- Những ……(4)hằn sâu trên khuôn mặt ….(5)của bà.
- Cuộc đời dầm sương dãi nắng còn hằn trên khuôn mặt nhiều….(6)và nước da
…..(7)của ông.
- Cả cuộc đời vất vả nên lưng ông ….(8)
- Mái tóc ông đã….(9)
- Da ông đã xuất hiện nhiều chấm….(10)

Học sinh có thể điền các từ ngữ sau:
(1): trắng hồng; trắng như trứng gà bóc; mịn màng…
(2): như son,…
(3): bầu bĩnh, …
(4): nếp nhăn
(5): hiền từ; phúc hậu,…
(6): nếp nhăn
(7): đen sạm
(8): hơi còng; đã còng,..
13


(9): bạc phơ; điểm hoa râm; có nhiều sợi bạc,…
(10): đồi mồi.
VD3: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại các câu sau cho sinh
động, gợi cảm hơn.
- Da trắng như trứng gà bóc, ( như tuyết...)
- Mắt đen như hạt nhãn
- Miệng cười tươi như hoa
- Bà của em đã già, tóc bà bạc trắng như cước
- Hai má của bé Hoa lúc nào cũng hây hây như xoa phấn
* Dạng bài phát triển câu văn:
Giáo viên nêu câu để học sinh phát triển thành câu văn hay hơn.
VD1: Ông em già nhưng vẫn khỏe.
Học sinh có các câu:
Ông em già nhưng vẫn khỏe và ông thường xuyên tập thể dục.
Ông em già nhưng vẫn khỏe nên hàng ngày ông vẫn chăm sóc cây cảnh.
VD 2: Bé Lan tập đi.
HS: Bé Lan đang chập chững tập đi.
Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi.

Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá.
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không
bộc lộ ở phần kết bài mà cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn.
Điều này, chúng ta cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài.
VD :
* Sống với bà em thấy thế nào?( Bà gần gũi, yêu thương, chăm sóc em từng
li, từng tí. Em muốn mình làm được điều gì đó để bà đỡ vất vả.)
* Được cô dạy dỗ hàng ngày, em nghĩ gì?( Tình cảm thương yêu của cô như
chắp cánh cho em vững bước trong cuộc đời )
* Được sống trong một gia đình đầm ấm em nghĩ gì?( Em thầm nghĩ, giờ
này không biết bao nhiêu bạn nhỏ không có gia đình, lang thang ngoài đường,
ngõ phố…)
* Em có ước mơ gì? ( Em ước mơ các bạn nhỏ cũng được sống trong cảnh
gia đình đầm ấm, hạnh phúc…)
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc, nhận
xét trước một sự vật hay một hiện tượng bất kì. Bài văn của học sinh tránh được
nhiều điểm khô khan, liệt kê sự việc, mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
Ngoài những giờ học trên lớp tôi luôn khuyến khích HS tìm hiểu thêm những
kiến thức về nhiều vấn đề trong cuộc sống để cung cấp cho các em vốn từ ngữ
khi làm bài qua sách, báo trong thư viện của nhà trường như báo Thiếu niên, các
loại sách tham khảo…. Cùng với Liên Đội trong các buổi sinh hoạt thường tổ
chức cho các em đọc báo Đội, tổ chức các trò chơi nhằm phát triển khả năng
diễn đạt câu, mở rộng thêm vốn kiến thức cho các em.
Ngoài những giờ học trên lớp tôi luôn khuyến khích HS tìm hiểu thêm những
kiến thức về nhiều vấn đề trong cuộc sống để cung cấp cho các em vốn từ ngữ
khi làm bài qua sách, báo trong thư viện của nhà trường như báo Thiếu niên, các
14


loại sách tham khảo…. Cùng với Liên Đội trong các buổi sinh hoạt thường tổ

chức cho các em đọc báo Đội, tổ chức các trò chơi nhằm phát triển khả năng
diễn đạt câu, mở rộng thêm vốn kiến thức cho các em.
Sự kết hợp hài hoà cả 3 yếu tố: Xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng biện
pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sẽ trở nên sinh động, đạt kết
quả cao. Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy và vươn
lên xanh tốt.
2.3.5. Sửa lỗi cho bài làm:
Sửa lỗi cho bài làm của các em là một việc làm rất quan trọng giúp các em có
được những câu văn, đoạn văn và bài văn hay, sinh động hơn. Trong tất cả các
tiết học sau khi các em được thực hành làm các bài tập tôi đều dành thời gian để
các em được đọc bài làm của mình trước lớp. Đối với những em chưa chăm học
các bạn cùng tìm ra lỗi để sửa cho nhau còn với những học sinh có năng khiếu
thì lớp có thể học tập cách viết của bạn từ đó tự sửa trong bài của mình. Ngay từ
khi viết đoạn văn tôi chú ý sửa cho các em từ lỗi chính tả, lỗi dùng từ, cách viết
câu, cách nối các câu trong đoạn. Trong tất cả các tiết trả bài tôi đều sửa lỗi cho
các em thật cẩn thận, tỉ mỉ. Hướng dẫn cách sửa chung cho các lỗi mà các em
mắc nhiều sau đó các em tự sửa bài của mình dựa vào lời phê của cô để các em
viết lại bài cho hoàn chỉnh ngay tại lớp. Việc khuyến khích động viên các em
trước lớp là một việc làm không thể thiếu của GV với những em có tiến bộ trong
từng tiết học, từng bài làm.
2. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phương pháp dạy học mới “Thầy tổ chức – trò thi công” là một phương pháp
có chức năng điều hành toàn bộ quá trình dạy học cho kết quả cụ thể. Tôi thấy
việc dạy Tập làm văn theo quy trình trên đảm bảo tính khoa học, chính xác,
phương pháp tư duy gợi mở hợp với độ tuổi của học sinh.
Thực tế học sinh dễ hiểu và thu được kết quả rõ rệt, luôn phát huy được tính
tích cực của học sinh ( đảm bảo trình độ chuẩn kiến thức và phát triển ). Học
sinh biết viết một bài văn đảm bảo 3 yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu
cảm xúc. Trong năm học 2017 -2018, bằng những sáng kiến nhỏ và biện pháp
cụ thể trong quá trình dạy học, trên cơ sở yêu cầu chung của phân môn Tập làm

văn kết hợp với sự nhiệt tình trong giảng dạy, trách nhiệm cao của thầy với trò,
chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp 5A ngày một nâng cao .
Qua kết quả của tiết kiểm tra viết về tả người ( tuần 20) so sánh ở bảng dưới
đây:
Lớp 5A
Lỗi học sinh thường sai
(31 HS)
Chưa đủ bố cục của bài.
1 bài
Nội dung chưa đủ, chưa phong phú.
2 bài
Sai về viết câu, cách dùng từ ngữ, sai lỗi chính tả.
6 bài
Câu văn chưa có hình ảnh và sử dụng các biện pháp
7 bài
nghệ thuật đã học.
Bài văn thiếu cảm xúc của người viết.
8 bài
Bài làm tốt.
7 bài
15


3. KẾT LUẬN
3.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả thực tế cho thấy, tôi tạm thời yên tâm với phương pháp tổ chức
dạy học của mình nhưng để việc dạy học phân môn Tập làm văn đảm bảo tính
khoa học, tính chính xác cao, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, bản thân
tôi tự thấy mình cần phải học hỏi nhiều ở các tài liệu sách vở, bạn bè đồng

nghiệp và đặc biệt chương trình bồi dưỡng thường xuyên là cẩm nang theo suốt
quá trình dạy học của tôi, không thể chủ quan để đạt thành tích cao mà tất cả vì
trách nhiệm của người thầy. Hiện nay, chất lượng giáo dục là mối quan tâm của
toàn xã hội. Đứng trước thử thách và nhu cầu đòi hỏi của xã hội, bản thân tôi là
một giáo viên Tiểu học, nguyện góp một phần rất nhỏ trong việc xây dựng nền
móng và là cơ sở cho các bậc học tiếp theo.
- Khi được phân công chuyên môn, bản thân phải nghiên cứu để nắm vững
toàn bộ chương trình môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn.
- Trước khi lập kế hoạch bài học tiết Tập làm văn, phải đọc và nghiên cứu
nội dung tiết dạy trong sách giáo khoa, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng các
và xác định được mục tiêu bài học để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp thể hiện qua từng hoạt động dạy.
- Từ phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm nhằm vào các yêu cầu
quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em và nâng dần lên, không nôn
nóng, sốt ruột. Giáo viên phải kiên trì, chịu khó uốn nắn cho các em qua từng
cách nói, cách trình bày của từng tiết học.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm của các em trong quá trình làm bài
văn để có biện pháp khắc phục, sửa chữa những sai lầm của các em kịp thời.
Thường xuyên trau dồi kinh nghiệm qua bạn bè, đồng nghiệp, qua các tài liệu
tham khảo…để nâng cao vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất là phân môn Tập làm
văn.
- Tổ chức học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về
cách học tập, về kĩ năng vận dụng kiến thức. Thường xuyên động viên kịp thời
những học sinh có tiến bộ để làm động lực cho các em cố gắng vươn lên. Hướng
dẫn các em mượn những tài liệu, sách, báo ở thư viện nhà trường để mở rộng
thêm những kiến thức về văn học.
- Sử dụng nhiều phương tiện, trực quan bằng tranh ảnh vẽ, chụp, dạy học sử
dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học nâng cao hiệu quả
giảng dạy.
3.2. KIẾN NGHỊ


- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo
phục vụ chuyên môn cho GV nâng cao thêm kiến thức về môn Tiếng Việt.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi được rút ra trong quá
trình dạy tập làm văn cho học sinh lớp 5. Trong qúa trình thực hiện tôi đã được
sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp
cùng trường. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự
tham gia đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đa Lộc, ngày 09 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Trịnh Xuân Bách

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt Tiểu học
– Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Ssách giáo khoa và sách giáo viên lớp 5- nhà xuất bản Giáo dục.
3.Phiếu dự giờ của giáo viên trường Tiểu học Đa Lộc – Hậu Lộc .

4 Tài liệu tham khảo trên mang internet.

18



×