Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 16 trang )

PHỤ LỤC
Nội dung
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đê
2.3. Các giải pháp
2.4. Hiệu quả
3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG
GD&ĐT

Trang
2
2
3
3
3
3
3
4
5
12


13
13
13
15
16

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Phân môn tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ
cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc của mình. Vì vậy trong
dạy tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng, chúng ta coi trọng óc sáng tạo,
cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh thì các em mới tạo ra những sản phẩm chân thực, thể
hiện đúng tình cảm và nhận thức của mình. Dạy văn miêu tả là dạy cho học sinh kỹ năng
thực hành vận dụng những hiểu biết về Tiếng Việt để nói, viết được một bài văn miêu tả.
ở khía cạnh khác, văn miêu tả còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan sát, tư duy,
khả năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận những tri thức
vốn rất đa dạng và phong phú từ cuộc sống để biến nó thành cái độc đáo của riêng mình.
Một bài văn miêu tả đúng và hay không chỉ dừng lại ở chỗ đúng câu, đúng từ, đúng
chính tả,… mà còn cần phải có sự gợi tả, gợi cảm cao. Trong quá trình làm bài, người
viết sử dụng các thao tác tư duy, các mối quan hệ chặt chẽ của ngữ pháp văn bản. Ngoài
ra bài viết còn là sự nhận thức đúng đắn về đối tượng miêu tả và thể hiện được cảm xúc
chủ quan của người viết. Muốn làm được điều đó, người viết phải trải qua quá trình
quan sát công phu, tỉ mỉ, phải cảm nhân đối tượng miêu tả bằng tất cả các giác quan. Từ
quan sát trực tiếp các em có cơ sở để sáng tạo ra cái mới, cái đẹp, mới hình thành được
bài viết trong ý thức. Được tiếp xúc với thiên nhiên, với loài vật,… và nhìn nhận chúng
với cái nhìn chân thực đầy thiện chí sẽ làm cho các em thấy mọi điều rất đáng yêu, đáng
ca ngợi. Các em sẽ xây dựng cho mình năng lực cảm thụ riêng, cho một tấm lòng biết

rung động trước cái hay, cái đẹp. Các em biết tự nhận xét về mình, biết loại trừ cái xấu
để vươn tới cái chân - thiện - mĩ. Chính vì vậy, khi giảng dạy người giáo viên phải biết
vận dụng quá trình nhận thức đó vào tiến trình bài giảng để phù hợp với tư tưởng, tâm
sinh lý học sinh để dần dần hình thành nhân cách cho các em.
Vì trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng
Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác, đặc biệt chương trình
mới đã chú trọng đến yêu cầu luyện tập thực hành về kĩ năng luyện nói, viết cho học
sinh. Nhưng dạy tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 có những điểm khó, vì nó đòi hỏi năng lực
hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy, làm thế nào để dạy tốt
phân môn tập làm văn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
Là một giáo viên được phân công dạy lớp 4, lớp 5, qua thời gian giảng dạy tôi
thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế cho thấy
khi học phân môn Tập làm văn thì nhiều em còn lúng túng, kết quả chưa cao. Với suy
nghĩ: " Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn hay và tự tin trong học tập ?” Để
tháo gỡ những khó khăn trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn kĩ năng
làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn, lớp Năm trường Tiểu học Thị trấn Cành
Nàng”.

2


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp
một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu
đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học Thị trấn Cành Nàng nói riêng, trong
ngành giáo dục huyện nhà nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công,
đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách
đáng kể.

Chỉ tiêu: Cuối năm học, 100% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu
cầu. Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, các em vận dụng tốt ở
các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn, lớp Năm
trường Tiểu học Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3 - Phương pháp khảo sát
4 - Phương pháp luyện tập, thực hành
5 - Phương pháp thống kê.
6 - Phương pháp nhóm trao đổi, tranh luận.
Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để
tìm ra các giải pháp để đạt kết quả tối ưu nhất.
.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng.
Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy 30 tiết với ba kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con
vật. Chương trình TLV lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh – 14
tiết, tả người – 12 tiết. Các bài văn thường gắn với chủ điểm của đơn vị học. Qúa trình
thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp học
sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài,
lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả,…góp phần nâng cao khả năng phân
tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của các em cũng được rèn
luyện nhờ vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa,... khi miêu tả cảnh, tả
người. Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con

người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn,
học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề
bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và
việc xung quanh được nảy nở, tâm hồn của học sinh thêm phong phú. Đó cũng là những
nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.
3


Trong văn miêu tả, người viết không đưa ra những nhận xét chung chung, hời hợt
hoặc những lời đánh giá trừu tượng về đối tượng mà văn miêu tả giúp người đọc “nhìn”
thấy sự vật, hiện tượng, cảnh vật, thiên nhiên,… một cách sinh động, cụ thể qua việc sử
dụng ngôn ngữ. Hình ảnh trong miêu tả không phải là hình ảnh chụp lại, sao chép lại
nhưng nó giúp người đọc thấy rõ đối tượng như đang xem tận mắt. Miêu tả còn là sự kết
tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã ghi lại được
khi quan sát, tìm hiểu đối tượng. Mỗi bài văn miêu tả đều thể hiện rõ tình cảm của người
viết. Tình cảm đó có thể là sự yêu thương hay căm ghét; cũng có thể là sự gắn bó thân
thiết hay hời hợt nông cạn. Trong văn miêu tả, đối tượng rất phong phú, đa dạng. Đó có
thể là con người (ông bà, cha mẹ, thầy cô,…); hay đó là phong cảnh thiên nhiên, con vật,
đồ vật,… nên chúng có những đặc điểm khác nhau. Chính vì thế, việc giúp các em thấy
rõ những nét riêng đó của mỗi đối tượng là rất quan trọng, tạo điều kiện cho các em viết
được những bài văn miêu tả vừa đúng thể loại, vừa mang những nét riêng của đối tượng
và thể hiện cá tính của người viết.
Muốn có bài tập làm văn đạt kết quả cao, đòi hỏi mỗi em phải chịu khó tập viết,
tập nói, tập dùng từ, đặt câu, viết đoạn… nhiều lần. Mà không ngại tập đi tập lại, không
ngại sửa đi sửa lại đoạn văn, câu văn đã viết. Và chính bản thân người giáo viên cũng
kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa các sai sót. Một câu châm
ngôn đã nói: “Tài năng một phần mười là bẩm sinh, chín phần mười là do lao động kiên
trì làm nên”.
2.2. Thực trạng:
Qua thực tế việc dạy học ở trường Tiểu học Thị trấn, đặc biệt là lớp 4, lớp 5 tôi

nhận thấy một số vấn đề như sau:
a. Về phía học sinh:
- Đa số bài viết của các em chưa có sự sáng tạo, còn mang tính liệt kê nhiều hơn
miêu tả.
- Bài viết chưa chọn được nhiều ý hay, miêu tả còn hời hợt sáo rỗng, kém tự nhiên.
- Các em sử dụng từ ngữ còn có nhiều chỗ chưa hợp lý, giọng văn gượng gạo.
- Chưa bày tỏ được tình cảm chân thực với đối tượng miêu tả. Các em còn bắt
chước bài văn mẫu một cách dập khuôn, máy móc; chưa tìm được cái mới, cái riêng, cái
độc đáo.
- Chưa sử dụng được các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa,…) khi miêu tả.
Điều tra chất lượng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4B; Lớp 4A cuối học kì I năm
học 2016- 2017 có số liệu cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng (cuối HKI )
Điểm
9-10
7-8
5-6
<5
Lớp 4B
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
8
5

20
14
56
4
16
Điểm
9-10
7-8
5-6
<5
Lớp 4A
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
7,7
6
23,1
15
57,7
3
11,5
4



b. Về giáo viên:
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi còn chung
chung, chưa có những câu hỏi gợi mở để học sinh tự quan sát, khám phá đối tượng.
- Khi quan sát, giáo viên chưa biết cách hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý diễn ra
theo một trình tự nhất định.
- Hướng dẫn học sinh quan sát còn hời hợt bên ngoài, chưa đi sâu khám phá đặc
điểm bên trong của đối tượng.
- Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn học sinh tích lũy vốn sống để phát triển vốn
từ của mình để làm bài.
2.3. Các giải pháp:
* Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý và ghi chép.
Quan sát trong văn miêu tả rất quan trọng. Quan sát để làm văn nhằm kể, tả một
đối tượng cụ thể, nó đòi hỏi phải vừa chi tiết, cụ thể vừa có tính khái quát. Qua chi tiết,
các em phải làm cho người đọc thấy được bản chất của sự vật. Vì vậy quan sát phải có
lựa chọn. Nó yêu cầu các chi tiết phải cụ thể nhưng đó không phải là những chi tiết rời
rạc, tản mạn mang tính chất liệt kê. Chúng ta không cần đưa ra quá nhiều chi tiết mà
phải chọn lọc. Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của người và vật. Khi quan sát
cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm
lòng. Để quan sát tốt cần xác định vị trí quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Khi quan
sát cần quan sát theo một trình tự nhất định.
Ví dụ: Bài văn tả con vật, hướng dẫn học sinh quan sát: Trước tiên quan sát hình dáng
con vật (con vật cao, to thế nào), màu lông, sau đó quan sát các bộ phận tiêu biểu của
con vật (ví dụ: mặt, mắt mũi tai, miệng, chân, thân đuôi,...), hoạt động của con vật (chạy,
nhảy, ăn, kiếm mồi, làm việc theo sự sai khiến của con người, ...), hoạt động của người
với con vật (chăm sóc : cho ăn, tắm, dạy làm việc.
Thường thường khi quan sát học sinh thấy cái gì tả cái đó nên sau khi quan sát chi
tiết và tỉ mỉ, cần hướng dẫn học sinh lựa chọn để giữ lại những chi tiết quan sát tiêu biểu
cho con vật đó về hình dáng, màu sắc, một vài bộ phận tiêu biểu, hoạt động, lợi ích. Đặc
biệt tìm ra cái không bình thường trong cái bình thường và thể hiện được cái nghịch lí
đó.

Ví dụ: Đề bài: Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi lại những
quan sát của em.
Tôi sẽ gợi ý cho học sinh bằng những câu hỏi như sau:
- Tên con vật, ai nuôi, đã được bao lâu, vẻ đẹp của con vật khiến em yêu thích?
Hình dáng của con vật, màu sắc của lông, một đặc điểm nổi bật nhất của con vật
(đặc điểm về giống loài, về tính tình và thói quen, về hoạt động, về hình dáng, ...).
Một số bộ phận của con vật:
+ Đầu: hinh dáng, màu lông, hoạt động, đặc điểm riêng.
+ Mặt: mắt, tai, mũi, miệng có đặc điểm gì (mỗi bộ phận cần quan sát hình dáng,
Hình dáng, màu sắc, hoạt động, đặc điểm riêng khác,...)?
+ Chân: mấy chân (hoặc mấy vây), hình dáng, màu sắc, hoạt động, đặc điểm riêng
khác?
5


-

Một số hoạt động của con vật: ăn, chạy nhảy hoặc chơi, bơi,...
Sau khi quan sát con mèo và với các câu hỏi gợi ý trên tất cả 34/35 học sinh lớp có
bài làm và kết quả thu được tương đối tốt. Cụ thể: có
11 bài đạt điểm 9- 10,
15 bài đạt điểm 7- 8, còn
8 bài đạt điểm 5- 6 không có bài dưới điểm 5. Tiêu biểu nhất là bài của em Bùi Anh


* Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ (màu sắc, hình dáng, âm
thanh, cảm xúc), dùng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa,...) trong bài văn
miêu tả.
Một bài văn miêu tả hay là bài văn giàu chất gợi cảm trên cơ sở biết sử dụng các
tính từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy và các hình thức tu từ như so sánh, nhân

hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...tạo nên sự hòa đồng, vừa dễ nhận thấy, vừa giàu sức gợi cảm, vừa
gần gũi, vừa gợi tả.
Vì vậy một trong những yếu tố quan trọng làm nên cái hay, cái đẹp của bài văn
miêu tả chính là biết sử dụng từ ngữ gợi tả và dùng các biện pháp tu từ (hình ảnh so
6


sánh, nhân hóa,...). Chính vì thế khi hướng dẫn học sinh miêu tả , tôi luôn hướng dẫn
học sinh:
- Muốn tả hay về màu sắc nên dùng các từ láy hoặc từ ghép để tả vì những từ này
thể hiện được nhiều sắc độ của màu.
Ví dụ: tả màu lông của con vật, giáo viên đưa các từ như đen, trắng, xám,...
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm được những từ ghép hoặc từ láy để thay thế cho từ
“đen”tả bộ lông của chú mèo này (đen tuyền, đen bóng, đen mượt; trắng muốt, xam
xám, ...) hoặc các cụm từ gợi hình như trăng và đen, vàng và có những xám, đen và có
những khoang trắng ở cổ,....).
- Muốn tả hay về hình dáng hoặc ngọai hình, bộ phận của đồ vật, cây cối, con vật,
người hay khi tả hình dáng từng sự vật trong cảnh (cây cối, con vật, các sự vật có trong
tự nhiên như bầu trời, đám mây, núi, suối,....nên so sánh tưởng tượng, liên tưởng để tạo
ra các hình ảnh so sánh hay nhân hóa làm cho sự vật miêu tả như có tâm trạng, tính nết,
cách ứng xử của con người, giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng, cụ thể hơn
về con vật hay bộ phận cơ thể của nó, đồng thời gợi cảm giác thú vị ở người nghe, người
đọc.
Ví dụ: Tả hình dáng con cá vàng có thể so sánh với nàng công chúa con vua Thủy
Tề,... hay khi tả hai cái tai của con mèo có thể so sánh với hai chiếc nấm mèo, tả cái
miệng của em bé: đôi môi bé căng mọng, đỏ chót như cánh hoa hồng nhung,.... Hay khi
tả hình dáng quả bưởi có thể so sánh nó với quả bóng tròn và to, tả những đóa nhung có
thể nhân hóa nó thành những nàng công chúa kiêu hãnh...
- Muốn tả hay về âm thanh của sự vật dùng các từ mô phỏng âm thanh có trong tự
nhiên.

Ví dụ: Tả tiếng chi khướu hót có thể dùng các từ mô phỏng âm thanh thánh thót
như tiếng sáo diều khi gần, khi xa. Tả tiếng cười của người đàn ông lớn tuổi có thể dùng
từ khà khà,... tả tiếng cười của trẻ con có thể dùng từ khúc khích, tiếng mưa rơi nên dùng
từ rào rào (nếu mưa to và mạnh), mưa lộp độp (nếu mưa chậm nhưng nặng hạt),...
Sau khi hướng dẫn học sinh cách lựa chọn từ ngữ và sử dụng các biện pháp tu từ
(so sánh, nhân hóa,...) trong bài văn miêu tả tôi đã cho học thực hành thông qua đề kiểm
tra sau:
Em hãy viết một đoạn văn 5- 7 câu tả về một vài bộ phận của cây trong đó có sử
dụng phép so sanh, nhân hóa.
Nhìn chung tất cả 25 học sinh lớp 5B đều đã sử dụng phép so sánh, nhân hóa để
viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài một cách có hiệu quả và bài làm được đánh
giá tốt nhất là bài làm của em Trần Phương Thảo, nội dung như sau:

7


* Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học các phân môn
khác:
* Giúp các em tích lũy vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc: Những bài tập đọc
là các bài văn miêu tả. Hướng dẫn học sinh phát hiện cái hay, sự sáng tạo của các nhà
văn khi dùng chúng.
Ví dụ, dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5, tập 1), tôi đã phân
tích cách dùng từ ngữ để diễn tả màu sắc của tác giả. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ chỉ
màu vàng nhưng mỗi từ được dùng để miêu tả những đối tượng khác nhau. Các từ ngữ
tác giả chọn trong bài văn miêu tả rất chính xác, phù hợp với đối tượng miêu tả. Hướng
dẫn học sinh nhận xét cách dùng từ của tác giả để từ đó các em thấy được giá trị của
cách dùng từ khi viết bài, không dùng từ một cách tùy tiện.
Ví dụ: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngã màu vàng hoe.

8



+ Nếu các em dùng hai từ “vàng xuộm” và “vàng hoe” đổi chỗ cho nhau đọc lên em
cảm thấy thế nào?
+ Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe. Nắng nhạt ngả màu vàng xuộm.
Như vậy câu văn không hay, không phản ánh được đúng đối tượng miêu tả, cách
dùng từ như vậy là thiếu chính xác. Tôi đã cho học sinh dùng từ chỉ màu vàng khác thay
thế vào câu văn để các em so sánh. Qua đó học sinh thấy được giá trị của việc dùng từ
để tích lũy vào vốn từ của mình.
Cũng còn có rất nhiều bài tập đọc cho ta thấy cách dùng từ ngữ miêu tả rất hay và
thật đa dạng. Tôi luôn tận dụng vốn quý này để nhân vốn từ ngữ của từng học sinh bằng
cách cho học sinh ghi vào sổ tay những từ ngữ hoặc những câu văn hay. Đồng thời tôi
thường xuyên theo dõi và xem quyển sổ tay của học sinh trước mỗi giờ tập làm văn. Có
như vậy mới giúp học sinh tích dần vốn từ ngữ của mình.
* Khi dạy luyện từ và câu
Dạy-học phân môn từ ngữ cũng là một dịp để các em không chỉ hiểu rõ từ mà còn
mở rộng chúng khi dùng những từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: Các em đã được học bài mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết ở lớp 4,
do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ, tôi đưa ra bài tập:
"Tìm những từ nói lên lòng nhân hậu và đoàn kết của con người?”
(Học sinh có thể tìm các từ: yêu quý, kính trọng, trên kính dưới nhường, hiếu
thảo, gần gũi, thân mật, hòa thuận, đầm ấm, gắn bó, thương yêu, đùm bọc, che chở, san
sẻ, chan hòa...)
Hay trong tiết luyện của tuần này tôi đưa thêm cho các em bài tập:
"Tìm các từ miêu tả tính tình vui vẻ của một người?”
(Do đã được học bài mở rộng vốn từ: Lạc quan yêu đời ở lớp 4 nên hầu hết
các em tìm được các từ: Vui vẻ, vui sướng, vui thích, vui tính, vui tươi, vui nhộn...)
Ví dụ: Khi miêu tả người tôi thường nêu lên cho học sinh thấy bên cạnh từ “đẹp”
còn có hàng lọat từ ngữ khác: xinh xắn, dễ coi, dễ nhìn…. Bên cạnh từ “ẳm” còn có
nhiều từ: bế, bồng, ôm, nâng, địu, cõng…

Từ đó, tôi đã giúp các em có vốn từ ngữ về miêu tả đặc điểm tính cách
của người, giúp các em vận dụng vào viết văn. Em Trần Linh lớp tôi đã viết được
đoạn văn như sau:
Bạn Phương là một người vui vẻ, sống chan hòa với mọi người. Phương sẵn sàng
giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. Ở nhà, đối với ông bà, cha mẹ Phương là người cháu rất
hiếu thảo, đối với em Phương là người chị dịu dàng, luôn nhường nhịn các em...
Việc học và mở rộng vốn từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình cũng có ý nghĩa tích
cực đối với việc tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả của học sinh (róc rách, rì rầm, thánh thót,
ngân nga…; ngoằn ngoèo, chót vót, thăm thẳm, mênh mông, ngọt ngào…). Những từ
ngữ này giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, tả người, tả cảnh……
Đọc tác phẩm văn học truyện ngắn, thơ… cũng là dịp để học sinh tích luỹ vốn từ
ngữ miêu tả. Với biện pháp này, tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh đọc ở nhà, xem các
bài đọc thêm, tham khảo những bài văn hay.
9


Tiết luyện từ ở lớp 4, lớp 5 có loại bài dùng từ đặt câu, viết thành một đoạn văn
ngắn theo chủ đề đã xác định nhằm luyện cho học sinh cuối bậc Tiểu học kĩ năng sử
dụng từ ngữ ở mức độ cao, trực tiếp phục vụ cho việc làm văn. Ở những bài tập này, tôi
gợi ý hướng làm bài cho các em bằng một số câu hỏi nhằm viết một đoạn văn mạch lạc,
đúng chủ đề cho trước (hoặc vấn đề do học sinh tự chọn theo yêu cầu của đề bài).
Tôi đưa ra một chủ đề, yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ thuộc chủ đề đó và viết
một đoạn văn miêu tả có sử dụng các từ mà các em vừa tìm được.
Ví dụ: Đưa ra chủ đề “mùa xuân”, các em học sinh tìm được là: hoa đào, mưa phùn,
chim én, đâm chồi, ấm áp,…
Tôi đưa ra một số từ ngữ, yêu cầu học sinh sắp xếp các từ ngữ đó theo chủ đề và
đặt tên cho các chủ đề phù hợp với các từ mà các em vừa sắp xếp được.
Ví dụ: Cho các từ sau:
Cao lớn, trung thực, lười nhác, giả dối, nhỏ bé, chăm chỉ, sần sùi, trắng trẻo, mịn
màng, lực lưỡng, mảnh khảnh, đen đủi, mập mạp, còm nhom, gian giảo, nhút nhát, bạo

dạn, chất phác, nhu nhược, hèn yếu, anh dũng, siêng năng, lười biếng...
- Hãy chia các từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
- Tìm những cặp từ trái nghĩa trong cùng nhóm.
Ở bài tập này giúp học sinh có khả năng lựa chọn một từ trong nhóm từ cùng
nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa để diễn đạt chính xác nội dung của một câu văn, đoạn
văn mà mình định viết.
Loại bài tập này, với cách làm trên, sẽ giúp học sinh xác định rõ nội dung và
chủ đề của đoạn văn định tả, xác định rõ bố cục của đoạn văn tránh được hiện tượng
viết đoạn văn không rõ chủ đề, không rõ nội dung hoặc lạc yêu cầu của bài và khi
viết bài văn các em sẽ xác định được đoạn này ở vị trí nào trong bài tránh được tình
trạng lặp ý, lặp đoạn làm cho bài văn có chỗ thừa chỗ thiếu, lủng củng.
* Tóm lại: Việc dạy học sinh Tập làm văn miêu tả không nên chỉ chờ đến giờ Tập làm
văn mà cần kết hợp dạy nó trong khi dạy các phân môn khác, làm được điều này sẽ
khiến cho việc giảng dạy cũng như học Tập làm văn của giáo viên và học sinh nhẹ
nhàng và có chất lượng hơn.
*Giải pháp thứ tư: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn cho học sinh.
Các em đã qua các khâu chuẩn bị như quan sát, tìm ý, tích lũy vốn từ,… và công
đoạn cuối cùng của việc dạy văn miêu tả là viết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Có
thể nói, mọi bài văn nói chung đều có các nội dung, yêu cầu khác nhau nhưng chúng đều
có cấu trúc gồm ba phần:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Sau đây là cách tôi đã hướng dẫn học sinh cách viết từng phần:
* Viết đoạn mở bài: Với phần này yêu cầu các em giới thiệu đối tượng miêu tả
Các em có thể vào bài trực tiếp hoặc gián tiếp, có em mở bài bằng một câu nhưng
có em bằng cả một đoạn văn, nhưng không ai được phép tách rời nội dung đã xây dựng
được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó áp đặt.
10



Ví dụ: Đề bài “Tả cụ già mà em kính yêu”.
+ Có em mở bài đi thẳng luôn vào đề: “Trong gia đình em, có một người mà em
rất mực yêu quý, đó là bà nội của em (chỉ bằng một câu, nhưng đủ ý).
Hoặc: Trong gia đình, em yêu nhất là bà nội.
+ Có em mở bài hơi dài nhưng sinh động, gây ấn tượng ngay từ phút đàu: “ Bà ơi
bà, cháu yêu bà lắm!”
Tôi vừa hát vừa chải mái tóc trắng như cước của bà. Bà là nội của tôi, ở với bố mẹ
tôi từ khi tôi còn ở tận ngoài miền Trung chuyển vào Nam sống cho đến bây giờ.
Hoặc: “Bà ơi, cháu đau đầu quá bà ạ!” Vừa về đến nhà, tôi vội cất cặp và chạy
xuống bếp. Bà tôi đang lúi húi nhặt rau. Nghe thấy vậy, bà dừng tay ngay. Bà lau tay rồi
sờ trên trán tôi:
- Thôi chết, cháu tôi ốm rồi! Thế đi học cháu có đội nón không?
Tôi mếu máo: “Thưa bà, cháu quên đội”.
Với những tình thương ấy đã làm cho tôi càng yêu kính bà nhiều hơn.
+ Có em mở bài rất chân thành và xúc động:
“Mùa xuân xinh đẹp lại về rồi. Năm mới, cháu lại thêm một tuổi mới. Nhưng
xuân này, cháu đã vĩnh viễn mất bà, bà ơi. Bà có biết không? Nhiều đêm cháu không
ngủ được vì nhớ bà, lòng luôn mong mỏi bà về với cháu dù chỉ trong giấc mơ. Những kỉ
niệm xưa vẫn còn sống mãi trong tâm trí cháu, bà ơi!”.
Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách làm khác nhau
mà vẫn đảm bảo được nội dung chính.
*Viết đoạn thân bài: Với phần này học sinh cần đi sâu vào miêu tả đối tượng, từ bao
quát đến chi tiết với những đặc điểm nổi bật qua sự cảm nhận của bản thân sao cho
người đọc có thể hình dung ra đúng đối tượng cần miêu tả. Mặt khác, cần hướng dẫn các
em miêu tả theo một trình tự hợp lý. Mỗi ý chính trong dàn bài được phát triển thành
một đoạn văn. Mỗi đoạn văn phải có câu mở đầu và câu kết đoạn. Ơ phần này tôi dặc
biệt chú ý đến cách dùng từ của các em. Yêu cầu các em sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, nhân hóa, dùng phép liên tưởng,…
*Viết phần kết bài:

Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung
chính. Cũng như mở bài, học sinh nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể
bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay.
Có em chỉ liệt kê sự việc, cảm xúc như: “Em rất thích bà vì bà thương em nhiều
nhất”. Tôi yêu cầu học sinh nêu kết bài khác, có em đã nêu: “Cuộc đời bà là một vầng
trăng đẹp tỏa sáng muôn nơi. Bà là hiện thân của một bà tiên trong các câu truyện cổ
tích. Thường thường trước lúc chia tay với bà, em gửi lại bà tất cả tình yêu thương kính
trọng của đứa cháu qua lời ca của nhạc phẩm “Cháu yêu bà”. Với những kết luận giàu
cảm xúc hay được biểu hiện kín đáo, gián tiếp, có biểu cảm. Vì mỗi em mỗi cách, mỗi
em mỗi vẻ nên tôi hướng cho các em thấy cách nào hay hơn. Chính vì vậy, có rất nhiều
kết luận khác nhau khi tả bà của mình.
Ví dụ:
+ Bà của tôi là thế đấy!
11


+ Đến nay, bà đã đi xa, nhưng những kỉ niệm về bà vẫn còn sống mãi trong lòng
tôi.
+ Tình cảm sâu sắc, đằm thắm giữa tôi với bà là tình cảm sâu lắng nhất mà tôi còn
giữ mãi trong suốt cuộc đời.
Trong việc hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của tôi là chia
thành các ý nhỏ cho nhiều học sinh phát biểu và còn chú ý quan tâm nhất đối với những
học sinh còn yếu khi viết văn. Sau đó chắt lọc, hướng dẫn cho học sinh cách nào được,
cách nào chưa được để phát huy hay sửa chữa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
Sau một thời gian suy nghĩ và áp dụng những biện pháp trên. Tôi nhận thấy các
em có rất nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn, biết thực
hiện làm một bài văn miêu tả theo thứ tự các bước một cách độc lập và thành thói quen
tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi chính tả,

dùng từ đặt câu... đã giảm hẳn gần như không còn hoặc còn rất ít.
Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh... vào bài của
mình làm cho bài văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm
văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn...
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả quan sát được trước và sau khi áp dụng ở lớp
4B cuối kì I và cuối năm học 2016 - 2017 đối chiếu so sánh ở lớp 4A (không được áp
dụng phương pháp trên).
Lớp
Trước khi áp dụng (Cuối HKI) Sau khi áp dụng (Cuối năm học)
4B Điểm 9-10
7-8
5- 6
<5
9-10
7-8
5-6
<5
SL
2
5
14
4
6
10
9
0
TS:
25
TL
8

20
56
16
24
40
36
0
Lớp
Cuối HKI (Không áp dụng) Cuối năm học (Không áp dụng)
4A Điểm 9-10
7-8
5-6
<5
9-10
7-8
5-6
<5
TS:
SL
2
6
15
3
3
7
15
1
26
TL
7,7

23,1
57,7
11,5
11,5
27
57,7
3,8
Và tiếp tục tôi áp dụng phương pháp này với lớp 5B.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả quan sát khi được áp dụng ở lớp 5B cuối kì I
và GHKII năm học 2017 - 2018 đối chiếu so sánh ở lớp 5A (không được áp dụng
phương pháp trên).
Lớp
Sau khi áp dụng (Cuối HKI)
Sau khi áp dụng (GHKII)
5B Điểm 9-10
7-8
5- 6
<5
9-10
7-8
5-6
<5
SL
6
13
6
0
9
12
4

0
TS:
25
TL
24
52
24
0
36
48
16
0
Lớp
Cuối HKI (Không áp dụng)
GHKII (Không áp dụng)
5A Điểm 9-10
7-8
5-6
<5
9-10
7-8
5-6
<5
TS:
SL
2
7
16
1
3

8
15
0
26
TL
7,7
23,1
57,7
3,8
11,5
30,8
57,7
0
12


Nhìn kết quả trên ta thấy sau khi được áp dụng học sinh đạt điểm 9-10 và 7-8
tăng lên rõ rệt. Không còn học sinh điểm dưới 5. Như vậy việc áp dụng đem lại kết quả
thiết thực giúp các em thích học, thích làm và say mê với bài văn Miêu tả hơn. Nhiều em
đã nắm tốt cách viết đoạn văn và cách lập dàn ý cho một bài văn, biết vận dụng các biện
pháp nghệ thuật vào miêu tả, biết cách dùng từ chính xác, viết được câu văn có hình ảnh
hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Vận dụng linh hoạt một số biện pháp dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4, l ớp 5
là một việc làm thiết thực mang lại hiệu quả đáng kể – Các tiết tập làm văn miêu tả
không đơn thuần là thầy giảng, trò tiếp thu thụ động như trước nữa. Mỗi giờ tập làm văn
dạy theo hướng đổi mới rất sôi nổi, hào hứng, lôi cuốn người học. Giáo viên hướng học
sinh vào các hoạt động quan sát, chọn lọc chi tiết, lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện
pháp nghệ thuật,… để các em khám phá, phát hiện và vẽ ra đối tượng bằng những ngôn

từ chuẩn xác khiến các sự vật, hiện tượng hiện lên như những bức tranh sinh động với
những gam màu ấn tượng. Các em đi vào hoạt học một cách chủ động, tích cực, độc lập
suy nghĩ tìm tòi phát hiện để thổi hồn mình vào đối tượng, tạo ra một hồng sinh khí mới
mẻ, độc đáo cho đối tượng làm cho chúng trở nên sống động, thân thiết, yêu quý hơn. Vì
vậy đòi hỏi giáo viên sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh từ hệ thống câu hỏi đến
việc lựa chọn từ ngữ cũng như công việc chuẩn bị bài ở nhà. Có như vậy học sinh mới
có thể học môn Tập làm văn ở cuối bậc tiểu học tốt hơn, làm nền tảng cho các em học
lên các cấp học trên.
3.2. Kiến nghị:
Để giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn nói chung, giúp học sinh lớp 4, lớp 5
làm tốt bài văn miêu tả nói riêng, tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo giáo dục như sau:
Đối với nhà trường:
Từ thực tế dạy học ở trường Tiểu học Thị Trấn, tôi nhận thấy những biện pháp
trên đã giúp học sinh rất nhiều trong việc " Làm tốt bài văn miêu tả ở lớp Bốn, lớp
Năm". Tuy nhiên để học sinh làm tốt hơn nữa thể loại văn Miêu tả thì còn rất cần sự
quan tâm của nhà trường và các cấp có liên quan để những giáo viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ:
Tổ chức các chuyên đề bổ trợ thêm kiến thức, phương pháp dạy cho giáo viên.
Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa về văn học cho giáo viên và học sinh
với các chủ đề về: " Tài trí học trò" " Tìm hiểu về nhà văn, nhà thơ, các tác phẩm văn
học"... để khơi dậy lòng say mê học Tiếng Việt, kích thích sự tò mò, thói quen tìm tòi
sáng tạo và thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học mà các em được tìm hiểu.
Đối với giáo viên:
Giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao hiểu biết cũng như tìm ra
cách truyền đạt tốt nhất đến học sinh.
13


Giáo viên phải hớng học sinh đi vào các bài tập quan sát để tìm
những nét riêng, nét độc đáo của đối tợng, định hớng, và lựa chọn

từ ngữ để từ đó thổi hồn mình vào đối tợng làm cho nó trở nên
sống động, đẹp đẽ và gần gủi hơn.
Chun b tt bi ging, khụng l thuc quỏ nhiu vo sỏch hng dn ging dy.
Ngi giỏo viờn phi luụn cú lũng yờu ngh, yờu ngi, cú ý thc trỏch nhim v tinh
thn cu tin, khụng ngng hc hi v mnh dn ỏp dng nhng vn mi vo thc
tin ging dy.
Qua thc t ging dy trờn lp cng vi nhng kinh nghim ca bn thõn v s
nghiờn cu, hc hi ti liu, ng nghip, tụi nhn thy phn trỡnh by trờn cũn cú
nhng hn ch. Vỡ vy tụi rt mong nhn c s gúp ý ca Hi ng khoa hc ti
ca tụi hon thin hn.
Tụi xin chõn thnh cm n !
XC NHN CA TH TRNG
N V

Cnh Nng, ngy 02 thỏng 4 nm 2018
Tụi xin cam oan õy l SKKN
ca mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
Ngi vit
Nguyn Th Thanh

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4.
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 4.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 5.
- Sách thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt 4.

- Sách thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt 5.
- Sách bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học. nhà xuất bản GD Việt
Nam.
Tác giả: GS.TS. Lê Phương Nga.
- Tự ôn tập và đánh giá môn Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học, tập 2, của nhà xuất
bản GD.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Thị Hạnh
- Kết quả xếp loại cuối năm học 2016- 2017 lớp 4A, Lớp 4B trường Tiểu học
thị trấn Cành Nàng.
- Kết quả xếp loại giữa kỳ II năm học 2017- 2018 lớp 5A, lớp 5B trường
Tiểu học thị trấn Cành Nàng.

DANH MỤC

15


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm dạy kiến
thức hình tam giác cho học
sinh lớp 5.

Kết quả

Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Huyện

C

Năm học
đánh giá xếp
loại
Năm học :
2010- 2011

16



×