• Lý Lan
o Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Lý Lan
• Khánh Hoài
• Lí Thường Kiệt
• Trần Quang Khải
• Trần Nhân Tông
• Nguyễn Trãi
• Đặng Trần Côn
• Đoàn Thị Điểm
• Hồ Xuân Hương
• Bà Huyện Thanh Quan
• Nguyễn Khuyến
o Tiểu sử Nguyễn Khuyến
• Lí Bạch
o Thân thế và cuộc đời Lý Bạch
o Sự nghiệp văn học
o Đôi nét về nội dung thơ Lý Bạch
• Đỗ Phủ
• Hồ Chí Minh
o Đôi nét về tiểu sử Hồ Chí Minh
• Xuân Quỳnh
o Cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh
o Đôi nét về sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh
• Vũ Bằng
• Thạch Lam
• Minh Hương
• Đặng Thai Mai
• Phạm Văn Đồng
• Hoài Thanh
• Phạm Duy Tốn
Lý Lan
Tiểu sử
Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha
ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám năm
đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về
Chợ Lớn định cư đến nay.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở
trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy ở trường trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về
trường trung học Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trừơng trung học
Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm
1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.
Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản
Tác Phẩm Mới, Hà Nôi). Tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984)
được giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam. Tập thơ Là mình (NXB Văn
Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Các tác phẩm khác đã xuất bản:
- Nơi bình yên chim hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)
- Chút lãng man trong mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)
- Hội lồng đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
- Chiêm bao thấy núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991)
- Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB Văn Nghệ, TP HCM,
1992)
- Những người lớn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)
- Mưa chuồn chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993)
- Chân dung người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)
- Đất khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1995)
- Bí mật của tôi và Thằn Lằn Đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)
- Lệ Mai (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
- Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
- Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
- Khi nhà văn khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
- Dặm đường lang thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
- Dị mộng (NXB Trẻ, TP HCM, 2000)
- Quán bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và Chim Trắng, NXB Trẻ, TP HCM,
2001)
- Một góc phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
- Ba người và ba con vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
- Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005)
- Người đàn bà kể chuyện (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006)
- Miên man tùy bút (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2007)
- Tiểu thuyết đàn bà (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2008)
Ngoài ra, Lý Lan là dịch giả của bộ truyện Harry Potter (bản tiếng Việt do NXB Trẻ phát hành ở
Việt Nam từ năm 2001)
(Nguồn: )
Khánh Hoài
Khánh Hoài (Bút danh khác: Bảo Châu)
Tên Khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937. Quê gốc:
xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay: thành phố Việt
Trì. Tốt nghiệp Đại học sư phạm (khoa sinh ngữ). Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam (1981)
Cuộc chia tay của
những con búp bê
(minh họa)
Khánh Hoài học tiểu học và trung học ở Thái Bình, Hà Nội và Hải Phòng. Thời kỳ học Trung học
đã tham gia hoạt động bí mật trong phong trào học sinh, sinh viên. Năm 1956-1959 học Đại học sư
phạm Hà Nội. Từ 1959-1987: Dạy học, làm hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Từ
1988 đến nay: Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội và Phó chủ
nhiệm thường trực ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Trận chung kết (truyện dài, 1975)
- Những chuyện bất ngờ (truyện vừa 1978)
- Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992)
- Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994)
Nhà văn đã được nhận:
- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết).
- Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ
trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp
bê)
- Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp,
chuyện ở nhà).
Lí Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt(chữ Hán: 李 李 李 李 tên thật là Ngô Tuấn;
1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân
nhà Tống vào năm 1075-1077.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là
con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô
Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của
Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của
Ngô Quyền , người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà
Nội ngày nay. Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá,
huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã
Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa.
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi
đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức
Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở
Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông
làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman ).
Năm 1075, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương đem quân sang
đánh hai châu Ung và châu Khâm, tạo thế chủ động và để quân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực
lượng.
Đầu năm 1077, ông đã cho lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt và phá tan đạo quân xâm lược.
Ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm
1075 và 1104. Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm
1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại
3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá
được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và
phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc,
thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được
phong làm Thái úy.
Tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông
chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công,
thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Trần Quang Khải (1241-1294)
Trần Quang Khải không chỉ là một nhà quân sự, một nhà ngoại giao giỏi mà còn là một bậc văn tài
nổi tiếng của dân tộc. Sống dưới triều Trần, ông không chỉ được vua cha Trần Thái Tông rất yêu
quý, mà những bậc lừng danh văn võ cũng rất nể trọng.
Trần Quang Khải là con trai vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh
Tông (anh ruột Quang Khải), ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương. Năm Giáp Tuất
(1274), ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Trần
Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng Tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
Thời Trần, ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều thất bại thảm
hại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã
từng đi vào những trang sử chói lọi của dân tộc ta, đưa đất nước ta đến với cuộc sống thanh bình,
nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển. Trần Quang Khải là một trong những
người có công xây dựng nền độc lập ấy. Chiến dịch Hàm Tử tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Trần
Quang Khải là người giữ một vai trò quan trọng. Toàn bộ quân giặc Nguyên Mông đóng tại Hàm
Tử đã nhanh chóng bị quân ta đánh tan tành. Cũng trong năm đó, Trần Quang Khải được cử làm
tổng chỉ huy chiến dịch Chương Dương và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng
của Trần Quang Khải đã đẩy lùi được quân Nguyên Mông ra hai vị trí này, góp phần khôi phục
kinh thành Thăng Long. Chiến công giải phóng kinh thành Thăng Long của ông được sử sách ca
ngợi là chiến công to nhất lúc bấy giờ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), Trần Quang Khải được bố
trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vừa tham gia trận mạc
dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Vua và Thượng hoàng. Trong trận quyết chiến lịch sử trên sông
Bạch Đằng (ngày 9 tháng 4 năm 1288), cùng với hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc khác, Trần Quang
Khải đã góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ quân Nguyên Mông, lập lại hoà bình cho đất
nước.
Không chỉ là nhà quân sự tài tình, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí trong văn học Việt
Nam. Thơ ông được Phan Huy Chú đánh giá là những vần thơ “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý
thú”. Các bài thơ trữ tình của ông đã thể hiện sự khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của
một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước.
Thơ Trần Quang Khải còn thể hiện hào khí Đông A, hào khí đời Trần với giọng thơ hùng hồn, hào
sảng, đanh thép. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông,
được xếp vào trong những bài thơ hay của thơ cổ nước ta. Đây là bài thơ được Trần Quang Khải
viết nhân dịp Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long
tổ chức ăn mừng chiến thắng:
Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
- Tụng giá hoàn kinh sư
- Phúc hưng viên
- Lưu gia độ
- Dã thự
- Xuân nhật hữu cảm
Trần Nhân Tông
TRẦN NHÂN TÔNG (1279-1293)
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca
là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo
mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian Nhân Tông trị
vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm.
Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần
Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14
nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng
hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời thịnh trị.
Tượng thờ Trần Nhân
Tông
Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống
giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân
công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch
(1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng
quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua
Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch.
Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-
4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất
hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A', song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở
Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần
Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần
Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông
đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian
khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một
nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến
các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào.
Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ
13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú Cư trần lạc đạo là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm
vǎn học quốc âm của thời đại.
Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu
nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên
hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì tha sưu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc
khác nhau . Ông luôn luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử
phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần. Ông rất
trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ, quân dân đối với ba cuộc kháng chiến.
Một nét độc đáo riêng của Trần Nhân Tông so với nhiều nhà vua khác là ông rất thích du lịch, ông
thường tổ chức những chuyến đi xa gần, vừa để trò chuyện, thuyết lý về những quan điểm triết
học, tôn giáo của ông, vừa để thu thập thêm nhiều kiến vǎn trong hay ngoài nước.
Trần Nhân Tông nhường ngôi nǎm 1293 (lúc ông mới 35 tuổi). Sau khi nhường ngôi cho con, lên
làm Thượng hoàng ông đã dành toàn quyền điều hành cho nhà vua trẻ. Ông chỉ có một lần trở về
kinh vào nǎm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn bộ thời gian vào việc riêng của mình và
đi chu du khắp nước.
Trần Nhân Tông không chỉ là một trong những tác giả Quốc âm đầu tiên của lịch sử vǎn học Việt
Nam. Ông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Có thể nghĩ rằng, trong các nhà thơ đời Trần, còn
lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự, Hồn thơ ấy đậm
đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của
Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thầy tràn ngập ánh trǎng,
dồi dào mây nước, và đắm đuối với giấc mơ xuân:
Nhất thiên như thuỷ, nguyệt như trú
Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường
Có nghĩa là:
Nước ấy vầng xanh, trǎng ấy ngọc
Đầy song hoa quyện giấc mơ xuân
(Đào Phương Bình dịch)
Sau 14 nǎm làm vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, về làm Thái thượng
hoàng và đi tu trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc
sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học giúp triết
học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Bắt đầu
những ngày nhường ngôi, ông để tâm vào Phật giáo nghiên cứu những lẽ huyền vi để hệ thống các
quan điểm. Từ nǎm 1298, ông khoác áo nhà sư đi thuyết pháp các nơi. Lý thuyết của phái Trúc
Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh,
mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội
nguồn.
Ông tổ chức giảng Kinh - Kinh Vô lượng cho hàng ngàn người nghe và mọi người đều tiếp thu tư
tưởng của ông, nhận rõ đạo Phật Trúc Lâm là nhập thế, không huyền vi xa lạ. Ông lên tu ở chùa
Yên Tử, có pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà, hoặc là Trúc Lâm đại đà đầu đà, thu hút được
nhiều đệ tử.
Trần Nhân Tông mất trong một môi trường có nhiều giai thoại ý vị. Sử chép rằng vào nǎm 1308,
ông ở trên ngọn núi Tử Tiên, Yên Tử tu hành. Bà chị là Thiên Thuỵ ốm nặng, ông xuống thǎm và
bảo:
- Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Dưới âm phủ có ai hỏi thì cứ trả lời: Xin đợi một chút, em
tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay.
Nói xong, ông trở về núi, gọi pháp Loa đến dặn dò các việc, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Trần
Nhân Tông qua đời nǎm 1308 tại am Ngọa Vân núi Yên Tử ( Đông Triều, Quảng Ninh).
Người đương thời và sau đó đã tạc tượng Trần Nhân Tông. Tượng ở Yên Tử, đặt trong Huệ Quang
Kim tháp, là một pho tượng khỏe mạnh, rắn chắc, cân đối, đầy sức mạnh và nghị lực, còn ở chùa
tháp Phổ Minh (Nam Định) tượng có vẻ ung dung thanh thản, hợp với con người nhà vua. Trần
Nhân Tông đã bước vào cõi Niết Bàn, nhưng còn để lại hình ảnh của một chiến sĩ, một thi nhân,
một triết nhân của dân tộc.
Nguyễn Trãi
Tiểu sử
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long
trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán,
về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện
Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn
Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn
là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị
Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý
tộc nhà Trần.
Vong thần nhà Hồ
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay,
lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu.
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm quan cho nhà Hồ.
Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con
Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng
theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho
đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm Nguyễn Trãi tham
gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến năm 1420 hoặc 1423 ông
mới theo Lê Lợi.
Theo gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng Lam Sơn khác, có đề cập đến việc
Nguyễn Trãi gia nhập quân Lam Sơn. Theo đó, mùa xuân năm Quý Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy
tên là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam
Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Vì
không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm (cận thần của Lê Lợi) đã giao cho Trần Văn
làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền. Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách,
Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp việc. Tài liệu này có cơ sở vì các
sử sách khi nói về giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn cũng không nhắc tới Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ của
nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu
kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của
quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản
ý chí chiến đấu của tướng giặc.
Năm 1427, ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công việc ở Viện
Khu mật. Quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của Vương Thông. Thông
rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh chia làm 2 đường,
cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam Sơn đứng trước hai chọn lựa vì sắp phải
đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở trong thành ra. Lực lượng của Vương Thông hợp
với quân Minh sang từ trước đã có khoảng 10 vạn người, quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi lỏng
đã bị địch ra đánh úp, phải trả giá cao bằng việc mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử trận, Đỗ
Bí và Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn thoát về.
Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng cho
Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan điểm đó. Ông kiến nghị
với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của ông nói với các tướng
rằng:
"Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc hàng năm,
chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh của địch kéo dến,
thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa
dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên quân trong thành phải hàng, thế là
ta chỉ khó nhọc một phen mà thu lợi gấp hai."
Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên đánh
chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng, Mộc Thạnh bỏ chạy về nước. Vương Thông trong
thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề
Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm nữa.
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc
đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc
sơn hà).
Công thần bị tội
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là
dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống
sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì nghi
ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra.
Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:
"Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên."
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
Vụ án Lệ Chi Viên
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu,
Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn
về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có
tiếng oán hận sầu than".
Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý
thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí
Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn
để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức
và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có
Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện
Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò
vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính
khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp
ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và
ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con
của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô
Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm
cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà
Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương
ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh Vua đột ngột
qua đời tai vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn Trãi bị triều đình do
hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16
tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người bị tội, họ bên vợ và họ bên
mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn
có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ
của Nguyễn Phi Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều
bị xử tử.
Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ông được tìm lại và
bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong
cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn
điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí
của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày
mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ.
Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo"
(tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn
Nguyễn Trãi.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh minh và
quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương
triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan,
mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống.
Các công thần khác của nhà Hậu Lê thường được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như
công và sau nữa lên vương.
Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh
nhân văn hóa thế giới.
(Theo Wikipedia tiếng Việt)
Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không
biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất
khoảng 1745, sống vào thời vua Lê Chúa Trịnh.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, tức Hà
Tây ngày nay. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi
tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.
Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân
Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà
học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm
cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."
Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ
còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương
Lương bố y, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu
vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.
Đoàn Thị Điểm
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (李李李) sinh năm 1705 tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc
(nay là tỉnh Bắc Ninh) mất năm 1748 tại tỉnh Nghệ An. Bà có tài, có sắc, thông minh từ nhỏ, học
vấn uyên bác, viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là
bản dịch Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chiến trận). Khúc ngâm này
nguyên tác bằng chữ Hán của nhà thơ Đặng Trần Côn (1715-1750) quán làng Nhâm Mục (làng
Mọc) thuộc Kinh thành Thăng Long.’
Ðoàn Thị Ðiểm hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ
quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện
Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin
bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng
với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.
Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy
chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là
Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với
Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị
ở Nghệ An. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày
11/09/1748.
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm để ghi nhận một hiện thực lịch sử của đất nước. Trải bao thế
kỷ, dân tộc ta phải đương đầu chống giặc ngoại xâm, trai tráng trong nước phải tòng quân giết
giặc, những người phụ nữ phải đảm nhiệm công việc gia đình, đồng ruộng. Và kiên trì chờ đợi
ngày về của người lính chiến. Tình trạng ấy cũng diễn ra trong đời sống của tác giả và dịch giả là
thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nạn binh hỏa liên miên không dứt.
Dịch Chinh phụ ngâm từ thơ chữ Hán sang thơ tiếng Việt, Đoàn Thị Điểm không làm công việc
chuyển dịch bình thường. Bà đã tạo nên một công trình văn học dịch có giá trị cao, không những
sát với nguyên tác mà có phần còn vượt nguyên tác. Tâm tư và cảnh ngộ của bà giống hệt tâm tư
cảnh ngộ của người vợ trong khúc ngâm. Vì vậy, tuy là dịch thơ mà bà đã "dịch" chính đời mình
ra thơ:
"Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"
Đời bà vất vả thế. Ba mươi bảy tuổi lấy chồng (ông tiến sĩ Nguyễn Kiều). Lấy chồng được một
tháng, chồng đi sứ ba năm. Cảnh tiễn biệt:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai rầu hơn ai?"
Chồng đi vắng, vợ ở nhà vừa làm nhiệm vụ con trai nuôi mẹ vừa làm nhiệm vụ người cha dạy con:
"Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẻ xiết bao"
Sau thời gian đi sứ, ông Nguyễn Kiều về. Sum họp chẳng được bao lâu, ông được lệnh vào trị
nhậm ở Nghệ An. Bà đi cùng với ông. Mới vào đến Nghệ An, chẳng may bà bị bệnh, mất đột ngột,
không thực hiện được câu thơ:
"Liên ngâm, đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình"
Đoàn Thị Điểm cùng với Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương là ba nhà thơ nữ kiệt xuất
trong văn học Việt Nam xưa, góp phần làm vẻ vang cho văn học Việt Nam nói chung và văn học
nữ giới Việt Nam nói riêng. Bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đã phổ biến sâu rộng,
được rất nhiều người yêu thích và ngâm nga truyền miệng như văn học dân gian.
Tác phẩm:
- Chinh phụ ngâm (bản dịch)
- Truyền kỳ tân phả (hay Tục truyền kỳ)
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 李李李) là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế
kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ
vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương
được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ 18, nửa đầu thế kỷ 19.
Tiểu sử
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý
kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng
tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài
thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết
luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
* Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh
của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.
* Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Do đó bà
có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt
sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
* Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có
điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người
phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
* Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo về mặt nhân sinh quan cũng như về phương
diện văn chương.
* Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du
rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người
từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
* Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương
lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có
hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3
đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp
trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến).
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã
có một cuộc sống đầy sóng gió.
Các tác phẩm
Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm
truyền miệng.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn
nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài
thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân
hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã
hội, tại Paris vào năm 1984.
Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 李李李,
theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân
Hương.
Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan (sống vào thế kỉ XIX, không rõ năm sinh, năm mất) tên thật là Nguyễn Thị
Hinh bà là người giỏi về thơ văn thời Minh Mệnh và Tự Đức.
Tiểu sử
Bà người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
Bà là vợ ông Lưu Nghi (1804 -1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông
(nay thuộc Hà Nội). Lưu Nghi đỗ cử nhân năm 1821 (đời Minh Mạng thứ 2), làm tri huyện Thanh
Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "Bà huyện Thanh
Quan". Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có nhắc tới chồng bà trong Nam thi hợp tuyển như sau: "Chồng
bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ
nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm
thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang".
Dưới thời Tự Đức, bà nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi.
Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như đèo
Ngang (bài Qua đèo Ngang), thành Thăng Long (bài Thăng Long hoài cổ), chùa Trấn Bắc (bài
Chùa Trấn Bắc),... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi
thay của thế sự. Ngoài ra còn một bài thơ Tức cảnh mùa thu hiện vẫn chưa rõ là của bà hay của nữ
sĩ Hồ Xuân Hương.
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở
quê cha: làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tên ông lúc
đầu là Nguyễn Thắng, mãi đến năm 1865, thi hội không đỗ, mới đổi
là Khuyến, biệt hiệu là Quế Sơn.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông
nội là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh, cha là Nguyễn Tông Khải đỗ
liền ba khóa tú tài, nhưng trượt cử nhân. Từ bé, Nguyễn Khuyến nổi
tiếng là người học giỏi.
Năm 17 tuổi, ông đi thi hương với cha không đỗ, sau đó cha mất, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi
dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ. Bấy giờ có ông nghè Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam trước là học trò của bác Nguyễn Khuyến, thấy ông học giỏi mà bỏ dở nên đem
về nuôi cho ăn học tiếp. Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến đi thi hương, đậu giải nguyên
trường Nam Định, cùng khoa với Dương Khuê và Bùi Văn Quế, là hai người bạn thân của ông.
Năm sau Nguyễn Khuyến vào Huế thi hội không đỗ, ông ở lại Huế học trường Quốc tử giám để
chờ kỳ thi khác. Năm Tân Mùi (1871) Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đỗ Hội nguyên, sau đó
vào thi đình, đỗ Đình nguyên. Như thế là cả ba lần thi hương, thi hội, thi đình ông đều đỗ đầu, nên
người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ và Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết hai chữ "Tam
nguyên".
Sau khi thi đỗ xong, ông được bổ làm quan ở Nội các Huế, năm sau đổi làm Đốc học Thanh Hóa
rồi án sát Nghệ An, nhưng được mấy tháng thì mẹ mất, ông xin về để tang mẹ. Mãn tang, ông vào
Kinh là Biện lý bộ Hộ. Năm 1877, đổi làm Bố chánh Quảng Ngãi, năm 1879, Nguyễn Khuyến bị
điều về Kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc sử quán. Năm 1883, triều đình Huế cử
ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai làm chánh sứ đi công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến
đổi, tháng 8 năm 1883 Thuận An thất thủ, việc đi sứ bị đình, ông lại về chức cũ. Tháng 12 năm ấy,