Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO CÁO Tổng kết công tác bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016; nhiệm vụ, giải pháp năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.32 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN PHONG THỔ

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

/BC-UBND

Phong Thổ, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO
Tổng kết công tác bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện Chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng năm 2016; nhiệm vụ, giải pháp năm 2017
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới, có tổng diện tích tự nhiên
102.924,5 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 75.271,1 ha chiếm
73,13%, diện tích có rừng ước đạt 42.512,8 ha.
Dân số toàn huyện là 15.438 hộ (77.190 khẩu), tổng số hộ nghèo 3.076 hộ
(15.380 khẩu), tổng số hộ cận nghèo là 1.445 hộ (7.225 khẩu), bình quân mỗi hộ
khoảng 5 nhân khẩu.
Toàn huyện có 8 dân tộc anh em; trong đó có: Dân tộc Dao chiếm 38,08%;
Dân tộc Mông 26,95%; Dân tộc Thái 18,78%; Dân tộc Kinh 3,52%; Dân tộc Giấy
3,2%; Dân tộc Lô Lô 0,51%; Dân tộc Hà Nhì 8,64%; Dân tộc khác 0,32%.
Kinh tế, đời sống nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn, 86,2% dân số


sinh sống bằng nghề nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng song
chưa đáp ứng được nhu cầu; An ninh chính trị: hoạt động tuyên truyền đạo trái
pháp luật diễn ra phức tạp.
Với những đặc điểm tình hình trên, trong quá trình thực hiện công tác bảo
vệ, phát triển rừng và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm
2016 có những thuận lợi, khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở Nông nghiệp và
PTNT; sự phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan và sự đồng thuận của
các đối tượng có sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR);
Chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ có tác động tích cực đem lại nguồn kinh phí to lớn cho
công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Các chương trình đầu tư của nhà nước như: Chương trình Nghị quyết 30a;
chương trình bảo vệ và phát triển rừng, chương trình ổn định sản xuất tái định
cư thuỷ điện Sơn La, Hòa Bình, chương trình xây dựng nông thôn mới…cũng là
nguồn lực lớn cho bảo vệ và phát triển rừng.


2. Khó khăn
Rừng trải rộng trên địa bàn lớn, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và
lâm sản gia tăng, nhất là đối với các xã vùng cao, biên giới thiếu đất sản xuất
nông nghiệp và có dân di cư tự do; tập quán chăn thả gia súc tự do, sản xuất
manh mún …vẫn còn tồn tai trong cộng đồng dân cư.
Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận kinh tế thấp, nhiều rủi
ro; tính cạnh tranh phát triển của cây rừng rất thấp so với nhiều loại cây trồng
khác và phân bố chủ yếu ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội
kém phát triển.
Đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp chưa có rừng còn nhiều, nhưng
hiện nay trên diện tích đó nhân dân đang sử dụng để sản xuất nông nghiệp và

trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn nên không chuyển đổi để phát triển
trồng rừng.
Rừng đã được giao khoán cho tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình bảo
vệ nhưng chưa được quản lý bảo vệ chặt chẽ, chưa được cắm mốc xác định ranh
giới trên thực địa còn xảy ra nhiều tranh chấp; đời sống của người làm nghề
rừng còn gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến công tác quản lý bảo vệ
rừng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2016
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban hành Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 10/6/2016 về việc Phê
duyệt điều chỉnh phương án khoán bảo vệ rừng để chi trả dịch vụ môi trường
rừng, đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn huyện Phong Thổ
năm 2016; Quyết định 2144a/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về việc phê duyệt điều
chỉnh bổ sung dự án khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng giai đoạn
2013-2018.
Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch, dự
án: Trồng rừng thay thế việc xây dựng công trình thủy điện năm 2016; trồng
rừng phòng hộ huyện Phong Thổ năm 2017 – 2020; Phương án hỗ trợ người dân
vùng cao trồng rừng thay thế nương rẫy, nhằm góp phần bảo vệ rừng bền vững,
hạn chế tình trạng xâm hại rừng trái phép.
Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện, kịp thời đề ra giải pháp tổ chức
thực hiện sát với tình hình thực tế của địa phương.
2


2. Kết quả thực hiện
2.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Kết quả bảo vệ rừng: Diện tích rừng được đưa vào khoán bảo vệ để chi trả
DVMTR năm 2016 là: 50.176,09 ha. (Trong đó: Diện tích rừng phòng hộ là:
38.303,41 ha, diện tích rừng sản xuất là: 11.872,68 ha)

Diện tích rừng phòng hộ được khoán bảo vệ theo cơ chế của Nghị quyết
30a của Chính phủ là: 33.208,59 ha.
2.2. Công tác phát triển, chăm sóc rừng
- Diện tích trồng rừng tập trung thực hiện Dự án trồng rừng thay thế năm
2016 diện tích đạt: 63,99/90 ha đat 71,1% so với kế hoạch giao. Trong đó gồm
diện tích thực hiện các xã (Nậm Xe 16,55 ha; Ma Ly Pho 25,3 ha; Hoang Thèn
13,14 ha; Thị Trấn 9 ha).
Nguyên nhân chưa đạt chỉ tiêu: Nhận thức của người dân còn hạn chế
trong công tác phát triển kinh tế rừng và tầm quan trọng của rừng nên chỉ chú
trọng đầu tư cho những cây trồng có chu kỳ ngắn, hiệu quả kinh tế trước mắt.
Mặt khác, một số hộ dân khi họp bản triển khai thực hiện dự án, giải thích cơ
chế chính sách của dự án thì nhất trí đăng ký tham, diện tích được xây dựng
trình phê duyệt. Đến thời điểm triển khai thực hiện trồng rừng thì xin dừng
không tiếp tục tham gia thực hiện dự án do đã trồng các loại cây trồng khác như:
chuối, ngô, sắn… trên diện tích tham gia dự án.
- Diện tích chăm sóc rừng trồng các năm: 127,67/127,67 ha đạt 100% kế
hoạch.
2.3. Công tác thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Chính sách chi trả DVMTR được xác định là nguồn lực chủ yếu và quan
trọng cho công tác quản lý bảo vệ rừng, nên ngay từ đầu năm UBND huyện đã
chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ và các cơ quan liên quan làm tốt công tác
chi trả DVMTR; rà soát, đánh giá đề ra những giải pháp sát với điều kiện thực tế
để chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển rừng và đã đạt kết quả như sau:
- Công tác thanh quyết toán nguồn chi trả DVMTR năm 2015:
+ Công tác thanh toán: Tổng diện tích được nghiệm thu thanh toán:
48.313,29 ha. Trong đó: Rừng phòng hộ 37.726,13 ha, Rừng sản xuất 10.587,16 ha
+ Công tác quyết toán:
Tổng thu năm 2015: 17.816.507.891 đồng.
Tổng số thanh quyết toán: 17.790.610.126 đồng
Trong đó: Chi cho người nhận khoán bảo vệ rừng: 16.027.929.126 đồng.

(Chi tiết có biểu 01 kèm theo)
3


- Diện tích được nghiệm thu để chi trả DVMTR năm 2016 là: 49.251,39
ha/50.176,09 ha. Đạt tỷ lệ 98,1%, tăng: 938 ha so với năm 2015. (Trong đó:
Rừng phòng hộ là: 37.963,69 ha/38.303,41 ha đạt 99,1%; Rừng sản xuất là:
11.287,7 ha/11.872,68 ha đạt 95,1%).Gồm các loại rừng:
+ Rừng trạng thái IC (DT2+DT2D): 7.403,49 ha
+ Rừng tự nhiên: 40.964,45 ha
+ Rừng trồng: 883,45 ha
(Chi tiết có biểu 02 kèm theo)
- Diện tích được nghiệm thu để chi trả tiền bảo vệ rừng phòng hộ theo cơ
chế của Nghị quyết 30a là: 33.208,59 ha.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,3%, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2015, đạt
81,22% so với kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân giảm: Do quá trình kiểm kê lại diện tích rừng. Cụ thể: Trong
quá trình theo dõi diễn biến rừng các năm trước tiến hành đánh giá bằng phương
pháp thủ công, xác định đánh giá ngoài thực địa, nhiều vị trí khu vực có địa hình
núi cao, hiểm trở, khuất tầm quan sát, gây khó khăn công tác đánh giá kiểm kê
rừng và độ chính xác chưa cao nhưng đến nay được áp dụng công nghệ cao
trong việc đánh giá kiểm kê rừng, do đó có độ chính xác cao hơn. Ngoài ra năm
nay một số diện tích rừng trồng cây cao su nằm trên đất ngoài quy hoạch cho
lâm nghiệp không tính vào độ che phủ rừng và một số địa bàn giáp ranh với các
huyện khác thống nhất điều chinh lại gianh giới.
3. Đánh giá chung
3.1. Kết quả đạt được
Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện các Chính sách về
bảo vệ và phát triển rừng, chi trả DVMTR đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền
quan tâm, phát huy trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được

thực hiện hiệu quả.
Ý thức, trách nhiệm của những người nhận khoán bảo vệ rừng đã có những
chuyển biến khá tích cực, trách nhiệm của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Thu nhập từ bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng đã đóng góp đáng
kể vào việc cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần đẩy nhanh công
cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
3.2. Tồn tại, hạn chế
4


Công tác quản lý, bảo vệ rừng tuy đã đạt được những kết quả và chuyển
biến tích cực, song vẫn còn tồn tại tình trạng một bộ phận nhân dân chưa nhận
thức được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống và sản xuất nhân dân,
trách nhiệm đi đôi với quyền lợi, vẫn còn có những hành vi vi phạm luật bảo vệ
và phát triển rừng như: Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng trái pháp
luật; cháy diện tích cây gỗ tái sinh vẫn còn sẩy ra ở một số nơi, việc khai thác,
sử dụng gỗ củi ở một số nơi chưa hiệu quả, tiết kiệm
Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học tự
nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy... Chỉ tiêu trồng rừng chưa đạt kế hoạch
giao.
Tác động của ngành lâm nghiệp đối với công tác xoá đói, giảm nghèo còn
hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng
thấp và chưa ổn định, đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề
rừng.
3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về lâm nghiệp của một số chính quyền cấp xã còn thấp, chưa
đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại
cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh

từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ từ rừng.
- Nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, ý thức chấp hành pháp luật của
một bộ phận nhân dân còn thấp.
- Nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng ở một số chính quyền cơ sở, các
đoàn thể và nhân dân chưa được triển khai tích cực, chưa mạnh dạn đầu tư cho
công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Trình độ năng lực tham mưu của cơ quan chuyên môn, năng lực chỉ đạo
điều hành của một số cấp uỷ - chính quyền cơ sở có lúc, có việc còn hạn chế, thụ
động trong công tác tổ chức thực hiện.
* Nguyên nhân khách quan
- Rừng trải rộng trên địa bàn lớn, trong khi đó sức ép dân số lên đất rừng
và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nông
nghiệp và có dân di cư tự do; tập quán chăn thả gia súc tự do…

5


- Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và
phân bố chủ yếu ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát
triển; tính cạnh tranh của cây rừng rất thấp so với nhiều cây trồng khác.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2017
1. Nhiệm vụ:
1.1. Công tác bảo vệ rừng
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg,
Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg, Chỉ thị số 1685/2011/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện V/v tăng cường các
biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR có hiệu quả trên diện tích
rừng hiện có. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả Chính sách chi trả DVMTR
trên địa bàn 18 xã, thị trấn.

1.2. Công tác phát triển rừng
Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích nương rẫy
canh tác kém hiệu quả sang trồng rừng; thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư
trong, ngoài tỉnh và các hộ gia đình bỏ vốn đầu tư cho phát triển trồng rừng.
Thực hiện phấn đấu trồng rừng phòng hộ 50 ha, trồng rừng Đề án phát
triển cây Sơn tra 30 ha. (Chi tiết có biểu 03 kèm theo)
1.3. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của
xã hội về Chính sách chi trả DVMTR đến mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc
trong huyện.
Rà soát, thống kê, nghiệm thu đánh giá đảm bảo chất lượng, diện tích rừng
đủ điều kiện để chi trả dịch vụ làm cơ sở xây dựng phương án chi trả, trình phê
duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả phương án.
Tiếp nhận, thực hiện việc chi trả tiền DVMTR đảm bảo đúng đối tượng và
quy định của chính sách.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Về công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng; các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng bản trong quản lý bảo vệ và phát triển
rừng. Trong đó cần tập trung hỗ trợ cộng đồng bản xây dựng quy ước bảo vệ
6


rừng; tuyên truyền vận động các hộ gia đình, cá nhân là chủ rừng đóng góp một
phần kinh phí được hưởng từ chính sách chi trả DVMTR để hỗ trợ hoạt động
của tổ, đội quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của thôn, bản.
- Phát động phong trào trồng cây, trồng rừng, xây dựng các mô hình kinh
tế nông lâm kết hợp, gắn với các chương trình ổn định tổ chức sản xuất, xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững tại nông thôn.

2.2. Về công tác quy hoạch
- Căn cứ kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng để làm cơ sở quy hoạch
cho dự án, quản lý và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, khoa học, đảm
bảo nguyên tắc giải quyết, tháo gỡ những bất cập chồng chéo trong thời gian qua
trên cơ sở tôn trọng ý kiến tham gia đóng góp của người dân, chính quyền cơ sở.
Đảm bảo phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo đúng quy hoạch, có sự
điều chỉnh hợp lý.
- Rừng phòng hộ được bố trí trồng trên diện tích đất lâm nghiệp chưa có
rừng quy hoạch cho rừng phòng hộ.
- Rừng sản xuất được bố trí trồng trên diện tích lâm nghiệp chưa có rừng
quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất, được nhà nước giao cho các đơn vị, hộ
gia đình, cá nhân.
- Nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển rừng
phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, kết hợp hài hoà giữa mục tiêu về kinh
tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn các công trình thuỷ điện, và
phải lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy
hoạch và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp sử dụng đất lâm
nghiệp không đúng mục đích.
2.3. Về chính sách đất đai
- Khuyến khích nhân dân góp đất cùng doanh nghiệp để hình thành các
vùng nguyên liệu tập trung, thông qua các hình thức: liên doanh, liên kết, cho
thuê hoặc góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất lâm nghiệp để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển rừng.
2.4. Về chính sách đầu tư
- Sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển lâm nghiệp trong Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; các Dự án Phát triển lâm nghiệp, đặc
biệt là nguồn vốn thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Trong đó cần hướng dẫn
cộng đồng bản và các chủ rừng xây dựng quy chế quản lý quỹ nhằm sử dụng
hiệu quả nguồn vốn cho mục đích lâm nghiệp, như: Xây dựng quy ước bảo vệ và

7


phát triển rừng; kế hoạch quản lý rừng hàng năm; hoạt động của tổ chuyên trách
bảo vệ rừng thôn, bản và các công trình phúc lợi khác của cộng đồng.
- Khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng,
bảo vệ rừng và chế biến lâm sản. Từng bước hoàn thiện hệ thống các cơ chế,
chính sách phát triển rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; các cơ
chế chính sách thu hút đầu tư; chính sách hưởng lợi từ rừng để tạo thêm thu
nhập và việc làm cho người dân có rừng và đất rừng.
- Tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các chương trình dự
án như: Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình bảo vệ và
phát triển rừng, Chính sách chi trả DVMTR….và nguồn vốn huy động từ các
thành phần kinh tế.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng và
thực hiện chính sách chi trả DVMTR năm 2016; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
năm 2017 của UBND huyện Phong Thổ./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Nơi nhận:
- Sở NN&PTNT;
KT. CHỦ TỊCH
- Chi cục Kiểm lâm;
PHÓ CHỦ TỊCH
- Qũy bảo vệ phát triển rừng tỉnh;
- Thường trực Huyện ủy;
- TT. HĐND-UBND huyện;
- Các thành viên BCĐ bảo vệ, PTR và chi trả
DVMTR huyện.
- Lưu: VT.


Bùi Văn Sơn

8



×