Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận công tác xã hội chính sách chăm sóc y tế và những tác động của nó trong việc hỗ trợ người có HIV AIDS hòa nhập cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.61 KB, 19 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

NGUYỄN TRỌNG HOÀNG ÂN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Môn: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV
Lớp: ĐH 15 CTXH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Đề tài:
CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC Y TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ HIV/AIDS
HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trọng Hoàng Ân


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Minh Phúc

Lớp

: Đ15CT2

MSSV

: 1557601010084

Khóa

: 2015 - 2019

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM
Ghi bằng sô

Chữ ký của giảng viên
Ghi bằng chữ

Giảng viên 1

MỤC LỤC

Giảng viên 2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2

3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu.........................................................................2
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh.......................................................................2
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp....................................................2
4. Kết cấu đề tài...................................................................................................2
PHẦN 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN...........................................................3
1. Một sô khái niệm.............................................................................................3
2. Cơ sở lý luận tiền đề........................................................................................4
PHẦN 3: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................5
1. Các chính sách chăm sóc y tế hiện nay cho người có HIV/AIDS................5
1.1. Trên thế giới...................................................................................................5
1.2. Tại Việt Nam..................................................................................................6
2. Một vài điểm đáng chú ý trong việc thực hiện chính sách...........................7
2.1. Hiệu quả/Thuận lợi.........................................................................................7
2.2. Bất cập/Khó khăn...........................................................................................9
3. Giải pháp..........................................................................................................10
PHẦN 4: KẾT LUẬN..........................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, Việt Nam đã không ngừng vươn
lên sánh tầm khu vực và khẳng định vị thế quốc tế. Mà bằng chứng là chúng ta đã đạt
được rất nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực như Lịch sử - Chính trị - Văn hóa

- Kinh tế - Xã hội,... Song, bên cạnh những kết quả đó, vẫn còn nhiều những hạn chế
khác nhau tồn tại, đặc biệt là về các lĩnh vực xã hội. Sự phát triển kinh tế thị trường
quá nhanh đã tạo nên những khoảng cách rộng lớn giữa người giàu và người nghèo; sự
thoái lùi về mặt văn hóa và đạo đức xã hội. Những nguyên nhân về kinh tế - xã hội đã
kéo theo một số bộ phận người dân vướng phải các tệ nạn xã hội theo nhiều hình thức
khác nhau. Theo số liệu thống kê của UNFPA - Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (Tổ chức
phát triển quốc tế, lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho phụ nữ, nam
giới và trẻ em) cho biết “khoảng một nửa dân số Việt Nam trong độ tuổi dưới 25 và
đang có có thai ngoài ý muốn có tỷ lệ phá thai rất cao đặc biệt là trong nhóm phụ nữ
thành thị chưa lập gia đình. Cùng với vấn đề này là sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ
người nhiễm HIV/AIDS. Nạn dịch HIV/AIDS đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng
cho nền kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tỷ lệ người nhiễm HIV đang ngày càng phức
tạp và ở mức đáng báo động”. Theo báo cáo số liệu của Bộ Y tế ngày 31/07/2014, tính
đến ngày 17/7/2014, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 218.820 người, số
bệnh nhân AIDS hiện tại là 68.882 người, số người nhiễm HIV đã tử vong 72.293
trường hợp – đây là một tỉ lệ rất cao. Trên thực tế, số ca tử vong do HIV/AIDS cao
chính là do không được chăm sóc ý tế và điều trị thích hợp. Thế nên khi được chăm
sóc và sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) để hỗ trợ điều trị đúng cách sẽ giúp người
nhiễm HIV khỏe mạnh, có khả năng học tập, làm việc, phát triển và có cuộc sống bình
thường như những người khác. Và để được chăm sóc y tế một cách bài bản, đúng quy
trình một phần quan trọng là do chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước có phù hợp
và hiệu quả hay không. Nhận thấy được tầm quan trọng của các chính sách pháp luật
đó, tôi chọn “Hiệu quả của các chính sách chăm sóc y tế trong việc hỗ trợ người có
HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần của
mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Công tác xã hội với người có HIV


GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

Tìm hiểu một số chính sách, pháp luật, chương trình, hoạt động chăm sóc y tế
cho người có HIV hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
Vai trò của các chính sách đó trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV hòa nhập cộng
đồng.
Tìm hiểu được những hiệu quả, thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng,
thực thi các chính sách chăm sóc y tế cho người có HIV.
Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong việc thực hiện các chính sách
hiện nay.
Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị để việc hỗ trợ người có HIV hòa nhập cộng
đồng có hiệu quả hơn.

3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục
thống kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín,... làm số liệu, cơ sở lý
luận cho bài tiểu luận.
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh
Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những
ví dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về tình hình.
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp
một cách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề.
4. Kết cấu đề tài

Bài tiểu luận được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Một số lý luận cơ bản
- Phần 3: Nội dung vấn đề nghiên cứu
- Phần 4: Kết luận và khuyến nghị

PHẦN 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1. Một sô khái niệm cơ bản
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

1.1. Khái niệm “HIV”
- HIV (Human Immunodeficiency Virus) dùng để chỉ một loại vi rút gây suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ
thống miễn dịch làm cho cơ thể con người mất khả năng chống lại các bệnh tật.
1.2. Khái niệm “AIDS”
- AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, giai đoạn này
hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người nhiễm HIV dễ bị nhiễm trùng cơ
hội hoặc ung thư, các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dẫn đến tử vong cho
người bệnh.
1.3. Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe”
Chăm sóc sức khỏe theo nghĩa rộng được hiểu qua 3 mặt nội dung của sức
khỏe gồm:

- Chăm sóc y tế: Do ngành y tế đảm nhiệm gồm phòng bệnh, khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng.
- Chăm sóc ngoài y tế: Do nhiều ngành thực hiện về dinh dưỡng, vệ sinh môi
trường, nhà ở, giao thông, thể thao, văn hóa, xã hội,…
- Chăm sóc sức khỏe trong các mối liên hệ: Là sự tác động qua lại giữa các
yếu tố môi trường bên ngoài (thức ăn, nước uống, vệ sinh,…) và yếu tố môi trường
bên trong (di truyền, gen, tế bào,…) và các hoạt động xã hội để phòng ngừa phát
sinh bệnh tật, phát hiện bệnh tật sớm và điều trị phục hồi sức khỏe người bệnh.
1.4. Khái niệm “Chính sách”
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể
để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng
của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa,…
- Theo James Anderson: Chính sách là một quá trình hành động có mục đích
theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan
tâm.
Trong bài tiểu luận này, tôi sử dụng khái niệm của James Anderson để làm
lập luận và sử dụng “chính sách” như một khái niệm rộng bao gồm cả hệ thống
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

pháp luật, chính sách, các dự án xã hội, chương trình hành động, chiến lược,... của
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tập thể, cá nhân,...

1.5. Khái niệm “Hòa nhập cộng đồng”
- Hòa nhập cộng đồng theo nghĩa rộng là một xã hội không có rào cản cho
mọi người trong việc tham gia vào đời sống xã hội. Trong tiến trình xã hội hóa của
cá nhân sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào làm trở ngại đến tâm lý, sức khỏe và về
mặt xã hội.
- Theo nghĩa hẹp đó là sự hòa nhập của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
trong việc tham gia vào đời sống xã hội. Những rào cản này bao gồm thái độ kỳ thị
xa lánh và phân biệt đối xử thậm chí là bất bình đẳng của cộng đồng đối với từng
cá nhân.
2. Cơ sở lý luận tiền đề
Theo quy định của pháp luật hiện hành về người có HIV, cụ thể là Luật số
64/2006/QH11 – Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS) được
Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 6
năm 2006. Tại khoản 1; Điều 1 “Luật này quy định các biện pháp phòng, chống
HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện bảo
đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS”. Có thể hiểu chế độ chăm sóc
sức khỏe người có HIV bao gồm tổng hợp các quy định về quyền và nghĩa vụ của
người có HIV được nhà nước, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng
bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng nhằm giúp người bệnh ổn định sức
khỏe, vượt qua những khó khăn của bệnh, tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

PHẦN 3: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Một sô chính sách chăm sóc y tế cho người có HIV/AIDS trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm
2017, trên thế giới đã có 35 triệu người chết do AIDS và các bệnh liên quan đến
HIV/AIDS. Có khoảng 95 triệu người thuộc hơn 119 quốc gia đã tham gia xét
Công tác xã hội với người có HIV


GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

nghiệm HIV, khoảng 36.9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Riêng trong
năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên
quan đến HIV và 1.8 triệu ca nhiễm mới. Trong số đó, có khoảng 59% số người lớn
và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus
(ARV) suốt đời. Trong một bài báo cáo của mình, Tổng Giám đốc WHO Tedros
Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh “không nên để bất kỳ ai không được điều trị
hoặc chết vì HIV/AIDS do thiếu tiếp cận với việc chăm sóc y tế cơ bản”. Bài phát
biểu của ông được xem như là một động lực để chính phủ các nước, các tổ chức, cá
nhân trên toàn thế giới phải nổ lực tăng cường hỗ trợ, chăm sóc y tế cho những
người có HIV/AIDS. Và trên thực tế đã có rất nhiều các chính sách và nguồn hỗ trợ
cho người nhiễm HIV như:
- Năm 2015, “Hành động quốc tế vì mục tiêu Phát triển bền vững nhằm đạt
được bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2030” đã được các nhà lãnh đạo cấp cao các
nước thuộc Liên hiệp quốc ký kết. Theo đó, trong chiến dịch toàn cầu phòng chống
AIDS nhằm thúc đẩy Quyền được chăm sóc sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới cũng
khẳng định nhu cầu của 36,7 triệu người sống chung với HIV và những người dễ bị
tổn thương, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều sẽ được tham gia BHYT sau khi hành
động quốc tế này chính thức có hiệu lực .
- Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) với 2
nhiệm vụ chính là thúc đẩy Tiếp cận Phổ cập về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ y tế; và
kết hợp các nỗ lực hành động giải quyết các nhân tố xã hội làm gia tăng nguy cơ
lây nhiễm HIV và chống lại phân biệt kỳ thị xã hội đã có nhiều bước tiến triển cụ
thể như tại Khu vực Tây Âu, Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong

nhất với tỷ lệ 78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị và chăm sóc y tế, khu
vực Trung Đông và Bắc Phi đạt 25% số người nhiễm bệnh được điều trị, ghi nhận
được trên 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. Mỗi năm, tổ chức này chi
hơn 7 tỷ USD cho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh
nhân.
- Chính sách chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người bị nhiễm HIV đang tham
gia lao động trên toàn cầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Mạng lưới Toàn
cầu của Người sống với HIV (GNP+) đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị và
cho phép người có HIV có thể làm việc, giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử khi
tìm kiếm và giữ việc làm. Tỷ lệ những người đã làm việc nhưng bị mất việc làm
hoặc mất nguồn thu nhập do sự phân biệt đối xử về tình trạng nhiễm bệnh của mình
đã giảm 13%.
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

- Tổ chức PEPFAR - tổ chức hỗ trợ nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS
thế giới đã và đang tiếp tục đẩy mạnh viện trợ ARV cho tất cả đối tượng nhiễm HIV
tại các nước kém phát triển và đang phát triển. Việc viên trợ chi phí ARV để tiếp
cận tới những bệnh nhân giúp họ có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống
bằng liệu pháp điều trị kháng vi-rút, thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân
lên của HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng
mắc các nhiễm trùng cơ hội. Đồng thời tổ chức này còn hỗ trợ kinh phí cho các dự
án nghiên cứu, phát triển phương pháp điều trị HIV.
Ngoài ra, còn vô số các chương trình, chính sách, hoạt động trợ giúp khác

trên toàn thế giới đã và đang hoạt động. Việc chăm sóc y tế đã góp phần giúp cho
những người nhiễm HIV/AIDS trên thế tiếp tục sinh sống, làm việc và hòa nhập
cộng đồng.
2. Một sô chính sách chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Trong phiên hội nghị báo cáo Công tác thực hiện Phòng, chống lây nhiễm
HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2017, Bà Phan Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục
Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, tính đến hiện nay, tổng số trường hợp
nhiễm HIV trên cả nước có hơn 259.000 người. Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000
người nhiễm HIV mới được phát hiện và 2000 người tử vong do AIDS. Số người
nhiễm HIV cao nhất tập trung tại các TP.HCM, Hà Nội, Thái Nguyên, Điện Biên,
Sơn La,… Trong đó, có khoảng 21.000 người cần điều trị bằng ARV (thuốc kháng
HIV). Điều đàng mừng là những ca phát hiện mới và số người tủ vong do AIDS đã
có giảm so với cùng kỳ năm trước. Và những kết quả đó một phần là nhờ vào chính
sách can thiệp, chăm sóc y tế và quyết liệt ngăn chặn HIV/AIDS của toàn Đảng,
Nhà nước và toàn dân. Rất nhiều các Luật, Nghị định, Thông tư, Chiến lược quốc
gia, Chương trình hàng động vì HIV/AIDS liên tục được ban hành, đổi mới, đặc
biệt là những chính sách liên quan đến chăm sóc y tế. Một số chính sách nổi bật
như:
- Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (gọi tắt là Luật Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS), đây được xem là một
bước tiến quan trọng của Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao đời sống cho
những người có HIV. Bởi vì Việt Nam là một trong số rất ít những nước trên thế
giới có riêng một Luật như vậy.

Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

10



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

- Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)
hướng tới mục tiêu 3 không: Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn người
tủ vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
- Mục tiêu 90 – 90 – 90: 90% người nhiễm HIV phải biết và tình trạng nhiễm
bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV phải được điều trị bằng thuộc kháng vi rút
ARV, 90% người được điều trị bằng thuộc kháng vi rút ARV có tải lượng vi rút
<1000 HIV/ml máu (Ngưỡng đảm bảo để không có khả năng lây nhiễm HIV cho
người khác).
- Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 25 tháng 5 năm 2016
(Quyết định 608/QĐ-TTg).
- Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 quy định về việc xử phạt hành chính những
hành vi vi phạm liên quan đến HIV/AIDS; thuộc Nghị định 176/2013/NĐ-CP về
việc quy định xử phạt trong lĩnh vực Y tế, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
vào ngày 14 tháng 11 năm 2013.
2. Một vài điểm đáng chú ý trong việc thực hiện chính sách chăm sóc y tế cho
người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
2.1. Những hiệu quả, thuận lợi
- Thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”. Chúng ta đã quản lý được khoảng 40% số người nhiễm
HIV, 70% số người bệnh AIDS; số người hiện đang được điều trị tại các bệnh viện
tỉnh và huyện bằng 1/8 số người nhiễm đang được điều trị tại cộng đồng, đáp ứng
được theo các chỉ tiêu đề ra. Mô hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm và
người bệnh AIDS tại gia đình và trung tâm nhân đạo đã tiếp cận hơn 21.000 nghìn
lượt người nhiễm để tư vấn. Chăm sóc, hỗ trợ theo dõi tuân thủ điều trị nhiễm

trùng cơ hội, điều trị lao, điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus, vận động, tư vấn
các đối tượng nguy cơ cao. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị nhiễm HIV/AIDS bị bỏ
rơi, chăm sóc cuối đời. Vận động được cộng đồng nơi người bệnh AIDS nghèo
không nơi nương tựa cư ngụ khi còn sống tổ chức mai táng cho họ kết quả được
634 lượt.
- Thực hiện “Mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020 và chấm dứt đại dịch
HIV/AIDS ở Việt Nam vào năm 2030”. Cho đến hiện nay, đã có gần 87% bệnh
nhân được làm xét nghiệm đo tải lượng vi rút HIV, có 100% người xác định dương
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

11


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

tính với HIV được điều trị bằng ARV. Trong đó 95% có kết quả đạt được dưới
ngưỡng ức chế vi rút, góp phần thực hiện mục tiêu 90% bệnh nhân điều trị ARV có
kết quả tải lượng vi-rút HIV dưới ngưỡng ức chế không thể lây lan cho người khác
và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
- Thực hiện “Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS)”. Kết quả số bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT là 96%. Bệnh
nhân đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú tới thời điểm này vẫn đang được
Dự án Quỹ toàn cầu, Chương trình PEPFAR hỗ trợ Việt Nam phòng chống
HIV/AIDS và Chương trình mục tiêu quốc gia cung cấp thuốc kháng vi-rút ARV,
thuốc dự phòng NTCH Cotrimoxazol, xét nghiệm tải lượng vi-rút HIV, xét nghiệm
tế bào CD4, còn những xét nghiệm cơ bản và thuốc hỗ trợ khác thanh toán qua

nguồn BHYT. Phấn đấu đến cuối năm 2020, ít nhất 80% số người nhiễm HIV đều
sẽ được gia BHYT.
- Trong công tác xử lý vi phạm có liên quan đến chăm sóc y tế cho người có
HIV/AIDS. Kết quả có 42 phòng khám tư nhân, trung tâm y tế, bệnh viện ngoài
công lập đã từ chối tổng cộng 451 bệnh nhân đăng ký quản lý sức khoẻ có kết quả
dương tính với HIV, trong đó có 430 người lớn, 21 trẻ em. Xử lý kỷ luật 24 cán bộ
y, bác sĩ theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 của Luật phòng, chống HIV/AIDS
nghiêm cấm việc từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ
người đó nhiễm HIV.
Các chính sách chăm sóc y tế của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng đúng nhu
cầu của người nhiễm HIV, nhu cầu an toàn của toàn xã hội và rất được dư luận xã
hội hoan nghênh. Tính nhân văn trong các chính sách đã tạo nên một làn sóng cảm
thông và sự sẻ chia với người nhiễm HIV, phần nào sưởi ấm lại tình cảm cho họ,
làm ấm thêm tình người, tạo cho mỗi người nhiễm bệnh một sức mạnh tinh thần
lớn lao giúp cho người nhiễm HIV/AIDS cùng với người thân của họ có thể an tâm
nuôi dưỡng và chăm sóc họ tốt nhất, qua đó làm dịu bớt những khủng hoảng về tâm
lý cho họ. Những quy định xử phạt nghiêm minh và cứng rắn đã giúp những người
nhiễm cũng như người chưa nhiễm cùng đội ngũ cán bộ y tế có những hành vi ứng
xử phù hợp hơn làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS,
chăm sóc hỗ trợ và tạo việc môi trường thuận lợi cho người nhiễm HIV có thể hòa
nhập cộng đồng. Chính tại nơi ở của mình người nhiễm có thể tiếp cận được các
dịch vụ và cùng tham gia công tác truyền thông, hoạt động xã hội lành mạnh, bổ
ích. Dẫn chứng cụ thể cho những thành công của các chính sách này là đến cuối
năm 2016 đã có hơn 30 Câu lạc bộ, Nhóm người đồng đẳng được thành lập mẫu
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

12



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

trên các tỉnh thành có số người nhiễm HIV cao nhất cả nước, với sự tham gia của
12.210 người nhiễm HIV/AIDS. Các câu lạc bộ đã tổ chức truyền thông 275 lượt
cho khoảng 26.075 người, tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho 17.200 lượt người,
tư vấn điều trị AIDS cho 1.697 lượt người; giới thiệu cho 3.166 lượt người nhiễm
HIV/AIDS đến các trường, trung tâm đào tạo nghề và 218 lượt người được tạo việc
làm tại cộng đồng. Thuyết phục gia đình và cộng đồng nhận chăm sóc 631 lượt
người nhiễm HIV/AIDS.
2.2. Những bất cập, khó khăn
Mặc dù các chính sách về chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS của
nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành quả đó cũng còn không ít những khó khăn hạn chế. Đặc biệt là những
khó khăn về kinh tế cũng như hạn chế trong công tác, đội ngũ làm quản lý y tế.
Hiện nước ta có hơn 312 phòng khám ngoại trú và 526 điểm cấp phát thuốc ARV
tại các xã, phường trên toàn quốc. Chương trình điều trị cũng đã được triển khai tại
23 trại giam và 33 trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội. Theo thống kê
của Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay dịch HIV trên toàn quốc đã có
dấu hiệu chững lại, giảm tới 50% số ca nhiễm mới. Số ca tử vong vì AIDS cũng đã
giảm từ 150.000 xuống còn 11.000 trường hợp/năm.
- Thế nhưng, cũng chính vì đạt được những thành công ngoài mong đợi
trong việc ngăn chặn HIV, cộng với nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh
nên các nguồn viện trợ quốc tế về HIV/AIDS dâng dần bị cắt giảm đáng kể. Cuối
năm 2017, nguồn viện trợ trên đã bị cắt giảm hoàn toàn nên thuốc kháng vi-rút
ARV và chi phí xét nghiệm cho người nhiễm HIV sẽ không được cấp phát miễn
phí, mà chuyển qua thanh toán thông qua BHYT, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn chưa
sẵn sàng đăng ký để được hỗ trợ mua, cấp thẻ BHYT miễn phí vì sợ bị lộ danh tính.

Khi thuốc ARV thanh toán BHYT, nhiều bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc đi lĩnh
thuốc theo quy định do phải đi làm ăn xa nhà, ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị
và rất có thể tỉ lệ người nhiễm HIV bị kháng thuốc là vô cùng cao. Cùng với đó, số
người nhiễm HIV ngoài cộng đồng chưa tham gia điều trị ARV sẽ càng cảm thấy
hoang mang, lo sợ hơn do kinh phí điều trị tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc
họ không được tiếp cận điều trị ARV sớm. Nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng cao
do không điều trị để kiểm soát tải lượng vi-rút HIV trong cơ thể.
- Thứ hai, sự thay đổi về cơ chế, chính sách, đặc biệt là đến năm 2020, sau
khi kết thức Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

13


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

thì chương trình này không còn là mục tiêu Quốc gia nữa, mà chỉ là một dự án
trong chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, do vậy ngân sách chi cho
chương trình cũng bị hạn chế.
- Ước tính, sau khi bị cắt giảm viện trợ, mỗi năm ngân sách nhà nước phải
chi đến khoảng 420 tỷ đồng cho kinh phí mua thuốc ARV điều trị HIV. Mà trước
đó, số kinh phí này là dùng để hỗ trợ cho công tác đào tạo việc làm, xây dựng công
trình dân sinh, chi phí phúc lợi xã hội cho người có HIV/AIDS. Thời điểm hiện tại,
ngoài khoảng kinh phí mua thuốc ARV cho hơn 100.000 người có HIV đang điều
trị bằng BHYT, thì Nhà nước phải chi thêm một khoảng kinh phí tương tự để bù
đắp thiếu hụt do sự cắt giảm viện trợ đó. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo thêm

gánh nặng cho kinh tế và ngân sách đất nước, hay nói cách khác, công tác chăm sóc
y tế cho người có HIV sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân về sự cắt giảm hỗ trợ điều trị ARV và chăm sóc y tế cho người
nhiễm HIV/AIDS sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bùng phát
đại dịch HIV trở lại ở nước ta, cùng với đó là những khó khăn, thách thức vô cùng
to lớn trong việc hỗ trợ người có HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng.
3. Giải pháp
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của chăm sóc y tế đối với việc hoà nhập cộng đồng cho người có HIV
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống lây
nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng; quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người
có HIV/AIDS, trách nhiệm của cộng đồng trong việc trợ giúp cho người có
HIV/AIDS; các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, các dịch vụ chăm sóc y tế đối với
người có HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật.
- Truyền thông nâng cao nhận thức cho, các cơ sở y tế, đội ngũ cán bộ, đội
ngũ y, bác sĩ về thái độ, cách cư xử, làm việc với người có HIV, các phương pháp
điều trị hiệu quả cho bệnh nhân và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ người có
HIV/AIDS thông qua các buổi giao lưu, tập huấn…
- Biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ,
điều trị, chăm sóc y tế cho người có HIV/AIDS những người có HIV/AIDS biết
chấp nhận bệnh tật, vượt qua trở ngại tâm lý, rào cản dư luận xã hội để lao động,
tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao,... và hòa nhập cộng
đồng.
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

14



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

3.2. Thực hiện lồng ghép các chương trình hỗ trợ người có HIV/AIDS thông qua
các chương trình an sinh xã hội, dự án xã hội khác
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước trong việc chăm
sóc y tế đối với người có HIV/AIDS. Huy động sự đóng góp của cộng đồng, tạo
điều kiện cho người có HIV cải thiện, ổn định cuộc sống và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Triển khai các chương trình hỗ trợ người có HIV/AIDS thông qua chương
trình an sinh xã hội, dự án xã hội về giải quyết việc làm, chính sách y tế toàn dân,
BHXH, BHYT và những chương trình, dự án xã hội khác.
3.3. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra về chăm sóc y tế cho người có
HIV/AIDS
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chính sách trợ giúp, chăm
sóc y tế đối với các cơ sở xã hội, trung tâm y tế, bệnh viện trong và ngoài khu vực
nhà nước có liên quan đến điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV và bệnh nhân
AIDS.
- Phối hợp với các ban, ngành có liên quan phát hiện sớm các dấu hiệu sai
phạm, đặc biệt là sai phạm về phân biệt đối xử, kỳ thị dẫn đến người có HIV/AIDS
tự ti, mặc cảm, lo sợ, trốn tránh và không được chăm sóc y tế phù hợp dẫn đến
nguy co lây nhiễm cao trong cộng đồng, gây khó khăn trong công tác hoà nhập
cộng đồng cho họ.
3.4. Nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc chăm sóc y tế nhằm tạo điều kiện
thuận lợi giúp người có HIV sớm hòa nhập cộng đồng
- Tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng xã hội dựa vào gia
đình và cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc y tế cho
người nhiễm HIV/AIDS.
- Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV, kỹ năng ứng

phó tình huống và phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân, những người trong gia
đình và cộng đồng có người nhiễm HIV/AIDS, trong các sinh hoạt hàng ngày.
- Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, viện trợ kinh
phí để tiếp tục thực hiện chính sách chăm sóc y tế cho bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS. Giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.
3.5. Phối hợp đồng bộ giữa chăm sóc y tế, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm và
thúc đẩy tham gia hoạt động văn hóa, thể thao
Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

15


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

- Sau khi được chăm sóc y tế, đảm bảo về mặt sức khỏe thì việc dạy nghề,
tạo việc làm cùng với đó là hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho người có
HIV/AIDS, tư vấn về tư tưởng, niềm tin, nhận thức cho họ, gia đình và xã hội là
điều hết sức quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đối với người có HIV/AIDS, việc có
nghề, có việc làm giúp người có HIV/AIDS nâng cao được vị thế, tự tin và cải thiện
chất lượng cuộc sống, xây dựng niềm tin, ý chí nghị lực cho họ.
- Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao là một trong những hoạt động tạo cho
người có HIV/AIDS quên đi những tự ti, mặc cảm về số phận. Giúp họ thấy được
những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, giúp họ tự tin vào bản thân, cố gắng vươn lên,
tham gia đóng góp những trí tuệ, khả năng của bản thân trong hoạt động của cộng
đồng xã hội. Vì vậy trách nhiệm của các các cấp, các ngành trên địa bàn xã cần
thực hiện tốt những quy định về văn hóa, giáo dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho

người có HIV/AIDS.
Việc chăm sóc y tế phối hợp với với đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm và
thúc đẩy sự tham gia các hoạt động cộng đồng, văn hóa, văn nghệ giúp cộng đồng
có cái nhìn tốt hơn, cởi mở hơn về những khả năng của người có HIV/AIDS từ đó
làm tăng khả năng hòa nhập cộng đồng cho người có HIV/AIDS.

PHẦN KẾT LUẬN
Những chính sách, chương trình hành động, hoạt động chăm sóc y tế cho
người có HIV/AIDS đã giúp cho họ tự tin hòa nhập cuộc sống, từ đó góp phần bình
ổn xã hội. Hơn nữa cộng đồng cũng sẽ có cách nhìn thân ái, dần xóa bỏ phân biệt
kỳ thị. Từ các hoạt động và hiệu quả tác động thực tế còn cho thấy, tư vấn, chăm
sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng là biện pháp hữu hiệu để cải
thiện cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Ðể phát huy được những kết quả đã
đạt được trong việc tiếp cận, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS thì cần phải
ưu tiên thực hiện triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm

Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

16


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

HIV/AIDS tại cộng đồng, xem cộng đồng là yếu tố then chốt, cần thúc đẩy nhận
thức và chống phân biệt đối xử.
Thực tế trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng nâng cao

chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân có HIV, góp phần phấn đấu thực hiện
tốt hệ thống chính sách chăm sóc y tế cho người có HIV. Nhiều tổ chức, cá nhân đã
có những chương trình hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cho rất nhiều người có HIV/AIDS
phục hồi chức năng xã hội, tham gia lao động, tạo thu nhập, tạo dựng cuộc sống
cho bản thân, khơi dậy trách nhiệm, lòng vị tha, bao dung của cộng đồng và toàn xã
hội. Những thành công trong chính sách chăm sóc y tế cho người có HIV/AIDS,
cũng như những quy định xử phạt liên quan đến HIV/AIDS đã và đang góp phần
quan trọng cho sự thành công công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cũng như
giúp người có HIV/AIDS có thể hòa nhập cộng đồng.
“Lá làm đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” đây là giá trị đạo đức,
truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn xưa đến nay. Trong công cuộc hỗ trợ
chăm y tế cho người có HIV/AIDS thì không chỉ có chính quyền địa phương, người
dân, nhân viên xã hội mà cả cộng đồng đều phải cùng cố gắng phối hợp với nhau
một cách chặt chẽ vì tinh thần chung và bằng nhìu cách thức, nhiều biện pháp khác
nhau. Trong đó, tuyên truyền để “toàn dân hiểu, toàn dân làm” là một biện pháp
hữu hiệu nhất, có nhiều tiến triển tốt trong công tác chăm lo cho người có
HIV/AIDS, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. Thông qua bài
tiểu luận này, riêng bản thân em mong muốn rằng trong thời gian sắp tới sẽ có
nhiều hơn nữa những bài nghiên cứu tương tự từ các cá nhân, tổ chức để làm rõ
hơn nữa vấn đề này, đồng thời có thể đưa ra những hướng giải pháp tốt hơn nhằm
giúp cho không chỉ là những người có HIV/AIDS mà cả gia đình của họ có cuộc
sống tốt hơn và tự tin hòa nhập cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

17



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

5. />6. Tập bài giảng Công tác xã hội với người có HIV
7. Nguyễn Thị Xuyên (2008), Thể thao – Văn hóa và Giải trí cho các đối tượng xã
hội, NXB Giáo dục.
8. Luật Phòng, chống lây nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(2006).
9. Phạm Lê Liên (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

18


Công tác xã hội với người có HIV

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Phúc

19



×