Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.96 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em là những mầm non tương lai của
đất nước”. Chính vì vậy, trẻ cần được quan tâm, chăm sóc và giáo dục ngay từ lứa tuổi
đầu đời để tiếp bước cha anh làm chủ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em sinh
ra đều có cuộc sống bình thường, bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những
em bé kém may mắn khi em được sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh
thần khiến các em gặp nhiều khó khăn bất hạnh trong cuộc sống. Thời gian gần đây
trẻ em khuyết tật đang ngày được Đảng Nhà nước và các tổ chức giành nhiều sự quan
tâm hơn bởi trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt. Trên thực tế vẫn có những câu chuyện đáng buồn về một số hành vi
không tốt đối với trẻ em khuyết tật không chỉ ở trong cuộc sống, người ngoài mà có
những hành vi đối xử kỳ thị các em từ phía gia đình mình. Bởi vậy mà việc tìm ra các
biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi những mặc cảm
là rất quan trọng. Để thể hiện sự quan tâm từ phía cộng đồng xã hội tới các em khuyết
tật đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ em khuyết tật cũng có nhu
cầu và năng lực học tập như mọi trẻ bình thường khác. Trước đây, Trước đây trẻ
khuyết tật thường được giáo dục ở các trường chuyên biệt, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với
xã hội, với bạn đồng trang lứa nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp bình thường.
Xu thế phát triển chung của thời đại cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã
thúc đẩy sự ra đời của mô hình giáo dục hào nhập cho trẻ khuyết tật. Việc giáo dục
hòa nhập, hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là tạo cơ hội cho mọi trẻ em, đặc
biệt là trẻ khuyết tật cơ hội tiếp cận bình đẳng, có chất lượng, giúp trẻ khuyết tật được
học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống. Qua đó
thấy được tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội về việc hỗ trợ tạo điều kiện
tốt nhất vể mọi trẻ em cùng chung sống, học tập và xây dựng một xã hội bình đẳng
cho tất cả mọi người. Chính vì những lý do trên tôi xin chọn đề tài : “Vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng” làm đề
tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.



2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu về tình hình thực trạng trẻ em khuyết tật hiện nay, những mặt thuận
lợi và khó khăn trong quá trình hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật. Làm rõ vai trò
của nhân viên công tác xã hội trong quá trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng
đồng.
2.2 Nhiệm vụ
Khái quát được các khái niệm cơ bản liên quan tới trẻ em khuyết tật.
Xác định vấn đề cho trẻ em khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
thông qua sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng trẻ em khuyết tật hiện nay và vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
- Không gian: Cả nước
- Thời gian : Số liệu báo cáo những năm gần đây
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu
Thu thập những tài liệu cũng như những văn bản, chính sách có liên quan đến
trẻ em khuyết tật: Luật người khuyết tật, pháp lệnh, Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em các
đề án hỗ trợ trử em khuyết tật....Phương pháp này phục vụ việc phân tích số liệu báo
cáo năm về thực trạng trẻ khuyết tật những khó khăn làm cho trẻ khuyết tật hòa nhập
cộng đồng.


Thấy rõ được vai trò của nhân viên công tác xã hội, từ đó sinh viên có thể hoàn
thành bài tiểu luận một cách thuận lợi hơn.
Sưu tầm nhưng tài liệu từ sách, báo. các tài liệu có sẵn trên mạng internet liên

quan đến trẻ em khuyết tật để hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi đã sưu tầm được số liệu từ các nguồn khác nhau và nhằm làm nổi bật
được sự khác nhau và đặc điểm đề tài nghiên cứu của bản thân. Vì vậy phương pháp
xử lí số liệu, phân tích những số liệu đã thu thập điều tra được rất quan trọng.
Tìm kiếm thông tin liên quan đến công tác thực hiện chính sách ưu đãi với người
có công trong năm gần đây. Tiến hành phân tích số liệu theo nhiều phương pháp khác
nhau theo chiều sâu và chiều rộng
4.3 Cùng một số phương pháp khác
Để bài tiểu luận được đầy đủ, súc tích hơn bài tiểu luận còn sử dụng một số phương
pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp thống kê.....
5. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận có kết cấu bao gồm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số lý luận cơ bản
Chương 2: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em
khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng
1. Khái niệm
1.1 Trẻ em
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “ Trẻ em có nghĩa là người
dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi vị
thành niên sớm hơn”.
Theo Luật trẻ em Việt Nam: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16
tuổi. Bộ Luật hình sự lại dùng kháu niệm: “Người chưa thành niên” được hiểu là

người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Từ những khái niệm đã nêu trên phương diện pháp
lý có thể thống nhất khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam: Trẻ em là người chưa
thành niên dưới 16 tuổi.
1.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được
quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập,
cần có sự hỗ trợ, can thiệp đăc biệt của Nhà nước, gia đình, xã hội để được an toàn,
hòa nhập gia đình, cộng đồng.
1.3 Trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
1.4 Công tác xã hội
Theo từ điểm Công tác xã hội ( R. Barker), 1999, tr455) : “CTXH là một khoa
học ứng dụng nhằm giúp con người phát huy có hiệu quả chức năng của mình và tạo
ra những thay đổi xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người.”
Theo hiệp hội những người làm công tác xã hội quốc gia ( NASW) : “CTXH là
một hoạt động chuyên nghiệp trong việc giúp đỡ các cá nhân, tập thể hoặc cộng đồng


nhằm phục hồi khả năng của họ về chức năng xã hội nhất định và tạo những điều kiện
thích hợp cho mục đích này.”
Theo liên đoàn nhân viên công tác xã hội quốc tế (IFSW) và Hiệp hội các
trường CTXH quốc tế ( IASW) định nghĩa: “ CTXH chuyên nghiệp thúc đầy sự thay
đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ của con người, tăng quyền lực và
giải phóng cho người dân nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vận dụng các lý
thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp CTXH.”
Hiện nay có nhiều định nghĩa về công tác xã hội, nhưng chúng ta có thể hiểu

công tác xã hội một cách cơ bản như sau : Công tác xã hội là một ngành khoa học, là
một nghề chuyên môn, vận dụng các kiến thức kĩ năng nghề nghiệp để hỗ trợ thân chủ
( cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế) nhằm khôi phục, tăng cường , phát triển các
chức năng xã hội của thân chủ thông qua các hoạt động xã hội đặc thù tác động vào
các mối quan hệ xã hội của họ nhằm tạo nên sự tương tác giữa con người và môi
trường xung quanh.
1.5 Hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là nhập vào hòa vào cộng đồng ấy, chơi chung trong một
sân chơi cùng chấp nhận luật chơi chung, cùng bình đẳng như nhau trong cộng đồng.
1.6 Hỗ trợ
Hỗ trợ có thể được hiểu như là những biện pháp chuyên dụng nhằm duy trì
những điều kiện đủ để tồn tại cho các đối tượng yếu thế trong hoạt động đời sống của
mình . Trong hệ thống công tác xã hội, hỗ trợ không chỉ là hoạt động nhất thời mà là
hoạt động thường xuyên mang tính kế hoạch với ý nghĩa đáp ứng một phần yêu cầu
của các đối tượng CTXH (Nguồn : Giáo trình “Nhập môn Công tác xã hội “ , Lên
Văn Phú, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Hà
Nội,3/2008,tr63).


2. Những vấn đề gặp phải của trẻ em khuyết tật trong cuộc sống
Người khuyết tật đã gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là đối với trẻ em
khuyết tật. Những khó khăn có thể về nhiều mặt trong đó có học tập , việc làm, hôn
nhân, kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau , là nguyên nhân và kết
quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn về mặt vật
chất không phảo ai cũng làm được – nhưng về tinh thần thì khác – chúng ta có thể
giúp được rất nhiều, chỉ cần ở đó chúng ta có sự thành tâm mà thôi. Dưới đây là
những vấn đề chung mà người khuyết tật gặp phải.
2.1 Học tập
Khi nghĩ đến hình ảnh những đứa trẻ khuyết tật chúng ta thường nghĩ tới hình
ảnh những đứa trẻ không được bình thường. Với giới hạn của mình, đặc biệt là trẻ

khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác ( khiếm thính, khiếm thị ) khả
năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn
nhưng sự khó khăn trong đi lại cũng tạo ra không ít cản trở đối với các em. Đối với trẻ
khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt hơn để phù hợp với đặc điểm khiếm
khuyết của mình – điều này yêu cầu đến cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục
thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía cơ quan giáo dục, chính quyền và từ phía
gia đình không tốt , thì việc duy trì học tập tốt lên cao hầu như là bất khả thi. Thực tế
cho thấy hình thức giáo dục này chưa được phổ biến rộng rãi nên nhiều trẻ vẫn chưa
tiếp cận được hay tiếp cận một cách khó khăn hoặc không có điều kiện tiếp cận với
các hình thức học tập và trị liệu.
2.2 Tâm lý
Môi trường sống, hoàn cảnh sống, điều kiện sống của mỗi người có thể quyết
định nên tính cách của chính con người đó. Và chính những hoàn cảnh khó khăn trong
cuộc sống đã hình thành nên tâm lý của các em, khi các em không được như những
đứa trẻ bình thường khác nhất là đối với trẻ khuyết tật. Tâm lý chung của hầu hết trẻ
khuyết tật là mặc cảm, tự ti, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình
thường khác. Ở những trẻ khuyết tật nhìn thấy được – chẳng hạn như khuyết chi – họ
có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm về ngoại hình, tức là sự chú trọng quá


mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây ra sự khổ đau. Tiếp đến là sự ám ảnh sợ xã
hội, một kiểu ám ảnh trốn tránh khi thực hiện các hoạt động cộng đồng như việc giao
lưu gặp gỡ ở chốn đông người. Tuy nhiên , điều này không phải luôn luôn đúng, người
ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật luôn có sự nỗ lực và cố gắng cao.
Chính những đặc điểm tâm lý như vậy làm cho trẻ khuyết tật gặp rất nhiều
khó khăn bởi vì tâm lý các em không được ổn định, cộng vào sự hỳ thị đối xử làm các
em tự ti về bản thân mình đó là rào cản rất lớn, bức tường ngăn cách cách em với môi
trường xã hội bên ngoài .
2.3 Sự kỳ thị/ Phân biệt đối xử
Là con người sống trong xã hội phát triển, thời đại công nghệ ai cũng có được

tạo điều kiện đi học, làm việc, vui chơi giải trí. Nhưng bên cạnh những điều được xem
đơn giản giường ai cũng được tận hưởng nó thì vẫn có những con người ngày, đêm
khao khát được thực hiện như mọi người thì họ bị rào cản của xã hội, bởi sự phân biệt
kỳ thị người khuyết tật. Những khó khăn của trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết
tật nói chung phần nào là kết quả cũng những thành kiến lâu năm về bản chất của sự
khuyết tật.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hay ta thường hay gặp các băng rôn,
khẩu hiệu chúng ta vẫn thấy những băng rôn, khẩu hiệu chống phân biệt đối xử, kỳ thị
nguời khuyết tật nhưng thực tế bao nhiêu người quan tâm đến những điều đó khi
người khuyết tật đang bị kỳ thị trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng thực tế người
khuyết tật đang hàng ngày bị kỳ thị, đối xử mà chưa có sự can thiệp. Trẻ khuyết tật
đến tuổi đến trường không được tiếp nhận, không được đi học không được vui chơi
như bạn bè trang lứa và thường xuyên bị bắt nạt. Chưa kể sự kỳ thị từ phía xã hội mà
ngay tại chính gia đình của các em cũng có sự kỳ thị và đối xử, cha mẹ vẫn có suy
nghĩ trẻ khuyết tật là bất tài vô dụng nên ít giành sự quan tâm, chăm sóc đến các em.
Trẻ khuyết tật lúc sinh ra các em không được may mắn như những đứa trẻ bình
thường kahsc cộng vào đó là thiếu sự quan tâm, chăm sóc từu gia đình xã hội, sự kỳ
thị đã thu hẹp khoảng cách giữa các em với cộng đồng xã hội hơn, hình thành nên một
bức tường cần cần được phá vỡ.


3. Các cơ sở chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật
3.1. Luật của Người khuyết tật
Hiện nay đã có Luật của người khuyết tật, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011
quy định về việc xác định NKT và những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ.
Luật NKT bao gồm có 10 Chương và 53 điều trong đó cũng quy định đầy đủ quyền và
nghĩa vụ, trách nhiệm của NKT và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, tổ chức
ban nghành trong việc thực hiện quyền của NKT, tuy nhiên nó mang tính pháp lý cao
và chặt chẽ hơn .
3.2 Về văn bản pháp lý

- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua năm
1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ NKT được nêu trong điều 59 và 67.
- Pháp lệnh về NKT được thông qua (năm 1998) và bộ luật lao động (1994). Điều
9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi NKT.
- Luật đào tạo nghề ( năm 2006)
- Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn về tiếp cận đối với NKT ( năm 2002), đưa ra những tiêu
chuẩn cấp tiếp cận quốc gia.
- Ban điều phối quốc gia về vấn đề NKT ( năm 2001)
- Đề án trợ giúp NKT của chính phủ giai đoạn 2006 – 2010. Được phê duyệt tháng 10
năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn đề NKT với việc
mở rộng đối tượng tham gia về đề án và có sự tham gia về bộ nghành liên quan.
- Giáo dục hoà nhập tầm nhìn tới năm 2015. Chính phủ đạt mục tiêu thực hiện giáo
dục hoà nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật đến năm 2015.
- Luật NKT mới đang được dự thảo từ tháng 5 năm 2009 và đã thông qua sử dụng vào
ngày 17/6/2010
3.3. Về trợ giúp xã hội
Theo khoản 1 điều 1 Nghị định 13/2010/ NĐ-CP ngày 27/02/2010 của chính
phủ về sửa đổi, bổ xung Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định: Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ


cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm: “Người tàn tật nặng không có
khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”.
Khoản 4 Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội
hàng tháng thấp nhất đối với đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã,
phường, thị trấn quản lý nếu không có khả năng lao động mức trợ cấp là 180.000
đồng, không có khả năng tự phục vụ là 360.000 đồng.
3.4. Về chăm sóc y tế
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP thì NKT thuộc đối tượng
bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế và các

văn bản hướng dẫn thi hành.
3.5. Về giáo dục
Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu
và khả năng của người khuyết tật. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn
so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông, được ưu tiên trong tuyển sinh
được miễn giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng
của cá nhân không thể đáp ứng được miễn giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản
đóng góp khác được xét cấp học bổng hỗ trợ phương tiện đồ dùng học tập. (Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.)
3.6. Về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
Điều 36. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết
tật
Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù
hợp với đặc điểm của người khuyết tật tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng
thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch...
Những cơ sở chính sách nhằm hỗ trợ, trợ giúp các em khuyết tật vươn lên trong
cuộc sống. Bỏ qua những mặc cảm, tự ti của bản thân vượt lên chính mình sớm hòa
nhập cộng đồng, xã hội.


CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ
TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
1. Thực trạng trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng hiện nay
Việt nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với tổng dân số
khoảng 90 triệu dân và có khoảng 7 triệu NKT, chiếm 7,8% dân số. Trong đó NKT
đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, 28,3% NKT là trẻ em, 10,2% NKT là
người cao tuổi, khoảng 10% NKT thuộc hộ nghèo.
Trẻ em khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế cần được quan tâm,
chăm sóc và giúp đỡ từ phía cộng đồng hiện nay. Theo thống kê của Bộ Lao Động và

Thương binh Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật và nhiều
trẻ em đang sống tại gia đình, cộng đồng chưa được quan tâm chăm sóc sức khỏe,
giáo dục và hưởng các dịch vụ khác. Trước thực trạng này Đảng và Nhà nước ta đã
đưa ra nhiều chủ trương, đề án chính sách nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật nhằm tạo
điều kiện tốt nhất để trẻ em khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp và được hưởng đầy đủ các
quyền về tinh thần và thể chất như các trẻ em bình thường khác. Mặc dù Nhà nước đã
ban hành Luật, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ em khuyết tật vậy mà trong cuộc
sống vẫn hàng ngày chịu những thiệt thòi về tất cả mọi mặt trong cuộc sống.
Hầu hết trẻ em khuyết tật sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khổ, tình
trạng vật chất thấp kém, thiếu thốn, lại thêm nhiều mặc cảm về tật nguyền... nên vui
chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn không có điều kiện để học tập, hòa
nhập cộng đồng và có nhiều trẻ em khuyết tật đang dần bị lãng quên. Con số trẻ em
được hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất để các em được hòa nhập cộng đồng đang
là con số còn nhỏ ở nước ta hiện nay. Để hỗ trợ, trợ giúp trẻ khuyết tạt hòa nhập cộng
đồng đã có nhiều cơ sở giáo dục được thành lập nhằm hỗ trợ, trợ giúp các em. Cả
nước ta hiện nay có 5.287 trường học tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
584 trường học tổ chức giáo dục chuyên biệt; 186 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật.
Việc tiếp cận các dịch vụ của trẻ em khuyết tật vẫn còn hạn chế. Mới có 25% trẻ em
khuyết tật được phục hồi chức năng tại cộng đồng. 39% trẻ khuyết tật được đi học, có
78% trẻ khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 78% trẻ em khuyết tật được hưởng trợ


cấp....Tình trạng bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm
chức năng khiến cho người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng gặp khó
khăn trong sinh hoạt, học tập và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống xã
hội so với những người khác, trẻ em không bị khuyết tật. Trên thực tế cho thấy việc
trẻ em được quan tâm, chăm sóc và hòa nhập cộng đồng đang còn gặp nhiều khó khăn
và còn nhiều rào cản từ phía cộng đồng xã hội. Theo một kết quả khảo sát của Bộ LĐTB&XH cho thấy, có tới 65 – 70% số người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình,
người thân, trợ cấp xã hội hoặc các tổ chức từ thiện đang cần sự góp sức, hỗ trợ từ
cộng đồng, xã hội.

Mặt khác, một rào cản khác cũng ảnh hưởng rất lớn đên cuộc sống và quá trình
hòa nhập cuộc sống của trẻ em khuyết tật bởi tâm lý chung của nhiều người trong xã
hội cũng cho rằng: Trẻ em khuyết tật rất khó học về văn hoá, càng không thể có khả
năng học chung được với những trẻ không bình thường - đây là một định kiến xã hội
mang tính áp đặt, có ảnh hưởng vô cùng xấu tới giáo dục trẻ đặc biệt nói chung, trẻ
em khuyết tật nói riêng. Trong xã hội có những phản ứng ảnh hưởng đến trẻ em
khuyết tật con người quá đề cao về nhan sắc, sắc đẹp về cơ thể. Khi mà xã hội phát
triển con người dần chú trọng về cái đẹp thể xác dần hình thành nên tâm lý khinh
thường và thương hại cho người khuyết tật. Con người tiếp xúc không để ý đến lời nói
của mình vô tình gây tổn thương đến những đứa trẻ mang nhiều mặc cảm. Mặc dù
nhận được sự quan tâm từ cộng đồng xã hội giành cho những đứa trẻ khuyết tật nhưng
còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp xúc và hòa nhập; sự kỳ thị do thiếu hiểu
biết từ cấp gia đình và cộng đồng; cộng vào đó là sự tiếp cận còn hạn chế của trẻ
khuyết tật cho những dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, giao
thông là những rào cản cản trở trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em khuyết tật khó hòa nhập cộng đồng
2.1 Bản thân trẻ khuyết tật mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của cơ thể
Sinh ra không giống như bạn bè cùng trang lứa, cơ thể không được lành lặn,
cuộc sống gặp nhiều khó khăn là một điều thiệt thòi rất lớn đối với các trẻ khuyết tật.
Khi còn nhỏ trẻ khuyết tật chưa nhận thức được vấn đề khó khăn và sự mất mát,


khiếm khuyết từ cơ thể mình nên tính cách của các em ít bị ảnh hưởng. Cho đến lúc
bước vào độ tuổi đến trường bước vào một môi trường mới, chập chững những bước
đầu đời trên con đường phía trước thì các em bắt đầu có những biểu hiện im lặng và bị
trẻ khác chọc ghẹo với những khiếm khuyết của mình. Cũng chính vì cơ thể các em có
khiếm khuyết, đi lại di chuyển khó khăn, khả năng giao lưu, tương tác vui chơi của
các em bị hạn chế và đó cũng những rào cản, cản trở việc hòa nhập cuộc sống, môi
trường xã hội. Các em không được vui chơi, học tập như các bạn nhiều em có mong
muốn được đi học cũng không được. Các em luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti luôn cho

mình là gánh nặng đối với gia đình, xã hội xem mình là người vô dụng nên cũng
không có quyền đòi hỏi gì nhiều. Chính những nhu cầu cơ bản của một đứa trẻ không
được đáp ứng thì lúc đó cảm xúc, tâm lý và hành động của trẻ dễ bị ảnh hưởng theo
hướng tiêu cực, không tốt. Một số trẻ khuyết tật thì lại có biểu hiện ngược lại như có
những biểu hiện xấu đánh bạn, nghỗ nghịch, la hét hay là khóc lóc chính những biểu
hiện này vô tình làm cho người khác rất bực mình và không muốn chơi với trẻ. Chính
vì những biểu hiện tâm lý, hành động của trẻ như vậy làm cho việc hòa nhập cộng
đồng khó khăn hơn.
2.2 Điều kiện kinh tế gia đình trẻ em khuyết tật gặp nhiều khó khăn
Để giúp đỡ, hộ trợ trẻ em khuyết tật không phải là điểu dễ dàng, bên cạnh sự
giúp đỡ của gia đình thì một điều quan trọng cũng được nhắc tới chính là tài chính gia
đình. Việc tài chính có thể góp một phần nhỏ trong quá trình giúp đỡ trẻ khuyết tật có
thêm cơ hội để hòa nhập cuộc sống. Với những gia đình có điều kiện tốt trẻ khuyết tật
sẽ được tiếp cận với các hình thức trị liệu hiện đại, đầy đủ hơn. Gia đình có tài chính
thì cha mẹ, người thân của trẻ có nhiều cơ hội học tập, tham gia vào các khóa tập huấn
để có nhiều kiến thức hỗ trợ chính người con của mình. Đối với những gia đình có
mức thu nhập thấp hơn thì các vấn đề của họ trở nên rõ ràng. Dường như ít kiến thức
về việc chăm sóc trẻ khuyết tật hơn, suy nghĩ và hành vi của họ chỉ quanh quẩn trong
việc tồn tại hàng ngày của trẻ, và hậu quả là nhu cầu hang ngày của trẻ khuyết tật. Họ
ít biết đến bất kỳ chương trình hỗ trợ nào giúp trẻ phục hồi chức năng trong cộng
đồng. Hoặc là họ thiếu kiến thức hoặc không có phương tiện để tham gia hoặc họ có
cảm giác vô vọng quanh những hỗ trợ chuyên biệt dành cho con họ. Những kỳ vọng


của họ, nếu có, đều đơn giản và bộc lộ quan điểm ngắn hạn của họ đối với việc tồn tại
hàng ngày. Khả năng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ và chăm sóc trẻ khuyết tật bị ảnh hưởng
nhiều bởi hoàn cảnh, quy mô và đặc biệt là khả năng kinh tế của từng gia đình. Đây
thường là tình hình ở những gia đình lớn nơi mà bố mẹ quá bận mưu sinh nên không
có thời gian để chăm sóc con cái và chỉ còn biết để mặc con ở nhà một mình. Buộc trẻ
phải tự lập hơn trong cuộc sống vì thế trẻ mất đi cơ hội được quan tâm chăm sóc của

mình.
2.3 Trẻ em khuyết tật thiếu thốn tình cảm gia đình
Một trẻ bình thường phát triển đầy đủ, khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất
nhiều vào gia đình sự quan tâm chăm sóc, tình cảm của mọi thành viên trong gia đình
chưa kể đến trẻ khuyết tật điều đó càng quan trọng bội phần. Có nhiều trẻ em khuyết
tật không giành được sự yêu thương từ phía gia đình chính những người sinh ra mình,
họ hàng thân thích. Các em thực sự đâu muốn bị như vậy đâu nhưng số phận ông trời
sinh ra các em đã vậy lại không được sự yêu thương làm cho các em bị mặc cảm, tự ti
nhiều. Nhiều gai đình có trẻ khuyết tật họ cảm thấy xấu hổ, mệt mỏi và tiêu tốn nhiều
tiền bạc, mất nhiều thười gian chăm sóc vì thế họ sẽ có hành động bỏ mặc, chối bỏ
hay là kỳ thị, đối xử ngay chính những đứa con của mình. Họ sẵn sàng nhốt đứa con
của mình ở nhà, đối xử, phân biệt với những đứa trẻ khác hay thậm chí là đánh đập
chính đứa con khuyết tật của mình vì làm xấu hổ gia đình, gánh nặng cho gia đình.
Chính những hành vi tiêu cực, thiếu tình thương từ gia đình đấy làm cho trẻ khuyết
tật sống thu mình lại, không tiếp xúc môi trường bên ngoài và không được tạo điều
kiện để hòa nhập.
2.4 Truyền thông không đúng về hình ảnh trẻ em khuyết tật
Những khó khăn của trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung
phần nào là kết quả cũng những thành kiến lâu năm về bản chất của sự khuyết tật mà
cộng đồng đang nhìn nhận. Trẻ khuyết tật thường xuất hiện trên truyền thông với hai
vai trò. Vai trò thứ nhất là đem sự chú ý tới lòng hảo tâm của một cơ quan đoàn thể
nào đó thể hiện bằng những món quà hào phóng cho các em bé đáng thương này. Rất
ít khi chúng ta đặt vấn đề trợ giúp một cách có hệ thống thay cho những món quà nhất


thời mà thành những việc làm cụ thể “ Trao cần câu chứ không phải cho xâu cá”. Khi
cách nhìn nhận không thay đổi, thật không khó để hiểu xu hướng nhìn nhận trẻ khuyết
tật (và cả cộng đồng khuyết tật) như những con người thấp kém không bao giờ có thể
trở thành “chỉ một người bình thường” đóng góp cho xã hội. Luôn có một suy nghĩ họ
thật đáng thương và đáng được giúp đỡ. Hay có những bài báo, quảng cáo về những

tấm gương trẻ em khuyết tật thành công trong công việc và tràn đầy nhiệt huyết, mong
muốn truyền lửa, nghi lực vươn lên cho những trẻ em có cùng cảnh ngộ. Hai cách
nhìn nhận, truyền thông trên đều có mục đích tốt đẹp, song cách đưa tin này sẽ chỉ
củng cố những quan niệm sai lầm về khuyết tật. Các bài báo như thế này phần lớn tập
trung vào sự khác biết chứ không phải sự tương đồng giữa trẻ em bị và không bị
khuyết tật, hàm ý rằng đứa trẻ khuyết tật thực sự không bình thường.
2.5 Sự phân biệt, kỳ thị từ phía cộng đồng xã hội
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa con người với con người xuất phát từ sự thiếu
kiến thức, sai cách nhìn nhận, hay là hạn chế về mặt hiểu biết gây ảnh hưởng rất lớn
tới người khác. Là con người sống trong xã hội phát triển, thời đại công nghệ ai cũng
có được tạo điều kiện đi học, làm việc, vui chơi giải trí nhưng bên cạnh những đơn
giản giường ai cũng được tận hưởng nó thì vẫn có những con người ngày đem khao
khát được thực hiện như mọi người thì họ bị rào cản của xã hội bởi sự phân biệt kỳ thị
người khuyết tật. Những khó khăn của trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói
chung phần nào là kết quả cũng những thành kiến lâu năm về bản chất của sự khuyết
tật. Những đứa trẻ khuyết ttaj phải ngày đêm chống chọi về nối đau về thể xác nay còn
phải chống chọi, chịu đựng với nổi đau về mặt tinh thần từ sự kỳ thị của cộng đồng xã
hội. Để thay đổi cách nhìn nhận của cộng đồng xã hội là điều không dễ dàng, bên cạnh
sự cố gắng của bản thân những đứa trẻ khuyết tật là không hề nhỏ. Khi các em bị rơi
vào trạng thái bị cô lập, kỳ thị của cộng đồng xã hội làm cho tinh thần của trẻ khuyết
tật bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập...
2.6 Hệ thống hỗ trợ xã hội cho trẻ khuyết tật chưa phát triển
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đên quá trình hòa nhập cộng đồng là sự hỗ
trợ từ các tổ chức xã hội, các ban nghành đoàn thể. Những vấn đề được nêu ra nhiều
tình huống đã được chia sẻ là cha mẹ của trẻ khuyết tật đã không nhận được bất kỳ sự


tư vấn hay hướng dẫn cần thiết nào từ các nhân viên y tế liên quan đến việc điều trị và
hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. Hầu hết các trung tâm dịch vụ y tế và bệnh viện ở nước đều
thiếu trang thiết bị, thiếu nguồn nhân lực chuyên môn và mức phí dịch vụ cao đã hạn

chế người dân tiếp cận với các dịch vụ này. Tuy vậy, những cha mẹ đã có tham gia vào
các khóa đào tạo dành cho trẻ khuyết tật thì lại có thái độ tích cực hơn và được khích
lệ hơn. Mặc dù đã có những chính sách quy định giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em
có khả năng đi học, phần lớn các trường phớt lờ luật pháp và không chịu nhận trẻ
khuyết tật vào học. Để có thể cho con mình đi học, phụ huynh của trẻ khuyết tật phải
có những nỗ lực phụ, với nhiều người thậm chí phải viện đến biện pháp hối lộ. Ngoài
ra, khắp cả nước cũng có sự khác biệt giữa mức độ phát triển giáo dục hòa nhập.
2.7 Các chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật chưa được phát huy tối đa, hiệu
quả
Trẻ em khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội rất cần sự quan tâm chăm
sóc từ phía cộng đồng, các cấp ủy Đảng Nhà nước. Sinh ra và lớn lên trong thiệt thòi
không có được điều kiện hưởng và thực hiện nhu cầu của bản thân như bạn bè cùng
trang lứa. Mang trong mình những nỗi đau về mặt thể xác lẫn tinh thần khi còn nhỏ
trước thực trạng đó Đảng Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, đề án
hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất để các em được sống
trong môi trường tốt đẹp nhất, hưởng đầy đủ các quyền về tinh thần, vật chất như trẻ
em bình thường khác sớm hòa nhập cuộc sống, cộng đồng. Nhưng không phải tất cả
các chính sách chủ trương đó đều phát huy hiệu quả và các em đều được hưởng đầy
đủ accs quyền, chính sách đó mà còn phải gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như chính sách
hỗ trợ trợ cấp cho trẻ em khuyết tật không được phổ biến rộng và không phải gia đình
nào có trẻ khuyết tật cũng biết. Có một số ít gia đình nói rằng mức trợ cấp không
thống nhất và thậm chí họ còn không nắm được dựa trên các tiêu chuẩn nào để nhận
trợ cấp. Có những phường xã mà các hộ gia đình ít được quan tâm hơn. Họ phải đích
thân đi hỏi xin được đơn từ và điền các hồ sơ phức tạp để nhận được hỗ trợ mà không
có bất cứ trợ giúp hay hướng dẫn nào. Số tiền hỗ trợ giúp đỡ trẻ em khuyết tật không
phải là con số lớn lao nhưng phần nào thể hiện được sự quan tâm từ phía nhà nước,
tiếp thêm động lực cho các em vươn lên, vượt mặc cảm hòa nhập cuộc sống. Ngoài ra,


còn có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ trẻ

em khuyết tật. Nhiều chính sách không được thực hiện đồng bộ, nguồn lực nhà nước
còn hạn chế chưa đưa đến được tận tay trẻ em khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa vì vậy
để trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn.
3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật
hòa nhập cộng đồng.
Công xã hội là một nghành chuyên môn mới ở Việt Nam và là mô hình hoạt
động chuyên môn hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu là trao quyền và nâng cao năng
lực cho cá nhân, nhóm, cộng đồng các đối tượng yếu thế ở nước ta. Chính vì thế vai
trò của ngành công tác xã hội đã được nhà nước ta và xã hội công nhận, việc đào tạo
nhân viên công tác xã hội chuyên ngành để hỗ trợ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi
trong xã hội đặc biệt là trẻ em khuyết tật- một bộ phận không nhỏ người thiệt thòi
trong số trường hợp những đối tượng thiệt thòi, giúp đỡ có được cuộc sống tốt đẹp
hơn.
3.1 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối giữa trẻ em khuyết tật
với gia đình, cộng đồng, xã hội. Không những trong mối quan hệ giữa người với
người mà nhân viên xã hội còn là người kết nối các dịch vụ hỗ trợ giúp đỡ trẻ khuyết
tật hòa nhập cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội cung cấp cho gia đình và trẻ
khuyết tật các dịch vụ, các phương pháp hỗ trợ, điều trị có khoa học từ hỗ trợ tâm lý
cho đến phát triển mạng lưới liên kết có thể giúp thân chủ tiếp cận đến các dịch vụ y
tế, xã hội và các tổ chức có liên quan đến nhu cầu của thân chủ. Phần lớn trẻ em
khuyết tật có tâm lý mặc trong việc học tập, không có điều kiện đến trường hay là
nhiều trường học không tiếp nhận dạy trẻ khuyết tật. Trong trường hợp này nhân viên
xã hội kết nối những trung tâm giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt hỗ trợ các em sớm giúp trẻ khuyết tạt hòa nhập với môi trường, bạn bè , cộng
đồng.
Hiện nay đã có đề án thí điểm mô hình dịch vụ trợ giúp trẻ em khuyết tật được
chăm sóc toàn diện giúp trẻ khuyết tật phát triển tự lực hòa nhập cộng đồng; mô hình



hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em tại gia đình; mô hình dịch vụ phục hồi chức năng
tại gia đình; mô hình dịch vụ chăm sóc thay thế; mô hình dịch vụ chăm sóc bán trú
cho trẻ em khuyết tật; mô hình tư vấn phát hiện trẻ em khuyết tật do mắc bệnh hiếm;
mô hình sàng lọc phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em tự kỷ tại cộng đồng và các cơ sở
tư vấn cho gia đình, trẻ em khuyết tật. Có thể có nhiều gia đình trẻ em khuyết tật có
nhu cầu này nhưng không biết ở đâu cung cấp dịch vụ hỗ trợ này thì lúc nay nhân viên
xã hội thể hiện đúng năng lực, vai trò của mình là tìm kiếm kết nối hỗ trợ thân chủ đáp
ứng nhu cầu.
3.2 Nhân viên xã hội là người trị liệu cho gia đình và trẻ em khuyết tật
Trẻ khuyết tật thường rơi vào tâm lý bất ổn, mặc cảm tự ti không dám thể hiện
hay là thiếu thốn về mặt tình cảm, nhu cầu cơ bản của trẻ không được đáp ứng, thực
hiện được. Đa số trẻ khuyết tật khi không được tôn trọng hay bảo vệ thường có những
hành vi, cảm xúc tiêu cực với bản thân hay là với mọi người xung quanh. Nhân viên
xã hội đóng vai trò hỗ trợ, trị liệu bao gồm nâng cao nhận thức, tác động nhằm giảm
những hành vi cảm xúc tiêu cực của trẻ khuyết tật thông qua hoạt động trị liệu hay
tham vấn tâm lý cho các em. Cụ thể như một trẻ bị bạn bè trêu ghẹo, đánh đập dẫn tới
tâm lý của trẻ bất ổn trẻ mặc cảm với mọi thứ xung quanh, không chịu tham gia các
hoạt động vui chơi hay trẻ chỉ nhốt mình trong nhà không muốn giao tiếp, tiếp xúc thì
nhân viên công tác xã hội sẽ trị liệu tâm lý cho tẻ thông qua tham vấn, nói chuyện
động viên khuyến khích trẻ khuyết tật ổn định tâm lý, hòa nhập với cộng đồng.
Không những đóng vai trò trị liệu cho trẻ khuyết tật mà nhân viên công tác xã
hội còn đóng vai trò là trị liệu cho cha mẹ, gia đình có trẻ khuyết tật. Bởi vì một số gia
đình có trẻ khuyết tật không có điều kiện hay là gia đình không quan tâm đến nhu cầu
được học tập của các em hoặc sợ con khổ, không tin vào năng lực của con mình có thể
làm được. Một phần là gia đình có trẻ khuyết tật thường tốn một số tiền không hề nhỏ
để chữa trị cho các em làm cho kinh tế của họ gặp nhiều khó khăn và họ dần cảm thấy
mệt mỏi. Những gia đình có người thân mới trở thành người khuyết tật cũng đau khổ,
bối rối và gặp khó khăn tương tự. Trong trường hợp này nhân viên công tác xã hội
tham vấn cá nhân và trị liệu gia đình, giúp đỡ họ tham gia vào các nhóm cha mẹ tự lực
có con cùng hoàn cảnh ngộ. Qua những nhóm như vậy cha mẹ trẻ khuyết tật có thể



nhận thấy rằng họ không đơn độc, có thêm kiến thức, kỳ năng vượt qua sự căng thẳng
giúp đỡ hỗ trợ con trẻ sớm hòa nhập cuộc sống.
3.3 Nhân viên công tác xã hội là người quản lý ca
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người quản lý ca, kết nối trẻ với các
nguồn lực bên ngoài. Nhân viên công tác vận dụng những kiến thức kỹ năng đánh giá
nhu cầu của trẻ khuyết tật, lý do vì sao trẻ lại rơi vào trường hợp khó hòa nhập cộng
đồng xem thửu thân chủ muốn gì, cần gì. Khi xác định được nhu cầu của trẻ tiến hành
xác định nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ từ đó kết nối một cách có hiệu quả
giữa nhu cầu và nguồn lực với trẻ em khuyết tật. Cụ thể trong trường hợp trẻ khuyết
tạt không hòa nhập được cộng đồng thì nhân viên xã hội cần xác định được nguyên
nhâ, nhu cầu hiện tại của trẻ như thế nào, các em có nhu cầu hòa nhập như thế nào.
Qua đó nhân viên xã hội dựa trên những nguồn lực sẵn có và phù hợp với nhu cầu của
trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu một cách tối ưu nhất.
3.4 Nhân viên công tác xã hội là nhà giáo dục
Đối với vai trò này thì nhân viên công tác xã hội thể hiện rõ nhất khi làm việc
với trẻ em khuyết tật. Trẻ em khuyết tật là mọt trong những đối tượng yếu thế nhất,
thiệt thòi nhật mọi sinh hoạt đời sống hay việc hoặc tập vui chơi, giải trí của các em
đều bị hạn chế. Các em không có điều kiện được học tập, do đó trình độ nhận thức về
thế giới xung quanh của các em bị hạn chế, trình độ thấp và cơ hội hòa nhập cộng
đồng của các em không nhiều. Thế nên việc giáo dục cung cấp thông tin nhằm nâng
cao hiểu biết, năng lực cho các em rơi vào các trường hợp bất ngờ xảy ra. Nhân viên
xã hội giáo dục nâng cao năng lực cho trẻ em khuyết tật, giáo dục hòa nhập cho trẻ kỹ
năng sống, sinh tồn và ứng phó. Ngoài ra, nhân viên xã hội còn giáo dục cho các trẻ
em khác kỹ năng, kiến thức không được phân biệt, kỳ thị với trẻ khuyết tật mà phải
sống vui vẻ, giúp đỡ bạn hòa nhập cuộc sống.
3.5 Nhân viên xã hội đóng vai trò là người biện hộ
Nhân viên xã hội đóng vai trò là người biện hộ, đây là một công việc rất quan
trọng khi làm việc với nhóm trẻ em yếu thế vì trẻ em khuyết tật thiếu thốn, bị tước bỏ



nhiều quyền và lợi ích chính đáng. Trong vai trò là người biện hộ, nhân viên công tác
xã hội là người đại diện cho trẻ em khuyết tật nói lên nhu cầu của các em, biện hộ cho
các em trong những trường hợp liên qua đến quyền và lợi ích của trẻ khuyết tật. Trẻ
em khuyết tật khó hòa nhập cộng đồng do bị mọi người kỳ thị và đối xử. Vì thế rất cần
một người biện hộ lên tiếng bảo vệ, đại diện những đối tượng yếu thế cụ thể là trẻ em
khuyết tật được sống chung thân thiện, chia sẻ cùng nhau. Ngoài ra nhân viên công tác
xã hội còn là người kết nối những chính sách, chương trình khi những chính sách
chương trình đó không thực hiện đúng hay còn nhiều sai sót để lại nhiều thiệt thòi cho
trẻ khuyết tật thì lúc đó cần đại diện biện hộ cho đối tượng.
Cụ thể trong nhiều trường hợp thực tế trong cuộc sống, trẻ em khuyết tật đang
ngày bị phân biệt kỳ thị, đồi xử có một số em còn là đối tượng lợi dụng cho một sô
người xấu hành hạ đánh đập các em mới mục đích bắt các em đi xin ăn, kiếm tiền. Khi
đấy luật nhân quyền, bảo vệ trẻ em bị xâm phạm nặng nề lúc đấy nhân viên công tác
xã hội biện hộ, lên tiếng bảo vệ các em ra khỏi các hình thức đó. Trên phương châm
hỗ trợ giúp đỡ các em làm sao có thể sớm ổn định tinh thần, sớm hòa nhập cuộc sống
xung quanh, hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
4. Một số giải pháp hỗ trợ giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Thứ nhất, truyền thông nhằm giải quyết việc làm cho trẻ em khuyết tật trong
tương lai. Bên cạnh đó tuyền thông đúng nghĩa làm rõ về vai trò, nhu cầu của trẻ em
khuyết tật cũng như người khuyết tật trong xã hội. Hạn chế sự phân biệt, đối xử, kỳ thị
với trẻ khuyết tật giúp trẻ tự tin hòa nhập cuộc sống.
Thứ hai là doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cũng chia sẻ, hỗ trợ kinh phí cho trẻ
em khuyết tật để các em có thể đến trường, hỗ trợ thêm phần nào cuộc sống cho các
em để các em nhận thấy được sự quan tâm từ phía cộng đồng xã hội, tiếp thêm động
lực cho trẻ khuyết tật đáp ứng được nhu cầu cơ bản như những đứa trẻ bình thường
khác.
Thứ ba là gia đình chính là nơi giúp tạo dựng lòng tin và sự tự tin cho trẻ em
khuyết tật tốt nhât. Vì thế cha mẹ, người thân và toàn thể cộng đồng không được xa

lánh, kỳ thị các em và phải chăm sóc các em, động viên, tạo điều kiện cho các em phát


huy thế mạnh riêng của mình, giúp các em thoát khỏi cảm giác mặc cảm, tự tin hơn
bước tiếp con đường phía trước, có thêm nghị lực vượt qua.
Thứ tư là tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong
việc quản lý giáo dục hỗ trợ trẻ em khuyết tật một cách tối đa nhất. Cần mở rộng các
cơ sở giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
cho trẻ.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em, chính sách ưu đãi, trợ
cấp giúp đỡ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Phát huy Luật trẻ em rộng rãi và có
những hình thức phạt, chế tài nghiêm khắc xử phạt các đối tượng có hành vi vi phạm
Luật liên quan đến sự nguy hại trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật. Tuyên
truyền vận động chính sách nhằm nâng cao nhận thức.
Thứ sáu là mở các hội để trợ giúp những người khuyết tật như hội Người Mù,
hội Người Câm Điếc tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Một số tỉnh thành đã lập
các cơ sở, trường học, nhà mở cho những người và những trẻ khuyết tật.
Cuối cùng là nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ viên chức, nhân viên
ngành công tác xã hội
5. Những thuận lợi, khó khăn của nhân viên công tác xã hội trong quá
trình hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập.
5.1 Thuận lợi
Đảng và nhà nước ta đã giành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho trẻ khuyết tật
bởi các em là đối tượng thiệt thòi nhất trong các đối tượng thiệt thòi. Đã có nhiều
chính sách được ban hành có lợi cho trẻ khuyết tật và chính sách liên quan đến giáo
dục hòa nhập, chính sách xét duyệt cho trẻ khuyết tật. Bên canh đã có nhiều sự quan
tâm về đaò tạo và phát triển nghành công tác xã hội.
Nhiều dự án, chương trình, hội nghị được triển khai tổ chức thường xuyên cung
cấp thêm nhiều tài liệu, kiến thức kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội.



Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng được sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo và các hoạt động giúp đỡ trẻ em khuyết tật ngày một
hiệu quả hơn. Để làm việc tốt nhất là việc giúp đỡ nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
đòi hỏi tấm lòng nhân ái yêu thương con người, kiến thức kỹ năng tất cả đều hội tụ ở
một người nhân viên công tác xã hội.
5.2 Khó khăn
Đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội còn non trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm, thâm niên nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật
hòa nhập cộng đồng.
Đội ngũ giáo viên dạy hòa nhập chưa được trang bị các kiến thức cơ bản liên
quan đến trẻ khuyết tật trong khi những đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng tật và
mức độ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của
trẻ và khả năng hòa nhập cộng đồng.
Mặc dù đã giành được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng các nhân viên công
tác xã hội vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi, đãi ngộ đúng với nhiều nghành nghề
khác. Ngoài ra còn chịu nhiều áp lực và nhiều rào cản từ công việc nhất là khi phải
làm việc với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Song song với việc phát triển kinh tế Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đế sự tiến
bộ và bình đẳng cho mọi tầng lớp nhân dân lao động. Trẻ em khuyết tật là một trong
những nhóm đối tượng yếu thế được Đảng và Nhà nước ta dành cho nhiều ưu đãi xã
hội đặc biệt về chính sách trợ cấp xã hội, giáo dục y tế việc làm nhằm thúc đẩy quá
trình hòa nhập cộng đồng.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

cho trẻ em khuyết tật tôi nhận thấy rằng đa số trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống khiến cho mọi hoạt động của trẻ em khuyết tật phải dựa vào
người khác. Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội cũng như sự khó khăn trong
việc làm là những rào cản khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. Trên
thự tế trẻ em khuyết tật hiện nay đang gia tăng về số lượng tính chất mức độ. Bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên do những đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ làm cho
trẻ khuyết tật có biểu hiện mặc cảm, tự ti mang tính nặng nề, trẻ sợ ánh mắt kỳ thị
của cộng đồng. Do đó, ngay chính bản thân trẻ khuyết tật cũng đã tự xây sự tự kỳ thị
cho mình bởi một lẽ bao khát vọng phía trước đang chờ thực hiện đã khép lại. Chính
vì vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội không thể thiếu trong quá trình trợ giúp
trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội có vai trò rất lớn trong
quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật nâng cao năng lực. Vai trò về mặt tinh thần thể
hiện ở chỗ: thân chủ đã tin tưởng vào nhân viên công tác xã hội để sẽ chia góp phần
thành công trong quá trình trị liệu đồng thời nhân viên xã hội giúp thân chủ nhận
thức đúng đắn về vấn đề mà mình đang gặp phải và tự tin vào khả năng giải quyết
vấn đề của mình hơn nữa. Nhân viên công tác xã hội còn giúp cho trẻ khuyết tật
nhận diện và kết nối các nguồn lực trong cộng đồng để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình
trị liệu.
Từ những kết quả nghiên cứu ta có thể nhận thấy rõ hỗ trợ cho trẻ em khuyết
tật để tham gia vào một cộng đồng chung. Đây là một yếu tố có vai trò hết sức to lớn
không chỉ trong quá trình trợ giúp trẻ khuyết tật . Như thế, việc tiếp cận từ góc độ
nhân viên là điều vô cùng cần thiết được đánh giá rất cao những kết quả tích cực này


khẳng định sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về ngành công tác xã hội tại Việt Nam
nói chung ở nông thôn nói riêng.
2. Khuyến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác trợ giúp tái hòa nhập cộng đồng cho NKT như sau:
2.1 Đối với trẻ em khuyết tật

Trẻ khuyết tật cần biết được những quyền lợi trách nhiệm của mình. Tích cực tham
gia vào các phong trào của cộng đồng khởi xướng cho trẻ khuyết tật.
Trẻ khuyết tật phải luôn biết đấu tranh cho những cái mới và tiến bộ để nhân
viên công tác xã hội làm tròn trách nhiệm của mình luôn luôn đóng góp ý kiến và
giúp đỡ để nhân viên công tác xã hội kịp thời điều chỉnh và làm tốt vai trò của
mình.
Vượt qua mặc cảm của bản thân, tự tin về bản thân luôn hướng về một tương
lai tương sáng phía trước, noi theo những tấm gương người khuyết tật được tôn
vinh trong xã hội.
2.2 Đối với gia đình trẻ khuyết tật
Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trợ giúp thân chủ
nên các bậc cha mẹ trong gia đình có con em bị khuyết tật cần tích cực quan tâm
động viên chăm sóc con em mình để cho con mình nhận thấy sự ấm áp và hạnh phúc
trong gia đình sẽ đưa trẻ khuyết tật vượt qua khủng hoảng.
Gia đình cần hợp tác chặt chẽ với nhân viên, nếu gia đình có thái độ hợp tác
tích cực thì tiến trình trợ giúp chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi đáng kể. Tham gia các
lớp tập huấn kỹ năng phối hợp với nhân viên xã hội hỗ trợ trực tiếp cho trẻ để cho
trẻ nhanh chóng nâng cao năng lực, tự tin vào bản thân mình hơn.
Ngoài ra, gia đình cần chú trọng trong việc phục hồi chức năng tại nhà cho trẻ
khuyết tật đồng thời liên kết các nguồn lực khác từ môi trường bên ngoài như: y tế,


họ hàng, bạn bè…Thông qua những nguồn lực này để tác động một cách toàn diện
vào thân chủ đạt được kết quả cao nhất.
2.3. Đối với nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội cần phải luôn luôn ý thức được trách nhiệm của
mình tích cực học tập nâng cao năng lực và trao dồi kiến thức đặc bệt là kiến
thức chuyên nghành khi làm việc với trẻ khuyết tật, trẻ cần phát huy những kết
quả đã làm được và khắc phục những nhược điểm trong quá trình làm việc.
Trong quá trình trợ giúp nhân viên công tác xã hội cần thực hiện tốt hơn nữa

vai trò của mình đặc biệt quan tâm hơn nữa đến trẻ khuyết tật luôn luôn hiểu và nắm
bắt được nhu cầu của trẻ để kịp thời đáp ứng nhu cầu hòa nhập cộng đồng.
Người nhân viên công tác xã hội trong quá trình tác nghiệp cần có mối quan
hệ chặt chẽ với gia đình thân chủ để nắm bắt những thông tin đầy đủ và quan trọng
liên quan đến việc trợ giúp cho thân chủ, nhất thiết không thể tách rời trợ giúp thân
chủ và trợ giúp gia đình.
2.4. Đối với các cơ quan, tổ chức, và các hoạt động đoàn thể trong xã hội
Cơ quan địa phương nơi thân chủ ở cần kiểm tra và xem xét giải quyết chế độ
hưởng trợ cấp cho NKT theo chính sách hỗ trợ của BLĐ – TBXH theo Nghị định
67/2007/NĐ-CP mới ban hành nghị định 13/2010/NĐ-CP.
Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội hóa, kỹ thuật và tài chính từ các
tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu và ứng dụng trong việc thúc đẩy giáo dục hòa
nhập trẻ em khuyết tật.
Nhà nước cần có nhiều chính sách đãi ngộ, quan tâm tới nghành công tác xã
hội có như vậy nhân viên công tác xã hội mới phát huy hết vai trò của mình không
chỉ riêng đối với trẻ em khuyết tật mà còn nhiều đối tượng xã hội thiệt thòi khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Văn Tạc ( chủ biên) (2006), giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu
học, NXB Lao động Xã hội.
2.


×