Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chia xẻ kinh nghiệm xử lí một số dạng biểu đồ phức tạp trong việc ra đề kiểm tra 45 phút (phần trắc nghiệm) bằng microsoft excel 2003 và 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................................4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.............................................................................................................19

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..........................................................................20
3.1. Kết luận..........................................................................................................................20
3.2. Kiến nghị........................................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................22

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tháng 04 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn về kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, đề kiểm tra
định kỳ và học kỳ các môn có sự thay đổi về hình thức, cấu trúc, với 2 phần:
Trắc nghiệm và Tự luận.

1


Từ 02/8/2018 đến 08/08/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ
chức triển khai chuyên đề tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học cơ sở
về kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Môn Địa lí do tôi làm báo cáo viên triển


khai chuyên đề, và đã thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh chỉ đạo của Sở Giáo
dục và Đào tạo Thanh Hóa về nội dung, cấu trúc, mức độ của đề kiểm tra định
kì, học kì môn Địa lí trung học cơ sở, cụ thể như sau:
- Về nội dung: Theo chương trình hiện hành và Chuẩn kiến thức kỹ năng
môn địa lí trung học cơ sở.
- Về mức độ: Được thực hiện theo tỉ lệ sau:
+ Mức độ biết: 40% lượng điểm toàn bài.
+ Mức độ hiểu: 30% lượng điểm toàn bài.
+ Mức độ vận dụng thấp: 20% lượng điểm toàn bài.
+ Mức độ vận dụng cao: 10% lượng điểm toàn bài.
- Về hình thức: Kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận theo tỉ lệ 40% trắc
nghiệm, tương đương với 16 câu hỏi trắc nghiệm (1 câu trắc nghiệm bằng 0.25
điểm trong đề 10 điểm) và 60% tự luận.
Như vậy, thay cho việc làm đề kiểm tra 100% tự luận như trước đây, hiện
nay, giáo viên THCS làm đề kiểm tra định kì và học kì phải đúng theo các yêu
cầu trên. Và giáo viên khi ra đề kiểm tra, cũng phải nhận thức được đề kiểm tra
không thuần túy để kiểm tra lại kiến thức, kỹ năng đã học của học sinh một cách
máy móc, cơ học, mà đề kiểm tra còn là một kênh quan trọng trong việc cung
cấp các kiến thức cập nhật, phù hợp với sự phát triển xã hội, phù hợp nhu cầu
nhận thức của học sinh và tạo niềm yêu thích bộ môn cho học sinh.
Sau gần một năm học theo dõi việc thực hiện, cũng như tư vấn, hướng dẫn
cho giáo viên THCS trong tỉnh thay đổi cách làm đề kiểm tra địa lí theo đúng
định hướng đổi mới, phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy khó khăn lớn
nhất giáo viên địa lí THCS gặp phải là việc sử lí kỹ thuật trên đề để đáp ứng
theo yêu cầu.
Trong 16 câu hỏi trắc nghiệm, sẽ có một tỉ lệ nhất định các câu hỏi về kỹ
năng Atlat, số liệu, biểu đồ, mà việc sử dụng Microsoft Excel của nhiều giáo
viên chưa thành thạo, nên rất khó khăn trong việc sử lí đề. Cơ bản giáo viên gặp
lúng túng trong việc vẽ và đưa biểu đồ vào đề, dẫn đến nhiều thầy cô phải cóp
nhặt trên mạng, thậm chí phải vẽ tay, sau đó chụp ảnh, đưa vào đề. Điều này

khiến các biểu đồ trở nên không phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề, số liệu
biểu đồ quá cũ, không phù hợp thực thế, thậm chí thếu tính khoa học và thẩm
mỹ, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát hiện, củng cố và phát huy các năng lực
học sinh thông qua kiến thức, kỹ năng của bộ môn Địa lí.
Vì thế, tôi chọn làm sáng kiến kinh nghiệm “Chia sẻ kinh nghiệm xử lí
một số dạng biểu đồ phức tạp trong xây dựng đề kiểm tra môn Địa lí trung
2


học cơ sở bằng Microsoft Excel 2003 và 2007” nhằm mục đích giúp các bạn
đồng nghiệp có thể bớt khó khăn hơn trong việc xây dựng đề kiểm tra định kỳ,
học kỳ môn địa lí đúng với yêu cầu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra phương pháp, cách làm đơn giản, hiệu quả, phù hợp với năng lực
sử dụng công nghệ thông tin của đại đa số giáo viên địa lí trung học cơ sở. Từ
đó, nâng cao chất lượng đề kiểm tra định kỳ, học kỳ môn địa lí. Từ đó, kích
thích lòng đam mê, yêu nghề của giáo viên, kích thích lòng ham học hỏi, yêu
khoa học của học sinh khi học sinh được 3tiếp cận với kiến thức mới, cập nhật,
gần gũi với cuộc sống ngay từ trong bài kiểm tra.
- Nghiên cứu trên Microsoft Excel 2003 và 2007 vì đây vẫn là hai phiên
bản Excel phổ biến, thông dụng, được nhiều giáo viên sử dụng thành thạo. Thực
chất, các phiên bản Excel càng mới, khả năng xử lí càng thông minh, tốc độ thao
tác càng nhanh, nhưng do chưa phổ biến trong giáo viên, nên tôi không lựa chọn
hướng dẫn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu các cách thức xử lí biểu đồ bằng các phần mềm
khác nhau, lựa chọn và nghiên cứu sâu cách thực hiện các biểu đồ phức tạp
mang đặc trưng của Địa lí trên Microsoft Excel 2003 và 2007.
- Thực nghiệm nghiên cứu trên 2 đối tượng:

+ Cô giáo Lê Thị Nhật, giáo viên địa lí trường THCS Hàm Rồng.
+ Học sinh Nguyễn Thị Duyên, học sinh lớp 9A, trường THCS Hàm
Rồng.
Sau khi hoàn thành nội dung cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
đưa bản thảo cho cô giáo Lê Thị Nhật và học sinh Nguyễn Thị Duyên cùng thực
hiện theo hướng dẫn với một bài tập biểu đồ khác với bài đã được lấy làm ví dụ
trong nội dung sáng kiến. Mức độ hoàn thành cụ thể sẽ được phân tích trong
phần kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trực tiếp trên Microsoft Excel 2003 và 2007,
thực nghiệm trực tiếp trên giáo viên và học sinh của trường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá trong môn địa lí nói
riêng có 3 chức năng là so sánh, phản hồi và dự đoán. Muốn thực hiện được
những chức năng trên thì phải tìm những nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá
chính xác, đúng mức và tin cậy. Do đó nội dung, hình thức, cách biểu đạt của đề
3


kiểm tra cũng là một phương pháp dạy học khi giáo viên có đầy đủ căn cứ để
yêu cầu học sinh báo cáo sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đã học và đánh giá trình
độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của từng học sinh.
Chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông hiện
nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột
phá nhằm thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học và đổi mới quản lý. Nếu thực hiện
được việc kiểm tra đánh giá theo hướng vì sự tiến bộ của người học như là quá
trình thúc đẩy phát triển học tập bền vững, giúp phát triển năng lực người học,
thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ

hướng đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú cho học sinh và quan
trọng hơn là tăng cường sự tự giác trong học tập. Điều này vô cùng quan trọng
đóng góp vào sự thành công của học sinh trong tương lai. Theo quan điểm dạy
học theo định hướng phát triển năng lực của người học, việc đánh giá kết quả
học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng
tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực là chú trọng vào
khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác
nhau.
Chính vì thế, việc thiết kế được một đề kiểm tra đúng về cấu trúc nội
dung, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, sinh động trong cách biểu đạt…có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng học tập, định hướng hình thành
năng lực và thu hút, hấp dẫn học sinh đam mê bộ môn. Để làm được việc đó, đòi
hỏi người giáo viên phải giỏi về kiến thức chuyên môn, phải hiểu về khả năng
của các đối tượng học sinh và phải biết vận dụng những công cụ sẵn có như sách
báo, truyền thông đa phương tiện, ứng dụng tin học… không chỉ vào giảng dạy,
mà còn cả việc xây dựng đề kiểm tra.
Trong các ứng dụng của công nghệ thông tin được giáo viên ở Việt Nam
hiện nay sử dụng nhiều, phổ biến nhất là bộ ứng dụng Microsoft Office. Bản
thân bộ ứng dụng Microsoft Office đã cung cấp đầy đủ các công cụ để một
người giáo viên soạn giáo án, soạn bài giảng, thiết kế bảng biểu, xây dựng đề
kiểm tra…một cách hiệu quả, linh hoạt và khoa học. Nghiên cứu, tìm hiểu và
thành thạo các công cụ này giúp người giáo viên có thể đa dạng các hoạt động
dạy học, cách cách thức thể hiện ý tưởng, sáng tạo thêm nhiều phương pháp dạy
học tích cực mới…và nhất là xây dựng được các đề kiểm tra một cách khoa học
nhất, phù hợp nhất với định hướng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Như đã trình bày ở trên, bộ ứng dụng Microsoft Office được giáo viên nói
chung và giáo viên giảng dạy địa lí trung học cơ sở nói riêng sử dụng phổ biến
4



nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng mới chỉ tập trung vào Microsoft Word để soạn
giáo án và Microsoft PowerPoint để soạn bài giảng trình chiếu trên lớp. Còn các
công cụ khác, nhất là Microsoft Excel còn ít được sử dụng. Trong khi đó,
Microsoft Excel hỗ trợ rất đắc lực cho các kỹ năng của địa lí như thiết kế sơ đồ,
bảng biểu, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ. Rất ít giáo viên địa lí thành thạo việc vẽ
biểu đồ địa lí, nhất là các dạng biểu đồ phức tạp như các dạng biểu đồ kết hợp
cột với đường biểu diễn có 2 trục tung trên Microsoft Excel. Vì thế, việc đa dạng
hóa, sinh động hóa trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan của đề kiểm tra
định kỳ, học kỳ môn địa lí trung học cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục, đa số giáo viên sẽ copy lại các biểu đồ đã có trên mạng,
trong các đề thi đại học, các đề đã được công bố đáp án, hoặc chụp lại các biểu
đồ trong sách giáo khoa, trong Atlat Địa lí Việt Nam để đưa vào đề. Điều đó tồn
tại các nhược điểm sau:
- Với các biểu đồ trong các đề có sẵn trên mạng: Cơ bản là các biểu đồ
trong đề thi Trung học phổ thông Quốc gia và đề thi thử Trung học phổ thông
Quốc gia, nên không phù hợp với nội dung, phạm vi kiến thức của đề kiểm tra
cấp trung học cơ sở.
- Với các đề chụp từ sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam thì quá quen
thuộc về nội dung, số liệu quá cũ, không phù hợp với tình hình thực tế. Đồng
thời, việc sử lí file ảnh vào đề khá khó khăn, thiếu tính thẩm mĩ, tính khoa học
của đề. Đề khi in là đen trắng, ảnh là mầu, khi in sẽ mất các kí hiệu đối tượng
của biểu đồ, không phù hợp với việc làm đề kiểm tra.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Với các dạng biểu đồ cơ bản như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ miền
và biểu đồ đường biểu diễn, với phần lớn giáo viên là đơn giản. Nên trong sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ tập trung vào hướng dẫn vẽ dạng biểu đồ phức tạp
nhất khi vẽ trên Microsoft Excel là biểu đồ kết hợp cột và đường biểu diễn với 2
trục tung.

Để người đọc dễ hình dung hơn quá trình thực hiện, tôi sẽ trình bày chủ
yếu dưới dạng ảnh, theo từng bước.
a. Biểu đồ kết hợp cột đơn với đường biểu diễn:
* Ví dụ: Bảng: Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất khẩu hảng hóa và tổng giá
trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta giai đoạn 2000-2010.
Năm
2000
2002
2005
2009
2010
Nhóm hàng
Tổng giá trị xuất khẩu hàng
14482.7 16706.1 32441.8 56273.6 72200.1
hóa (Triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng tổng giá
100.0
115.4
224.0
388.6
498.5
trị xuất khẩu hảng hóa (%)
5


Vẽ biểu đồ thể tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và tốc độ tăng trưởng tổng
giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
* Các bước thực hiện (Trên Excel 2003)
- Thực hiện nhập số liệu lên Excel và chọn dạng biểu đồ: Chọn Custom Types
=> Chọn Line – Column on Axes


6


- Thực hiện các bước hiệu chỉnh theo từng bước dưới đây:

7


8


Ta có biểu đồ sau:

- Tiếp tục thực hiện hiệu chỉnh như khi xử lí các dạng biểu đồ đơn giản khác, ta
có kết quả:
9


b. Biểu đồ kết hợp cột đơn với đường biểu diễn:
* Ví dụ:
Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2000 – 2010:
Đơn vị: (triệu USD)
Nhóm hàng
2000
2002
2005
2009
2010
14482.7

16706.1
32441.8
56273.6
72200.1
Tổng số
5382.1 5304.3
11701.4 17621.8 22402.9
Hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản
4903.1 6785.7
13288.0 25580.3 33336.9
Hàng CN nhẹ và TTCN
7452.4 13071.5 16460.3
Hàng nông - lâm - thủy sản 4197.5 4616.1
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và
tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 2010.
* Cách thực hiện: (Thực hiện trên Excel 2007)
- Nhập bảng số liệu lên Excel 2007 và xử lý số liệu:

10


- Bôi đen bảng số liệu đã xử lý và chọn Insert => Column

Biểu đồ sẽ hiển thị như sau:
11


- Thực hiện tạo trục tung thứ 2:
Chọn Format => Chọn Series “Tổng số” trong ô trống => Format Selection

=> Format Data Series => Series Options => Secondary Axis.

Ta thấy xuất hiện trục thứ 2 có số liệu % tốc độ tăng trưởng:
12


- Tiếp theo, cần chuyển cột “Tổng số” thành dạng đường: Click chuột phải vào
cột “Tổng số”, chọn Change Series Chart Type:

Chọn tiếp dạng biểu đồ đường:

13


Ta có kết quả:

-Tiếp theo, ta phải chỉnh sửa khoảng cách thời gian cho đúng:
Format => Format Selection => Xuất hiện hộp thoại Format Axis => Axit
Options => Chọn Date axis.

Ta có kết quả:

14


- Chuyển chú giải xuống dưới biểu đồ: Layout => Legend và chọn vị trí:

Kết quả:

15



- Hiển thị mũi tên trên các trục: Click vào trục => Format và làm như hình ảnh.

16


- Hiển thị số liệu trên biểu đồ:

Kết quả:

- Làm tên và tiêu chí các trục cho biểu đồ:
+ Nhập tên biểu đồ:

17


+ Nhập tên các trục:

Ta có kết quả:

- Thực hiện chỉnh màu đừơng và cột như ý muốn: Đánh dấu đối tượng cần chỉnh
sửa => Format => Chọn đối tượng cần sửa => Kết quả cuối cùng:

18


- Để xóa các mốc thời gian thừa trên trục hoành, ta có thể dùng phím
Print Sc SysRq chụp lại màn hình Excel, đưa vào Paint, và dùng các công cụ
của Paint như cắt, tẩy…theo đúng ý, rồi copy ảnh ra Word, sẽ có biểu đồ như ý

muốn.
- Do giới hạn dung lượng của sáng kiến kinh nghiệm không quá 20 trang
nên tôi chỉ trình bày minh họa 2 dạng biểu đồ cột đơn kết hợp đường biểu diễn,
cột ghép kết hợp đượng biểu diễn, với 2 trục tung, trên 2 phiên bản Excel 2003
và Excel 2007. Với dạng biểu đồ cột chồng kết hợp đường biểu diễn, thao tác
tương tự như với biểu đồ cột ghép kết hợp đường biểu diễn, nhưng thay việc
chọn biểu đồ cột ghép trong hộp thoại column, ta chọn cột chồng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi hoàn thành bản thảo, tôi tiến hành thực nghiệm thực nghiệm trực
tiếp với cô giáo Lê Thị Nhật – giáo viên Địa lí, trường THCS Hàm Rồng và học
sinh Nguyễn Thị Duyên – học sinh đạt giải nhất, thủ khoa thi học sinh giỏi cấp
tỉnh môn địa lí năm học 2018 – 2019 với cùng 1 đề bài và dựa trên bản thảo
sáng kiến kinh nghiệm này, trong thời gian 10 phút, kết quả cụ thể như sau:
Đề bài: Dựa vào bảng số liệu: Tình hình gia tăng cơ sở lưu trú du lịch ở Thanh
Hóa, giai đoạn 2010 – 2017, vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng cơ sở lưu trú
du lịch ở Thanh Hóa trong giai đoạn trên.
Chỉ tiêu
Cơ sở
lưu trú
Tổng số
phòng

Đơn vị

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

Cơ sở

485

500

520

560

608

650

680

740

Phòng


10,600 11,100

11,830

14,050 16,200 20,500 22,300

25,900

Kết quả:
- Cô giáo Lê Thị Nhật:

19


- Học sinh Nguyễn Thị Duyên:

Như vậy, biểu đồ của cô giáo Lê Thị Nhật đã hoàn chỉnh, đã chuyển hết
các đối tượng trên biểu đồ về nền đen, có thể sử dụng luôn trong các đề kiểm tra.
Còn học sinh Nguyễn Thị Duyên trình bày khá bắt mắt, phù hợp với các trang
báo, tạp chí, nhưng cần chuyển hết về đen trắng, dạng Pattern thì mới sử dụng
vào đề được.
Nhưng nhìn chung, trong một khoảng thời gian giới hạn, sản phẩm của cả
hai đối tượng thực nghiệm đều đạt theo yêu cầu, chứng tỏ sáng kiến kinh
nghiệm này khả thi, phù hợp với nhiều đối tượng với trình độ về công nghệ
thông tin khác nhau và có thể áp dụng rộng rãi trong bộ môn địa lí.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Với trình độ của một giáo viên dạy địa lí, còn nhiều hạn chế về công
nghệ thông tin, nhưng bằng sự nỗ lực tự tìm tòi, học hỏi, tôi đã có thể thực hiện

được các dạng biểu đồ khác nhau trên Microsoft Excel các phiên bản khác nhau
để đưa vào đề kiểm tra định kỳ, học kỳ môn địa lí một cách chính xác, khoa học
và thẩm mỹ.
- Trên cơ sở thành công bước đầu này, trong những năm học tiếp theo, tác
giả tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, tăng cường tìm hiểu, khai thác nhiều ứng
dụng mới và sẵn sàng chia sẻ đến tất cả các thầy cô giáo, để dần từng bước,
nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí.
- Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ là cách làm chủ quan của tác giả, phù hợp
với năng lực, trình độ sử dụng CNTT còn nhiều hạn chế của tác giả. Tác giả rất
mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng giám khảo, của các chuyên gia để
20


hoàn thiện hơn sản phẩm, để nâng cao khả năng dạy học của bản thân, đáp ứng
yêu cầu tất yếu của Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng sự
phát triển xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Kiến nghị.
- Bản thân tôi luôn mong muốn sau mỗi năm học, được tìm hiểu, tiếp cận
với những sáng kiến kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để
có thể học hỏi thêm, nâng cao năng lực bản thân.
- Mong muốn được tập huấn thêm nhiều chuyên đề, nhất là các chuyên đề
về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào dạy học, để tiếp tục có
thể tìm ra phương pháp, cách thức dạy học mới đem lại hiệu quả cao, phù hợp
với năng lực bản thân và đặc trưng của bộ môn.

Xác nhận của hội đồng khoa học
trường THCS Hàm Rồng

TP Thanh Hóa, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh

nghiệm của tôi, không sao chép của người
khác và chưa từng được công bố trên các
phương tiện truyền thông.
Tác giả

Vũ Quang

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền trông trong đổi mới phương pháp
dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Luyến – Viện khoa học
giáo dục Việt Nam.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Vũ Quang
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – trường THCS Hàm Rồng

TT

Tên đề tài SKKN


1.

Tổ chức trò chơi trong tiết ôn
tập cuối học kỳ I – Môn Địa
lí, khối 9.
Thiết kế Slide và hoạt động
dạy học hợp lí trong tiết 36,
bài 32 – Địa lí 8.
Sử dụng ứng dụng internet
Padlet trong dạy đội tuyển
học sinh giỏi Địa lí – Trường
THCS Hàm Rồng.
Sử dụng ứng dụng internet
Padlet trong dạy đội tuyển
học sinh giỏi Địa lí – Trường
THCS Hàm Rồng.

2.

3.

4.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,

Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD&ĐT

C

2011 - 2012

Sở GD&ĐT

C

2014 – 2015

Sở GD&ĐT

B

2016 – 2017

Hội đồng
khoa học Tp
Thanh Hóa

A


2017 – 2018

23



×