Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI châu á địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.08 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017

MỤC LỤC

TRANG

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điể mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng về kỹ năng phân tích bảng số
liệu thống kê của học sinh lớp 8.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê.
2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê.
2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy
học Địa lí
2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa
lí.
4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy
học Địa lí .
4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số
liệu trong dạy học Địa lí .
2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số
bảng số liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á,
Địa lí 8:
2.3.6. Áp dụng soạn giảng bài dạy cụ thể.


2.4. Hiệu quả.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

1-2
1
1
1
1-2
2
3-16
3
3-5
5-15
5
5-6
6
6-7
6-7
7
7-12
12-17
17-18
19-20
19
19-20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.

"Địa lí là một mơn học có vị trí quan trọng trong trường
phổ thơng. Mơn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức
phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
những hoạt động của lồi người trên bình diện quốc tế, quốc gia; bước đầu hình
thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc
vận dụng kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội
xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại". (5)
Đặc biệt là Địa lí THCS. Chương trình Địa lí THCS là chương trình Địa lí
tìm hiểu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, về các mơi trường
địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục…. Nội dung
kiến thức nhiều, khơng gian địa lí rộng. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh rất
nhiều kỹ năng của môn học mới nắm bắt được kiến thức chặt chẽ. Trong các kỹ
năng đó thì kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê là vấn đề khó đối với cả
giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đặc biệt, đối với học
sinh lớp 8, các em sẽ rất khó tiếp thu kiến thức nếu như các em không thông
thạo kỹ năng đặc trưng này của mơn học. Vì thế các em chỉ cơng nhận, tiếp thu
những gì giáo viên trang bị cho mình một cách thụ động mà chưa có sự tích cực,
chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Từ xưa đến nay, mơn Địa lí vốn ln được coi là mơn đất đá, khô khan,
coi là môn phụ. Nhưng trên thực tế, mơn Địa lí lại rất gần gũi, gắn bó với con
người bởi nó là những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra xung quanh
cuộc sống. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những quan niệm trên? Làm thế nào để
mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu
khám phá của mỗi học sinh ?
Để làm được như vậy, trước tiên trong dạy học địa lí, người thầy phải chú
ý đến việc rèn các kỹ năng bộ môn cho học sinh, từ đó tìm ra những phương

pháp tối ưu nhất giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình
trong quá trình học tập.
Vì những băn khoăn trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh
trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra những biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc,
nhận xét, phân tích bảng số liệu, rút ra kiến thức cần thiết, cơ
bản của các đối tượng địa lí.
- Học sinh có kỹ năng vận dụng tốt việc phân tích bảng số liệu
thống kê trong bài học cũng như trong kiểm tra, đánh giá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các bảng số liệu thống kê trong các bài học của chương XI –
Châu Á, Địa lí 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê.
- Kỹ năng tính tốn.
- Thu thập thơng tin.
- Khảo sát thực tế học sinh lớp 8 về kỹ năng phân tích bảng số
liệu.
2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
- Vận dụng kỹ năng phân tích bảng số liệu vào dạy học các bài
của chương XI – Châu Á, Địa lí 8.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sáng kiến này được vận dụng để rèn kỹ năng phân tích bảng
số liệu trong dạy học Địa lí cho học sinh khối 8.


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Việc phát triển tư duy, tính sáng tạo trong q trình học tập cho học sinh
ln là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học
sinh có cách thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, chúng ta khơng chỉ cần
giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống
được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên
3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi
nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Một
trong những biện pháp hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là rèn
các các kỹ năng bộ, trong đó có kỹ năng phân tích bảng số liệu. (7)
Đối với lứa tuổi học sinh THCS từ nhận thức cảm tính đã
dần dần nâng lên nhận thức lí tính. Những hoạt động độc lập,
sáng tạo trong học tập của học sinh là nguồn gốc chủ yếu của
nhận thức lí tính. Để dạy học Địa lí đạt kết quả cao thì giáo viên
cần sử dụng tốt các phương tiện dạy học bộ môn cũng như các
phương pháp truyền đạt cho học sinh có hiệu quả tốt nhất như
bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê….Các phương tiện này
vừa cung cấp các nguồn tri thức khi được dùng để khai thác các
nguồn tri thức địa lí và làm phương tiện minh họa khi sử dụng
để làm rõ nội dung bài học. Để học tập tốt môn Địa lí học sinh
khơng chỉ học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà cịn
phải có thêm các kỹ năng quan trọng của bộ mơn. Một trong
các kỹ năng đó là phân tích bảng số liệu thống kê. Việc hình
thành các kỹ năng bộ môn cho học sinh không đơn giản, học
sinh cần nắm được các phương pháp, biện pháp, các chuỗi thao

tác hình thành chúng.
Các kỹ năng và thao tác học tập mơn địa lí là hạt nhân cơ
sở để giúp học sinh có một phương pháp học tập độc lập, sáng
tạo. Vì vậy việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê sẽ
giúp giáo viên dạy Địa lí có một con đường ngắn nhất để đạt
được mục đích của mình trong mỗi bài dạy, đồng thời gây được
hứng thú học tập bộ môn để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và vận
dụng kiến thức vào đời sống xã hội.
2.2. Thực trạng về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê
của học sinh lớp 8.
Đối với mơn Địa lí, là một mơn học khó, trừu tượng. Vì vậy dạy học Địa
lí phải cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống những
kiến thức có trong chương trình, đồng thời phải giáo dục các em hình thành kiểu
tư duy địa lí, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập. Cùng
với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sự đa dạng
các hình thức tổ chức lên lớp, học sinh ngày càng tích cực hơn trong quá trình
học tập. Tuy nhiên khả năng tư duy, sáng tạo còn hạn chế, giáo viên lại chưa
kiên trì trong việc hướng dẫn học sinh các kỹ năng của mơn học, đặc biệt là kỹ
năng phân tích bảng số liệu. Vì thế các em chưa được rèn luyện nhiều nên còn
rất lúng túng trong các tiết học.
Hơn nữa, qua thực tiễn dạy học cũng như dự giờ rút kinh
nghiệm của đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Về kiến thức lí thuyết
cũng như thực hành, phần phân tích bảng số liệu thống kê,
nhiều giáo viên còn hiểu vấn đề này một cách đơn giản, chưa
4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
thấu đáo và triệt để, chính vì thế mà khi giảng dạy thường coi
nhẹ hoặc coi là vấn đề không quan trọng, dẫn đến có những tiết

giáo viên cịn rất lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh khi gặp những bảng số liệu, đơi khi có giáo viên bỏ qua
và truyền đạt cho học sinh một cách thụ đông. Mặt khác chính
học sinh khi tiếp cận với các bảng số liệu cũng cịn gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy các em khơng phát huy được tư duy sáng tạo
của mình, không đáp ứng được mục tiêu bài học đề ra.
Cụ thể:
Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
Yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu 5.1:
Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người)
Năm
Châu
Châu Á
Châu Âu
Châu

Đại

1950

2000

2002

1402
547
13

3683
729

30,4

3766
728
32

Tỉ lệ tăng tự
nhiên (%) năm
2002
1,3
- 0,1
1,0

Dương
Châu Mĩ
339
829
850
1,4
Châu Phi
221
784
839
2,4
Toàn thế giới
2522
6055,4
6215
1,3
Khi yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu để nhận xét và rút ra đặc điểm

dân cư châu Á, có giáo viên khơng u cầu học sinh tính tỉ lệ dân số của châu Á
so với Thế giới, tính mức gia tăng dân số của các châu lục và thế giới qua 50
năm (1950 – 2000) mà chỉ từ bảng số liệu nêu được châu Á có số dân đơng nhất
so với các châu lục khác và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên bằng mức trung bình của
Thế giới. Chưa thấy được giai đoạn 1950 – 2000 châu Á có mức tăng dân số cao
thứ hai sau châu Phi và cao hơn trung bình của Thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số
đến 2002 đã giảm đáng kể (bằng mức trung binh thế giới) nhờ thực hiện tốt
chính sách số. Cũng có giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí số liệu
trong bảng nhưng học sinh khi tính tốn cịn rất lúng túng, mất thời gian, có
em khơng tính được. Số học sinh thao tác được kỹ năng này cịn ít, có em biết
tính mức gia tăng nhưng lại trừ đi 100% của năm 1950…
Là một giáo viên dạy Địa lí ở trường THCS nhiều năm và
bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ
năng phân tích bảng số liệu thống kê là một vấn đề khó nhưng
có hiệu quả cao trong việc rèn trí tuệ cho học sinh. Vậy giáo
viên phải hướng dẫn như thế nào để các em rèn luyện được kỹ
năng này và vận dụng vào các bài học cụ thể một cách tốt
nhất?

5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
Đối với chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 8 nói
riêng địi hỏi kỹ năng phân tích số liệu trong nhiều bài. Đây thực
sự là một nội dung đổi mới của sách giáo khoa. Qua đó tạo cơ
sở cho việc rèn kỹ năng cho học sinh, giúp các em có cách học
độc lập, biết tự khai thác, nắm vững tri thức.
Qua khảo sát về vấn đề trên tại trường THCS…, kết quả
đạt được như sau:

Thông thạo kỹ
Biết phân Chưa biết phân
năng phân tích
tích
tích bảng số
Khố Số
bảng số liệu
Bảng số
liệu
i lớp HS
liệu
SL
%
SL
%
SL
%
8A
42
4
9,5
11
26,2
27
64,3
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề nghiên
cứu, tôi thấy việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học
sinh lớp 8 là rất quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho các em
học tập Địa lí lớp 9 và các lớp cao hơn. Vì vậy tơi xin được phép
đưa ra “Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số

liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí
8” nhằm giúp các em biết, thơng thạo kỹ năng phân tích bảng
số liệu trong học tập Địa lí, từ đó u thích và có cách nhìn
nhận, đánh giá đúng về môn học này, tăng thêm phần kiến thức
cũng như sự đam mê đối với mơn Địa lí.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Cùng với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, coi trọng phương pháp
thực hành, rèn các kỹ năng địa lí, vận dụng những điều đã học vào thực tế, đòi
hỏi mỗi bài học giáo viên chỉ đóng vai trị định hướng cho hoạt động nhận thức
của học sinh, tức là giáo viên đóng vai trị hướng dẫn từng bước, còn học sinh sẽ
tập trung chú ý, chủ động định hướng hoạt động tư duy của mình vào việc tìm
tịi kiến thức mới một cách có hiệu quả.
Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 8 nói riêng,
số lượng các bảng số liệu được đưa vào khá nhiều. Mục đích từ
các bảng số liệu, học sinh có thể khai thác kiến thức cơ bản cần
lĩnh hội của bài học. Vì thế giáo viên phải giúp học sinh có thể trình bày
được kiến thức một cách khoa học, hiểu bản chất, đồng thời vừa phải rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng địa lí, trong đó có kỹ năng phân tích bảng số liệu.
2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê.(6)
Thống kê học là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của
hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong
mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện,
địa điểm và thời gian nhất định.

6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
Như vậy những số liệu về tình hình sản xuất của các
nghành kinh tế, dân cư, mật độ dân số… là số liệu thống kê.

Bảng số liệu thống kê là tập hợp những con số được sắp
xếp thành hệ thống theo hàng, theo cột để phản ánh những nội
dung, tính chất của đối tượng địa lí.
2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê.
Những bảng số liệu khơng chỉ có ý nghĩa là những tài liệu
bằng những con số mà nó phải có ý nghĩa phục vụ cho nghiên
cứu giảng dạy. Vì vậy khi làm việc với bảng số liệu không chỉ là
quan tâm đến bản thân những con số mà nội dung của chúng
cịn phản ánh thơng qua phân tích so sánh, đối chiếu với nhau
để rút ra được những kết luận cần thiết để truyền đạt tri thức,
phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng về bộ mơn (6). Chính vì vậy
mà phải phân tích bảng số liệu một cách khoa học.
Đối với mơn Địa lí:
- Số liệu thống kê là phương tiện không thể thiếu trong dạy học.
- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh
họa, làm rõ các kiến thức địa lí.
- Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các
kiến thức địa lí cần thiết.
2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí.
Có nhiều cách phân loại các số liệu, nhưng trong q trình
giảng dạy Địa lí nói chung và chương XI - Châu Á, Địa lí 8 nói
riêng, tơi đã phân số liệu thành các loại sau:
+ Số liệu về diện tích.
+ Số liệu về dân số.
+ Số liệu về kinh tế.
Các số liệu trên có thể phản ánh quy mơ, cơ cấu của đối
tượng địa lí, sự thay đổi hoặc chuyển dịch của các đối tượng đó.
2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
Để giúp học sinh có được những kỹ năng trong phân tích

bảng số liệu, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh theo trình tự
các bước để rút ra những nhận xét và giải thích nguyên nhân:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài, bài tập để xác định mục đích làm
việc với bảng số liệu.
- Đọc tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, đơn vị và thời điểm đi kèm với
các số liệu và các phần chú thích ở cuối bảng.
- Tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu chúng
theo từng vấn đề thể hiện trong các cột số, các hàng để rút ra
những nhận xét, những kết luận cần thiết.

7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
- Vận dụng kiến thức địa lí đã học kết hợp với những kỹ năng
phân tích số liệu để tìm ra những kiến thức mới.
Cụ thể trong chương XI - Địa lí 8, ngồi việc tiến hành các
bước, khi phân tích các bảng số liệu cần:
- Khi phân tích các bảng số liệu phải tính tốn để so sánh độ lớn
(quy mơ). Cụ thể tính ra lớn gấp bao nhiêu lần, lớn hơn bao
nhiêu đơn vị (ví dụ: triệu người, nghìn tấn, nghìn km 2, %...), xử lí
số liệu để biết được đối tượng chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng số....
- Phải xử lí số liệu (nếu cần), tính tốn để thấy được sự thay đổi
của đối tượng tăng hay giảm, tính cụ thể đơn vị tăng hoặc giảm
(ví dụ: triệu người, triệu tấn, nghìn tấn, %...).
4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số liệu trong dạy
học Địa lí.
- Khơng được bỏ sót các số liệu: Trong q trình phân tích phải sử dụng
tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh

bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong q trình
phân tích:
+ Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị triệu
người, triệu tấn, hay tỉ đồng…), hoặc tương đối (%).
+ Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính tốn ra các đại
lượng tương đối. Q trình phân tích phải đưa được cả hai đại
lượng này để minh hoạ.
- Tính tốn số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo
hàng ngang:
- Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới
cụ thể.
+ Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính
chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một
thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý
được nêu ra trong bảng số liệu.
+ Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị
này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần
trăm so với tổng số).
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.
+ Q trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ
giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên
hệ giữa các cột, các hàng.
+ Có vơ số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng
bài...
8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017

- Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số
liệu và giải thích.
2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số bảng số
liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á, Địa lí 8:
* Bảng số liệu 5.1:
Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người).
Năm
Châu
Châu Á
Châu Âu
Châu

Đại

1950

2000

2002

1402
547
13

3683
729
30,4

3766
728

32

Tỉ lệ tăng tự
nhiên (%) năm
2002
1,3
- 0,1
1,0

Dương
Châu Mĩ
339
829
850
1,4
Châu Phi
221
784
839
2,4
Toàn thế giới
2522
6055,4
6215
1,3
Như đã nêu ở phần thực trạng, để tháo gỡ những khó khăn
của học sinh và đạt được yêu cầu khi phân tích bảng số liệu này
tôi đã hướng dẫn thực hiện theo các bước sau
- Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định câu hỏi đưa ra trong bài học
với bảng số liệu này: Dựa vào bảng 5.1 hãy nhận xét số dân và

tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục
khác và so với thế giới.
a. Nhận xét số dân châu Á so với số dân của các châu lục khác
và thế giới năm 2002.
+ Để nhận xét được cần xử lí số liệu trong bảng. Cách tính:
Số dân châu Á
Số dân châu Á so với thế giới =
Số dân thế giới

x 100

3766
Cụ thể là: x 100 = 60,59%
6215
Số dân châu Á so với các châu lục = số dân châu Á chia cho
từng châu lục (tính ra số dân châu Á gấp số lần số dân các châu
lục). Ví dụ số dân châu Á so với châu Phi là 3766: 839 = 4,48
(gần 4,5 lần).
+ Kết quả: Số dân châu Á chiếm gần 61% số dân thế giới.
Gấp gần 5,2 lần châu Âu.
Gấp gần 117,7 lần châu Đại Dương.
Gấp hơn 4,4 lần châu Mỹ.
Gấp gần 4,5 lần châu Phi.
9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
+ Sau khi tính HS cần rút ra được nhận xét: Châu Á ln có số
dân đơng nhất thế giới.
b. Nhận xét mức gia tăng của dân số các châu lục và thế giới

qua 50 năm (từ 1950 – 2000), quy định chung dân số năm 1950
là 100%, tính đến năm 2000 dân số các châu lục đó sẽ tăng bao
nhiêu %?
+ Giáo viên hướng dẫn cách xử lí số liệu:
Số dân năm 2000
Ví dụ: tính mức gia tăng dân số của châu Á =
x 100
Số dân năm 1950
3683 x 100 = 262,7%
Cụ thể là:
1402
+ Tương tự HS tính các châu lục khác.
+ Kết quả:
Châu lục

Mức tăng (%)
Châu Á
262,7
Châu Âu
133,2
Châu Đại Dương
233,8
Châu Mĩ
244,5
Châu Phi
354,7
Toàn thế giới
240,1
+ Nhận xét: Qua kết quả xử lí HS cần rút ra được dân số Thế
giới và các châu lục liên tục tăng, trong đó châu Á tăng nhanh

thứ hai sau châu Phi và cao hơn so với thế giới (dẫn chứng). Đến
năm 2002 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm còn
bằng mức trung bình của thế giới (1,3%), nhưng vẫn cao hơn
nhiều châu lục khác.
* Bảng số liệu 7.2:
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á
năm 2001.
Quốc gia
Nhật Bản
Cô-oét
Hàn Quốc
Ma-lai-xi-a
Trung Quốc
Xi-ri
U-dơ-bê-ki-

Cơ cấu GDP (%)
Nông Công Dịch
nghiệ nghiệ vụ
p
p
1,5 32,1 66,4
58,0 41,8
4,5 41,4 54,1
8,5 49,6 41,9
15,0 52,0 33,0
23,8 29,7 46,5
36,0 21,4 42,6

Tỉ lệ tăng

GDP bình
quân năm
(%)
- 0,4
1,7
3,0
0,4
7,3
3,5
4,0

GDP/ngư
ời (USD)

Mức
thu
nhập

33400,0
19040,0
8861,0
3680,0
911,0
1081,0
449,0

Cao
Cao
TB trên
TB trên

TB dưới
TB dưới
Thấp
10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
xtan
Lào
Việt Nam

53,0
23,6

22,7
37,8

24,3
38,6

5,7
6,8

317,0
415,0

Thấp
Thấp

Xác định yêu cầu cần làm với bảng số liệu. Qua phân tích bảng

số liệu này học sinh biết, hiểu được trình độ phát triển kinh hội - xã hội của các
quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á không đồng đều, chia thành các nhóm nước.
Tuy nhiên khi làm việc với bảng số liệu học sinh còn rất lúng túng, chưa
bao quát hết được số liệu nên chưa rút ra được những nhận xét cần thiết làm rõ
nội dung bài học.
Để rèn thêm kỹ năng phân tích bảng số liệu này tôi đã hướng dẫn các em
thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1:
+ Căn cứ vào chỉ tiêu mức thu nhập để phân thành 4 nhóm nước.
+ Căn cứ vào chỉ tiêu GDP/ người để tính mức chênh lệch GDP/người giữa
nước cao nhất và nước thấp nhất (ta lấy GDP/ người của nước cao nhất chia cho
nước thấp nhất). Chú ý đơn vị tính là số lần.
+ Căn cứ vào chỉ tiêu GDP nông nghiệp và mức thu nhập của các quốc gia so
sánh hai chỉ tiêu này để thấy được mối quan hệ giữa chúng: Các nước có thu
nhập cao thường có giá trị nơng nghiệp trong GDP thấp và ngược lại.
- Bước 2:
+ So sánh giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP của các nước với nhau.
+ Căn cứ vào chỉ tiêu tăng GDP bình quân năm để nhận xét, so sánh tốc độ tăng
trưởng GDP của các nước.
- Bước 3: Học sinh phân tích bảng số liệu theo hướng dẫn.
- Bước 4: Kết luận
+ Các nước có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người.
+ Khác biệt về tỉ lệ tăng GDP bình quân năm.
+ Khác biệt về mức thu nhập.
=> Các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á có sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội.
* Bảng số liệu 8.1:
Sản lượng khai thác than và dầu mỏ ở số nước châu Á năm 1998.
Tiêu
chí

Quốc gia
Trung Quốc
Nhật Bản
In-đơ-nê-xi-a
A-rập Xê-út
Cơ-t

Sản lượng than
(triệu tấn)
Khai
Tiêu dùng
thác
1250
1228
3,6
132
60,3
14

Sản lượng dầu mỏ
(triệu tấn)
Tiêu dùng
Khai thác
161
0,45
65,48
431,12
103,93

173,7

214,1
45,21
92,4
43,6
11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
Ấn Độ

297,8

312

32,97

71,5

Qua phân tích bảng số liệu này học sinh cần hiểu được cơng nghiệp khai
khống phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản
xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu. Làm rõ hơn đặc điểm sản xuất công
nghiệp ở các nước châu Á.
Các bước tiến hành phân tích bảng số liệu này:
- Bước 1:
+ Căn cứ vào chỉ tiêu khai thác cả sản lượng than và dầu mỏ chỉ ra nước khai
nthác nhiều nhất, ít nhất.
+ Căn cứ vào chỉ tiêu khai tiêu dùng cả sản lượng than và dầu mỏ chỉ ra nước
tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất.
+ Nước nào có sản lượng khai thác than và dầu mỏ lớn hơn gấp nhiều lần sản
lượng tiêu dùng.

+ Kết hợp bảng 7.2 cho biết nước nào có thu nhập GDP cao nhờ khai thác
khống sản để xuất khẩu.
- Bước 2: Từ phân tích trên học sinh rút ra nhận xét và kết luận:
+ Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, In-đơ-nê-xi-a… cơng nghiệp khai khống phát
triển đã tạo nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất trong nước, làm cho nền kinh
tế của các nước đó phát triển khá nhanh.
+ Các nước A-râp Xê-út, Cô-oét công nghiệp khai khoáng phát triển tạo nguồn
hàng xuất khẩu lớn, đem lại thu nhập cao.
* Bảng số liệu 11.1:
Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á.
Khu vực
Đông Á
Nam Á
Đơng Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á

Diện tích
(nghìn km2)
11762
4489
4495
4002
7016

Dân số năm 2001
(triệu người)
1503
1356
591

56
286

Khác với các bảng số liệu khác, khi phân tích bảng số liệu nàyhọc sinh
phải tìm ra đối tượng thứ 3 để so sánh và nhận xét. Với dạng bảng số liệu này, ở
lớp 7 học sinh đã được tiếp cận, tuy nhiên mật độ dân số đã được tính sẵn, các
em chỉ nhận xét. Lên lớp 8 yêu cầu các em phải tính mật độ dân số rồi mới so
sánh và nhận xét được.
Và để rèn luyện kỹ năng phân tích dạng bảng số liệu này, tơi đã hướng
dẫn các bước sau:
- Bước 1:
+ Yêu cầu học sinh xác định nội dung cần làm việc qua bảng số liệu. (theo câu
hỏi trong sách giáo khoa).
- Bước 2:
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính mật độ dân số (ở lớp 7)
12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
+ Học sinh tính tốn. (Lưu ý đơn vị của diện tích là nghìn km 2 và dân
số là triệu người, mật độ dân số là người/km2).
Đối với đối tượng học sinh khá, giỏi:
+ Mật độ dân số Nam Á cao gấp bao nhiêu lần các khu vực khác.
- Bước 3: Nhận xét.
+ Kết quả tính tốn: Làm trịn số
Khu vực
Đơng Á
Nam Á
Đông Nam Á
Trung Á

Tây Nam Á

Mật độ dân số (người/
km2)
128
302
115
14
41

+ Nhận xét và kết luận về đặc điểm dân cư khu vực Nam Á:
+) Hai khu vực đông dân nhất châu Á là Đông Á và Nam Á.
+) Trong hai khu vực đó, khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn.
=> Kết luận:
+) Nam Á là khu vực đông dân thứ 2: 1356 triệu người (sau Đông Á).
+) Mật độ dân số cao nhất châu lục: 302 người/km2 (cao gấp hơn 2,3 lần
khu vực Đông Á, hơn 2,6 lần Đông Nam Á, gần 21,6 lần Trung Á, gần 7,4 lần
Tây Nam Á)
* Bảng số liệu 11.2:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ.
Các ngành kinh tế
Nông - Lâm - Thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ

Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)
1995
1999
2001
28,4

27,7
25,0
27,1
26,3
27,0
44,5
46,0
48,0

Với bảng số liệu này học sinh cần phân tích để thấy được sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Ấn Độ (theo chuỗi thời gian) từ 1995 – 2001. Sự chuyển dịch
này phản ánh quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước Ấn Độ.
Khi phân tích bảng số liệu này cần tiến hành như sau:
- Quan sát số liệu và nhận xét theo hàng dọc (từng năm): So sánh tỉ trọng của
từng ngành trong mỗi năm.
- Quan sát số liệu và nhận xét theo hàng ngang:
+ Từ năm 1995 – 1999 tỉ trọng trong cơ cấu GDP của từng ngành kinh tế thay
đổi như thế nào? (Tăng hay giảm; tăng, giảm bao nhiêu %).
+ Từ năm 1999 – 2001 tỉ trọng cơ cấu GDP của từng ngành kinh tế thay đổi như
thế nào? (Tăng hay giảm; tăng, giảm bao nhiêu %).
13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
- Sự chuyển dịch (tăng, giảm) của các ngành kinh tế phản ánh xu hướng phát
triển kinh tế của Ấn Độ như thế nào?
- Kết hợp với nội dung sách giáo khoa rút ra nhận xét và kết luận:
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ là giảm tỉ trọng
ngành Nông – Lâm – Thủy sản, tăng giá trị ngành Công nghiệp – Xây dựng và
Dịch vụ.

+ Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.
2.3.6. Áp dụng vào soạn giảng bài dạy cụ thể.
Tiết 21- Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần:
- Biết được các nước Đơng Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh nhưng
chưa vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
+ Nơng nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
+ Các nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa. Cơng nghiệp có vai trị quan trọng
ở một số nước.
- Giải thích được những đặc điểm kinh tế của Đơng Nam Á do có sự thay đổi
trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế, nền kinh tế dễ bị tác động từ
bên ngoài.
- Phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát
triển bền vững của khu vực.
- Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu, sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Phân tích mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường của các nước Đông Nam Á.
- Rèn các kỹ năng sống cho học sinh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ mơi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngơn ngữ, tính tốn, sử dụng bản đồ, lược đồ...
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài soạn.

- Bảng số liệu 16.1; 16.2; lược đồ phân bố nông nghiệp - công nghiệp của ĐNA.
- HS chuẩn bị bài ở nhà, máy tính cầm tay.
III. Tổ chức các hoạt động học tập.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và dân cư khu vực
Đông Nam Á trong phát triển kinh tế ?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Cá nhân/nhóm/cả lớp - 17 phút
1. Nền kinh tế của các nước
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng Đông Nam Á phát triển khá
chung của nền kinh tế – xã hội của các nước nhanh song chưa vững
Đông Nam Á khi còn là thuộc địa của các chắc.
nước đế quốc thực dân?
? Dựa vào nội dung SGK, kết hợp hiểu biết,
cho biết các nước Đơng Nam Á có những - Đơng Nam Á là khu vực có
thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?
điều kiện tự nhiên và xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên, sản xuất thuận lợi cho sự phát triển
nông phẩm …
kinh tế.
- Điều kiện xã hội: Đông dân, lao động rẻ…
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
? Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng

trưởng kinh tế của các nước trong từng giai
đoạn.
? So sánh với mức tăng trưởng bình quân của
thế giới (3%).
+ Nhóm 1: 1990 - 1996.
+ Nhóm 2: 1996 - 1998.
+ Nhóm 3: 1998 - 2000.
+ Nhóm 4: So sánh mức tăng trưởng trung
bình của các nước trong cả giai đoạn từ 19902000 với mức tăng trưởng bình quân của thế
giới (3%).
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm:
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM 1: Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các
nước trong giai đoạn 1990 - 1996.
NHÓM 2: Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các
nước trong giai đoạn 1996 - 1998.
NHÓM 3: Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các
nước trong giai đoạn 1998 - 2000.
NHÓM 4: So sánh mức tăng trưởng trung bình của các nước trong cả giai
đoạn từ 1990-2000 với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (3%).
- GV hướng dẫn:
+ Trong từng giai đoạn, những nước nào tăng,
những nước nào giảm (tăng, giảm bao nhiêu
%).
+ So với trung bình của thế giới trong cả giai
15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
đoạn cao hơn hay thấp hơn (bao nhiêu lần).

- HS thảo luận -> ĐD nhóm trình bày -> Nhận
xét, bổ sung -> GV kết luận và chuẩn kiến
thức theo bảng:
Giai đoạn
Nước
In-đô-nê-xi-a
Ma-lai-xi-a
Phi-lip-pin
Thái Lan
Việt Nam
Xin-ga-po

1990 - 1996

1996 - 1998

Tăng, giảm

Tăng, giảm

1998 - 2000 1990 - 2000
Tăng, giảm

So với thế giới

Giảm (1,2%) Giảm (21,0%) Tăng (18,0%) Cao hơn (1,06 lần)
Tăng (1,0%) Giảm (17,4%) Tăng (15,7%) Cao hơn (1,94 lần)
Tăng (2,8%) Giảm (6,4%) Tăng (4,6%) Cao hơn (1,1 lần)
Giảm (5,3%) Giảm (16,7%) Tăng (15,2%) Cao hơn (1,3 lần)
Tăng (4,2%) Giảm (3,5%) Tăng (0,9%) Cao hơn (2,38 lần)

Giảm (1,3%) Giảm (7,5%) Tăng (9,8%) Cao hơn (2,52 lần)

? Từ bảng trên, nhận xét về tình hình tăng
trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á.
? Tại sao năm 1998 các nước Đơng Nam Á
lại có mức tăng trưởng kinh tế giảm ?
(Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 từ Thái Lan…)
- Việt Nam do nền kinh tế chưa có quan hệ
rộng với các nước ngồi  ít ảnh hưởng
khủng hoảng.
? Việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển kinh tế của khu vực như thế nào.
? Em hãy cho biết thực trạng môi trường ở
địa phương em, Việt Nam và các quốc gia
láng giềng? (Phá rừng, lũ lụt … ô nhiễm môi
trường)
HĐ 2: Cá nhân/cả lớp - 17 phút.
? Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ
trọng của các ngành trong tổng sản
phẩm trong nước của từng quốc gia
tăng, giảm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS so sánh số liệu
các khu vực kinh tế của 4 nước
trong các năm 1980 và 2000 để
nhận biết sự chuyển đổi cơ cấu kinh
tế của các quốc gia. VD: Cam-puchia, ngành nông nghiệp giảm từ
55,6% xuống 37,1% (giảm 18,5%);
Công nghiệp tăng từ 11,2% lên
20,5% (tăng 9,3%); Dịch vụ tăng từ


- Trong thời gian qua, Đơng Nam
Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá cao điển hình như
Singapo, Malayxia.
- Kinh tế khu vực phát triển chưa
vững chắc, dễ bị tác động từ bên
ngồi.
- Mơi trường chưa được chú ý
bảo vệ trong quá trình phát triển
kinh tế.

2. Cơ cấu kinh tế đang có
những thay đổi:

16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
33,2% lên 42,4% (tăng 9,2%).
- HS làm việc cá nhân->ĐD báo cáo
kết quả
->nhận xét, bổ sung->GV kết luận
- Cơ cấu kinh tế các nước
theo bảng.
đang có sự thay đổi: Giảm
Tỉ trọng
Quốc gia
tỉ trọng của ngành nơng
nghành

CamLào
PhiThái
nghiệp, tăng tỉ trọng của
pu-chia
líp-pin
Lan
ngành cơng nghiệp và
Nông Giảm
Giảm Giảm
Giảm
nghiệp 18,5%
8,3% 9,1%
12,7% dịch vụ.
- Sự thay đổi đó phản ánh
Cơng
Tăng
Tăng
Giảm
Tăng
nghiệp 9,3%
8,3%
7,7%
11,3%
q trình cơng nghiệp hóa
Tăng
Giữ
Giảm Tăng
của các nước.
Dịch vụ
9,2%


nguyên 16,8% 1,4%

? Qua bảng so sánh trên cho biết sự
thay đổi đó phản ánh điều gì?
- GV: Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các
quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá
trình CNH các nước (phần đóng góp của
nơng nghiệp vào GDP giảm xuống, của công
nghiệp và dịch vụ tăng).
- Liên hệ Việt Nam?
? Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học hãy.
+ Nhận xét sự phân bố của cây lương thực,
cây CN.
+ Nhận xét sự phân bố của các ngành công
nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất,
thực phẩm.
- HS đại diện trình bày ->nhận xét, bổ
sung
->GV kết luận.
Ngành

Phân bố
- Cây lương thực: Lúa gạo tập trung ở
Nông đồng bằng châu thổ, ven biển.
nghiệp - Cây cơng nghiệp: Cà phê, cao su,
mía, trồng trên cao nguyên.
- Luyện kim: Việt Nam, Thái Lan,
Mianma, Philipin, Inđơnexia,.. xây
dựng gần biển.

Cơng - Chế tạo máy: có hầu hết ở các nước,
nghiệp chủ yếu các trung tâm CN gần biển.

Điều kiện phát triển
- Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước
tưới tiêu chủ động.
- Đất đai và kĩ thuật canh tác
lâu đời, khí hậu nóng, khơ hơn
- Tập trung các nguồn kim loại
- Gần biển thuận tiện mặt nhập
nguyên liệu.
- Phần hải cảng thuận tiện
nhiên liệu, xuất sản phẩm.

17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
- Hóa chất lọc dầu tập trung ở bán đảo - Nơi có nhiều mỏ dầu lớn.
Mã Lai, Inđơnexia, Brunei,..
- Khai thác vận chuyển xuất
khẩu thuận tiện.
? Qua bảng trên em có nhận xét gì về sự phân - Các ngành sản xuất tập trung
bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông chủ yếu tại các vùng đồng bằng
Nam Á? (Mới phát triển các vùng ven biển và ven biển
đồng bằng châu thổ, chưa khai thác tiềm
năng kinh tế trong nội địa).
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5 phút
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 phần câu hỏi và bài tập trong SGK.
+ Với số liệu đã cho trong bảng 16.3, để vẽ được biểu đồ tròn theo u cầu của

đầu bài ta phải tính tốn, xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối
thì mới vẽ được.
+ Kết quả tính tốn:
Lãnh thổ
Lúa
Cà phê
Thế giới
599 = 100%
7300 = 100%
Châu Á
427 = 71%
1800 = 24%
Đông Nam Á
157 = 26%
1400 = 19%
+ Vẽ 2 biểu đò tròn: Một biểu đồ thể hiện sản lượng lúa, một biểu đồ thể hiện
sản lượng cà phê.
+ Vẽ biểu đồ chính xác, có đủ chú giải, tên biểu đồ....
- Về nhà tìm hiểu hiệp hội các nước ASEAN.
- Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với các biện pháp như trên đã được tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 8A
trường THCS.... trong năm học này. Thông qua tiết thực nghiệm cho thấy:
- Đa số học sinh hứng thú hoạt động trong q trình học tập, phát huy được tư
duy lơgic, tính sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức bài học, ghi nhớ kiến thức
lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn bài
- Cũng qua các tiết dạy đã rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tính toán số
liệu, làm cơ sở để các em học phần tiếp theo về địa lí Việt Nam, đặc biệt là địa lí
kinh tế Việt Nam trong chương trình lớp 9.
a. Sau các tiết thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút với

nội dung như sau:
ĐỀ BÀI:
Cho bảng số liệu: Dân số Đông Nam Á, châu Á và thế giới năm 2002.
Lãnh thổ
Dân số
Mật độ dân số
Tỉ lệ tăng tự nhiên
2
(triệu người) trung bình (người/km )
(%)
Đơng Nam Á
536
119
1,5
18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
Châu Á
Thế giới

3766
6215

119
46

1,3
1,3


Dựa vào bảng số liệu hãy trình bày một số đặc điểm dân cư của khu vực
Đông Nam Á.
ĐÁP ÁN:
- Học sinh cần xử lí số liệu để nhận xét và trình bày một số đặc
điểm dân cư của khu vực Đơng Nam Á.
- Qua kết quả xử lí, học sinh cần trình bày được như sau:
+ Dân số Đơng Nam Á đông (536 triệu người năm 2002), chiếm
14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới.
+ Mật độ dân số trung bình của Đơng Nam Á cao (119 người/km 2 năm 2002),
gấp 2,58 lần so với trung bình của thế giới, và bằng với mật độ dân số của châu
Á.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực còn cao hơn so với châu Á và
thế giới (1,5%)
b. Kết quả đạt được:
Khố
i
lớp
8A

Số
HS
42

Thơng thạo kỹ
năng phân tích
bảng số liệu
SL
14

%

33,3

Biết phân
tích
Bảng số
liệu
SL
%
23
54,8

Chưa biết phân
tích bảng số
liệu
SL
5

%
11,9

Từ kết quả khảo sát cho thấy chất lượng bộ môn đã được
nâng lên rõ rệt so với trước khi tiến hành đề tài. Số học sinh
thơng thạo và biết phân tích bảng số liệu đã tăng lên đáng kể.
Đa số các em hiểu được bản chất của vấn đề và vận dụng kỹ
năng phân tích bảng số liệu một cách linh hoạt hơn.

19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Phân tích bảng số liệu thống kê trong mơn Địa lí nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tập tạo nên nền tảng vững
chắc cho học sinh, nâng cao kiến thức mơn Địa lí. Đó là điều cần được coi trọng
và phát huy. Các số liệu thống kê được giáo viên sử dụng với tư cách là phương
tiện điều khiển nhận thức của học sinh, và đối với học sinh đó là nguồn kiến
thức phong phú để lĩnh hội và rèn luyện kỹ năng địa lí. Bởi vậy việc phân tích
các số liệu thống kê để khai thác kiến thức địa lí như thế nào cho hiệu quả, giúp
học sinh độc lập, sáng tao, và hứng thú trong học tập là một nghệ thuật của giáo
viên.
Không thể phủ nhận các bảng số liệu thống kê là một công cụ hữu ích
trong giảng dạy và học tập, vì chúng cung cấp kiến thức cần thiết, cơ bản, giúp
giáo viên và học sinh trong việc trình bày nội dung của bài học, suy nghĩ sáng
tạo, tích cực và độc lập. Qua việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu học sinh sẽ
học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư
duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và
quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm vững được kiến thức của bài học.
Trong dạy học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí, việc rèn kỹ
năng phân tích bảng số liệu giúp giáo viên rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác,
tích cực, khả năng sáng tạo cho học sinh. Đây là phẩm chất cần thiết để các em
20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017
bước vào cuộc sống, đồng thời giúp các em học tốt hơn mơn Địa lí, giáo dục
lịng u q hương, đất nước.
Để việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí cho học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 8 đạt hiệu quả cao cần:

* Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài học.
- Phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những vấn đề cần hình thành và truyền đạt
cho học sinh qua từng bảng số liệu cụ thể.
- Xác định các dạng bài tập kỹ năng phân tích bảng số liệu phù hợp với đối
tượng học sinh, quỹ thời gian của tiết học.
- Có sự nhiệt tình, u nghề, năng động, sáng tạo trong quá trình dạy học.
- Và điều quan trọng là phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
* Học sinh:
- u thích mơn học.
- Có ý thức học tập tốt.
- Chủ động tìm tịi kiến thức, sáng tạo...
- Học sinh có kỹ năng tính tốn nhanh.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với phụ huynh học sinh: Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài, làm
bài tập và học bài cũ của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học
sinh tích cực học tập đối với mơn Địa lí.
* Đối với giáo viên: Để nâng cao chất lượng giáo dục thì mỗi giáo viên
phải khơng ngừng nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra cho mình
phương pháp dạy học phù hợp.
* Về phía ngành giáo dục: Hỗ trợ thêm về phương tiện, thiết bị nhằm
phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên và học sinh trên toàn huyện.
Với phạm vi nghiên cứu tại trường, dù đã rất cố gắng, song đề tài này
khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến
chỉ bảo của những người làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lí, trao đổi
góp ý của đồng nghiệp, để kinh nghiệm tơi đưa ra được hồn thiện và có tính
khả thi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của minh viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Tác giả:

Lê Thị Hoa
21


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 8 - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Địa lí 8 - NXB Giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Địa lí THCS - NXB Giáo
dục.
4. Địa lí các châu lục - NXB ĐHSP 1 Hà Nôi.
5. Phương pháp giảng dạy Địa lí THCS - NXB Giáo dục.
6. Chuyên đề "Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí" nguồn từ Internet.
7. Chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học trong mơn Địa lí" nguồn từ
Internet.
8. SKKN của bản thân năm học 2009 - 2010. Đề tài: Rèn kỹ năng phân tích biểu
đồ nhiệt độ, lượng mưa trong dạy học phần "Các mơi trường địa lí" lớp 7.
9. SKKN của bản thân năm học 2011 - 2012. Đề tài: "Ứng dụng bản đồ tư duy
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 6".
10. SKKN của bản thân năm học 2013 - 2014. Đề tài: "Kinh nghiệm sử dụng
phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết ơn tập Địa lí 7"

22



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017

23



×