I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ nữa. Nó đã
được khởi động từ rất nhiều năm trước đây, từ cấp mầm non đến cấp đaị học và
sau đại học. Mục tiêu của cải cách là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ
học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm
đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao.
Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới, trong đó
đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt
trong toàn bộ quá trình .
Phong cách dạy thầy đọc, trò chép trong thời gian dài trước đây giờ không
còn phù hợp nữa trong các trường học.
Sự bùng nổ internet kéo dài sự chia sẽ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng
khiến những kiến thức mà người thầy tích lũy không còn là độc tôn nữa. Nên đòi
hỏi thầy cô giáo luôn phải tự học, rèn luyện, tự bổ xung kiến thức, không ngừng
nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, những
phương pháp dạy học mới, từ đó tạo ra một giờ giảng sinh động, để lại ấn tượng
sâu sắc, khó quên trong lòng học sinh.
Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được nhiều thầy cô lựa
chọn nhằm giải quyết những thực trạng giáo giục. Giúp khắc phục tình trạng học
thuộc lòng, học vẹt, thầy đọc, trò chép.
Trò chơi học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học, gây sự hứng thú trong giờ
học.
Thông qua trò chơi lịch sử, nội dung của bài học được truyền tải đến học
sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sâu sắc và dễ hiểu. Thông thường trong con
người ta các cách tiếp thu kiến thức: đọc, nghe thấy, nói và tự khám phá kiến
thức thì đều tiếp thu ở mức độ khác nhau, con người chỉ nhớ: 10% những gì họ
đọc, 20% những gì học nghe, 30% những gì họ thấy, 80% những gì họ nói và
90% những gì họ nói và làm ( tự khám phá).
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập, làm cho hình thức học tập trở
nên đa dạng, phong phú hơn.
Trò chơi học tập biến quá trình học tập của học sinh, trở thành hình thức
học tập vui chơi, hấp dẫn. Ngoài tác dụng truyền thụ kiến thức cho học sinh nó
còn giúp các em hình thành nhân cách, khiến cho các em vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi
mở hơn, tiếp thu bài học một cách tự nhiên, tự giác, tích cực hơn.
Trong những năm gần đây, đặc biệt ở trường trung học cơ sở, học sinh không
còn chú trọng học môn lịch sử, vì các em cho rằng đây là môn phụ nên học tập
lơ là, học đối phó, chất lượng môn lịch sử rất thấp. Vậy để giúp các em học tốt
môn học này, trước hết người thầy phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú
1
đối với môn học, trên quan điểm đó giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp
nào phù hợp với từng tiết dạy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trương trình môn lịch
sử theo hướng tích cực, và giúp các em củng cố kiến thức cho kỳ thi cuối năm,
bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong
tiết làm bài tập cuối năm môn Lịch sử lớp 6 để đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử
đặc biệt trong các tiết ôn tập. Giúp các em yêu thích môn lịch sử.
3. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối lớp 6
- Tiết 34: Làm bài tập lịch sử
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Lớp 6A Trường THCS Yên Giang.
3.3. Thời gian nghiên cứu:
- Năm học 2017- 2018
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, sách giáo khoa, sách
giáo viên, các loại sách tham khảo.
- Dạy học theo phương pháp đổi mới, theo phương pháp đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề.
- Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để làm bài tập
chương I, II, III.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm
trong giảng dạy.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học lý thuyết và làm bài tập của
học sinh, để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
- Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tích luỹ
kinh nghiệm dạy học cho bản thân.
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. Cơ sở lí luận
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua
việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là
truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp
học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá.
Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp
thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải
trí và thư giãn. Giúp các em yêu thích môn học hơn.
Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn
luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè,
đồng đội trong nhóm tổ… đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui
chơi, giải trí, thư giản. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện
học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều
kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao
tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các
tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao.
Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các
mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là một tiết ôn tập cuối năm nên lượng
kiến thức rất nhiều học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng,
Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được mặt
hạn chế trên.
Trò chơi học tập còn tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động
trong giờ học. Giúp cho đặc thù bộ môn lịch sử bớt đi sự khô khan, trầm buồn.
Giúp các em ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, thấu hiểu bài học một cách nhanh
nhất, giúp các em tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Từ đó bồi dưỡng
cho các em lòng say mê, yêu thích môn lịch sử.
II.2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:
II.2.a. Thực trạng chung:
Sử dụng trò chơi học tập ở các môn học nói chung, trong đó môn lịch sử nói
riêng, là một trong những phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập mang lại hiệu quả to
lớn trong giáo dục.Tuy nhiên trong thực tế trường tôi việc sử dụng trò chơi học
tập chưa được áp dụng trong các môn học, đặc biệt chưa sử dụng trong các tiết
ôn tập. Nếu có sử dụng chỉ dành cho những bài tập củng cố cuối bài khoảng năm
phút.
II.2.b. Đối với giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 6 nói riêng ở trường
trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau:
Dạy tiết ôn tập cuối năm, chủ yếu giáo viên ôn lại những kiến thức mà các em
đã được học một cách sơ sài, lướt qua vì lượng kiến thức cả năm rất nhiều, giáo
viên cũng lúng túng không biết nên đưa kiến thức nào vào dạy là phù hợp.
3
Thường thì trong các tiết ôn tập cuối năm, giáo viên chỉ cho học sinh làm một số
câu hỏi trong các chương đã học và yêu cầu học sinh làm. Với phương pháp này
giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chưa
tạo được cho các em niềm đam mê hứng thú trong học tập, các em học chưa sôi
nỗi, tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động, học trước quên sau nên chất
lượng môn lịch sử chưa cao.
II.2.c Đối với học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS nơi tôi công tác tôi nhận thấy:
Phụ huynh ở đây chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tập của con cái, đa số
còn phó mặc cho nhà trường.
Đa số các em còn lơ là, chưa chú trọng học môn lịch sử, vì các em suy
nghĩ rằng đây là môn phụ nên chỉ mang tính chất đối phó. Nên các em chưa chủ
động kiến thức trong các tiết ôn tập.
Trong các tiết ôn tập học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn,
chờ đợi vào giáo viên, học tập mang tính chất thụ động.
Do sự tồn tại những thực trạng trên nên dẫn đến chất lượng môn lịch sử
ở các khối lớp 6, 8, 9 nói chung, khối lớp 6 nói riêng còn thấp.
II.3. Kết quả thực trạng
Kết quả của bài kiểm tra trước khi áp dụng:
Lớp Sĩ
số
6A 40
Gỏi
SL %
2
5
khá
SL
7
%
18
TB
SL l %
17 42
yếu
SL %
14 35
kém
SL %
0
0
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 6 đạt hiệu quả cao, tôi tiến hành các
giải pháp sau:
III.1Các giải pháp
III.1.a. Đối với giáo viên
Phải chủ động nắm chắc kiến thức bộ môn, xác định được kiến thức trọng tâm
của bài.
Nắm chắc và phổ biến luật các trò chơi cho các em thấu hiểu.
Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của tiết ôn tập cuối năm, vì nó có liên quan
đến kiến thức bài thi cuối năm của học sinh.
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ kỹ năng của tiết dạy và tổ chức sinh hoạt các trò chơi
theo tinh thần chủ động. Như chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ, bút dạ…
Biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động.
Trò chơi được lựa chọn tốt, phù hợp với bài giảng.
Trò chơi khởi động lúc bắt đầu tiết học giáo viên phải tạo được bầu không khí
thân thiện, mới mẻ, sôi động và bình đẳng giữa học sinh và giáo viên.
III.1.b. Đối với học sinh
Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn lịch sử.
Học sinh phải chủ động kiến thức, đặc biệt phải ôn tập tốt các kiến thức đã học.
4
Học sinh phải chủ động tìm hiểu luật chơi và chơi nhiệt tình trung thực
Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng mà thầy cô yêu cầu như giấy rô ky, máy chiếu,
bút dạ…
III.2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Xác định mục đích trò chơi:
Giúp các em cũng cố lại kiến thức lịch sử mà các em đã được học trong sách
giáo khoa lớp 6. Qua đó học sinh nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn về các triều đại
phong kiến Việt Nam, về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, các bài học lịch
sử và ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân
tộc.
Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào
dân tộc, sự tôn kính và biết ơn những anh hùng dân tộc đã hi sinh vì đất nước.
Rèn cho các em kỹ năng tư duy, tổng hợp, giao tiếp…
2.2. Phân loại trò chơi
Trò chơi học tập trong môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng, có nhiều
hình thức chơi khác nhau: như trò chơi ai là triệu phú, ai nhanh hơn ai,xá định
nhân vật lịch sử, giải ô chữ, đoán ý đồng đội, ghi nhớ sự kiện…Nên khi tổ chức
giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học
mà mang lại hiệu quả giáo dục cao.
2.3. Thiết kế câu hỏi trò chơi:
Để giúp các em ôn tập đạt hiệu quả cao thông qua trò chơi học tập thì giáo
viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng câu hỏi phải vừa sức
đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu
hỏi không nên thách đố học sinh. vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả
lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng.
kém phần hiệu quả.
Đối với trò chơi đóng vai thì giáo viên phải có sự chuẩn bị trước, giao câu
hỏi cho học sinh về nhà học sinh soạn và chuẩn bị trước, nếu trò chơi này mà
học sinh không chuẩn bị trước thì lên lớp sẽ không thực hiện được.
Câu hỏi phải hỏi về những lĩnh vực kiến thức khác nhau, không nên hỏi
một chủ đề, nếu hỏi một chủ đề học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, lớp học sẽ
giảm đi sự sôi nỗi, hào hứng.
2.4. Phổ biến luật chơi
Giáo viên phải phổ biến chi tiết, tỉ mỉ luật chơi để học sinh hiểu và thực
hiện không vi phạm nội quy: (Ví dụ: Có mấy đội thi, mỗi đội có mấy thành viên
tham gia thi, chọn trọng tài, thời gian thi của mỗi trò chơi…)
Phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, trao giải.
Chuẩn bị các đồ dùng học tập để chơi: Như máy chiếu, bút dạ, giấy khổ
to, lá cờ tay…
2.5. Thực hiện trò chơi:
Giáo viên sử dụng máy chiếu trình chiếu các câu hỏi, tranh ảnh, những
vấn đề có liên quan đến cuộc thi, sau khi học sinh trả lời song thì giáo viên trình
chiếu đáp án.
5
2.6. Tổng kết cuộc chơi
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những ưu điểm đạt được cần phát huy, những mặt hạn chế cần phải rút
kinh nghiệm trong các trò chơi khác.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho
đội đoạt giải
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
CỤ THỂ:
1.TRÒ CHƠI HÁI HOA DÂN CHỦ
Bước 1 :
- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp khi bắt đầu trò chơi.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên hai em lên thực hiện trò chơi.
Bước 2 :
- Hai em bốc thăm giành quyền ưu tiên :
+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi.
+ Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, điểm tối đa của mỗi em là
10 điểm.
- Hai em có thể bổ sung cho nhau nếu đúng thì được thưởng thêm 1 điểm.
- Thang điểm cho mỗi bông hoa là 2.5 điểm.
Nội dung câu hỏi trên bông hoa là: (Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các
câu hỏi sau đây)
Câu1 : Sự phân công xã hội ra đời trên cơ sở nào?
a. Kĩ thuật đúc đồng phát triển cao.
b. Kĩ thuật ghè đá phát triển cao.
c. Nghề trồng lúa nước phát triển cao.
d. Câu a và c đúng.
Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 2: Tại sao chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ ?
a. Kinh tế phát triển làm xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, vị
trí người đàn ông ngày càng quan trọng.
b. Số lượng phụ nữ ngày càng giảm.
c. Nghề dệt vải và làm đồ gốm ngày càng phát triển.
d. Nghề buôn bán phát triển.
Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 3: Nền văn hoá Đông Sơn phát triển ở khu vực nào?
a.Tây Nam Bộ .
b. Nam Trung Bộ.
c. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
d. Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 4: Người đứng đầu một thị tộc gọi là gì ?
a.Già làng.
b.Thị trưởng.
c.Tù trưởng.
d.Vua.
Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 5: Sự phân công lao động có tác dụng như thế nào đối với đời sống xã hội?
a. Nguyên nhân thúc đẩy sản xuất phát triển.
6
b. Làm cho con người ngày càng sống rời rạc nhau.
c. Làm cho xã hội phát triển lệch về nghề nông.
d. Làm cho chế độ mẫu hệ phát triển.
Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chế độ phụ hệ ?
a. Người cha làm chủ gia đình.
b. Người phụ nữ có vị trí thấp trong gia đình .
c. Con cái phải theo cha .
d. Người phụ nữ có quyền hành trong gia đình .
Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 7: Từ thế kỉ VIII TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hoá
nào ?
a.Sơn Vi-Phùng Nguyên - Hoà Bình .
b. Hoà Bình-Bắc Sơn-Quỳnh Văn
c .Óc Eo-SaHuỳnh – Đông Sơn.
d. Bắc Sơn – Quỳnh Văn-Núi Đọ.
Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 8: Vào thời Đông Sơn, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ đồ dùng là
nguyên liệu gì ?
a. Đất sét .
b. Đá .
c. Đồng .
d. Gỗ.
Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
2. TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
Bước 1:
Giáo viên chọn 4 em thể hiện và phân vai cho từng em.
Giáo viên quy định :
Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù hợp với
tính cách từng nhân vật.
Giáo viên làm người dẫn chương trình.
Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
Người dẫn chương trình “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân
dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi làm cho vua Ngô hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái
Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng”.
Vua Ngô “ Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế
nào ?”.
Tiết Tổng “ Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉ…đất rộng , người nhiều, hiểm trở độc
hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”. Người dẫn chương trình “ Năm
mười chín tuổi, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tập hợp nhiều nghĩa sĩ
trên đỉnh núi Nưa mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa. Lúc đó có người
khuyên Bà”.
Người dân Âu Lạc “ Bà là nữ nhi, không nên đánh giặc làm gì mà hãy lấy chồng
cho hợp đạo”.
Người dẫn chương trình “ Bà Triệu khẳng khái đáp”.
7
Bà Triệu “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở
biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom
lưng làm tì thiếp cho người”.
Bước 3: Sau khi 4 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên nhận xét, đánh giá
kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức độ chính xác của
lời thoại, công bố kết quả chung cuộc.
3. TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN
Bước 1:
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 em thực hiện trò chơi.
Giáo viên qui định :
Các em dựa vào kiến thức đã học để thiết lập sơ đồ phân hoá xã hội thời kì bị đô
hộ.
Các em vẽ sơ đồ lên phiếu học tập mà giáo viên đã phát cho từng em . Sau khi
hoàn thành đem dán kết quả lên bảng. Thời gian tối đa là 3 phút.
Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả.
Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức
độ.
Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm.
Bước 2 : Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy
vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời kì bị đô hộ?”
Bước 3 : Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức,
công bố kết quả như sơ đồ sau :
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Quan lại đô hộ
Hào trưởng Việt
Địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
4. TRÒ CHOI GIẢI Ô CHỮ
Giáo viên chuẩn bị hai bảng ô chữ có điền sẵn ( vẽ trên 2 tờ giấy Crôki ) như sơ
đồ minh họa sau :
8
Giáo viên sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại.
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1 :
Giáo viên gọi 2 em lên thực hiện trò chơi.
Giáo viên quy định:
Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai em sẽ đưa tay giành quyền trả
lời. Em nào đưa tay trước khi giáo viên nói 15 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu
tiên. Em còn lại được quyền trả lời.
Mỗi hàng chữ chỉ một em trả lời và trả lời một lần, nếu đúng giáo viên sẽ mở
hàng chữ đó ra.
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai em đưa tay giành quyền trả lời. Nếu
trả lời sai em còn lại sẽ được quyền trả lời. Mỗi em trả lời tối đa hai lần. Thời
gian suy nghĩ là 30 giây.
Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải.
Mỗi em phải giải được ít nhất 5 hàng chữ hoặc 4 hàng chữ và một mật mã.
Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
Bước 2:
Giáo viên treo hai bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho
tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau :
Hàng chữ thứ nhất có 12 chữ cái “Ai mắc mưu Triệu Đà để nước ta rơi vào ách
thống trị của nhà Triệu ?”.
Hàng chữ thứ hai có 6 chữ cái “Con gái của An Dương Vương là ai ?”.
Hàng chữ thứ ba có 8 chữ cái “An Dương Vương đống đô ở đâu ?”.
Hàng chữ thứ tư có 7 chữ cái “Đứng đầu làng, chạ thời An Dương Vương là
chức quan nào ?”.
Hàng chữ thứ năm có10 chữ cái “Công trình văn hoá tiêu biểu của thời Âu Lạc
là gì ?”.
Hàng chữ thứ sáu có 7 chữ cái “Ai đã đánh bại An Dương Vương vào năm 179
TCN ?”.
Hàng chữ thứ bảy có 8 chữ cái “Thành Cổ Loa còn được gọi là gì ?”.
Hàng chữ thứ tám có 8 chữ cái “Tên thật của vua An Dương Vương là gì ?”.
Hàng chữ thứ chín có 13 chữ cái “Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho
đời sau bài học gì ?”.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả.
ñoà minh hoïa sau :
9
A N D Ư Ơ
M Ỵ C H Â
P H
B Ồ
T H
T R I Ệ
T
N
U
O
C
À
U
L
H Ụ C P H Á
Đ Ề C A O C
G
V
Ư
Ơ
N
G
N
H
N
Đ
O
N
Ả
G
Í
H
À
A
K
N
C
H
H
Ổ
Ê
L
O
A
T
H
À
N
H
N
H
G
I
Á
C
5. TRÒ CHƠI KHÁM PHÁ
Giáo viên sử dụng giấy Crôki để ghi câu hỏi thảo luận.
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1:
Giáo viên chia lớp làm 6 đội(mỗi dãy 3 đội) và đặt tên cho mỗi đội :
Đội I : Con Rồng.
Đội II : Thăng Long.
Đội III : Cháu Tiên.
Đội IV : Hoa Lư.
Đội V : Cố Đô.
Đội VI : Phú Xuân.
Giáo viên quy định:
Mỗi nhóm cử một thư kí để ghi đáp án. Đáp án ghi thẳng lên giấy Crôki mà
Giáo viên phát. Chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
Các nhóm vừa quan sát bức ảnh vừa nghe Giáo viên giới thiệu khái quát nội
dung bức ảnh để tìm đáp án cho câu hỏi thảo luận.
Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Điểm tối đa của mỗi đội là 10
điểm.
Sau khi kết thúc trò chơi, mỗi đội dán kết quả thảo luận lên bảng.
Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
Bước 2:
Giáo viên treo bức ảnh “Một lớp học ở trường làng thời xưa” như hình trên lên
bảng.
Giáo viên chỉ bức ảnh và giới thiệu khái quát “ Đây là bức ảnh chụp khung cảnh
của một lớp học ở trường làng thời xưa” rồi cho học sinh quan sát (từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới) và gợi mở để học sinh thảo luận : “ Quan sát bức ảnh,
em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào ? Vì
sao có sự khác nhau đó ? Bức ảnh nói lên điều gì ?”
=> Câu hỏi này giáo viên phát cho từng nhóm.
Bước 3 :
Học sinh tiến hành thảo luận và dán kết quả thảo luận lên bảng. Kết quả
như sau “Lớp học được tổ chức ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng
10
học riêng và không có bảng đen, phấn trắng… lớp học có khoảng 7-8 học sinh;
sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt. Tất cả học sinh đều mặt quần trắng
và áo the dài và đặt biệt là không có học sinh nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế
ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo ; một học sinh
đang đứng cạnh bàn , mặt quây vào thầy, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.” Do
ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh
thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bước 4 :
Giáo viên nhận xét, công bố kết quả phát thưởng và phân tích thêm “Lớp
học trong hình khác với lớp học ngày nay là lớp có ít học sinh, không có phòng
học riêng, không có bảng đen, không có bàn ghế cho thầy và trò. Thay vào đó là
ông thầy ngồi trên bộ ván và học sinh ngồi dưới đất xung quanh. Trên bàn có lọ
mực thay cho phấn trắng, bảng đen. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do ngày xưa
điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua
đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.”
6. TRÒ CHƠI XÁC ĐỊNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ:
Luật chơi như sau: Luật chơi như sau: Giáo viên cũng chia làm 2 đội chơi,
đội chơi nào phất cờ trước đội đó được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được cộng
10 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 10 điểm, đội còn lại được quyền trả lời.
Câu đố như sau:
Vua nào mặt sắt đen sì? mai hắc đế
Ngựa ai phun lửa đầy đồng ? Thánh gióng
Nữ lưu sánh với anh hào những ai ? bà trưng bà triệu
Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha ? Mỵ Châu
Vua Bà lừng lẫy uy danh ? Bà triệu
Bình Khôi chức hiệu được trao cho người ? bà trưng nhị
Đại vương bẻ gãy sừng trâu ? phùng hưng (bố cái đại vương
Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch - Đằng ? yết kiêu
7. TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN AI
Luật chơi như sau: Lắp ghép các nội dung sự kiện lịch sử sao cho phù hợp
Lớp chia làm 2 đội thi, mỗi đội cử 2 đại diện tham gia phần thi này
Cho mỗi đội bốc thăm gói cước gồm 7 sự kiện
Yêu cầu các đội lắp ghép lại cho đúng rồi dán vào bảng của đội mình. Mỗi dự
kiện đúng được 10 điểm. Đội nào lắp ghép được nhiều sự kiện đúng nhất thì đội
đó dành phần thắng.
Thời gian cho các đội thực hiện phần thi này là 1 phút: Hùng Vương
Văn Lang. Đồng. An Dương Vương. Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung Quốc
gồm Hy Lạp và Rô Ma. kim tự tháp. Vùng cửa sộng Tô Lịch Hà Nội. Văn Lang
Triệu Việt Vương. Hát Môn.
1. Ông Vua đầu tiên của nước ta có tên là gì?
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là nhà nước gì?
11
3. Con người tìm ra kim loại đầu tiên bằng gì?
4. Nhà nước Âu lạc do ai làm Vua?
5. Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm :
6. Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm:
7. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở Ai Cập là:
8. Kinh đô của nước Vạn Xuân được đặt ở đâu?
9. Triệu Quang Phục được nhân dân gọi là:
10. Hai bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
Sau khi học sinh lắp ghép các sự kiện song, GV trình chiếu kết quả đúng
1. Ông Vua đầu tiên của nước ta có tên là gì? Hùng Vương
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là nhà nước gì? Nhà nước Văn Lang
3. Con người tìm ra kim loại đầu tiên bằng gì? Đồng
4. Nhà nước Âu lạc do ai làm Vua? An Dương Vương
5.Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm : Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung
Quốc
6. Các quốc gia cổ đại phương Tây: gồm Hy Lạp và Rô Ma
7. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở Ai Cập là: kim tự tháp
8. Kinh đô của nước Vạn Xuân được đặt ở đâu? Vùng cửa sộng Tô Lịch Hà Nội
9. Triệu Quang Phục được nhân dân gọi là Triệu Việt Vương
10. Hai bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Hát Môn
8. TRÒ CHƠI AI LÀ TRIỆU PHÚ
Cách chơi: chia lớp thành 2 đội với các câu hỏi trắc nghiệm, đội nào giơ cờ
trước, đội đó được quyền trả lời. Nếu đội nào trả lời sai thì phải dừng cuộc chơi:
mỗi câu trả lời đúng 10 diểm
Có 10 câu hỏi như sau:
Câu 1. Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X gọi là:
A. Nửa đầu thời kì Bắc thuộc.
B. Nửa cuối thời kì Bắc thuộc.
C. Thời kì Bắc thuộc.
D. Thời kì tự chủ .
Đáp án C
Câu 2. Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh thuế nặng nhất là gì?
A. Thuế rượu và thuế muối.
B. Thuế chợ và thuế đất.
C. Thuế ruộng và thuế thân.
D. Thuế muối và thuế sắt.
Đáp án D
Câu 3. Chính sách cai trị nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc là:
A. Rất tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
B. Giảm thuế và chia ruộng đất cho nhân dân.
C. Không muốn đồng hóa dân tộc ta.
12
D. Tạo đời sống ấm no cho nhân dân ta.
Đáp án A
Câu 4. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở:
A. Cẩm Khê.
B. Mê Linh.
C. Phú Điền.
D. Hát Môn.
Đáp án D
Câu 5. Khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ vào
A. Mùa xuân năm 542
B. Mùa hạ năm 542
C. Mùa thu năm 542
D. Mùa đông năm 542
Đáp án A
Câu 6. Các tôn giáo nào được du nhập vào nước ta thời kì bị đô hộ
A. Phật giáo, Đạo giáo.
B. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
C. Thiên chúa giáo và đạo Tin lành.
D. Nho giáo, Hồi giáo, Đạo giáo .
Đáp án B
Câu 7. Kinh đô của nước Cham – pa đặt ở
A. Hội An - Quảng Nam
B. Trà Kiệu – Quảng Nam.
C. Thượng Lâm – Quảng Nam
D. Sa Huỳnh – Quảng Ngãi.
Đáp án B
Câu 8. Nghệ thuật đặc sắc nhất của Người Chăm là
A. Các bức chạm nổi.
C. Kiến trúc chùa chiền.
B. Nghệ thuật múa.
D. Kiến trúc đền, tháp
Đáp án D
9. TRÒ CHƠI GIẢI MẬT MÃ LỊCH SỬ
Yêu cầu học sinh nêu hiểu biết của em qua tranh ảnh, sau đó đoán thử xem
những tranh ảnh đó nói về sự kiện nào hay nhân vật nào?
Giáo viên đưa ra tranh ảnh hay cho học sinh quan sát.
Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản
Giáo viên nêu cách chơi, chọn 2 bạn học sinh để tham gia cuộc chơi và giáo viên
cho 5 thông tin liên quan trong trương trình học, một học sinh đứng quay về
phía bảng thông tin, một học sinh đứng quay xuống phía lớp. Thông qua tranh
ảnh lịch sử, mà học sinh đứng phía bảng thông tin nhìn vào tranh, mà đưa ra
những kiến thức gợi ý có liên quan để đội mình đoán và trả lời.
Học sinh đứng quay xuống phía dưới lắng nghe gợi ý của bạn mà trả lời sao cho
đúng, trong 5 phút trả lời đúng 5 thông tin trở lên là thắng cuộc, người gợi ý
không nói tiếng anh, không lặp từ.
13
Ảnh số 2:
14
Ảnh số 3:
10. TRÒ CHƠI THI GHI NHỚ SỰ KIỆN
Giáo viên chia lớp thành 2 đội, chọn 5 học sinh tham gia chơi, những em còn lại
cổ động viên, giáo viên chuẩn bị sẵn giấy và bút dạ. Trong một khoảng thời gian
nhất định 5 phút, các học sinh tham gia chơi đội nào điền được nhiều sự kiện
nhất vào bảng sau thì đội đó dành phần thắng.
Thời gian
Sự kiện
Thế kỷ VII TCN
179 TCN
40
42 - 43
192 - 193
248
542
544
550
776 - 791
GV hoàn thành vào bảng trình chiếu sau
Thời gian
Thế kỷ VII TCN
179 TCN
40
Sự kiện
Nước Văn Lang thành lập
Nước Âu Lạc bị Triệu Đà Xâm chiếm
Khởi nghĩa hai bà Trưng bùng nổ
15
42 - 43
192 - 193
248
542
544
550
776 - 791
Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán
Nước Lâm Ấp thành lập
Khởi nghĩa bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ
Nước Vạn Xuân thành lập
Triệu Quang Phục giành độc lập
Khởi nghĩa Phùng Hưng
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Trong năm học này (2017-2018) tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
là sử dụng trò chơi học tập vào giảng dạy môn lịch sử đặc biệt vào tiết ôn tập
cuối năm, tôi thấy đa số các em hiểu bài nhanh, nắm chắc kiến thức, giúp các em
nhớ lâu, tạo nên sự hứng thú, niềm say mê của học sinh trong giờ học. Kết quả
chất lượng bài thi tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Lớp
6A
Sĩ
số
40
Giỏi
SL
9
Khá
%
23
SL
18
TB
%
45
SL
13
Yếu
%
32
SL
0
Kém
%
0
SL
0
%
0
16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Vậy sử dụng trò chơi học tập trong dạy học nói chung, trong tiết ôn tập cả năm
môn lịch sử lớp 6 nói riêng, có vai trò vô cùng quan trọng việc đổi mới phương
pháp dạy học. Giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và có nhiều kinh
nghiệm hơn trong giảng dạy ở các giờ ôn tập, đặc biệt là ôn tập cuối năm.
Sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập đã mang lại hiệu quả cao trong quá
trình dạy và học. Giúp các em phát huy hết khả năng của mình, tích cực chủ
động học tập, làm cho giờ học trở nên sôi động, tạo không khí học tập vui vẻ,
Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, nhớ kiến thức lâu hơn,
học tập hứng thú hơn, học sinh nắm bài chắc hơn, kết quả bài thi cuối năm cao
hơn. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng các giải pháp trên nhưng vẫn
còn nhiều khía cạnh khác chưa nghiên cứu. Đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề
tài được hoàn thiện hơn.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Đề nghị phòng cấp thêm tài liệu có liên quan đến trò chơi học tập, để chúng tôi
có tài kiệu tham khảo.
Đề nghị phòng giáo dục tổ chức các chuyên đề để giáo viên trao đổi các kinh
nghiệm về làm sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA BGH
NHÀ TRƯỜNG
Yên Giang, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của tôi
làm không phải sao chép của người khác
LÊ THỊ VINH
17
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................1
II.
MỤC
ĐÍCH
NGHIÊN
CỨU.............................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................2
B. NỘI DUNG
I.
CƠ
SỞ
LÝ
LUẬN..............................................................................................3
II.THỰC
TRẠNG..................................................................................................3
1.Thực
trạng
chung................................................................................................3
1.1.Đối với giáo viên:............................................................................................3
1.2 Đối với học sinh..............................................................................................4
2. Kết quả thực trạng.............................................................................................4
III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.1. Đối với giáo viên ...........................................................................................4
1.2. Đối với học sinh ........................................................................................... 4
2. Tổ chức thực hiện: ............................................................................................5
2.1. Xác định mục đích trò chơi........................................................................... 5
2.2.
Phân
loại
trò
chơi ...........................................................................................5
2.3. Thiết kế câu hỏi trò chơi................................................................................ 5
2.4 Phổ biến luật chơi ...........................................................................................5
2.5 Thực hiện trò chơi.......................................................................................... 5
2.6 Tổng kết cuộc chơi .........................................................................................6
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM.........................................................................15
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................... 17
I. KẾT LUẬN......................................................................................................17
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 17
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử
- Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
2. Phan Ngọc Liên - Bộ sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7 - Nhà xuất bản Giáo Dục
3. Phan Ngọc Liên - Phương pháp dạy học Lịch Sử - nhà xuất bản Giáo Dục
4. Phan ngọc Liên - sách giáo viên Lịch Sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
5. Nguyễn Hải Châu - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở
môn Lịch Sử - Nhà xuất bản giáo dục
6. Tạ Thị Thùy Anh - Bộ sách hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 6, 7, 8,
9 - Nhà xuất bản đại học sư phạm
7.Trần Vinh Thanh – 910 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử - Nhà xuất bản Đà
Nẵng
19
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG THCS YÊN GIANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG TIẾT LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ LỚP 6
Người thực hiện: Lê Thị Vinh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Giang
SKKN thuộc môn: Lịch Sử
20