Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy trong môn tự nhiên và xã hội lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.87 KB, 23 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết
cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối
quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học,
cùng với Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh
những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách
toàn diện của con người. Trong các hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 2 thì hoạt động tổ chức trò chơi học tập là hoạt động cần thiết, nhằm khắc
sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ngày nay,
giáo viên ở các trường Tiểu học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học với sự
trợ giúp của công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm
Powerpoint để phục vụ việc giảng dạy. Trong bài giảng, trò chơi học tập lại rất
cần thiết, vì trò chơi học tập là một hoạt động nhằm giúp các em hứng thú học
tập, kích thích tư duy sáng tạo để mở rộng hiểu biết của các em. Đồng thời, là
phương pháp, phương tiện rèn luyện kĩ năng, tính mạnh dạn tự tin để hòa nhập
với tập thể và củng cố vững chắc kiến thức. Trò chơi học tập sẽ tăng sự hưng
phấn, khả năng chú ý, kĩ năng quan sát, tư duy của các em, giờ học sẽ thoả mái;
các em vừa chơi mà vừa học. Ở lớp 2, nhận thức của các em thiên về tri giác
trực tiếp đối tượng, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lí
thú thì các em sẽ không nhàm chán và đó là điều kì diệu đối với các em.
Trong thực tế, để tổ chức một tiết Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 không phải
là điều đơn giản, và thiết kế trò chơi phù hợp, sinh động, đáp ứng mục tiêu bài
học lại là việc rất khó khăn đối với giáo viên. Cụ thể ở trường Tiểu học Nguyễn
Bá Ngọc. giáo viên đã rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học như ứng dụng
công nghệ thông tin, chuẩn bị vật thật...song một bài học với rất nhiều tranh ảnh
đẹp, giàu màu sắc thì các em cũng mới chỉ được quan sát, đàm thoại, mô tả...
Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy các em còn mệt mỏi, chưa hứng thú học tập vì thiếu
trò chơi học tập. Có những bài cũng có trò chơi nhưng trò chơi đó chưa phát huy
hết tính năng của nó, hoặc có những trò chơi kéo dài mất thời gian, trò chơi


phức tạp… thì giờ học vẫn không mang lại hiệu quả cao, các em cảm thấy mệt
mỏi, tẻ nhạt. Khi tổ chức tiết học có sử dụng trò chơi học tập, tôi nhận thấy: Trò
chơi học tập có sức thu hút các em vào bài học cao hơn, làm cho bài giảng của

1


giáo viên hấp dẫn, sinh động hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Chính vì lí do trên,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học
tập nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2”
để nghiên cứu, nhằm giúp học sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sôi
nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học đồng thời tích lũy thêm một số phương
pháp dạy học tích cực cho bản thân và đồng nghiệp vận dụng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu phương pháp tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tự nhiên
& Xã hội lớp 2.
- Giới thiệu một số trò chơi học tập phù hợp với nội dung các bài học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
- Giúp các em học tốt, vui vẻ và thoải mái trong giờ học môn Tự nhiên và
Xã hội.
3. Giới hạn đề tài:
Tổ chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2, trường
Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể: Các trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
- Đối tượng: Tổ chức một số trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 2.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp
2 ở trường trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - phường Nam Ngạn - Thành phố

Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giáo viên trong tổ chức trò chơi học
tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2ở trường trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
các trò chơi vận dụng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 2.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận về việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 2.
1.1 Trò chơi học tập là gì?
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh.
1.2 Tác dụng của trò chơi học tập:
- Làm thay đổi hình thức học tập.
- Làm cho không khí học tập trong lớp được thoải mái và dễ chịu hơn.
- Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
- Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn; tiếp thu tự giác và tích cực hơn.
- Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng.
1.3 Các loại trò chơi học tập:
- Trò chơi học tập trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
Nhận biết các vật xung quanh; Đi chợ; Ai gọi tên các bộ phận cơ thể
nhanh nhất; Tập sắp xếp, trang trí góc học tập của bạn; Ai nhanh, ai đúng; A li
ba ba; Lên thực đơn; Ai ứng xử nhanh; Hướng dẫn viên du lịch;....
- Các trò chơi học tập khác
Mở ô cửa bí mật; Ghép chữ vào hình; Giải ô chữ; Hái hoa dân chủ; Đố
vui; Lật hình; Đóng vai- Kể về sự vật; Từ nào đây ( Đó là ai?)...

1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2:
* Mục tiêu: Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 nhằm giúp học sinh:
- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
+ Con người và sức khỏe (Hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan
tiêu hóa ở cơ thể người; Phòng chống cong vẹo cột sống; Giữ vệ sinh ăn uống;
phòng nhiễm giun)...
+ Xã hội: Biết được công việc của các thành viên trong gia đình, nhà
trường; giữ sạch nhà ở, trường học; An toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi
đường...

3


+ Tự nhiên: Biết được cây cối và các con vật có thể sống được ở trên cạn,
dưới nước, trên không; Biết quan sát bầu trời vào ban ngày, ban đêm; Có hiểu
biết sơ lược về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các Vì Sao...
- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
+ Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để
phòng
tránh một số bệnh tật và tai nạn.
+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những
hiểu
biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
* Nhiệm vụ:
Hình thành hệ thống kiến thức cơ bản từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh
phải nắm vững các kiến thức về con người và sức khỏe, tự nhiên, xã hội.Hình
hành cho học sinh tác phong học tập, làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có tinh

thần hợp tác, có ý thức độc lập sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, luôn cẩn thận
kiên trì, tự tin trong cuộc sống.
Hình thành cho học sinh kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân, chăm
sóc và giúp đỡ người thân và bạn bè, có thái độ lịch sự, lễ phép đối với người
lớn, hình thành ý thức bảo vệ tài sản chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường
sống…
* Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2:
- Con người và sức khỏe:
Hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người;
Phòng chống cong vẹo cột sống; Giữ vệ sinh ăn uống;phòng nhiễm giun.
- Xã hội
+ Gia đình: Các thành viên trong gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị em
ruột);

4


Nhà ở và các đồ dùng trong gia đình ( địa chỉ nhà ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học
tập, tiếp khách, bếp, khu vực vệ sinh… và các đồ dùng cần thiết trong nhà); Giữ
gìn nhà ở sạch sẽ; An toàn khi ở nhà ( phòng tránh bỏng, đứt tay chân, điện giật).
+ Trường học: Các thành viên trong nhà trường, các đồ dùng trong lớp
học, giữ lớp học sạch, đẹp.
+ Thôn, xóm, xã hoặc đường, phố, phường nơi đang sống: Phong cách và
hoạt động sinh sống của nhân dân; An toàn giao thông.
- Tự nhiên:
+ Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật phổ biến ( tên
gọi, đặc điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con người).
+ Hiện tượng tự nhiên: Có hiểu biết sơ lược về hình dạng, đặc điểm của
Mặt Trăng và các Vì Sao.
II. Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở

trường trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc phường Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa. Cơ sở vật chất
của nhà trường còn hạn chế. Phòng học được đầu tư trang thiết bị phục vụ việc
giảng dạy và công tác của cán bộ, viên chức của trường. Trường đã mua 13 máy
chiếu và mua sắm nhiều trang thiết bị nghe nhìn:loa, tranh ảnh, máy catset....Tuy
nhiên, nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất của trường vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế của xã hội ngày nay.
2.2.Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, nhiều giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã không ngừng
tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra
một giờ giảng sinh động, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển
tải đến người học. Trước yêu cầu ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng bài
giảng với phương châm rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học bằng
những hoạt động, sản phẩm cụ thể trong dạy học. Chúng ta vẫn thường đưa ra
phương châm hay khẩu hiệu: “Tạo ra một giờ học dân chủ”, hay “Tạo ra một giờ
học thân thiện” và bằng cách này hay cách khác, phương pháp truyền thống hay
hiện đại, đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờ giảng tốt nhất, thân thiện
và dân chủ nhất. Theo điều tra thì 100% học sinh lớp 2 đều thích học những giờ
học có tổ chức trò chơi học tập và các em cảm thấy rất vui. Chất lượng dạy học

5


được nâng cao khi có sự hổ trợ của công nghệ thông tin. Vì thế, sử dụng phương
pháp “trò chơi học tập” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức
truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua
hình thức trò chơi. “Học mà chơi - Chơi mà học” là nội dung bài học được
truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc và dễ hiểu. Năm
học 2016 – 2017, trường có 15 lớp trong đó có 3 lớp 2. Nhà trường tiếp tục chỉ
đạo cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao chất

lượng giảng dạy trong nhà trường. Tổ chức trò chơi học tập, một trong những
hoạt động thu hút và khá hấp dẫn đối với học sinh. Một số giáo viên trẻ tiếp thu
khá nhanh và biết tổ chức bài dạy tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên thường gặp những khó
khăn trong việc tổ chức trò chơi trong giờ học vì sợ mất thời gian, lớp học ồn,
thiết kế và tổ chức không tốt, tốn nhiều công sức, thời gian cho khâu chuẩn bị...
Về các loại trò chơi và hình thức tổ chức chơi trò chơi: Khi giảng dạy môn Tự
nhiên và xã hội, giáo viên chỉ tổ chức một số trò chơi được hướng dẫn trong
sách giáo khoa nhưng cũng rất đơn điệu, cách tổ chức trò chơi chưa phong phú,
chưa có sự sáng tạo, thường sao chép chỉnh sửa của các giáo viên khác hoặc
download từ trên mạng. Giáo viên chưa đầu tư sâu vào bài giảng của mình. Học
sinh thì chưa hứng thú nhiều với môn học.
III. Biện pháp khắc phục:
Bản thân là giáo viên Tiểu học, là tổ trưởng chỉ đạo chuyên môn của tổ,
lại trực tiếp dạy ở khối 2 nhiều năm liền nên tôi thấy rõ được vai trò và trách
nhiệm của mình là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp tổ chức trò chơi học tập là một
trong những phương pháp vô cùng đặc biệt vì sẽ làm cho tiết học sinh động hơn,
thoải mái và dễ chịu hơn. Học sinh thấy vui, hứng thú, nhanh nhẹn, cởi mở hơn,
tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực và chủ động hơn.
Vậy để giờ học có tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao, giáo viên cần hiểu rõ:
3.1. Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học
sinh và có các đặc điểm cơ bản sau:
- Đặc điểm thứ nhất: Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức
và kĩ năng trọng tâm của bài học, hoặc chính là nội dung của bài học.

6


- Đặc điểm thứ hai: Trò chơi học tập phải mang đầy đủ tính chất của một

trò chơi: có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và thi đua giữa các em, các nhóm.
- Đặc điểm thứ ba: Trong khi tổ chức trò chơi giáo viên phải chia lớp
thành nhiều nhóm, các nhóm tự do thảo luận, đóng góp ý kiến,... nên khó tránh
khỏi ồn ào, mất trật tự.
3.2. Chọn trò chơi phù hợp với từng bài học và tổ chức trò chơi hợp lí :
Tổ chức trò chơi học tập tốt, vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo,
vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em. Khi tổ chức trò chơi,
giáo viên không nên lạm dụng thời gian hay tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết
học làm cho học sinh dễ nhàm chán. Các trò chơi phải dễ thực hiện, phù hợp với
đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 2 cũng như điều kiện của trường, lớp và
phải thu hút được tất cả học sinh tham gia. Giáo viên không nên chú trọng đến
chuyện thắng thua, chống biểu hiện cay cú, hơn thua, xích mích, thù hằn lẫn
nhau giữa học sinh. Trò chơi được tổ chức không tốn nhiều thời gian, sức lực
của học sinh. Giáo viên cần khuyến khích học sinh hoạt động tập thể, đề cao tinh
thần đoàn kết, cộng tác, trao đổi, học hỏi cùng tiến bộ; hướng dẫn học sinh thảo
luận ngắn gọn sau mỗi trò chơi để nắm nội dung của bài học.
3.3. Những khó khăn thường gặp khi tổ chức trò chơi và dự kiến
hướng khắc phục:
- Nếu giáo viên không kiểm soát và quản lí chặt chẽ thì trong lúc chơi,
mức độ ồn của lớp sẽ lớn hơn mức độ cho phép. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến
lớp học bên cạnh. Để thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh
tích cực” trong lúc này giáo viên cần hạn chế quát mắng học sinh mà phải lập ra
kế hoạch chống ồn bằng cách thưởng – phạt hợp lí, ghi tên và kiểm điểm những
thành viên vi phạm, tổ trưởng theo dõi, quản lí tổ mình; khuyên bảo và nhắc nhở
bạn mình giữ trật tự thật nghiêm túc.
- Trong lúc chơi trò chơi, việc chia nhóm có thể mất nhiều thời gian, nên
giáo viên cần tìm hiểu năng lực của học sinh, quy định về cách tạo nhóm 2, 4,
6..., giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ, nhóm. Có thể lúc đầu
cần sự hướng dẫn của giáo viên, sau sẽ dần đi vào nề nếp và công việc sẽ diễn ra
nhanh chóng khẩn trương.

- Soạn bài có áp dụng trò chơi học tập sẽ tốn nhiều công sức và thời gian,
nhưng để chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho trò chơi trên lớp lại càng khó

7


khăn hơn. Giáo viên nên giao cho mỗi giáo viên, học sinh trong khối ( khi cần
thiết) chuẩn bị và đảm nhận một vài đồ dùng thì số lượng đồ dùng dạy học có
thể dùng chung cho cả khối.
3.4. Cách xây dựng và cách tiến hành trò chơi học tập:
+ Cách xây dựng một trò chơi học tập: Giáo viên có thể tổ chức bất kì
hoạt động nào thành trò chơi học tập bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bản
sau:
Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm; Có
quy định thưởng, phạt; Có cách chơi rõ ràng; Có cách tính điểm.
+ Cách tiến hành tổ chức trò chơi học tập:
- Bước 1: Nêu tên trò chơi, giải thích ý nghĩa của trò chơi; Chia đội chơi
và đặt tên cho đội chơi.
- Bước 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi. Hiệu lệnh, cách thức làm việc của
mỗi thành viên tham gia trò chơi; Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá.
- Bước 3: Tiến hành chơi: Ra hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt
tiến hành.
Trong quá trình học sinh chơi, giáo viên quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các
thành viên về cách chơi. Giáo viên có thể cho học sinh:
◦ Chơi thử ( đối với những trò chơi mới, lạ) nhằm giúp học sinh hiểu cách
chơi.
◦ Chơi thật
- Bước 4: Tổng kết trò chơi
◦ Giáo viên kiểm tra kết quả, đánh giá.
◦ Nên đánh giá theo yêu cầu: Đúng, nhanh (đẹp).

◦ Tính kết quả của từng nhóm và công bố kết quả.
◦ Nhận xét thái độ của người tham gia chơi và rút kinh nghiệm.
◦ Thưởng, phạt (tuyên dương)
◦ Kết thúc: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trò chơi
hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi.
+ Hình thức tổ chức trò chơi học tập:

8


Vì trò chơi học tập phải thu hút đa số học sinh tham gia, mang tính thi
đua, nội dung trò chơi gắn với nội dung bài học, giáo viên cần cho cả lớp cùng
chơi. Thường thì giáo viên chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho đội là A, B khi tổ
chức trò chơi đóng vai, tiếp sức. Hình thức chơi tùy thuộc vào từng loại trò chơi,
mục đích của trò chơi đó, điều kiện của lớp học, ta có thể tổ chức cho học sinh
chơi theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là chia đội:
- Chia đội theo tổ: Mỗi tổ là một đội, đặt tên cho đội là dựa vào nội dung
bài học:
- Chia đội theo giới tính: Đội Nam và đội Nữ, mỗi đội gồm 5 thành viên.
IV. Tiến hành thực nghiệm:
Theo tính chất của bài học, tôi đã sắp xếp trò chơi theo 4 dạng: Trò chơi
dùng để khởi động trước khi vào bài mới; dạy bài mới; Củng cố kiến thức sau
mỗi tiết học và trò chơi phục vụ ôn tập chủ đề.
4.1 Các trò chơi mang tính chất khởi động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài
cũ và bài mới.
- Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên cần sử dụng hệ thống trò chơi tạo không
khí thoải mái. Từ một số trò chơi tạo nền, giáo viên giới thiệu bài mới. Ở dạng
này tôi đã hệ thống được một số trò chơi sau: Alibaba; Con công hay múa; Chim
bay cò bay; Vật tay; Làm theo cô nói, không làm theo cô làm...
Trò chơi "Làm theo cô nói, không làm theo cô làm."

* Mục tiêu: - Học sinh phản ứng nhanh.
- Rèn sự nhanh tay nhanh mắt.
* Tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu: Làm theo cô nói không làm theo cô làm
là: Khi cô nói A, cô làm B, các em phải làm là A ai làm theo B là thua cuộc.
* Luật chơi: Khi giáo viên hô bắt đầu thì học sinh làm theo hiệu lệnh của giáo
viên không được bắt chước hành động của giáo viên. Ai làm sai sẽ thua cuộc.
* Trò chơi này được áp dụng cho các bài sau: Cơ quan tiêu hóa; Cây sống ở
đâu?....
Ví dụ ở bài Bài 5: Cơ quan tiêu hóa.
- Trước khi vào bài giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Làm theo tôi nói không
làm theo tôi làm. Trò chơi gồm 3 động tác:

9


- Giáo viên quy ước:
+ Giáo viên nói "nhập khẩu" tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa
thức ăn vào miệng)
+ Giáo viên nói "vận chuyển" tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống
ngực (Thể hiện đường đi của thức ăn).
+ Giáo viên nói "Chế biến" Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn
(Thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non).
- Giáo viên cho học sinh thực hành thao tác nhập khẩu, vận chuyển, chế biến.
- Giáo viên cho học sinh chơi:
◦ Lần 1: Vừa hô vừa làm động tác; HS làm theo.
◦ Lần 2: GV không hô, chỉ làm động tác; HS hô và làm theo.
◦ Lần 3 GV chỉ hô, không làm động tác; HS làm động tác theo khẩu lệnh
của GV.
◦ Lần 4: GV vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác;
HS phải làm theo khẩu lệnh, không làm theo động tác của GV. Trò chơi tiếp tục

khoảng 2 phút thì dừng.
Tranh minh họa cho trò chơi
4.2 Một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung
kiến thức bài học:
Đi vào bài mới, tôi đã hệ thống một số trò chơi giúp học sinh tự lĩnh hội
kiến thức mới. Đó là: “Nhận biết đối tượng” gồm các trò chơi Đóng vai - Kể về
sự vật; Đố bạn con gì; Từ nào đây; Đó là ai; Ai biết nhiều hơn; Kể nhanh kể
đúng...
- Trò chơi: Đóng vai - kể về sự vật:
* Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vật
mình đã và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại
sự vật.
* Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật).
Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó.

10


- Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 của nhóm A nói
giới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh một ở nhóm B nói
tiếp. Học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói...
Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở nhóm B không
nói được sẽ nói "Em cần sự trợ giúp của cô giáo". Giáo viên gợi mở giúp học
sinh mô tả tiếp.
Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó sẽ bị 1
điểm trừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc.
* Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau:
Bài 12: Đồ dùng trong gia đình.
Bài 24: Cây sống ở đâu?
Bài 25: Một số loài cây sống ở trên cạn.

Bài 26: Một số loài cây cây sống ở dưới nước.
Bài 27: Loài vật sống ở đâu?
Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn.
Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước.
* Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 24: Cây sống ở đâu?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc cây thật mà em vừa
đem tới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời của cây đó để mô tả, giới thiệu về
tên của cây, nơi sống của cây mà em quan sát được.
* Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi.
Ví dụ: Học sinh 1 ở nhóm A đứng dậy nói tên một loại cây
Học sinh 1 ở nhóm B đứng dây nói nhanh về đăc điểm và nơi sống của cây đó.
- Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp.
(Lưu ý : Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự giới thiệu về sự
vật của học sinh. Cho dù học sinh đó nói không đúng về tên cây hoặc nơi sống
của cây thì khi chốt kiến thức giáo viên mới sửa sai cho học sinh).

11


Hình ảnh một số loài cây minh họa cho trò chơi
- Trò chơi: Từ nào đây?( Đó là ai?)
* Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức về Các thành viên trong nhà trường,
Cuộc sống xung quanh, Mặt trời, Mặt trời và phương hướng; Mặt Trăng và các
vì sao.
* Chuẩn bị:Giáo viên chép sẵn một số đoạn văn hoặc câu văn đã điền sẵn sự
việc cần giới thiệu lên bảng, các sự vật được che lại bởi các thẻ có đánh số: 1, 2,
3, 4.
- Các sự vật cần điền chép sẵn bảng phụ
* Cách chơi: - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? là trò chơi mà các em có nhiệm vụ

chọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa.
* Luật chơi: Học sinh đọc thầm nội dung đoạn cần tìm hiểu. Khi có hiệu lệnh
bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí từ trong đoạn
vào bảng con. Sau thời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên
giúp học sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi
khi bỏ một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những học

12


sinh có đáp án đúng.(Sau trò chơi giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn tìm
hiểu nội dung đoạn điền đó).
* Trò chơi được vận dụng vào các bài:
Bài 16:Các thành viên trong nhà trường.
Bài 21; 22: Cuộc sống xung quanh.
Bài 31: Mặt Trời.
Bài 32: Mặt Trời và phương hướng.
Bài 64: Mặt Trăng và các vì sao.
Ví dụ: ở bài 16: Các thành viên trong nhà trường.
* Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn các từ:
. Hiệu trưởng.
. Cô ( Thầy giáo).
. Học sinh.
. Bác lao công. . .....
. Các từ này được viết không theo trật tự vào các miếng bìa.
* Cách chơi: Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây là trò chơi mà các em có nhiệm
vụ điền các từ cho trước vào chỗ trống cho hợp nghĩa.
- Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy một tấm bìa
gắn vào sau lưng HS A( HS A không được biết trên tấm bìa viết gì).
- Các HS khác sẽ nói các thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? Ở đâu?

Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với từ ghi trên tấm bìa.
Ví dụ: Tấm bìa viết “ Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói:
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm việc ở sân trường hoặc vườn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc sau buổi học.
HS A phải đoán : Đó là bác lao công.
Nếu 3 HS khác đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán được người đó là
ai thì sẽ bị phạt. HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói sai thông tin cũng sẽ bị
phạt.

13


- Giáo viên khen học sinh làm đúng. (Sau khi kết thúc cuộc chơi học sinh có
được các thông tin về các thành viên trong nhà trường và công việc của họ).
Hình ảnh minh họa cho bài học

4.3 Nhóm trò chơi dùng để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học
- Khi dạy xong một bài Tự nhiên - Xã hội, để giúp các em khắc sâu về nội
dung kiến thức bài học mà không mang tính chất tự luận, giảng giải hay nhắc
lại. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Trò chơi này sẽ có tác
dụng giúp cho các em hiểu sâu, nhớ lâu, khó quên bài. Đó là các trò chơi: Ghép
hình; Tiếp sức; Tôi là ai?; .....
- Trò chơi: Ghép hình.
* Mục tiêu: - Củng cố tên gọi một số xương và khớp xương của cơ thể người
hoặc nhận biết vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể. Sự khác biệt giữa làng
quê, đô thị...
- Rèn kĩ năng xếp hình và khả năng nhanh nhạy óc phản xạ tốt.
* Chuẩn bị: - 2 bộ tranh về bộ xương hoặc 2 bộ tranh về hệ cơ đã được cắt rời.
- Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa.

* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 2 nhóm tuỳ theo số lượng
các miếng ghép chuẩn bị được).
- Giáo viên nêu yêu cầu: Ghép hình là trò chơi yêu cầu các đội phải tìm các
miếng bìa cho phù hợp để ghép nhanh thành tranh bộ xương hoặc tranh về Hệ cơ

14


- Luật chơi: Sau khi giáo viên hô bắt đầu thì tất cả học sinh thứ 1 của mỗi nhóm
chạy lên lựa chọn miếng ghép cho nhóm mình. Tiếp đó học sinh chạy về cuối
hàng của nhóm để học sinh thứ 2 chọn miếng ghép tiếp theo...Trò chơi cứ thế
tiếp tục cho đến khi miếng ghép cuối cùng được gắn. Đội nào gắn đẹp, nhanh
đúng là đội thắng cuộc.
* Trò chơi được áp dụng cho các bài:
Bài 2: Bộ xương.
Bài 3: Hệ cơ.
Bài 10: Ôn tập : Con người và sức khoẻ.
Bài 23: Ôn tập về xã hội.
Bài 34 + 35: Ôn tập : Tự nhiên.
Ví dụ: ở bài 2: Bộ xương
* Chuẩn bị: - 2 bộ tranh bộ xương cơ thể đã được cắt rời
- Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa.
* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
- Giáo viên phổ biến luật chơi và nêu yêu cầu chơi.
- Học sinh gắn các miếng ghép các hình xương để tạo thành bộ xương của cơ
thể.
- Giáo viên bình chọn nhóm thắng cuộc.
Kết thúc trò chơi học sinh được củng cố khắc sâu về tên gọi một số xương và
khớp xương của cơ thể.
- Trò chơi: Tôi là ai?

* Mục tiêu: Củng cố tên các con vật, cây cối hoặc các loài hoa các thành viên
trong gia đình. Học sinh gọi được tên của sự vật hoặc người .
* Chuẩn bị: Từ 5 - 7 vương miện. Mỗi vương miện có dán 1 băng chữ ghi sẵn
tên của người hoặc sự vật đó.
* Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu: Tôi là ai là trò chơi yêu cầu các em đặt
câu hỏi giúp bạn đeo vương miện nhận ra mình là ai.
- Luật chơi: Giáo viên chọn từ 5 -7 học sinh lên bảng đứng thành hàng. Giáo
viên treo những vương miện cho học sinh song lưu ý không được để học sinh

15


nhìn thấy dòng chữ trên vương miện. Các học sinh bên dưới xung phong gợi ý
cho bạn, ai gợi ý mà bạn đeo vương miện không nhận ra mình hoặc không gợi ý
được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
(Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để có số lượng vương miện và
dòng chữ trên vương miện phù hợp).
Ví dụ: Bài 11: Gia đình
* Chuẩn bị: 5 vương miện có các dòng chữ: Ông , bà , bố, mẹ, con.
* Cách chơi:
- Giáo viên nêu vấn đề: Chơi trò chơi: "Tôi là ai"
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh dưới gợi ý giúp cho học sinh đeo vương
miện nhận ra mình là ai và nói được tên mình. Ai không gợi ý được hoặc gợi ý
mà bạn đeo vương miện nói sai tên mình là người thua cuộc.
- Giáo viên đeo vương miện cho 5 học sinh (lưu ý 5 học sinh này không được
nhìn thấy dòng chữ của vương miện).
- Sau khi giáo viên hô: "Trò chơi bắt đầu" thì chỉ định học sinh gợi ý:
Ví dụ:

+ Với bạn đeo vương miện "ông".

?/ Bạn đang đóng vai một người đàn ông sinh ra bố của bạn.
Học sinh đeo vương miện nói: Tớ biết tớ đang đóng vai "ông ".

+ Với bạn đeo vương miện "mẹ".
?/Bạn đang đóng vai một người đàn bà sinh ra bạn.
Tớ đóng vai "mẹ" phải không bạn?
Đúng rồi!.......
+ Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết 5 vương miện.
- Kết thúc trò chơi: HS biết được các thành viên trong gia đình.

16


Tranh minh họa cho trò chơi bài: Gia đình
4.4. Nhóm trò chơi phục vụ ôn tập chủ đề:
Đối với các bài ôn tập chủ đề là những bài các em cần nhớ lại những gì
đã được học. Trong những tiết học này tôi thường tổ chức các trò chơi nhằm tái
hiện nội dung kiến thức đã học mà không thấy nhàm chán. Đó là các trò chơi:
Giải câu đố; Hái hoa dân chủ; triễn lãm; Ô chữ kì diệu; ....
Trò chơi ô chữ:
a. Mục tiêu: Dùng để khởi động đầu giờ học, kiểm tra bài cũ sau khi học
xong một chương, một phần hay củng cố các kiến thức, ôn tập. Kích thích hứng
thú học tập, huy động tất cả mọi đối tượng học sinh cùng tham gia.
b. Chuẩn bị: Ô chữ và nội dung các câu hỏi để tìm ra ô chữ.
c. Cách chơi:
- Giới thiệu tên trò chơi
- Chia lớp 3 đội chơi (mỗi tổ 1 đội), cho các em tự đặt tên đội.
- Nêu cách chơi:
+ Trên màn hình có các hàng ô chữ. Các ô chữ này liên quan đến ô chữ
hàng dọc. Các đội thi đua tìm ô hàng dọc bí ẩn này.

+ Để tìm được đáp án ở ô hàng dọc, các đội tham gia trả lời các câu hỏi
gợi ý. Mỗi hàng ô chữ ứng với một câu hỏi, mỗi đội lựa chọn câu hỏi để trả lời,
thời gian suy nghỉ là 25 giây. Nếu trả lời đúng thì sẽ ghi được 20 điểm cho đội
của mình và các ô chữ sẽ hiện lên đáp án, nếu trả lời sai thì đội bạn sẽ được
quyền trả lời (trả lồi đúng chỉ được 15 điểm). Nếu không có đội nào trả lời đúng
thì ô chữ không được lật lên.

17


Sau khi trả lời 1 số câu các em có quyền ra tín hiệu trả lơi ô hàng dọc (giơ
cờ đỏ). Nếu trả lời đúng đội em sẽ dành toàn bộ số điểm của các câu còn lại, nếu
trả lời sai, em sẽ mất quyền tham gia tiếp. Sau khi kết thúc trò chơi đội nào trả
lời được ô hàng dọc thì đội đó thắng cuộc, không có đội nào ô hàng dọc thì đội
cao điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.
- Tiến hành chơi.
- Tổng kết trò chơi.
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Ví dụ: Bài 23. Ôn tập: Xã hội
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội. Rèn kĩ năng tư
duy, khả năng phán đoán, tạo cơ hội cho học sinh nội dung cơ bản trong các bài
học.
* Chuẩn bị: Ô chữ và nội dung các câu hỏi để tìm ra ô chữ.
* Cách chơi:
- Giới thiệu tên trò chơi
- Chia lớp 3 đội chơi (mỗi tổ 1 đội), cho các em tự đặt tên đội.
- Nêu cách chơi:
+ Trên màn hình có các hàng ô chữ. Các ô chữ này liên quan đến ô chữ
hàng dọc. Các đội thi đua tìm ô hàng dọc bí ẩn này.
+ Để tìm được đáp án ở ô hàng dọc, các đội tham gia trả lời các câu hỏi

gợi ý. Mỗi hàng ô chữ ứng với một câu hỏi, mỗi đội lựa chọn câu hỏi để trả lời,
thời gian suy nghỉ là 25 giây. Nếu trả lời đúng thì sẽ ghi được 20 điểm cho đội
của mình và các ô chữ sẽ hiện lên đáp án, nếu trả lời sai thì đội bạn sẽ được
quyền trả lời (trả lồi đúng chỉ được 15 điểm). Nếu không có đội nào trả lời đúng
thì ô chữ không được lật lên.
Sau khi trả lời 1 số câu các em có quyền ra tín hiệu trả lơi ô hàng dọc (giơ
cờ đỏ). Nếu trả lời đúng đội em sẽ dành toàn bộ số điểm của các câu còn lại, nếu
trả lời sai, em sẽ mất quyền tham gia tiếp. Sau khi kết thúc trò chơi đội nào trả
lời được ô hàng dọc thì đội đó thắng cuộc, không có đội nào ô hàng dọc thì đội
cao điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.

18


+ Hàng ngang số 1: (Gồm 6 chữ cái) Đây là một đồ dùng học tập, làm
bằng gỗ có ruột màu đèn và luôn đi kèm với cục gom. Hãy cho biết, đồ dùng
này có tên gọi là gì? ( Bút chì)
+ Hàng ngang số 2: ( Gồm 4 chữ cái) Nơi sống và làm việc của mọi người
trong gia đình gọi là gì? ( Nhà ở)
+ Hàng ngang số 3: ( Gồm 6 chữ cái) Đây là một đồ dùng trong gia đình,
thường có dạng hình chữ nhật, rất lạnh và để trong nhà bếp, có tác dụng để thức
ăn tươi, mát, không bị ôi thiêu. Hãy cho biết tên của đồ dùng này là gì? ( Tủ
lạnh)
+ Hàng ngang số 4: ( Gồm 7 chữ cái) Mỗi người sinh ra đều có bố, mẹ và
người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà gọi là gì? ( Gia Đình)
+ Hàng ngang số 5: ( Gồm 10 chữ cái) Ô nông thôn, đường không có vỉa
hè em phải đi phía bên phải và đi như thế nào? ( Đi sát lề đường)
+ Hàng ngang số 6: ( Gồm 7 chữ cái) Trên đường có tín hiệu đèn gì,
người tham gia giao thông được phép đi nhanh. ( Đèn xanh)
+ Hàng ngang số 7:( Gồm 5 chữ cái) Tên đầy đủ của nước ta là Nước

Cộng hoà.............chủ nghĩa Việt Nam. Hãy điền từ còn thiếu vào dấu ....... ( Xã
hội)
+ Hàng ngang số 8: (Gồm 6 chữ cái) Trường hợp, đồ vật trong nhà bị
cháy hoặc bị nổ, mọi người thường gọi 114. Số 114 là số điện thoại của lực
lượng nào?( Cứu hỏa)
.
+ Hàng ngang số 9: (Gồm 4 chữ cái) Khi ....trong thành phố, em phải đi
trên vỉa hè, qua đường phải đi theo đèn tín hiệu và đi theo vạch quy định. Hãy
điền từ còn thiếu vào dấu .... ( Đi bộ)
+ Hàng ngang số 10: (Gồm 6 chữ cái) Giáo viên dạy các em mà là nữ thì
em gọi là gì? ( Cô giáo)
+ Từ hàng dọc: Chủ đề xã hội
- Tiến hành chơi.
- Tổng kết trò chơi.
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
V. Kết quả thực nghiệm:

19


Sau gần một năm áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập vào dạy
thực nghiệm ở môn Tự nhiên & Xã hội trong lớp 2B, tôi thực sự hài lòng với kết
quả học tập của học sinh lớp mình phụ trách. Giờ học trở nên sinh động hơn, sôi
nổi hơn, học sinh rất hứng thú, say mê học tập hơn. Bầu không khí căng thẳng
trong giờ học đã được xua tan.Thay vào đó là một ấn tượng mới về bài học mà
chính ấn tượng đó sẽ giúp các em nhớ kĩ, nhớ lâu kiến thức của mỗi bài học.
Chưa có hiện tượng học sinh ngủ gật trong giờ học. Học sinh bước vào giờ học
với tâm trạng thoải mái, thích thú.
Kết quả thu được:
Nội dung

1. Thích học môn Tự nhiên - Xã hội.
2. Không thích học môn Tự nhiên Xã hội.
3. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là:
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện
tuần tự các lệnh trong sách giáo khoa.
Một giờ mà em thích nhất vì em cảm
thấy thoải mái “Học mà chơi, chơi mà
học”.

Kết quả
Trước khi
Sau khi vận dụng
Sĩ số vận dụng
PP
PP
SL %
SL
%
35
18 51,4
32
91,4
35

10

28,6

2


5,7

35

18

51,4

35

100

35

14

40

0

0

35

17

48,6

35


100

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy dù là phương pháp
đặc trưng nhưng giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội
bằng phương pháp quan sát mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối hợp
nhịp nhàng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó có phương pháp tổ
chức trò chơi để tránh nhàm chán. Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất
cho dạy học nói chung và dạy Tự nhiên và Xã hội nói riêng.
Phương pháp tổ chức trò chơi học tập đã góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao lòng say mê, sự ham thích học tập, khích lệ học sinh tích cực tham gia
vào hoạt động học tập. Biết được cách tổ chức trò chơi học tập, giáo viên chủ
động hơn trong việc tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học của mình và đặc

20


biệt có tác động đến giáo viên, làm cho giáo viên yêu thích công việc dạy học và
tiếp tục đẩy mạnh chất lượng dạy học trong nhà trường. Từ đó, giáo viên có thể
linh hoạt thể hiện phong cách của mình và sáng tạo thêm. Những năm gần đây
đã cho thấy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng công nghệ
thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những tín hiệu vui, khích
lệ sự mạnh dạn hơn nữa đối với bản thân người giáo viên, đem lại hứng thú học
tập cho các em học sinh. Tuy nhiên để có một giáo án hay hấp dẫn, đòi hỏi
người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn bài, sáng tạo hơn.
Các nhà quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên
học tập, giao lưu với trường bạn để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong giảng
dạy để công tác giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn. Được như vậy,
hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh sẽ ngày một nâng cao.

Giáo viên luôn luôn phải có tâm huyết với nghề, chịu khó đầu tư, tìm tòi sáng
tạo, chuẩn bị tốt các khâu từ đồ dùng cho đến tổ chức các trò chơi sao cho phù
hợp với mục tiêu đặt ra của mỗi bài họ. Để làm được tất cả những điều trên,
trước hết người giáo viên phải:
- Tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi cập nhật vấn đề mới của xã hội.
- Khơi dậy lòng say mê, thích học hỏi của học sinh, làm cho học sinh cảm
thấy thực sự yêu trường, yêu thích học tập không nên gò ép các em theo một
khuôn thước nhất định. Biết trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
- Phối hợp tốt các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống vào dạy
học. Ưu tiên cho phương pháp trò chơi song khi sử dụng phương pháp này mỗi
giáo viên cần lưu ý:
+ Trò chơi phải góp phần thực hiện mục tiêu bài dạy
+ Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ phù hợp với đối tượng học sinh cả về
thẩm mĩ và nội dung.
+ Không nên tổ chức kéo dài trò chơi sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức. Cần
biết tổ chức cho khéo trò chơi học tập để mang đúng nghĩa “Học mà chơi- Chơi
mà học.” Tránh sự thái quá.
+ Trò chơi chỉ áp dụng với mỗi bài 1 lần. Nếu là trò chơi khám phá kiến
thức nội dung bài cần được ít nhất 3/4 số lượng học sinh tham gia.
+ Tránh hiện tượng chỉ có một nhóm học sinh giỏi tham gia.

21


Trong quá trình vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi vào dạy môn Tự
nhiên & Xã hội lớp 2, tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi
nó phù hợp với tâm lí của học sinh. Do năng lực và thời gian có hạn nên đề
tài“Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả
bài dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.”của tôi sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của

các đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp, các nghành để đề tài này được
hoàn thiện hơn và đưa vào vận dụng trong giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Lê Thị Phương

2. MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

22


A: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3.Giới hạn đề tài
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
B: Giải quyết vấn đề

I. Cơ sở lý luận.….
II. Thực trạng việc tổ chức trò chơi….
III. Biện pháp khắc phục
IV. Tiến hành thực nghiệm
V. Kết quả thực nghiệm
C. Kết luận và đề xuất

1
2
2
2
2
2
3
5
6
9
20
20

23



×