Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa lam sơn trên quê hương lang chánh thông qua hoạt động ngoại khóa môn lịch sử cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Mục

Trang
1
1
2
2
2
2

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Tổ chức dạy học lồng ghép cho học sinh tìm hiểu về những
đóng góp của nhân dân Lang Chánh cũng như những địa danh, tên
đất, tên làng ghi dấu chân của nghĩa quân Lam Sơn

3
3
4
6
7

a. Tìm hiểu về những đóng góp to lớn của đất và người Lang
Chánh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428)

7

b. Những địa danh in dấu chân của nghĩa quân Lam Sơn trên quê


hương Lang Chánh
3.2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các giá trị lịch sử- văn
hóa...
3.3. Tổ chức các trò chơi, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến
Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn và địa phương Lang Chánh
3.4. Tập trung huy động mọi nguồn lực, làm tốt công tác bảo tồn,
trùng tu tôn tạo các di tích...
3.5. Đầu tư, khai thác di sản lịch sử-văn hóa để phát triển du lịch...

8

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những điểm mới của SKKN

13
14
15
16

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. Kết luận, kiến nghị

16

1. Kết luận


18

2. Kiến nghị

18

18


I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Lang Chánh là một huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa, hiện có 11 xã và
thị trấn, là một vùng đất cổ, có quá trình giao thoa, tiếp biến và hội nhập về văn
hóa lâu đời giữa các tộc người, tiêu biểu như người Thái, người Mường, sau này
là người Kinh, đã tạo nên văn hóa Thái - Mường Lang Chánh với những sắc thái
riêng.
Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, đặc biệt trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), đất và người Lang Chánh vô cùng tự
hào, vì đã có những đóng góp cực kỳ to lớn, vùng rừng núi Pù Rinh đã trở thành
căn cứ địa quan trọng thứ hai của cuộc khởi nghĩa, nơi nghĩa quân Lam Sơn 3
lần rút quân lên để bảo toàn và củng cố lực lượng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại
cuối cùng của cuộc khởi nghĩa.
Vì vậy, ngày nay, mỗi ngọn núi, dòng sông, con suối, bản làng của Lang
Chánh vẫn còn in đậm dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày gian
khổ, hào hùng. Nhiều địa danh do Lê Lợi đặt tên, nhiều sự tích, truyền thuyết
dân gian vẫn còn lưu giữ, trao truyền. Đặc biệt, 3 cụm di tích- danh thắng có liên
quan tới anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, đã được xếp hạng di
tích- danh thắng cấp Tỉnh, đó là: Thác Ma Hao- Bản Năng Cát, Chùa Mèo và
Thác Huối Láu.

Những người con Lang Chánh luôn ý thức đầy đủ và sâu sắc, đây là niềm
tự hào, là những di sản lịch sử- văn hóa vô giá, đã và đang trở thành nguồn lực
quan trọng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương trong giai đoạn
hiện nay.
Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại, đất nước ngày càng phát triển
các em học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều cái hay cái đẹp nhưng cũng cần
cho các em biết do đâu mà các em có điều đó. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Tìm hiểu Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn trên quê hương Lang Chánh thông qua
hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử” qua việc tìm hiểu về Cuộc Khởi nghĩa
Lam Sơn tại địa phương Lang Chánh giúp cho học sinh biết được những đau
thương mất mát do kẻ thù đã gây ra cho đất nước ta và những mất mát, hi sinh
của người dân để giành được thắng lợi cuối cùng, đồng thời cũng qua đó nâng
cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tạo cho bản thân các em ý chí kiên cường
hơn trong cuộc sống và quan trọng hơn là giáo dục cho thế hệ học sinh hiểu rõ
hơn về văn hóa của đất nước cũng như bề dày lịch sử của dân tộc để tự hào hơn
về đất nước Việt Nam, tự hào về quê hương của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc hiểu biết về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn của
học sinh Trường THCS Thị trấn Lang Chánh, đưa ra phương pháp nhằm kích
thích sự hứng thú trong học tập ở các em, nhất là khi được tìm hiểu thực tế, từ
đó đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn tại Lang Chánh, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước cho các em học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các sự kiện, các địa danh gắn liền với Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn trên quê
hương Lang Chánh
4. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu tài liệu
*Thu thập dữ liệu trên thực địa.
(1) Quan sát khoa học
(2) Điều tra hiểu biết về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn của các em học sinh trường
THCS Thị trấn Lang Chánh bằng phiếu điều tra.
(3) Phỏng vấn phụ huynh của một số em học sinh.
(4) Quay camera, chụp ảnh các em học sinh Trường THCS Thị trấn Lang Chánh
thăm quan thác Ma Hao, chùa Mèo,…
(5) Thống kê số liệu
(6) Theo dõi, ghi chép sự thay đổi nhận thức của các em
(7) Khảo sát thực địa một số vấn đề liên quan
5. Những điểm mới của SKKN
Tìm hiểu về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại quê hương Lang Chánh nhằm
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, đạo đức,
lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội là một
hoạt động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay.
Do không trực tiếp quan sát các sự kiện trong cuộc khởi nghĩa nên
phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho các
em học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Tiếp cận với các di tích của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh các
em được rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông
tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có
trong các di sản văn hóa. Đến với thác Ma Hao, chùa Mèo,… các em được tham
quan thực tế, hay những ảnh chụp tư liệu và những thông tin từ bà con địa
phương, trên cơ sở đó có thể thu thập, tổng hợp các thông tin, đối chiếu với kiến
thức đã học để từ đó giải thích về sự xuất hiện và giá trị của khu thác Ma Hao,
3


chùa Mèo,… liên hệ với thực tiễn để các em biết được những gì đã diễn ra trong

quá khứ, những đóng góp của nhân dân Lang Chánh trong cuộc khởi nghĩa.
Trong quá trình tiếp cận với di sản của cuộc khởi nghĩa tại quê hương,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Lịch sử, các sự kiện, các giá trị ẩn
chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ
trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và các em sẽ có hứng thú với chúng, từ đó
các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp
nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt
hơn. Từ đó thêm yêu quê hương, đất nước, dân tộc mình.
Đề tài được áp dụng trong các tiết hoạt động ngoại khóa sẽ gây được sự
hứng thú cho các em học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn so với các
tiết học truyền thống trên lớp.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân
Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho
nước Đại Việt và thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh
Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan
(1426-1427).
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí
hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân
Chú... tất cả 19 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn,
xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm
lược nhà Minh cứu nước.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa, trong đó có quê hương Lang
Chánh là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực
lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường
chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải
rút chạy lên núi Chí Linh (thuộc địa bàn huyện Lang Chánh) những năm 1418,

1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở
núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương,
người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả
làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được
chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở
đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết…

4


Hơn 600 năm đã qua, nhưng bài học của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê
Lợi lãnh đạo đã cho thấy một thiên tài kiệt xuất về quân sự, chính trị, ngoại giao
được kết tinh bởi sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc đã làm nên những thắng
lợi vang dội. Di sản tư tưởng của Lê Lợi và những nhà lãnh đạo của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn vẫn còn sống động trong lịch sử dân tộc. Đó là tư tưởng đại
đoàn kết toàn dân, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí nhân và đại
nghĩa để thắng hung tàn, cường bạo. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng mà bắt đầu
từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã viết nên bản anh hùng ca vĩ
đại và là bài học quý giá cho các thế hệ.
Tìm hiểu về Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh khích lệ sự tò mò,
ham hiểu biết, mong muốn được tìm đến tận nơi để tham quan, tìm hiểu. Ngoài
những vấn đề được đưa vào bài học giáo viên cung cấp thêm cho học sinh
những hiểu biết khác đặc biệt là về địa phương nơi các em đang sống. Qua
những giờ dạy, các em hào hứng, sôi nổi học tập thông qua đó giáo dục tư
tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh và cho giáo viên. Nó
có vị trí quan trọng trong việc hình thành lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt
Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên
ở ngay trong làng xóm thân yêu trong địa phương của mình khi đấu tranh chống
kẻ thù xâm lược. Giáo viên và học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế,
văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong trường trung học cơ
sở và trung học phổ thông sa sút nhiều, gây nỗi lo âu trong xã hội. Học sinh
chán môn Lịch sử, không thích học Lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện.
Nếu đưa vào môn học bắt buộc thì điểm số rất thấp. Nếu đưa vào môn tự chọn
thì hầu hết đều không chọn môn Lịch sử. Học hết cấp phổ thông mà hiểu biết
lịch sử của phần lớn học sinh rất lờ mờ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân
vật anh hùng tiêu biểu cũng nhớ sai. Thực tế trên khiến nhiều người lo ngại về
tình trạng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường, dường như đang có những
dấu hiệu “xuống cấp” nghiêm trọng. Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ rất khó để
tái hiện cho học sinh.
Lang Chánh một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế
nhưng rất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng cùng với những danh lam thắng
cảnh đẹp gắn liền với những di tích lịch sử từ bao đời nay. Với ba dân tộc chủ
yếu là Mường, Thái, Kinh, đồng bào các dân tộc sinh sống trên Lang Chánh
luôn yêu thương, đoàn kết và mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như
cần cù, thông minh, siêng năng, chịu khó. Là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của
quê hương Lang Chánh, các em cũng cần có những hiểu biêt nhất định về những
5


nét đẹp văn hóa của địa phương mình. Tuy nhiên trên thực tế việc hiểu biết kiến
thức lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng còn rất hạn chế, đặc biệt là
kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh. Chính vì thế mà ý nghĩa,
giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đang dần bị mai một, nếu không có
giải pháp để khắc phục có thể nó sẽ bị lãng quên.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII đã xác định du
lịch là một trong năm chương trình trọng điểm của tỉnh. Nghị quyết Đại hội đại
biểu huyện Đảng bộ Lang Chánh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, cũng đã
xác định đây là một trong những chương trình, mục tiêu trọng điểm của huyện.

Mặc dầu là một huyện miền núi, còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua,
công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các di sản văn hóa có liên quan đến cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn của huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2007, thác Ma Hao được UBND tỉnh công nhận là danh lam thắng cảnh
cấp tỉnh và sau đó đã quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát thác Ma Hao có diện tích 400 ha bao gồm Khu du lịch sinh thái Ma Hao, khu
vực bản Năng Cát và các công trình phụ trợ, dịch vụ, thủy điện, vườn dược
liệu...Năm 2015 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt đề án
phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang. Chính vì vậy cần có
những con người hiểu biết về các danh thắng gắn liền với quê hương, làm những
tuyên truyền viên, hướng dẫn viên để quảng bá về địa phương mình
Trước khi áp dụng đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát 262 học sinh của
Trường THCS Thị trấn Lang Chánh một số hiểu biết cơ bản về Cuộc Khởi nghĩa
Lam Sơn và những hiểu biết về địa phương, nơi các em đang sinh sống thông
qua phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ tên: ……………………………
Câu hỏi

Lớp: ……….
Câu trả lời

1. Quê hương của Lê Lợi ở đâu?
2. Nghĩa quân Lam Sơn đã rút lên núi Chí Linh
bao nhiêu lần?
3. Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tại Hội
thề Lũng Nhai gồm bao nhiêu người?
4. Kể tên 1 số di tích lịch sử, văn hóa của cuộc
Khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh
5. Kể tên một số lễ hội ở địa phương em hiện
nay.

6. Tên gọi khác của chùa Mèo là gì?
6


7. Kể tên được một số danh lam thắng cảnh của
địa phương em.
8. Ai là người liều mình cứu chúa trong cuộc
Khởi nghĩa Lam Sơn?

Phiếu điều tra

Kết quả thu được như sau:
Số lượng
học sinh
262

Học sinh trả lời đúng từ 5 câu
hỏi trở lên ở phiếu điều tra
Số lượng
101

Học sinh trả lời đúng dưới 5 câu
hỏi ở phiếu điều tra

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %


38,3

161

61,7

Như vậy thông qua phiếu điều tra tôi thấy rất nhiều em không trả lời được
hoặc trả lời sai các câu hỏi về kiến thức lịch sử địa phương nói chung Cuộc Khởi
nghĩa Lam Sơn nói riêng. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập bộ môn của
các em, lòng tự cường, tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống của quê hương của
các em cũng bị hạn chế.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn là một nội dung quan trọng, một tiến trình
trong chương trình lịch sử lớp 7, tuy nhiên phân phối chương trình chỉ có 4 tiết,
trong chương trình lịch sử địa phương cũng có nội dung này, nhưng chỉ được
7


phân phối 1 tiết, thời lượng nói trên là ít, nếu dạy thông thường rất khó để học
sinh có thể nắm bắt được.
Nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm vóc, giá trị lịch sử- văn hóa quý báu của
những di sản về khởi nghĩa Lam Sơn tại địa phương, tôi đặc biệt quan tâm đến
hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học chính khóa theo quy định, ngay từ đầu
năm học đã lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh (Phụ lục 1) nhằm giúp
học sinh khắc sâu kiến thức, với các giải pháp sau:
3.1. Tổ chức dạy học lồng ghép cho học sinh tìm hiểu những đóng góp của
nhân dân Lang Chánh, cũng như những địa danh, tên đất, tên làng ghi dấu
chân của nghĩa quân Lam Sơn
a. Tìm hiểu về những đóng góp to lớn của đất và người Lang Chánh trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428)

*Căn cứ địa buổi đầu, nơi tổ chức Hội thề Lũng Nhai lịch sử (1416)
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với những nhân vật lịch sử như Lê
Lợi, Nguyễn Trãi… Lê Lợi là một hào trưởng thuộc gia tầng xã hội mới (địa chủ
bình dân) có uy tín và thế lực lớn, tính hào phóng và quyết đoán, đã tập hợp
được những gia nhân và nông dân trong vùng. Nguyễn Trãi là người tài đức
song toàn, ông là người nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, thân dân và chiến thuật
“tâm công” (đánh vào lòng người). Các lãnh tụ Lam Sơn đã biết sử dụng những
yếu tố thuận lợi mang tính tổng hợp (thiên thời, địa lợi, nhân hoà) để tiến hành
khởi nghĩa.
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người bạn thân tín nhất cùng tâm huyết, chí
hướng đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (tại làng Lũng Nhai, tức làng Lũng Mí, nay
thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, cách Lam Sơn khoảng 10 km về
phía tây), đặt cơ sở cho sự hình thành một tổ chức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), tại rừng núi Lam Sơn, Lê
Lợi tự xưng là Bình Định Vương, cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa,
truyền hịch kêu gọi nhân dân khắp nơi đứng lên giết giặc cứu nước.
* Đồng bào các dân tộc miền Tây Thanh Hóa, trong đó có đồng bào Lang
Chánh trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa, che chở, đùm bọc nghĩa quân Lam
Sơn trong những tháng ngày gian khó.
Sáu năm hoạt động ở miền núi rừng Thanh Hóa là 6 năm gian nan, nguy
hiểm đối với nghĩa quân Lam Sơn. Được sự che chở, đùm bọc của đồng bào các
dân tộc thiểu số Thanh Hóa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng phát triển, thanh
thế vang dội và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau 10 năm kháng chiến trường
kỳ: giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh, tái thiết lại nền độc lập
dân tộc. Những địa danh Lũng Nhai, Mường Mọt (huyện Thường Xuân), Chí
Linh, Mường Nanh, Mường Chính (huyện Lang Chánh), Quan Du (huyện Quan
8


Hóa), Ba Lẫm, Úng Ải (Bá Thước), Lỗi Giang, Bến Bổng... còn đó như là một

minh chứng sống động nhất ghi nhận và khẳng định vai trò, cống hiến của nhân
các dân tộc miền núi xứ Thanh trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XV mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b. Những địa danh in dấu chân của nghĩa quân Lam Sơn trên quê hương
Lang Chánh
* Núi Chí Linh
Chí Linh (hay Linh Sơn) thuộc dãy núi Pù Rinh là một vùng núi hiểm yếu
bậc nhất ở thượng du sông Chu, đỉnh cao nhất tới 1.291m so với mực nước biển,
kéo dài và chiếm một khu vực khá rộng lớn thuộc hai huyện Lang Chánh và
Thường Xuân.

Địa thế núi Chí Linh hiểm trở, cây cối um tùm, thuận lợi cho việc ẩn nấp và đánh du kích

Ba lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để cố thủ năm 1418, 1419,
1422. Quanh núi Chí Linh có tầng tầng, lớp lớp núi đồi, cây cối um tùm, suối
sâu vách đá cheo leo vô cùng hiểm trở tạo thành bức tường thành thiên nhiên
đùm bọc nghĩa quân trong những lúc gặp khó khăn, chưa đủ sức để đương đầu
với những cuộc vây quét quy mô của địch. Nghĩa quân đã cắt cử người canh gác
liên tục, nếu có giặc đến thì kịp thời cấp báo cho chủ tướng đối phó. Từ đỉnh núi
này có thể quan sát xung quanh, vì vậy kịp thời đối phó với sự truy sát của địch.

9


Miếu thờ nghĩa quân Lam Sơn trên núi Chí Linh, Lang Chánh

Như vậy, đối với nghĩa quân Lam Sơn, núi Chí Linh như một ngọn núi
thiêng, nơi chủ tướng đồng cam cộng khổ, là biểu tượng của tinh thần chịu đựng
gian khổ, ý chí bền bỉ, ngoan cường và lạc quan trong hoàn cảnh đen tối nhất.
Nhờ vậy, sau ba lần phải rút lên cố thủ, bộ chỉ huy Lam Sơn được bảo toàn, dẫn

đến việc nghị hòa với giặc Minh năm 1423, tạo điều kiện để năm 1424, nghĩa
quân chuyển hướng chiến lược vào Nam, xây dựng căn cứ địa mới ở Nghệ An.
Từ đó phát triển lực lượng, đánh thẳng ra Đông Quan, tiêu diệt toàn bộ quân
địch, giải phóng dân tộc.
Ngày nay, trên ngọn núi Chí Linh, nhân dân đã dựng một ngôi miếu đơn
sơ lợp mái lá, bệ thờ xi măng để thờ nghĩa quân Lam Sơn.
*Thác Ma Hao
Thác Ma Hao nằm dưới chân núi Chí Linh, thuộc làng Năng Cát, xã Trí
Nang, huyện Lang Chánh. Đây là dòng thác lớn nhất của sông Cảy, được hợp
thành bởi những dòng suối nhỏ từ đỉnh Pù Rinh đổ xuống.

10


;’
Thác Ma Hao

Địa danh Ma Hao gắn với truyền thuyết về những ngày nghĩa quân Lam
Sơn lui về núi Chí Linh để củng cố lực lượng, tránh sự vây quét của quân Minh.
Truyền thuyết trong vùng kể rằng, trong một lần bị bủa vây, truy sát ráo riết, Lê
Lợi và quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người
và vật đã kiệt sức thì gặp một thác cao chảy xiết, quân giặc lại đuổi đến sát phía
sau. Lê Lợi cùng quân lính phải mạo hiểm vượt thác để sang bờ bên kia. Còn
con chó do đã kiệt sức, suối lại rộng không thể qua được nên chỉ đứng ngáp. Khi
quân giặc đuổi đến, con chó đã chống trả quyết liệt quân giặc, làm chậm sự truy
lùng của chúng để nghĩa quân có thời gian thoát đi an toàn, cuối cùng lao mình
xuống dòng thác. Khi quân Minh rút đi, Lê Lợi đã cho quân lính tìm xác con chó
và cho chôn cất tử tế. Để tưởng nhớ chú chó trung thành, đầy nghĩa tình, Lê Lợi
đã đặt tên dòng thác là Ma Háo, theo tiếng Thái là “chó ngáp”, lâu dần người ta
đọc chệch thành Ma Hao.

* Chùa Mèo và chiếc chuông thời Lê
Chùa Mèo tên chữ là Đỉnh Miêu thiền tự (chùa trên đỉnh núi Mèo) tọa lạc
trên một ngọn đồi ở thôn Chiềng Ban, xã Quang Hiến. Theo dân gian, xưa kia
trên đồi có nhiều mèo hoang sinh sống nên gọi là đồi Miêu, tên chùa cũng được
gọi theo đặc điểm này. Chùa còn có tên là chùa Chu, bởi tương truyền được
công chúa nhà Trần là Chu Huyền cùng nhà Lang Mường Chếnh xây dựng.

11


Chùa Mèo – Xã Quang Hiến – Huyện Lang Chánh

Chùa tọa lạc trong một vùng rừng núi, sông suối hữu tình. Có núi trùng
điệp bao bọc phía sau và hai bên như một chiêc ngai, có sông Âm phía trước làm
minh đường. Dân gian trong vùng vẫn còn truyền tụng câu tục ngữ: “Nhất
Hương, nhì Hà, ba Chu”, coi đây là một trong 3 ngôi chùa linh thiêng nhất xứ
Thanh
Truyền thuyết kể rằng, trong một lần Lê Lợi và nghĩa quân bị quân Minh
truy sát ráo riết phải tìm cách ẩn nấp. Lê Lợi đã vào chùa Chu, lúc này rất hoang
vắng để lánh nạn. Giặc Minh xua quân và chó săn tới vây ngay chỗ thủ lĩnh
đang ẩn nấp, tình thế vô cùng nguy hiểm. Bỗng dưng có một con mèo từ trong
lao ra đánh lạc hướng đàn chó và quân giặc, giải nguy cho người anh hùng dân
tộc áo vải. Thoát kiếp nạn, Lê Lợi và nghĩa quân nán lại chùa thắp hương khấn
Phật, cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi.
* Các làng bản có tên liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong những tháng ngày gian khổ chiến đấu ở vùng rừng núi miền Tây
Thanh Hóa, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn không chỉ nhận được sự đùm bọc,
che chở của đồng bào các dân tộc ở đây, mà còn được đồng bào yêu mến, sáng
tạo, lưu truyền nhiều truyền thuyết đẹp. Ở Lang Chánh, nhiều bản làng có tên
gọi gắn với những sự kiện, huyền thoại về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Làng

Chiềng Lẹn, Làng Húng, Làng Hiên, Làng Năng Cát

12


Nghề dệt ở làng Năng Cát

e. Các di tích khác
Gắn với bước chân của nghĩa quân Lam Sơn trên vùng đất Lang Chánh
còn nhiều địa điểm, mà ngày nay các truyền thuyết vẫn còn in đậm trong tâm
thức của người dân nơi đây.
Suối Lá (Huối Vớ) ở xã Giao An

Huối Vớ chảy qua địa phận thôn Chiềng Nang ở xã Giao An - Huyện Lang Chánh ngày nay

Cạnh suối Vớ có suối Láu, theo truyền thuyết, nơi đây thủ lĩnh Lê Lợi đã
cho đổ rượu xuống suối, cùng ba quân múc uống “Hòa nước sông chén rượu
ngọt ngào”.
13


Suối Láu - xã Giao Thiện, nơi tiền nhân đổ bát rượu "hòa nước sông chén rượu ngọt ngào"

Nói đến Lang Chánh, những người yêu thích du lịch nghĩ ngay đến thác
Ma Hao thơ mộng. Ít ai biết rằng, ở xã Giao Thiện, có một quần thể thác mang
vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ đã được phát hiện. Hơn nữa, đây là dòng thác mà nước từ
đại ngàn chảy xuống đi qua nhiều địa danh tương truyền gắn liền với truyền
thuyết về Anh hùng dân tộc Lê Lợi - thác Hón Lối.

Thác Hón Lối - xã Giao Thiện – Huyện Lang Chánh


3.2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các giá trị lịch sử- văn hóa của các
di sản về khởi nghĩa Lam Sơn, nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước,
sự biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, lòng tự hào về truyền thống yêu
14


nước, bất khuất của địa phương để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển
kinh tế- xã hội.
Di sản văn hóa về khởi nghĩa Lam Sơn chính là tài sản vô giá, là nền tảng
tinh thần quan trọng và là nguồn lực chiến lược để địa phương phát triển nhanh
và bền vững. Vì vậy, công tác truyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử, về
các di sản văn hóa của khởi nghĩa Lam Sơn cho các em học sinh đã được đẩy
mạnh với các hình thức phong phú, như xuất bản và đưa vào sử dụng một số ấn
phẩm lịch sử- văn hóa, đăng tải nhiều bài phóng sự về các di sản văn hóa trên
cổng thông tin điện tử của huyện, của tỉnh; bước đầu phổ biến các tài liệu, tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu các di sản văn hóa vào nhà trường, các thôn bản.
Đặc biệt, Lang Chánh là huyện đầu tiên của Thanh Hóa tổ chức thành
công Hội thảo khoa học về khởi nghĩa Lam Sơn, nhân kỷ niệm 600 năm cuộc
khởi nghĩa, thu hút đông đảo các nhà khoa học ở trung ương và địa phương,
nhằm đánh giá lại những đóng góp to lớn của đất và người Lang Chánh trong sự
nghiệp bình Ngô và đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các di sản văn
hóa quý báu về khởi nghĩa Lam Sơn, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội một cách
bền vững của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Hội thảo khoa học “Lang Chánh với cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn”

3.3. Tổ chức các trò chơi, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến Cuộc Khởi
nghĩa Lam Sơn và địa phương Lang Chánh (Phụ lục 1)
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi (Ô chữ bí

mật, Hái hoa dân chủ,…) các cuộc thi trong nhà trường (Vẽ tranh, hùng biện,
văn nghệ,…), các hoạt động ngọai khóa có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần
15


là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến
thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận
động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra
quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích tinh thần
học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức Lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến
thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học Lịch
sử. Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học truyền thống trước đây,
làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để
các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. Tạo cho các em sự
tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho các em có cơ hội để hoàn thiện bản thân.
Qua việc tổ chức trò chơi, các cuộc thi đã kích thích các bạn học sinh vận
dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán,
suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các
tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích
nghi với điều kiện mới của xã hội. Ngoài ra, thông qua trò chơi, các cuộc thi
còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh
nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh
thần trách nhiệm lẫn nhau
3.4. Tập trung huy động mọi nguồn lực, làm tốt công tác bảo tồn, trùng tu tôn
tạo các di tích, duy trì các hoạt động văn hóa, phục dựng các lễ hội, khai thác,
phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử- văn hóa của khởi nghĩa Lam Sơn, bước
đầu góp phần phát triển kinh tế du lịch của địa phương.(Phụ lục 2)

Lễ hội chùa Mèo tại xã Quang Hiến - huyện Lang Chánh


16


3.5. Đầu tư, khai thác di sản lịch sử-văn hóa để phát triển du lịch bền vững
phải gắn với việc tạo công ăn, việc làm cho cư dân địa phương
Lang Chánh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nơi có nhiều lợi
thế để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Với hệ thống rừng nguyên
sinh phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, sông suối, thác nước đẹp, nhiều
hang động núi đá vôi kỳ thú, cảnh quan sinh thái nguyên sơ, nhiều di tích lịch sử
văn hóa giá trị, phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc
Thái và đồng bào dân tộc Mường rất đặc sắc Lang Chánh là điểm đến luôn hấp
dẫn du khách. Những năm gần đây với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
cho khách du tịch đến thời điểm hiện tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện
Lang Chánh đã trở nên hấp dẫn đối với du lịch trải nghiệm, khám phá.
Các dự án du lịch cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương nơi
có di sản văn hóa, cụ thể ở đây là đồng bào các dân tộc của bản Năng Cát, xã Trí
Nang.

Lễ công bố tuyến Du lịch Cộng đồng Bản Năng Cát- Thác Ma Hao

- Chú trọng đến liên kết vấn đề liên kết phát triển du lịch. Liên kết các điểm có
di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để tạo thành một tour du lịch về nguồn;
liên kết điểm có di tích với làng bản truyền thống, suối, thác để tạo nên những
sản phẩm du lịch phong phú trên cùng một tour; liên kết Lang Chánh với những
điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh để tăng cường hiệu quả khai thác.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi khảo sát lại các bạn học sinh Trường THCS Thị trấn thông qua
phiếu điều tra, kết quả thu được rất khả quan:


17


Phiếu điều tra

Học sinh trả lời đúng từ 5 câu hỏi
trở lên ở phiếu điều tra
Số lượng
học sinh

262

Trước khi tiến
hành dự án

Sau khi tiến
hành dự án

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ

101


38,3

220

Học sinh trả lời đúng dưới 5
câu hỏi ở phiếu điều tra
Trước khi tiến
hành dự án
Tỉ lệ

%

Số
lượng

83,6

161

Sau khi tiến
hành dự án

%

Số
lượng

Tỉ lệ
%


61,7

42

16,4

Từ một số giải pháp mà tôi đưa ra, tôi nhận thấy các em học sinh đã có sự
chuyển biến rõ rệt trong nhận thức thể hiện rõ qua các mặt sau:
- Biết tự hào về truyền thống, thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn Lịch sử và nhất
là Lịch sử địa phương.
- Các em thích đến tham quan, học tập thực tế ở địa phương và hứng thú với
việc học hơn.
- Biết giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn
hóa ở địa phương.
- Biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đến lớp không khí học tập vui tươi,
thoải mái, tự tin hơn.
- Biết quảng bá, giới thiệu với mọi người về: Di tích lịch sử, Danh lam thắng
cảnh, sản vật quê hương mình.

18


Thông qua việc tìm hiểu về Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh,
các em được mắt thấy, tai nghe, được quan sát thực tế để lĩnh hội kiến thức lịch
sử của chính quê hương chúng em. Từ đó, các em hứng thú học tập các môn học
khác, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt môn Lịch sử các em
hứng thú học tập hơn những năm học trước rất nhiều. Giờ học Lịch sử địa
phương hiện nay với các em học thật sự nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái và hiệu

quả.

Học sinh lớp 7A sôi nổi, hào hứng trong tiết học môn Lịch sử

Qua việc tìm hiểu về Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại Lang Chánh, tôi
muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em học sinh, thấy được tầm quan
trọng của việc bảo tồn và phát huy các di tích của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn tại
địa phương, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quê hương, về nghĩa vụ đối với
quê hương. Điều này có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho các em lòng
yêu nước. Các em sẽ tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự
hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm
thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Các em cũng tự hào với những
thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay.
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Thông qua đề tài này tôi hi vọng sẽ giúp các em học sinh củng cố
lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, từ đó có thái độ tích cực trong việc xây dựng quê hương, đất
nước. Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử trước sự tàn phá của
tự nhiên, đồng thời phải có ý thức cùng chung tay với cộng đồng
bảo vệ môi trường.
2. Kiến nghị
19


- Nhà trường cần tạo điều kiện cho học sinh đi thực địa, tham quan nhiều hơn về
các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. Hiện tại ở địa
phương, hệ thống các di tích văn hoá-lịch sử đã được xây dựng, trùng tu. Tại sao
chúng ta không khai thác những di tích đó để tiến hành một số tiết học tìm hiểu
về quê hương, về địa phương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy

thuyết trình trên lớp.
- Cần bổ sung thêm các tài liệu về địa phương.
- Nên có cách đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa
phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi
diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp... nhằm tạo ra sự thích thú của các em với
những nội dung trong bài học.
- Có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về địa phương như: văn hoá các dân
tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương,…

Xác nhận của Hiệu trưởng

Lang Chánh, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi cam đoan đây là SKKN của tôi viết
Không sao chép, coppy của người khác
Người viết

Đặng Thị Lan

20


Tài liệu tham khảo
1. Huyện ủy- HĐND-UBND huyện Lang Chánh, Địa chí huyện Lang
Chánh, Nxb Từ điển bách khoa, HN, 2010
2. Phan Huy Lê- Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), Nxb
KHXH, HN, 1977
3. UBND tỉnh Thanh Hóa, Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 25/4/2014 về
Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 thực hiện Chương trình hành
động quốc gia về du lịch
4. Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa, Lý lịch di tích danh lam

thắng cảnh thác Hón Lối (Làng Làn số, xã Giao Thiện, huyện lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa) 2017
5. Hội khoa học LSVN, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn
hóa phục vụ phát triển du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2015

21


PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lang Chánh, ngày 13 tháng 4 năm 2019

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh

TT

Tên đề tài SKKN

1.


"Đổi mới kiểm tra, đánh giá
trong việc dạy học môn Lịch
sử" ở Trường THCS Yên
Khương.
Vận dụng phương pháp “khai
thác kênh hình” và phương
pháp “dạy học tích cực” để
nâng cao hiệu quả dạy môn
Lịch sử 6 ở Trường THCS
Yên Khương.
"Tạo hứng thú cho học sinh
lớp 6- VNEN Trường THCS
Thị Trấn Lang Chánh học bài
Tìm hiểu quê hương em”
"Tạo hứng thú cho học sinh
lớp 6- VNEN Trường THCS
Thị Trấn Lang Chánh học bài
Tìm hiểu quê hương em”

2.

3.

4.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;

Tỉnh...)
Huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

2011

C

2014

Huyện
C

Huyện

B

Tỉnh

C


2016

2016

22



×