Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS tam chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục đào tạo của nước ta ngày nay đang có những bước phát triển
mạnh mẽ trên con đường hội nhập, nhưng cũng có những biểu hiện rất đáng lo
ngại đó là vấn đề đạo đức nhà giáo, đạo đức học sinh, sự gia tăng về các tệ nạn
xã hội ở nhiều lứa tuổi khác nhau…., đặc biệt là đối với học sinh nữ nói chung
và học sinh nữ vùng dân tộc thiểu số nói riêng, các em là đối tượng dễ bị tổn
thương nhất về tâm sinh lí và tinh thần. Ngày nay, khi xem qua các trang mạng
xã hội không khó để chúng ta có thể tìm các trang website có chứa những đoạn
video về bạo lực học đường có liên quan đến học sinh nữ, hoặc học sinh nữ bị
lợi dụng tình dục, phải bỏ học và những vụ việc ấy không chỉ diễn ra với học
sinh miền xuôi mà với cả học sinh miền núi và đặc biệt là học sinh người dân
tộc thiểu số. Sự bùng nổ về thông tin, mạng xã hội các em có sự giao lưu giao
tiếp trên những diễn đàn mà ở đó sự phân biệt đúng sai của các em chưa thật sự
rõ ràng, sự thiếu hiểu biết của các em về kĩ năng sống cũng như thiếu sự định
hướng đúng đắn của gia đình, giáo viên và cả các tổ chức xã hội, đã dẫn đến
những hệ lụy vô cùng to lớn.
Đứng trước những vấn đề liên quan đến công tác hỗ trợ chăm sóc tâm lí cho
học sinh. Ngày 18/12/2017, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số
31/2017/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học
sinh ở các trường phổ thông. Thông tư đã nêu rõ những nội dung và hình thức
thực hiện công tác tư vấn cho học sinh nhưng để thực hiện được công tác tư vấn
cần phải có các nhà tư vấn chuyên nghiệp mà trong thực tế hầu hết các trường
học đều chưa có. Bởi vậy nhiệm vụ hỗ trợ tâm lí cho học sinh đặc biệt là học
sinh nữ chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách công tác Đội.
Riêng đối với học sinh nữ người dân tộc số thiểu số khi lên học bậc THCS
ở các trường bán trú, con đường đến với cái chữ của các em đầy gian nan và vất
vã, khi bước vào cái tuổi đầy biến động về cơ thể và tâm lí thì các em lại phải
sống xa gia đình, phải ở lại bán trú tại trường để theo học, do khoảng cách từ
nhà đến trường của các em có nơi đến 20 km đường rừng núi, chủ yếu là đi bộ,
các em đã phải tự thân lo hết mọi việc. Vì những lí do đó mà có nhiều em không


thể tiếp tục theo học, bỏ học giữa chừng; một số em phải ở nhà để lo việc gia
đình như chăn bò, chăn dê hoặc đi lấy chồng...
Là một giáo viên đã và đang công tác tại huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh
Thanh Hóa, đây là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước và xa nhất tỉnh. Toàn
huyện có 6 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, với tỷ lệ hơn 90% là đồng bào
người dân tộc thiểu số. Tôi nhận thấy rằng, giáo dục học sinh không phải chỉ là
dạy cho các em về kiến thức, mà còn phải giúp các em hình thành nhân cách;
không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục
được mệnh danh là "trồng người". Đứng trước những khó khăn vất vã của học
sinh, trăn trở trước một thực tại là học sinh nữ trong trường PTDTBT THCS
Tam Chung đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi về đời sống vật chất cũng như
tinh thần. Về đời sống vật chất của các em, nhà nước đã có nhều chính sách
1


quan tâm hỗ trợ nên phần nào cũng được cải thiện. Tuy nhiên, đời sống tinh thần
của các em vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các em đang gặp phải, đó là những vấn
đề về sự phát triển tâm sinh lí, vấn đề về sử dụng mạng xã hội, vấn đề về ngôn
ngữ và phong tục tập quán ....
Để có thể giúp các em vượt qua khoảng thời gian đầy khó khăn biến động
của tuổi dậy thì. Vượt qua những rào cản về tâm lí, những vướng mắc về tinh
thần để các em có thể vững bước đến trường. Tôi cũng như các đồng nghiệp của
mình luôn luôn suy nghĩ tìm tòi, tự bồi dường thường xuyên để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt trong đó tôi đã áp dụng hết sức hiệu quả
những giải pháp trong Module 11 THCS “ Chăm sóc hỗ trợ tâm lí học sinh nữ,
học sinh dân tộc thiểu số trong trường THCS” vào thực tế nhà trường đặc biệt là
vấn đề chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ người dân tộc thiểu số.
Bởi vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số ở trường
PTDTBT THCS Tam Chung” với mong muốn được chia sẽ cùng đồng nghiệp

những giải pháp của mình và nhận được những góp ý bổ sung để tôi có thể tiếp
tục có những giải pháp phù hợp hơn nữa giúp đỡ học sinh thân yêu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc hỗ
trợ học sinh nữ người dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh nữ trường PTDTBT THCS Tam Chung.
- Các giải pháp của giáo viên trong việc chăm sóc hỗ trợ học sinh nữ người
dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS Tam Chung.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Lập kế hoạch, nghiên cứu, tìm hiểu tư vấn, lấy phiếu điều tra, hỗ trợ, đàm
thoại. Phân tích tổng hợp, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Một số khái niệm về chăm sóc hỗ trợ tâm lí học sinh:
“Chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh THCS là quá trình tác động có chủ
định của thầy cô giáo đến trẻ em nhằm giúp các em vượt qua những rào cản về
tâm lí trong cuộc sống cũng như tham gia vào các hoạt động ở trường, gia đình
và cộng đồng.
Chăm sóc tâm lí là một quá trình đi từ những hiểu biết của thầy cô giáo về
học sinh đến việc phát hiện những vướng mắc rào cản tâm lí của học sinh để từ
đó có những tác động can thiệp phù hợp.
Chăm sóc tâm lí học sinh bao gồm cả hoạt động hướng dẫn tư vấn. Tuy
nhiên, đó là những hoạt động hướng dẫn tư vấn để can thiệp tích cực vào lĩnh
vực thái độ tình cảm của đố tượng học sinh được chăm sóc. Chăm sóc tâm lí cho
học sinh dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và tình cảm của thầy cô giáo và từng
đối tượng học sinh của hoạt động này”[1].
2



Mục đích quan trọng nhất của việc chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh là:
Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải
khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp,
giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Về tâm lí độ tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến
15 tuổi. Đây là độ tuổi có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của con người, là
thời kỳ phát triển phức tạp, người ta gọi là thời kỳ quá độ từ thơ ấu sang độ tuổi
trưởng thành và gọi là thiếu niên. Ở độ tuổi này, học sinh có sự phát triển mạnh
mẽ nhưng thiếu cân đối về mặt trí tuệ, đạo đức và luôn tồn tại song song đặc
điểm của cả trẻ em và người lớn, các em muốn chứng tỏ mình là người lớn,
được đối xử như người lớn.
Đối với học sinh người dân tộc thiểu số, ngoài những đặc điểm chung về
tâm lí lứa tuổi các em còn có những đặc điểm riêng như: Đặc điểm về tri giác:
học sinh dân tộc thiểu số có độ nhạy cảm thính giác, thị giác cao, giác quan tinh
nhạy nhưng quá trình tổng hợp, khái quát để đi đến nhận xét chung lại rất hạn
chế. Đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ: vốn Tiếng Việt của học sinh dân tộc
thiểu số còn nghèo nàn. Gây khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp và học tập. Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội: Học sinh dân tộc thiểu
số gặp khó khăn trong việc thể hiện mình bằng lời nói. Các em hay xấu hổ, nhút
nhát trong việc trao đổi thông tin với thầy, cô gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp
thu kiến thức của các em.
Trong khi đó vấn đề học sinh người dân tộc thiểu số là vấn đề luôn được
Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ngày 5-3-2009, Bộ Chính trị (khoá X) đã
tổ chức Hội nghị và ban hành Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo
đến năm 2020” với một số điểm cơ bản trong đó nhấn mạnh. Công bằng xã hội
trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt đối với trẻ em gái, người dân tộc thiểu số
và con em các gia đình nghèo, giáo dục cho các đối tượng thiệt thòi ngày càng
được chú trọng. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa tiếp tục phát triển.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng đời sống tâm lí học sinh THCS ngày nay nói chung đang có
nhiều vấn đề hết sức đáng lo ngại. “Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với
những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng,… Và bản thân các em
cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh
lý, tình yêu tuổi học trò, … Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng
hơn:lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội,… Đối diện với những
vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như
thế nào cho hợp lý”[2]. Bởi vậy nhiều học sinh có thể trở nên hung hăng sẵn
sàng đánh nhau hoặc kết bè, kéo cánh để đánh bạn chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ
trong cuộc sống. Một số em bị lạm dụng tình dục, cũng có khi các em quan hệ
với bạn cùng lớp dẫn đến có thai phải nghỉ học.
3


Đối với học sinh trường PTDTBT THCS Tam Chung, các em chủ yếu là ở
giai đoạn tuổi dậy thì, đây cũng là lúc đa phần các em phải xa gia đình ở lại bán
trú tại trường, các em bắt đầu phải tự mình lo cho bản thân trong khi đó bản thân
các em lại có rất nhiều rào cản, cụ thể như rào cản về khả năng giao tiếp và khả
năng hòa nhập trong môi trường bán trú.
Với đề tài này, tôi đã nghiên cứu từ năm học 2016-2017 và cùng với đồng
nghiệp tiến hành khảo sát, tìm hiểu, vận dụng, chia sẻ kinh nghiệm trong toàn
trường, trong đó có lớp 6B do tôi chủ nhiệm. Cụ thể về khảo sát thực trạng của
các em học sinh như sau:
1. Bảng thăm dò về khả năng giáo tiếp của học sinh với bạn bè và
thầy cô trong trường của học sinh nữ lớp 6B năm học 2016-2017.
Khả năng giao tiếp
Số lượng học sinh/ tổng
Tỉ lệ %

số
Tốt
4/13
30.8%
Khó khăn
6/13
46.2%
Rất khó khăn
3/13
23%
2. Bảng thăm dò về mức độ hòa nhập vào môi trường học bán trú của
học sinh nữ lớp 6B năm học 2016-2017.
Khả năng hòa nhập
Số lượng học sinh/ tổng
Tỉ lệ %
số
Tốt
4/9
44.4%
Khó khăn
4/9
44.4%
Rất khó khăn
1/9
11.2%
Để có thể giúp các em có thể vượt qua những rào cản, những khủng hoảng
tâm lí, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những bí mật ở lứa tuổi đầy biến
động rất cần phải có người hỗ trợ, chăm sóc tâm lí cho các em và người đầu tiên
phải là giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện tại, trường PTDTBT THCS Tam Chung
chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tư vấn, chăm sóc hỗ trợ tâm lí

cho học sinh. Các lực lượng tham gia vào công tác này, đều là những lực lượng
không chuyên, không được đào tạo bài bản về công tác chăm sóc hỗ trợ tâm lí.
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ cần đảm bảo tốt nhiệm vụ chuyên
môn mà còn là chỗ dựa tinh thần cho học sinh khi xa gia đình. “Mặc dù không
phải là nhà tư vấn chuyên nghiệp nhưng chính cách ứng xử, xử lí tình huống của
giáo viên, sự thông cảm, yêu thương của cô giáo cũng chính là động lực để các
em vượt qua những vấn đề khó khăn về tâm lí”[2].
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1.Một số biện pháp nắm bắt những đặc điểm nổi bật về tâm lí học
sinh nữ người dân tộc thiểu số ở trường.
“Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học
sinh trung học cơ sở để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi

4


con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính cách khác nhau cho
nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp” [3].
Để có thể nắm bắt được những đặc điểm tâm lí nổi bật của học sinh giáo
viên trường PTDTBT THCS Tam Chung đã áp dụng có hiệu quả những giải
pháp trong Bồi dưỡng thường xuyên, Modun 11 bậc THCS và những giải pháp
mang đặc điểm riêng của nhà trường như sau:
3.1.1. Tìm hiểu về những phong tục tập quán, đặc điểm tâm sinh lí của
đồng bào dân tộc thiểu số nơi mình đang công tác.
Đây là việc làm đầu tiên hết sức quan trọng đối với giáo viên như tôi là
người miền xuôi lên công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống. Giáo viên trước khi muốn hiểu và chia sẽ với các em
phải hiểu được phong tục tập quán của dân tộc các em trước. Vì vậy, để tìm hiểu
về những phong tục tập quán, bản thân đã tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách vở,
báo trí, trong đó có báo Thiếu niên dân tộc thiểu số. Đây là Tờ báo có rất nhiều

những bài viết hay chia sẽ nhiều vấn đề về đời sống, sinh hoạt, văn hóa… của
học sinh người dân tộc thiểu số, thông quá đó mà giáo viên có thể hiểu hơn về
học sinh của mình. Ngoài ra, giáo viên còn có thể tìm hiểu phong tục tập quán
của đồng bào các dân tộc nơi mình đang công tác qua đồng nghiệp của mình
những người đã từng công tác lâu năm, những đồng nghiệp là người dân tộc
thiểu số….Khi đã có một vốn kiến thức nhất định về phong tục tập quan của dân
tộc các em thì giáo viên có thể tiếp xúc trao đổi với các em một cánh dễ dàng
hơn.
3.1.2. Tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm lí học sinh nữ trong lớp chủ
nhiệm và trong trường.
Tìm hiểu, nắm bắt tâm sinh lí học sinh là vấn đề quan trọng, quyết định
việc hỗ trợ tư vấn cho học sinh. Chỉ khi giáo viên nắm bắt được những đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh thì giáo viên mới có thể có những giải pháp phù hợp,
trong khi đó, giáo viên công tác tại trường dân tộc bán trú luôn được nhà trường
phân công thêm nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ tâm lí cho học sinh không chỉ là học
sinh lớp mình chủ nhiệm mà còn là học sinh ở phòng kí túc xá giao cho giáo
viên quản lí. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phối hợp với giáo viên
làm công tác Đội phát hiện và tư vấn tâm lí cho các em. Do đó, giáo viên phải có
những giải pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Để tìm hiểu, nắm bắt tâm lí học sinh nữ ở trường, tôi đã kết hợp nhiều giải
pháp khác nhau, bằng nhiều kênh thông tin, nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu
học sinh của mình hơn, để giáo dục tốt hơn và có những tác động kịp thời hỗ trợ
các em vượt qua những rào cản về tâm lí, lứa tuổi. Tôi đã áp dụng các giải pháp
như sau:
- Tìm hiểu tâm lí học sinh qua quá trình thu thập thông tin cần thiết về học
sinh về nhiều nguồn lĩnh vực khác nhau. Trước hết lấy nguồn thông tin học sinh
ngay từ đầu cấp học qua Phiếu điều tra học sinh. Kênh này sẽ giúp cho giáo
viên có nguồn thông tin tổng hợp để theo dõi tâm lí của học sinh trong suốt quá
trình học tập tại trường.
5



Từ những thông tin thu thập được qua phiếu điều tra ta có thể lấy được rất
nhiều nguồn thông tin về các em như: sở thích, nguyện vọng, mơ ước… từ đó
thấy được phần nào tính cách của các em. Hơn nữa, khi nắm được người mà em
kính trọng thân thiết thì có thể phối hợp với người đó để hỗ trợ tâm lí cho các
em khi cần thiết.
- Sau khi thu thập được nguồn thông tin học sinh trong lớp học và trong
phòng kí túc mà mình quản lí thông qua Phiếu điều tra. Từ đó, có thể nhận ra
những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng của học sinh về tâm sinh lí của
các em.
Từ những ngày đầu tiên, học sinh bước vào lớp 6, giáo viên đã chủ động
thống kê thông tin học sinh trong lớp học, đặc biệt chú ý quan tâm nhiều đến đối
tượng học sinh nữ, cần tổng hợp các nội dung như: họ tên học sinh; người dân
tộc, độ tuổi và đặc điểm tâm lí của các em thông qua tiếp xúc với các em trên
lớp trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc các hoạt động chung của lớp để nắm được
đặc điểm cá nhân của các em. Để nắm bắt những đặc điểm cá nhân của các em
giáo viên chủ nhiệm có thể qua những buổi tiếp xúc với các em ở trên lớp.
1. Danh sách đặc điểm cá nhân của học sinh nữ người dân tộc thiểu số
lớp 6B năm 2016-2017.
TT
1

Họ tên học sinh
Hà Thị Chinh

Dân tộc
Thái

Tuổi

12

2

Lương Thị Bình

Thái

12

3

Sùng Thị Chơ

Mông

12

4

Sùng Thị Chu

Mông

12

Đặc điểm cá nhân
- Nhỏ bé.
- Tinh nghịch.
- Nó chuyện nhiều.

- Ngoan ngoản, biết vâng lời.
- Xinh xắn.
- Ngoan ngoản, chăm chỉ.
- Ít nói.
- Ngoan ngoản, chưa chăm chỉ.
- Nhút nhát.

6


5

Giầng Thị Gống

Mông

12

6

Hà Ngọc Mai

Thái

12

7
8

Vị Thị Ngọc

Sùng thị Tồng

Thái
Mông

12
13

9
10
11
12
13

Giàng Thị Dua
Hầu Thị Kia
Giàng Thị Dế
Hà Thị Phương
Lí Thị Mai

Mông
Mông
Mông
Thái
Mông

12
13
12
12

12

- Ngoan ngoản, chăm chỉ.
- Nhút nhát, ít nói.
- Ngoan ngoản , Chăm chỉ, tích cực
tham ra các hoạt động của lớp.
- Năng động, tích cực.
- Ngoan ngoản nhưng chưa chăm
chỉ, ít nói, hay vắng học.
- Ngoan ngoản, ít nói
- Ngoan ngoản, ít nói
- Ngoan ngoản, dễ gần .
- Ngoan ngoản, chăm chỉ .
- Ngoan ngoản, khó gần.

2. Danh sách đặc điểm cá nhân của học sinh nữ phòng ở kí túc xá, phòng 9.
TT
1
2

Họ tên học sinh
Giàng Thị Dợ
Sùng Thị Chơ

Dân tộc
Mông
Mông

9A
7B


Tuổi

3

Sùng Thị Chu

Mông

7B

4
5
6

Sùng Thị Mái
Tráng Thị Xinh
Sùng Thị Tấu

Mông
Mông
Mông

7A
9A
9B

7
8


Giàng Thị Cha
Sùng Thị Vua

Mông
Mông

6A
7A

Đặc điểm cá nhân
Ngoan ngoản, chăm chỉ,dễ gần.
- Ngoan ngoản, chăm chỉ .
- Ít nói.
- Ngoan ngoản, chưa chăm chỉ.
- Nhút nhát.
- Ngoan ngoản, nhút nhát.
-Ngoan ngoản, chăm chỉ.
- Ngoan ngoản chăm chỉ có năng
khiếu văn nghệ.
- Ngoan ngoản, ít nói.
- Ngoan ngoản, ít nói.

Từ phiếu điều tra cũng như việc thống kê số học sinh nữ trong lớp trong
trường giáo viên có thể nhận thấy được học sinh người dân tộc thiểu số ở mỗi
một dân tộc khác nhau các em lại mang những đặc điểm riêng về tính cách mà
giáo viên có thể nhận biết. Đối với các em học sinh nữ người dân tộc Thái,
Mường các em rất nhanh nhẹn và dễ gần gũi. Nhưng ngược lại, đối với các em
học sinh người dân tộc Mông lại rất nhút nhát, không cởi mở. Bởi vậy, giáo
viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những giải pháp cụ thể, phù hợp với
các đối tượng học sinh.

- Nắm bắt những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh thông qua phụ huynh và
bạn bè của học sinh. Những buổi họp phụ huynh không chỉ là cơ hội để giáo
viên hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình học sinh mà còn là điều kiện rất tốt để giáo
viên có thể thu thập nguồn thông tin quan trọng về học sinh của mình. Giáo viên
có thể hỏi trực tiếp phụ huynh về tính cách những vấn đề của con em họ và có
thể xử dụng Phiếu điều tra để thu thập thông tin học sinh ngay trong buổi họp
phụ huynh đầu năm. Ngoài việc thu thập thông tin mà phụ huynh cung cấp, giáo
viên còn có thể thu thập thêm thông tin từ những người bạn thân mà các em
thường chơi với nhau. Đây là những nguồn thông tin quan trọng, chính xác và
hiệu quả.
- Tiến hành phỏng vấn học sinh. Nhìn chung, về tính cách và tâm lí của các
em là rất hiền lành thật thà, chất phác, trung thực. Thông qua các buổi nói
7


chuyện trực tiếp với các em ở trên lớp và ngoài lớp, giáo viên có thể chia sẽ
những tâm tư tình cảm của mình với thầy cô giáo, từ đó, nắm bắt và giải quyết
kịp thời những vướng mắc mà các em đang gặp phải.
3.2. Phát hiện những vấn đề mà các em đang gặp phải.
3.2.1. Rào cản về ngôn ngữ.
Học sinh ở các huyện vùng cao miền núi đa phần là người dân tộc thiểu số,
mặc dù các em đã học THCS, nhưng nhiều em nói tiếng phổ thông còn chưa rõ
ràng, dẫn đến các em ngại nói chuyện với cô thầy và bạn bè; một số em sử dụng
câu, từ tiếng phổ thông chưa hiểu hết nghĩa, nên khi nói sai, sợ các bạn chê cười,
từ những lí do đó mà các em ngày càng trở nên trầm tính và sống khép kín. Đây
là một trong những vấn đề rất cần có những giải pháp phù hợp để các em hòa
nhập với cả lớp.
3.2.2.Vấn đề về sự phát triển tâm sinh lí và giới tính.
Như đã nói ở các phần trên học sinh khi bước vào THCS cũng là thời kì các
em bước vào tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này học sinh có sự phát triển mạnh mẽ

nhưng thiếu cân đối về mặt trí tuệ, đạo đức. Trong các em tồn tại song song đặc
điểm của cả trẻ con và người lớn. Các em muốn chứng tỏ mình là người lớn,
được đối xử như người lớn. Có rất nhiều vấn đề các em thắc mắc nhưng lại xấu
hổ không biết hỏi ai.
* Về mặt sinh lý:
Ở độ tuổi dậy thì, là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều.
Tầm vóc các em lớn khá nhanh, hệ xương phát triển mà chủ yếu là xương ống
tay, xương ống chân, xương ngón tay, ngón chân phát triển chậm vì thế thiếu sự
cân đối. Sự phát triển hệ tim mạch cũng không cân đối. Hệ thần kinh của các em
chưa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh mẽ hoặc đơn điệu kéo dài... Các
em sẽ gặp rất nhiều bối rối, bỡ ngỡ thậm chí là sợ hải khi đối mặt với những
thay đổi của cơ thể mình. Tuy nhiên, đối với học sinh dân tộc miền núi lại có sự
phát triển cơ thể chậm hơn so với học sinh miềm xuôi và thành phố về chiều
cao, cân năng, theo thông kê số liệu thu tập được trong nhà trường thì cân nặng
phổ biến của các em ở lớp 6 là từ 20- 30 kg, lớp 7 là từ 23 – đến 35 kg. Vì vậy,
giáo viên cần phải có sự theo dõi phát hiện những thay đổi mặt sinh lí của các
em để có các giải pháp phù hợp.
* Một số vấn đề về tâm lý của thiếu niên.
Đây là thời kì mà các em có sự phát triển mạnh mẽ về mặt tâm lí. Có khả
năng phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Trí nhớ của các em
phát triển mạnh, đặc biệt là trí nhớ có chỉ định. Khối lượng ghi nhớ được tăng
lên. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa ở các em phát
triển mạnh. Nhu cầu khẳng định mình của các em phát triển mạnh mẽ, các em
rất muốn được chứng minh, thể hiện mình trước mọi người. Các em có nhu cầu
lớn trong giao tiếp với mọi người. Có khát vọng được bạn bè thừa nhận, tôn
trọng. Các em đã bắt đầu quan tâm đến tình bạn khác giới. Điều này ảnh hưởng
đến tính ngượng ngùng, e thẹn của các em. Bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến
bản thân, đến những phẩm chất của mình. Các em có nhu cầu tự đánh giá và so
8



sánh mình với người khác. Tình cảm ở lứa tuổi này phức tạp hơn, các em dễ xúc
động, dễ bị kích động, tình cảm mang tính chất bồng bột, khả năng kiềm chế còn
kém.
Trên thực tế lớp học giáo viên có thể nhận thấy. Sự thiếu tập chung lơ
đãng trong học tập, chải chuốt trong trang phục, dễ giận dỗi, khóc lóc......
3.2.3. Những vấn đề về phong tục tập quán.
Đối với học sinh ở trường PTDTBT THCS Tam Chung các em sinh ra lớn
lên ở khu vực núi cao, dân tộc ở đây chủ yếu là Mông, Thái, Mường. Các em
cũng mang theo trong mình những phong tục tập quán và những quan niệm sống
riêng của đồng bào mình. Đặc biệt đối với học sinh nữ là người dân tộc Mông
các em phải chịu rất nhiều thiệt thòi bởi những quan niệm hủ tục, lạc hậu, không
cho con gái đi học, họ quan niệm con gái lớn lên đi lấy chồng, thành người nhà
khác làm cho người khác. Các em có thể lấy chồng theo tục bắt vợ khi đang ở độ
tuổi vị thành niên và điều đáng nói là các em thường chấp nhận phong tục đó
như một điều đương nhiên.
3.2.4. Vấn đề tình bạn, tình yêu.
Vấn đề tình bạn, tình yêu luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với học sinh
ở lứa tuổi bậc THCS, khi các em bước vào tuổi dậy thì, cũng là lúc các em có
những rung động đầu đời và đa phần các em đều nghĩ đó là tình yêu. Các em bắt
đầu suy tư nhung nhớ và thần tượng một bạn khác giới nào đó. Rất nhiều học
sinh tâm sự với giáo viên rằng bạn A yêu bạn B. Khi hỏi sao em biết các bạn ấy
yêu nhau thì các em lại trả lời thấy bạn A mua quà 8/3 cho bạn B. Bởi vậy, đây
là trong những vấn đề hết sức quan trọng mà giáo viên cần phải có những nắm
bắt kịp thời và có những can thiệp hợp lí để các em có những nhận thức đúng
đắn về tình bạn và tình yêu của lứa tuổi học trò.
3.3. Một số giải pháp chăm sóc hỗ trợ tâm lí học sinh nữ ở trường
PTDTBT THCS Tam Chung.
3.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho học sinh
toàn trường, lớp và cá nhân học sinh gặp khó khăn.

Năm học 2017-2018, Trường PTDTBT THCS Tam Chung có 10 lớp/ 342
học sinh, số học sinh nữ có 139, trong đó số học sinh nữ dân tộc thiểu số chiếm
100%, cụ thể: học sinh nữ dân tộc Mông có 86 em, Thái 45 em và Mường có 8
em.
Ngay khi bước vào đầu năm học mới, Ban giám hiệu nhà trường đã thành
lập Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh. Thành phần tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại
diện lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng; thành viên của tổ tư vấn bao gồm giáo
viên chủ nhiệm lớp, nhân viên y tế học đường, giáo viên phụ trách công tác
Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp. Sau khi
thành lập tổ tư vấn, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch và phân công nhiệm vụ
đến từng thành viên về nhiệm vụ chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh. Căn cứ
vào Kế hoạch của nhà trường, mỗi thành viên trong tổ đều phải lên kế hoạch cá
nhân cụ thể và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các hoạt động như:
hoạt động ngoài giời lên lớp, các tiết sinh hoạt dưới cờ theo các chủ đề, chủ
9


điểm. Đối với học sinh gặp vấn đề khó khăn về tâm lí giáo viên cần có kế hoạch
tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để có thể đạt hiệu quả cao.
3.3.2. Khuyến khích các em sử dụng tiếng phổ thông thường xuyên.
Đây là việc làm tưởng chừng như không liên quan gì tới việc chăm sóc hỗ
trợ tâm lí học sinh, nhưng đó lại là một việc làm vô cùng quan trọng tác động
đến sự phát triển tâm sinh lí, khả năng giao tiếp của học sinh. Đối với các em
học sinh người dân tộc thiểu số, việc sử dụng tiếng phổ thông là ngôn ngữ thứ
hai của các em, nên khả năng giao tiếp, sử dụng tiếng phổ thông của các em rất
hạn chế. Do đó, giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền và làm cho các em
hiểu được vê tầm quan trọng của tiếng phổ thông, các em cần phải sử dụng
thành thạo tiếng phổ thông, đây là ngôn ngữ của quốc gia, có như vậy, các em
mới có thể tiếp thu được bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải thường xuyên
gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc, nói chuyện với các em, khuyến khích các em sử dụng

tiếng phổ thông mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình nói giao tiếp với học sinh,
giáo viên cần chỉnh sửa lại những lỗi khi học sinh nói không đúng và hiểu sai về
ngữ nghĩa của từ và câu. Ví như các em thường sử dụng câu: “Em không được
làm” với ý nghĩa là em không làm. Như em không được học bài cũ: Có nghĩa là
em không học bài cũ. Em không được làm vệ sinh lớp: Có nghĩa là em không
làm trực nhật, Hay “Bố em đi thuê” có nghĩa là bố em đi làm thuê…
Như ở lớp 6B năm học 2016-2017, có 3 em (Giàng Thị Gống, em Sùng Thi
Tồng và em Giàng Thị Dế) học sinh dân tộc Mông bản Ón, khi các em mới vào
trường, cô giáo chủ nhiệm lớp hỏi chuyện các em không nói, không trả lời, cô
giáo phải nhờ một bạn trong lớp hỏi bằng tiếng dân tộc Mông thì em mới trả lời
và nói chuyện với bạn. Khi bị các bạn khác trêu trọc các em chỉ biết khóc mà
không nói gì. Qua tìm hiểu cô giáo nhận thấy mặc dù các em có sử dụng được
tiếng phổ thông nhưng vốn từ của em còn ít, lần đầu tiên khi gặp cô giáo mới
nên em không tự tin để nói chuyện.
Với những trường hợp như em Gống, em Tồng và em Dế, giáo viên không
nên vội vàng yêu cầu em ấy nói tiếng phổ thông mà hãy cởi mở, chủ động bắt
chuyện với em tạo cho em sự tin tưởng, an toàn khi nói chuyện với cô giáo. Bên
cạnh đó, trong các tiết học, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh khi vào lớp không
được sử dụng tiếng của dân tộc mình để trao đổi, tất cả phải sử dụng tiếng phổ
thông; khuyến khích các em thường xuyên đọc sách báo, sách truyện. Sau một
thời gian gần gũi, các em đã bắt đầu chủ động nói chuyện bằng tiếng phổ thông
với những câu đơn giản với các thầy cô trong trường. Năm học 2017-2018,
nhiều em sau khi lên lớp 7 đã nói tiếng phổ thông khá tự tin, thành thạo, luôn
sẳn sàng giao tiếp với bạn bè và thầy cô giáo.
3.3.3. Khuyến khích học sinh nữ tham ra, các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao.
Điều đặc biệt với các học sinh người dân tộc thểu số các em rất có năng
khiếu trong các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, đây là một điểm mạnh,
nổi trội của các em. Nắm bắt được những điểm này, giáo viên đã xây dựng kế
hoạch cụ thể trong việc thành lập đội văn nghệ, đội tuyển thể thao của lớp để

10


tham dự các hoạt động thi đua nhân các ngày lễ lớn như Khai giảng, Đêm trung
thu, ngày 20/11, ngày 8/3…và tham gia các Hội thi do nhà trường phát động và
các ban ngành tổ chức. Ban đầu, các em rất ngần ngại, nhưng khi tham gia các
em rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm. Thông qua các hoạt động văn hóa,
thể dục thể thao, các em học sinh đã hòa đồng, đoàn kết với nhau hơn và mạnh
dạn hơn trong mọi mặt, tình cảm giữa thầy cô và học trò cũng trở nên gắn kết và
thân thiết hơn.

Ảnh kỷ niệm đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể thao của trường năm học 2017-2018

Đội văn nghệ nữ của trường chuẩn bị biểu diễn ngày 20/11/2017

3.3.4. Giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyên, trao đổi với
học sinh nữ khu kí túc xá của nhà trường.
Đối với giáo viên quản lí phòng kí túc xá, các thầy cô quản lí như là người
cha, người mẹ của các em ở trường, khi có vấn đề gì xảy ra thì các thầy, cô quản
lí khu kí túc xá là người có mặt đầu tiên để giúp đỡ các em. Vì vậy, giáo viên
cần thường xuyên trao đổi, nói chuyện với các em, nó sẽ tạo cho các em sự tin
11


tưởng, gần gủi. Từ đó các em mới có thể chia sẽ với thầy, cô những khó khăn,
vướng mắc trong học tập, cuộc sống ở trường và gia đình. Luôn tạo cho các em
có cảm giác an toàn trong phòng ở, bằng cách xây dựng một bầu không khí ấm
cúng "gia đình", để các em thật sự cảm thấy phòng ở là nhà và bạn bè, thầy cô là
những người thân.


Giáo viên quản phòng tư vấn tâm lí cho học sinh nữ
3.3.5. Thường xuyên trao đổi với các em về vấn đề sử dụng mạng xã
hội.
Việc sử dụng mạng xã hội ngày nay đối với các em khá phổ biến, dù điều
kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng do ở xa nhà rất nhiều em được bố mẹ
mua điện thoại đây chính là điều kiện để các em vào mạng xã hội. Giáo viên
hướng dẫn các em sử dụng mạng xã hội có hiệu quả và tránh những trang
website xấu. Trang mạng xã hội mà các em sử dụng nhiều nhất là Facebook.
Trên mạng Facebook các em có thể giao lưu kết bạn và cũng có thể tiếp cận với
rất nhiều thông tin, trong khi đó bản chất của các em lại thật thà dễ tin người, rất
có thể dẫn đến các đối tượng xấu lợi dụng và lừa đảo. Giáo viên thường xuyên
nhắc nhở học sinh và lấy các ví dụ cụ thể về những vụ lừa đảo trên mạng, đồng
thời tư vấn trực tiếp cho học sinh, hoặc thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ,
sinh hoạt ngoại khóa nói về chủ đề mạng xã hội. Trong những buổi nói chuyện
giáo viên hướng dẫn các em nên chọn lọc các nguồn thông tin, chọn bạn cho phù
hợp để kết bạn nói chuyện, không nên tiết lộ nhiều thông tin về bản thân và bình
luận trên các trang mạng hoặc đưa các nội dung không phù hợp để câu “like”.
3.3.6. Tổ chức các buổi tư vấn về sự phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi
vị thành niên.
Tư vấn tâm lí lứa tuổi vị thành niên đóng vai trò hết sức quan trong trong
sự phát triển tâm sinh lí của các em. Như đã trình bày ở các giải pháp nắm bắt
tâm sinh lí học sinh, thì việc tư vấn là vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt là với
12


học sinh nữ. Vì vậy, giải pháp được đưa ra là sự kết hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm với giáo viên dạy môn Sinh học và giáo viên phụ trách Đội trong các buổi
hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ theo
các chủ đề chủ điểm của từng tháng. Ví dụ: Chủ điểm tháng 2 là: Tình bạn, tình
yêu. Chủ điểm tháng 3 là: Bạn gái và tuổi dậy thì…Các buổi sinh hoạt được tổ

chức khéo léo để học sinh có thể giải bày tâm sự của mình, học sinh có thể gửi
những câu hỏi những thắc mắc của mình về cho giáo viên chủ nhiệm lớp và các
em sẽ được giữ bí mật thông tin. Từ các buổi sinh hoạt đó mà mọi thắc mắc của
các em được giải đáp phần nào và qua đó các bạn khác cũng có thể giải đáp
những thắc mắc của bản thân.
3.3.7. Kết hợp với gia đình, hội phụ nữ, ban dân số xã trong việc vận
động, tuyên truyền về phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu .
Các em học sinh đặc biệt là học sinh người Mông thường được bố mẹ dựng
vợ gã chồng từ rất sớm, bởi vậy nhiều em học sinh nữ bước vào tuổi 14, 15 là đã
bị bố mẹ, bạn bè giục đi lấy chồng. Bản thân các em cũng quan niệm 18, 20 tuổi
chưa lấy chồng đã là già và sẽ không có ai lấy.
Như trường hợp của em Sùng Thị Tồng lớp 7B. Mặc dù mới là học sinh lớp
7 nhưng em đã 14 tuổi, sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán năm 2017, em bỏ học
không ra lớp. Nhận thấy học sinh không ra lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp đã nắm
bắt tình hình của em qua các bạn trong lớp, thì được biết em muốn bỏ học ở nhà
để đi lấy chồng. Giáo viên chủ nhiệm đã liên lạc qua điện thoại và trao đổi với
phụ huynh đề nghị để em trở lại lớp, phụ huynh có ý định không muốn em tiếp
tục theo học mà muốn em ở nhà để lập gia đình sớm. Nắm bắt được thông tin
này, giáo viên chủ nhiệm đã báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường và cùng với
nhà trường mời đại diện các tổ chức như đại diện Hội phụ nữ, ban dân số xã vào
tận nhà của em để vận động gia đình tiếp tục tạo điều kiện để em trở lại trường
theo học, đồng thời tuyên truyền hãy bỏ các hủ tục lạc hậu, tránh hiện tình trạng
tảo hôn lập gia đình sớm vì em chưa đủ tuổi vị thành niên. Kết quả, cho đến nay
em đã trở lại lớp đi học bình thường nhưng giáo viên chủ nhiệm vẫn phải tiếp
tục theo dõi động viên em và gia đình tạo điều kiện để em tiếp tục theo học.
3.3.8. Kết hợp, hỗ trợ tư vấn tâm lí cho học sinh nữ với học sinh nam
trong nhà trường.
Đối với học sinh nam trong trường do ở bán trú các em có cơ hội tiếp xúc
với nhau thường xuyên dễ nảy sinh tình cảm, trong khi đó học sinh nam thường
đi học muộn hơn so với tuổi nên các em thường nảy sinh ý định “bắt” bạn gái

trong trường về làm vợ. Đối với các học sinh nam người dân tộc Mông cho dù
các em lấy vợ nhưng các em vẫn có thể đi học bình thường, trong khi đó các bạn
nữ thì không, sau khi lấy chồng là phải lên nương, lên rẫy làm việc, sinh con.
Như trường hợp của em Giàng A Nhà, học sinh lớp 9A. Năm học 20162017 em có nảy sinh tình cảm với một em học sinh lớp 7C là em Hờ Thi Tấu và
có ý định bắt về làm vợ. Sau khi được biết thông tin này, giáo viên chủ nhiêm đã
kết hợp với giáo viên phụ trách đội trực tiếp tuyên truyền và làm tư tưởng với
13


các em về những vấn đề mà em gặp phải khi lấy vợ sớm và những hệ quả của nó
sau này. Sau khi được giải thích, em đã từ bỏ ý định và hiện tại em đang là học
sinh lớp 10 trường THPT Mường Lát và em Sùng Thi Tấu vẫn tiếp tục đi học
bình thường.
3.3.9. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các học sinh nữ có
thành phần dân tộc khác nhau.
Với đặc thù là trường PTDTBT, cho nên các em có nhiều mối quan hệ gắn
bó, đoàn kết với nhau không chỉ ở trên lớp mà còn ở khu phòng ở kí túc xá. Đó
không chỉ là mối quan hệ đơn giản giữa các học sinh với nhau mà còn là mối
quan hệ giữa các dân tộc khác với nhau. Do có nhiều thành phần dân tộc cùng
chung sống dưới một mái trường nên nó cũng có những cái hay khi các em tìm
hiểu về bản sắc, giao thoa văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc cùng
chung sống, tuy nhiên, nhiều lúc cũng nảy sinh những mâu thuẫn mà bản thân
các em không tự giải quyết được. Khi đó, giáo viên chủ nhiệm cần có sự nắm
bắt vào cuộc kịp thời trong việc hóa giải những mâu thuẩn của các học sinh,
nhằm xây dựng mối quan hệ, đoàn kết gắn bó giữa học sinh các dân tộc trong
nhà trường.

Các em học sinh nữ trong giờ ra chơi
Như trường hợp của các em Giàng Thị Dợ Lớp 9A, Hà Ngọc Mai lớp 7B,
Hà Thị Huệ lớp 9A, các em đều là đối tượng học sinh đi học cách xa nhà phải ở

bán trú trong khu kí túc xá, phòng 1 của nhà trường. Các em này thường nảy
sinh mâu thuẫn với nhau, đến mức không nói chuyện với nhau và nghiêm trọng
hơn là các em còn thách thức sẵn sàng đánh nhau, em Hà Ngọc Mai đã nói
chuyện này với giáo viên chủ nhiệm lớp 7B. Ngay khi biết được thông tin giáo
14


viên chủ nhiệm lớp đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có liên quan trực
tiếp đến phòng ở kí túc xá để tìm hiểu nguyên nhân, chỉ cho các em thấy cái sai
của mình và xin lỗi lẫn nhau. Kể từ đó các em đã hiểu nhau nhiều hơn và ngày
càng thân thiết, giúp đở nhau trong học tập và cuộc sống.
3.3.10. Thực hiện nguyên tắc bí mật” trong công tác tư vấn.
Đối với những học sinh có những thắc mắc mang tính riêng tư đặc biệt liên
quan đến vấn đề tình yêu, vấn đề về cảm xúc, sự lệch lạc trong giới tính cũng
như trong cách suy nghĩ... giáo viên cần phải có sự tư vấn riêng, đảm bảo tính
riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn. Giáo viên
phải đảm bảo những điều các em chia sẻ mang tính riêng tư và phải tuyệt đối bí
mật giữa cô và trò. Từ đó sẽ tạo nên sự tin tưởng của học sinh đối với giáo viên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và kết hợp của tập thể
cán bộ giáo viên trong nhà trường, các đồng chí phụ trách công tác đội và thực
hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên ở nhà trường kết quả thu được thực tế hết
sức khả quan đó là. Số học sinh nữ được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ đạt 100%, điều
đó đã tác động trực tiếp đến các hoạt động giáo dục của nhà trường như sau. Số
học sinh nữ bỏ học giảm theo từng năm, số vụ bạo lực học đường của học sinh
nữ trong lớp và kí túc xá không còn. Số học sinh nữ tiếp tục vào học lớp 10
THPT ngày càng tăng, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của các khối lớp
đã được cải thiện.
1. Bảng thăm dò về khả năng giáo tiếp của học sinh với bạn bè và

thầy cô trong trường của học sinh nữ lớp 7B năm học 2017-2018.
Khả năng giao tiếp
Số lượng học sinh/ tổng
Tỉ lệ %
số
Tốt
8/13
61.5%
Khó khăn
4/13
30.8%
Rất khó khăn
1/13
7.7%
2. Bảng thăm dò về mức độ hòa nhập vào môi trường học bán trú của
học sinh nữ lớp 7B năm học 2017-2018.
Khả năng hòa nhập
Số lượng học sinh/ tổng
Tỉ lệ %
số
Tốt
7/9
77.8%
Khó khăn
2/9
22.2%
Rất khó khăn
0
0%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận.
Công tác chăm sóc hổ trợ tâm lí cho các em là một việc làm hết sức quan
trọng đặc biệt là đối với trường bán trú, việc hỗ trợ chăm sóc tâm lí cho các em
không chỉ giúp cho các em vượt qua những khó khăn những rào cản về tâm lí
15


mà còn giúp cho các em có thể học tập tốt hơn, tham gia các hoạt động phong
trào tích cực hơn. Mỗi giáo viên chúng ta hãy nhiệt huyết và dành tình yêu
thương của mình tất cả vì học sinh thân yêu và hãy luôn trân trọng nó và coi nó
như tình yêu của người mẹ người cha đối với những đứa con của mình.
Những giải pháp của đề tài này được dựa trên những biện pháp chung mà
tập thể giáo viên trong trường PTDTBT THCS Tam Chung đã và đang thực
hiện, áp dụng. Kết quả đạt được tuy chưa phải là nhiều nhưng nhận thấy được sự
tiến bộ từ trong ý thức, trong hành động cũng như trong kết quả học tập của học
sinh, nên tôi mạnh dạn chia sẽ sáng kiến của mình cùng với đồng nghiệp và
mong nhận được sự nhận xét đánh giá góp ý của hội đồng khoa học và đồng
nghiệp để tôi có thể cùng với cán bộ giáo viên trường PTDTBT THCS Tam
Chung tiếp tục sát cánh bên mái trường và học sinh Mường Lát thân yêu.
2. Kiến nghị.
- Về phía nhà trường:
+ Nhà trường bố trí phòng hỗ trợ tư vấn tâm lý đảm bảo tính riêng tư, kín
đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
+ Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho
học sinh, đặc biệt có sự hỗ trợ về mọi mặt trong các buổi tổ chức hoạt động
ngoại khóa về công tác hỗ trợ tâm lí cho học sinh.
- Về phía phòng GD&ĐT, Sở giáo dục:
+ Cần tổ chức thêm các buổi tập huấn cho giáo viên về vấn đề tư vấn hỗ trợ
tâm lí cho học sinh đặc biệt là đối với giáo viên các trường có học sinh bán trú.

+ Phân công giáo viên kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về
công tác hỗ trợ tâm lí cho học sinh hoặc hợp đồng giáo viên chuyên trách trong
công tác tư vấn hỗ trợ tâm lý./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Đỗ Thị Dung

16


Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Module THCS 11. Tác giả
Nguyễn Thị Hương.
Bài viết: Tư vấn học đường nhu cầu có thực của học sinh phổ
thông. Ban biên tập trường Ngô Thời Nhiệm.
SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” của
giáo viên Phạm Thị Mỹ Toàn , Trường THCS Gia Huynh.
Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho
học sinh trung học, PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa chủ biên, NXB

ĐHQG Hà Nội.
Giáo trình tâm lí học đại cương. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn Nhà
xuất bản Đại học sư phạm.

17


MỤC LỤC
TT
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung

Cơ sở lý luận của SKKN
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp thực hiện
Kết quả đạt được
Kết luận và đề xuất
Kết luận
Kiến nghị, đề xuất

Số trang
1
2
2
2
2
2
2
3
4
16
16
16
17

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường PTHDBT THCS Tam Chung,

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp huyện

B

2008-2009

Cấp tỉnh


C

2009-2010

Cấp tỉnh

C

2012-2013

Một số biện pháp sử dụng
1.

hiệu quả sách giáo khoa và
tài liệu học tập trong dạy học
lịch sử ở trường THCS
Một số phương pháp nâng
cao vai trò giáo dục truyền

2.

thống yêu nước cho học sinh
lớp 6 ở miền núi thông qua

3.

phần lịch sử địa phương.
1.Một số kinh nghiệm xây
dựng mối quan hệ đoàn kết

thân thiện trong lớp học có
học sinh thuộc các thành phần
dân tộc khác nhau ở trường

19


THCS Tam Chung.
Một số kinh nghiệm tổ chức
4.

thành công buổi họp phụ
huynh đầu năm học ở trường

Cấp huyện

A

2015-2016

PTDTBT THCS Tam Chung.
----------------------------------------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

CHĂM SÓC, HỔ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH NỮ NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TAM CHUNG
HUYỆN MƯỜNG LÁT

Người thực hiện: Đỗ Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Tam Chung
SKKN thuộc lĩnh vực: Hỗ trợ tâm lí học sinh nữ dân tộc

20


THANH HOÁ NĂM 2018

21



×