Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để dạy tình yêu quê hương – bảo vệ đất nước qua môn học mĩ thuật ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài

Đối với chương trình THCS, mỹ thuật là một móc xích quan trọng trong quá
trình dạy học.Thông qua bộ môn mỹ thuật học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc….đằng sau những biểu hiện của ngôn ngữ
tạo hình.Bằng cách này giáo dục nghệ thuật được tích hợp trong chương trình
giảng dạy ở tất cả các lớp học, chúng được lồng ghép trong các bài học để nâng
cao khả năng quan sát, liên tưởng ,kết nối kiến thức của học sinh.
Thông qua các bài học mỹ thuật, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về các khái
niệm, từ đó giáo dục cho các em về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ những giá
trị tốt đẹp như môi trường ,văn hóa, tình yêu, cống hiến , sự chia sẻ….Qua các
hoạt động dạy học các em được thực hành, được khám phá từ đó mà việc lĩnh hội
cũng trở nên sâu sắc hơn. Và hơn thế nữa, việc lồng ghép các môn học khi giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh vào việc định hướng lòng yêu quê
hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương là một điều hết sức cần
thiết đối với thế hệ trẻ ngày nay
Dựa trên cơ chế của quá trình sáng tạo sự tích hợp trong môn học mỹ thuật
sao cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và môi trường học tập của từng vùng
miền để làm sao thức tỉnh được lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc để
các em học sinh là công dân của đất nước luôn luôn hiểu rõ, thấm nhuần tư tưởng
yêu nước, xây dựng quê hươngvà bảo vệ tổ quốc từ những việc làm nhỏ nhất.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một quê hương. Ai ai cũng yêu quê hương
đất nước, tình yêu quê hương đất nước bắt đầu từ tiếng ru ầu ơi của bà ru cháu,
của mẹ ru con. Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện qua từng câu ca dao,
tục ngữ, qua câu thơ, câu hát ân tình…
Từ thời chiến tranh cho đến thời hòa bình thì tình yêu quê hương đất nước
trong lòng mỗi người dân Việt Nam lúc nào cũng có, không bao giờ nhạt phai.
Vẫn luôn luôn phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước.


Trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như trong khu vực ngày càng biến
động và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là việc Trung Quốc liên tục đe dọa và xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ biên đảo của Việt Nam. Yêu sách đường 9 đoạn (đường
lưỡi bò) mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông xâm phạm chủ quyền biển của
Việt Nam và các nước trong khu vực. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc
đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa
gây tình hình căng thẳng trên biển Đông, và gần đây nhất năm 2016 việc Trung
Quốc đưa tổ hợp quân sự, tên lửa ra đảo. Việc Đài Loan xây dựng sân bay quân sự
trái phép trên đảo Ba Bình, và việc Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh
1


quan, xây dựng đường băng có chiều dài 2.000 mét cùng các trang thiết bị hỗ trợ
trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam càng làm gia tăng nguy
cơ tiềm ẩn đối vơí an ninh của tổ quốc.
Ngày nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ còn chưa ý thức được trách
nhiệm của mình đối với việc xây dựng và đất nước.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải luôn giáo dục lòng yêu quê hương đất nước
cho lớp trẻ, nâng cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch bên ngoài. Tiếp
nối truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất.
Việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến Thủ
tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, đoàn
đại biểu tỉnh Đồng Nai về việc đưa vấn đề biển đảo vào chương trình giáo dục.
Văn bản trả lời nêu rõ, nội dung giáo dục về biển đảo (trong đó có chủ quyền hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) đã được đề cập trong các bài học của sách giáo
khoa hiện hành môn Lịch sử và môn Địa lý cấp THCS và THPT.

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát, bảo đảm tất cả Bản đồ giáo khoa
đều có vẽ và ghi tên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Bộ GD-ĐT cũng được giao chủ động phối

hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường giáo dục lịch sử địa phương ở cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đưa giáo dục biển đảo, chủ quyền
Hoàng Sa và Trường Sa vào phần giáo dục địa phương của các tỉnh, thành
phố.Thủ tướng cũng yêu cầu đưa nội dung giáo dục về biển đảo vào tài liệu hướng
dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức các hoạt
động hưởng ứng “Tuấn lễ biển và hải đảo Việt Nam”. Tăng cường các hoạt động
ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo;
lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, chương
trình kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp
và hình thức dạy học nói chung và nội dung biển đảo nói riêng; tiếp tục thực hiện
tốt tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo
cho học sinh
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước tình thực tế trên, tôi luôn luôn trăn trở để tìm ra giải pháp để nâng
cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật, là một giáo viên, tôi luôn luôn thấm
nhuần tư tưởng yêu nước, yêu quê hương và tôi luôn luôn truyền đạt tinh thần yêu
quê hương đất nước cho học sinh. Đặc biệt trong các bài dạy trong chương trình
mĩ thuật ở Trung học cơ sở, qua đó tôi luôn luôn lồng ghép, tích hợp kiến thức liên
môn vào trong các bài học cụ thể để truyền cảm hứng cho các em học sinh về tình
2


yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các phân môn như vẽ
tranh, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí…
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù,đặc trưng riêng của từng
ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học
được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người.
Muốn trở thành con người hữu ích,đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường.
Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những
kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật cũng phải đem lại niềm vui cho mọi người,

làm cho mọi người nhận ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và xung quanh
mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. đồng thời học mỹ thuật giúp mọi người tự tạo
ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản thân. Làm cho cuộc
sống thêm tươi vui hạnh phúc,yêu quê hương ,yêu dân tộc Việt Nam mình.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các bài học trong SGK, đổi mới phương pháp,tích hợp, lồng
ghép các môn học với môn mĩ thuật, sử dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào
bài dạy cụ thể cho học sinh, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu qua các phân môn trong môn mĩ thuật và có cách thức lồng
ghép,tích hợp các phân môn, các môn học để dạy môn mĩ thuật nhằm truyền đạt
tốt nhất nội dung, tư tưởng cần đạt được để giáo dục hiệu quả cho học sinh
1.5 Những điểm mới của SKKN
1.5.1.Áp dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy
1.5.2 Dạy học tích hợp theo chủ đề
1.5.3 Dạy học theo tập huấn phương pháp mới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo
qua các bài học ở chương trình mĩ thuật trung học cơ sở tôi đã thực hiện qua các
bài dạy ở các phân môn như vẽ tranh, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí…cộng với
việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy – học môn mĩ thuật. Qua các bài học đó
các em đã được giáo dục và nâng cao nhận thức của các em về vấn đề này.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng nghiên cứu
3


Dạy học mĩ thuật ở trường THCS có rất nhiều cách để giáo viên truyền đạt
kiến thức cho học sinh cũng như nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước, bảo
vệ chủ quyền biển đaỏ quê hương qua các bài học cụ thể, qua đó chúng ta nâng
cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với quê hương, đất nước để sau này
các em sẽ xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, xứng đáng với tiếp nối truyền
thống anh hùng của các thế hệ đi trước. Đã kết quả đạt được song vẫn chưa đạt
được kết quả cao nhất do thời gian phân phối khung chương trình qui định và điều
kiện cơ sở vật chất trường sở tại chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, các buổi sinh
hoạt chuyên môn mĩ thuật còn ít. Chưa có một chuyên viên phụ trách mĩ thuật.
Qua các bài học cụ thể của từng phân môn mĩ thuật mà hướng lồng ghép tích hợp
chưa được tốt do điều kiện của học sinh vùng 135, đặc biệt khó khăn. Dự giờ thăm
lớp chưa đủ giáo viên chuyên môn nên đánh giá môn học thực sự chưa được
chuẩn xác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Phân môn vẽ tranh
a)
Lớp 6: Bài 13. Tiết 13, 14. Vẽ tranh: Đề tài Bộ Đội, dạy học vận dụng kiến
thức liên môn
Ở bài này khi dạy phần Tìm và chọn nội dung đề tài, tôi cho học sinh xem
một số bức tranh vẽ về đề tài quân đội nhân Việt Nam
Khi Tìm và chọn nội dung đề tài tôi cho các em nghe các bài hát về đề tài
bộ đội như: Bài ca Trường Sơn (Trần Chung), Bước chân qua dãy Trường Sơn
(Vũ Trọng Hối), Anh lính quân bưu vui tính…
Kết hợp với môn lịch sử và ngữ văn để nêu rõ nổi bật truyền thống anh
hùng bất khuât, kiên trung vì dân vì nước của Bộ đội Cụ Hồ


Tượng Bác Hồ trên đỉnh Trường Sơn.( tranh của Họa sĩ Lê Duy Ứng)

4


Mai Văn Hiến, Gặp gỡ, bột màu, 1954

Anh Bộ đội Cụ Hồ với nhân dân Tây Bắc( Mai Văn Hiến-sơn dầu, 1998)
Vừa cho học sinh xem tranh, tôi vừa nêu lên những truyền thống tốt đẹp của
anh bộ đội Cụ Hồ, tình quân dân cá nước. Giúp các em hiểu biết hơn về lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam. Và giúp các em tìm và chọn nội dung đề tài này dễ
5


hơn và dành tình yêu mến dành cho các anh, các chú bộ đội nhiều hơn. Và quan
trọng hơn nữa là các em thể hiện tình yêu mến đó qua các bức tranh mà các em vẽ.

Bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử của họa sĩ Bùi Lệ Trang
Giúp các em hiêu sâu hơn về tinh thần quật cường của các chiến sĩ Hải quân
bất chấp hiểm nguy quyết giữ lá cờ tổ quốc tung bay trên đảo Gạc Ma. 25 năm
trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng
súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt
Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa,
tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử. Họ đứng kết thành vòng tròn để giữ đảo, giữ lá
cờ tổ quốc, là biểu tượng của lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước cao cả không
ngại hi sinh bản thân để bảo vệ biển đảo quê hương.

Những người lính giữ đảo.( nguồn Infonet)
6



Kết hợp với kiến thức liên môn Ngữ văn, lịch sử, địa lí để giúp các hiểu rõ
hơn về chủ quyền, vị trí địa lí của Trường Sa, Hoàng Sa. Hiểu được ý nghĩa của
việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc gắn liền
với trách nhiệm của mỗi công dân.

Giờ học mĩ thuật của HS trường THCS Xuân Bình
b. Lớp 7: Bài 5. Tiết 5+6. Vẽ tranh: Tranh phong cảnh
- Lồng ghép kiến thức môn ngữ văn địa phương để giới thiệu về Thanh Hóa và các
danh lam thắng cảnh của Thanh Hóa như: Sầm Sơn, thành Nhà Hồ, Hàm Rồng…
Ở bài này khi dạy phần Tìm và chọn nội dung đề tài tôi cho các em nghe các bài
hát về quê hương Thanh Hóa như: Đường về Thanh Hóa, Quê tôi Thanh Hóa, Về
Như Xuân…và khi cho HS quan sát,ngoài tranh ảnh trong SGK tôi lồng ghép cho
học sinh xem một số tranh của các họa sĩ vẽ về quê hương,biển đảo như:

7


Biển đảo quê hương. Tranh sơn dầu của Bùi Trung Hà

Biển Tĩnh Gia Thanh Hóa. Tranh sơn mài của Phạm Ngọc My

8


Tuần tra bên vịnh Vĩnh Huy. Tranh sơn dầu của Đặng Mậu Triết
Khi cho học sinh tìm và chọn nội dung đề tài, tôi vừa cho các em xem tranh và
lồng ghép, khơi gợi lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê
hương cho học sinh, giúp các em yêu quê hương đất nước. Thể hiện tình cảm của
mình qua các bức tranh vẽ. Cho các em biết, hiểu về quê hương mình.

c. Lớp 8. Vẽ tranh. Bài 14. Tiết 17. Đề tài ước mơ của em
- Mở bài tôi cho các em hát bài hát Em đi bộ đội( Trần Xuân Túc), Con gái mẹ đã
trở thành chiến sĩ( Thuận Yến)
- Ở bài này khi cho học sinh tìm và chọn nội dung đề tài tôi cho các em xem một
số tranh vẽ về đề tài mơ ước của các em học sinh khác

Em làm bộ đội hải quân. Tranh của học sinh
9


Chúng em thăm Trường Sa. Tranh của Học sinh

Lớp 9. Bài 4. Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương
Cũng tương tự như lớp 7.Bài 5. Tiết 5+6. Vẽ tranh: Tranh phong cảnh
Khi cho học sinh tìm và chọn nội dung đề tài tôi cho các em xem một số bức
tranh vẽ về cảnh đẹp quê hương Việt Nam nói chung và Thanh Hóa như:

10


Biển lặng . tranh của hoạ sĩ Lê Chuyền.

Biển Tĩnh Gia Thanh Hoá. Tranh sơn mài của Phạm Ngọc My
Khi xem những bức tranh này nó sẽ giúp cho các em học sinh có kiến
thức hơn về cảnh đẹp của quê hương đất nước, các em sẽ dần dần hình thành ý
thức bảo vệ, gìn giữ cũng như quảng bá hình ảnh đẹp về quê hương đất nước ra
thế giới để cho thế giới hiểu biết hơn về thiên nhiên, con người Việt Nam

Huyền Thoại Nga Sơn. Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai
11



Núi Nhồi. Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai

Đền Độc Cước. Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai
2.3.2. Phân môn vẽ theo mẫu:
Lớp 7. Bài 14, Tiết 19. Kí Họa
Ở bài này khi giới thiệu về kí họa tôi cho học sinh xem một số bức kí họa
của các họa sĩ Việt Nam về thiên nhiên, cuộc sống, con người và cuộc đấu
tranh bảo vệ và thống nhất đất nước của quân và dân ta. Khi cho các em xem
12


các bức kí họa tôi giới thiệu cho các em học sinh về nguồn gốc tác phẩm, hoàn
cảnh ra đời để các em hiểu thêm về lịch sử cách mạng Việt Nam

Buôn Ma Thuột. Kí họa màu nước- Trần Văn Cẩn

Nữ dân quân Bảo Ninh. Kí họa màu nước- Trần Văn Cẩn
13


Nhà trẻ Vĩnh Linh, thôn Vĩnh Mốc. 1969- Phạm Thanh Liêm
2.3.3. Phân môn vẽ trang trí :
Lớp 8. Tiết 23, 24 - Vẽ tranh cổ động
Ở bài này khi cho học sinh quan sát và nhận xét, ngoài những tranh trong
SGK tôi cho học sinh xem một số tranh cổ động chủ đề về Biển đảo quê
hương. Mỗi HS Việt Nam đều cần có hiểu biết về đất nước, tổ quốc mình, bao
gồm cả phần lãnh thổ và lãnh hải. Thực tế đó đòi hỏi cần bổ sung thông tin và
giáo dục cho các em những hiểu biết về tiềm năng, về mức độ khai thác và sự

cần thiết phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển,
đảo; bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, cho học sinh nghe các bài hát về
biển đảo quê hương như : Nơi đảo xa(Thế Song), Nghe em hát ở Trường
Sa(Quỳnh Hợp), Gần lắm Trường Sa (Huỳnh Phước Long), kết hợp vận dụng
kiến thức liên môn với môn lịch sử, địa lí để cho học sinh hiểu rõ hơn về chủ
quyền biển đảo qua kiến thức về môn này. Học sinh vừa nghe nhạc, vừa tìm
hiểu về Trường Sa, Hoàng Sa vừa vẽ tranh giúp các em hứng thu hơn với môn

14


học, thêm yêu quê hương đất nước của mình. Tôi đã cho các em xem các bức
tranh cổ động sau:

15


2.3.4.Đối với phân môn Thường thức Mĩ thuật:
Lớp 8: Bài 9,10.
- Tiết 10 - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 19541975.
Ở hai bài này tôi cho học sinh xem tranh của các họa sĩ sáng tác ở giai
đoạn này và giới thiệu, phân tích các tác phẩm nay để cho học sinh cảm nhận
được tinh thần đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước của quân và dân ta.
Nêu lên truyền thống tốt đẹp đó qua các tác phẩm mĩ thuật nổi bật của thời kì
này, kết hợp với việc vận dụng kiến thức liên môn ngữ văn, lịch sử, địa lí cùng
lúc để các em dễ dàng vận dụng kiến thức để tìm hiểu sâu hơn về bài học:

Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ. Tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Sáng


16


Tát nước đồng chiêm. Tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Và đặc biệt tôi cho giới thiệu học sinh xem một bức tranh vẽ về phố của họa sĩ
Bùi Xuân Phái để cho các em thấy được tình yêu của tác giả, mọi người dành
cho Hà Nội, thủ đô linh thiêng và hào hoa của đất nước Việt Nam

Chùm tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi Xuân Phái
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt dộng giáo dục, vơí
bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
Qua một năm nghiên cứu, áp dụng và giảng dạy, tôi đã nâng cao tinh
thần yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương cho các em
học sinh qua các giờ học mĩ thuật. Giờ học mĩ thuật của tôi được học sinh hết
sức yêu thích, bài vẽ của các em đẹp hơn, trong sáng hơn. Các em luôn luôn
được nuôi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước qua từng bài học, qua từng
hình ảnh, từng nét vẽ… Để tinh thần tốt đẹp này luôn hiện hữu và trong tim các
em suốt đời.
Các em học tốt hơn khi được học, vận dụng kiến thức liên môn với các
môn khác như ngữ văn, lịch sử, địa lí…

17


Đặc biệt các em yêu thích môn học khác liên quan đến môn mĩ thuật
hơn. Có em đạt giải cao trong các kì thi Em yêu lịch sử xứ Thanh như em Võ Thị
Hương lớp 8A đạt giải khuyến khích cấp Tỉnh, Nguyễn Thị Giang lớp 8B giải
nhất vẽ tranh cấp Huyện và nhiều em đạt thành tích tốt trong các cuộc thi do
PGD&ĐT Như Xuân tổ chức
Bổ trợ cho đồng nghiệp các môn khác trong nhà trường có hiệu quả hơn

như môn ngữ văn, địa lí, lịch sử, âm nhạc... Và đã thực hiện trên lớp, tăng thêm
tinh thần luôn luôn tìm hiểu sáng tạo trong các môn học
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Qua kết quả của môn mĩ thuật trong năm học 2016-2017 có thể thấy rằng
dạy học mĩ thuật để nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền
biển đảo quê hương qua các học được tích hợp kiến thức liên môn là điều hết sức
tích cực, vừa dành được nhiều thời gian cho học sinh được học tập, tìm hiểu, sáng
tạo tích cực, hứng thú hoạt động và giáo viên đảm bảo củng cố những kiến thức,
kĩ năng cơ bản cho học sinh vừa lồng ghép nâng cao tinh thần yêu nước cho mỗi
học sinh, tạo hứng khởi và kiến thức cho các em học tập bộ môn mĩ thuật và các
phân môn khác như ngữ văn, lịch sử, địa lí, GDCD…. Nhờ đó, học sinh được học
tập và phát triển toàn diện về mặt nhân cách, kiến thức lịch sử, xã hội cũng như
Đức – Trí- Thể- Mỹ
3.2. Kiến nghị
3.2.1.Đối với giáo viên:
- Khi soạn bài cần phải bám vào chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn để xác định
những kiến thức trọng tâm và kĩ năng cần thiết cần đạt.
- Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho phù hợp.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm các tài liệu, tranh vẽ phong phú phục vụ cho dạy học
- Có kết hợp trò chơi lịch sử, văn học vào cho tiết học thêm sinh động, phong
phú.
3.2.2.Đối với học sinh:
- Cần tự giác chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung giáo viên đã giao, chuẩn bị các
tư liệu, bài học ở các môn có liên quan.
3.2.2.Đối với các cấp quản lí:
- Cần quan tâm hơn đến cơ sở vật chất đầu tư cho các bộ môn học, tổ chức
nhiều các buổi ngoại khóa, giao lưu gặp gỡ nhằm giúp các em hiểu biết hơn về
kiến thức xã hội

18


- Tổ chức các kì thi mĩ thuật ở các cấp. Cũng như chỉ đạo sát sao việc dạy và học
theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế giảng dạy
môn Mĩ thuật ở trường THCS Xuân Bình. Do trình độ và năng lực có hạn nên
không thể tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thành viên trong hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Xuân Bình, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Người viết

Lê Quang Vinh

Nguyễn Văn Quang

19



×