Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁP án sơ lược bài tập rối LOẠN PHÂN LY ôn THPTQG 2019 bookgol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.35 KB, 6 trang )

Group: SINH HỌC BOOKGOL
Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

ĐÁP ÁN SƠ LƯỢC BÀI TẬP RỐI LOẠN PHÂN LY ÔN THPTQG 2019
Câu 1. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBbdd, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen dd không phân li trong giảm phân II; giảm phân I diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu
gen AaBbDd, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai : ♀AaBbDd x ♂AaBbdd
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
A. 18 và 36

B. 36 và 36

C. 16 và 32

D. 18 và 54

Câu 2. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các
sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,
trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5%

B. 0,25%

C. 1%

D. 2%

Câu 16: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd
không phân li ở lần phân bào II, các tế bào khác giảm phân bình thường và cơ thể cái giảm phân bình
thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd x ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao loại nhiêu kiểu gen khác nhau?


A. 108.

B. 60.

C. 54.

D. 90.

Câu 3. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂ AaBbDd x ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân
của một cơ thể đực, có 30% tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong
giảm phân 1, trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 40% tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân 2, các sự kiện khác trong giảm phân của 2 cơ thể đem lai
diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong các hợp tử bình thường được tạo thành các hợp tử có kiểu gen
AabbDd chiếm tỷ lệ là A. 1,25%.
B. 5%.
C. 6,25%.
D. 2,5%.
Câu 4. Cho phép lai: ♀AABb × ♂AaBb. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau đây:
(1) Trong trường hợp quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai trên cho đời con có tối đa 6 loại
kiểu gen.
(2) Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân
II diễn ra bình thường thì cơ thể đực tối đa cho 6 loại giao tử.
(3) Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân
II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai
trên cho tối đa 12 loại kiểu gen.
(4) Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân
II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai

trên cho tối đa 16 kiểu tổ hợp giao tử. Số phát biểu đúng là:
A.1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Một hợp tử trải qua 10 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ
bội. Sau đó có tế bào thứ 2 lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng
đã sinh ra 956 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ 2 lần lượt là:
A. Lần 4 và lần 9 B. Lần 5 và lần 9

C. Lần 4 và lần 8

D. Lần 6 và lần 2

Câu 6. Phép lai giữa cơ thể đực Aabb X cái AaBb, trong đó giảm phân I của cơ thể đực có 10% tế bào mang
cặp nhiễm sắc thể Aa không phân li; còn của cơ thể cái có 20% tế bào mang cặp nhiễm sắc thể Bb không phân
li; giảm phân II bình thường. Người ta thống kê được:
(1)

Số tổ hợp tạo ra ờ thế hệ F1 là 32.

GROUP FREE: />
ĐT: 0888086988


Group: SINH HỌC BOOKGOL

Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

Số loại giao tử của cơ thể đực là 4 và cơ thể cái là 7.
Ti lệ hợp tử đột biến chiếm 28%.
(4) Ti lệ cá thể một nhiễm chiếm 13%.
(5) Ti lệ cá thể ba nhiễm chiếm 26%. Số kết luận đúng là:
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
(2)
(3)

Câu 7. Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép
lai: (♀) AaBb x (♂) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen
Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân
bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể
mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ bao
nhiêu? A. 15%
B. 50%
C. 30%
D. 35%
Giải: Đáp án B. Quá trình giảm phân ở cơ thể đực + 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không
phân li trong giảm phân I tạo 15% (Aa), 15% (O) + 70% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa giảm phân
bình thường tạo 35% (A), 35% (a) P: (♂) AaBb x (♀) Aabb → Số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm (2n +
1) = (7,5% AaB + 7,5% Aab).(50%Ab + 50%ab) = 15%. → Số cá thể mang đột biến = (7,5% AaB + 7,5%Aab
+ 7,5%B + 7,5%b)(50%Ab + 50%ab) = 30% →Trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST, số cá thể
mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ 50% [Thật ra thì số cá thể mang đột biến thể ba = Số cá thể mang đột
biến thể một = 50%]
Câu 8. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n

= 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào
này như sau:

Biêt rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’
chứa alen b và đột biên chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân. Cho một số phát biểu sau đây:
(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.
(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.
(3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2.
(4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a
(5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb
và aab. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

GROUP FREE: />
ĐT: 0888086988


Group: SINH HỌC BOOKGOL
Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

Giải: Đáp án C. 2n = 4, kiểu gen trong đó là AaBb Tế bào X đang ở trạng thái 2n kép xếp thành 2 hàng trên
mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực, tế bào Y đang ở
trạng thái đơn kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực → 1 Đúng.
Tế bào X (AaaaBBbb đã nhân đôi ở kì trung gian) rối loại giảm phân I, phân li thành giao tử aa, AABBbb, kết
thúc giảm phân 2 thì sẽ tạo giao tử Oa, ABb. → 2 Đúng.
Tế bào Y ở giảm phân I có kg AAaaBBbb phân li thành aabb và AABB Rối loạn giảm phân II ở tế bào có kg
AABB thành 2 loại giao tử OB và AAB. Tế bào có kiểu gen aabb giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử
là ab → Xác suất giao tử mang đột biến là 1/2. Nhưng tế bào Y là tế bào sinh trứng (tế bào hình nhỏ hơn là
thể cực, hình lớn hơn là trứng) → Giao tử không đột biến:100%. → 3 Sai. → 4 Đúng.
X có giao tử: a, ABb Y có giao tử: B, AAB, ab ⇒ aB, ABBb, AAaB, aab, AAABBb, AaBbb. → Tế bào sinh
trứng chỉ cho 1 trứng nên chỉ có một hợp tử từ 2 tế bào trên. → 5 Sai.

Câu 9. Cho P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội - lặn hoàn toàn. Giả sử, trong
quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1,
các cặp còn lại phân li bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng bị rối
loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường
(1) Theo lý thuyết, số kiểu gen đột biến gen tối đa được hình thành ở F1 là 120.
(2) Số loại hợp tử thể ba tối đa được hình thành ở F1 là 72
(3) Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd ở F1 là 0,525%
(4) Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là 96,8%
Số đáp án đúng là: A.4

B.1

C.3

D.2

HƯỚNG DẪN GIẢI: Dựa vào dữ liệu của bài toán
Xét cặp NST 1: P:

Aa ( đực) x Aa (cái)

G:
0,5A:0,5a.
0,1:Aa:0,1O:0,4 A: 0,4 a →Cho 3 kiểu gen bình thường:
Aa,AA,aa và 4 kiểu gen không bình thường: Aaa,AAa,AO,aO
Xét cặp NST 2: P:
G:

0,5B:0,5b.


Xét cặp NST 3: P:

Bb (đực)

x

Bb (cái)

0,5B:0,5b. → Cho 3 kiểu gen bình thường Bb,BB,bb
Dd (đực).

G: 0,08 Dd:0,08O:0,42 D:0,42d.
không bình thường: Ddd,DDd,DO,dO

x

Dd (cái)
0,5D:0,5d. → Cho 3 kiểu gen bình thường: Dd,DD,dd 4 kiểu gen

-Số kiểu gen bị đột biến: 3x3x4+4x3x3+4x3x4 =120 => (1) Đúng
-Số loại hợp tử thể 3 tối đa là: 2x3x3+3x3x2=36.

=> (2) Sai

-Tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd= (0,5x0,1)Aaa x (0,5x0,5x2)Bb x (0,42x0,5)dd =0,00525=0,525%=> (3) Đúng
-Tỷ lệ hợp tử bình thường thu được= 0,8x1x0,84=0,672=67,2% => (4) Sai
Câu 10. Ở một loài có 2n = 20. Quan sát 1 nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể tiến hành giảm phân tạo giao
tử. Trong quá trình giảm phân thấy có 20% tế bào có cặp NST số 5 không phân li trong giảm phân I giảm
phân II dien ra bình thường; Quan sát 1 nhóm tế bào sinh trứng thấy có 10% tế bào có cặp NST số 5 không
phản li trong giảm phân I giảm phân II diễn ra binh thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây

đúng?

GROUP FREE: />
ĐT: 0888086988


Group: SINH HỌC BOOKGOL
Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

I. Có thể tạo ra tối đa 4 loại hợp tử đột biến ở đời con.
II.Tỉ lệ hợp tử không đột biến là 73%.
III. Ti lệ hợp tử thể bốn là 0,5%.
IV. Tỉ lệ hợp tử thể ba là 5,5%.
A.1.

B.2.

C.3.

D.4.

Câu 11. Xét phép lai đực aaBbDdEe X cái AaBbDdee. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 20% tế
bào sinh có hiện tuợng NST kép mang B không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình
thường. Trong quá trinh giảm phân của cơ thể cải, ở 10% tế bào sinh trứng có hiện tượng cặp NST kép mang
Bb không phân li trong giảm phân I, các cặp NST khác phân li bình thường. Biết rằng các giao tử đều có sức
sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một số nhận xét sau:
1. Số loại kiểu gen tối đa thu được ờ đời con là 120.
2.Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 48 kiểu gen.
3. Theo lý thuyết, ti lệ của kiểu gen AaBbDDee ở đời con xấp xi 2,55%.
4. Theo lý thuyết, tì lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 8.5%. Số phát biểu đúng

A.1.

B.2.

C.3.

D.4.

Câu 12. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp
gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường.
Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân
li trong giảm phân II, các cặp nhiễm sắc thể khác diễn ra bình thường. Ở đời con của phép lai P: ♂AaBbDd x
♀AabbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 80,96%.

B. 19,04%.

C. 20%.

D. 9,6%.

Câu 13. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các
sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,
trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ: A. 1%.
B. 0,5%.
C. 0,25%.
D. 2%.
Câu 14. Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó
ở một số tế bào, trong giảm phân II NST mang gen A không phân ly (Biết các NST còn lại đều phân ly bình

thường trong cả GP I và GP II) thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:
A. 4

B. 8

C. 10

D. 6

Câu 15. Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 10, mỗi cặp NST đều có một chiếc có nguồn gốc từ
bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Nếu trong quá tŕnh giảm phân tạo tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh
xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 1; 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 2, các cặp NST
còn lại phân li bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ
tinh trùng mang NST có trao đổi chéo lần lượt là:
A. 128 và 18%.

B. 96 và 18%.

C. 96 và 36%.

D. 128 và 36%.

Câu 16. Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho biết
trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Nếu

GROUP FREE: />
ĐT: 0888086988



Group: SINH HỌC BOOKGOL
Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đời
con của phép lai: AaBb x AaBb?
(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12.
A. 1.

(2) Số kiểu gen tối đa là 32.

(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb x ♀AaBb
1. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, tất cả các tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa
không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường.
Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao
nhiêu loại hợp tử?
A. 9.

B. 10.

C. 12.


D. 16

Câu 18. Ở cà chua alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn hai cây cà
chua đều có kiểu gen dị hợp tử (P), thu được F1. Biết rằng trong quá trình hình thành hạt phấn ở 10% tế bào cặp nhiễm
sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các giao tử hình thành đều có khả
năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 9 : 18 : 9 : 1 : 1.
II. Trong số các cây quả đỏ ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 0,7241.
III. Ở F1 có 5 kiểu gen đột biến.
IV. Cho các cây lưỡng bội ở F1 giao phấn, đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ 25%.
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 19. Ở một loài có bộ NST thể lưỡng bội 2n = 8, gồm 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Ở phép lai
AaBbDdEe × aabbddEe sinh ra đời F1. Ở F1, xuất hiện một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen
AaBBbDddee. Cho rằng đột biến chỉ xảy ra ở một lần phân bào (chỉ ở giảm I hoặc giảm phân II). Có bao nhiêu
kết luận sau đây đúng?
I. Thể đột biến này thuộc dạng thể tam bội.
II. Thể đột biến này có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử mang gen ABBDde với giao tử mang
gen abde.
III. Thể đột biến này có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử mang gen ABBDe với giao tử mang
gen abdde.
IV. Thể đột biến này thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
A. 2.


B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 20. Cho phép lai P: ♂AaBbDdEe × ♀AaBbddEe, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân của cơ
thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen
Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li
bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?
I. Hợp tử không mang đột biến chiếm 69%.
II. Có tối đa 294 kiểu gen.

GROUP FREE: />
ĐT: 0888086988


Group: SINH HỌC BOOKGOL
Group: ÔN THI THPTQG - ÔN HSG MÔN SINH

III. Có tối đa 240 kiểu gen đột biến.
IV. Kiểu gen AaaBbDdEe chiếm 0,71875%.
V. Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ 69/12800.
A. 4.

B. 3.

C. 2.


GROUP FREE: />
D. 5.

ĐT: 0888086988



×