Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI NGHIÊN cứu CHÍNH tả HSTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.95 KB, 14 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Tên bài tập:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIẾT
CHÍNH TẢ
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 2

Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoa
Trường TTSP

: ???
: ???
: ???
: ???

Tháng 02, năm 2019
MỤC LỤC


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

Phụ đề

Trang


A.

1.
2.
3.
4.
5.

Phần I: Những vấn đề chung của bài tập
nghiên cứu

Lí do chọn bài tập ( đề tài ) nghiên cứu.................................................3
Mục đích nghiên cứu............................................................................5
Đối tượng và khách thể của nghiên cứu................................................5
Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 5
Phương pháp nghiên cứu......................................................................5
B.

Phần II: Những nội dung chính của bài tập
nghiên cứu khoa học

1. Cơ sở lí luận của bài tập ( vấn đề ) nghiên cứu.....................................6
2. Thống kê số liệu thu được qua điều tra...............................................11
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng vấn đề.............................................12
C.

Phần III:

Kết luận chung


1. Những kết luận rút ra qua việc nghiên cứu..........................................13
2. Những đề xuất, kiến nghị....................................................................13
3. Hệ thống tài liệu tham khảo................................................................14

A.

Phần I : Những vấn đề chung của bài tập nghiên cứu

1. Lí do chọn bài tập ( đề tài ) nghiên cứu
- Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả

có nghĩa là nét đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết
chuyển lời nói sang dạng viết. Phân môn này dạy cho học sinh tri thức
2


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức
viết và hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết là dạy cho học sinh biết viết tạo
ra chữ thì chính tả dạy cách tổ chức. Kết hợp các chữ đúng quy ước của
xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hoá ngôn ngữ.
- Chữ viết là ký hiệu bằng hình ảnh thị giác ghi lại tiếng nói, mỗi hình nét
tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói.
- Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội, đối với chữ viết, đề
phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tuỳ tiện, vi phạm các quy ước, làm trở
ngại cho việc tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
- Trẻ em đến tuổi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng quá trình học

chữ, biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn
khoa học khác. Biết chữ là để biết đọc thông viết thạo. Vì vậy trẻ phải
được học chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị
trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý
nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn khoa học
khác, môn chính tả cung cấp cho trẻ những quy tắc sử dụng hệ thống
chữ viết làm cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng
viết thông thạo Tiếng Việt.
- Kỹ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với
học sinh lớp 1,2,3 nói riêng và học sinh tiểu học đọc một một văn bản
để viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản
đó. Trái lại một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó
nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản.
Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ
sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học.
- Việc dạy chính tả được đưa vào chương trình từ rất lâu đến nay chúng ta
có thể nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy giáo viên
đều cho rằng: Đây là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người.
Việc dạy chính tả hiện nay được thực hiện một cách có kế hoạch mang
3


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

tính chủ động qua hệ thống các bài tập ở sách giáo khoa. Giáo viên
hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (nghe viết, nhớ viết) .
Qua làm các bài tập điền vần phụ âm đầu, qua các bài chính tả rèn kỹ
năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kỹ năng viết các văn bản học sinh

có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó.
Phân môn chính tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc
giúp học sinh kỹ năng viết chữ. Nhưng do phân môn Chính Tả là một
phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh cho
nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ chức một tiết học sao
cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, phân
môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa
coi trọng việc rèn chữ cho học sinh mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết
chấm điểm chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý ngại
chấm chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài chính tả
một cách vội vàng, không có ý đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ
cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết
xong bài, không cho phân môn này là quan trọng. Tình hình này đã ít
nhiều ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện
nay nói chung với học sinh khối lớp 2 nói riêng. Trước thực trạng ấy,
bản thân tôi muốn thấy một cái nhìn cụ thể hơn về nó để có thể hiểu và
định hướng về những gì tôi phải làm sau khi trở thành một giáo viên
chính thức. Đó là lý do khiến tôi tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng
viết tả của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là nhằm khảo sát thực trạng viết chính tả của học
sinh tiểu học ở lớp 2 nói riêng và học sinh cấp tiểu học nói chung .
3. Đối tượng và khách thể của nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình viết chính tả của học sinh lớp 2.
4


Bài tập nghiên cứu khoa học


Giáo sinh:

- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu kĩ năng viết chính tả của học sinh

lớp 2 thông qua học phân môn Chính tả ở tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 ở trường

tiểu học.
- Điều tra thực trạng dạy viết chính tả cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học
Bình Dương, Bình Sơn. Qua đó đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết
chính tả.
- Xây dựng và khai thác bài tập chính tả phù hợp với học sinh lớp 2.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, tính hiện
thực, hiệu quả của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm

B.

Phần II :

Những nội dung chính của bài tập nghiên
cứu khoa học

1. Cơ sở lí luận của bài tập ( vấn đề ) nghiên cứu:

1.1 Một số vấn đề liên quan đến nội dung dạy học

- Chữ viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm. Dùng chữ cái để ghi âm vị (hoặc

ghi âm tố). Vì vậy nguyên tắc cơ bản của chính tả Tiếng việt là nguyên
tắc ngữ âm học nguyên tắc ngữ âm học là nguyên tắc có tính chất biểu
tượng. Tuy nhiên sự biến đối của chữ viết và ngữ âm trong quá trình phát
triển ngôn ngữ không có sự tương ứng đồng đều. Ngữ âm thường xuyên
biến đổi và biến đổi nhanh, rõ rệt trong khi chữ viết biến đổi ít và tương
đối chậm. Các hiện tượng ngôn ngữ như hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa,
các biểu thị phương ngữ. Xu hướng thống nhất ngôn ngữ phản ánh và
5


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

biểu hiện ở ngữ âm và ở chữ viết khác nhau. Nguyên tắc ngữ âm học của
chính tả được bổ sung bằng các nguyên tắc ngữ nghĩa và các nguyên tắc
theo thói quen sử dụng chữ viết đã được xã hội chấp nhận.
- Môn chính tả không chỉ là môn học phát hiện mà còn là môn học ngăn
ngừa và sửa chữa những vi phạm (sửa lỗi chính tả) chính tả Tiếng việt
không đơn giản là cách theo sát ngữ âm, cách viết hoàn toàn giống như
nói. Có nghĩa là chức viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm nói thế nào thì
viết thế ấy. Chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá, không phải là
chính tả cho từng phương ngữ, cho từng khu vực có biến thể ngữ âm
Tiếng việt.

Nội dung chính tả bao gồm các quy tắc dùng chữ để viết âm tiết và
một số quy tắc viết chữ ngoại lệ (Trường hợp chính tả không hoàn
toàn tuân theo nguyên tắc ngữ âm học. Dùng chữ và cách dùng chữ

để viết âm tiết là nội dung chính của chính tả Tiếng việt. Viết đúng
chính tả Tiếng việt là viết đúng các âm tiết trong lời nói và trong văn
bản viết. Do đó muốn dạy chính tả đúng thì phải phát âm cho chuẩn.
Mặt khác phải rèn kỹ năng nghe chuẩn. Muốn vậy cần xác định được
phải "chính tả" hình nét các chữ (gọi là chữ cái) con chữ tương đối
với âmvị, chữ tương đương với âm tiết) được thể hiện bằng hình nét
thành dạng chữ, kiểu chữ. Khi viết đòi hỏi không nhầm lẫn dạng chữ
để tránh nhầm lẫn về ngữ âm về ngữ nghĩa, đảm bảo sự thống nhất
dạng chữ với biểu tượng ngữ âm.
- Song trong thực tế vẫn có ngoại lệ: có trường hợp một âm được viết bằng

nhiều chữ khác nhau.
6


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

/ng/

ng
ngh
c
/K/
k
q
Một chữ được thể hiện bằng nhiều âm khác nhau.
Cụ thể:
gờ

ga

ngờ

nghĩ
ngợi
Trong Tiếng việt có rất nhièu phương ngữ. Mỗi vùng phương ngữ họ có
cách phát âm khác nhau so với âm chuẩn. Nhưng chữ viết thì phải viết
theo đúng chính âm. Lỗi phương ngữ ảnh hưởng đến viết chính tả.
VD: Ở trường tiểu học Bình Sơn học sinh phát âm
Về
thành
vìa
Thầy
thành
thày
trung/chung
Cây
thành
cay
trăng/chăng
So với chính tả âm chuẩn thì HS đã phát âm sai lệch nhất định. Chính vì
vậy khi viết chính tả HS thường sai các lỗi trên trong trường hợp này giáo
viên cần cung cấp cho học sinh về "mẹo" chính tả.
Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ nghĩa nên sự khác biẹt về chữ có khi
không thể hiện sự khác biệt về âm mà sự khác biệt về nghĩa.
Ví dụ:
quốc
cuốc
Hai tiếng khác nhau về nghĩa chứ không khác nhau về cấu tạo.

Ví dụ:
gia
da
Vì vậy trong quá trình dạy chính tả phải chú ý giải nghĩa các tiếng và giải
nghĩa các từ.

1.2 Nguyên tắc dạy học chính tả
* Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
7


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

- Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải

sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực
tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình
thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần
dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Vì như ta biết các
phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả. Đối chiếu với
âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính đều có những
chỗ chưa chuẩn xác còn sai lệch. Cụ thể:
+ Hiện nay ở các vùng của huyện Bình Dương, Bình Sơn có hiện
tượng phát âm sai tr/ch.
VD: trung/chung
Tre/che
+ Hiện tượng lẫn lộn khi đọc giữa phụ âm: ay/ây, dấu hỏi/ngã.
Ví dụ:

- Cây/cay
- Vẻ/vẽ
- thầy/thày
- nghỉ/nghĩ
- thấy/tháy.
- Qua thực tế mắc lỗi của học sinh giáo viên cần có sự khảo sát điều tra
cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội
dung giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình chính tả so sánh) nguyên
tắc này cũng lưu ý giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong
giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với
đối tượng học sinh lớp mình dạy. Ở một chừng mực nào đó, có thể lược
bớt những nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa, xét thấy không phù
hợp với học sinh lớp mình dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy
cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
* Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
- Ở trên đã nói tới những đặc điểm, những ưu thế của phương pháp có ý

thức và phương pháp không có ý thức trong việc dạy chính tả. Vấn đề
đặt ra là trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ
sử dụng một phương pháp, mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp
này một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao. Cũng cần
8


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

nói rõ rằng, trong điều kiện nhà trường, việc sử dụng phương pháp có ý
thức vẫn được coi là chủ yếu. Phương pháp không có ý thức cần được

khai thác, sử dụng hợp lý các lớp đầu bậc tiểu học, gắn liền với những
kiểu bài như tập viết (tập viết kỹ thuật), tập chép ... Các kiểu bài này
nhằm giúp HS nhanh chóng làm quen với hình thức của các con chữ (Tự
dạng), hình thức chữ viết của các từ. Đây là những tiền đề, những xuất
phát điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ thống chữ
viết của Tiếng việt. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng
khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có
tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật, quy tắc nào, như viết
phân biệt d/gi; tr/ch, l/n.
- Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp
có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức
về ngữ âm học, về từ vựng - ngữ nghĩa học có liên quan đến chính ta, cụ
thể: Giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng
việt vào việc phân loại lỗi chính tả phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi,
nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “Mẹo”, chính tả, giúp
học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát có hệ thống.
VD:
+ Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ie
Âm “cờ” viết là k
Âm “gờ” viết là gh
Âm “ngờ” viết là ngh
+ Khi đứng trước các nguyên âm còn lại:
âm “cờ” viết là c
âm “gờ” viết là g
â “ngờ” viết là ng
(Khi đứng trước âm đệm - viết là u, thì âm “cờ” viết là g)
- Ngoài ra, ngoài ra ta còn dựa vào những kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa
để lập các quy tắc, các “mẹo” chính tả.
9



Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

Ví dụ: Những từ nghi ngờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng
trong gia đình, thì hầu hết được viết là ch → chai, chén chăn, chiếu,
chảo, chum, chỉnh, chạm, chỏng, chậu…
Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thì
giờ và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra
được ngay), hơn nữa, còn gây được hứng thú cho học sinh. Nguyên tắc
kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức được coi là
nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh.
* Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp
tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai).
- Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc
chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các
kỹ năng kỹ xảo chính tả), cần phối hợp áp dụng phương pháp tích cực
(tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh
phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng) nói cách
khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành đồng
thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài
viết.
- Về các lỗi chính tả của học sinh, trên đại thể có ba loại lỗi cơ bản sau:
+ Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp
khi viết các phụ âm đầu: d/gi; tr/ch; ng/ngh; s/x … để sửa loại này
học sinh cần nắm vững các quy tắc chính tả, nhớ kỹ mặt chữ trong
các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn…
+ Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Vì
không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết

thừa, viết sai.
VD: Qúet sạch, qoanh co, khúc khuỷ, ngoằn ngèo… Để sửa loại lỗi này
học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành
phần, là những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm
tiết…
+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi pháp âm địa phương hoặc do không
nắm vững chính âm. Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác. Có
10


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

vùng viết d thành r, có vùng viết l thành n… để sửa loại lỗi này, học
sinh cần nắm vững chính âm trong Tiếng Việt, cần tập phát âm
đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà địa phương mình
thường mắc. Cũng có thể xây dựng các “mẹo” để giúp học sinh viết
đúng.
- Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây
dựng cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những
đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự
mình phát hiện lỗi tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
- Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán
đồng thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh.
Phương pháp tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho
phương pháp tích cực, Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần
phối hợp một cách hợp lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp này.
2. Thống kê số liệu thu được qua điều tra
- Căn cứ vào tiến trình bài dạy kết quả phiếu của học sinh nhìn chung các


Lớp

em có nắm được quy tắc viết chính tả nhưng chưa ốt lắm
- Để ghi điểm cho học sinh theo thang điểm đối với bài tập và bài viết
chính tả cuối học kỳ như sau:
+ Điểm 9-10: Trình bày sạch, chữ viết đều, không mắc lỗi chính tả,
làm bài tập đúng.
+ Điểm 7-8: Trình bày sạch đẹp, đúng cờ chữ mắc 1 đến 2 lỗi
+ Điểm 5-6: Bài viết đúng mẫu chữ, mắc lỗi 3-4 lỗi.
+ Dưới điểm 5: Bài viết xấu, mắc lỗi chính tả nhiều dựa vào cách
đánh giá, ghi điểm ở trên chúng tôi đã khảo sát và thống kê được
bảng tổng kết sau:
Điểm
9 – 10
7-8
5-6
≤5

Thực nghiệm lớp 2A
6 (~21%) 13 (~47%) 5 (~18%) 4 (~14%)
28 học sinh
 Sau khi kiểm tra, khảo sát học sinh trong tiết tập giảng và tiết dạy chính
tả của giáo viên chủ nhiệm tôi thấy nhìn chung các em học sinh có tiếp
11


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:


thu nội dung bài dạy nhưng bên cạnh đó vẫn có học sinh đạt điểm dưới
5.
 Như vậy những kết quả thực nghiệm trên đây, là bước đầu cho thấy
chúng ta cần chú ý quan tâm và có những đề xuất hay giúp các em tiến
bộ hơn trong việc viết chính tả.
3. Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện trạng vấn đề nghiên cứu (nếu có)
- Học sinh trong lớp chủ yếu là cha mẹ làm ở xa, các em ở với ông bà

cuộc sống của các em còn khó khăn, cha mẹ các em chưa có ý thức về
việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nên không tạo điều kiện cho
con cái học tập.
- Học sinh chưa có thời gian bồi dưỡng rèn luyện chữ viết chưa chú trọng
việc rèn chữ.
- Do một số giáo viên chưa thiết kế tốt giờ dạy chính tả, trên lớp chưa tổ
chức được những hình thức học tập hay chưa thực sự quan tâm đến việc
rèn chữ cho học sinh. Có những giáo viên chỉ quan tâm đến việc đọc và
tính toán nên nhận thức của học sinh chưa toàn diện.
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới,
chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo
viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà,
chưa chú ý khi viết chính tả.
=> Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chữ viết của học sinh còn xấu,
không đúng mẫu chữ quy định trong trường tiểu học, viết còn sai nhiều
lỗi chính tả...

C.

Phần III :


Kết luận chung

1. Những kết luận rút ra qua việc nghiên cứu bài tập ( vấn đề )
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra được kết luận: Tôi đã

khảo sát, điều tra và phân loại lỗi chính tả mà học sinh tiểu học Bình
Dương, Bình Sơn thường mắc làm cơ sở đề ra biện pháp khắc phục giúp
học sinh lớp 2 viết đúng chính tả.
12


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

- Đề xuất giải pháp để học sinh viết đúng các loại lỗi chính tả như đã

thống kế tạo cơ sở thiết thực để việc rèn kỹ năng viết đúng như bài tập
sửa lỗi, bài tập nâng cao viết chính tả. Ngoài ra đề xuất một số hình
thức, phương pháp tổ chức như thảo luận nhóm, trò chơi học tập chính
tả góp phần đạt được kỹ năng nghe, viết đúng trong phân môn chính tả.
- Việc phân phối sử dụng bài tập chính ta và hình thức tổ chức dạy chính
tả cho học sinh Tiểu học hướng vào việc tổ chức cho học sinh thực hiện
hệ thống các hành động học tập, cả việc làm trong việc dạy chính tả
mang lại kết quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng của phân môn chính
tả. Giúp các em làm quen với nhiều phương pháp học tập mới cần cho
việc tự học, học chủ động tích cực.
- Cần đưa vào giờ dạy chính tả các loại bài tập chung và bài tập mang tính
chất cho từng khu vực dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, vận
dụng linh hoạt các hình thức dạy học: Hoạt động nhóm, trò chơi.

2. Những đề xuất, kiến nghị

Qua cơ sở lý luận được làm rõ ở Phần II của bài nghiên cứu, thông qua
khảo sát chất lượng viết chính tả của các em học sinh lớp 2 đồng thời
thực tế kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng: Muốn rèn kĩ năng viết
đúng chính tả cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói
riêng trước hết người giáo viên phải tạo lập cho các em thói quen ngồi
học, cách cầm bút, tạo môi trường lớp học cùng với các điều kiện kích
thích các em ham rèn chữ đẹp. Ngoài ra giáo viên còn phải hướng dẫn
các em viết đúng chính tả thông qua việc phát âm chuẩn của giáo viên.

3. Hệ thống tài liệu tham khảo ( ghi theo quy định )
1) PGS -TS: Đỗ Đình Hoan - Một số vấn đề cơ bản của chương trình

Tiểu học mới - NXB giáo dục - 2002.
2) Đinh Thị Chiến - Bài Vĩnh “Khắc phục cách viết chính tả do ảnh
hưởng của tiếng địa phương” - nghiên cứu Giáo dục 1 - 1999.

13


Bài tập nghiên cứu khoa học

Giáo sinh:

3) Hoàng Văn Thung: TS - Đỗ Xuân Thảo - Dạy học chính tả ở Tiểu

học - NXB giáo dục 2001
4) Lê Phương Nga - Lê A - Lê Hữu Tịnh - Đỗ Xuân Thảo - Đặng Kim
Nga. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng việt 1 - NXB Đại học sư

phạm 2004
5) Nguyễn Như ý - Chính tả cho nhiều từ dễ viết sai - NXB KHXH 1990.

*
*

*

Xác nhận của Ban chỉ đạo TTSP trường phổ thông

HIỆU TRƯỞNG
( Ký tên, đóng dấu)

14



×