Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.7 KB, 16 trang )

Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

MỤC LỤC

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động chủ

yếu tập trung ở nông thôn. Có tới 65,4% dân số sống ở khu vực nông thôn (theo
tổng diều tra dân số nhà ở năm 2016). Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì
sự khác biệt về thu nhập và mức sống giữa dân cư sống ở khu vực thành thị với khu
vực nông thôn cũng ngày càng lớn. Thạm trí mức độ phát triển không đồng đều
cũng diễn ra giữa các khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Có rất nhiều
khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nông thôn như: tỷ lệ nghèo đói, tỷ
lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp
giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển kể cả y tế và
giáo dục, đất đai nhỏ lẻ manh mún, phương thức sản xuất kém hiệu quả là rào cản
cho quá trình chuyên môn hóa.
Trước yêu cầu phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh CNH – HĐH đất
nước, đồi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn
diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông
dân, nông nghiệp và nông thôn, đứa cộng đồng nông thôn phát triển có ý nghĩa
chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của đất nước.
Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân để phát triển nông
nghiệp, nông thôn được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, đã thực hiện và đang
tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nước ở cả hai Chương trình Mục tiêu Quốc gia

1




Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 là “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới” và “Chương trình Giảm nghèo bền vững”.
Chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới là chính sách về một mô hình
phát triển cả nông nghiệp và nông thôn nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết vấn đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan
hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán cân đối mang tính
tổng thể, khắc phục tình trạng tùy tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các
chính sách nói chung và chính sách PTNNNT ở nước ta nói riêng .
Mộc Châu là một huyện của tỉnh Sơn La. Trong toàn tỉnh Sơn La, vùng Mộc
Châu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2005-2013 đạt 19,74%/năm, khá cao so với mặt bằng của tỉnh Sơn La. Tuy
nhiên, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, năng lực tái đầu tư của nền kinh tế
thấp. Dân số dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm hơn 70% dân số) với
nhiều dân tộc mặc dù tạo ra sự đa dạng về văn hóa sắc tộc song trình độ dân trí thấp
sẽ là trở ngại rất lớn.
Xã Mường Sang nằm ở phía Nam của trung tâm huyện Mộc Châu, cách
trung tâm huyện 6km. Có diện tích tự nhiên hơn 9.000 ha, trong đó có hơn 8.500 ha
đất nông nghiệp; xã có 12 bản, tiểu khu, 1.497 hộ, 5.748 nhân khẩu với 4 dân tộc
sinh sống. Công tác phát triển cộng đồng xã Mường Sang đã được thực hiện qua
nhiều thế hệ và đã thu được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những
bất cập. Từ trung tâm xã đến các điềm dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các
cơ sở kinh tế đến các công trình văn hóa trong quá trình xây dựng còn nhiều khiếm
khuyết. Hiệu quả sử dụng không cao, bộ mặt kiến trúc, cảnh quan chưa thật sự
khang trang. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết tiềm
năng sãn có. Do đó việc xây dựng nông thôn mới, phát triển cộng đồng xã Mường
Sang, với nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu hội nhập,

xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và
đời sống của người dân.
Xuất phát từ những lý do trên em thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng và
các giải pháp để phát triển cộng đồng xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La”.
2


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

1.2.

Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng phát triển cộng đồng xã Mường Sang và đưa ra một số

giải pháp phục vụ cho quá trình quy hoạch và phát triển nông thôn, phát triển cộng
đồng, nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng theo xu hướng ngày càng tốt hơn.
1.3.
-

Mục tiêu phát triển cộng đồng xã Mường Sang
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời

-

sống kinh tế của người dân.
Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở

-


cộng đồng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh

-

hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng.
Nâng cao trình độ dân trí.
Bảo vệ sức khỏe.
Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp phát triển cộng đồng xã Mường
Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

3


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

PHẦN II
THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG XÃ MƯỜNG SANG,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
2.1. Lịch sử cộng đồng
Tên gọi Mường Xang xuất hiện trong truyền thuyết về cuộc di dân lớn của
người Thái Trắng từ Lào sang Việt Nam. Đó là tên phát âm chệch của “Mường
Khang” có nghĩa là “mường gang”.

Về quá trình hình thành, vùng đất này đã có lịch sử từ rất lâu đời, lại nằm ở
vị trí là biên cương cửa ngõ Tây Bắc của đất nước, nên Mường Xang từ xa xưa đã
được côi là vùng đất xung yếu, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong lịch
sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Theo sử sách, trung tâm của châu đặt ở Mường Xang, nơi có núi “Pha Khỉ sút” (núi sáp ong) và chùa Vặt Hồng găn slieenf với truyền thuyết của tổ tiên người
Thái di cư từ Lào sang. Khi xuất hiện Mường Xang thì châu mường này vốn có đất
đau rất rộng, bao gồm nhiều “mường” nhỏ, trong đó bản Vặt – Nà Ngà là khu vực
trung tâm và các mường khác như mường “Chiềng Ký”, “Chiềng Đi”, “Chiềng Ve”.
Theo sử sách, ngay sau khi di cư tới Việt Nam, các thủ lĩnh người Thái đã
tìm cách tạo quan hệ thân thuộc với triều đình và thiết lập những địa vực phân chia
nhau cai quản. Mường Xang – Mộc Châu thời quân chủ là địa bàn cư trú quan trọng
của dân tộc Thái. Con cháu Pha Nha Nhọt – Chom – Cằm là ông tổ dòng họ Sa thay
nhau cai quản vùng đất này.
Về dân cư, khu vực Mường Xang từ xa xưa đã có bảy dân tộc anh em cùng
sinh sống, bao gồm: Thái, Mường, H’Mông, Kinh, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Ngày
nay, Dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 63% dân tộc Kinh chiếm 36% dân tộc Mường,
H’Mông, Tày chiếm gần 1% dân số phân bố tương đối tập trung tại 12 bản tiểu khu.
Các dân tộc ở Mường Xang cư trú trong những đơn vị bản, mường. Cuộc sống của
đồng bào chủ yếu dựa vào nền kinh tế lúc nước và nương rẫy. Các tộc người cư trú
ở Mường Xang đã chọn điểm quàn cư ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh

4


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

đồng hoặc tập trung men theo sườn đồi, hướng về đường giao thông hay các con
suối để lấy nước, hoặc nơi có nguồn nước, có thể sản xuất nông – lâm kết hợp.
Ngày nay, tên gọi Mường Xang đã không còn được sử dụng, thay vào đó, nó
được đổi thành Mường Sang và trở thành tên gọi của một xã thuộc huyện Mộc

Châu.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất cũng như tinh thần
của đồng bào ở đây đã có nhiều nét thay đổi. Song những giá trị và nét đẹp truyền
thống trong phong tục, tập quán, lối sống của đồng bào từ xa xưa vẫn được gìn giữ,
tiếp tục phát huy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển vùng đất Mường
Xang.
2.2. Các nguồn lực tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Mường Sang nằm ở phía Nam của trung tâm huyện lỵ Mộc Châu. - Độ
cao trung bình so với mực nước biển khoảng 1000m
-

Tọa độ: 20048’56’’ độ vĩ bắc; 104035’19’’ độ kinh đông.
Phía Bắc giáp với xã Chiềng Hắc.
Phía nam giáp xã Chiềng Sơn.
Phía tây giáp Chiềng Khừa.
Phía Đông giáp xã Đông Sang và thị trấn Mộc Châu.
Từ trụ sở UBND xã đến thị trấn huyện Mộc Châu 6km về phí Nam, dọc theo

đường đi cửa khẩu Pa Háng – giáp ranh với nước bạn Lào. Khu vực này có địa hình
caxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp nhô như sóng lượn, nằm gối kề nhau
chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng
lớn là những vùng bình nguyên, lòng chảo, những khe vực, suối, sông làm cho địa
hình nơi đây trở nên đa dạng. Các cao nguyên và bồn địa làm nên yếu tố địa hình
mang tính đặc thù của miền đất này.
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, xã Mường
Sang là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện. Mường Sang là một xã thuộc
huyện Mộc Châu. Trong khi đó

5



Phát triển cộng đồng xã Mường Sang


Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và
các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông
qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng
Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang
Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN
như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa
khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.



Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng
trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa
Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu.



Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với
khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận
chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư
nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các
thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế.

Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho xã Mường Sang một vị thế rất
thuận lợi để phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.
2.2.2. Khí hậu thủy văn

Khí hậu ở Mường Sang chia thành hai mùa rõ rêt. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, do nằm ở vùng cao
nguyên, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió nên vùng đất này có khí hậu
rất mát mẻ, trung bình năm từ 18-20oC. Nơi đây có lượng mưa khá dồi dào, trung
bình năm từ 1400-1500mm. Đặc biệt, đây là vùng đất có số ngày có sương mù rất
cao, trung bình trên 80 ngày/năm, chính vì vậy, đây được mệnh danh là “xử sở của
sương mù” hay còn gọi là “Mường Mok”.
2.2.3. Tài nguyên đất đai

6


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

Tổng diện tích tự nhiên 9165 ha; đất nông nghiệp 2433.34 ha; đất lâm nghiệp
4798.55 ha; đất chuyên dùng 508 ha; đất ở 43.14 ha; đất nghĩa trang 24.68 ha; đất
chưa sử dụng 1314.67 ha.
Xã Mường Sang có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Nhờ các vận
động địa chất và địa lý đã kiến tạo nên hai dạng thổ nhưỡng cơ bản cho Mường
Sang, đó là đất feralit đỏ nâu và đất phù sa cổ. Đây là hai loại đất rất tốt, thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt và chăn nuôi. Đồng thời, đối với Mường
Sang phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển du lịch do các quỹ đất chưa sử
dụng lớn, hầu hết là đất có địa hình dốc.
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Mường Sang chưa phát hiện tài nguyên khoáng sản quý
hiếm. Hiện nay chỉ phát hiện có mỏ đá vôi (Bản Lùn) đang được công ty TNHH xây
dựng thương mại và khai khoáng Việt Nam khai thác làm vật liệu xây dựng. Tại bản
Nà Lùn được Công ty cổ phần vật liệu xây dựng I Sơn Là thăm dò và khai thác.
2.2.5. Tài nguyên rừng

Rừng ở đây khá phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh học với nhiều loại
lâm sản quý, có giá trị kinh tế cao như vàng, tâm, chò chỉ, lát, dâu, nghiến,... Hàng
năm, rừng cung cấp một khối lượng lớn tre, nứa, dược liệu, thực phẩm, chất đốt cho
nhu cầu xây dựng, sản xuất và phục vụ đồi sống của người dân. Rừng từng là môi
trường sinh sống của nhiều động vật có giá trị như hổ, báo, trăn, gấu,...
2.2.6. Tài nguyên du lịch
Với điều kiện khí hậu mát mẻ, có vị trí thuận lợi. Khu vực xã Mường Sang là
một trong những nơi tập trung nhiều điểm thăm quan du lịch ở Mộc Châu.
-

Lâm viên Tây tiến: Di tích lịch sử Lưu niệm Trung Đoàn 52 Tây Tiến (Lâm
viên Tây Tiến) là nơi di tích ghi dấu ấn đoàn quân Tây Tiến anh hùng. Trong
lịch sử, Mộc Châu là nơi những chiến sỹ của Trung đoàn 52 Tây Tiến dừng
chân để huấn luyện và chuẩn bị nhận nhiệm vụ vượt núi, băng rừng sang
nước bạn Lào chiến đấu.

7


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

-

Thác Dải Yếm: Cách trung tâm huyện chừng 8km, dọc theo quốc lộ 43
hướng về cửa khẩu Lóng Sập. Thác Dải Yếm-cái tên tưởng chừng như rất
mềm mại nhưng lại mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ với dải nước trắng xóa

-

dài khoảng 100m.

Di tích chùa Vạt Hồng: Đây là một kiến trúc Phật giáo lớn của miền Tây Bắc
từ thế kỷ XIII do đồng bào Thái xây dựng. Khi mới đến thăm ngôi chùa nhìn
qua bên ngoài du khách có thể thấy được quang cảnh hoang sơ, do trước đây,
trong thời kỳ chiến tranh, kẻ thù tìm cách dội bom để tiêu diệt di tích này.
Nhưng khi đi sâu vào phía trong và quan sát tỉ mỉ bạn sẽ được khám phá một
nền kiến trúc Phật giáo thật tinh xảo của thời xưa để lại. Bên trong gồm có 1
pho tượng lớn, 8 pho tượng vừa, 56 pho tượng nho nhỏ được đúc bằng đồng,
bên cạnh đó còn có 2 pho tượng bằng thiếc và một pho tượng hơi nhỏ làm
bằng ngà. Đặc biệt hơn là còn có một tấm bia đá, một nửa khắc chữ Thái,

-

một nửa khắc chữ Hán.
Khu du lịch Mộc Châu Happy Land: Với thảm hoa đa sắc màu trải dài trong
một thung lũng của Bản Lùn với diện tích 5ha, nhiều khu chụp hình đẹp
được bố trí như một phim trường vô cùng mãn nhãn hẳn sẽ hấp dẫn rất nhiều

-

du khách đến đây.
Hợp tác xã Nấm thảo nguyên Mộc Châu: Là trải nghiệm hái nấm, tìm hiểu
quy trình sản xuất nấm, ngắm thác Dải Yếm từ trên cao, thưởng thức 32 món
ăn đặc sắc từ nấm.

2.2.6. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên
 Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với đất đai màu mỡ,
-

lượng mưa dồi dào.

Hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào,
Điện Biên, Lai Châu, gần cửa khẩu tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu

-

văn hóa xã hội.
Với chế độ mưa, nhiệt thuận lợi để trồng lúa nước, cây lâm sản tạo điều kiện

để nâng cao chất lượng nông sản.
 Khó khăn

8


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

-

Lượng mưa tuy lớn nhưng phân bổ không đồng đều trong năm có thể gây sói
mòn lớp đất bề mặt, sạt lở, làm giảm độ phì của đất canh tác và gây lũ lụt vào

-

mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
Sương mù nhiều, gây cản trở giao thông cũng như hạn chế khả năng sản xuất
nông nghiệp phát triển kinh tế.

2.3. Kinh tế - xã hội cộng đồng xã Mường Sang
2.3.1. Tình hình kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm đã tăng lên 22 triệu

đồng năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,41%; trên 90% người dân trong
độ tuổi lao động trên địa bàn xã có việc làm thường xuyên.
Ban chỉ đạo xã sẽ tập trung giữ vững các tiêu chí. Trong đó, quan trọng nhất
là tiếp tục nâng cao thu nhập của người dân; đẩy mạnh nhân rộng các mô hình phát
triển kinh tế hiệu quả như: Phát triển trồng rau, hoa, quả chất lượng cao; chuyển đổi
cây trồng trên đất dốc... Xã đã thành lập mới 2 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác hoạt động
hiệu quả, làm hạt nhân ở các bản: Sò Lườn, Thái Hưng, Bản Vặt, Là Ngà 2, Nà bó;
tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở bản Bãi Sậy và bản An Thái.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã Mường Sang đã tập trung chỉ đạo phát huy
những lợi thế điều kiện tự nhiên, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ về giống cây trồng,
phân bón, khoa học kỹ thuật, thuỷ lợi, khuyến khích nông dân xây dựng các mô
hình kinh tế mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây có giá trị kinh tế
vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đến nay, hầu hết diện tích đất sản
xuất lúa 1 vụ của xã đã được sản xuất thêm từ một đến 2 vụ rau, hoa, hoặc ngô nếp
và ngô ngủ ướp. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trong xã đã thực hiện chuyển đổi sang
trồng nhiều loại rau, màu trái vụ, kết hợp với ứng dụng hiệu quả các quy trình sản
xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn Viet Gap. Giờ đây, phần lớn nông dân xã
Mường Sang đã từ bỏ việc sản xuất rau theo kinh nghiệm; tuân thủ nghiêm ngặt các
biện pháp kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và thu hoạch, đảm bảo sản xuất ra những
sản phẩm an toàn, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên,
những năm gần đây, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, Mường Sang
9


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

còn đặc biệt chú trọng phát triển du lịch với nhiều điển đến hấp dẫn như: thác Dải
Yếm, Chùa Chiền viện, vườn hoa Happy Land,... Hơn thế, khách du lịch thường
mua sắm các sản phẩm của địa phương như: Chè, sữa; Cải mèo, Đào, Mận, Măng

khô, Khoai sọ mán, Mứt mận, Mật ong; Rượu mận, Rượu ngô, Rượu Mộc Sa; Thịt
trâu, bò, lợn gác bếp; đồ thổ cẩm: váy Mông, váy Thái, khăn Piêu, ếp sôi... Cùng
với sự quan tâm của nhà nước, một số doanh nghiệp cũng đã lựa chọn Mường Sang
để đầu tư phát triển kinh tế, tạo ra những điểm nhấn hấp dẫn du khách đến thăm
quan, thưởng ngoạn.
Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định, sản lượng có xu
hướng tăng qua các năm, tuy nhiên diện tích cây lúa có xu hướng giảm là do một
phần đất trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác.
Tình hình chăn nuôi theo hướng trang trại và đầu tư sản xuất công nghiệp
vẫn còn kém phát triển. Cụ thể cho tới năm 2014 mới chỉ có 15% tỷ lệ gia cầm được
chăn nuôi theo hướng trang trại, còn chăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện
nay xã vẫn chưa phát triển, hoạt động chăn nuôi gia cầm chủ yếu cẫn phát triển dưới
quy mô gia đình thiếu sự đầu tư và quản lý.
2.3.2. Tình hình xã hội
Toàn xã hiện có 5.578 nhân khẩu với 1.420 hộ. Dân tộc Thái là chủ yếu
chiếm 63% dân tộc Kinh chiếm 36% dân tộc Mường, Mông, Tày chiếm gần 1% dân
số phân bố tương đối tập trung tại 12 bản tiểu khu.
Bảng Tổng hợp dân số xã Mường Sang
Tên bản
An Thái
Nà Bó I
Nà Bó II
Là Ngà I
Là Ngà II
Bãi Sậy
Bản Lùn
Tiểu khu I
Tiểu khu II
Bản Vặt
Thái Hưng

Sò Lườn

Số hộ
85
174
222
120
114
110
150
28
115
98
83
114

Số dân
338
687
829
426
452
449
669
98
412
465
298
464
10


Gồm các dân tộc
Kinh, Thái, Mường, H’Mông
Thái, Kinh, Mường, Dao
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh, Mường
Kinh, Thái
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh, Mường
Thái, Kinh
Thái, Kinh, Mường, H’Mông


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

(nguồn: baosonla.org)
Hoạt động văn hoá đa dạng, giàu bản sắc của các dân tộc, nhiều hoạt động
văn hóa đặc trưng được tổ chức thường xuyên như: Lễ hội Cầu mưa, Ngày hội hái
quả, Ngày hội văn hoá các dân tộc, Hội thi hoa hậu Bò sữa...
2.4. Cơ sở hạ tầng
2.4.1. Thực trạng
Xã có trên 36 km đường giao thông được cứng hóa, đạt 71% toàn tuyến;
50% hệ thống kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo đủ nước tưới cho trên 192 ha
diện tích ruộng lúa của xã.
Để nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Xã đã phát huy vai trò, giao
nhiệm vụ cho từng tổ chức chính trị, như: Đoàn Thanh niên với công tác vệ sinh
môi trường; Hội Cựu chiến binh phối hợp xây dựng địa bàn an ninh trật tự; Hội Phụ

nữ xây dựng gia đình văn hóa, bản, tiểu khu văn hóa... Kết quả, 70% cơ sở vật chất
các cấp trường đạt chuẩn quốc gia; 11/12 bản, tiểu khu đã có nhà văn hóa; 100%
người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của cấp ủy,
chính quyền, thời gian qua các bản của xã Mường Sang đã huy động được nguồn
sức mạnh to lớn của nhân dân cùng tham gia xây dựng các công trình giao
thông, thủy lợi góp phần làm thay đổi diện mạo của xã, đến nay, toàn xã đã bê tông
hóa được 36,453km đường giao thông, đạt 71,75%; Toàn xã đã kiên cố hóa được
9,8 km kênh mương nội đồng đạt 50,66%, đảm bảo đủ nước tưới cho trên 192 ha
diện tích ruộng lúa của xã; hiện xã có 99,67% số hộ gia đình được sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn; tỷ lệ 70% cơ sở vật chất các cấp trường đạt
chuẩn quốc gia; 11/12 bản của xã có nhà văn hóa; 100% người dân được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập của nhân dân, xã
Mường Sang đã chú trọng thực hiện các tiêu chí mềm như giáo dục, văn hóa, môi
trường... và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay các bản cả xã đều có đội
văn nghệ, các đội văn nghệ thường xuyên luyện tập, giao lưu, nhiều đội văn nghệ
của xã được huyện lựa chọn tham gia các hoạt động văn hóa lớn cấp huyện. Bên
11


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

cạnh đó, ý thức của nhân dân về vệ sinh môi trường cũng ngày càng được nâng cao,
chất thải, rác thải được thu gom và xử lý theo quy định, đường làng ngõ xóm đảm
bảo thông thoáng sạch đẹp.
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn về cơ sở hạ tầng
 Thuận lợi
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã tương đối phát triển như: “toàn bộ hệ thống
mương đã được bê tông hóa, đường trục chính của xã đã được trải nhựa, hệ

thống trường học, y tế đã được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho
xã phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
 Khó khăn
- Tuy có diện tích đất nông nghiệp lớn, tuy nhiên khu vực đất lâm nghiệp chủ
-

yếu có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn dẫn đến bạc màu, khó canh tác.
Việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy

-

lợi... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của cộng đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo, số nhà tạm vẫn tồn tại; số người lao động chưa qua đào tạo
vẫn còn nhiều.

2.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong xây dựng và phát triển
cộng đồng xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
2.5.1. Điểm mạnh
-

Vị trí địa lý, địa hình: kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện
Biên, Lai Châu, gần cửa khẩu tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu văn

-

hóa xã hội.
Khí hậu, thủy văn: hệ thống ngòi, suối, hồ, ao của xã là nơi cung cấp nguồn

-


nước dồi dào để phát triển sản xuất, phục vụ sinh hoạt của người dân.
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên lớn, đất đai màu mỡ do sự vận

-

động địa chất và địa lý.
Việc phát triển kinh tế: nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Điều kiện xã hội: xã luôn làm tốt công tác chăm lo đời sống người dân, công

-

tác đào tạo và phát triển nguồn lao động luôn được chú trọng.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống: hệ thống cơ sở hạ tầng của xã
tương đối phát triển như: hệ thống mương hầu hết đã được bê tông hóa, hệ
thống trường học, y tế được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
12


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

2.5.2. Điểm yếu
-

Xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng bình nguyên,

-

lòng chảo, những khe vực, suối, sông.
Chưa có phát hiện về các nguồn tài nguyên khoáng sản quý.

Lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm có thể gây sói mòn lớp đất
bề mặt, sạt lở, làm giảm độ phì của đất canh tác và gây lũ lụt vào mùa mưa
và hạn hán vào mùa khô.

2.5.3. Cơ hội
-

Các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, tỉnh Sơn La,
huyện Mộc Châu tạo điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế nông lâm

-

nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ nông sản của xã tương đối ổn định và phát triển.
Giao lưu với các vùng khác, tạo điều kiện xuất khẩu nông sản cũng như thu
hút du lịch, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

2.5.4. Thách thức
-

Cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ đã tồn tại, tuy nhiên còn kém phát
triển. Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông

-

nghiệp.
Thiếu các chính sách để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Số lượng lao động qua đào tạo nghề còn ít, chủ yếu lao động của xã vẫn nằm

-


trong khu vực nông nghiệp.
Các nghề phụ trong xã phát triển chậm, không có sự hình thành các làng

-

nghề.
Kết cấu hạ tầng thương mại, vấn đề lưu thông hàng hóa nông sản chậm phát

-

triển.
Việc phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập.

13


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

PHẦN 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG XÃ
MƯỜNG SANG, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
3.1. Về kinh tế
Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu
hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở
rộng sản xuất, giao lưu, buôn bán.
-

Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự


-

phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các hộ nông dân.
Chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa và các hình thức tổ chức phù hợp, có
hiệu quả để tăng thu nhập; phát huy những tiềm lực sẵn có, đặc biệt là tiềm
lực về du lịch. Khai thác vẻ đẹp của Thác Dải Yếm, Happy land... thu hút
khác du lịch. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát huy thế mạnh của

-

địa phương sản xuất những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao.
Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc thù của địa phương (ở xã
Mường Sang có sản xuất nấm, các sản phẩm từ bò sữa). Tập trung đầu tư vào
những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông

-

sản và thu hoạch.
Thực hiện tốt quá trình triển khai các công trình nhà nước và nhân dân cùng
làm, có sự tham gia đóng góp của nhân dân, minh bạch về tài chính như
đường giao thông nông thôn để tiếp tục thực hiện tốt các công trình tiếp theo.

3.2. Về chính trị
-

Phát huy tinh thần dân chủ, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật, đảm bảo
tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép mước, phát huy tính tự chủ của làng

-


xã.
Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội,
đoàn thể, các tổ chức vì lợi ích chung của cộng đồng.

14


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

-

Phát huy tối đa các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, tranh thủ sự giúp đỡ
của các cấp các ngành, các nhà tài trợ từ các cơ quan doanh nghiệp, huy động
tối đa nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất.

3.3. Về văn hóa xã hội
-

Xây dựng đời sống văn hóa, giupsp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên

-

làm giàu chính đáng.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để người đân hiểu và tích cực

-

cùng nhau xây dựng xã phát triển.
Đưa ra những khẩu hiểu về xây dựng để khích lệ người dân.


3.4. Về môi trường
-

Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường. Có các hình thức xử lý, thu gom chất

-

thải từ các hoạt động sản xuất, du lịch và sinh hoạt của người dân.
Tích cực vận động các hộ nông dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong

-

sinh hoạt và xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
Trong chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng
xả rác thải trực tiếp ra môi trường.

3.5. Về chính sách
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều hành, quy hoạch định hướng và
thực thi chính sách, xây dựng các đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vay
vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện
tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Các tổ chức đảm nhiệm
hoạt động dịch vụ, kinh doanh, hình thành môi trường ổn định và thuận lợi cho
nông dân phát triển sản xuất.
Đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của chính quyền cơ
sở, tăng cường phối kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức chính trị và toàn thể
nhân dân; phải có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp các ngành.
Các chính sách đề ra nên kịp thời, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của
xã Mường Sang.


KẾT LUẬN
15


Phát triển cộng đồng xã Mường Sang

Mường Sang là một xã miền núi, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, tỷ
lệ hệ nghèo vẫn cao, lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua
đào tạo vẫn chưa cao, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự cung tự
cấp. Công nghiệp và dịch vụ có phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm. Khả
năng tận dụng lợi thế du lịch còn thấp.
Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương các
cấp đã ban hành rất nhiều chính sách về phát triển cộng đồng nông thôn. Hầu hết
các chính sách đều tập trung vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng,
môi trường và văn hóa. Tuy nhiên, các chính sách của xã còn thiếu tính phối hợp
giữa các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức trong việc thực thi phát triển cộng đồng.
Chính vì vậy cần phải phối kết hợp một cách phù hợp để phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng đời sống nhân dân xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

16



×