Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sử dụng đồ dùng dạy học tiếng anh thí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong giảng dạy môn
Tiếng Anh cấp THCS
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2018-2019
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Qua thực tế dạy học những năm
qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường được diễn ra theo
kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo viên chưa
từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó người giáo
viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có những hạn chế
cơ bản như sau: Làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình,
sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ thuộc
vào cấu trúc ngữ pháp.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Trong Tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật
vậy nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ quả của
nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có
nắm vững mẫu câu.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong
1


học tập, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình
- Nắm vững số từ đã học để vận dụng
- Nâng cao hiệu quả môn học


7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Giúp cho việc học từ vựng được dễ dàng hơn, nhanh chóng hứng thú
hơn,nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ
:* Kết quả của sáng kiến
Lớp 7A3 ( ít sử dụng đồ dùng dạy học): 39 hs

Lớp 7A2(thường xuyên khai thác, sử dụng đồ

Giỏi
SL %
2
5,1

dùng dạy học): 39 hs
Giỏi
Khá
SL %
SL %
5
12, 17 43,

Khá
SL %
12 30,
7

t.bình
SL %
21 53,


Yếu
SL %
3
7,4

8

8

t.bình
SL %
16,2 41

Yếu
SL %
1
2,5

5

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh nắm và ghi nhớ
từ vựng rất tốt nhờ đồ dùng dạy học từ đó yêu thích môn học
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
- Sử dụng từ vựng đã học vào nhiều ngữ cảnh
- Trau dồi từ vựng hàng ngày và lên kế hoạch hàng ngày cho việc học từ
vựng
- Học sinh có hứng thú với môn học
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan

Tác giả sáng kiến

2


MỤC LỤC
Nội dung

Tran

Phần 1. MỞ ĐẦU

g
4

1. Mục đích của SK

4

2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của SK

6

3. Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy

6

và học ...

Phần 2. NỘI DUNG

7

Chương 1:KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ

7

SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

8

LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN
KHAI CỦA SÁNG KIẾN
Phần 3. KẾT LUẬN

18
20

1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK
2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, có mức
độ ảnh hưởng trong ngành
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
Phần 4. PHỤ LỤC

3

22



Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chương trình đồng bộ thay sách giáo khoa
trong đó có bộ môn tiếng Anh theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, song
trên thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh
nói riêng ở các trường chưa tiến bộ nhiều. Học sinh vẫn chưa thực sự thấy yêu
thích bộ môn, vẫn coi đó là môn học khó, không quan trọng,… . Bên cạnh đó
nhiều phụ huynh vẫn biện luận cho việc con em mình chưa tập trung học với suy
nghĩ “Tiếng Việt còn chưa thạo, nói gì đến tiếng Anh…”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh trong suốt thời gian qua, tôi
thiết nghĩ, một phần nguyên nhân cũng là do giáo viên sử dụng phương pháp
giảng dạy chưa thật phù hợp, trong đó có nhiều giáo viên còn ngại khi khai thác và
sử dụng đồ dùng dạy học và nếu có thì hiệu quả chưa cao do còn lúng túng chưa
biết cách khai thác, sử dụng đồ dùng đó như thế nào.
Thật vậy, đồ dùng dạy học thực sự đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong giảng
dạy nói chung và đặc biệt trong dạy học ngoại ngữ nói riêng. Với môn ngoại ngữ,
giáo cụ trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ
khâu giới thiệu ngữ liệu mới đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm
rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến “Sử dụng đồ dùng dạy
học hiệu quả trong giảng dạy môn tiếng Anh cấp THCS” với mong muốn sáng
kiến sẽ góp phần phát huy được hiệu quả tối đa cho các giáo viên dạy tiếng Anh
trung học cơ sở, đồng thời cũng khuyến khích những ai chưa khai thác hay còn
khai thác ít đồ dùng hãy sử dụng trong mỗi bài giảng của mình ở các năm học
nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ (tiếng
Anh).
Sáng kiến này nghiên cứu vai trò chính của đồ dùng; các loại đồ dùng có
thể sử dụng trong dạy học; đặc biệt là cách khai thác và sử dụng chúng trong các

4


bước tiến hành dạy học khác nhau. Ngoài ra, sáng kiến còn chỉ ra một số hạn chế
mà giáo viên thường hay mắc phải khi khai thác, sử dụng đồ dùng đồng thời cũng
đề ra cách khắc phục những hạn chế đó.
Sáng kiến mang tính khả thi cao bởi nó đã chỉ ra các loại đồ dùng cụ thể có
thể áp dụng, đồng thời nêu rõ phương pháp khai thác, sử dụng chúng vào từng loại
bài giảng khác nhau như giới thiệu ngữ liệu mới (dạy từ, cấu trúc), thực hành các
kĩ năng (nghe, nói, đọc hay viết) mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể chuẩn bị
được ở bất kì bài giảng nào.
Ngoài ra, sáng kiến mang lợi ích kinh tế thiết thực bởi nhiều loại đồ dùng
giáo viên hay học sinh có thể tự chuẩn bị vì chúng có sẵn trong cuộc sống mà
không cần phải chi phí nhiều.
Để việc áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả tối ưu, giáo viên cần xem xét những
yếu tố có liên quan như: điều kiện, tình huống dạy học cụ thể; khả năng của thầy
giáo; lứa tuổi, trình độ của học sinh; môi trường; mục tiêu của bài; loại bài học
hay bản chất của bài luyện tập; những hình thức bài tập và yêu cầu của giáo viên
được thực hiện với đồ dùng dạy học đó. Trên cơ sở đó, giáo viên cần lựa chọn cho
mình loại đồ dùng phù hợp sao cho gây được hứng thú của học sinh tham gia vào
quá trình học tập nhằm mục đích cuối cùng đó là nâng cao chất lượng dạy của
thầy và học của trò.
Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao cũng rất cần có sự
ủng hộ tích cực của thầy, trò, các cơ quan giáo dục trong việc tạo ra các loại đồ
dùng phù hợp phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tiếp đó là việc
giáo viên cần tích cực lựa chọn, khai thác và sử dụng đồ dùng một cách phù hợp,
hiệu quả trong từng bài giảng của mình để lôi cuốn sự chú ý, hứng thú học tập của
học sinh vào bài giảng.

5



2.Tính mới và ưu điểm nổi bật:
Như chúng ta biết, tiếng Anh là tiếng nói chung của nhân loại, là ngôn ngữ
quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng này, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa tiếng
Anh vào các cấp học nói chung và cấp trung học cơ sở nói riêng như là một môn
học bắt buộc đối với các em học sinh. Để việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường
phổ thông đạt được hiệu quả, các nhà giáo dục, các chuyên viên nghiên cứu đã
giành nhiều thời gian nghiên cứu nhằm tìm ra các phương pháp giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ (tiếng Anh). Làm thế nào để bộ môn này gây
được hứng thú cho học sinh, làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống
thật như một số bộ môn khác? Để đáp ứng được yêu cầu này, ngoài kiến thức, khả
năng truyền đạt của người thầy thì đồ dùng đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực trong
quá trình dạy học.
Mặc dù đồ dùng đóng vai trò tích cực như vậy song trên thực tế rất nhiều
giáo viên vẫn chưa ý thức được vai trò của nó hoặc nếu có thì coi nó như là một
thủ thuật dạy học hay còn gặp khó khăn trong việc khai thác, sử dụng đồ dùng
trong các loại bài giảng khác nhau.
Chính vì những lí do trên đây mà tôi thấy cần phải nghiên cứu và viết sáng
kiến: “Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong giảng dạy môn tiếng Anh cấp
THCS”.
3. Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
- Về phía giáo viên: Luôn tìm tòi phong cách phương thức học tập của học
sinh để có cách dạy cho phù hợp không nên suy đoán dựa trên kết quả của những
năm trước,hãy tìm hiểu xem học sinh học từ vựng bằng cách nào.Từ đó có những
đồ dùng dạy học phù hợp khuyến khích học sinh học từ vựng hiệu quả
- Về phía học sinh: Học từ vựng là nỗ lực suốt đời ,tìm cách học sao cho phù
hợp với bản thân,tìm hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng từ vựng, lên kế hoạch
hàng ngày cho việc học, nâng cao chất lượng môn học.


6


Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua việc dự giờ cũng như trực tiếp trao đổi với các đồng nghiệp, tôi nhận
thấy nhiều giáo viên còn băn khoăn trong việc lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ
dùng trong từng loại bài giảng khác nhau hay sử dụng còn lặp lại các loại đồ dùng
dẫn đến sự nhàm chán của học sinh.
Nhiều giáo viên khác lại ngại sử dụng đồ dùng vì cho rằng “chỉ làm mất
thêm thời gian mà lại vô ích” hoặc có sử dụng chỉ mang tính “đối phó” chứ chưa ý
thức được mục đích sử dụng của mình, chỉ quan niệm dùng để cho vui mắt, không
phục vụ cho mục đích học tập cụ thể nào. Thế nên việc dùng giáo cụ trực quan vẫn
rất có thể trở thành vô tác dụng, mất thời gian trên lớp mà không nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Một số giáo viên sử dụng và khai thác đồ dùng trong bài giảng của mình lại
làm học sinh không hiểu được nội dung và ý đồ của giáo viên muốn truyền đạt
thông qua đồ dùng đó.
Ngoài ra, một số giáo viên lại gặp khó khăn trong việc khai thác giáo cụ
trực quan ở các bước tiến hành dạy học khác nhau dẫn đến việc học sinh vẫn
không hiểu từ, cấu trúc, ngữ liệu mới hoặc nắm kiến thức một cách mơ hồ, nếu
chăng chỉ là cách nhớ rất máy móc.
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Vai trò của đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học có một số vai trò chính như sau:
- Hỗ trợ tạo nên tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu hoặc chủ đề nội
dung bài học.
- Hỗ trợ làm rõ nghĩa, các khái niệm mới.
- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa.


7


- Là phương tiện giới hạn và khống chế phạm vi sử dụng ngôn ngữ của học
sinh trong các bài tập máy móc.
- Là phương tiện hướng dẫn, gợi ý cho các bài luyện tập.
- Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành.
- Phản ánh, cung cấp các nội dung văn hóa.
- Gây hứng thú, làm cho các bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật
hơn.
2. Các loại đồ dùng dạy học
- “Thầy và trò” trong lớp học cũng được coi là đồ dùng dạy học: Giáo
viên có thể dùng cử chỉ, điệu bộ tay, chân (gesture), nét mặt (facial expressions) và
các hành động (actions) giúp cho việc chỉ ra nghĩa của từ và để minh họa cho tình
huống. Ngoài ra, giáo viên có thể dựa vào học sinh (tả hình dáng, tính tình, nghề
nghiệp,…)
- Vật thật (real objects): có thể sử dụng những đồ vật có ngay trong lớp học
(bàn, ghế, sách vở,…) hoặc có thể mang đến lớp (hoa quả, thức ăn, đồ uống,…)
- Tranh ảnh (pictures): giáo viên có thể cắt các tranh ảnh trong tạp chí, họa
báo, vẽ lên giấy bìa,… . Tranh ảnh được cắt cần dán vào bìa cứng để có thể treo
(hoặc đính) lên tường hoặc bảng một cách dễ dàng.
- Bảng: giáo viên có thể dùng bảng để vẽ tranh, những hình vẽ bằng những
nét vạch đơn giản bản đồ, biểu đồ. Giáo viên cũng có thể vẽ các hình minh họa
cho việc giới thiệu từ mới (từ orange vẽ quả cam, từ banana vẽ quả chuối,…) hoặc
vẽ những hình người bằng các nét vẽ đơn giản (

) giúp giáo viên trong việc giới

thiệu mẫu đối thoại. Qua theo dõi hình vẽ, học sinh đồng thời có thể thấy được
nhưng điệu bộ, dấu hiệu mà giáo viên diễn tả trong lúc minh họa và giới thiệu mẫu

đối thoại,…
- Bảng giấy bìa (flash cards): giáo viên cần chuẩn bị những tấm giấy bìa
cứng trên đó có dán tranh, ảnh hay ngữ liệu (phrase) phù hợp với mục đích bài dạy

8


giúp giáo viên gợi ý học sinh rèn luyện miệng tại lớp, hay tái tạo mẫu đối thoại đã
học.
- Bảng nỉ, bảng nam châm: là loại đồ dùng tốt, tiết kiệm thời gian, giúp
giáo viên xây dựng tình huống, minh họa, ý nghĩa những mẫu đối thoại, mẫu câu,
từ vựng.
- Máy chiếu, đài, video, TV, máy tính,…: là những loại đồ dùng hỗ trợ rất
tích cực và phổ biến trong các loại bài giảng khác nhau, giúp giáo viên có thể tiết
kiệm thời gian viết bảng trên lớp (máy chiếu, máy tính, TV,…), hỗ trợ tích cực
trong các tiết dạy nghe ( đài, máy tính,…).
3. Cách khai thác đồ dùng dạy học
3.1. Giới thiệu ngữ liệu mới
Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, giáo cụ trực quan được coi là một
phương tiện phổ biến nhất để giới thiệu từ mới. Ngoài ra còn dùng để giới thiệu
cấu trúc câu.
a) Giới thiệu từ mới: có thể sử dụng các loại giáo cụ trực quan như tranh
ảnh, vật thực, cử chỉ, điệu bộ, vẽ hình lên bảng.
* Ví dụ 1: Dùng tranh ảnh:
a) Unit 8: Skills 1 (English 7)
- Gv dùng tranh và giới thiệu: This is a ship.
ship (n)

b) Unit 5: A closer look 1- English 7
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời:

What is she doing?
- stir- fry (v): xào
9


* Ví dụ 2: Dùng hình vẽ
Unit 1: A closer look 1 - English 6
- Giáo viên dùng những nét vẽ đơn giản một cái bàn trên bảng để dạy từ:
table (n)

* Ví dụ 3: Dùng vật thực
Unit 1: A closer look 1 – English 6
- Giáo viên dùng các vật thực có trong lớp học (bút máy, thước kẻ, viên tẩy,…) để
dạy các từ:
- a pen: cái bút máy
- a ruler: cái thước kẻ
- an eraser: viên tẩy
- a board : cái bảng
- a school bag: cái cặp sách
b) Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp: có thể dùng bảng biểu, sơ đồ, vật thực,
lớp học, giáo viên, học sinh, tranh vẽ.
* Ví dụ 1: Dùng bảng biểu, sơ đồ
Language focus 3 (ex 2) – English 7

From
Shoe store

To
Clothing store


Meter
600

House

Post office

900






Model sentences:

How far is it from………….to………….?
It is ………….meters.
* Ví dụ 2: Dùng tranh vẽ
Unit3:A closer look 1 – English 6
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh rồi nhận xét dựa trên câu hỏi:
10


Who is it? What is he doing? How is he?
Structure: How to describe the
features of somebody.
He
is
short.

S + is/ are/ am + adj

* Ví dụ 3: dùng vật thực
Unit 1: A closer look 1 - English 6 Structures:
What is this? – It’s aclock
* Ví dụ 4: Dùng lớp học, giáo viên, học sinh
Unit 4: – English 6: Dạy cấu trúc câu giới thiệu nghề nghiệp
- Giáo viên chỉ vào bản thân và giới thiệu : I am a teacher.
- Giáo viên chỉ vào một học sinh nam trong lớp và nói: He is a student.
- Giáo viên chỉ vào một số học sinh và nói: You are students.
Form:
I
He/ she
You/we/ they

am
is
are

a/ an

N
Ns/es

3.2. Dùng trực quan trong việc dạy đọc
a) Dùng tranh ảnh để giới thiệu bài khóa, chủ điểm nội dung hoặc tình
huống.
Unit 3: Getting started-English 7 (introduce the title of unit: life in the
countryside)


11


b) Giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới có trong bài khóa
c) Củng cố bài: Sau khi học sinh đã nắm vững từ mới, cấu trúc ngữ pháp,
hiểu nội dung bài, giáo viên có thể dùng tranh và khung hội thoại gợi ý học sinh
tái diễn lại bài.
Unit 1: Looking back and project – English 6
- Give the poster with the mapped dialogue .

Hi.What ...............?

..................Lan. What…….?

……Nam. How….?

.........fine. Thanks………..you?

….fine, too. Which grade..?
…….7.

Bye

.........6. And you?
………………………
12


d) Tạo một tình huống, ngữ cảnh mới làm gợi ý cho bài luận nói hoặc
viết dựa vào bài khóa mới học.

Unit 3: Communication – English 7

?

Discussion: What should we do to make our ocean clean?
Find out the ways to make our ocean clean

should

shouldn’
t

a) throw garbage into the sea.
b) don’t make oil from ships and vessel spill.
c) recycle garbage.
d) make the rivers dirty by oil and waste.
e) have proper regulations to prevent factories from
running waste into the sea.
f) use dynamite to catch fish.
g) depose of raw sewage in the right way.
3.3. Dùng trực quan trong việc dạy nghe.
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh (vật thực) minh họa
kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung
trước khi nghe. Ngoài ra, nó còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của
học sinh (ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan, nghe và điền tên/ câu chú
thích cho phù hợp)
* Ví dụ: dùng tranh nhằm làm rõ ngữ cảnh, gợi ý học sinh trước khi nghe.
Unit 3– English 7: What do these people do?

13



3.4. Dùng trực quan cho việc thực hành nói và viết
a. Dùng vật thực, tranh vẽ để thực hành luyện tập các cấu trúc ngữ pháp
(where…/ there is/ are…) các giới từ chỉ nơi chốn, diễn đạt màu sắc, hình dạng,
kích cỡ,…
* Ví dụ: Dùng vật thực
Unit 3: English 6
- Colors: black / yellow/ white/ red/ orange/ blue….dùng đồ vật có màu sắc khác
nhau như bút bi màu đen hoặc dùng bút chì màu…
b. Các tấm bìa hình (flash cards) rất phù hợp với các loại bài tập tập luyện
tập cấu trúc máy móc như: Substitution (thay thế), completion (kết hợp),
conversion.
* Ví dụ: (dùng tấm bìa hình cho bài tập kết hợp)
Unit 3: Looking back – English7: Match the half- sentences in column A to those
in column B.
- Asks st to match half sentence in A with suitable half sentence in B
A

B
14


1. I like to do volunteer work

a. because the traffic was heavy

2. She was late

b. because it was raining


3. We like learning English

c. because I can meet new people

4. I think Mai is a great volunteer d. because she loves working with
5. They postponed the football

children

match
e. because it is interesting
c. Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ có thể làm gợi ý cho các bài tập luyện nói và
viết có ý nghĩa như situational practice, information gap, personalized and
communicative activities.
* Ví dụ 1: (Dùng tranh ảnh làm gợi ý cho bài tập information gap (điền thông
tin trống)
Grammar Practice (ex 3: prepositions: complete the exercise with the words in the
box) – English 6
to the left of
in
behind
to the right of
in front of
opposite
Look at the food store. A girl is ……….the store. A boy is waiting … … … the
store. There are moutains … the store and some house … it. There are some trees
… … … … the store. There is a truck … … … … the store.

15



d. Tranh ảnh gây tình huống gợi ý chủ đề cho các hoạt động thảo luận
(discussing), làm các bài luận nói hoặc viết.
- Unit 3: Community service: Communication-English 7
What should we do to protect the environment?

4. Hạn chế và một số biện pháp khắc phục khi sử dụng đồ dùng dạy học.
Ngoài những ưu điểm đã kể trên thì vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình
sử dụng đồ dùng trong việc dạy ngoại ngữ cho học sinh. Dưới đây là một số hạn
chế mà tôi đã rút ra từ thực tế sử dụng chúng và tôi cũng xin đề xuất một số biện
pháp khắc phục:
- Sử dụng giáo cụ trực quan rất có thể trở nên vô tác dụng, mất thời gian
trên lớp mà không đạt hiệu quả mong muốn nếu như giáo viên không ý thức được
mục đích sử dụng của mình (chỉ quan niệm trực quan để cho vui mắt, thú vị,
không phục vụ vào mục đích học tập cụ thể nào).
Để khắc phục hạn chế này giáo viên cần ý thức được mục đích sử dụng của
mình trong việc dùng trực quan (tranh ảnh, vật thực,…), đó là giúp cho học sinh
tiếp cận kiến thức một cách nhanh, chính xác, gắn liền với cuộc sống đồng thời
học sinh cảm thấy vui vẻ, thú vị hơn trong giờ học ngoại ngữ.
16


- Việc chuẩn bị giáo cụ trực quan đôi khi chưa sát với nội dung bài giảng
nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy mà những giáo cụ trực quan
phải được chuẩn bị và soạn có ý đồ thật cẩn thận.
- Trong quá trình sử dụng giáo cụ trực quan, học sinh có thể không hiểu
được nội dung và ý đồ của giáo viên thông qua giáo cụ trực quan đó. Vì vậy, các
đồ dùng sử dụng phải đảm bảo đủ to, rõ ràng, chính xác, nêu bật được ý nghĩa cần
khai thác, truyền tải được nội dung và ý đồ của giáo viên.

- Giáo viên có thể bị lúng túng khi học sinh nêu ra các ý kiến không sát với
nội dung cần khai thác. Vì vậy, giáo viên cần phải nêu ra những câu hỏi gợi ý
thích hợp, dễ hiểu, chính xác đồng thời cũng phải dự tính trước những câu trả lời
không đúng với ý đồ của mình để có thể đưa ra lời gợi ý phù hợp hơn.
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ RA
Trên đây là một số giải pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học mà tôi
đã nghiên cứu và dạy thực nghiệm trong những năm học và đặc biệt là học kì II
-năm học 2018-2019 và sẽ thực hiện áp dụng trong những năm học tiếp theo. Qua
các tiết khai thác, sử dụng đồ dùng một cách hợp lý, tôi nhận thấy rõ rằng tất cả
các em học sinh đều rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động mà giáo
viên đưa ra. Mặt khác, hầu hết các em đều tích cực tham gia chuẩn bị hay tự làm
những đồ dùng mà giáo viên yêu cầu. Rõ ràng rằng, đồ dùng giúp các em nhận
thấy học ngoại ngữ là bổ xung thêm một ngôn ngữ mới chứ không phải là một
môn học xa rời cuộc sống. Trực quan còn là cầu nối giữa ngoại ngữ với cuộc sống
đời thường nên các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi, tìm hiểu về thế giới mới. Đặc
biệt là những học sinh có học lực trung bình, yếu không còn thấy “sợ” bộ môn này
nữa, ngược lại, các em còn tập trung tư duy, trả lời những câu hỏi gợi ý của giáo
viên. Đồ dùng dạy học đã thực sự giúp các em học tập tốt hơn, góp phần nâng cao
chất lượng dạy của thầy và học của trò.

17


Học kì II năm học 2018- 2019 vừa qua, tôi tiến hành dạy thực nghiệm hai
lớp 7 (trình độ ngang nhau). Ở lớp 7A3, tôi rất ít khi sử dụng đồ dùng và nhận
thấy rõ nhiều em chưa tập trung học đặc biệt là những học sinh trung bình yếu cho
rằng bộ môn này “khó học” và không hiểu bài. Ở lớp 7A2, tôi thường xuyên sử
dụng, khai thác đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; kết quả là học sinh tích cực
tham gia vào bài giảng và chất lượng bộ môn đã nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:
Lớp 7A3 ( ít sử dụng đồ dùng dạy học): 39 hs


Lớp 7A2(thường xuyên khai thác, sử dụng đồ

Giỏi
SL %
2
5,1

dùng dạy học): 39 hs
Giỏi
Khá
SL %
SL %
5
12, 17 43,

Khá
SL %
12 30,

t.bình
SL %
21 53,

7

Yếu
SL %
3
7,4


8

8

t.bình
SL %
16 41

Yếu
SL %
1
2,5

5

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
6.1. Về nhân lực: cần có sự phối kết hợp không chỉ giữa giáo viên, học sinh
mà còn cần có sự tham gia tích cực của nhà trường, phòng giáo dục và các nhà
giáo dục quan tâm đến dạy học theo định hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh trong việc mua sắm các đồ dùng dạy học. Từ đó, giáo viên cần
tích cực lựa chọn, khai thác và sử dụng đồ dùng phù hợp nhằm mục đích cuối
cùng là nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục
hiện nay.
6.2. Về trang thiết bị: các nhà trường, cơ sở giáo dục cần mua sắm đầy đủ
hay tạo ra nhiều loại đồ dùng dạy học khác nhau làm phong phú hơn nữa về đồ
dùng trong giảng dạy bộ môn nói chung và tiếng Anh nói riêng để giúp giáo viên
có nhiều cơ hội lựa chọn, khai thác và sử dụng đồ dùng một cách hợp lý trong
từng bài giảng của mình.


18


Phần 3: KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy đồng thời được dự giờ và trao đổi với các đồng
nghiệp thì việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học trong các bài giảng ở các giáo
viên còn gặp nhiều khó khăn và khá phổ biến.
Trên đây là một số phương pháp khai thác, sử dụng đồ dùng mà tôi đã
nghiên cứu và áp dụng trong các bài giảng của mình nhằm đáp ứng được mục tiêu
đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đó là dạy học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học (học sinh). Thật vậy, tôi đã áp dụng và
thu được những kết quả khả quan; trong đó đã làm thay đổi suy nghĩ của học sinh
về môn ngoại ngữ; các em hứng thú, tích cực tham gia vào bài giảng, nắm được
nội dung bài và thực hiện được các yêu cầu của giáo viên;…Từ đó cho thấy việc
sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học đã góp phần nâng cao được chất lượng
giảng dạy của bộ môn.
Tuy nhiên, do phạm vi một sáng kiến nhỏ và hạn chế về mặt thời gian nên
bản nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót về những vấn đề có liên
quan đến đồ dùng dạy học. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các nhà
giáo dục, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến việc giảng dạy tiếng Anh
trong đó có quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng dạy học sao có hiệu quả để cho
sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, có mức
độ ảnh hưởng trong ngành
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập:
19



 Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
 Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
 Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
 Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
 Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn
giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp
hơn.
2. Kiến nghị với các cấp quản lý
Để cho sáng kiến này được áp dụng và áp dụng một cách rộng rãi, đạt hiệu
quả cao, tôi mạnh dạn đưa ra các kiến nghị sau đây:
Nhà trường cần mua sắm đầy đủ, đa dạng các trang thiết bị dạy học để phục
vụ cho việc dạy của thầy và học của trò hay đầu tư kinh phí để cho giáo viên có
thể tự làm một số loại đồ dùng cần thiết.
- Cần liên hệ với các cơ sở giáo dục để sản xuất các loại thiết bị dạy học
nhằm cung cấp đầy đủ, phong phú các loại đồ dung cho các giáo viên và nhà
trường yêu cầu.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Sử dụng đồ dùng hiệu quả trong
giảng dạy Tiếng Anh cấp THCS” mà tôi đã đúc kết được trong quá trình học hỏi,
tham khảo, nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy với chính học sinh của tôi .Đó
chính là các kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi chứ chưa phải là phương pháp
tối ưu.Việc phương pháp đã ra có kết quả như ý muốn hay không còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố .Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp để tôi thành công
hơn nữa trong quá trình dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kinh Bắc, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Người viết sáng kiến
20



Phần 4. PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục Trung học cơ sở môn tiếng Anh – Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Các thủ thuật dạy từ vựng
3. Teach English
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở (Nhà xuất bản
Giáo Dục)
5. Chuẩn kiến thức kỹ năng.

21



×