Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và vai trò truyền bệnh của muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue ở một số địa phương, 2016 2017 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

NGUYỄN TRẦN BÍCH DIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ VAI TRÒ
TRUYỀN BỆNH CỦA MUỖI TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG, 2016 -2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

NGUYỄN TRẦN BÍCH DIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ VAI TRÒ
TRUYỀN BỆNH CỦA MUỖI TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG, 2016 -2017

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số:
8 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ ĐỨC CHÍNH

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Đức Chính, người
Thầy đã tận tâm, động viên và trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tại cơ sở đạo tạo sau Đại học của
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình
học tập tại đây.
Tôi xin được gửi đến quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn
chân thành nhất vì đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp thiết thực để việc hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu nâng cao
trình độ. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của tập thể
lãnh đạo và cán bộ Khoa Côn trùng đã tạo điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi học
tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luân văn của tôi.
Tôi cũng xin được cảm ơn đến các Quý các cơ quan y tế địa phương, nơi tôi
thực hiện nghiên cứu, đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành được việc thu
thập số liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Học viên

Nguyễn Trần Bích Diệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam
đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa đăng trong bất kỳ một công trình nào khác. Chấp
hành đúng các quy định về y đức trong tiến hành nghiên cứu. Nếu có gì sai sót tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Học viên

Nguyễn Trần Bích Diệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1

Bệnh sốt xuất huyết Dengue


4

1.1.1

Lịch sử bệnh sốt xuất huyết Dengue

4

1.1.2

Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

6

1.1.3

Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

8

1.1.4

Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại các điểm nghiên cứu

12

1.2

Nghiên cứu về muỗi truyền bệnh SXHD


15

1.2.1

Muỗi Aedes trong hệ thống phân loại

15

1.2.2

Một số đặc điểm của muỗi Ae. aegypti

15

1.2.3

Một số đặc điểm của muỗi Ae. albopictus

18

1.2.4

Một số nghiên cứu về đặc điếm sinh thái học của muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus

1.3

Nghiên cứu về virut Dengue

1.4


Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus

19
21
22

1.4.1

Nghiên cứu trên thế giới

22

1.4.2

Các nghiên cứu tại Việt Nam

23

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1

Địa điểm nghiên cứu

24


2.2

Đối tượng nghiên cứu

24

2.3

Thời gian nghiên cứu

24

2.4

Phương pháp nghiên cứu

24

2.4.1

Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm sinh thái của muỗi truyền sốt xuất
huyết Dengue tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

2.4.2

24

Mục tiêu 2. Xác định vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các điểm


28

nghiên cứu
Phân tích và xử lý số liệu

31

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

32

2.4.3


3.1

Đặc điểm sinh thái học loài muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên
cứu

32

3.1.1

Tỷ lệ muỗi trú đậu trong và ngoài nhà của muỗi Ae. aegypti

32

3.1.2

Nơi trú đậu muỗi Ae. aegypti


33

3.1.3

Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. aegypti

33

3.1.4

Các giá thể trú đậu của muỗi Ae. aegypti

34

3.2
3.2.1

Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. albopictus tại các điểm nghiên
cứu
Tỷ lệ muỗi trú đậu trong và ngoài nhà của muỗi Ae. albopictus

3.2.2

Nơi trú đậu muỗi Ae. albopictus

37

3.2.3


Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. albopictus

38

3.2.4

Các giá thể trú đậu của muỗi Ae. albopictus

38

3.3

Đặc điểm ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại
các điểm nghiên cứu

35
36

39

3.3.1

Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội

39

3.3.2

Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hải Phòng


40

3.3.3

Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Thanh Hoá

41

3.3.4

Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Tĩnh

43

3.4

Vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus
Số lượng muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các ổ dịch hoạt

3.4.1

động trên địa bàn nghiên cứu
3.4.2

Kết quả xác định vi rút Dengue trên muỗi Ae. aegypti tại ổ dịch
SXHD đang hoạt động.

3.4.3


Tỷ lệ phát hiện vi rút Dengue trên bọ gậy Ae. aegypti tại các ổ
dịch

3.4.4

Tỷ lệ phát hiện vi rút Dengue trên muỗi Ae. albopictus tại các ổ
dịch

3.4.5

Tỷ lệ phát hiện vi rút Dengue trên bọ gậy Ae. albopictus tại các ổ
dịch

3.4.6

Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes tại các
điểm nghiên cứu điều tra cắt ngang.

44
44

46

49

49

50

51



CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
4.1

Đặc điểm sinh thái loài muỗi Aedes

4.2

Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài muỗi Ae.
aegypti và Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu.

53

53
56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

71



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Điểm nghiên cứu....................................................................................... 28
Bảng 2.2. Số lượng mẫu muỗi Aedes thu thập tại các ổ dịch ................................... 29
Bảng 2.3. Số lượng muỗi Aedes làm PCR ngoài ổ dịch .......................................... 29
Bảng 3.1. Số lượng muỗi Ae. aegypti trong nhà và ngoài nhà.................................. 32
Bảng 3.2. Nơi trú đậu của muỗi Ae. aegypti ............................................................. 33
Bảng 3.3. Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. aegypti ............................................... 33
Bảng 3.4. Các giá thể trú đậu của muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu .......... 34
Bảng 3.6. Nơi trú đậu của muỗi Ae. albopictus ........................................................ 36
Bảng 3.7. Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. albopictus tại điểm nghiên cứu ......... 37
Bảng 3.8. Các giá thể trú đậu của muỗi Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu ..... 38
Bảng 3.9. Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội ............... 39
Bảng 3.10. Ổ bọ gậy bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hải Phòng ............... 40
Bảng 3.11. Ổ bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Thanh Hoá .......................... 41
Bảng 3.12. Ổ bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Tĩnh............................... 43
Bảng 3.13. Số lượng các ổ dịch điều tra tại các điểm nghiên cứu, ........................... 44
năm 2016, 2017 ......................................................................................................... 44
Bảng 3.14. Phân bố của 2 loại muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong ổ dịch ..... 45
Bảng 3.15. Số lượng muỗi Ae. aegypti xác định vi rút Dengue trong các ổ dịch năm
2016, 2017 .................................................................................................................46
Bảng 3.16. Kết quả phân lập típ vi rút Dengue phát hiện trên muỗi Ae. aegypti theo
địa điểm ổ dịch, năm 2016, 2017 ..............................................................................46
Bảng 3.17. Số lượng bọ gậy Ae. aegypti xác định vi rút Dengue trong các ổ dịch,
năm 2016, 2017 .........................................................................................................49
Bảng 3.18. Kết quả xác định típ vi rút Dengue phát hiện trên muỗi Ae. albopictus
theo địa điểm ổ dịch, năm 2016, 2017 ......................................................................49
Bảng 3.19. Số lượng Ae. albopictus xác định vi rút Dengue trong các ổ dịch, năm
2016, 2017 .................................................................................................................50



Bảng 3.20. Số lượng muỗi Ae. aegypti xác định vi rút Dengue trong các điểm điều
tra cắt ngang, năm 2016, 2017 ..................................................................................51
Bảng 3.21. Số lượng muỗi Ae. albopictus xác định vi rút Dengue trong các các điểm
điều tra cắt ngang, năm 2016, 2017 ..........................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố vùng/lãnh thổ có nguy cơ mắc SXHD trên thế giới ...................... 6
Hình 1.2. Bản đồ phân bố trường hợp bệnh SXHD trung bình trên thế giới, 20102016 .............................................................................................................................7
Hình 1.3. Bản đồ phân bố trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue trung bình khu
vực Đông Nam Á, 1998-2012 .....................................................................................8
Hình 1.4. Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm
1980-2013..................................................................................................................10
Hình 1.5. Số mắc nhập viện, tử vong theo tuần năm 2016 và 2017 ......................... 11
Hình 1.6. Sự lưu hành vi rút Dengue tại Việt Nam 1991-2017 ................................ 11
Hình 1.7. Diễn biến chỉ số côn trùng trung bình theo tháng tại các khu vực khác
nhau 2000-2014 .........................................................................................................12
Hình 1.8. Số mắc SXHD tại các điểm nghiên cứu, 1998-2017 ................................ 14
Hình 1.9. Vòng đời muỗi Ae. aegypti ....................................................................... 16
Hình 1.10. Vị trí phân loài virut Dengue (Nguồn: Suchetana,2005) ........................ 21
Hình 3.1. Tỷ lệ (%) muỗi Ae. aegypti trong nhà và ngoài nhà ................................. 32
Hình 3.3. Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. aegypti ................................................ 34
Hình 3.4. Tỷ lệ % muỗi Ae. aegypti trú đậu trên các giá thể...................................... 35
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) muỗi Ae. albopictus trong nhà và ngoài nhà ............................ 36
Hình 3.7. Vị trí độ cao trú đậu của muỗi Ae. albopictus ........................................... 37
Hình 3.8. Tỷ lệ % muỗi Ae. albopictus trú đậu trên các giá thể ................................. 38
Hình 3.9. Tỷ lệ % ổ dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà
Tĩnh, năm 2016, 2017 ..............................................................................................45
Hình 3.10. Bản đồ vị trí các ổ dịch tìm được muỗi Ae. aegypti dương tính với vi rút
Dengue tại các điểm nghiên cứu, năm 2016, 2017 ...................................................47

Hình 3.11. Ảnh điện di sản phẩm PCR phát hiện tuýp vi rút Dengue ở muỗi Aedes
thực địa: De-1, De-2, De-3 và De-4: .........................................................................48
Hình 3.12. Tỷ lệ % Ae. aegypti và Ae. albopictus mang vi rút dengue trong các ổ
dịch, năm 2016, 2017 ................................................................................................50


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung

ARN

Axit ribonucleic

BN

Bệnh nhân

BGN

Bọ gậy nguồn

BI

Breteau index

CSNCM


Chỉ số nhà có muỗi

CSMDM

Chỉ số mật độ muỗi

CSNCBG

Chỉ số mật độ muỗi bọ gậy

CSDCCNCBG

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPT

Dụng cụ phế thải

D1

Vi rút Dengue típ 1

D2

Vi rút Dengue típ 2


D3

Vi rút Dengue típ 3

D4

Vi rút Dengue típ 4

HCDCT

Hóa chất diệt côn trùng

MĐM

Mật độ muỗi

RT-PCR

Realtime polymerase chain reaction

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỞ ĐẦU

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính nguy
hiểm do muỗi Aedes truyền, ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, phổ biến ở khu
vực đô thị, bán đô thị và nhiều vùng nông thôn. Hiện nay bệnh SXHD đang là vấn đề
y tế công cộng rất lớn trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá
là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất [67]. Tỷ lệ người mắc sốt
xuất huyết đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Số
lượng các trường hợp sốt xuất huyết thực tế chưa được báo cáo đầy đủ và nhiều
trường hợp được chẩn đoán nhầm lẫn với một số bệnh khác. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp bệnh SXHD mỗi năm, trong đó có
khoảng 96 triệu trường hợp có biểu hiện lâm sàng. Có khoảng 3,9 tỷ người ở 128
quốc gia có nguy cơ bị nhiễm vi rút Dengue. Trước năm 1970, chỉ có 9 nước đã trải
qua dịch bệnh SXHD nghiêm trọng, nhưng hiện nay đang lưu hành tại hơn 100 quốc
gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương. Các khu vực Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất. Ước tính có khoảng 500.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết
nặng cần nhập viện mỗi năm, và khoảng 2,5% những người bị bệnh tử vong [65 ] [66].
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển
của muỗi Aedes, cho nên SXHD hiện cũng đang là một trong các bệnh truyền nhiễm
có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất. Dịch bệnh được ghi nhận ở cả 4 khu vực địa lý là
miền Nam, miền Trung, miền Bắc và Tây Nguyên [1]. Theo ước tính, khoảng 70 triệu
người Việt Nam nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ bị mắc bệnh.
Mặc dù Chương trình phòng chống SXHD quốc gia được thiết lập từ năm 1999 hoạt
động rất hiệu quả, số mắc và tử vong có giảm được một thời gian nhưng không ổn
định và có xu hướng mở rộng phạm vi, số mắc trung bình hàng năm vẫn luôn ở mức
rất cao khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp tử vong [4],
hơn nữa dịch lớn thỉnh thoảng bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
xã hội của nhân dân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loài muỗi truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti
và Ae. albopictus, trong đó Ae. aegypti được coi là là véc tơ chính, còn Ae. albopictus
1



được coi là véc tơ phụ [12] [22] [32]. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hai
loài muỗi này trong những năm trước đây và ghi nhận sự có mặt cả hai loài muỗi, tuy
nhiên việc phân bố của chúng thay đổi theo thời gian, theo vùng miền và theo sinh
cảnh khác nhau [23]. Bên cạnh đó vai trò truyền bệnh thực sự của 2 loài muỗi này tại
các ổ dịch đang hoạt động, đặc biệt là muỗi Ae. albopictus đã được nghiên cứu nhưng
chưa thực sự đầy đủ [28].
Việc phòng chống SXHD trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là
vô cùng khó khăn vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang trong giai đoạn
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Do vậy, biện pháp phòng chống chủ yếu và có hiệu
quả là dựa vào kiểm soát véc tơ truyền bệnh. Các quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus có các đặc điểm sinh học, đôi khi thay đổi nên việc nghiên cứu sâu về các
đặc điểm của chúng sẽ là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng chống. Mặt khác,
nghiên cứu vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi tại thực địa là rất cần thiết, góp phần
quan trọng giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong định hướng,
lập kế hoạch cũng như đề ra các chiến lược phù hợp, hiệu quả cho công tác phòng
chống dịch bệnh SXHD [14] [16] [22].
Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là những tỉnh thành trong những
năm gần đây liên tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng
trọng điểm nhất về sốt xuất huyết Dengue của khu vực miền Bắc. Ngoài ra đây cũng
là những địa phương có tốc độ đô thị hóa rất nhanh chóng đặc biệt là ở Hà Nội, làm
môi trường thay đổi mạnh theo hướng thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, vấn đề
được đặt ra cho nghiên cứu, hay chính là việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Đặc điểm
sinh thái và vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại đây hiện
nay như thế nào là rất quan trọng trong việc đề ra các chiến lược giám sát và khống
chế các ổ dịch SXHD một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và vai trò truyền bệnh của muỗi truyền
sốt xuất huyết Dengue ở ở một số địa phương, 2016 - 2017 ” với các mục tiêu:


2


1. Mô tả đặc điểm sinh thái của muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội,
Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
2. Xác định vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes tại tại Hà Nội,
Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết Dengue
Vào khoảng đầu năm 992 sau Công Nguyên, đã có một bệnh tương tự như sốt
xuất huyết Dengue (SXHD) bây giờ nhưng không rõ tác nhân là gì đã được ghi nhận
tại Trung Quốc. Sau đó, dịch sốt xuất huyết này bùng phát rải rác nhiều nơi và ghi
nhận rõ nhất cách đây đã hơn 3 thế kỷ ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới
và ôn đới. Năm 1635, dịch bệnh ghi nhận ở vùng Tây Ấn Độ Dương thuộc Cộng hòa
Pháp. Năm 1780, nhiều tác giả đã mô tả bệnh sốt ở Philadelphia có các đặc điểm lâm
sàng giống với SXHD, rất có thể đấy chính là bệnh SXHD ngày nay, nhưng vào thời
điểm đó các hiểu biết khoa học chưa đủ để minh chứng. Trong thế kỷ XVIII, XIX và
đầu thế kỷ XX, đã xảy ra những vụ dịch sốt xuất huyết tương tự ở các khu vực có khí
hậu nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ôn đới. Hầu hết các trường hợp bệnh của
những vụ dịch này là sốt xuất huyết thể nhẹ và chỉ chiếm một tỷ lệ không nhiều là thể
nặng [32] [41] [43]. Các vụ dịch tương tự ghi nhận xảy ra vào những năm 1778-1780
ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ gần như đồng thời chứng tỏ rằng nếu đây là dịch
bệnh SXHD thì tác nhân gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi
trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong suốt thời gian này bệnh sốt xuất huyết

chưa xác định được tác nhân gây bệnh và chỉ được xem là bệnh nhẹ, không nguy
hiểm [9] [47].
Vụ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên được ghi nhận với tác nhân rõ ràng xảy
ra tại Úc vào năm 1897, kế đến tại Hy Lạp vào năm 1928 và Đài Loan 1931. Một vụ
đại dịch SXHD ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên
toàn cầu và năm 1953-1954, dịch SXHD cũng được phát hiện tại Philippines, sau đó
dịch tiếp tục xảy ra khắp các vùng/lãnh thổ thuộc Đông Nam Á gồm Ấn Độ,
Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan… Từ thập kỷ 80, dịch SXHD tiếp tục
tăng lên ở Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Mỹ và Nam Mỹ, các đảo ở Thái Bình
Dương và vùng Caribê, nhất là Cuba. Những năm 1970 SXHD xuất hiện hầu hết các
nước Châu Á trong đó bao gồm cả Việt Nam, hàng năm trung bình có khoảng

4


600.000 trường hợp bệnh SXHD. Trước năm 1975 có khoảng 10 nước báo cáo có
dịch SXHD, từ năm 1980 có trên 50 nước thông báo có dịch SXHD. Gần đây, các vụ
dịch SXHD đã liên tiếp xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trừ khu vực Châu
Âu. Tuy vậy, một số nước thuộc khu vực Châu Âu này đã có một số lượng đáng kể
các trường hợp SXHD ngoại lai từ các nước khác đến. Tại một số nước ở Đông Nam
Á, dịch SXHD hầu như năm nào cũng xảy ra với quy mô ngày một lan rộng. Ngày
nay, bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em tại các
nước nhiệt đới Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [29] [33].
Dịch SXHD, trước đây thường xảy ra theo quy luật có tính chất chu kỳ ở các
vùng có vi rút Dengue lưu hành quanh năm và bất thường ở các vùng mới xuất hiện
bệnh SXHD. Tuy nhiên, những năm gần đây, tính chu kì của dịch SXHD không thể
hiện rõ ràng nữa. Những yếu tố quan trọng liên quan đến tính chu kỳ dịch chưa có
được những giải thích vững chắc, mà chỉ là giả định như vai trò của các chủng vi rút,
các típ huyết thanh, tiềm năng của véc tơ, tính miễn dịch của những quần thể vật chủ,
SXHD nội tại hay ngoại lai, cùng các yếu tố khác liên quan đến vi rút trong sự lan

truyền dịch [52].
Ở Việt Nam, dịch SXHD được ghi nhận đầu tiên từ cuối những năm 1950, cho
đến nay đã trở thành một dịch bệnh lưu hành địa phương, phát triển mạnh tại các tỉnh
thành khu vực miền Nam. Trong quá khứ đã có những vụ dịch rất lớn xảy ra như vụ
dịch SXHD năm 1987 và 1998 xảy ra ở 56 trong tổng số 61 tỉnh thành trong cả nước
với số bệnh nhân lên đến hàng trăm nghìn trường hợp. Trước tình hình dịch bệnh
SXHD diễn biến phức tạp và bùng phát mạnh, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự
án Quốc gia phòng chống SXHD và bắt đầu hoạt động từ năm 1999. Sau khi có dự
án, tình hình dịch bệnh có chiều hướng giảm trong các năm sau đó, tuy nhiên từ năm
2004 trở lại đây dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trở lại và đã trở thành một trong
mười bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam [6] [7]
[8] [18].

5


1.1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới dịch bệnh SXHD đang được ghi nhận tại 5 trong số 6
khu vực, chỉ trừ Châu Âu. Tuy vậy, hàng năm vẫn có những trường hợp bệnh rải rác
được ghi nhận tại một số nước thuộc khu vực này, chủ yếu là các trường hợp sốt
Dengue ngoại lai do xâm nhập từ các nước khác tới. Tổng dân số trên toàn cầu có
nguy cơ nhiễm bệnh ước tính khoảng 2,5 - 3 tỷ người, phần lớn trong số này sống tại
các đô thị có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi rất phù hợp để muỗi Aedes phát
triển mạnh. Mặc dù trước kia bệnh SXHD được cho là chỉ xuất hiện ở khu vực thành
thị, nhưng ngày nay bệnh đã trở nên phổ biến hơn tại khu vực nông thôn, đặc biệt là
vùng nông thôn của các nước Đông Nam Á. Hàng năm, trên thế giới ước tính có ít
nhất 100 triệu trường hợp bệnh SXHD, trong đó có khoảng 500.000 trường hợp bệnh
SXHD cần phải nhập viện [38]. Trong số các trường hợp bệnh SXHD thì 90% là trẻ
em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình khi mắc SXHD phải nhập viện là 2,5%,
tương đương khoảng 25.000 người mỗi năm. Ngày nay, tổ chức Y tế Thế giới ghi

nhận dịch bệnh SXHD xảy ra ở 102 nước và vùng/lãnh thổ (Hình 1.1), trong đó có 20
nước châu Phi, 42 nước châu Mỹ, 7 nước Đông Nam Á, 4 nước phía Đông Địa Trung
Hải và 29 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương [65] [66].

Hình 1.1. Phân bố vùng/lãnh thổ có nguy cơ mắc SXHD trên thế giới
(Nguồn: WHO, 2012)
Theo WHO, số trường hợp bệnh SXHD được báo cáo trong khoảng thời gian 55
năm qua đã tăng tới 2.427 lần. Giai đoạn ghi nhận báo cáo đầu tiên từ năm 19551959, trung bình trong giai đoạn này mỗi năm chỉ có khoảng 908 trường hợp bệnh,
6


tuy nhiên giai đoạn từ 1960-1969 có số trường hợp bệnh trung bình cao gấp hơn 15
lần so với giai đoạn trước đó. Số trường hợp bệnh này tiếp tục tăng cao trong các giai
đoạn tiếp theo, đến năm 2010 số trường hợp bệnh SXHD trên thế giới đã vào khoảng
2.204.516 ca. Đây là con số được báo cáo cho WHO, con số mắc thực tế tại cộng
đồng mà các nước không có báo cáo hoặc sót chắc chắn là sẽ còn cao hơn rất nhiều
lần [20] [32] [41] [66].
Trong số 30 quốc gia có ghi nhận trường hợp bệnh SXHD nhiều nhất thế giới,
Brazil là quốc gia có số mắc SXHD cao nhất trong số này. Số mắc trung bình trong
năm giai đoạn 2004-2010 của quốc gia này là khoảng 447.466 ca, tiếp sau đó là
Indonesia với số mắc trung bình khoảng 129.435 ca và Việt Nam ghi nhận số mắc
cao thứ 3 trên thế giới với số mắc trung bình khoảng 91.321 ca. Các quốc gia khác có
số mắc cao lần lượt thuộc về các quốc gia tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Á Thái Bình
Dương [66] [67].

Hình 1.2. Bản đồ phân bố trƣờng hợp bệnh SXHD trung bình trên thế giới,
2010-2016 (Nguồn: WHO, 2016)

Tại khu vực Đông Nam Á, số mắc và tử vong do SXHD đã tăng lên trong
những năm qua cùng với những vụ dịch xảy ra liên tiếp. Hơn nữa, tỷ lệ các trường

hợp bệnh trong tình trạng nặng ngày một tăng đặc biệt là Ấn Độ, Sri Lanka và

7


Myanmar. Tại đây điều kiện thời tiết như nắng nóng, mưa nhiều phù hợp để muỗi
Aedes phát triển, nhất là khi nhiệt độ tăng thì khả năng lan truyền vi rút Dengue tại
cộng đồng cũng tăng lên [49]. Có thể nói SXHD gây khó khăn lớn nhất về y tế công
cộng cho khu vực Đông Nam Á và có thể tóm lược một số đặc điểm SXHD tại khu
vực này như sau: Có tới 7 trong số 10 nước của khu vực bị SXHD nặng nề; SXHD là
nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em tại các nước
này; tỷ lệ mắc SXHD trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ
năm 1980 trở lại đây số mắc SXHD đã tăng lên gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước;
phạm vị bị SXHD đang lan rộng ở từng nước và đang có thêm những nước mới trong
khu vực có ghi nhận dịch bệnh SXHD [28].

Hình 1.3. Bản đồ phân bố trƣờng hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue trung bình
khu vực Đông Nam Á, 1998-2012 (Nguồn: WHO, 2013)
1.1.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở khu vực miền Bắc vào năm
1958 và ở khu vực phía Nam vào năm 1960 có 60 bệnh nhân nhi tử vong đã được ghi
nhận. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng,
sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung nước ta [19]. Trước năm 1990, bệnh
SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm.
Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và qui mô ngày một gia tăng tuy
nhiên chu kỳ không còn rõ rệt như giai đoạn trước. Vụ dịch SXHD lớn xảy ra vào

8



năm 1987 với 378.517 trường hợp bệnh và 904 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là
469/100.000 dân, tỷ lệ chết là 0,43% trên tổng số mắc. Sau đó vụ dịch lớn thứ hai vào
năm 1998 với 234.920 trường hợp bệnh và 377 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là
306/100.000 dân, tỷ lệ chết là 0,19% trên tổng số mắc. Giai đoạn từ năm 1999-2003,
sau khi có Chương trình sốt xuất huyết quốc gia, số mắc và số tử vong trung bình
hàng năm đã giảm đi tương ứng chỉ còn khoảng 36.826 ca và 66 trường hợp, tỷ lệ
mắc trên 100.000 dân là 42,4 tỷ lệ chết trên mắc xuống rất thấp 0,024%. Tuy nhiên,
từ năm 2004 số mắc và tử vong do SXHD có xu hướng gia tăng trở lại. Năm 2006 cả
nước đã ghi nhận 77.818 trường hợp bệnh SXHD, trong đó 68 trường hợp tử vong, tỷ
lệ mắc là 88,6/100.000 dân và tỷ lệ chết là 0,09% trên tổng số mắc. Năm 2007 là năm
có số mắc và chết do SXHD cao nhất kể từ sau vụ dịch năm 1998, tổng số có 104.464
trường hợp bệnh SXHD, trong đó 88 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 122,61/
100.000 dân và tỷ lệ chết là 0,08% trên tổng số mắc. Tuy nhiên, 2 năm sau là năm
2009 số trường hợp bệnh còn cao hơn năm 2007, với 105.370 trường hợp bệnh
SXHD, trong đó 87 trường hợp tử vong. Số trường hợp bệnh tiếp tục tăng trong năm
2010, cả nước đã ghi nhận 128.710 trường hợp bệnh SXHD và 109 trường hợp tử
vong. Có thể khẳng định SXHD đang là một trong mười bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ
mắc và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Có ít nhất khoảng 70 triệu người
nước ta nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ mắc dịch bệnh này
bất kì lúc nào [5] [4] [18] [16] [10].
Gần đây nhất, năm 2017 dịch SXHD bùng phát trên nhiều tỉnh thành, cả nước
ghi nhận 184.741 trường hợp bệnh sốt xuất huyết, 32 trường hợp tử vong, trong đó số
trường hợp nhập viện là 155.618. So với năm 2016 là 130.125 trường hợp mắc và 44
trường hợp tử vong, số nhập viện tăng 19,6%, số tử vong giảm 12 trường hợp [2].

9


Hình 1.4. Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ
năm 1980-2013 (Nguồn: Bộ Y tế, 2013)

Tình hình phân bố SXHD cũng khác nhau giữa các vùng miền, do đặc điểm địa lý,
khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và
Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11 do thời tiết lạnh, ít mưa, không
phù hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi truyền bệnh. Tính chung trên cả nước,
dịch bệnh được ghi nhận nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm [1].
Từ năm 2011 đến năm 2014 ghi nhận có 55 tỉnh/thành phố có bệnh nhân mắc
SXHD, trong đó khu vực Miền Nam có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 68,6% tổng số các
trường hợp bệnh. Tử vong do SXHD ghi nhận tại 32 tỉnh, thành phố, trong đó chủ
yếu tại các tỉnh phía Nam và trẻ em dưới 15 tuổi.
Tình hình SXHD trong 3 năm gần đây nhất (2015-2017) gia tăng mạnh cả về số
lượng trường hợp bệnh và mở rộng diện mắc. Đặc biệt SXHD không còn chỉ khu trú
ở thành phố và đồng bằng mà đã lan rộng sang các khu vực cao nguyên, miền núi như
Tây Nguyên hay một số tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 2017 dịch SXHD đã bùng phát
trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, trọng điểm là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Trên hình 1.5 thể hiện sự gia tăng SXHD của năm 2017 so với năm 2016
và đỉnh dịch năm 2017.

10


Hình 1.5. Số mắc nhập viện, tử vong theo tuần năm 2016 và 2017
(Nguồn: Bộ Y tế, 2017)
Giám sát sự lưu hành các típ vi rút Dengue trên huyết thanh bệnh nhân được tiến
hành thường xuyên và hàng năm đều ghi nhận cả 4 típ vi rút Dengue đồng lưu hành.
Việc giám sát sự lưu hành của vi rút Dengue có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
dự báo sự lưu hành vi rút Dengue của các năm tiếp theo. Vụ dịch năm 1998 với típ vi
rút D3 chiếm ưu thế so với các típ khác. Từ năm 2000-2002 típ vi rút D4 chiếm ưu
thế hơn hơn, tuy nhiên, từ năm 2002-2006 týp vi rút D2 chiếm ưu thế hơn so với các
týp khác. Từ năm 2006-2013, típ vi rút D1 và D2 chiếm ưu thế so với các týp vi rút
khác, nhưng đang có sự gia tăng lưu hành của típ D3 [4].


Hình 1.6. Sự lƣu hành vi rút Dengue tại Việt Nam 1991-2017
(Nguồn: Bộ Y tế, 2017)

11


Diễn biến thời tiết, khí hậu tại các khu vực rất khác nhau, do vậy chỉ số côn
trùng theo các tháng trên các khu vực cũng rất khác nhau và phân chia rõ rệt vào mùa
mưa và mùa khô. Các chỉ số thường thấp vào mùa khô và tăng dần vào tháng 5 (đầu
mùa mưa). Chỉ số bọ gậy tăng cao từ tháng 5, tiếp theo đó chỉ số muỗi tăng mạnh từ
tháng 6. Ở Miền Bắc các tháng 1, tháng 2 và tháng 12 chỉ số véc tơ rất thấp do các
tháng này là mùa đông nhiệt độ rất lạnh không phù hợp cho đàn muỗi phát triển [5].

Hình 1.7. Diễn biến chỉ số côn trùng trung bình theo tháng tại các khu vực khác
nhau 2000-2014 (Nguồn: Bộ Y tế, 2014)
1.1.4. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại các điểm nghiên cứu
1.1.4.1. Tại Hà Nội
Qua số liệu thống kê nhiều năm trong giai đoạn từ 1992 – 2005 cho thấy tại Hà
Nội tỷ lệ mắc/100.000 dân thấp dưới 20 ca. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở lại đây tỷ lệ
mắc/100.000 dân đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt năm 2009, Hà Nội ghi nhận số
trường hợp bệnh là 16.090, tử vong 4 và tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 245,9 trường
hợp, cao nhất trong vòng 22 năm kể từ năm 1987. Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân vào
năm 2009 tại đây cao gấp 1,8 lần so với năm 1998 - năm có dịch lớn nhất trước đó và
số mắc tăng gấp 6,4 lần so với năm 2008. Trong những năm gần đây Hà Nội vẫn liên
tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao (trung bình khoảng từ 3.000 - 10.000 ca

12



mắc/năm) và được xác định là vùng trọng điểm nhất về sốt xuất huyết Dengue của
khu vực miền Bắc [26].
Tại Hà Nội, trường hợp bệnh ghi nhận hàng năm đạt đỉnh vào tháng 9, tháng 10 và
tháng 11, diễn biến dịch tại đây cũng giống như các khu vực Miền Nam và Miền
Trung. Trường hợp bệnh chủ yếu tập trung vào khu vực nội thành và có xu hướng lan
rộng ra các vùng ven nội và dịch chuyển về khu vực phía tây nam Hà Nội. Khu vực
nội thành có mật độ dân cư cao, số người thuê trọ nhiều, cơ sở hạ tầng không đáp ứng
được với nhu cầu cuộc sống sinh hoạt. Khu vực ven nội thành thường có các công
trường xây dựng kéo dài, tại đây công nhân sống trong điều kiện tạm bợ, ý thức vệ
sinh phòng chống dịch bệnh kém, vào mùa mưa thường có nhiều loài dụng cụ chứa
nước (bể phốt, phế thải...). Tất cả yếu tố trên làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát
dịch tại khu vực nội thành và ven nội đặc biệt đối tượng là học sinh, sinh viên và
người lao động tự do. Những đối tượng này chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao trong tổng số
mắc toàn thành phố. Năm 2017 dịch SXHD đã xảy ra trên toàn Thành phố, đã ghi
nhận 37.651 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong [2].
1.1.4.2. Tại Hải Phòng
Tại Hải Phòng, tiến hành giám sát trường hợp bệnh thấy rằng tổng số trường
hợp bệnh năm 2015 có 113 ca mắc, tử vong: 0; năm 2016 chỉ có 8 ca mắc nhưng năm
2017 có 431 ca mắc [2]..
1.1.4.3. Tại Hà Tĩnh
Tại Hà Tĩnh, tiến hành giám sát trường hợp bệnh thấy rằng tổng số trường hợp
bệnh năm 2016 là 39 ca mắc, tử vong: 0, so với cùng kỳ 2015 tổng số trường hợp
bệnh giảm 33.8%. Năm 2017 là 194 ca mắc, tử vong: 0, so với cùng kỳ 2016 tổng số
trường hợp bệnh tăng gần 400% [2].
1.1.4.4. Tại Thanh Hoá
Tại Thanh Hóa, giám sát bệnh nhân thấy rằng năm 2016, toàn tỉnh ghi nhận 171
bệnh nhân mắc SXHD, trong đó có 109 trường hợp bệnh ngoại lai, 62 trường hợp
bệnh tản phát ở địa phương. Năm 2017, đã ghi nhận 3.374 trường hợp bệnh SXHD,
trong đó có 349 trường hợp bệnh nội địa (chiếm 10,34%) và 3.025 trường hợp bệnh
13



ngoại lai (chiếm 89,66%). Các bệnh nhân nội địa được ghi nhận tập trung ở 10 điểm
nóng của dịch SXHD, số mắc còn lại phân bố rải rác ở 115 xã thuộc 21 huyện/thị
xã/thành phố. Tỷ lệ trẻ ≤ 15 tuổi mắc SXHD nội địa chiếm 41,54% tổng số bệnh nhân
nội địa của tỉnh, phân bố chủ yếu tại 03 huyện gồm Tĩnh Gia: 50 trường hợp bệnh;
TP. Thanh Hóa: 39 trường hợp bệnh; Hoằng Hóa: 14 trường hợp bệnh. Đối với 02
huyện Tĩnh Gia và Hoằng Hóa, các trường hợp bệnh ≤ 15 tuổi được ghi nhận tập
trung tại các ổ dịch như xã Hải Bình, xã Hải Thanh và xã Hoằng Thanh, riêng TP.
Thanh Hóa các trường hợp bệnh ≤ 15 tuổi chủ yếu là những trường hợp bệnh tản phát
[2].

Hình 1.8. Số mắc SXHD tại các điểm nghiên cứu, 1998-2017
(Nguồn: Bộ Y tế, 2018)
1.2. Nghiên cứu về muỗi truyền bệnh SXHD
1.2.1. Muỗi Aedes trong hệ thống phân loại
Dodge (1962) theo quan điểm của Stone, A., Knight và Starke (1959) đã chia họ
muỗi là 3 phân họ: Culicinae, Anophelinae và Toxorhynchitae.
Họ phụ Anophelinae có 3 giống: Giống Chagasia phân bố ở vùng Tân nhiệt
đới, Giống Bironalla phân bố ở vùng châu Úc, Giống Anopheles có thành phần loài
lớn nhất, phân bố ở tất cả các vùng địa động vật trên thế giới và có nhiều loài có ý
nghĩa dịch tễ quan trọng. Giống Anopheles bao gồm có 7 phân giống là: Anopheles,
Baimaia, Cellia, Kerteszia, Lophopodomyia, Nyssorhynchus, Stethomyia. Ở vùng
14


×